Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương môn truyền nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.25 KB, 13 trang )

Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP YS KHOÁ 3
MÔM TRUYỀN NHIỄM

1


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

Câu1. Trình bày chẩn đáon, đánh giá mức độ mất nước và phòng bệnh tả?
Trả lời.
1. Chẩn đoán
*Chẩn đoán xác định
Dựa vào các yếu tố sau:
- Dịch tễ: Sống ở nơi có dịch lưu hành, tiếp xúc với người bệnh.
- Lâm sàng: Tiêu chảy dữ dội, mất nước, không sốt, không đau bụng.
- Xét nghiệm: Soi, cấy phân thấy phẩy khuẩn tả di động nhanh.
* Chẩn đoán phân biệt.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella: Sốt cao đau bụng quặn
tưng cơn, nôn xuất hiện trước ỉa chảy, có lien quan đến ăn uống
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do tụ cầu: Không sốt, ủ bệnh ngắn, đau
bụng dữ dội.
- Lỵ trực khuẩncấp: Sốt cao, đau quặn, mót dặn, đi ngoài phân nhày máu
mũi.
2. Đánh giá mức độ mất nước
Nội dung
Mất nước độ Mất nước độ II
Mất nước độ III


I
-Tri giác
-Tỉnh táo
-Vật vã, kích
-Li bì, mệt lả, hôn mê
- Mắt
- Bình
thích
-Rất trũng
- Khát nước thường
- Trũng
- Khát nước nhiều, uống
- Khát ít
- Khát vừa, uống nước kém hoăc không
- Độ chun
háo hức
uống đươc
giãn của da
-Mất rất chậm
-Nước tiểu - Mất nhanh - Mất chậm
- Vô niệu
-Chân tay
- Ít
- Thiểu niệu
-Lạnh toàn than
-Mạch
-Bình thường - Chân tay lạnh
- >120 l/phút, khó bắt
- Huyết áp -<100 l/phút -100-120 l/phút
-Rất thấp hoặc không đo

- Bính
<90mmHg
đươc
- Lượng
thường
- >10% trọng lượng cơ
mất nước
- 7-9% trọng
thể
-5-6% trọng lương cơ thể
lượng cơ thể

2


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

3. Phòng bệnh
* Các biện pháp khi có dịch.
- Khi có bệnh nhân tả phải thông báo dịch cho y tế tuyến trên và y tế dự
phòng
- Thưc hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly bệnh nhân
- Sử lý phân và chất thải bằng Cloramin B105 tỷ lệ 1:1 hoăc vôi bột
- Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ bệnh nhân, phương tiện chở bệnh
nhân bằng dung dịch Cloramin B 1-2%, nước Javen 1-2%hoăc nước sôi
- Ngâm tay băng dung dịch Cloramin B hoặc rửa tay bằng dung dịch khử
khuẩn sau khi thăm khám, chăm sóc bệnh nhân
- Vệ sinh buồng bệnh ít nhất 2 lần/ngày bằng dung dịch Cloramin B, nước
Javen hoặc các chế phẩm khử khuẩn khác

- Thu gom, xử lý các chất thải y tế lây nhiễm
- Tử thi đặt trong quan tài có vôi bột, bọc tử thi bằng các vải không thấm
nước, chôn sâu 2m hoặc hoả thiêu. Phương tiên chở tử thi phải đươc khử
khuẩn
- Điều trị dự phòng cho người tiếp xúc trực tiếp bằng Azỉtomycin 20mg/kg,
uống 1 liều duy nhất
- Cơ quan y tế dự phòng tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch
- Hạn chế đi lại, giao lưu hang hoá
* Các biện pháp dự phòng chung
- Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch
3


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

- Vệ sinh thực phẩm: Ăn chin, uống sôi, kiểm tra vệ sinh, an toàn thưc phẩm.
không nên ăn hải sản tươi sống,mắm tôm sống, rau sống…
- Cho uống vaccine phòng tả ở vùng có dịch.

4


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

Câu 2. Trình bày triệu chứng bệnh viêm gan Virus?
Trả lời.
1. Triệu chứng lâm sàng
a. Thời kỳ ủ bệnh: Tuỳ theo từng loại virus

- Viêm gan A: 15-45 ngày
- Viêm gan B,D: 30-180 ngày
- Viêm gan C: 15-150 ngày
- Viêm gan E: 15-60 ngày
b. Thời kỳ khởi phát (thời kỳ tiền vàng da): 3-5 ngày
- Sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, mất ngủ, đau khớp, phát ban nhất thời.
- Rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, sợ mỡ, buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng , khó tiêu,
táo bón hoặc ỉa phân lỏng. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị hoăc hạ sườn phải.
- Nước tiểu ít hoặc sẫm màu
c. Thời kỳ toàn phát: (Thời kỳ vàng da hay hoàng đản) trung bình 4 tuần
- Xuất hiện vàng da, vàng mắt tăng dần, nếu có vàng da đậm thì kèm theo
ngứa do ứ săc tố mật, khi đã vàng da là hết sốt.
- Nước tiểu ít và sẫm màu, phân bạc màu.
- Khám gan, lách có thể to, mềm, ấn tức. Nếu lách to là hiện tượng xấu.
d. Thời kỳ hồi phục: Sau vàng da trên 10 ngày.
- Các triệu chứng tiêu hoá giảm nhanh, bệnh nhân tiểu nhiều, nước tiểu nhạt
dần, ăn ngon miệng, ngủ được.
- Vàng da gjảm chậm hơn, sau 6 tháng mới hoàn toàn bình phuc.
2. Triệu chứng cận lâm sàng.
* Hội chứng ứ mật:
- Bilirubin máu tăng cao.
- nước tiểu co urobilinogen, bilirubin.
- Phosphataza kiềm bình thường tăng nhẹ.
* Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: Men transaminaza tăng cao trong đó ALT
tăng nhiều hơn AST
* Hội chứng suy tế bào gan:
- Tỷ lệ prothrombin giảm.
- Albumin, globulin bình thường hoặc hơi tăng trong trường hợp nhẹ Trường
hợp nặng Albumin giảm, globulin tăng
* Xét nghiệm các Marker viêm gan:

- HBsAg, anti HBs
5


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

- Anti HBc.
- HBeAg, anti HBe.
- HAV, HCV.

6


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

Câu 3. Trình bày triệu chứng lâm sàng, biến chứng bệnh thuỷ đậu.
Trả lời.
1. Triệu chứng lâm sang của bệnh thuỷ đậu
a. Thời kỳ ủ bệnh: Từ 1-2 tuần, không có biểu hiện lâm sàng.
b. Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, mệt mỏi, ho.
c. Thời kỳ toàn phát:
- Sốt nhẹ 38o -38o5C
- Nốt phỏng ( nốt đậu) mọc ở trên da với đậc điểm sau:
+ Nốt phỏng lúc đầu là nốt đỏ, sau vài giờ thành nốt phỏng trong, rất nông,
sau 1-2 ngày ngả màu vàng, xung quanh nốt phỏng có diềm da tấy đỏ.
+ nốt phỏng mọc rải rác khắp nơi, nhiều nhât ở trên da đầu (trường hợp nốt
phỏng ít thì chân tóc bao giơ cũng có, nên cần khấm kỹ)
+ Nốt phỏng mọc không theo thư tự, mọc hết đợt này đến đợt khác. Vì vậy

trên mỗi vùng da có đủ các nốt phỏng mọc ở các độ tuổi khác nhau.
- Chảy rãi, nuốt đau do nốt phỏng mọc ở trong niêm mạc má, vòm họng,
thanh quản.
- Ngứa ở giai đoạn nốt phỏng mọc, gãi nhiều có thể gây bội nhiễm.
- Ngoài ra có thể gặp ở các nôt thuỷ đậu bất thường như nốt phỏng có máu do
xuất huyết. hoặc nốt phỏng có dịch màu vàng do bội nhiễm tụ cầu, liên cầu.
d. Thời kỳ lụi bệnh
- Sau 4-6 ngày nốt phỏng thoát dịch, khô lại, đóng vẩy, màu nâu sẫm. Sau
một tuần bong vảy, không thành sẹo.
- Nếu nốt phỏng bi xuât huyết hay nhiễm trùng có thể để lại sẹo mỏng.
2. Biến chứng
a. Các biến chứng do bội nhiễm:
- Viêm da có mủ.
- Viêm tai giữa.
- Viêm phổi thuỷ đậu: Xuất hiện vào ngày thứ 3đến ngày thứ 5. Biểu hiện sốt,
ho khạc máu, đau ngực, thở nhanh, tím.
- Viêm màng não sau thuỷ đậu:
- Xuất hiện vào ngày thứ 3 đén ngày thứ 8 của bệnh.
- Biểu hiện sốt cao, có các dấu hiệu màng não, tế bào trong dịch não tuỷ chủ
yếu là tế bào lympho, khỏi không để lại di chứng.
b. Các biến chứng khác
- Viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp.
- Viêm thận, viêm cầu thận.
7


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

8



Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

Câu 4. Trình bày triệu chứng lâm sang, biến chứng bệnh quay bị?
Trả lời.
1. Triệu chứng lâm sang
a. Thời kỳ ủ bệnh: 14 – 21 ngày
b. Thời kỳ khởi phát: Xảy ra đột ngột với các biểu hiện sau.
- Sốt nhẹ hoăc sốt cao, đau đầu, đau xương khớp, mệt mỏi, ăn ngủ kém
- Đau ống tai ngoài sau lan xung quanh, gây khó nói, khó nuốt, khó há miệng.
Ấn vùng tuyến mang tai đau.
c. Thời kỳ toàn phát:
* Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38 – 39oC, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, khó
nuốt, khó nói.
* Viêm tuyến mang tai:
- Tuyến mang tai xưng to ở vùng trước tai, lan xuống hàm, làm biến dạng
khuôn mặt. Lúc đầu sưng một bên, sau đó sưng tiếp bên kia, ít khi sưng một
bên.
- Da vùng tuyến mang tai bi sưng, căng bóng, hơi đỏ, ấn có tính đàn hồi, sờ
không nóng và đau.
- Khám thấy lỗ stenon phù nề, tấy đỏ, không bao giờ có mủ.
- Hạch trươc tai và góc hàm sừng to va đau.
d. Thời kỳ phục hồi:
- Sau một tuần tuyến mang tai bơt đau, nhỏ dần, bệnh nhân hết sốt các triệu
chứng khác cũng lụi dần va khỏi.
2. Biến chứng
a. Viêm tinh hoàn:
- Thương gặp ở tuổi dạy thì, xuất hiện vào ngày thứ 7 – 10 sau khi viêm

tuyến mang tai, đa số ở môt bên.
- Biểu hiện: Sốt cao, ơn lạnh, đau bụng, đau đầu, nôn, sau đó vung da bìu đỏ
và tinh hoàn sưng, nóng, đỏ, đau.
- Bệnh khỏi sau 8-10 ngày, có khoảng 30-40% bi teo tinh hoàn, khi teo cả hai
bên tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh.
b. Viêm màng não:
- Thường gặp ở trẻ em, xuất hiện vào ngay 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai.
- Biểu hiện: Sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật, cổ cứng, kernig(+)
…Dịch não tuỷ có tế bào tăng nhẹ, chủ yếu tế bào lympho.
c. Các biến chứng khác:
- Viêm buồng trứng: sốt, đau hạ vị.
9


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

- Viêm tuỵ cấp: Sốt, đau thượng vị cấp, nôn, ỉa lỏng….
- Viêm cơ tim: Đau vùng trước tim, nhịp tim chậm, mệt mỏi…
- Viêm tuyến giáp: Chẩn đoán nhờ phân lập virus.

10


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

Câu 5. Trình bày triệu chứng bệnh viêm màng não mủ?
Trả lời.
1. Triệu chứng lâm sàng

a. Đối với trẻ lớn và người lớn
* Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao, đôi khi kèm rét run, viêm đường hô hấp
trên, viêm tai mũi họng.
* Hội chứng màng não:
- Đau đầu dữ dội liên tục ở hai bên vùng thái dương chẩm.
- Nôn nhiều lần, dễ dàng không liên quan đến bữa ăn.
- Táo bón.
- Cứng gáy, dấu hiệu kernig(+), Brudzinki(+), sợ ánh sáng.
* Các triệu chứng khác:
- Rối loạn tri giác: Lờ đờ, ly bì, vật vã hoặc kích thích, mê sảng, co giật.
- Rối loạn thần kinh thưc vật: Tăng tiết đờm dãi, vã mồ hôi.
- Ngoai ra còn một số biểu hiện khác như đốm xuất huyết, tử ban(não mô
cầu). Dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt măt, lác..
b. Đối với trẻ sơ sinh:
- Biểu hiện chủ yếu là sốt.
- Bứt dứt, bỏ ăn, bỏ bú, nôn, tiêu chảy mất nước.
- Thóp phồng, cổ cứng(đôi khi cổ mềm) , vạch màng não (+).
- Giảm trương lực cơ, thay đổi tri giác, lơ mờ.
2. Cận lâm sang.
- Dịch não tuỷ:
+ Chọc dò tuỷ sống thấy áp lực tăng nhẹ, dịch đục.
+Xết nghiêm thấy proteintăng cao, tế bào tăng cao chủ yếu là bạch cầu đa
nhân trung tính. Đường giảm, đạm tăng.
+ Cấy dịch não tuỷ phân lập đươc vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ.
- Các xét nghiệm hỗ trợ khác:
+ Xêt nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa
nhân trung tính.
+ Cấy máu, cấy mủ từ các ổ mủ tai, họng, da…có thể dương tính.
+ X-quang có thể tim thấy ổ nhiễm trùng nguyên phát ở ngực, xoang, xương
chũm.


11


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

Câu 6. Trình bày triệu chứng lâm sàng thể điển hình của bệnh sốt xuất
huyết?
Trả lời.
Triệu chứng lâm sàng sốt xuất huyết thể điển hình (Dengue xuất huyết
không có sốc)
a. Thời kỳ ủ bệnh: 4-10 ngày
b. Thời kỳ khởi phát: Thường ngắn, đột ngôt với sốt cao.
c.Thời kỳ toàn phát:
*Hội chứng nhiễm khuẩn:
- Sốt cao đột ngột 4-7 ngày, ít khi sốt dưới 2 ngày. Sốt cao liên tục hoặc dao
động, có khi sốt hai pha.
- Khi hạ nhiệt độcó thể hạ từ từ, nhung thường hạ đột ngột va kèm theo hạ
huyết áp.
- Sốt kềm theo rét, đau đầu, đau mỏi toàn thân, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,
nôn.
*Hội chứng xuất huyết:
- Thường gặp vào ngày thứ 4-7 cua bệnh, xuất huyết khi đang sốt cao hoặc hạ
sốt.
- Xuất huyết dưới nhiều hình thái khác nhau, xuất huyết tự nhiên, nếu không
có xuất huyết tự nhiên thi nghiêm pháp day thắt (+)-. Lacet (+)
- Các dạng xuất huyết thường găp:
+ xuất huyết dưới da: Dạnh chấm, nốt hay mảng xuất huyết. Xuất huyết rải
rác toàn thân, thường gặp ở mặt trước cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng,

đùi, mạn sườn.
+ Xuất huyêt niêm mac: Hay gặp nhát là chảy máu cam,chảy máu lợi, có khi
xuất huyết kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện sớm hơn
kỳ hạn.
+ Xuất huyết phủ tạng: Xuất huyêt tiêu hoá, (nôn ra máu), xuất huyết phổi
(ho ra máu), xuất huyêt não, xuất huyết tư cung.
*Các triệu chứng khác:
- Mạch nhanh nhỏ, huyết áp giảm.
- Tiêu háo: Đau bụng vùng gan, rối loạn tiêu háo, gan to.
- Hô hấp: Biểu hiên với đường hô hầp sớm giống cúm, muộn hơn có thể là
tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi bội nhiễm
12


Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
Hoàng Thị My YS 3A6

13



×