Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thiết kế vở thực hành hóa học THPT tích hợp vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tế và định hướng nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.86 KB, 27 trang )

Thiết kế vở thực hành hóa học THPT

Mục lục
Phần 1. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tƣợng nghiên cứu.
IV Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phần 2. Nội dung sáng kiến giáo dục
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến giáo dục
II. Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến
III. Các sáng kiến giáo dục đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
1.1. Một số hướng dẫn
a. Hướng dẫn giờ thực hành hóa học
b. Một số kĩ năng thực hành cơ bản
c. Mẫu tường trình
1.2. Câu hỏi định hướng.
1.3. Tường trình thực hành của các thí nghiệm
1.4. Phần rút kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu
1.5. Đánh giá học sinh thực hiện bài thực hành
2. Tích hợp vận dụng kiến thức vào thực tế và định hƣớng nghiên cứu
khoa học
3. Vai trị của nhóm trƣởng trong giờ thực hành
4. Sử dụng vở thực hành
5. Ƣu điểm của vở thực hành Hóa học THPT
6. Giá thành và tính khả thi của sản phẩm
Phần 3. Hiệu quả của sáng kiến giáo dục
Phần 4. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Vở thực hành hóa học 10
Vở thực hành hóa học 11
Vở thực hành hóa học 12

1


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT

Phần 1. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài.
Theo bản dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình tổng
thể (Bộ giáo dục và đào tạo phát hành tháng 4 năm 2017)
Với quan điểm xây dựng “Chương trình giáo dục phổ thơng bảo đảm
phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với
những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hịa đức, trí, thể, mỹ; chú
trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời
sống; … “
Với mục tiêu “… giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh
thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và
học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở
thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng
tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ đất nước trong thời đại tồn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.”
Để thực hiện được nội dung trên, người giáo viên phải thay đổi cách dạy
truyền thống bằng các phương pháp dạy học tích cực; hơn thế nữa phải không
ngừng học hỏi để đáp ứng được mục tiêu giáo dục tồn diện cho học sinh.
Hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm. Với chương trình sách giáo
khoa hiện nay, mơn Hóa học đã thực sự được dạy học là một mơn “khoa học”
và “thực nghiệm” chưa? Đó là câu hỏi tôi luôn băn khoăn.

Ngay từ khi bắt đầu học tập mơn hóa học, học sinh đã được làm quen với
thí nghiệm hố học. Trong các tiết thực hành học sinh được tự mình làm các thí
nghiệm đó là thí nghiệm thực hành. Chính vì vậy các bài thực hành giúp học
sinh kiểm chứng bằng thực nghiệm các kiến thức đã biết và phát triển năng lực
nghiên cứu. Học tập hố học sẽ khơng hiệu quả nếu khơng biết kết hợp lí thuyết
với thực hành. Tuy nhiên có một mảng kiến thức rất quan trọng nhưng lại rất ít
trong chương trình đó chính là vận dụng kiến thức vào thực tế. Chính vì vậy
học sinh của chúng ta có thể nắm rất rõ đặc điểm, tính chất của chất này, làm
những bài tập tính tốn rất khó về nó nhưng khơng hề biết chất đó trong đời
sống là cái gì.
Thực tế giảng dạy của bản thân tơi thấy giờ thực hành là một giờ lên lớp
khó. Có nhiều yếu tố khó như quản lí học sinh, truyền đạt kiến thực, tổ chức
học sinh, đánh giá học sinh… Bản thân học sinh cũng ít có hứng thú với giờ
thực hành vì các em gặp nhiều khó khăn trong giờ thực hành. Làm thế nào để
giờ thực hành đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để học sinh hứng thú với giờ thực
hành? Làm thế nào để có thể vận dụng, liên hệ kiến thức sách với thực tế? Với
2


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
những trăn trở đó, tơi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế vở
thực hành hóa học THPT tích hợp vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực
tế và định hướng nghiên cứu khoa học”
II. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của tôi khi thực hiện đề tài là tìm hiểu về các
phương pháp dạy học tích cực, vận dụng vào thực tế giảng dạy để tăng hiệu quả
của giờ dạy.
Thiết kế vở thực hành hóa học THPT theo hướng tích hợp vận dụng các
kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề thực tế. Hiện tại chưa có vở thực hành
mơn Hóa học và khơng có hướng dẫn về việc giảng dạy các phần kiến thức vận

dụng thực tế.
Định hướng học sinh tìm hiểu những đề tài nghiên cứu nhỏ liên quan đến
thực tế.
III. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề dạy học thực hành Hóa học,
học thực hành Hóa học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
IV Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu: phương
pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực
tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Khảo sát thực tế.
- điều kiện cơ sở vật chất.
- kỹ năng thực hành của học sinh.
- vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế.
Thực hiện đề tài trong quá trình giảng dạy các bài thực hành trong chương trình
Hóa học 10, 11, 12
Đánh giá đối chiếu với kết quả ban đầu.
Đánh giá mức độ học sinh hứng thú, thông hiểu và vận dụng kiến thức của bài
học.
Rút ra kết luận đề tài.
.

3


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT

Phần 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thí nghiệm thực hành

Trong giảng dạy hóa học có nhiều loại thí nghiệm: thí nghiệm biểu diễn
của giáo viên, thí nghiệm nghiên cứu bài mới, thí nghiệm luyện tập trong quá
trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm
ngoại khóa.
Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm lấy khi hồn thiện kiến thức
nhằm minh họa ơn tập, củng cố kiên thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
được gọi là thí nghiệm thực hành. Thí nghiệm thực hành là phần bắt buộc phải
thực hiện trong chương trình giảng dạy, nó nằm trong các tiết thực hành. Các
tiết thực hành được sắp xếp ở cuối mỗi chương hoặc sau những bài học trọng
tâm sau khi học sinh đã được học về kiến thức mới, được luyện tập kiến thức.
Thí nghiệm giúp học sinh kiểm chứng lại các kiến thức đã được lĩnh hội từ đó
làm cơ sở để khắc sâu kiến thức. Q trình làm thí nghiệm thực hành giúp học
sinh rèn luyện các kĩ năng tư duy và là cơ sở để phát triển tư duy. Hơn thế nữa
thực hành có tác dụng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố
niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt: thận
trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng.
2. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức của học sinh
“Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân
người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học
qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả
năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách
của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri
thức.”
Theo “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông
qua việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc dạy học Hóa học.” Tạp chí Giáo
dục. Số 342, năm 2014.
2.2. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học
sinh

Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh có ý nghĩa quan
trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của học sinh như: vận dụng
kiến thức để giải bài tập, tiếp thu và xây dựng tri thức cho những bài học mới

4


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
hay cao nhất là vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống
của các em. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức có thể giúp cho học sinh:
- Nắm vững kiến thức đã học để vận dụng những kiến thức giải quyết những bài
tập hay xây dựng kiến thức cho bài học mới; nắm vững kiến thức đã học, có khả
năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn liên quan đến
kiến thức khoa học;
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp các
em học đi đôi với hành. Giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn,
phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết;
năng lực tự học;
- Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thơng
tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ
năng nghiên cứu thực tiễn; Có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn;
- Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về thế giới tự nhiên, chu kỳ hoạt
động và tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với cuộc sống con người cũng
như ảnh hưởng của con người đến thế giới tự nhiên;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã
học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm
với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại
cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính

tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
Theo “Dạy học tích hợp vì mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh” - ThS. Hà Thị Lan Hương - Viện NCSP-Trường ĐHSP Hà Nội
II. Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến
1. Các bƣớc thực hiện giờ thực hành
Công tác chuẩn bị:
- Đối với giáo viên và nhân viên: chuẩn bị hóa chất dụng cụ cho giờ thực
hành.
- đối với học sinh: nghiên cứu các thí nghiệm trong bài thực hành, làm
tường trình thực hành.
Trong giờ thực hành:
- Gv hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm.
- HS làm các thí nghiệm theo đúng hướng dẫn của giáo viên.

5


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí
nghiệm là học sinh phải nắm được cách tiến hành và biết các kỹ năng để thực
hiện thí nghiệm đó.
Thơng thường một giờ thực hành được thực hiện theo trình tự sau: đầu
giờ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, giải thích ngắn gọn q trình tiến hành thí
nghiệm, cách quan sát và ghi chép để viết tường trình sau thí nghiệm. GV lưu ý
HS những kỹ năng cơ bản trong thí nghiệm. Trong sách giáo khoa đã hướng
dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm, tuy nhiên một số thí nghiệm nếu làm
theo sách giáo khoa khơng cho kết quả tối ưu. Trong sách giáo khoa khơng giải
thích việc lựa chọn hóa chất làm thí nghiệm. Vì vậy giáo viên có thể giải thích
thêm để HS có thể hiểu và có thể lựa chọn được hóa chất thay thế trong trường
hợp khơng có hóa chất thực hành.

2. Hiệu quả của giờ thực hành.
Một tiết giảng dạy thực hành tốt sẽ giúp học sinh có thêm hứng thú trong
học tập, giúp học sinh phát triển năng lực nghiên cứu. Kiến thức và kỹ năng đó
sẽ được các em vận dụng và phát huy trong đời sống cũng như trong học tập
sau khi kết thúc học phổ thơng.
Khi học lí thuyết trên lớp, HS thu nhận kiến thức hoá học một cách trừu
tượng. Nhưng khi làm các thí nghiệm thì kiến thức đã học được cụ thể hố. HS
có thể nhìn thấy, ngửi thấy sự biến đổi của vật chất. Từ đó việc thu nhận kiến
thức của HS dễ dàng và khắc sâu hơn.
Với các bài thực hành HS đã bước đầu tiếp cận với công tác nghiên cứu
khoa học. HS có thể hiểu được những khó khăn vất vả của các nhà khoa học từ
đó có ý thức học tập hơn. HS cũng được rèn luyện tư duy khoa học, tác phong
làm việc cẩn thận khoa học.
Khi tự mình làm được các thí nghiệm sẽ giúp học sinh có niềm u thích
hơn với mơn hố học.
Từ năm 2006-2007, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo, các
trường THPT thực hiện giảng và học tập theo chương trình, SGK và phương
pháp dạy học mới. Từ đó nội dung và phương pháp thực hiện hệ thống thí
nghiệm hố học có những đổi mới. Tuy nhiên với điều kiện cơ sở vật chất của
trường và điều kiên dụng cụ hoá chất, việc giảng dạy thực hành hóa học đã
thực hiện đầy đủ nhưng chưa có tác động tích cực với học sinh.
Từ năm học 2010-2011, điều kiện phịng thí nghiệm và hoá chất dụng cụ đã
được cải thiện nên việc giảng dạy thực hành có nhiều thuận lợi. Nhưng sau các
bài thực hành vẫn có những HS khơng nắm được những kiến thức cơ bản về
thực hành. Vẫn còn hiện tượng học sinh không chủ động trong giờ học ỉ lại vào
6


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
các bạn khác. Đặc biệt là việc hồn thành bài tường trình thực hành học sinh

vẫn rất lúng túng.
3. Khảo sát thực tế trƣờng THPT Hai Bà Trƣng
3.1. Khảo sát phịng thí nghiệm- hố chất – dụng cụ:
Phịng thí nghiệm là phịng bộ mơn hố học thuộc tầng 1 khu phịng học
bộ mơn của trường.
Phòng gồm 2 phần: phòng thực hành và phòng chứa dụng cụ hố chất.
Phịng thực hành được thiết kế theo chuẩn như sau:
- gồm 14 bàn làm thí nghiệm: bàn chịu nước, ở giữa có vịi và bồn rủa.
- ở 2 góc phịng có 2 tủ hốt.
- có các tủ đựng hố chất, dụng cụ thí nghiệm.
Hố chất và dụng cụ do hàng năm mua bổ xung nên đủ để làm các thí
nghiệm trong chương trình học.
3. 2. Khảo sát việc chuẩn bị trƣớc giờ thực hành của học sinh.
Học sinh được làm một khảo sát nhỏ sau
Câu 1. Em thƣờng chuẩn bị bài tƣờng trình hóa học lúc nào
A. Chuẩn bị trước ở nhà.
B. Chuẩn bị ở lớp trước giờ thực hành.
C. Khơng chuẩn bị.
Câu 2. Em có gặp khó khăn khi làm bài tƣờng trình khơng
A. khơng.
B. Thỉnh thoảng.
C. có.
Câu 3. Em có đọc lại lí thuyết liên quan đến bài thực hành không
A. Đọc kĩ.
B. Đọc qua.
C Khơng đọc.
Câu 4. Em có dự đốn trƣớc hiện tƣợng của các thí nghiệm và giải thích
khơng: A. Có.
B. Thỉnh thoảng.
C. Khơng.

Câu 5. Em có hứng thú với giờ thực hành khơng
A. Rất hứng thú.
B. Bình thường.
C. Khơng hứng thú.
Kết quả khảo sát ở 2 lớp 11A2 và 12A8
Câu hỏi
A
B
C
1
25
38
8
2
19
24
28
3
10
42
19
4
6
28
37
5
8
48
15
Từ kết quả khảo sát thấy việc chuẩn bị trước giờ thực hành không được

học sinh chú trọng. Thực tế học sinh chuẩn bị bài thực hành không kĩ và còn
xem nhẹ giờ thực hành.
3.3. Khảo sát mức độ kiến thức của HS lớp 11 về thực hành hoá học.
7


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Sau khi kết thúc chương trình thực hành hóa vơ cơ 11, GV tiến hành cho
học sinh làm bài kiểm tra về các kĩ năng và kiến thức của các bài thực hành
Hoá học. Qua bài kiểm tra này GV sẽ đánh giá được kiến thức của HS về
thực hành hoá học đã học.
KIỂM TRA 15 PHÚT.
Mơn Hố học.
Câu 1. Khi làm thí nghiệm, dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta
thường:
A. Kẹp ở vị trí 1/ 3 ống từ đáy lên.
B. Kẹp ở vị trí 1/ 3 ống từ miệng
C. Kẹp ở giữa ống nghiệm.
D. Kẹp ở bất kì vị trí nào.
Câu 2. Khi thực hiện một phản ứng trong ống nghiệm, nếu cần đun nóng thì
dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Đèn dầu.
C. Đèn cồn.
B. Bếp điện.
D. Tất cả các dụng cụ trên.
Câu 3. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc, trong phịng thí nghiệm, có
thể tiến hành theo cách nào sau đây?
A. Cho nhanh nước vào axit.
B. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
C. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.

D. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 4. Thử một dung dịch bằng giấy quỳ tím, ta làm như thế nào?
A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch.
B. Rót dung dịch vào quỳ tím.
C. Nhỏ một ít dung dịch vào quỳ tím.
D. Hơ quỳ tím trên miệng ống nghiệm.
Câu 5. Chất nào khơng dùng để chỉ thị dung dịch axit?
A. Quỳ tím.
C. Dung dịch phenolphtalein.
B. Giấy đo pH.
D. Khơng có chất nào.
Câu 6. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 ta quan sát thấy hiện
tượng:
A. sủi bọt khí khơng màu.
B. Sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa trắng.
C. Xuất hiện kết tủa xanh.
D. Khơng có hiện tượng gì.
8


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Câu 7. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời
nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
A. kim loại đồng màu đỏ bám ngồi đinh sắt, đinh sắt khơng có sự thay đổi.
B. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu
xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
C. Khơng có chất mới sinh ra chỉ có một phần đinh sắt bị hồ tan.
D. Khơng có hiện tượng nào xảy ra.
Câu 8. Chất nào trong những thuốc thử sau đây có thể dùng để phân biệt dung
dịch natri sufat và dung dịch natri cacbonat:

A. Dung dịch bari clorua.
B. Dung dịch bạc nitrat.
B. Dung dịch axit clohiđric.
D. Dung dịch natri hiđroxit.
Câu 9. Con dao làm bằng thép không gỉ nếu:
A. Sau khi dùng rủa sạch, lau khô.
B. Cắt chanh rồi không rửa.
C. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.
D. Ngâm trong nước muối lâu ngày.
Câu 10. Các khí nào có thể thu bằng phương pháp đẩy nước :
A. HCl.
B. C2H2.
B. Cl2.
D. CH3COOH.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. B.
Câu 2. B.
Câu 3. D.
Câu 4. C. Câu 5. B.
Câu 6. C.
Câu 7. B.
Câu 8. C.
Câu 9. A. Câu 10.
B.
Kết quả kiểm tra tại các lớp:
ĐIỂM
Lớp
0 - 3,0 3,5 – 4,5 5,0 – 6,0
6,5 - 7,5
8,0 - 10

11 A4
9,7 %
24,4 %
19,6 %
36,6 %
9,7 %
11 A5
15,0 % 22,5 %
25,0 %
32,5 %
5,5 %
* Nhận xét:
Đề khảo sát kiến thức ở mức độ dễ
Kết quả kiểm tra khảo sát của học sinh về kiến thức thí nghiệm thực hành
cho thấy:
- Số học sinh đạt điểm khá giỏi còn thấp.
- Số học sinh có điểm dưới trung bình cịn nhiều.
Cùng với việc trao đổi với HS thì thực tế nhiều học sinh khơng nắm được
các kiến thức cơ bản về thí nghiệm thực hành. Có những HS đã từng tự mình

9


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
làm thí nghiệm nhưng vẫn không nhớ được cách tiến hành, không biết viết
tường trình thực hành
4. Vấn đề cần giải quyết:
Với những khảo sát của mình, tơi nhận thấy những khó khăn của HS trong
khai thác, nắm bắt kiến thức sách giáo khoa dẫn đến chưa say mê, cụ thể là
làm bài tập cịn hạn chế.

Học sinh chưa có thói quen vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực
tiễn.
Đối với học sinh giỏi, học sinh có năng lực về khoa học nếu được định
hướng nghiên cứu các em có thể tự tìm tịi giải quyết vấn đề, tiếp cận nghiên
cứu khoa học.

10


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
III. Các sáng kiến giáo dục đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
1.1. Cấu trúc chung vở thực hành:
Vở thực hành gồm 38 trang gồm 4 trang bìa.
Có 4 phần chính
- Một số hướng dẫn (thực hiện giờ thực hành, kỹ năng thí nghiệm,
mẫu tường trình)
- Tường trình các thí nghiệm trong chương trình.
- Câu hỏi định hướng trước mỗi bài.
- Đánh giá học sinh thực hiện giờ thực hành

Bìa vở thực hành lớp 10, lớp 11, lớp 12

11


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT

1.2. Một số hƣớng dẫn.
a. Hƣớng dẫn giờ thực hành hóa học

12


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Đây là bản hướng dẫn cụ thể cho học sinh việc chuẩn bị, tiến hành và
kiểm tra của một giờ thực hành. Nhờ đó học sinh tự biết mình phải làm gì và có
thể tự đánh giá điểm mà mình đạt được.
HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN GIỜ THỰC HÀNH HOÁ HỌC
1. Chuẩn bị thực hành:
a. Chuẩn bị của GV và nhân viên thiết bị
Hóa chất và dụng cụ của bài thực hành.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài tường trình. Đọc kĩ cách tiến hành.
- Ôn lại lý thuyết liên quan. Dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Trả lời các câu hỏi định hướng.
c. Chuẩn bị của nhóm trƣởng
- Phân cơng nhiệm vụ các HS trong nhóm, có một bản phân cơng từ
đầu năm với các bài thực hành. Việc phân công phải đảm bảo HS nào cũng
được làm thí nghiệm, và luân phiên thực hiện các nhiệm vụ khác như cọ ống
nghiệm, dọn vệ sinh...
- Đầu giờ lấy hóa chất dụng cụ của nhóm theo hướng dẫn của GV
2. Thực hành trên phịng thí nghiệm:
a. GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
- Kiểm tra bài tường trình của HS (nhóm trưởng có thể kiểm tra)
- Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung của bất kì một thành viên trong trong
nhóm.
b. HS làm thí nghiệm
- HS thực hiện đúng nội quy phịng thí nghiệm.
- HS làm các nhiệm vụ được nhóm trưởng phân cơng.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn, khơng được tự ý làm các thí

nghiệm khác.
- GV kiểm tra q trình làm thí nghiệm của học sinh, thí nghiệm phải
đảm bảo:
+ khoa học, chính xác (kỹ năng thí nghiệm)
+ thành cơng (có hiện tượng xảy ra).
- GV hỏi học sinh làm thí nghiệm các kiến thức liên quan
3. Kết thúc thực hành:
- Các nhóm trả hóa chất về đúng vị trí.
- Cọ rửa ống nghiệm và các dụng cụ khác
- Vệ sinh phịng thí nghiệm
- Nhóm trưởng thu vở thực hành
4. Đánh giá giờ thực hành:
a. Đánh giá của nhóm trƣởng
Đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ được giao, ý thức trong giờ thực
hành.
b. Đánh giá của GV
Thông qua việc kiểm tra trong giờ thực hành và chấm bài tường trình
13


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
c. Điểm bài thực hành
- Căn cứ vào điểm bài tường trình (50%).
- Kiểm tra trên lớp (30%).
- Thái độ làm việc và ý thức trong phịng thí nghiệm. (20%)
- Lấy trung bình điểm các bài trong kì lấy điểm kiểm tra.
b. Một số kĩ năng thực hành cơ bản
Phần này được in ở ngay những trang đầu của vở thực hành. Với mục này
học sinh sẽ được biết một số kĩ năng thực hành cơ bản như: sử dụng ống
nghiệm, sử dụng ống hút nhỏ giọt. Đây là kĩ năng mà học sinh phải sử dụng

trong tất cả các bài thực hành. Với các kĩ năng khác học sinh sẽ được biết trong
từng bài thực hành. Khi đã được in trong vở thực hành, học sinh sẽ dễ nhớ và
có thể xem lại bất kì lúc nào.
MỘT SỐ KĨ NĂNG THỰC HÀNH CƠ BẢN
1. Sử dụng ống nghiệm:
- Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm khi làm thí nghiệm (kẹp 1/3 ống nghiệm
tính từ trên miệng ống).
- Rửa ống nghiệm:
+ đổ bỏ hóa chất trong ống nghiệm vào nơi quy định.
+ tráng qua bằng nước.
+ dùng chổi cọ xoáy từ từ vào lịng ống nghiệm bằng cách xốy từ phải
sang trái và nhẹ nhàng đưa vào, sau đó làm ngược lại và đưa chổi cọ ra. Lặp lại
đến khi nào cảm thấy sạch thì thơi.
+ tráng lại bằng nước sạch.
+ úp ngược ống nghiệm trên giá ống nghiệm.
- Khi ống nghiệm bị vỡ, báo lại với giáo viên và để vào nơi qui định
2. Sử dụng ống hút nhỏ giọt.
- Bóp đầu cao su của ống hút sau đó nhúng đầu vuốt nhọn vào dung dịch,
thả tay bóp ở đầu cao su ra dung dịch sẽ được hút vào. Điều chỉnh lực hút và
thời gian hút để lấy lượng dung dịch như yêu cầu.
- Đưa ống hút vào miệng ống nghiệm (ống nhỏ giọt khơng tiếp xúc với
thành ống nghiệm), bóp nhẹ đầu cao su cho dung dịch chảy từ từ theo thành
ống nghiệm (nghiêng ống nghiệm).
* Chú ý: - Trong quá trình sử dụng khơng được dốc ngược ống hút lên làm
cho dung dịch chảy lên phần cao su gây hỏng và có thể dây hóa chất ra tay gây
nguy hiểm.
- Khi lấy hóa chất, lấy từng lượng nhỏ, khi lấy thừa tuyệt đối
khơng bỏ lại vào lọ đựng hóa chất.
14



Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
- Dùng xong ống hút cắm trả vào cốc nước. Nếu thấy cốc nước bẩn
phải rửa bằng nước sạch sau đó cho nước cất vào cốc. Cuối giờ thực hành thay
nước trong cốc ống hút.
Trong giờ thực hành giáo viên sẽ nhắc nhở thêm các kĩ năng khác, học
sinh phải chú ý để thực hành cho tốt.
c. Mẫu tƣờng trình
Mẫu tường trình hướng dẫn học sinh cách viết tường trình như thế nào, phần
nào phải chuẩn bị trước, phần nào làm sau thí nghiệm.
St
t
1
2

Tên
TN

Hoá chất
Dụng cụ

Phản
ứng
trao
đổi ion
trong
dung
dịch
chất
điện li.

a,
phản
ứng
tạo
thành
chất
kết tủa.

Dung dịch
CaCl2 (đặc)
Na2CO3(
đặc)

Cách tiến hành

Hiện
tƣợng

Phần này
2ml Na2CO3( đặc) làm
trong giờ
thực
2ml CaCl2 (đặc)
hành:
quan sát
thấy các
hiện
tượng
gì?


Xuất
hiện kết
tủa trắng.

Giải thích viết
PTHH

Ghi chú

Giải thích các hiện
tượng quan sát được
Viết các phương
trình hố học của
các phản ứng xảy ra
nếu có.
Kết tủa trắng là
CaCO3
Na2CO3+CaCl2
CaCO3 +NaCl
Pt ion thu gọn:
Ca2++CO32-
CaCO3

Thí
nghiệm
cần chú
ý gì?

1.3. Câu hỏi định hƣớng.
Câu hỏi định hướng là các câu hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng liên quan

trực tiếp đến thí nghiệm. Trước giờ thực hành học sinh phải nắm được các kiến
15


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
thức liên quan. Nhưng thực tế rất ít học sinh thực hiện khâu này. Khi trong vở
có câu hỏi định hướng bắt buộc học sinh phải ôn lại bài cũ và các kiến thức liên
quan để trả lời. Câu hỏi định hướng GV giao cho học sinh trước giờ thực hành
hoá học. Với hệ thống câu hỏi định hướng, HS xác định được các kiến thức và
kỹ năng cần đạt được trong bài và những kiến thức cần nắm được. Từ đó HS sẽ
sử dụng các tài liệu để ôn lại và chuẩn bị bài thực hành.
VD thực hành Hóa học 11
Bài thực hành 3:
Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan.
Xem nội dung các thí nghiệm trong SGK hoá học 11- ban cơ bản.
Câu 1. Tại sao phải dùng ống nghiệm khô và lắp ống nghiệm vào giá thí
nghiệm sao cho miệng hơi chúc xuống?
Câu 2. Đưa hoá chất bột rắn vào ống nghiệm như thế nào?
Câu 3. So sánh tương đối lượng saccarozo và CuO trong thí nghiệm?
Câu 4. Cách đun ống nghiệm như thế nào?Có lưu ý gì trước khi dừng đun ống
nghiệm?
Câu 5. Nên dùng dung dịch nước vơi trong đặc hay lỗng, nhiều hay ít?
Câu 6. Có thể thu khí metan bằng cách nào?
Câu 7. Có nên đốt ngay khí thốt ra khơng? Tại sao?

1.4. Tƣờng trình thực hành của các thí nghiệm
Bài tường trình có sẵn bảng, HS hồn thành bài tường trình bằng cách hồn
thành bảng.
Stt


Tên
TN

Hố
chất
Dụng cụ

Cách tiến
hành

16

Hiện
tƣợng

Giải thích viết
PTHH

Ghi
chú


Stt

Tên
TN

Hố
chất
Dụng cụ


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Cách tiến
Hiện
Giải thích viết
Ghi
hành
tƣợng
PTHH
chú

(mẫu này đã thu gọn so với trong vở thực hành)
1.5. Phần rút kinh nghiệm và định hƣớng nghiên cứu
Cuối buổi thực hành, học sinh có phần rút kinh nghiệm và ghi lại những
thắc mắc còn chưa được giải đáp. Khi học sinh làm việc này, sẽ giúp học sinh có
đánh giá, có tư duy về những việc mình đã làm. Với những vấn đề chưa được
giải đáp, học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu. Với những vấn đề đó, GV
cùng tìm hiểu để rút ra kinh nghiệm, nếu có thể định hướng học sinh làm đề tài
nghiên cứu khoa học.

17


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Kinh nghiệm rút ra sau giờ thực hành

Những câu hỏi đặt ra hoặc những vẫn đề còn thắc mắc sau khi
làm bài thực hành

1.6. Đánh giá học sinh thực hiện bài thực hành:

Đánh giá học sinh theo nhiều nguồn, và cả giáo viên và nhóm trưởng đều
là người đánh giá.
Trong giờ thực hành, khi học sinh làm thí nghiệm GV sẽ kiểm tra các câu
hỏi liên quan và đánh giá kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh.
ĐÁNH GIÁ CỦA NHĨM TRƢỞNG VÀ GIÁO VIÊN
Bài tƣờng trình
Kiểm tra trên
ý thức trong giờ
Mức độ hoàn
(GV)
lớp
thực hành (NT)
thành nhiệm vụ
(GV)
(NT)

18


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
2. Tích hợp vận dụng kiến thức vào thực tế và định hƣớng nghiên cứu
khoa học
Trong câu hỏi định hướng, có những câu hỏi đặt ra vấn đề học sinh phải tự
làm thực nghiệm để nghiên cứu, từ đó giúp kích thích tính tị mị của học sinh.
Với một khía cạnh nào đó, với các thí nghiệm tự làm, tự quan sát sẽ hình thành
cho học sinh những kĩ năng trong nghiên cứu khoa học.
VD. Bài thực hành số 1 chương trình Hóa học 10
Bài thực hành số 1.

Phản ứng oxi hóa khử

Câu hỏi định hướng
Câu hỏi
Câu 3. Làm thí nghiệm sau:
Lấy 2 mẩu sắt tây (vỏ hộp) bằng
nhau, chuẩn bị 2 cốc nước lọc một
cốc vắt thêm vài giọt nước chanh.
Ngâm 2 mẩu sắt tây vào, quan sát
hiện tượng trong 1 tuần
Rát ra kết luận

Trả lời
Mẫu 1 Mẫu 2
Ngày 1
2
3
4
5
6
7
Mẫu nước mưa:

Câu 4. Làm thí nghiệm giống câu 3,
thay thế cốc nước vắt thêm nước
chanh bằng nước mưa
Ghi rõ thời gian hứng nước mưa (giờ,
phút, ngày tháng năm), địa điểm hứng
nước mưa và cách thức lấy nước mưa

Mẫu 1
Ngày 1

2
3
4
5
6
7
Kết luận:

Câu 5. Tìm hiểu về mưa axit.
Làm bài thuyết trình theo nhóm về
mưa axit
VD Bài thực hành số 2 chƣơng trình Hóa học 10

19

Mẫu 2


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
Câu hỏi gắn liền với thực tế, tác giả cung cấp cả địa chỉ Web để học sinh
nghiên cứu
Bài thực hành số 2.

Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
Câu hỏi định hướng
Câu hỏi
Câu 4. Một trong những ứng dụng của
axit clohidric là tẩy gỉ thép. Giải thích
ứng dụng trên bằng phương trình hóa
học.

Câu 5. Tại sao nước clo, nước Gia ven,
Clorua vơi và Cloramin B đều có tác
dụng làm sạch và khử trùng nước?
Chúng có hại tới con người khơng?

Trả lời

Câu 6. Tìm hiểu về hóa chất được
khuyến cáo sử dụng để xử lí nước ở
vùng lũ
(tham khảo:
/>
Cuối buổi thực hành, học sinh có phần rút kinh nghiệm và ghi lại những
thắc mắc còn chưa được giải đáp. Khi học sinh làm việc này, sẽ giúp học sinh có
đánh giá, có tư duy về những việc mình đã làm. Với những vấn đề chưa được
giải đáp, học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu. Với những vấn đề đó, GV
cùng tìm hiểu để rút ra kinh nghiệm, nếu có thể định hướng học sinh làm đề tài
nghiên cứu khoa học.

20


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
3. Vai trị của nhóm trƣởng trong giờ thực hành
Nhóm trưởng là một thành viên trong nhóm, học khá giỏi mơn Hóa và có
trách nhiệm trong cơng việc. Đầu năm học, sau khi phân chia các nhóm thì
nhóm tự bầu chọn ra nhóm trưởng.
Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. GV hướng
dẫn nhóm trưởng nghiên cứu các bài thực hành trong năm để phân công nhiệm
vụ. Một yêu cầu phải đảm bảo đó là tất cả các thành viên trong nhóm phải được

thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong giờ thực hành
Nhóm trưởng tham gia đánh giá các thành viên trong nhóm.
Mẫu phân cơng nhiệm vụ của nhóm trưởng
STT
Họ và tên
Làm thí
Rửa ống
Vệ sinh
nghiệm
nghiệm
Trần Thị Thu Phương
Tn1 –bài 2
Bài 4
Bài 6
1
Nguyễn Văn Thái
2
3
4

Phí Thị Ánh
Hồ Thị Thu Hà

5
6
7
8
9

Nguyễn Duy Thắng

Lê Hải Đăng
Hoàng Văn Nam
Phùng Thị Hồng
Nguyễn Thị Thúy Hồng

TN2 – bài 2

Mẫu tổng hợp phân cơng
Làm thí nghiệm

Rửa ống nghiệm

Vệ sinh

Bài thực hành 1
Bài thực hành 2

TN1: Phương
TN2: Hà

Thắng

Bài thực hành 3
Bài thực hành 4
4. Sử dụng vở thực hành
a. Học sinh sử dụng vở thực hành

21

Nam

Hồng


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
- Hs chuẩn bị bài trước giờ thực hành theo yêu cầu của vở thực hành: trả
lời câu hỏi định hướng, chuẩn bị trước phần cách tiến hành trong tường
trình.
- Sử những phần hướng dẫn trong vở thực hành để làm thực hành.
- Sau mỗi bài thực hành học sinh rút ra những kĩ năng thực hành và
những kiến thức mới, phần này được viết ra cuối mỗi bài.
b. Giáo viên sử dụng vở thực hành
- Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh ở nhà trước giờ thực hành
- Đánh giá: qua việc chuẩn bị ở nhà, thực hiện thí nghiệm trên lớp và chấm
bài tường trình thực hành của học sinh, giáo viên có thể đánh giá tương
đối chính xác và cho điểm thực hành.
c. Quản lí vở thực hành.
Học sinh tự quản lí vở thực hành, mỗi giờ thực hành phải mang đi đầy đủ.
Cũng có thể sử dụng theo phương án GV giữ vở thực hành, trước tiết thực
hành một tuần sẽ được trả lại.
5. Ƣu điểm của vở thực hành Hóa học THPT
1. Hệ thống được các bài thực hành trong chương trình.
2. Định hướng được cho học sinh các công việc phải làm của giờ thực hành.
3. Giúp việc chuẩn bị trước giờ thực hành của học sinh dễ dàng hơn (không
phải kẻ bảng) và đỡ nhàm chán hơn.
4. Học sinh hứng thú hơn với giờ thực hành, nắm được các kĩ năng thực
hành.
5. Cùng với việc phân cơng trong giờ thực hành, giáo viên quản lí học sinh
tốt hơn.
6. Đánh giá học sinh toàn diện hơn qua vở thực hành. Có sự đánh giá của
GV và của học sinh trong nhóm.

7. Định hướng và kích thích học sinh tìm hiểu các kiến thức thực tế liên
quan.
8. Định hướng học sinh nghiên cứu khoa học
9. Sử dụng và bảo quản dễ dàng
10. Giá thành rẻ.

22


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
6. Giá thành và tính khả thi của vở thực hành Hóa học THPT
a. Giá thành
Vở thực hành được thiết kế với: 2 trang bìa màu, tồn bộ nội dung bên
trong là thiết kế in đen trắng.
Khảo sát giá thành in trên thị trường (với số lượng khoảng 100 quyển)
STT
Nội dung
Chất liệu
Giá thành (đ)
1
1 Bìa
Giấy bìa in màu
5.000
2
16 tờ A4
Giấy thường, in đen trắng
25.000
Tổng
30.000
Với giá thành khảo sát như trên, thì khi sản xuất đại trà giá thành sẽ còn

xuống thấp hơn. Đây là giá có thể chấp nhận được với một quyển vở thực hành.
b. Tính khả thi
Với những ưu điểm và giá thành như đã nêu trên, tôi thấy sáng kiến “Vở
thực hành Hóa học THPT” có tính khả thi cao. Sản phẩm có khả năng sản xuất
cơng nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học và thực hành, thí nghiệm của giáo
viên, học sinh.
Thực tế, tôi đã sử dụng sản phẩm trên trong q trình giảng dạy mơn
Hóa học tại trường THPT Hai Bà Trưng có kết quả rất khả quan.
Sản phẩm có tính mới, trình độ sáng tạo và không vi phạm pháp luật của
Việt Nam

23


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT

Phần 3. Hiệu quả của sáng kiến giáo dục
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm
với nội dung „Thiết kế và sử dụng vở thực hành Hóa học THPT”, tơi nhận thấy
mặc dù áp dụng đề tài trong thời gian ngắn với những kinh nghiệm còn hạn
chế nhưng đề tài đã giúp cho học sinh cải tiến được phương pháp học tập trong
giờ thực hành.
Đề tài đã xây dựng được những vấn đề cơ bản của một giờ thực hành,
đưa ra các phương thức tháo gỡ các khó khăn. Cùng với phương pháp giảng
dạy đổi mới giờ thực hành đã đạt được những hiệu quả nhất định. Trong giờ
thực hành, HS đã chú ý và rèn luyện được những kỉ năng cơ bản, củng cố kiến
thức đã học.
Vào cuối năm học, HS làm bài kiểm tra về thí nghiệm thực hành.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Mơn Hóa Học

Câu 1. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng
với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng:
A. chuyển thành màu đỏ.
B. Thốt ra một chất khí khơng màu, có mùi xốc đặc trưng.
C. Thốt ra một khí có màu nâu đỏ.
D. Thốt ra một khí làm đỏ quỳ tím ẩm.
Câu 2. Trong thí nghiệm cho kali nitrat nóng chảy tác dụng với cacbon (than),
ta dùng một chậu cát nhỏ đặt dưới giá thí nghiệm để
A. cho giá đứng vững.
B. nhiệt độ cao hơn.
C và KNO3
C. đề phòng ống nghiệm vỡ.
nóng chảy
D. giúp quan sát thí nghiệm rõ hơn.
Cát
Câu3. Trong thí nghiệm thử tính oxi hố của axit nitric, ta cho đồng tác dụng
với dung dịch HNO3 tại sao phải nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch
NaOH đặc?
A. Tác dụng với khí độc sinh ra.
B. Để quan sát màu sắc của khí sinh ra.
C. Làm xúc tác của phản ứng.
D. Chống trào ống nghiệm.
Câu 4. Dùng các hố chất nào có thể phân biệt được các dung dịch sau : amoni
sunfat, kali clorua và supephotphat kép ?
24


Thiết kế vở thực hành hóa học THPT
A. dd HNO3 và NaOH.
B. Dd AgNO3.

C. Dd BaCl2.
D. AgNO3 và NaOH.
Câu 5. Hoà tan m(g) đồng cần vừa đủ 0,5 ml dung dịch HNO3 63%
(D=1,40g/ml) thấy thốt ra khí màu nâu đỏ duy nhất. Giá trị của m là
A. 0,112 g.
B. 0,640 g.
C. 0,320 g.
D. 0,128 g.
Câu 6. Để xác định trong phân tử hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố hiđro,
người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?
A. đốt cháy thấy hơi nước thoát ra.
B. đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5.
C. đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua CuSO4 khan.
D. đốt cháy rồi cho sản phẩm qua bình đựng H2SO4 đặc.
Câu 7. Trong phịng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí metan theo
cách nào sau đây?
A. Nung natri axetat khan với hỗn hợp vơi tơi xút.
B. Phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ.
C. Tổng hợp từ C và H2.
D. Cracking hexan.
Câu 8. Bằng phương pháp nào loại được khí etilen có lẫn trong khí etan?
A. Cho hỗn hợp tác dụng với khí H2.
B. Cho hỗn hợp tác dụng với khí HCl.
C. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch nước brom.
D. Cho hỗn hợp qua bột niken nung nóng.
Câu 9. Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước,
người ta thường dùng thuốc thử là:
A. CuSO4 khan.
B. Na kim loại.
C. Benzen.

D. CuO.
Câu 10. Nhỏ dung dịch brom vào phenol ta thấy
A. xuất hiện kết tủa trắng.
B. Xuất hiện kết tủa màu vàng.
C. Dung dịch chuyển thành màu xanh.
D. Khơng có hiện tượng gì.
Đáp án:
Câu 1. B.
Câu 6. C.
A.

Câu 2. C.
Câu 7. A.

Câu 3. A.
Câu 8. C

25

Câu 4. D.
Câu 9. A.

Câu 5. A.
Câu 10.


×