Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Kinh tế biển ở huyện đảo vân đồn tỉnh quảng ninh (1994 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THU HẰNG

KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH (1994 - 2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THU HẰNG

KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH (1994 - 2012)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN - 2015


Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phan Thu Hằng

i Học liệu – ĐHTN
Số hoá bởi Trung tâm



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn tất cả các thầy cô giáo trong
Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo chuyên ngành Lịch sử Việt Nam,
những ngƣời đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học vừa qua
giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những
ngƣời đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có đƣợc
thành quả ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn


Phan Thu Hằng

ii Học liệu – ĐHTN
Số hoá bởi Trung tâm



MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 3
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ................................ 5
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 7
6. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 7
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN
ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ......................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 8
1.2. Điều kiện dân cƣ - xã hội ........................................................................... 13
1.3. Điều kiện kinh tế ........................................................................................ 19
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 21

Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN ĐẢO VÂN
ĐỒN GIAI ĐOẠN 1994 - 2012 ...................................................................... 23
2.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn ........................ 23
2.2. Sự phát triển của kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn ................................ 29
2.2.1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản ........................................ 29
2.2.2. Du lịch biển, đảo ................................................................................. 44
2.2.3. Mạng lƣới giao thông và hệ thống cảng biển ..................................... 66
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 69
Số hoá bởi Trung iii
tâm Học liệu – ĐHTN



Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ BIỂN ĐẾN KINH TẾ, XÃ
HỘI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ............................... 71
3.1. Tác động về kinh tế .................................................................................... 71
3.1.1. Thúc đấy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ............................ 72
3.1.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đảo ........................ 75
3.2. Tác động về xã hội ..................................................................................... 76
3.2.1. Góp phần xóa đói giảm nghèo ............................................................ 76
3.2.2. Góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện đảo................................ 78
3.2.3. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập ............. 79
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 82
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 87

iv Học liệu – ĐHTN
Số hoá bởi Trung tâm




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

Mã lực - thƣớc đo công suất động cơ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SX

Sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

iv Học liệu – ĐHTN
Số hoá bởi Trung tâm




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Năng suất khai thác hải sản huyện Vân Đồn giai đoạn
2006 - 2010 ........................................................................... 33

Bảng 2.2.

Sản lƣợng khai thác hải sản huyện Vân Đồn năm 2012 .............. 34

Bảng 2.3.

Diện tích, sản lƣợng nuôi trồng hải sản huyện Vân Đồn giai
đoạn 2006 - 2012 ......................................................................... 39

Bảng 2.4.

Cơ sở sản xuất con giống thuỷ sản năm 2010 .............................. 42

Bảng 2.5.

Thực trạng cơ sở lƣu trú tại huyện Vân Đồn 2004 -2008 ............ 56

Bảng 2.6.

Một số chƣơng trình du lịch đang đƣợc các công ty Du lịch
chào bán đến Vân Đồn ................................................................. 61


Bảng 2.7.

Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn giai đoạn
2004-2009 ..................................................................................... 63

Bảng 2.8.

Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Vân Đồn giai đoạn
2004-2009 ..................................................................................... 64

Bảng 3.1.

Bảng thống kê so sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế............. 74

v Học liệu – ĐHTN
Số hoá bởi Trung tâm



DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ............................................ 9

Hình 1.2.

Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn - Quảng Ninh.................... 17

Hình 2.1.


Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng ................................................ 27

Hình 2.2.

Sơ đồ cấu trúc phát triển không gian vùng ................................ 28

Hình 2.3.

Bản đồ các điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh ................................ 49

Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa huyện Vân Đồn giai
đoạn 2008 - 2012 ....................................................................... 80
Biểu đồ 3.2. Thu ngân sách từ XNK trên địa bàn Vân Đồn - Quảng
Ninh giai đoạn 2007 - 2013 ....................................................... 81

vi Học liệu – ĐHTN
Số hoá bởi Trung tâm



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, biển và kinh tế biển có vị trí
đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có biển trong quá trình phát triển,
là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền. Hiện nay, trên
thế giới có 151 quốc gia ven biển, vùng biển rộng gần 109 triệu km 2, biển
đƣợc các nƣớc xác định là vùng đặc quyền kinh tế trong giới hạn 200 hải lý
theo công ƣớc quốc tế. Các quốc gia có biển trên thế giới đã và đang xúc
tiến xây dựng chiến lƣợc cũng nhƣ các kế hoạch hành động khai thác biển,
khai thác vùng ven bờ hải đảo một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một quốc

gia ven biển, vùng biển rộng 1 triệu km 2, bờ biển dài 3.260 km trải dài ở cả
3 hƣớng Đông, Nam và Tây Nam, có những ƣu thế và vị trí chiến lƣợc đặc
biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới, có một tài nguyên biển khá
phong phú và đa dạng, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế biển phát
triển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển, phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Nằm ở vùng Vịnh Bắc Bộ, gồm 2 quần đảo lớn là Kế Bào và Vân Hải
với hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc Bái Tử Long, bao bọc một phần vùng mỏ
Hồng Gai, huyện đảo Vân Đồn có vị trí rất quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc của Tổ quốc. Hơn
15 năm thành lập (ngày 23-3-1994 Chính phủ ra quyết định đổi tên huyện
Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn và tách 2 xã: Cô Tô, Thanh Lân thành lập
huyện Cô Tô), nhất là từ khi đƣợc Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Khu
kinh tế - xã hội Vân Đồn (31-5-2006) thành khu vực kinh tế chiến lƣợc và địa
bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh vùng Bắc Bộ, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân của huyện đã chủ động khắc phục khó khăn, giành đƣợc kết quả
quan trọng trong khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển, kết hợp
1


phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng quốc phòng - an ninh. Với diện tích
rộng hơn 2.000 km2, Vân Đồn có những điểm khác biệt rất lớn so với 14 khu
kinh tế ven biển khác của cả nƣớc, điều kiện giao thông thuận lợi cả đƣờng bộ,
hàng không, đƣờng biển. Đây là vùng nằm gọn trong khu vực hợp tác “hai
hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ
mở rộng, là cầu nối giữa ASEAN - Trung Quốc. Khu kinh tế Vân Đồn cũng
nằm gọn trong Vịnh Bái Tử Long, gắn kết với kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Cùng với đó là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, cảnh
quan, sinh thái, vùng biển rộng với hơn 600 đảo đá và đất là điều kiện để Vân
Đồn có cơ hội phát triển kinh tế biển.
Từ đó đến năm 2020, huyện Vân Đồn tiếp tục quán triệt và thực hiện

chủ trƣơng của Chính phủ về đầu tƣ phát triển Khu kinh tế tổng hợp Vân
Đồn (du lịch sinh thái chất lƣợng cao, gắn với nuôi trồng, chế biến đặc hải
sản) thành khu kinh tế chiến lƣợc khu vực Bắc Bộ và cả nƣớc (với vị trí là
trung tâm phát triển ra biển và giao thƣơng quốc tế). Tuy vậy, Vân Đồn vẫn
còn đối mặt với những khó khăn, hạn chế nhƣ: Kinh tế phát triển chƣa bền
vững, chƣa đánh thức hết tiểm năng và thế mạnh của kinh tế biển phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng; chƣa thật hợp lý
về cơ cấu ngành nghề; Trình độ kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy
sản còn hạn chế; vẫn là huyện nghèo; một số vấn đề bức xúc về xã hội chƣa
đƣợc giải quyết kịp thời. Do vậy, huyện đảo cần quản lý, khai thác hiệu quả
tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển, để kinh tế biển trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, cần phải đánh giá thực trạng kinh tế biển để có những giải pháp kịp
thời thúc đẩy kinh tế biển Vân Đồn.
Từ những phân tích trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Kinh tế biển ở
huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)” làm đề tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ vị thế, vai trò và tiềm lực của kinh tế biển, ngày 06/5/1993, Bộ Chính
trị đã ra Nghị quyết 03-NQ/TƢ về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong những năm trƣớc mắt - trong đó khẳng định phải đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển đi đôi với việc tăng cƣờng khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia. Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 20-CT/TƢ đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ
quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020,
phấn đấu đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm

bảo vững chắc chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, còn có những thông tin, bài
viết đề cập đến kinh tế biển:
Đầu tiên là cuốn“Thương cảng Vân Đồn” của tác giả Đỗ Văn Ninh,
Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội (2001) đƣợc biên soạn và lấy nội dung cơ
bản từ “Huyện đảo Vân Đồn”. Sách đã giới thiệu một bề dày lịch sử đáng
kính của Vân Đồn, giàu, đẹp, anh hùng. Đồng thời trình bày rất rõ về những
thiên niên kỷ tiền sử của Vân Đồn qua hai di tích tiêu biểu là hang Soi Nhụ và
hang Hà Giắt; khái quát về nền văn hóa Hạ Long và đặc biệt, sách đã giành
một phần lớn viết về thƣơng cảng Vân Đồn, từ vị trí địa lí đến những bến xƣa
nhộn nhịp thuyền bè.
Tiếp theo là bộ sách “Địa chí Quảng Ninh” của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh (Hà Nôi, 2002) gồm 3 tập. Tập 1 giới thiệu về địa lí hành
chính, vị trí, giới hạn, diện tích, lƣợc chí các huyện, thị xã, thành phố trong
tỉnh; Địa hình - địa mạo, địa chất - khoáng sản, thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn,
thực vật, động vật ở Quảng Ninh; dân cƣ, dân số và dân tộc; tiền sử - sơ sử
Quảng Ninh. Tập 2 giới thiệu về tổ chức chính trị, xã hội, đô thị ở Quảng Ninh;
tổng quan về kinh tế Quảng Ninh, công nghiệp và thủ công nghiệp, nông

3


nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, thƣơng mại và dịch vụ, tài chính ngân
hàng, giao thong vận tải, bƣu chính viễn thông. Tập 3 giới thiệu về các di tích,
danh thắng ở Quảng Ninh; khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, giáo dục,
phong tục tập quán của các dân tộc Quảng Ninh; tín ngƣỡng tôn giáo, y tế, thể
dục thể thao Quảng Ninh. Trong bộ sách này ít nhiều có nói đến Vân Đồn và
hoạt động kinh tế biển ở Vân Đồn.
Cuốn “Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập” của
Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012 đã tập hợp những đề
xuất cụ thể trong việc khơi dậy tiềm năng kinh tế biển của nƣớc ta, sớm đƣa

nƣớc ta giành vị trí xứng đáng của một quốc gia biển trong cộng đồng quốc tế.
Bài viết "Hiệu quả của chương trình kinh tế biển đảo" của tác giả Quang
Huy đăng trên Báo Quảng Ninh năm 2006 khái quát những kết quả mà huyện
Vân Đồn đã đạt đƣợc qua 10 năm thực hiện chƣơng trình kinh tế biển đảo trên
tất cả các lĩnh vực. Từ đó, khẳng định đây là những kết quả to lớn của nhân dân
các dân tộc huyện đảo, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tiếp nữa là luận văn “Kinh tế biển ở Trà Vinh” của tác giả Dƣơng Văn
Hồng (Luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2008) đã trình bày khái quát lí luận về
kinh tế biển và những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển. Phân tích
thực trạng kinh tế biển ở Trà Vinh, từ đó xác định phƣơng hƣớng và giải pháp
phát triển kinh tế biển ở Trà Vinh.
Luận văn “Kinh tế biển Sóc Trăng” của tác giả Nguyễn Văn Bon (Luận
văn thạc sỹ kinh tế, năm 2008) đã đè xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng,
giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển ở Sóc Trăng trên cơ
sở những hoạt động thực tiễn của kinh tế biển ở địa phƣơng.
Ở Quảng Ninh, đến nay, đã có một số bài báo đăng trên Báo Quảng Ninh
và báo Quảng Ninh điện tử, Báo mới.com viết về kinh tế biển, nhƣ: “Kinh tế
biển Quảng Ninh có sự tăng trưởng tích cực” (Hoàng Nhất Thống - 01/6/2012); “Phát
triển kinh tế biển: Lợi thế từ khu kinh tế Vân Đồn” (Ngọc Lan -16/05/2012);

4


“Khu kinh tế Vân Đồn - Đòn bẩy thu hút các nhà đầu tư” - Báo Quảng Ninh số
5129 (28/1/2002); “Vân Đồn - Tiềm năng đang được đánh thức” - Báo Quảng
Ninh số 5459 (08/7/2003); “Phát triển kinh tế biển đảo Vân Đồn- Khởi động và
tạo đà” - Báo Quảng Ninh số 5796 (09/8/2004).... Các bài báo tập trung làm rõ
quá trình phát huy nội lực, thu hút ngoại lực đầu tƣ vào khu kinh tế Vân Đồn để
khi thác tối đa tiềm năng và lợi thế của biển, vùng ven biển và hải đảo, góp
phần tạo thêm thế và lực mới để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Vân Đồn.

Nhƣ vậy, trong thời gian qua, không ít đề tài nghiên cứu kinh tế biển ở
nhiều khía cạnh khác nhau nhƣng cho đến nay chƣa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu mô ̣t cách hê ̣ thố ng toàn diê ̣n về kinh tế biển ở Vân Đồn . Chính
vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của
mình. Để hoàn thành đƣơ ̣c đề tài này , các công trình nghiên cứu tr ên là tài liê ̣u
quý giá để tác giả tham khảo và có một góc nhìn sâu sắc , toàn diện vấn đề mà
mình nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những điều kiện để phát triển kinh tế biển,
tình hình hoạt động kinh tế biển ở huyện đảoVân Đồn giai đoạn 1994 - 2012
(từ khi thành lập huyện đến nay) và đánh giá chung về tình hình phát triển kinh
tế biển cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn trong huyện đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ
năm 1994 - thành lập huyện đảo Vân Đồn (ngày 23-3-1994 Chính phủ ra quyết
định đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn và tách 2 xã: Cô Tô, Thanh
Lân thành lập huyện Cô Tô) - đến năm 2012 - sau 5 năm thực hiện chiến lƣợc
biển Việt Nam (Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lƣợc biển
Việt Nam đến năm 2020” đƣợc thông qua tại Hội nghị lần thứ tƣ ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khoá X).
5


3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những điều kiện để phát triển kinh tế biển ở Vân Đồn, Quảng
Ninh. Làm rõ thực tế hoạt động kinh tế biển ở huyện đảoVân Đồn giai đoạn
1994 - 2012, đặc biệt là sự phát triển của các loại hình kinh tế biển sau khi có
quyết định của Chính phủ phê duyệt Đề án „„Phát triển kinh tế - xã hội khu kinh
tế Vân Đồn - Quảng Ninh‟‟. Qua đó, đánh giá những tác động của kinh tế biển

đến đời sống kinh tế - xã hội huyện đảo Vân Đồn.
3.4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập đƣợc, đề tài mong muốn làm
nổi bật các hoạt động kinh tế biển chủ đạo ở Vân Đồn trong giai đoạn từ 1994
đến 2012, góp phần nêu cao ý thức xây dựng quê hƣơng cho thế hệ trẻ tỉnh
Quảng Ninh, đóng góp thêm nguồn tƣ liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và
nghiên cứu lịch sử địa phƣơng.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào những nguồn tài liệu chủ yếu sau:.
Các văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc của các cấp ủy
Đảng, báo cáo tổng kết công tác hằng năm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Đảng
bộ huyện Vân Đồn.
Nguồn bảng, biểu thống kê của các phòng, ban liên quan nhƣ: phòng lƣu
trữ, khai thác nuôi trồng thủy hải sản, phòng văn hóa thông tin....
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tài liệu thành văn đã công bố trên các
tạp chí, báo Trung ƣơng và địa phƣơng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic là
chủ yếu. Bằng phƣơng pháp lịch sử, thông qua các nguồn tƣ liệu, tác giả khái
quát đầy đủ các điều kiện phát triển kinh tế biển ở Vân Đồn, tình hình các hoạt
động kinh tế biển chủ đạo ở Vân Đồn trong giai đoạn từ 1994 đến 2012. Từ
đó, thấy đƣợc xu hƣớng phát triển của kinh tế biển Vân Đồn sau khi có chủ
6


trƣơng và chính sách thu hút đầu tƣ. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số
phƣơng pháp khác nhƣ so sánh (so sánh giữa các năm, các giai đoạn để thấy
đƣợc sự phát triển của kinh tế biển nói riêng và kinh tế của huyện Vân Đồn nói
chung), điều tra thực địa, thống kê xã hội học, liên ngành (địa lí, kinh tế, lịch

sử). Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Trên cơ sở tài liệu thực địa, các
tài liệu từ sách báo và nhiều nguồn khác để rút ra những nhận định, đánh giá,
tiểu kết, kết luận.
5. Đóng góp của luận văn
Làm rõ những điều kiện về tự nhiên, dân cƣ, xã hội để phát triển kinh tế biển
ở Vân Đồn; Khái quát thực trạng tình hình hoạt động kinh tế biển, đặc biệt là
những hoạt động kinh tế biển chủ đạo ở huyện đảo Vân Đồn giai đoạn 1994 2012; Đánh giá những thành tựu, hạn chế của kinh tế biển Vân Đồn giai đoạn
1994 - 2012 và nguyên nhân của nó, từ đó thấy đƣợc tác động của kinh tế biển
tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.
Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tham mƣu của
Huyện ủy, UBND huyện Vân Đồn, các cơ quan hữu trách, các trƣờng học, cơ
sở đào tạo khi tìm hiểu về kinh tế biển.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Điều kiện phát triển kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh
Quảng Ninh.
Chƣơng 2: Hoạt động kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn giai đoạn
1994 - 2012.
Chƣơng 3: Tác động của kinh tế biển tới đời sống kinh tế, xã hội huyện
đảo Vân Đồn.

7


Chƣơng 1

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Điều kiện tự nhiên

Với quy mô diện tích khoảng 2.171 km2 trong đó diện tích đất tự nhiên
551 km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, diện tích vùng biển rộng
1.620 km2, Vân Đồn có những điểm khác biệt rất lớn so với 14 khu kinh tế ven
biển của cả nƣớc, điều kiện giao thông thuận lợi cả đƣờng bộ, hàng không,
đƣờng biển. Cùng với đó là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan,
sinh thái, vùng biển rộng với hơn 600 đảo đá và đất là điều kiện để Vân Đồn có
cơ hội phát triển công nghiệp giải trí và kinh tế biển.
Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc
của tổ quốc, phía Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh, đƣợc hợp thành từ hai quần
đảo Cái Bầu và Vân Hải. Phía Bắc giáp với vùng biển thuộc hai huyện Tiên
Yên và Quảng Hà. Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, ngăn cách nhau bởi lạch biển
Cửa Ông và sông Voi Lớn. Phía Đông giáp với vùng biển thuộc huyện Cô Tô
và phía Nam giáp với vịnh Hạ Long, vùng biển Cát Bà- Hải Phòng. Huyện Vân
Đồn nằm trong khung tọa độ địa lý sau: 20o40' - 21o16' Vĩ độ Bắc; 107o15' 108o00 Kinh độ Đông. Đảo lớn nhất là Cái Bầu với 17.212ha gồm thị trấn Cái
Rồng và 6 xã, trƣớc có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất
liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa
phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tƣơng đối lớn. Huyện lỵ là thị
trấn Cái Rồng nằm trên đảo Cái Bầu. Tuyến đảo Vân Hải nằm ở phía Đông
Nam của huyện, gồm các đảo lớn nhƣ: Trà Bàn, Cao Lô, Cảnh Tƣớc, Đông
Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng…và một loạt các đảo nhỏ khác, thành một vành
đai che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm
nửa già diện tích của đảo Trà Bàn, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo
Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận khác [7, tr.3].
8


Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm lưu trữ - Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Ninh
Vân Đồn nằm trên tuyến đƣờng hàng hải quốc tế sôi động của khu vực, ở
điểm giữa của tuyến đƣờng biển Hạ Long - Móng Cái thông thƣơng với các địa

phƣơng trong nƣớc qua Quốc lộ 18A, 4B và thông qua đƣờng biển đến với thế
giới. Nếu đi theo đƣờng biển từ cảng Vạn Hoa hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái
Bầu sẽ đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200 hải lý, Hồng
Kông 580 hải lý và Singapore 1.300 hải lý, đây là khoảng cách mà các doanh
9


nghiệp lữ hành coi là lý tƣởng để mở các tour du lịch đƣờng biển quốc tế. Vân
Đồn là một huyện đảo có nhiều lợi thế về giao thông đƣờng biển, hàng không
và đƣờng bộ. Đặc biệt, Vân Đồn là điểm giao thoa của hành lang kinh tế: một
vành đai kinh tế Việt - Trung và hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) [34, tr.2]. Đây
có thể nói là những lợi thế vƣợt trội và khác biệt của huyện đảo này. Đặc biệt
với điều kiện vị trí địa lý và sự phong phú về tài nguyên biển đảo đã tạo cho
Vân Đồn nhiều điều kiện lý tƣởng cho phát triển công nghiệp giải trí và các
loại hình du lịch chất lƣợng cao. Đây chính là yếu tố cốt lõi để Vân Đồn trở
thành trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái biển đảo lớn có đủ sức
cạnh tranh trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
Vân Đồn là huyện có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị mạnh.
có rừng, có biển, có đảo đá, đảo đất. Chính những kiểu địa hình ấy đã tạo cho
cảnh quan thiên nhiên Vân Đồn có những nét đặc trƣng, hấp dẫn đặc biệt. Hình
thái chủ yếu của địa hình khu vực Vân Đồn là đồi núi thấp và đảo đá với diện
tích khoảng 41.530 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Một
phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển chiếm 1,5% tổng diện
tích toàn huyện. Nhƣ vậy, kiểu địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích trên
các xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ trải
dài từ bến phà Tài Xá tới xã Hạ Long.Vân Đồn có ít sông ngòi, núi có nhiều
nhƣng không cao, mà chủ yếu là núi đá vôi. Các đảo lớn gần đất liền có núi cao
trên 300m, các đảo nhỏ và xã chỉ có núi cao dƣới 200m. Núi Nàng Tiên ở đảo
Trà Bản (Bản Sen) cao 450m, núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397m. Địa hình

thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình là 40m so với mặt
biển; độ dốc trung bình 250, ít bằng phẳng và thƣờng bị chia cắt. Hệ thống đảo
ở các khu vực Vân Đồn hầu hết nằm trong đới địa chất duyên hải Bắc Bộ,
hƣớng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc - Tây Nam, song song với bờ biển của đất
liền. Vân Đồn là một huyện đảo đƣợc tạo bởi trên 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm
10


trong vịnh Bái Tử Long thơ mộng, bên cạnh vịnh Hạ Long đã 2 lần đƣợc
UNESCO công nhận là di sản thế giới về giá trị cảnh quan và địa hình địa mạo.
Vân Đồn vừa có núi đá, vừa có núi đất, trên là rừng, dƣới là biển, có bãi cát
trắng mịn độ thoải lớn đó là những bãi tắm đẹp: Bãi Dài, Minh Châu, Sơn Hào
Quan Lạn, Ngọc Vừng ... nằm rải rác trên khắp các đảo.
Xen vào đó là những khu rừng nguyên sinh quý hiếm nhƣ: rừng Bãi
Dài, rừng trâm Minh Châu, rừng Ba Mùn, cùng với đó là rất nhiều di tích lịch
sử, văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của cộng đồng dân cƣ…
Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng để Vân Đồn xây dựng các
sản phẩm du lịch đặc trƣng. Không chỉ có biển, đảo, Vân Đồn còn có một thế
giới động thực vật hết sức phong phú. Vân Đồn có thềm lục địa rộng lớn
khoảng 1.600km2 nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nhiều vũng, vịnh, bãi triều
và rừng ngập mặn tạo nên nguồn hải sản khá phong phú cả về số lƣợng và
chủng loại. Theo thống kê của các ngành chức năng, Vân Đồn hiện có hệ
động vật thủy sinh khá phong phú với 51 loài động vật phù du, 132 loài động
vật thủy sản có giá trị cao nhƣ: sá sùng, cầu gai, bào ngƣ, hải sâm, trai ngọc…
Khả năng cho phép khai thác hàng năm từ 10 -15 ngàn tấn: Trong đó cá nổi
cho phép khai thác từ 7 - 9 ngàn tấn/năm.
Các loại động vật quý hiếm khác cũng rất phong phú với nhiều loài nhƣ :
báo lửa, cầy hƣơng, rái cá, khỉ vàng, tắc kè và nhiều cây dƣợc liệu quý nhƣ: ba
kích, ngũ da bì, đằng đằng... Cùng với đó, san hô và rạn san hô ở vùng này tuy
chƣa tới mức độ phong phú nhƣ một số vùng khác ở nƣớc ta, do những nguyên

nhân địa chất biển, hải văn và môi trƣờng liên quan, nhƣng vẫn có những đặc
điểm riêng. Khảo sát sơ bộ cho thấy trong vùng có 66 loài san hô đá, 13 loài
san hô sừng và thân mềm… Thềm đảo phía Nam gần Cửa Đối - Quan Lạn là
nơi tập trung san hô sau phía Bắc và Đông Bắc. Tại khu vực hƣớng chính đông
của đảo Ba Mùn cũng là khu vực tập trung san hô với trên 30 loài. Ốc cũng rất
phong phú, đặc biệt một số loài ốc có giá trị cao, chỉ có nhiều ở vùng này nhƣ
11


ốc sao, ốc hƣơng, ốc đá, ốc đế... Huyện có hàng nghìn ha rừng với các loại gỗ
quý nhƣ thiết đinh, lát hoa, kim giao, thông tre, táu mật, lim xanh... Với sự đa
dạng và phong phú của các loài động, thực vật, đặc biệt với những khu rừng
nguyên sinh nhiệt đới vẫn còn đƣợc bảo tồn nguyên vẹn trong Vƣờn Quốc gia
Bái Tử Long chính là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng để phát
triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng trên địa bàn. Trong số các
danh lam, di tích, nổi bật của Vân Đồn có thể kể đến là khu rừng nguyên sinh
trên đảo Ba Mùn. Hệ sinh thái ở đây vô cùng phong phú và đa dạng với hơn
700 loài động vật bậc cao, hơn 2.000 loài thực vật. Gần đây, lƣợng khách đến
tham quan đảo Ba Mùn ngày một đông, chủ yếu là các đoàn khách thích du lịch
mạo hiểm, khám phá những nét độc đáo, hoang sơ riêng có của thiên nhiên,
rừng núi vịnh Bái Tử Long [7, tr.3].
Ở Vân Đồn, khả năng bãi bồi, bãi triều ven biển có thể khoanh nuôi
trồng thuỷ sản rất lớn: 10.696 ha, tập trung ở các bãi sú vẹt và cát pha bùn trên
đảo Cái Bầu. Nguồn lợi từ biển này là nguồn thu lớn và tạo cơ sở cho Vân Đồn
phát triển thế mạnh kinh tế biển với nghề nuôi trồng thủy hải sản. Thêm vào đó,
chạy dọc suốt bờ biển các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu là những bãi cát trắng
dài tới hàng chục km. Đây là nguồn nguyên liệu làm thủy tinh cung cấp cho
hầu hết các nhà máy sản xuất kính ở miền Bắc nƣớc ta do Công ty Cổ phần
Viglacera Vân Hải khai thác. Bởi vậy, Vân Đồn còn đƣợc mệnh danh là một
trong những “vƣơng quốc” cát trắng ở Việt Nam.

Nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, bên cạnh vịnh Hạ Long, Vân Đồn có
tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Trong lòng các
núi đá vôi ở Vân Đồn ẩn chứa nhiều hang động kỳ vĩ, có ý nghĩa lịch sử nhƣ:
hang Nhà Trò, hang Hà Giắt, Soi Nhụ và nhiều động đá đẹp nhƣ Thông Thiên
trên núi Phất Cờ, với hệ thống thạch đá và nhũ đá rất đẹp song còn nguyên sơ
vì chƣa có sự tác động của bàn tay con ngƣời. Ngoài ra trong các hang động
này còn chứa đựng cả những giá trị lớn lao về lịch sử, tại một số hang động đã
12


tìm thấy nhiều di chỉ, hiện vật thuộc nền văn hóa Hạ Long. Ven chân các đảo
có nhiều vũng, bãi gian triều đất bùn hoặc nhiều bãi cát hẹp, bãi đá do xô trƣợt
từ núi xuống hoặc nổi tự nhiên, một số bãi đá gốc chân đảo rộng từ 30m đến
70m ngập chiều theo chu kỳ. Một số vùng rộng vừa có bãi bùn, vừa có bãi cát,
bãi đá,vừa có chỗ sâu, cảnh quan đẹp, thuận lơi leo trú tàu thuyền, diện tích
hàng trăm hecta nhƣ vùng Cái Quýt, vũng Ổ Lợn (đảo Ba Mùn), bãi cát dài
hàng cây số ở bán đảo Minh Châu - Cửa Đối - Hòn Trụi trên đảo Quan Lạn.
Thế giới động thực vật cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
hoạt động du lịch. Ngày nay khi mức sống của con ngƣời đƣợc nâng cao, áp
lực của công việc, sự ô nhiễm môi trƣờng sống ngày càng tăng lên, ngƣời ta
càng muốn đƣợc trở về với thiên nhiên. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Vân Đồn không chỉ có biển, đảo mà còn có một thế giới động thực
vật hết sức phong phú. Có thể nói Vân Đồn là nơi chứa đựng sự đa dạng sinh
học vào loại bậc nhất khu vực Hạ Long. Với sự đa dạng phong phú của các loài
động thực vật đặc biệt với những khu rừng nguyên sinh nhiệt đới vẫn còn đƣợc
bảo tồn nguyên vẹn trong vƣờn quốc gia, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch
tự nhiên quan trọng để phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng
nhƣ du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu tự nhiên.
1.2. Điều kiện dân cƣ - xã hội
Vân Đồn đƣợc biết đến là vùng đất có lịch sử lâu đời, ngay từ thời tiền

sử con ngƣời đã có mặt và sinh sống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm của
lịch sử những dấu ấn của ngƣời xƣa vẫn còn để lại qua các di chỉ khảo cổ học
quan trọng. Di chỉ khảo cổ ở đây có mật độ đậm đặc. Hang Soi Nhụ là một di
chỉ thuộc trung kỳ đồ đá mới, trƣớc cả văn hóa Hạ Long. Tại thôn Ðá Bạc xã
Minh Châu có di chỉ mộ cổ thời Hán. Con ngƣời đã có mặt trên các đảo của
huyện Vân Đồn từ rất sớm. Theo thời gian những cƣ dân ấy vẫn gắn bó với
mảnh đất này để xây dựng và phát triển. Lịch sử đã ghi nhận nơi đây đã từng có
những thời kỳ kinh tế, thƣơng mại phát triển rực rỡ mà sự ra đời và phát triển
13


thƣơng cảng Vân Đồn là một ví dụ. Vì vậy, đến nay Vân Đồn vẫn còn gìn giữ
đƣợc một hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú,
đây cũng là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng cho phát triển du lịch [23, tr.2].
Các đảo trong khu vực Vân Đồn còn lƣu giữ các giá trị văn hóa thuộc
nền văn hóa Hạ Long. Cuối năm 1937 nhà khảo cổ học Thụy Điển An-ĐécXen và hai chị em nhà khảo cổ học ngƣời Pháp M.Co-Li-Na đã đi điền giã
nhiều tháng đến các bãi biển, hang động trên các đảo Ngọc Vừng, Cống Đông,
Cống Tây, Thoi Giếng, Soi Nhụ...Họ đã phát hiện ra nhiều hiện vật công cụ
bằng đá của ngƣời nguyên thủy nhƣ: bàn mài, chày nghiền, mảnh tƣớc, vòng
tay...Từ đó tới nay các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục khảo cổ khai quật và đã
phát hiện thêm nhiều di chỉ khảo cổ trong khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long có giá trị. Năm 1968 các nhà khảo cổ đó phát hiện ra hang Soi Nhụ tìm
thấy vại sành, vỏ hà ốc có niên đại cách đây 4000 năm. Các nhà khảo cổ học
Việt Nam và thế giới đã gọi các di chỉ này thuộc nền văn hóa Hạ Long có niên
đại cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm.
Vân Đồn là nơi dân cƣ sinh sống khá đông đúc trong đó có nhiều ngƣời
bản địa. Qua quá trình sinh sống ở đây họ đã sống tạo ra nhiều giá trị văn hóa
mang tính địa vực nhƣ: canh tác lúa nƣớc trên đất dốc, đánh bắt chế biến thủy
hải sản, sử dụng tài nguyên rừng, phong tục tập quán ăn sóng, nói gió. Cùng
với sự chịu thƣơng, chịu khó lao động, phẩm chất chất phác của cƣ dân biển đã

hình thành và bảo tồn tới ngày nay nhiều lễ hội và các hình thức nghệ thuật
biểu diễn truyền thống nhƣ hội đình Quan Lạn với các trò chơi dân gian mang
văn hóa biển nhƣ tế thần biển, đua thuyền và hò biển.
Tên Vân Ðồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân
(nay thuộc xã Quan Lạn) nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ
của vùng quần đảo hiểm yếu, nên theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân,
trấn giữ vùng biển Đông Bắc, của quân đội nhà Tiền Lê . Sang triều Lý năm
14


1149 vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng thời Vân Đồn trở
thành thƣơng cảng đầu tiên của Đại Việt trong giao thƣơng với các nƣớc trong
khu vực Đông Á và Thế giới nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Inđônêsia… Thƣơng cảng Vân Đồn thịnh vƣợng suốt 3 triều đại là: Lý Trần, Hậu Lê (Lê sơ) rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc.
Di tích Thƣơng cảng Vân Đồn còn lại vừa chứa đựng dấu ấn của nhà
Trần về chiến công chống quân Nguyên lại vừa có dấu ấn về giao thƣơng, buôn
bán. Trận Vân Đồn năm 1288 trên dòng sông Mang (Quan Lạn) gắn liền với
tên tuổi của danh tƣớng Trần Khánh Dƣ. Dƣới sự chỉ huy của ông, quân dân
nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền lƣơng của Trƣơng Văn Hổ, góp phần quan
trọng vào chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288. Sau khi Thƣơng
cảng Vân Đồn đƣợc hình thành từ thời Lý (1149), đến thời Trần đã phát triển
tới hƣng thịnh. Các bến thuyền cổ trung chuyển hàng hoá gồm hƣơng liệu, gốm
sứ, lâm thổ sản hình thành dọc ven sông Bạch Đằng, Cửa Lục cho tới các đảo
Cống Đông, Quan Lạn. Tại đảo Cống Đông (nay là xã Thắng Lợi), các nhà
khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều công trình kiến trúc Phật giáo quy mô
thời Trần nhƣ chùa, tháp, nhiều di vật bia đá, lan can, chân kê cột... Đây là
những minh chứng rõ nhất cho sự phát triển phồn thịnh về thƣơng mại dƣới
triều nhà Trần [19, tr.2].
Trong quá trình lịch sử phát triển, Vân Đồn đã nhiều lần thay tên, có lúc
gọi là huyện và cũng có lúc gọi là châu. Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công,

huyện Vân Đồn thuộc Châu Cẩm Phả, bao gồm: Thị xã Cẩm Phả và huyện Vân
Đồn ngày nay.
Ngày 19 - 7 - 1946, Bộ nội vụ ra nghị định số 269-NV/NĐ tạm lập lại
tỉnh Quảng Yên và khu đặc biệt Hòn Gai, ủy ban hành chính khu Đặc Biệt, chịu
quyền điều khiển, kiểm soát trực tiếp của ủy ban hành chính Bắc Bộ. Khu Đặc
Biệt Hòn Gai gồm: Cẩm Phả bến, Cẩm Phả mỏ, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai, Bãi
Cháy và Châu Cẩm Phả (gồm đảo Cái Bầu và phố Ba Chẽ).
15


Ngày 9 - 7 - 1947, Bộ nội vụ quốc phòng ra quyết định số 99- NV/QP
chuyển các phủ huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh (thuộc tỉnh Hải
Dƣơng); Thủy Nguyên thuộc tỉnh Kiến An và khu Đặc Biệt Hòn Gai thuộc
quyền điều khiển của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Yên sáp nhập đặc khu
Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng, đảo Cái Bầu thuộc
liên tỉnh Quảng Hồng.
Đến tháng 12 năm 1948, Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa quyết định thành lập huyện Cẩm Phả (đƣợc tách ra khỏi thị xã Cẩm Phả).
Ngày 6 - 3 - 1957, Uỷ ban hành chính Hồng Quảng ra quyết định số 336TCCB chia xã Vân Hải thành 4 xã: Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Minh
Châu. Ngày 12 - 12 - 1957 Uỷ ban hành chính khu Hồng Quảng ra quyết định
số 622-TCCB thành lập xã Vạn Hoa. Ngày 16 - 7 - 1964, Bộ nội vụ ra quyết
định số 198-NV, sáp nhập xã Cô Tô và xã Thanh Lân vào huyện Cẩm Phả.
Ngày 16 - 9 - 1966, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định số 185-CP, sáp nhập xã
Thắng Lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16 - 1 - 1979 Hội
đồng chính phủ ra quyết định số 17-CP giải thể xã Văn Châu sáp nhập vào xã
Cộng Hòa, chuyển đất đai dân xã Cộng Hòa về thị xã Cẩm Phả, sáp nhập xã
Cộng Hòa của huyện Cẩm Phả vào thị xã Cẩm Phả.Ngày 10 - 9 - 1981, Hội
đồng Bộ Trƣởng ra quyết định số 63-HĐBT, giải thể xã Tân Hải, sáp nhập vào
xã Ngọc Vừng, giải thể xã Ngọc Hà sát nhập vào xã Đông Xá và xã Hạ Long,
thành lập thị trấn Cái Rồng huỵên Cẩm Phả. Ngày 16 - 4 -1988, Hội đồng Bộ

Trƣởng ra quyết định số 6HĐBT hợp nhất xã Vạn Yên và xã Vạn Hoa thành xã
Vạn Yên. Đến ngày 23 tháng 3 năm 1994, chính phủ ra quyết định số 28/CP,
tách hai xã Cô Tô và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô.
Đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn.
Hiện nay, Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11
xã: 6 xã trên đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu,
ở phía Tây Bắc của huyện là các xã: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết,
16


×