Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG KINH tế tự DO TRONG LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.08 KB, 21 trang )

3

Chuyên đề 3
TƯ TƯỞNG TỰ DO KINH TẾ TRONG
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
1. Tự do kinh tế và sự hình thành tư tưởng tự do kinh tế
Tư tưởng tự do kinh tế là lý thuyết kinh tế tư sản, coi nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa là hệ thống hoạt động tự động, do các quy luật kinh tế khách
quan tự phát điều tiết. Tư tưởng cơ bản của nó là tự do kinh doanh, tự do tham
gia thị trường, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
- Tư tưởng tự do kinh doanh được đặt nền móng từ các nhà kinh tế học
tư sản cổ điển, bắt đầu từ Wiliam Petty, được Ađam Smith tục phát triển. Sau
này được LeonWalras (Trường phái cổ điển mới) kế tục trong lý thuyết “Cân
bằng tổng quát”.
Wiliam Petty (1623- 1687) là người đầu tiên đề cập đến tư tưởng tự do
kinh doanh. Là nhà khoa học tự nhiên đến với kinh tế học, Wiliam Petty chịu
ảnh hưởng rất nhiều của phương pháp phân tích của khoa học tự nhiên, luôn
coi kinh tế là một quá trình phát triển tự nhiên với những quy luật khách quan
vốn có của nó, không chấp nhận những hành động can thiệp tư bên ngoài vào,
nhất là sự can thiệp của nhà nước. Theo Ông, trong chính sách kinh tế cũng
như trong y học cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng
hành động cưỡng bức riêng của mình để chống lại những quá trình đó.
- Tư tưởng tự do kinh tế tiếp tục được trường phái trọng nông Pháp kế
thừa phát triển. Chủ nghĩa trọng nông Pháp xuất hiện vào giữa thế kỷ XVIII.
Trong thời gian này ở Pháp nông nghiệp bị sa suốt nghiêm trọng do chính
sách của Bộ trưởng tài chính Coobe (hy sinh nông nghiệp để phát triển công
nghiệp”, muốn đưa nước Pháp thành công xưởng của thế giới. Trong nông
nghiệp, nông dân phải đóng siêu cao thuế nặng cho địa chủ, nhà thờ, tăng lữ
do đó họ không quan tâm đế sản xuất; ruộng đất bị bỏ hoang, nông dân lìa bỏ



4

ruộng đồng ra thành thị đi kiếm sống, nông nghiệp suy tàn dẫn đến nền kinh
tế khủng hoảng; đời sống nông dân ngày càng khó khăn. Nhà văn Vo te đã
mĩa mai: Nông dân bàn tán về lúa mỳ hơn là về thượng đế. Từ đó, trường phái
trọng nông ra đời, nhằm khôi phục phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp
ra khỏi tình trạng bế tắc, suy sụp, vạch rõ con đường và các hình thức phát
triển nông nghiệp, giải phóng người nông dân khỏi quan hệ phong kiến. Chủ
nghĩa trọng nông Pháp đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa trọng thương.
Những người trọng nông bảo vệ tư tưởng tự do kinh tế, họ cho rằng
các quy luật khách quan chi phối hoạt động của con người. Trường phái này
tin tưởng tuyệt đối vào quy luật tự nhiên và tính hơn hẳn của nông nghiệp.
Đại biểu xuất sắc nhất của trường phái này là Francois Quesney ( 1694-1774).
Ông đã xây dựng lý thuyết về “Trật tự tự nhiên”. Theo Francois Quesney, có
hai loại quy luật: Quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật
luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế. Quy luật kinh tế cũng tác động tất yếu
như quy luật vật lý.
Ông kêu gọi nên tuân theo quyền tự nhiên và trật tự tự nhiên, đó là
quyền chính đáng và tối cao cơ bản. Đối lập với quyền tự nhiên là quyền lập
pháp đem lại. Chủ nghĩa trọng nông Pháp phủ nhận vai trò của Nhà nước.
Họ cho rằng chính quyền nên để nông dân tự lựa chọn đất đai, cây trồng,
phương pháp canh tác, tự do cạnh tranh và hoạt động, tự do trao đổi của cải
sản xuất được tuỳ theo lợi ích cá nhân của họ. Nhà nước nên tránh can thiệp
vào các hoạt động của các cá nhân và của dân chúng, vì sự can thiệp sẽ làm
sai lệch trật tự tự nhiên, mà trật tự tự nhiên bao giờ cũng hoàn hảo.
Theo họ tự do hoạt động kinh doanh thực sự phải dựa trên cơ sở: “Con
người phải được quyền sở hữu bản thân mình, sở hữu các động sản, bất động
sản, tức là có quyền chiếm đoạt các sản nghiệp, cũng giống như quyền của
con chim én đối với tất cả con ruồi nhỏ đang bay trong không khí”. Họ thừa



5

nhận vai trò tự do của con người, coi đó là luật tự nhiên của con người, không
thể thiếu được.
Tuy nhiên, để tự do của người này không xâm phạm vào quyền tự do
của người khác, cần phải có nhà nước và sự bảo vệ của nó bằng luật pháp. Do
đó, tư hữu - an sinh - tự do là nền tảng của một trật tự xã hội đầy đủ.
- Tư tưởng tự do kinh tế này được tiếp tục phát triển trong tác phẩm
nghiên cứu về “Nguyên nhân và bản chất giàu có của các dân tộc”, lý thuyết
về “Con người kinh tế" và “Bàn tay vô hình” của Adam Smith (1723-1790)
Học thuyết của A. Smith nghiên cứu sâu sắc và ủng hộ tư tưởng tự do
kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Thuyết “Bàn tay vô
hình” là học thuyết chủ đạo của Adam Smith về tư tưởng tụ do kinh tế. A.
Smith cho rằng trong quá trình trao đổi sản phẩm thì mọi người đều vì mục
đích của cá nhân mình, song có một “Bàn tay vô hình làm cho mục đích của
xã hội đạt được thậm chí ngoài cả mong đợi của con người. Bàn tay vô hình
đó chính là các quy luật kinh tế hách quan.
Theo Smith trong kinh doanh, các thực thể kinh tế (Con người kinh tế,
doanh nghiệp...), luôn chịu chi phối bởi “bàn tay vô hình” và chịu tác động
bởi lợi ích cá nhân.
Điều kiện để quy luật kinh tế hoạt động là nền kinh tế phải được phát
triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do
mậu dịch.
A.Smith đề cao vai trò cá nhân, ủng hộ tư hữu tư nhân, ca ngợi cơ chế
tự điều tiết của nền kinh tế thị trường. Theo Ông, lợi ích cá nhân là động lực
cho cá nhân và cả xã hội phát triển. Để bàn tay vô hình hoạt động, cần cho cá
nhân sở hữu các điều kiện vật chất cho sản xuất (người lao động sở hữu bản
thân, tức tự do thân thể; nhà kinh doanh sở hữu các động sản và bất động



6

sản...), nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, mà chỉ như “Người lính
canh gác đêm” bảo vệ chế độ tư hữu và giữ gìn trật tự an sinh xã hội.
- Tư tưởng tự do kinh tế của A.Simth được David Ricardo (1772-1 823)
tiếp tục kế thừa và phát triển. Ông tôn trọng, đề cao các quy luật kinh tế và tự
do kinh tế. Tư tưởng nêu trên được đề cập trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản
chất và nguyên nhân giầu có của các dân tộc” (1776).
- Tư tưởng tự do kinh tế, sau này được LeonWalras b(1834-1910)
(trường phái cổ điển mới) tiếp tục trong lý thuyết “Cân bằng tổng quát”. Cơ
sở lý luận của tư tưởng này là quan điểm: Do giá cả và tiền công linh hoạt
nên các doanh nghiệp chỉ cung ứng ở mức sản lượng tiềm năng và do đó sự
can thiệp của nhà nước là có hại. Tư tưởng tự do kinh doanh giữ vị trí thống
trị cho đến tận những năm 30 của thế kỷ XX.
2. Tư tưởng tự do kinh tế
* Tư tưởng tự do kinh tế của A. Smith
A. Mith là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế chính trị
tư sản cổ điển và được xem như một tiền bối lớn của C. Mác. Phương pháp luận
của S. Mith dựa trên quan điểm tự do, thể hiện trong tư tưởng “Trật tự tự nhiên”.
Nếu trường phái trọng nông ca ngợi trật tự tự nhiên trên cơ sở luật tự
nhiên đối lập với luật chế định, thì tư tưởng tự do kinh tế của A. Mith lại
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước. Ông xây dựng lý
thuyết “Bàn tay vô hình”. Về thực chất là lý thuyết về cơ chế thị trường tự
điều tiết.
Điểm xuất phát trong nghiên cứu lý luận kinh tế của Ông là nhân tố:
“Con người kinh tế”, những con người này hợp thành xã hội. Do đó xã hội là
liên minh của những người trao đổi và thông qua việc thực hiện những quan hệ
trao đổi thì nhu cầu của người ta mới được thoả mãn. “Hãy đưa cho tôi cái mà
tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”.



7

A. Mith cho rằng, đó là một thiên hướng phổ biến và tất yếu của xã hội.
Nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại của xã hội loài người. Khi trao đổi, con
người chịu sự chi phối bởi lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp
chi phối con người hoạt động trao đổi. Nhưng khi chạy theo lợi ích cá nhân thì
con người kinh tế còn chịu sự tác động của “Bàn tay vô hình”. Với sự tác động
này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi lại vừa đồng thời thực hiện một
nhiệm vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội.
“Bàn tay vô hình” chính là các quy luật kinh tế khách quan, là “Một trật tự
tự nhiên”.
Để có hoạt động của “Bàn tay vô hình”, cần phải có những điều kiện nhất
định đó là:
Thứ nhất, tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Thứ hai, nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do
sản xuất, tự do liên doanh và tự do mậu dịch.
Theo S. Mith chỉ có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới có
những điều kiện kể trên. Vì vậy xã hội tư bản mới là xã hội bình thường được
xây dựng trên cơ sở trật tự tự nhiên. Còn trong xã hội trước đó- xã hội chiếm
hữu nô lệ, xã hội phong kiến- là những xã hội không bình thường
Trên cơ sở tự do kinh tế mà hình thành mối quan hệ phụ thuộc vào
nhau giữa người và người. Trong nền kinh tế hàng hoá, con người luôn luôn
có quan hệ kinh tế với nhau. Do vậy, cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn
trọng “Bàn tay vô hình”. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá phải được
phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình.
Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có
hoạt động riêng của nó. Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu của
các nhà tư bản, bảo vệ hoà bình, không để nội chiến, ngoại xâm. Đôi khi nhà

nước cũng có nhiệm vụ kinh tế, khi nhiệm vụ đó vượt quá sức của các doanh


8

nghiệp như xây dựng cầu, cảng, đường xá, đắp đê hay xây dựng các công
trình kinh tế lớn.
A. Mith cho rằng, quy luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách
kinh tế của nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của các quy
luật kinh tế. Sự hài hoà của tự nhiên tồn tại trong thế giới kinh tế khiến cho
chính phủ can thiệp vào hầu hết các vấn đề vừa không cần thiết và vừa không
mong muốn. Xã hội muốn giầu có, phải được phát triển theo tinh thần tự do.
Tóm lại: Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của A. Mith đã đề cao vai trò
của các quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết kinh tế thị trường, đề cao
tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh
của các chủ thể kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, là sức mạnh điều
tiết sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
*. Lý thuyết tự do kinh tế của L. Walras (1834- 1910)
Cũng như các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, các nhà kinh tế
thuộc trường phái cổ điển mới ủng hộ tư tưởng tự do kinh doanh. Họ cho
rằng, hoạt động tự do của các doanh nhân theo sự biến động tự phát của quan
hệ cung - cầu và giá cả trên thị trường là điều kiện cơ bản cho sự phát triển và
cân đối trên thị trường. Trên cơ sở đó, L.Walras đã đưa ra lý thuyết cân bằng
tổng quát giữa các thị trường. Lý thuyết này là sự phát triển tư tưởng tự do
kinh tế của A. Smith.
- Lý thuyết này tập trung quan điểm vào cơ chế thị trường tự điều tiết
trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
+ Hoạt động tự do của các doanh nhân theo sự biến động tự phát của
quan hệ cung - cầu và giá cả, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển và cân đối
cung cầu trên thị trường.

+ Tự do kinh tế là sức mạnh của cơ chế thị trường. L.Walras tin tưởng
vững chắc vào tự điều tiết của cơ chế đó. Theo ông, cơ chế tự điều tiết của


9

“Bàn tay vô hình” làm cho quá trình tái sản xuất đảm bảo được những tỷ lệ
cân đối và duy trì được sự phát triển bình thường.
- Theo L.Walras, nền kinh tế thị trường có ba loại thị trường:
+ Thị trường sản phẩm (hàng hoá), là nơi mua và bán hàng hoá, giá cả
là tương quan trao đổi giữa các hàng hoá.
+ Thị trường vốn (tư bản) là nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất cho vay là
giá cả của tư bản.
+ Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân, tiền công là giá cả
của lao động
Ba loại thị trường này độc lập với nhau, song nhờ hoạt động của doanh
nhân mà chúng có quan hệ với nhau. Muốn sản xuất, doanh nhân phải vay
vốn trên thị trường tư bản, thuê công nhân trên thị trường lao động. Trên hai
thị trường này, doanh nhân biểu thị là sức cầu. Sản xuất được hàng hoá, doanh
nhân bán trên thị trường sản phẩm. Tại đây, doanh nhân là sức cung.
- Để vay tư bản, doanh nhân phải trả lợi tức (Z ’), để thuê lao động
doanh nhân phải trả tiền công, Z’ + tiền công = chi phí sản xuất.
Nếu giá bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất thì doanh nhân có lợi.
Doanh nhân sẽ mở rộng sản xuất, vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân, sức
cầu của doanh nhân tăng. Ngược lại, khi mở rộng sản xuất, sức cung hàng hoá
nhiều hơn, giá hàng hoá giảm, thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả
hàng hoá giảm xuống ngang với chi phí sản xuất thì cung và cầu của hàng hoá
cân bằng, doanh nhân sẽ dừng việc sản xuất thêm, không vay thêm tư bản và
thuê thêm công nhân. Giá hàng hoá ổn định làm cho lãi suất và tiền công ổn
định. Cả 3 thị trường đều cân bằng cung- cầu. Nền kinh tế ở trạng thái cân

bằng tổng quát.


10

- Điều kiện để có sự cân bằng thị trường là sự cân bằng giữa giá hàng
và chi phí sản xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng
được thực hiện thông qua dao động của cung cầu.
* Lý thuyết tự do kinh tế của A. Marshall
Alfred Marshall (1842 - 1924) là giáo sư trường Đại học tổng hợp
Cambridge. Ông là người đứng đầu trường phái Cambridge. Lý thuyết của ông là
sự tổng hợp các lý thuyết đã có trước thế kỷ XIX như: Lý thuyết chi phí sản xuất,
cung cầu, năng suất bất tương xứng, với lý thuyết mới của thế kỷ XIX như ích lợi
giới hạn, năng suất giới hạn. Tư tưởng tự do kinh tế của Ông được biểu hiện tập
trung ở lý thuyết về giá cả.
Theo A.Marshall giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hoá và tiền
tệ được trao đổi với nhau. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường Ông cho rằng, một
mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì cung - cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt
khác, cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp với cung cầu.
Ông đưa ra khái niệm “giá cung” và “giá cầu”
Giá cung (hình 2b) là giá mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức
đương thời. Giá cung do chi phí sản xuất quyết định. Chi phí sản xuất bao gồm chi
phí ban đầu (chi phí mà doanh nghiệp phải chịu bất kể có hay không có sản
lượng) và chi phí phụ thêm (chi phí nguyên liệu, lương công nhân).
Giá cầu (hình 2a) là giá người mua có thể mua số lượng hàng hoá hiện tại,
được quyết định bởi ích lợi giới hạn.


11


Hình 2a: Giá cầu

Hình 2b: Giá cung

Gi¸

Gi¸


S
D

Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay Sè lîng
giá cả thị trường. Khi đó sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng lẫn khuynh hướng
giảm, lượng hàng hoá sản xuất, thế cân bằng được thiết lập (hình 2c). Như vậy,
giống L.Walras, A.Marshall Số
tin lượng
tưởng vào sự tự điều tiết của kinh tế thị trường
trên cơ sở sự vận động của cung cầu
Đồng thời với lý luận cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế phái cổ điển
mới, cũng như phái cổ điển đều thấy khi nền kinh tế phát triển, chức năng của
nhà nước tăng lên. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, sự xuất hiện của
các tổ chức độc quyền và những vấn đề tái sản xuất sức lao động.


12

Hình 2c: Giá cả cân bằng

Gi¸



D

S

M
Tuy nhiên, họ cho rằng, tự do kinh doanh là sức mạnh của nền kinh tế
thị trường. Qui luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách kinh tế của nhà
nước có thể kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động của các quiSè
luậtlîng
kinh tế. Họ có
niềm tin vững chắc vào cơ chế thị trường và sự tự điều tiết hoạt động cung cầu và giá cả.
3. Lý thuyết của trường phái tự do mới
Với sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
và lý thuyết cuae Keynes về vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước lần
đầu tiên chủ nghĩa tự do cũ mất vị trí thống trị.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 càng chững minh sự
sụp đổ của học thuyết tự do kinh tế. Hơn nữa những thành tựu nhất định của
các nước xã hội chủ nghĩa trong quản lý nền kinh tế theo kế hoạch càng
chứng tỏ vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước. Thực tiễn đó tác động mạnh


13

ti t tng t do kinh t. Trc tỡnh hỡnh ú cỏc nh kinh t t sn phi sa
i li h thng lý thuyt t do kinh t cho phự hp vi tỡnh hỡnh mi. T ú
ch ngha t do mi ra i.
Ch ngha t do mi l mt trong cỏc tro lu t tng t sn hin i.
Cỏc lý thuyt ca ch ngha t do mi u th hin s ỏp dng v kt hp tt

c cỏc quan im cng nh phng phỏp lun ca cỏc trng phỏi hỡnh
thnh h t tng mi nhm iu tit nn kinh t t bn ch ngha.
T tng c bn ca ch ngha t do mi l phỏt trin kinh t theo c
ch th trng cú s iu tit ca Nh nc mc nht nh. Khu hiu
ca nú l th trng nhiu hn, Nh nc can thip ớt hn.
* Lý thuyt v nn kinh t th trng xó hi Cng ho Liờn bang c
Sau chin tranh th gii th hai, cỏc nh kinh t hc ca Cng ho liờn
bang c cho rng s iu tit kinh t mt cỏch c ti, phỏt xớt ca nh nc
khụng mang li hiu qu. H phờ phỏn ch ngha c ti dõn tc, kinh t ch
huy v ng h mnh m quan im t do, sc mnh t do, kinh t th
trng t do, con ng th ba, kinh t th trng xó hi.v.v...
Cỏc i biu ca ch ngha t do mi Cng ho liờn bang c nh:
Willam Eukens, William Ropke, Muller Armack... Họ đã đa ra nhiều t
tởng kinh tế nhằm khôi phục lại chủ nghĩa tự do. Trong ú, ni
bt l lý thuyt v nn kinh t th trng xó hi ca Muller, Armack.
a, Quan nim v nn kinh t th trng xó hi Cng ho Liờn bang
c l mt nn kinh t th trng kt hp t do cỏ nhõn vi cụng bng xó
hi.
- Nn kinh t th trng xó hi Cng ho Liờn bang c khụng phi
kinh t th trng TBCN truyn thng ca th k XIX v u th k XX.
- Nn kinh t th trng xó hi Cng ho Liờn bang c khụng phi
l nn kinh t k hoch húa tp trung kiu CNXH hoc kinh t ch huy nh


14

Liên Xô, Đông Âu hay Trung quốc.
- Nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hoà Liên bang Đức không phải
là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá
coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội.

Nó không phải là sự kết hợp nền kinh tế thị trường hoạt động theo
phương thức cũ của chủ nghĩa tư bản trước đây và nền kinh tế có kế hoạch
của các nước xã hội chủ nghĩa thành một thể thống nhất, mà là nền kinh tế thị
trường thể hiện một chế độ có mục tiêu “kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên
tắc công bằng xã hội trên thị trường”.
Nền kinh tế thị trường xã hội không đồng nhất với nền kinh tế thị
trường tự do như quan niệm của một số nhà kinh tế học Mỹ - chỉ cần tăng
cường những điều kiện pháp lý nhằm thực hiện những chức năng cổ điển của
Nhà nước mà thôi, không cần phải theo đuổi một chính sách kinh tế cụ thể
nào, Nhà nước chỉ can thiệp ở mức tối thiểu, còn chủ yếu là cho nền kinh tế tự
thân vận động.
Nền kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với những tư
tưởng kinh tế và chính trị của “trường phái tiền tệ” do Miltol Friedman
đứng đầu, trường phái này cũng muốn nhà nước can thiệp ở mức độ tối
thiểu vào kinh tế, Nhà nước chỉ dùng các biện pháp nhằm đấu tranh chống
lạm pháp bằng cách thực hiện chính sách tiền tệ có điều tiết để điều tiết lưu
thông tiền tệ.
Nền kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với chủ nghĩa tự
do ORDO của trường phái “Fribung” - Chủ nghĩa tự do ORDO tích cực ủng
hộ một nhà nước mạnh, có thể tổ chức và duy trì hệ thống cạnh tranh trên qui
mô lớn, thông qua các biện pháp kinh tế và chính trị.
Theo quan điểm kinh tế thị trường xã hội, nguyên tắc tự do và nguyên
tắc công bằng xã hội được kết hợp lại một cách chặt chẽ trong khuôn khổ mục


15

tiêu của nên kinh tế thị trường xã hội. Mục tiêu được thể hiện:
- Bảo đảm nguyên tắc tự do cá nhân, khuyến khích, động viên động
lực cá nhân thông qua lợi ích kinh tế.

- Cố gắng loại trừ những hiện tượng tiêu cực như sự nghèo khổ của
một số tầng lớp dân cư, lạm phát, thất nghiệp khi điều kiện cho phép.
- Các quyết định kinh tế và chính trị phải nhằm phục vụ lợi ích của cá
nhân và gia đình họ, nó phải do những người tiêu dùng và các công dân đề ra.
B, Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hoà Liên
bang Đức: Nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hoà Liên bang Đức dược
biểu hiện qua 6 tiêu chuẩn sau:
1- Tuyết đối bảo đảm nguyên tắc tự do cá nhân. Về kinh tế, tự do cá
nhân là cơ sở để tạo lập nên những đơn vị kinh tế hoạt động tự do và thị
trường hoạt động trôi chảy.
2- Bảo đảm công bằng xã hội. Nề kinh tế thị trường vốn chứa đựng sự
bất bình đẳng, bất công và luôn tái sản xuất mở rộng sự bất bình đẳng đó. Do
vậy, công bằng xã hội chỉ có thể thực hiện được thông qua các chính sách xã
hội của nhà nước.
3- Chính sách kinh doanh theo chu kỳ. Nề kinh tế thị trường tự nó
không thể cân đối hợp lý được và thường dẫn tới khủng hoảng kinh tế có chu
kỳ. Do vậy, nhà nước phải có chính sách khắc phục hậu quả, chóng khủng
hoảng, điều chính mất cân đối.
4- Chính sách tăng trưởng kinh tế và xã hội. Nhà nước phải tạo ra
khuôn khổ pháp luật cần thiết để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi; đồng
thời phải xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ,
hoàn chỉnh; khuyến khích, khích thích các sáng chế phát minh công nghiệp
hiện đại giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất.
5- Thực hiện chính sách cơ cấu hợp lý: Đây là tiêu chuẩn đặc trưng


16

cho nền kinh tế thị trường xã hội, là hát nhân trong chính sách tăng trưởng.
Nhà nước cần có chính sách cơ cấu năng động, linh hoạt, uyển chuyển theo

yêu cầu của cách mạng KHCN và những yêu cầu về chính trị, kinh tế... Trong
nhiều chính sách thì chính sách cơ cấu phát triển chiều sâu của các ngành,
vùng, miền; chính sách đào tạo, bòi dưỡng vốn co người được coi là quan
trọng nhất.
6- Bảo đảm tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường. Những chính

sách của nhà nước nêu trên không chỉ mang lại sự công bằng xã hội, sự tăng
trưởng kinh tế, sự ổn định phát triển và một cơ cấu hợp lý mà còn ngăn ngừa
đươck sự phá vỡ hay hạn chế các hoạt động cạnh tranh quá mức trên thị
trường.
Các chức năng của nền kinh tế thị trường xã hội

Cạnh tranh có hiệu quả được coi là yếu tố trọng tâm không thể thiếu
được trong nền kinh tế thị trường xã hội. Để cạnh tranh có hiệu quả không thể
thiếu được sự bảo hộ, sự hỗ trợ của chính phủ. Trong nền kinh tế thị trường xã
hội, cạnh tranh có những chức năng sau đây:
Một là: Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu
Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực sẽ được phân phối đến nơi có
hiệu quả. Tuy nhiên, không nên coi nó là hoàn mỹ, mà vẫn có sai lệch.
Hai là: Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật
Ba là: Chức năng thu nhập: Vì cạnh tranh có hiệu quả sẽ thưởng cho
các nhà cạnh tranh thành công, họ sẽ có thu nhập cao hơn.
Bốn là: Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Năm là: Tính linh hoạt của sự điều chỉnh:
Vì cạnh tranh có HQ là công cụ tốt nhất để sử dụng tối ưu tài nguyên
và cho phép duy trì sự di chuyển liên tục tài nguyên đến nơi sử dụng có HQ.


17


Sáu là: Kiểm soát sức mạnh KT. Cạnh tranh có hiệu quả vẫn dẫn tới
hình thành độc quyền. Song, trong điều kiện cạnh tranh được duy trì thì
những vị trí độc quyền chỉ tồn tại trong một thời gian.
Bảy là: Sự kiểm soát sức mạnh chính trị. Chấp nhận nguyên tắc tự do
cạnh tranh, chính phủ phải hạn chế vai trò hỗ trợ, can thiệp
Tám là: Quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân. Các doanh
nghiệp và cá nhân lựa chọn cách hành động ứng xử phù hợp với các quy luật
của thị trường và lợi ích của mình.
Như vậy, cạnh tranh có hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, có nhiều nhân tố
đe doạ sự cạnh tranh. Những nhân tố đó có thể do chính phủ gây ra như: hoạt
động hành chính, hoạt động thương mại... hoặc có thể do tư nhân gây ra như:
hình thành các công ty độc quyền, sự thoả thuận người sản xuất và người tiêu
thụ, sự hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường... Vì vậy, cần có
những biện pháp để bảo vệ cạnh tranh. Ở Cộng hoà Liên bang Đức đã thành
lập các tổ chức chống độc quyền.
Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội
Trong nền kinh tế thị trường thuần tuý, các yếu tố thị trường có xu
hướng mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế, nhưng không mang
lại kết quả xã hội mà xã hội đang vươn tới.
Trong kinh tế thị trường xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội chính
phủ phải sử dụng các công cụ sau đây: Tăng trưởng kinh tế, phân phối thu
nhập công bằng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, các biện pháp khác của
chính sách xã hội.
Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường xã hội
Về nguyên tắc, vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường xã
hội ở Đức được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và sự cạnh tranh có


18


hiệu quả. Các nhà kinh tế Đức cho rằng: Chính phủ cần can thiệp vào kinh tế
thị trường, song chỉ cần can thiệp ở những nơi cạnh tranh không có hiệu quả
hoặc cạnh tranh bị đe doạ.
Họ nêu 2 nguyên tắc:
Thứ nhất: Nguyên tắc hỗ trợ
Nguyên tắc hỗ trợ giữ vai trò chỉ đạo khi giải quyết vấn đề là nhà
nước có can thiệp hay không và can thiệp đến mức nào. Đồng thời khuyến
khích các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội.
Để đảm bảo tính chất hỗ trợ Nhà nước cần phải
- Đảm bảo một số lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân độc lập để họ
tham gia cạnh tranh, thị trường phải mở cửa (Không có sự cản trở của luật
pháp) để doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn lực của nền kinh tế
- Ổn định tiền tệ, ổn định giá và điều tiết tỷ giá hối đoái, điều tiết mức
cung tiền và quan hệ tín dụng qua ngân hàng
- Có chính sách thúc đẩy, khuyến khích hình thành sở hữu nhân, vì đây
là cơ sở xuất hiện các nhà KD tư nhân
- Đảm bảo an toàn và công bằng xã hội.
Đây là một nội dung quan trọng ngang bằng và không thể tách rời hiệu
quả kinh tế
Thứ hai: Nguyên tắc tương hợp thị trường:
Việc ban hành và thực hiện các chính sách can thiệp vào kinh tế không
được đi ngược lại các yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.
Điều đó thể hiện rõ ở 4 chính sách:
- Toàn dụng nhân lực bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
hỗ trợ thông qua chính sách cơ cấu và chính sách vùng lãnh thổ.
- Chính sách chống chu kỳ: Chính phủ mua hàng thật nhiều trong thời
kỳ khủng hoảng và đình trệ kinh tế và mua thật ít trong thời kỳ thịnh vượng.
Điều này tác động đến tổng cầu của nền kinh tế



19

- Chính sách tăng trưởng.
Hỗ trợ cho các ngành kinh tế dự kiến có thể tăng sức mạnh cạnh tranh
hoặc hỗ trợ cho các chương trình phát triển vùng, nơi có tài nguyên và nhân
lực thuận lợi.
- Chính sách thương mại
Đảm bảo cân bằng trong cán cân thanh toán, tránh bảo hộ mậu dịch.
Tóm lại: Các nhà kinh tế cho rằng: Chính phủ chỉ can thiệp ở những
nơi cạnh tranh không có hiệu quả và những nơi cần phải bảo vệ cạnh tranh,
cần kích thích những nguyên tắc cơ bản của “kinh tế thị trường xã hội” mà
không thể trao vào tay nhân.
* Các lý thuyết kinh tế của trường phái tự do mới ở Mỹ
- Lý thuyết trọng tiền hiện đại
Chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ có tên gọi là chủ nghĩa bảo thủ mới, nổi bật
nhất là phái trọng tiền hiện đại hay còn gọi là trường phái tự do Chicago, với
các đại biểu Milton Friedman; Hery Simons; Geogre Stigler
Lập trường cơ bản của trường phái tiền tệ là thả lỏng nền kinh tế,
chống lại sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Họ cho rằng, vai trò của
chính phủ chỉ là duy trì một tốc độ tăng tiền tệ ổn định hàng năm và điều đó
sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế vững chắc với giá cả ổn định.
Họ cho rằng:
+ Giá cả và tiền công trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tương đối
linh hoạt. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận họ chúng có một sức ì nào đó và do
đó chúng không hoàn toàn linh hoạt (như phía cổ điển). Vì vậy, nền kinh tế thị
trường tự nó đã bảo đảm cung cầu cân bằng tổng quát ở gần sát mức tiềm
năng.
+ Kinh tế tư nhân tự nó vốn có trình độ ổn định cao nếu không có sự
tác động ngoại lai thì với cơ chế giá cả và tiền công tương đối linh hoạt, cân



20

bằng cung cầu sẽ thường xuyên được bảo đảm.
+ Những biến động trong tổng sản lượng quốc gia danh nghĩa (GNP)
suy cho cùng là do biến động trong của cung tiền gây nên.
Tư tưởng cơ bản của thuyết trọng tiền hiện đại là:
Thứ nhất, mức cung tiền là nhân tố có tính chất quy định đến việc tăng
sản lượng trong quốc gia (GDP).
Phê phán lý luận của trường phái Keynes khi cho rằng: chính sách tài
chính ảnh hưởng tới các biến số của kinh tế vĩ mô, trường phái “Trọng tiền”
hiện đại cho rằng, nó chỉ liên quan đến phân phối thu nhập quốc dân cho quốc
phòng và tiêu dùng công cộng, còn các biến số của kinh tế vĩ mô như sản
lượng quốc gia, việc làm...phô thuéc vµo møc cung tiÒn tÖ.
Dựa vào công thức của I. Fisher: M.V = P.Q
Trong đó, M là mức cung tiền tệ; V là số vòng quay của đồng tiền xem
xét; P là giá cả; Q là sản lượng và P . Q = GDP
Phái “Trọng tiền” hiện đại lập luận rằng, vì V tương đối ổn định nên
các biến số của kinh tế vĩ mô như: giá, sản lượng, việc làm phụ thuộc vào
mức cung tiền tệ. Nếu mức cung tiền tệ tăng thì sản lượng quốc gia và việc
làm cũng tăng.
Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào các quyết định
chủ quan của các cơ quan quản lý tiền tệ. Nếu ngân hàng trung ương phát hành
không đủ tiền thì dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, nếu thừa tiền thì bị lạm phát.
Do vậy, ông đề nghị nhà nước cần chủ động điều tiết mức cung tiền để đạt được
sự tăng trưởng kinh tế ổn định.
Mức cầu về tiền tệ của các quốc gia là tương đối ổn định và có quan hệ
phụ thuộc với thu nhập. Mức cầu danh nghĩa về tiền được xác định bởi công thức:
Md = f (Yn,i)

Trong đó, Md là mức cầu danh nghĩa về tiền tệ, Yn là thu nhập danh


21

nghĩa, i là lãi xuất danh nghĩa.
Từ công thức trên, Friedman cho rằng sự thay đổi cầu tiền tệ phụ thuộc
vào sự thay đổi của thu nhập, còn lãi suất không có ý nghĩa tác động đến
lượng cầu về tiền. Do đó cầu về tiền là nhân tố ngoại sinh của nền kinh tế. Từ
đó có thể trình bày công thức cầu về tiền dưới dạng đơn giản:
Md = f (Yn)
Như vậy, quan điểm của phái trọng tiền hiện đại của Mỹ khác với quan
điểm của trường phái Keynes. Theo trường phái Keynes M = L(i), theo đó
mức cầu về tiền biểu hiện hàm lãi xuất (i), còn trường phái trọng tiền hiện đại
là hàm thu nhập (Y).
Tư phân tích trên, Friedman cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 diễn ra ở Mỹ là do hệ thống dự trữ liên bang đã phát hành số tiền ít hơn
mức cầu tiền tệ. Từ đó Ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc
dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển.
Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước
vào kinh tế: Fredman cho rằng Nhà nước chỉ nên tác động vào nền kinh tế
thông qua chính sách tiền tệ còn bằng các hành động khác thì không nên.
Thứ hai, giá cả hàng hoá phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông
nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát
Từ công thức: M.V = P.Q, ta có M = P.Q/V nếu V, Q không đổi thì P
phụ thuộc vào M. Khi khối lượng tiền tệ càng nhiều thì giá cả hàng hoá càng
cao. Từ đó, các nhà trọng tiền hiện đại quan tâm đến ổn định tiền tệ và chống
lạm phát. Theo họ, vấn đề cần quan tâm là lạm phát chứ không phải là thất
nghiệp như quan điểm của Keynes. Thất nghiệp là một hiện tượng bình
thường, tư nhiên còn lạm phát mới là căn bệnh nan giải của xã hội cần được
giải quyết.

Thứ ba, trường phái trọng tiền hiện đại ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự


22

do kinh doanh và ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động và
trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo họ, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thường
xuyên ở trạng thái cân bằng động. Đó là hệ thống tự điều chỉnh, hoạt động
dựa vào các qui luật kinh tế vốn có của nó.
Vì vậy, cần phải dựa vào thị trường, nhà nước không nên can thiệp
nhiều vào kinh tế. Theo họ, sự can thiệp của nhà nước chỉ giới hạn vào điều
chỉnh mức cung tiền.
- Lý thuyết trọng cung
Vào những năm 1980 trường phái trọng cung ở Mỹ xuất hiện, với các
đại biểu là: Arthur Laffer, Jede Winniski, Norman ture, paul Craig Roberto
Lý thuyết này đề cao vai trò chủ động sản xuất của giới chủ, đề cao cơ
chế tự điều tiết của thị trường tự do. Theo họ, khu vực kinh doanh tự do của
tư nhân mới có khả năng đạt được sự phát triển kinh tế ổn định. Chính phủ
không thể can thiệp vào kinh tế. Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ
sản xuất và do thị trường tác động điều tiết. Sự ép buộc quá mức có thể gây ra
phản ứng tiêu cực làm mất năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân.
Họ phủ nhận quan điểm Keynes coi tiết kiệm như là nguồn gốc của
sản xuất thừa, phủ nhận việc kích thích cầu. Theo họ, sự tác động vào tổng
cung sẽ tạo ra những động lực cho những mục tiêu ổn định dài hạn và việc
hoạch định chính sách của nhà nước chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhằm vào
các mục tiêu ổn định dài hạn.
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. C. Mác và Ăngghen toàn tập, tập 26, Nxb CTQG, H 1995
2. Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb KHXH, H 1973
3. Lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, NXB

Thống kê, H 2006.
4. Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb QĐND, H 1995


23

5. Lịch sử các học thuyết kinh tế, Viện Đại học mở, Nxb Thống kê, H
2003
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Phân tích tư tưởng tự do kinh tế của A. Sminh và cho biết trường
phái “tự do kinh tế mới” kế thừa và phát triển như thế nào?
2. Phân tích lý thuyết “cân bằng tổng quát” của L. Walras? Làm rõ lý
thuyết trên là sự phát triển tư tưởng tự do kinh tế của A. Smith?
3. Phân tích lý thuyết “giá cả” của A. Marshall? Ý nghĩa của vấn đề
nghiên cứu đối với nước ta hiện nay?



×