Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH NHỮNG câu TRÍCH dẫn của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH THEO TỪNG CHỦ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.82 KB, 18 trang )

TRÍCH DẪN HỐ CHÍ MINH
1.VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
* Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.
(Đường Cách mệnh 1927, t2 tr268)
* Luận cương Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như
đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ 3
(Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin 22.4.1960- T10 tr127)
* Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế 3. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên
cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có
CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
thế giới khỏi ách nô lệ
(Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin 22.4.1960 – T10 tr128)
* Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân Việt
Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là
mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản
(Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin 22.4.1960 – T10 tr128)
* Cách mạng tháng Mười là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết
Lênin ở một nước lớn là Liên Xô, rộng một phần sáu thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của các dân tộc bị áp bức do giai cấp công
nhân và đội tiền phong của họ là đảng Bôn- Sê -Vích lãnh đạo.
Cách mạng tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và của cả
loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
(Cách mạng tháng Mười vĩ đại, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc - T12 tr 300)
* Như ánh bình minh, chủ nghĩa Mác-Lênin và ảnh hưởng của cách mạng Tháng


Mười vĩ đại đã chiếu rọi khắp nơi trên quả đất
(Cách mạng tháng Mười vĩ đại, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc - T12 tr 300)
* Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi công việc, đối
với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của Chủ
nghĩa Mác-Lênnin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế ở nước ta. Học
để mà làm, lý luận đi đôi với thực tiễn.
(Đạo đức cách mạng 1958 T8 –tr292)
2. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC THUỘC ĐỊA
* Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào
lực lượng bản thân mình
(Những mẫu chuyện về đời hoạt động Hồ Chủ tịch- Trần Dân Tiên )
* Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi
mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống,
1


càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió mới
từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ân Độ chiến đấu đang thổi
đến giải độc cho người Đông Dương
(Trích bài báo Đông Dương – tạp chí Cộng sản 1921- T1 tr28)
* Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi
sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có
nhiệm vụ thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến
(Trích bài báo Đông Dương – tạp chí Cộng sản 1921 – T1 tr28)
* Hỡi đồng bào yêu quí! Mấy trăm năm trước, đúng lúc nước ta gặp nguy lớn vì
quân Nguyên lấn cõi bờ, các cha ông đời Trần đã hăng hái kêu gọi con em cả nước nhất
tề đánh giặc, và cuối cùng đã cứu được dân ta khỏi bước nguy nan, để danh thơm muôn
thuở….. Gìơ đây công việc giải phóng dân tộc là cao hơn tất cả! Chúng ta phải đoàn kết
lại, đánh đổ đế quốc Pháp Nhật và tay sai của chúng để cứu dân ta khỏi vòng nước sôi
lửa bỏng!

(Kính cáo đồng bào- 6-6-1941- T3 tr198)
* Hỡi đồng bào yêu quí!
Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đua nhau tiến
bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.
(Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa tháng 8- 1945- T3 tr553)
* Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phía Đồng minh chống Phát xít mấy năm nay, dân tộc ấy phải được tự
do! Dân tộc ấy phải được độc lập!
…. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy
(Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 – T3 tr557)
* Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi
kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho
Tổ quốc và độc lập cho đất nước
(Lời kêu gọi Liên hợp quốc 1945, T4 tr467)
* Sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp vô sản toàn thế giới, mỗi
khi chủ nghĩa giành được chút ít thắng lợi trong một nước nào đó… thì đó càng là thắng
lợi cả cho người An Nam
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ- T1 tr469)
* Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động
lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ
(Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ1924 - T1 tr467)
* Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
(Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin1960, T10 tr128)
* Ngày nay chúng ta xây dựng nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu
nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì.

(Thư gửi uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng - T4 tr 56)

2


* Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội vì có tiến lên
chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới mỗi ngày một ấm no thêm, Tổ quốc mỗi ngày
một giàu mạnh thêm
(Bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai7/5/1958 T9 tr173)
* Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân
Việt vv.. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Con đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa
chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm
cho họ đứng cô lập. Bộ phận nào ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến vv) thì đánh đổ
(Sách lược vắn tắt 1930, T3 tr3)
* Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt vận mệnh của giai cấp vô sản
ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa… nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các
thuộc địa
(Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản 6-1924, t1 tr273)
* Hỡi đồng bào yêu quí ! Việc cứu nước là việc chung. Ai là người Việt Nam đều
phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: Người có tiền góp tiền, người có của góp
của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Riêng phần tôi, xin đem hết
tâm lực đi cùng các bạn vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính
mạng cũng không nề.
(Kính cáo đồng bào 6/6/1941- T3 tr198)
* Hỡi các chiến sĩ cách mạng ! Gìơ giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập,
lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang dội
bên tai các đồng chí! Máu nóng của bậc anh hùng đương sôi sục trong lòng các đồng chí
! Chí phấn đấu của Quốc dân đương chờ sự lãnh đạo của các đồng chí !
Chúng ta hãy tiến lên ! Toàn thể đồng bào tiến lên !

(Kính cáo đồng bào 6/6/1941- T3 tr198)
* Chúng tôi Chính phủ và nhân Việt Nam nhất định đấu tranh giành độc lập và
thống nhất toàn Quốc, nhưng sẵn sàng hợp tác thân thiện với nhân dân Pháp
(Gửi nhân dân Pháp ngày 21. 12. 1946 )
* Dân chúng Pháp !
Chúng tôi yêu chuộng các bạn và muốn hợp tác thành thực với các bạn và muốn hợp tác
thành thực với các bạn trong khối liên hiệp Pháp, vì chúng ta có một lý tưởng chung: Tự
do, bình đẳng và độc lập.
Chính bon thực dân phản động Pháp đã làm ô danh nước Pháp. Chùng nào nước
Pháp hiểu rõ nền độc lập và thống nhất của chúng tôi, và gọi trở lại những kẻ thực dân
hiếu chiến pháp trở về, thì tình giao hảo và sự hợp tác giữa hai dân tộc Pháp - Việt sẽ trở
lại ngay.
(Gửi nhân dân Việt Nam, dân chúng Pháp, dân chúng và các nước đồng minh
21/12/1946 - T4 tr484)
* Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải
phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công.
(Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc T12-303)
* Muốn độc lập thì các dân tộc Đông Dương quyết phải đánh tan thực dân Pháp là
kẻ thù số một. Đồng thời phải chống bọn can thiệp Mỹ, chúng can thiệp càng mạnh ta
càng phải đoàn kết và chiến đấu mạnh hơn
(Trả lời các nhà báo 25-7-1950- T6 tr74 )
3


* Chính vì yêu chuộng độc lập và hoà bình mà chúng ta kiên quyết đánh giặc Mỹ
xâm lược. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là chính nghĩa… Đồng bào
cả nước hãy tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi cuối cùng vào tương lai rực rỡ của Tổ
quốc ta. Hãy quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, khó khăn để đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược

(Lời kêu gọi nhân ngày 20 tháng 7 năm 1965 – T11 tr473,474)
* Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
không sợ! Không có gì quí hơn độc lập tự do !
Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn
(Lời kêu gọi đồng bào chiến sỹ cả nước 17.7.1966 – T12 tr108)
3. VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
* Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?
Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững
thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa
ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam
(Đường Cách mệnh -T2 tr267)
* Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
đã dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.
Việc thành lập Đảng là một bước ngoặc vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng
Việt Nam nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo
cách mạng.
* Đảng không phải là nơi để thăng quan tiến chức, để phát tài… vào Đảng là để
phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của
Tổ quốc, của giai cấp. (T 7, tr8)
* Đảng ta là đảng cách mạng, là Đảng lãnh đạo. Ngoài lợi ích của nhân dân và của
giai cấp công nhân, Đảng ta không có lợi ích nào khác.
Trong thời kỳ kháng chiến, đảng viên nào và chi bộ nào đánh giặc giỏi, tức là tốt,
đánh giặc yếu tức là kém. Ngày nay miền Bắc nước ta đang xây dựng CNXH , đảng
viên nào và chi bộ sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt, tức là đảng viên và chi bộ ấy tốt
(Nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An - Hải Phòng 1960- T10 tr33)
* Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức

nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên
(Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội 3.1961 - T10 tr311)
* Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn
kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại
của quần chúng. Mỗi cấp bộ củaĐảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa
phương, theo đường lối chính sách trung ương.
(Đoàn kết tiến lên giành thắng lợi mới 3/2/1963 - T11 tr23)
* Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Cho nên các cô các
chú phải quan tâm đến việc xây dựng chi bộ, phải làm cho chi bộ trở thành “bốn tốt”.
Phải thiết thực, đừng hình thức, đừng báo cáo sai.
4


Muốn trở thành chi bộ “bốn tốt”, trước hết đảng viên phải gương mẫu làm đúng
chính sách thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần
chúng nhân dân, thì mới được dân tin dân phục dân yêu. Như vậy công việc khó mấy
cũng làm được
(Bài nói chuyện tại lớp cán bộ lãnh đạo cấp huyện 18/1/1967 - T12 tr210)
* Đảng mạnh là do các chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh là do các đảng viên hăng hái
gương mẫu.
(Bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội1/2/1961 - T10 tr270)
* Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng:
mình vào đảng để làm đầy tớ cho nhân dân… chứ không phải là quan nhân dân
(Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây10/2/1967 T12 tr222)
* Để làm cho tất cả cán bộ đảng viên xứng đáng là những chiến sỹ cách mạng,
Đảng phải ra sức giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối
chính sách của đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê
bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần
chúng thật thà phê bình cán bộ đảng viên.
Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật Đảng phải nghiêm minh, công tác

kiểm tra của đảng phải chặt chẽ.
(Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - T12 tr439)
* Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để cũng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất
của Đảng. Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của dân nhân
(Di chúc Hồ Chí Minh 1969 - T12 tr510)
* Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu
biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải
cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu.
(Tư cách và đạo đức cách mạng trong Sửa đổi lối làm việc 1947 - T5 tr254)
* Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải
nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây quí báu. Phải trọng nhân tài,
trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc của chúng ta
(Sửa đổi lối làm việc – tháng 10 năm 1947, T5 tr273,274)
* Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ
ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu
tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và
năng lực lãnh đạo của Đảng. Thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo
(Những chỉ thị mà tôi nhớ và truyền đạt 1939 - T3 tr139)
* Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.
Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có
khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa
chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân
chính.
(Sửa đổi lối làm việc 1947, t4 tr474) ??
* Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ đảng viên phải nâng

cao ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng,
5


tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Mỗi chi bộ của Đảng phải là hạt
nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng,
phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng.
(Đoàn kết tiến lên giành thắng lợi mới 1963, t11 tr23)
* Đảng ta tuy nhiều, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ
luật. Kỷ luật Đảng là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc` và tự giác.
(Nói chuyện bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng 18/1/1949 - T5-553)
* Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết
quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô
chính phủ. Kết quả là hỏng việc.
Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần luôn luôn đi đôi với nhau
(Cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 23/9/1948 - T5 tr505)
* Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân
chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình
(T7 tr492)
* Mỗi đảng viên cần phải kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật Đảng
mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và cơ quan chính quyên cách mạng
(Báo tại Đại hội ĐB toàn Quốc lần thứ hai của Đảng 2.1951- T6 tr167)
* Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn
viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý
phục vụ nhân dân (Di chúc, T 12, tr 503)
4. ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
* Sông có thể cạn , núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao
giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập
của chúng ta.
(Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam tại Plây Cu 19/4/1946 - T4 tr217-218)

* Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
(Nói chyện tại ĐHĐB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 2 ngày 25/4/1961- T10 tr349)
* Đoàn kết là sức mạnh. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết chặt chẽ xung
quanh trung ương.
Nam Bắc đoàn kết chặt chẽ
Quân, dân đoàn kết chặt chẽ
Cán bộ và chiến sĩ đoàn kết chặt chẽ
Thì chúng ta nhất định vượt qua khó khăn, sửa được sai lầm, giành được thắng lợi
(Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ trung, cao cấp quân đội 1956-T8 tr269,270)
*Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong
thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân
(Nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá 2,Trường Đại học Nhân Dân 8/12/1956 T8 tr276)
* Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có
ngón văn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng
có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy
ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít
hay nhiều lòng ái Quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân
ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai sẽ
chắc chắn vẻ vang. (Thư gửi đồng bào Nam bộ 1/6/1946- T4 tr246-247)
6


* Tôi thiết tha kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng
lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta hãy
thật thà cộng tác, vì dân vì nước mà phấn đấu để thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập
dân chủ trong nước Việt Nam yêu quí của chúng ta ( T7 tr232)
* Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quí báu của Đảng và của dân ta. Các đồng
chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ
gìn con ngươi của mắt mình. (Di chúc 1969 - T12, tr 497)

* Chúng ta phải tin tưởng rằng sức mạng của nhân dân đoàn kết đấu tranh là một
sức mạnh tất thắng, một sức mạnh vô địch.
(Lời phát biểu trong cuộc mứt tinh chào mừng Đại biểu Chính phủ Liên Xô sang thăm
nước ta 3/4/1956 - T8, tr 145).
* Muốn đoàn kết tốt thì phải phê bình, tự phê bình tốt, nghĩa là xuất phát từ đoàn
kết mà phê bình và tự phê bình, phê bình và tự phê bình để đi đến đoàn kết hơn nữa
(Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của BQP và các lớp trung cấp của các
tổng cục - T8 tr 393)
* Tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí, triệu người như một, quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược !
(Phát biểu tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước VNDCCH 10/4/1965 - T11 tr 435)
* Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn
đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh
và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
(Di chúc T12 tr 512)
* Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh
của toàn thể một dân tộc… trước nạn ngoại xâm, toàn thể quốc dân đã đoàn kết chặt chẽ
thành một khối kiên cố, thành một lực lượng thống nhất mà không quân đội xâm lăng
nào đánh tan được.
(Lời kêu gọi đồng bào Nam bộ 29/10/1945 - T4 tr 77-78)
* Đồng bào lương cũng như giáo đã đoàn kết phải đoàn kết khăng khít hơn nữa, đã
tham gia kháng chiến phải thi đua tham gia mạnh hơn nữa. Mà như thế, thì địch nhất
định bại, ta nhất định thắng
(Thư gửi đồng bào công giáo 12.1946 - T5 tr 726)
* Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số
nhân dân ta là công nhân, nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền
gốc của đại đoàn kết. Nó như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc
tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà
bình, thống nhất, độc lập dân chủ, thì dù những người đó trước đây chống chúng ta bây
giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ. ( t7 tr 438)

* Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hãy đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà,
cùng nhau ra sức chống Mỹ cứu nước (Lời kêu gọi nhân ngày 20/7/1965 - T11 tr 471)
* Mọi thắng lợi của Đảng ta và nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt
tình của Liên Xô, Trung Quốc và cả phe XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, của phong trào hoà bình và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chính
vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua mọi khó khăn,
đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay
(Ba mươi năm hoạt động của Đảng 6/1/1960 - T10 tr 18-19)
* Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp
vô sản và của dân tộc ; giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng và sự đoàn kết nhất trí
7


giữa các Đảng Cộng sản, giữa các nước trong đại gia đình XHCN, đó là cái bảo đảm
chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi
(Diễn văn khai mạc ĐHĐB lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam - T10 tr 195-197, 198)
* Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách
mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng
cực khổ phải có nhau (Quốc tế cứu đỏ - Đường cách mệnh 1927 - T2 tr 301)
* Mỗi thắng lợi của nhân dân thế giới là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam.
Và mỗi thắng lợi của nhân dân Việt Nam cũng là một thắng lợi của nhân dân thế giới.
(Bài nói chuyện tại Hội nghị Quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ và bảo
vệ hoà bình 30/11/1964 - T11 tr 344)
* Cách mạng Việt Nam luôn được sự đồng tình và ủng hộ của giai cấp công nhân
và nhân dân cách mạng thế giới, nhất là của nhân dân các nước XHCN anh em. Tình
đoàn kết quốc tế vĩ đại ấy là một điều kiện rất quan trọng cho cách mạng Việt Nam
thắng lợi
(Bài nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do TW triệu tập1965 - T11 tr 372)
* Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ ta, tình đoàn kết giữa quân và dân

thành một lực lượng vô cùng to lớn, mạnh mẽ. Chính vì tình đoàn kết ấy mà ta đã thắng
nhiều chiến dịch và sẽ thắng nhiều hơn nữa. Chính vì tình đoàn kết ấy mà kháng chiến
nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Quân dân đoàn kết là đường thành công
(Tình đoàn kết quân dân ngày càng thêm bền chặt 3/3/1952 - T6 tr 429)
* Chúng ta đã đoàn kết, nay phải đoàn kết chặt chẽ, thật thà và rộng rãi hơn nữa.
Đoàn kết toàn dân. Đoàn kết với anh em Miên Lào. Đoàn kết với các nước bạn. Đoàn
kết với các dân tộc đang đấu tranh đòi độc lập tự do hoà bình
(Bài nói chuyện nhân dịp tết năm Nhâm Thìn 1952 - T6 tr 393)
* Đế quốc Mỹ rõ ràng là kẻ thù chung của nhân Việt Nam và nhân dân Hoa kỳ.
Nhân dân ta và nhân dân Mỹ ủng hộ lẫn nhau chống đế quốc Mỹ, đó là thêm một lực
lượng cho chúng ta thắng lợi
(Ta nhất định thắng, địch nhất định thua 23/8/1965 - T11 tr498)
5. NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI
* Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến
đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và
tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ
dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng
không thực hiện được
( T7 tr572)
* Cán bộ từ trên xuống dưới, từ Bác đến cán bộ xã đều là đầy tớ của nhân dân,
không phải là vua, là quan như ngày trước mà đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Tức là cán bộ
phải chăm lo đời sống của nhân dân
(Nói chuyện với nhân dân, bộ đội, cán bộ Yên Châu- Sơn La, T9 tr443)
* Cán bộ của đảng của Nhà nước và của các đoàn thể nhân dân, đảng viên và
đoàn thanh niên lao động cần phải xung phong gương mẫu trong sản xuất và công tác,
hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm
chính. (Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt 27/3/1964 -T11 tr 234


8


* Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của
nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng vá Chính phủ có lỗi;
nếu dân dốt Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi. (T7 tr572)
* Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của
nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự (T7 tr323)
* Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có
vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo.
(Bài nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm 9/12/1961-T10 tr463)
* Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn
khó hơn nhiều.
(Nói chuyện tại lễ kỷ niệm ba mươi năm ngày thành lập Đảng 5/1/1960 - T10 tr4)
* Tất cả những người lao động- lao động chân tay và lao động trí óc đều phải
nhận rõ: Mình là người chủ nước nhà. Đã có quyền hạn làm chủ, thì phải làm tròn nghĩa
vụ của người chủ. Nghĩa vụ đó là: cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân,
trước hết là nhân dân lao động
(Bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn Quốc lần 2, 27/2/1961- T10 tr290)
* Bất cứ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm
chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân
mà ra. Vì vây, chúng ta đền bù xứng đáng cho nhân dân
T7 tr392
6. KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
* Xét trong lịch sử Việt Nam
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng
(Lịch sử Việt Nam 1942 - T3 tr227)
* Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết

thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
(Báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn Quốc lần thứ 2 của Đảng - T6 tr 171)
* Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc
nổi dậy chống thuế 1908, nó dạy cho những người cu ly biết phản đối… cũng chủ nghĩa
dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và
người Trung Quốc; nó thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng
trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917
(Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. 1924 - T1 tr 466)
Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người, giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái thật mà thôi: tình hữu ái vô
sản
(Đoàn kết giai cấp 5.1924 - T1 tr 266)
* Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi
chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức
(Truyền đơn bằng tiếng Việt, Ban nghiên cứu thuộc địa ĐCS Pháp-T1 tr 452)
* Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con
người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những
chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên cũng như làm chủ được
vận mệnh của xã hội và của bản thân mình
9


(Đáp từ trong buổi lễ nhận bằng Bác sỹ danh dự ở trường ĐH PátGia Gia Ran, Băng
Đun- InĐôNêXia 2/3/1959 - T9 tr 355)
* Làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt hiểu biết nhau
hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên
minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản
(Bản án chế độ Thực dân Pháp 1925 - T2 tr 124)
* Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp

vô sản phương Tây, để dọn đường cho một hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác
này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng
T1
tr 124 ?
* Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong
trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thụôc địa và các nước bị nô dịch
(Phát biểu tại phiên họp lần thứ 22 ĐH lần thứ V Quốc tế cộng sản T1- 277)
* Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều đó chứng tỏ
rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ với sự lãnh đạo của
giai cấp vô sản và Đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, truớc hết là
nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất;
với sự đồng tình ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là hệ thống xã hội
chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi
(Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay 1.1959 - T9 tr 315-316)
* Chính sách ngoại giao của Chính phủ chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả
các nước dân chủ trên thế giới để giữ hoà bình
(Thư chúc tết đồng bào Nam bộ 1.1947 –T5 tr30 )
Thái độ nước Việt Nam đối với các nước Á châu là một thái độ anh em, đối với
ngũ cường là một thái độ bạn bè
(Trả lời thông Thông tín viên hãng Roi tơ 5.1947 - T5 tr 136)
* Dù ở châu Á, châu Phi hay châu Mỹ Latinh, các dân tộc đấu tranh cho hoà bình
và nhân dân các nước chiến đấu để tự giải phóng đều chung một mặt trận
(Diễn văn chiêu đãi Tổng thống MôĐiBô CâyTắ/10/1964- T11 tr 327)
* Từ nay về sau, trên con đường tiến lên giành những thắng lợi mới trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng ta
sẽ luôn giữ vững và tích cực góp phần củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp công
nhân, tăng cường lực lượng phe xã hội chủ nghĩa… Ra sức giao dục cho nhân dân ta
thấm nhuần sâu sắc tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa kết hợp chặt chẽ với tinh thần
yêu nước, liên hệ cách mạng mạng nước ta với phong trào của nhân dân lao động và các
dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội
(Ba mươi năm hoạt động của Đảng 1960 - T10 tr 19)
* Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do độc lập của riêng mình mà
còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hoà bình thế giới
(Phát biểu tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 3 10/4/1965 T11 tr434)
* Đảng chúng tôi luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng dân dân
lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản
(Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc T12 tr308)
7. TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
- Về lực lượng vũ trang
10


* Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho
chóng có những đội đàn em khác.
Tuy lúc đầu qui mô nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi
điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam
(Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 12.1944 T3 tr 508)
* Chính phủ đã do sức mình mà tổ chức nên một quân đội quốc gia, huấn luyện
nên hàng ức hàng triệu dân quân, tự vệ, để giữ gìn Tổ quốc, để chống nạn ngoại xâm
(Lời kêu gọi toàn Quốc nhân ngày 2.9.1947 t5 tr201)
* Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích không nên chỉ biết đánh. Biết
đánh là cái tốt, nhưng chỉ biết đánh mà coi nhẹ chính tri, kinh tế, tuyên truyền giáo dục
nhân dân tức là chỉ biết có một mặt, vì đánh không thể tách rời được với chính trị và
kinh tế.
(Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích 7.1952 , t6 tr523 )
* Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích
đều phải bám sát dân, rời dân ra nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được
lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả
và nhất định thắng lợi

(Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích 7.1952 , t6 tr525)
* Để đánh thắng thực dân Pháp, bọn can thiệp Mỹ và lũ Việt gian bù nhìn chó săn
của chúng, ta phải có một quân đội nhân dân thật mạnh và luôn luôn tiến bộ.
(Báo cáo trước hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II t7 tr12 )
* Trước kia các chú đã thi đua giết giặc lập công; ngày nay, các chú phải thi đua
xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh củng cố hoà
bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.
(Nói chuyện với các anh hùng mới được tuyên dương 31.1.1955 T8 tr43)
* Quân đội ta phải tiến đến chính qui và hiện đại hoá để bảo vệ công cuộc xây
dựng miền Bắc vững mạnh và làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất
nước nhà…
(Bài nói chuyện trong lễ tuyên dương anh hùng quân đội lần thứ ba 7/5/1956 T8 tr163)
* Chúng ta phải ra sức xây dựng quân đội ta thành một quân đội nhân dân hùng
mạnh, một quân đội cách mạng tiến lên chính qui và hiện đại, để giữ gìn hoà bình, để
bảo vệ Tổ quốc.
(Thư gửi cán bộ và chiến sĩ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN 22/12/1958 - T9 tr272)
- Về chiến tranh nhân dân và khởi nghĩa vũ trang
* Việc lớn chưa thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa
chín, hai là vì nhân dân ta chưa hiệp lực đồng tâm.
Nay cơ hội giải phóng đến rồi, đế quốc Pháp bên Âu đã không tự cứu, càng
không thể tự cứu bọn thống trị Pháp ở ta. Đế quốc Nhật sa lầy ở Trung Hoa, lại đương
gay go với Anh Mỹ. Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân
đoàn kết
(Kính cáo đồng bào 6/6/1941, T3 tr197,198)
* Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự
thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi
nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh !
(Thư gửi đồng bào toàn quốc. tháng 10 năm 1944 T3-505, 506)
* Trong thì nhờ khối đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.
Ngoài thì nhờ Liên Xô đánh thắng đế quốc Nhật, nên cách mạng tháng Tám đã thành

công, nước ta đã thống nhất và độc lập
(Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập 2/9/1953 T7-132)
11


* Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam một lần nữa chứng tỏ tính
chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tính chất đúng
đắn của đường lối mà cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917 đã vạch ra.
Thắng lợi đó đã xác nhận rằng cuộc cách mạng dân tộc muốn thắng lợi thì phải:
- Dựa vào mặt trận dân tộc rộng rãi chống chủ nghĩa đế quốc;
- Giải quyết vấn đề nông dân;
- Có một quân đội nhân dân;
- Được sự giúp đỡ anh em của nhân dân và giai cấp vô sản các nước;
- Do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
(Cách mạng tháng Mười và sự nghiệp giải phóng các dân tộc Phương Đông)
* Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và trên cơ sở liên minh công nông
ngày càng vững chắc, trong mỗi giai đoạn cách mạng, cần tập hợp mọi lực lượng cách
mạng và tiến bộ thành một mặt trận rộng rãi, thực hiện thống nhất hành động dưới nhiều
hình thức giữa các lực lượng ấy để chống kẻ thù chung.
(Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc T12-304)
* Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động
viên toàn dân, vũ trang toàn dân cho nên khi tập trung lực lượng để lập một đội quân
đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành
động và giúp đỡ về mọi phương tiện.
(Chỉ thị thành lập Đôi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân T3 tr 507)
* Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên
hết thảy mọi lực lượng mới mong thắng lợi cuối cùng…. Nói tóm lại, muốn thực hiện
toàn dân kháng chiến, ngoài việc động viên quân sự, chính trị, ngoại giao, còn phải
động viên cả tinh thần lẫn kinh tế. (Toàn dân kháng chiến 1945- T4,tr85)
* Có người hỏi: Toàn dân kháng chiến là thế nào ?

Tôi trả lời: Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn
ông đàn bà, người già con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến
(Hỏi và trả lời 23/12/1946. T4-296 )
* Mỗi người dân Việt Nam bất kỳ già trẻ, trai, gái ; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ
đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận : Quân sự, Kinh tế, Chính trị,
Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu : Toàn dân kháng chiến, Toàn diện kháng chiến…
(Lời kêu gọi thi đua ái Quốc.11/6/1948. T5- 444)
- Xây dựng căn cứ địa, hậu phương cách mạng
* Có thể nói tóm tắt là chiến tranh không những chỉ phát động trong địa hạt quân
sự ở tiền phương, mà còn phát động cả trong các địa hạt khác ở hậu phương.
(Toàn dân kháng chiến 5/11/1945. T 4 tr 84)
* Vậy trong lúc ở mặt trận, bộ đội và dân quân hăng hái đánh giặc để chuyển
mạnh sang tổng phản công, đồng bào ở hậu phương có nhiệm vụ :
1. Thi đua tăng gia sản xuất, chăn nuôi thêm súc vật, giồng thêm nhiều thóc lúa,
hoa màu, bông, rau. Trai gái già trẻ mỗi người đều phải cố gắng, người đã tăng gia sản
xuất sẽ tăng gia sản xuất nhiều hơn, người chưa tăng gia sản xuất sẽ phải tăng gia sản
xuất. Chúng ta quyết thực hiện khẩu hiệu : Toàn dân canh tác, bốn mùa canh tác.
2. Thi đua tiết kiệm, tránh xa xỉ, phí phạm, để giành lương thực cho bộ đội hoặc
cho những lúc túng thiếu.
Làm hai việc trên là góp sức vào công việc chuyển mạnh sang phản công
(Lời kêu gọi đồng bào tăng gia sản xuất. 1/3/1950 - T 6 tr18)
12


* Muốn đánh thắng thì quân và dân ta phải ăn no. Muốn ăn no thì phải có nhiều
lương thực. Muốn nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều. Phải chịu khó bón phân làm cỏ.
thực túc thì binh cường !
Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương
phải thi đua tăng gia sản xuất.
Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương
(Thư gửi nông dân thi đua canh tác. 2/1951 T6 tr178)
* Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng
nông dân. Muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân
có lực lượng dồi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở.
(Báo cáo trước Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá II .
25/1/1953. T7 tr16)
* Mục đích của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nâng cao
không ngừng đời sống nhân dân và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà. Hai việc đó
gắn liền với nhau. Nếu miền Bắc ngày càng vững mạnh, đời sống đồng bào được cải
thiện hơn nữa, mọi người ăn no, mặc ấm, kết quả thực tế đó sẽ là một sức mạnh, là tấm
gương sáng cổ vũ đồng bào miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ-Diệm và thực hiện
thống nhất nước nhà
(Bài nói chuyện tại hội nghị phổ biến Nghị quyết Trung ương III và kế hoạch Nhà nứơc
năm 1961. T10 tr266)
* Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài
mặt trận. Các xã viên hợp tác xã là chiến sĩ sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sĩ
ngoài mặt trận.
(Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình. 1/1/1967 T12 tr193)
8. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
* Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng
bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người
(Sửa đổi lối làm việc 1947, t7 tr247)
* Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành
(Trả lời nhà báo tháng 1 năm 1946, t4 tr161)
* Than ôi, trước lòng bác ái, máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp
hay người Việt cũng đều là người

(Gửi đồng bào Việt Nam, người Pháp và người thế giới 23/11/1946, T4 tr 457)
* Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho
nhân dân và đất nước chúng tôi, tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh
niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam
(Thư trả lời Tổng thống Mỹ RơSít M. Ních Xơn 25/8/1969 -T12, 488 )
* Sông to biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu.
Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ.
Người tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén cái đĩa cạn.
(Cần kiệm liêm chính 1949 - T5 tr644)
13


* Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ
của người cách mạng.
Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân
dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong mỗi con người
nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời
(Ý kiến về việc làm và xuất bản sách người tốt, việc tốt 6/1968 -T12 tr558)
* Hỡi đông Dương đáng thương hại ! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi
của Người không sớm hồi sinh
(Bản án chế độ Thực dân Pháp- phụ lục, T2 tr133)
* Ngũ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
(Nhật ký trong tù- t3,383 )
* Nhân dân ta rất anh hùng dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng nhân dân
ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát
triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân

(Di chúc, T12 tr498)
* Về đời sống vật chất, phải làm sao cho ai nấy đều ăn no, mặc ấm, có nhà ở cao ráo,
có đường sá sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh nông thôn là điều rất quan trọng
(Nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa tỉnh Hà Đông 10.1961 - T10 tr412)
* Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là
tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và
tiền bạc của nhân dân.
(Di chúc T12 tr501)
* Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh
phúc của Quốc dân.
Những khi tôi ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm
nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ Quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ
thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì
mục đích đó.
(Nói chuyện trước đồng bào trước khi sang Pháp 30/5/1945 - T4 tr240)
* Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh
Chúng ta có yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta kính ta.
(Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng –T4 tr56)
9. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
* Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một
đức thì không thành người
(Cần, kiệm, liêm, chính 6.1949, t5 tr631)
14



* Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải
đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu
thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng.
(Đạo đức cách mạng 1958, t8 tr243)
* Có sức mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang….
Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt
rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của
loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần thì
sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất
cao quí của đạo đức cách mạng.
(Đạo đức cách mạng 1958, T8 tr 236,237)
* Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện
bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong.
(Đạo đức cách mạng T8 tr 236)
* Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái
nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không
phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm là cốt để giúp
vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội,
cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là
tiêu cực.
(Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu 5. 1952, T6 tr259)
* Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan
tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra
mọi tính hư, nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí
tham ô vv… Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã hội.
(Bài nói chuyện tại Đại hộilần thứ 3 của Đoàn Thanh niên
Lao đông Việt Nam tháng 3 năm 1961, T9 tr57,58)

* Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con
người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có cóchủ nghĩa cá nhân
(Bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khoá 2 cán bộ Công an 1959, T9,448)
* Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ “công sản” mà ta
được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quí mến người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn
nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước
(Nói chuyện tại buổi bế mạc hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 ngày 18.1.1949, T5 tr
184, 185)
* Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ từ trên xuống dưới phải hiểu rằng: Mình vào Đảng
để làm đầy tớ cho nhân dân… chứ không phải làm quan nhân dân.
(Nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây ngày 10.2.1967 T10 tr506)
* Chúng ta không sợ sai lầm. Chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa.
Muốn sữa chữa tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình.
Không chịu nghe quần chúng phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu thoái
bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ
nghĩa cá nhân.
(Đạo đức cách mạng 1958, T8 tr242)
15


* … Đạo đức cách mạng. Đạo đức không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức
mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của
Đảng của dân tộc, của loài người.
(Sửa đổi làm việc tháng 10- 1947, T4 tr466)
* Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, mệnh lệnh, bè
phái, chủ quan, tham ô, lãng phí…. Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó…
Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải
tiêu diệt nó.
* Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức

thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
(Sửa đổi lối làm việc T5 tr252, 253)
* Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp
dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. T tr 557, 558
* Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về
tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Dân tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một Đời sống mới
trong nước Việt Nam mới. Chẳng những chúng ta phải cần, kiệm, chúng ta còn phải
thực hành chữ Liêm
T6 tr490
* Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của
Chính phủ.
(Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống bệnh quan liêu - T6 tr490)
* Tham ô lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động
trộm cắp, mà ai cũng thù phải gét, phải trừ bỏ
(Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa - T 10 tr313)
* Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương “cân,
kiệm, liêm, chính” không xâm phạm một đồng xu hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân;
phải chống bệnh quan liêu mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí.
(Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa - T 10 tr314)
* Có thể những người đi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không
chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập
trường, sa vào tội lỗi.
Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại
mình mà mình không trong thấy. Muốn giữ nhân cách, tránh khỏi hủ hoá, thì phải luôn
thực hành 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. T7 tr 346,347
* Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng
phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, xem
thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng,

xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên,
không chịu học tập để tiến bộ
(Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân T12 tr438, 439)
* Muốn giữ gìn sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì trước hết tự mình phải
trong sáng. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ
nghĩa xã hội, thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ
nghĩa cá nhân
(Bài nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn 1.1965 - T11 tr373)
16


10. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
- Khái niệm văn hoá
* Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn.
Nhật ký trong tù 1943 t3 tr41
* Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc
1. Xây dựng tâm lý. Tinh thần độc lập tự cường
2. Xây dựng luân lý : biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng
3. Xây dựng xã hội : mọi sự nhgiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị : dân quyền
5. Xây dựng kinh tế
Nhật ký trong tù 1943 - t3 tr431
- Tính chất văn hoá, các lĩnh vực văn hoá
* Xã hội thế nào văn hoá thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú,

nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô
lệ, bị tồi tàn không thể phát triển được
* Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao
không nói phát triển văn hoá và kinh tế ? Tục ngữ có câu: Có thực mới vực được đạo ;
vì thế kinh tế phải đi trước…. Phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân ta
(Bài nói tại Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hoá quần
chúng 11/2/1960 - T10 tr59)
* Văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà
phải ở trong kinh tế và chính trị
(Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951 - T6 368)
* Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc
khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ… cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước
hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh
(Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ - T8 tr281,282)
* Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hoá phải xã hội chủ
nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức (T10 tr60)
* Một trong những công việc cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí. Muốn giữ vững
nền độc lập. Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết
quyền lợi của mình…. Phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây
dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ
(Chống nạn thất học 4/10/1945 - T4 tr36)
* Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và
đời sống vui tươi hạnh phúc… Muốn cải tạo xã hội mà đảng viên không tự cải tạo mình,
không tự nâng cao mình thì không thể được.
(Diễn văn khai mạc lớp lý luận khoá 1Trường Nguyễn Aí Quốc 1957t8 tr494)
* Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận
Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
17



Cũng như chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự
kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh.
(Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triễn lãm hội hoạ - T6 tr368)
* Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà
(Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên 1960 - T10 tr190)
* Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng
ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động,
một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập
(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH 3/9/1945 T4 tr8)
* Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và
tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học
tập, tự cải tạo.
(Đạo đức cách mạng - T9-284)
* Để làm tròn nhiệm vụ cao quí của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức
cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ thái độ khiêm tốn, phải thật sự hoà
mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp, phải hết lòng giúp
đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ thêm xuân
(Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn Quốc lần thứ 3, 1962 - T10-646)
* Quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần
chúng còn là người sáng tác nữa…. Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là
những sáng tác của quần chúng… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí
(Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hoá 30/10/1958 T9-250)
* Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú,
có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ
ích….
Những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để
làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục cho con cháu ta đời sau
(Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn Quốc lần thứ 3, 1962 - T10-646)

* Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm
mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Thí dụ : Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái
gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ : Đơm,
cứng, cưới, hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm.
Thí dụ : Ta phải tương thân tương ái, tân trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước.
Cái gì mới mà hay thì ta phải làm. Thí dụ : Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn
nắp
(Đời sống Mới 3/1947 - T5 tr94, 95)

18



×