Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học CHỦ NGHĨA DUY vật LỊCH sử PHÁT KIẾN vĩ đại của c mác TRONG LĨNH vực TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.82 KB, 13 trang )

2

MỞ BÀI
Ngày 5 tháng 5 năm 1818 đã, đang và mãi đi vào lịch sử nhân loại với tư
cách ngày ra đời một vĩ nhân, nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại,
người sáng lập học thuyết khoa học và cách mạng nhất trong mọi thời đại - Các
Henrích Mác.
Tên tuổi của C.Mác gắn liền với một học thuyết cách mạng đã làm thay
đổi đời sống hiện thực của loài người, bắt đầu từ thế kỷ XX đến nay. Với những
cống hiến lý luận mang ý nghĩa và giá trị vạch thời đại, với tư cách một nhà cách
mạng kiên định, một lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản - giai cấp công nhân toàn
thế giới, C.Mác đã đi vào lịch sử nhân loại như một trong những vĩ nhân nổi trội
nhất trong hàng ngũ những vĩ nhân ở mọi thời đại. Gắn liền với tên tuổi của
C.Mác và mang tên C.Mác là một thế giới quan tiên tiến nhất, thật sự cách mạng,
thật sự khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng, thế giới quan có khả năng
đem lại cho nhân loại tiến bộ và giai cấp công nhân cách mạng toàn thế giới một
“công cụ nhận thức vĩ đại” để “cải tạo thế giới” trong thời đại ngày nay.
C.Mác là một thiên tài tư tưởng mà năng lực trí tuệ của ông xứng đáng
được coi là trí tuệ của một người khổng lồ của thời đại mình. Tư tưởng và sự
nghiệp của C.Mác đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, được nhiều thế hệ
nhắc đến với tất cả sự khâm phục, ngưỡng mộ và tôn vinh. Một trong những
phát kiến vĩ đại của Mác chính là việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.


3

NỘI DUNG
Trong lịch sử triết học, C.Mác là người đầu tiên sáng tạo ra chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử được C.Mác trình bày
ngắn gọn trong Lời tựa của tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị học.
Đánh giá về ý nghĩa của việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử của


C.Mác, Ph.Ăngghen viết: “Giống như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của
thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự
thật giản đơn đã bị những tầng tầng lớp lớp những tư tưởng phủ kín cho đến
ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có
thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v. được”. V.I.Lênin cũng
khẳng định ý nghĩa khoa học to lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông viết:
“Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa
học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn
và tuỳ tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính
trị; lý luận đó chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một
hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một
hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn” ; “việc phát hiện ra quan niệm
duy vật lịch sử, hay nói cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ
nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai
khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia. Một là, những lý luận
này cùng lắm thì cũng chỉ xem xét những động cơ tư tưởng của hoạt động lịch
sử của con người, mà không nghiên cứu căn nguyên của những hiện tượng đó,
không phát hiện ra tính quy luật khách quan trong sự phát triển của hệ thống
quan hệ xã hội và không thấy rằng trình độ phát triển của sản xuất vật chất là
nguồn gốc của những quan hệ ấy. Hai là, những lý luận trước kia đã không nói
đến chính ngay hành động của quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch
sử, thì lần đầu tiên, đã giúp ta nghiên cứu một cách chính xác như khoa học tự
nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của
những điều kiện ấy”.


4

Nhận xét trên đây của Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về tính khoa học, tính
đúng đắn và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử là chỉ dẫn quan trọng

cho các nhà khoa học trong việc xem xét và lựa chọn các quan điểm triết học về
xã hội. Xã hội loài người là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến hoạt động có ý
thức của con người. Vì tính phức tạp ấy nên các nhà triết học trước C.Mác, kể cả
các nhà triết học có quan điểm duy vật, khi nghiên cứu tự nhiên, đều rơi vào
quan điểm duy tâm khi nghiên cứu xã hội. Theo quan điểm duy tâm này, sự vận
động và phát triển của xã hội phụ thuộc vào ý thức, tư tưởng của con người,
thậm chí phụ thuộc vào ý thức, tư tưởng của một số cá nhân. Với việc phát hiện
ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã loại bỏ được quan điểm duy tâm về xã
hội. Mặc dù chủ nghĩa duy vật lịch sử “là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng
khoa học” như V.I.Lênin nói, nhưng cho đến nay, không phải ai cũng thực sự
thừa nhận tính khoa học, tính đúng đắn và ý nghĩa to lớn của nó.
Một số người cho rằng, luận điểm “con người trước hết cần phải ăn,
uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn
giáo và v.v. được” là một chân lý giản đơn và đã được biết đến từ trước C.Mác.
Đây là một “luận cứ” để họ bác bỏ ý nghĩa của việc phát hiện ra chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Luận cứ này không đúng, bởi phát hiện ra chân lý và nhận biết về
chân lý là hai việc khác nhau. Chẳng hạn, định lý Pitago là một chân lý giản
đơn; một học sinh ở bậc tiểu học cũng có thể nhận biết được về chân lý này;
song, ngay cả những nhà toán học trước Pitago cũng không phát hiện được nó.
Phát hiện chân lý (kể cả những chân lý giản đơn) thường là một việc làm phức
tạp mà những người có trình độ cao về trí tuệ mới làm được. Nhưng, khi chân lý
được phát hiện rồi thì ngay cả những người bình thường về trí tuệ cũng có thể dễ
dàng nhận biết được chân lý do người khác truyền đạt. Đối với chân lý “con
người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị,
khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v. được” cũng như vậy. Tuy chân lý này là
giản đơn, nhưng công lao phát hiện ra nó thuộc về C. Mác.


5


Ai cũng biết rằng, mọi người đều cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc.
Nhưng, vì cái để ăn, uống, mặc và ở lại do con người sản xuất ra, nên việc sản
xuất ra cái để ăn, uống, mặc và ở (sản xuất ra các sản phẩm vật chất) cần được
coi là hành vi lịch sử đầu tiên, cơ bản nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển
của con người và của xã hội loài người. Hơn nữa, những người sản xuất ra cái
để ăn, uống, mặc và ở cần được coi là những người quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Mặc dù biết rằng ai cũng đều cần phải ăn, uống, chỗ
ở và mặc; nhưng khi rút ra quan điểm triết học về xã hội thì những nhà triết học
trước C.Mác lại tuyệt đối hoá vai trò của hoạt động chính trị, khoa học, nghệ
thuật, tôn giáo đến mức coi thường hoạt động sản xuất ra các sản phẩm vật chất
và coi thường vai trò của người sản xuất ra chúng. Do coi thường vai trò của
người sản xuất ra cái để ăn, uống, mặc và ở, đồng thời tuyệt đối hoá vai trò của
người “làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”, nên họ đã giải thích lịch
sử trước hết từ hoạt động “làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”, chứ
không phải trước hết từ hoạt động sản xuất ra cái để ăn, uống, mặc và ở. Nói
cách khác, họ đã giải thích lịch sử theo quan điểm duy tâm chứ không theo quan
điểm duy vật. Rõ ràng là, nội dung của chân lý “con người trước hết cần phải ăn,
uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn
giáo và v.v. được” thì giản đơn, nhưng trước C.Mác, chưa có ai phát hiện ra chân
lý đó. Chính vì thế mà Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Lần đầu tiên, lịch sử đã
được đặt trên cơ sở thực sự của nó. Cái sự thật hiển nhiên mà mãi cho đến lúc đó
người ta vẫn bỏ quên mất, là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc,
nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước
khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học, v.v., cái sự thật hiển nhiên ấy
giờ đây rốt cuộc đã giành được vị trí thích đáng của nó trong lịch sử”.
Trong thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa đang phát triển, đã có khá nhiều
người tin theo chủ nghĩa Mác. Thế nhưng, sau sự kiện sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, một số người đã từ bỏ niềm tin
này và cho rằng, chủ nghĩa Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng,



6

không còn phù hợp nữa. Vậy, có phải sự kiện sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện
thực là bằng chứng chứng tỏ chủ nghĩa Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch
sử nói riêng không còn phù hợp nữa hay không? Thực ra, từ sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội hiện thực, chúng ta chưa thể kết luận chủ nghĩa Mác không còn phù
hợp nữa. Bởi vì, chủ nghĩa Mác bao gồm các quan điểm của C.Mác không chỉ
về triết học, mà còn về kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Quan
điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội là một giả thuyết khoa học. Quan điểm đó
cho rằng, sẽ có một xã hội tương lai, cao hơn và tốt đẹp hơn xã hội tư bản về tất
cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá; một trong những điều kiện cần để
xây dựng xã hội tương lai tốt đẹp ấy là phải xoá bỏ chế độ tư hữu. Các nước xã
hội chủ nghĩa đã tiến hành hiện thực hoá quan điểm này của C.Mác về chủ nghĩa
xã hội bằng cách xoá bỏ chế độ tư hữu và bằng nhiều biện pháp khác. Với
những biện pháp đã thực hiện, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,
tuy về một số mặt được đánh giá là ưu việt hơn các nước tư bản chủ nghĩa cùng
thời, nhưng về mặt kinh tế lại không cao hơn và tốt đẹp hơn. Cho đến nay, trên
thế giới vẫn chưa có một nước nào đạt đến trình độ phát triển cao hơn và tốt đẹp
hơn các nước tư bản chủ nghĩa trên tất cả các mặt. Điều đó có nghĩa rằng, quan
điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội vẫn đang là một giả thuyết khoa học chứ
chưa bao giờ được hiện thực hoá. Một giả thuyết khoa học chưa được hiện thực
hoá là một giả thuyết chưa được thực tiễn xác nhận là đúng hay sai. Một giả
thuyết khoa học, từ khi hình thành đến khi được thực tiễn xác nhận là đúng hay
sai, có thể phải mất hàng trăm năm. Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội
thuộc loại giả thuyết như vậy. “Cái chưa được thực tiễn xác nhận là đúng” khác
với “cái đã được thực tiễn xác nhận là không đúng”. Quan điểm của C. Mác về
chủ nghĩa xã hội hiện chưa được thực tiễn xác nhận là đúng, chứ không phải đã
được thực tiễn xác nhận là không đúng. Do không phân biệt được cái chưa được
thực tiễn xác nhận là đúng với cái đã được thực tiễn xác nhận là không đúng,

nên một số người đã đi đến kết luận rằng, với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
hiện thực, quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp nữa.


7

Quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa xã hội có liên quan với quan điểm
của ông về triết học nói chung, triết học xã hội nói riêng. Tuy nhiên, quan điểm
của ông về triết học chỉ là một trong những cơ sở lý luận để ông xây dựng các
quan điểm về chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, không nhất thiết hễ quan điểm của
C.Mác về triết học đã được thực tiễn xác nhận là đúng thì quan điểm của ông về
chủ nghĩa xã hội cũng phải như vậy. Cũng không nhất thiết hễ quan điểm của
C.Mác về chủ nghĩa xã hội chưa được thực tiễn xác nhận là đúng hay sai thì
quan điểm của ông về triết học cũng phải như vậy. Quan điểm của C.Mác về
triết học là duy vật, biện chứng và đã được thực tiễn xác nhận là đúng (sự đúng
này cần được hiểu theo nghĩa tương đối, bởi quan điểm triết học duy vật biện
chứng của C.Mác đã và đang được phát triển hơn, đã và đang được làm cho duy
vật nhiều hơn và biện chứng nhiều hơn).
Một số người khác chưa tin hoặc không tin vào chủ nghĩa duy vật lịch
sử, vì họ cho rằng, sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội,
của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất và của kiến trúc thượng tầng đối
với cơ sở hạ tầng, trong một số trường hợp, lại mang tính quyết định. Như chúng
ta đã biết, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, ý thức xã hội và tồn tại xã hội, quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng luôn có
sự tác động qua lại với nhau; nhưng trong đó, tồn tại xã hội, lực lượng sản xuất,
cơ sở hạ tầng là cái quyết định; còn ý thức xã hội, quan hệ sản xuất, kiến trúc
thượng tầng là cái bị quyết định; sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn
tại xã hội, của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất và của kiến trúc
thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng, dù có lớn và quan trọng như thế nào, thì cũng
không có tính quyết định. Sự đúng đắn của luận điểm này được chứng minh

bằng toàn bộ tài liệu lịch sử. Không có một trường hợp ngoại lệ nào lại bác bỏ
luận điểm đó. Chẳng hạn, trường hợp kiến trúc thượng tầng mới được hình
thành sau mỗi cuộc cách mạng chính trị có tác động tích cực và to lớn đến cơ sở
hạ tầng cũng không phải là ngoại lệ. Trong trường hợp đó, tuy sự thay đổi của
cơ sở hạ tầng có nguyên nhân ở sự tác động của kiến trúc thượng tầng mới,


8

nhưng kiến trúc thượng tầng mới được hình thành chủ yếu là do sự tác động của
cơ sở hạ tầng và sâu xa hơn nữa là do sự tác động của lực lượng sản xuất. Do
không nhận thấy nguyên nhân sâu xa đó, nên một số người đã đề cao vai trò của
kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng đến mức xoá nhoà ranh giới giữa cái
quyết định với cái bị quyết định. Điều đó đã xoá nhoà sự đối lập giữa quan điểm
duy vật và quan điểm duy tâm về lịch sử, mà về thực chất là sự ngả sang quan
điểm duy tâm về lịch sử.
Khi tìm hiểu chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng ta phải căn cứ trước hết
vào sự trình bày của C.Mác. Tuy nhiên, một số người, do hiểu sai tư tưởng đúng
đắn của ông, nên đã phủ nhận tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ví
dụ, ở luận điểm “Về đại thể có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại,
phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái
kinh tế - xã hội”một số người cho rằng, khái niệm phương thức sản xuất châu Á
không xác định; hơn nữa, sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội không phải ở
đâu cũng diễn ra theo trật tự phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và
tư sản hiện đại; từ đó, họ cho rằng, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của
C.Mác là không đúng. Đúng là, khái niệm “phương thức sản xuất châu Á” cũng
như trình tự thay thế các phương thức sản xuất hiện chưa được xác định rõ ràng
và thống nhất (có thể cho rằng, lịch sử thế giới không phải ở đâu cũng diễn ra
một cách tuần tự theo thứ tự phương thức sản xuất châu Á - cổ đại - phong kiến
- tư sản hiện đại; bởi vì, lịch sử của Trung Quốc không có hoặc hầu như không

có chế độ chiếm hữu nô lệ). Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng, ở
phương Đông hay phương Tây, sự phát triển của lực lượng sản xuất (sự phát
triển của lực lượng sản xuất được thể hiện rõ nhất ở sự phát triển của công cụ
lao động) bao giờ cũng diễn ra tuần tự một cách tự nhiên từ thấp đến cao, từ
công cụ bằng đá đến công cụ bằng kim loại, từ công cụ thủ công đến công cụ
bằng máy móc cơ khí; tương ứng với các trình độ phát triển tự nhiên đó của lực
lượng sản xuất thì chế độ sở hữu (nội dung cơ bản nhất của quan hệ sản xuất)
bao giờ cũng diễn ra theo thứ tự từ công hữu đến tư hữu, từ tư hữu phi tư bản


9

đến tư hữu tư bản. Trong luận điểm nói trên của C.Mác, cần chú ý cụm từ “Về
đại thể có thể coi”. Cụm từ này có nghĩa rằng, trong quan niệm của C.Mác có
thể ở đâu đó sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội không theo thứ tự phương
thức sản xuất châu Á - cổ đại - phong kiến - tư sản hiện đại. Nhưng dù cho sự
thay thế các hình thái kinh tế - xã hội diễn ra theo thứ tự nào thì đối với C.Mác,
sự thay đổi đó cũng vẫn là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đây mới là quan
điểm cơ bản của C.Mác thể hiện ở luận điểm vừa nói. Ngoài ra, còn nhiều luận
điểm đúng đắn khác của C.Mác đã bị một số người hiểu không đúng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là đúng. Đó là thành tựu vĩ đại của tư tưởng
khoa học, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt triết học mácxít với các triết học khác.
Nhưng, đáng tiếc là, hiện nay, nhiều người vẫn chưa tin, thậm chí còn từ bỏ
niềm tin vào chủ nghĩa duy vật lịch sử. Để khắc phục tình trạng này, một trong
những việc làm cần thiết là phải tiếp tục làm sáng tỏ hơn nội dung các nguyên lý
của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi khẳng định tính đúng đắn, tính nguyên giá trị của những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhiệm vụ của những người làm
công tác nghiên cứu triết học là phải cụ thể hóa và nghiên cứu sâu thêm các
nguyên lý chung đó. Điều quan trọng trước hết, theo chúng ta, cần làm rõ hàng

loạt vấn đề về mối quan hệ giữa cái đóng vai trò quyết định (tồn tại xã hội, lực
lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, v.v.) và cái bị quyết định (ý thức xã hội, quan hệ
sản xuất, kiến trúc thượng tầng, v.v.). Sinh thời, V.I.Lênin đã từng khẳng định:
“Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong
những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề
nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau?
Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương
đối”. Áp dụng tư tưởng trên đây của V.I.Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, chúng ta có thể đặt vấn đề rằng, phải chăng các yếu tố quyết định đã được
nhắc đến ở trên luôn đóng vai trò quyết định trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện
lịch sử hay chỉ đóng vai trò quyết định khi xét đến cùng? Nếu các yếu tố quyết


10

định chỉ đóng vai trò quyết định khi xét đến cùng thì trong trường hợp và điều
kiện nào, nhân tố bị quyết định trở thành cái có vai trò quyết định? Điều này rất
quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi muốn phát huy vai trò của nhân tố chủ
quan nhưng lại tránh được chủ nghĩa chủ quan duy ý chí cũng như chủ nghĩa
giáo điều. Chẳng hạn, chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh của
cơ sở hạ tầng và có tác động ngược trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nhưng, sự tác
động ngược trở lại cần được hiểu như thế nào và đến mức độ nào, có khi nào
kiến trúc thượng tầng làm thay đổi cơ sở hạ tầng không hay nó chỉ luôn là yếu tố
chịu sự tác động, bị động trong quan hệ với cơ sở hạ tầng? Hoặc, vai trò của văn
hóa đối với sự phát triển xã hội cũng cần được lý giải thấu đáo về mặt triết học.
Văn hóa, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bị quy định bởi những
điều kiện sinh hoạt vật chất của con người. Vậy, cần lý giải như thế nào vai trò
của văn hóa với tư cách động lực của sự phát triển xã hội, v.v..
Tất cả những điều trình bày trên đây đã khẳng định những đóng góp vĩ

đại của C.Mác đối với thời đại của ông và cả với thời đại chúng ta đang sống.
Trách nhiệm của chúng ta là phải vận dụng và phát triển sáng tạo triết học của
C.Mác để giải quyết những vấn đề mà thời đại đang đặt ra cho phù hợp với điều
kiện lịch sử mới. Thành công hay thất bại trong thực tiễn đều phụ thuộc vào thế
hệ chúng ta và do chính chúng ta quyết định.
Triết học Mác là một hệ thống mở và phát triển, chứ không phải là cái gì
đó nhất thành bất biến và do vậy, trong nó còn có những hạn chế nào đó cần phải
khắc phục, bổ sung, phát triển thêm thì đó cũng là lẽ tất yếu. C.Mác là một nhà
bác học vĩ đại, nhà tư tưởng thiên tài, nhưng ông cũng là “sản phẩm của thời đại
của mình” và do vậy, ông vẫn bị quy định bởi chính những điều kiện lịch sử của
thời đại mình nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Những hạn chế
nào đó trong triết học Mác là do lịch sử thời đại quy định, song chúng tuyệt
nhiên không làm giảm giá trị thế giới quan và phương pháp luận, giá trị gợi mở
và định hướng cũng như bản chất cách mạng và tính khoa học của nó.


11

Hiện nay, do bối cảnh lịch sử quy định và do những biến cố hiện thời của
lịch sử nhân loại, một số luận điểm, quan niệm nào đó của C.Mác đã trở nên
không còn thích hợp với điều kiện lịch sử mới, song không phải vì thế mà triết
học Mác mất đi ý nghĩa thời đại của nó. Bản chất cách mạng và tính khoa học
của nó vẫn mãi trường tồn với lịch sử nhân loại, vẫn là cơ sở nền tảng để có thể
khẳng định “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một”
đối với chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước.
Ý nghĩa thời đại và sức sống trường tồn của triết học Mác chính là cơ sở
để chúng ta khẳng định xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã xác
định khi lựa chọn con đường đổi mới là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở khoa
học. Sự đúng đắn và cơ sở khoa học đó bắt nguồn từ bản chất cách mạng và tính

khoa học của triết học Mác. Chúng ta kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, triết học
Mác - Lênin không có nghĩa là áp dụng một cách nguyên xi, máy móc, mà là
vận dụng một cách khoa học và sáng tạo những tư tưởng, nguyên lý, quy luật
nền tảng của nó trong những điều kiện lịch sử mới và phù hợp với thực tiễn đất
nước. Những thành công rất đáng tự hào của hơn 20 năm đổi mới đã chứng
minh điều đó.
Do vậy, có thể nói, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
với việc kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở nhận
thức lại, nhận thức đúng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết
học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, thông qua nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn thời đại, thực tiễn đổi mới ở Việt Nam không chỉ là
quá trình thống nhất hữu cơ lý luận với thực tiễn, là vấn đề hết sức cần thiết,
mang cả ý nghĩa lý luận lẫn ý nghĩa thực tiễn cấp bách, mà còn là phương thức
đúng đắn để triết học Mác mãi mang ý nghĩa thời đại và sức sống trường tồn của
nó với thời đại chúng ta.


12

KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về
xã hội, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch
sử nhân loại, nhờ đó hoàn thiện và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và phép biện chímg duy vật; hoàn thiện và phát triển thế giới


13

quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác — Lênin. Chủ nghĩa duy

vật lịch sử là một trong những phát hiện vì đại nhất của chủ nghĩa Mác, bởi
"Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nói cho đúng hơn, việc áp
dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực những hiện
tượng xã hội, đã loại bỏ đuợc hai khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử
trước kia", đồng thời, "Chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi
và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế
xã hội" theo quan điểm duy vật. Là những môn đệ của nghĩa Mác chúng ta phải
có nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và
triết học Mác – Lênin nói riêng trong đó có chủ nghĩa duy vật lịch sử.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử triết học, GS,TS. Nguyễn Hữu Vui, Nxb CTQG, H.2004
2. Triết học hỏi và đáp, Trường Đại học quốc gia Lômônôxốp, GS. E.E
Nexmeyanov, Nxb Đà Nẵng.2002
3. Lịch sử triết học, PGS.Vũ Ngọc Pha, Nxb Thống kê.2004


14

4. Giáo trình triết học ( dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý Luận Chính trị.2006
5. Từ điển triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
H.1987
6. Đại cương lịch sử triết học, Nxb Thống kê. 1997
7. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.19. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995
8. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.13. CTQG, Hà Nội, 1995
9. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập,t. 20,
10 C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập,t.1,
11. V.I. Lênin. Toàn tập, t. 33. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr. 104.
12. V.I.Lênin. Toàn tập, t. 18. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 173.




×