Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vai trò và ý nghĩa của các nguyên tố đa trung vi lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 18 trang )

VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ ĐA - TRUNG - VI
LƯỢNG

• Vai trò của nguyên tố đa lượng
• Vai trò của nguyên tố trung lượng
• Vai trò của nguyên tố vi lượng


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ
ĐA LƯỢNG
 Vai trò của đạm (N)
 Vai trò của lân ( P2O5)
 Vai trò của kali ( K2O )


VAI TRÒ CỦA ĐẠM (N)

• Là một trong những chất hình thành tế bào, tham
gia vào thành phần axid nuclêic, axit amin vì thế
là bộ phận cần thiết của protêin, tham gia tổng
hợp các chất sinh trưởng, nhiều vitamin và enzim,
diệp lục…

• Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây
làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá
nhiều. Lá cây có kích thước to, màu xanh. Lá
quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây.


VAI TRÒ CỦA ĐẠM (N)



• Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh



kém, ít phát triển mầm non, quang hợp kém từ đó
ra hoa kết quả muộn, ít hoa ít quả, khả năng tích
lũy đạm – bột – đường kém dẫn tới năng suất
giảm.
Thực vật bậc cao không sử dụng được đạm từ
khí quyển, cây chỉ hấp thu đạm dưới dạng anion
NO3-, NO2- và cation NH4+ cũng như dưới dạng
axit amin và của các hợp chất hữu cơ khác. Một
số loài xạ khuẩn, tảo lam, vi khuẩn sống tự do,
cũng như một số nấm có thể cố định đạm trong
không khí.


VAI TRÒ CỦA LÂN (P2O5)
• Lân có trong thành phần của protit, cấu tạo nên nhân tế
bào vì thế không thể thiếu cho sự sống của cây, cần thiết
cho sự hình thành nên các bộ phận của mầm non, đẻ
nhánh, ra hoa đậu quả và phát triển bộ rễ, ảnh hưởng đến
sự vận chuyển đường – bột tích lũy về hạt và các bộ phận
thu hoạch

• Lân ảnh hưởng đến tính lưu động của chất nguyên sinh
làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn
có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được đất chua, kiềm.


• Cây không chỉ hấp thụ ở dạng vô cơ, mà cả ở dạng hữu
cơ, một số cây họ đậu có khả năng hấp thụ photphat vô
cơ khó tan và kéo chúng vào chu trình chung của photpho


VAI TRÒ CỦA KALI
• Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng
trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây, làm
tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động
không lợi từ môi trường bên ngoài và chống chịu đối với
một số loại bệnh.

• Kali còn làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng
chịu úng, hạn và chịu rét, làm tăng chất lượng nông sản và
góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Kali làm tăng hàm
lượng đường trong quả, làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm
cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của
quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai và tăng hàm
lượng đường trong mía.

• Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn
N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho
nên người ta ít chú ý đến việc bón Kali cho cây.


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ
TRUNG LƯỢNG
• Vai trò của Magiê (Mg)
• Vai trò của lưu huỳnh (S)
• Vai trò của canxi (Ca)



VAI TRÒ CỦA MAGIÊ (Mg)

• Tham gia vào thành phần phân tử diệp lục, tham



gia vào hoạt động enzim của chu trình axit citric,
thúc đẩy sự hoạt động của enzim kinaza, thúc
đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu đường của
cây.
Trong đất thường có một lượng lớn magiê nên
không cần bón magiê vào trong đất. Magiê có tính
linh động cao trong cây và được dùng lại trung
bình.


VAI TRÒ CỦA LƯU HUỲNH (S)

• S có vai trò quan trọng đối với cây. Là thành phần
của axit amin, giúp cho quá trình trao đổi chất
trong cây, làm cho cấu trúc các protein vững chắc
giúp cây tổng hợp, tích luỹ chất dầu. Lưu huỳnh
có tác dụng nhiều đối với cây họ đậu, cây hoa
màu (cải dầu).

• Lưu huỳnh thấy trong cây dưới dạng anion SO42-.

Lưu huỳnh được cây hấp thụ từ dạng sunfat,

sunfic và sunfua có thể được đồng hóa một lượng
không đáng kể khi pha loãng nhiều. Ở nồng độ
cao, dạng khử của lưu huỳnh độc đối với cây (khi
hàm lượng cao hơn 0,0006%).


VAI TRÒ CỦA LƯU HUỲNH (S)

• Sự khử và oxy hóa lưu huỳnh liên quan với sự có



mặt của nitrat và hoạt động quang hợp, khi thừa
nitrat sự khử lưu huỳnh bị kiềm hãm, khi chiếu
sáng tốt và thiếu CO2 trong không khí quá trình
này tăng lên.
Thiếu S lá cây chuyển sang màu vàng úa, gân lá
biến sang màu vàng, các chồi cây sinh trưởng
kém.


VAI TRÒ CỦA CANXI (Ca)

• Trong cây, Canxi là thành phần của tế bào, tham
gia vào việc hình thành màng tế bào và bộ máy
chứa diệp lục. Trong tế bào canxi ở dưới dạng
pectat – canxi. Canxi đảm bảo cho quá trình phân
chia tế bào được diễn ra bình thường.

• Canxi tích lại ở các bộ phận già cỗi chết của cây,

canxi ngăn cản chúng mục nát. Nhu cầu canxi của
cây được thỏa mãn khi bón vôi vào đất, nó tồn tại
trong cây dưới dạng ion.

• Trên đất nhiễm mặn, canxi thay thế natri làm giảm
độ mặn, cải thiện lý tính và tăng độ tơi xốp cho đất.


VAI TRÒ CỦA CANXI (Ca)

• Trên đất nhiễm phèn, canxi giúp hạ phèn và giải
phóng nhiều chất trung và vi lượng.

• Canxi đảm bảo sự bền vững của cấu trúc nhiễm
sắc thể, Canxi tăng độ cứng cho màng tế bào,
làm cứng cây nên hạn chế đổ ngã và sự xâm
nhập của sâu bệnh.

• Canxi hoạt hoá các loại enzim, làm trung hòa
axit hữu cơ trong cây, cho nên có tác dụng giải
độc cho cây.


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ VI
LƯỢNG







Vai trò của nguyên tố Bo (B)
Vai trò của nguyên tố Đồng (Cu)
Vai trò của nguyên tố Kẽm (Zn)
Vai trò của nguyên tố Mangan (Mn)
Vai trò của nguyên tố Molipđen (Mo)


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ BO (B)
• Bo bảo đảm cho hoạt động bình thường của mô phân
sinh ngọn cây. Bo xúc tiến các quá trình tổng hợp các
protit, lignin. Bo xúc tiến việc chuyển hóa các
hydratcacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo
đẩy mạnh việc hút canxi của cây, tăng cường hút Ca
cho cây và đảm bảo tỷ lệ K : Ca trong cây.

• Ảnh hưởng đến sự di chuyển của các chất tạo hình, cần
thiết đối với sự cung cấp oxi của rễ, xúc tiến hút một số
khoáng chất trong đất của cây, liên quan chặt chẽ với
dinh dưỡng khoáng thực vật.

• Bón Bo vào thời kỳ cây sắp ra hoa làm tăng tỷ lệ đậu
hoa, quả.


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ ĐỒNG (Cu)
• Nguyên tố Cu tham gia vào thành phần cấu tạo của
enzim thúc đẩy chức năng hô hấp, chuyển hoá của cây.
Đồng thúc đẩy quá trình hình thành Vitamin A trong cây,
loại Vitamin rất cần thiết cho sự phát triển bình thường

của hạt. Các loại cây ngũ cốc nếu thiếu đồng thì hạt khó
hình thành, tỷ lệ hạt lép rất cao.

• Tham gia vào phản ứng quang hợp và các quá trình sinh
tổng hợp khác, ảnh hưởng quan trọng đến sự hút và làm
tăng hiệu lực của Kẽm, Mangan, Bo.

• Đồng được bón dưới dạng sunfat đồng, quặng pyrít nung.
Đồng ở nồng độ cao hơn 0,4mg/lít (0,00004%) gây độc
với thực vật bậc cao, đối với tảo nồng độ gây độc còn
thấp hơn.


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ KẼM (Zn)

• Kẽm thúc đẩy quá trình hình thành các hoocmôn
trong cây

• Zn làm tăng tính chịu nóng, chịu hạn của cây, làm
tăng đặc tính chống chịu bệnh của cây.

• Kẽm làm tăng khả năng tổng hợp protit, các axit
nuclêic, Zn thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa
đạm trong cây. Cây bị thiếu kẽm làm năng suất
giảm 50%, mặc dù cây không có biểu hiện ra triệu
chứng bên ngoài.


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ MANGAN (Mn)
• Tham gia vào sinh tổng hợp diệp lục và đồng hóa đạm,

giữ vai trò quan trọng nhất trong sự điều chỉnh quá trình
oxy hóa và khử sắt.

• Mangan thúc đẩy cây nẩy mầm sớm, làm cho rễ to khỏe,
cây ra hoa kết quả nhiều, lúa trổ bông đều. Bón Mn tốt
nhất vào giai đoạn cây đang ra hoa.

• Mangan có tác dụng làm tăng hiệu lực phân lân, kích thích
cây hút nhiều lân. Mn thúc đẩy quá trình hô hấp trong cây,
xúc tiến quá trình oxi hoá các hydratcacbon tạo thành CO2
và H2O. Mn làm tăng hoạt tính của men trong quá trình
tổng hợp chất diệp lục.

• Mangan chứa và xâm nhập trong cây dưới dạng oxyt
mangan hóa trị hai, với mức oxi hóa khác cây trồng không
sử dụng được.


VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ Mo
• Molipđen có vai trò tích cực trong việc làm tăng khả năng
quang hợp của cây. Mo rất cần cho quá trình tổng hợp
vitamin C trong cây.

• Mo giúp cho cây hấp thu được nhiều N và giúp cho quá
trình cố định N. Mo rất cần cho vi sinh vật cố định đạm
cộng sinh ở rễ cây và giúp cho sự phát triển nhiều nốt sần
ở rễ cây họ đậu.

• Đem bón dưới dạng muối của acid molipdic như Molipđat
Natri, Molipđat Amon và chất thải có chứa Mo. Trong đất

chua cây không sử dụng được Molipden, ta khắc phục
bằng cách bón thêm vôi cho đất.

• Mo làm tăng hiệu quả sử dụng lân của cây và phát huy tác
dụng tích cực của các loại phân lân.



×