Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

đề xuất quy hoạch môi trường đô thị tp Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.8 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Thành phố Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biết
tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Các khu đô thị và khu dân cư đang được xây
dựng và phát triển, nhiều con đường đang ngày càng mở rộng hay làm mới. Các cơ
quan, trường học, bệnh viện đang được đầu tư để hướng tới một thành phố Thanh
Hóa ngày càng giàu đẹp và là một trong những trung tâm năng động của Việt Nam
và thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại I vào năm 2014, là là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh tốc độ phát triển ngày
càng nhanh thì có một vấn đề đang hiện hữu đó là vấn đề quản lý môi trường đô
thị.
Quản lý môi trường đô thị là một vấn đề đang được quan tâm vì nó ảnh hưởng
đến đời sống của con người, nó mang giá trị về giá trị con người, giúp con người
tránh được những tác động từ môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe,
lao động của người dân trong thành phố. Không những thế nó còn mang giá trị về
kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường. Tuy nhiên hiện nay do quá trình phát triển
đô thị ngày càng nhanh làm cho các hoạt động từ con người đã tác động không tốt
đến môi trường làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Không giống vùng nông
thôn nơi diễn ra ít các loại hình hoạt động làm dễ gây ô nhiễm thì thành phố luôn
phải đối mặt với các vấn đề về chất lượng môi trường ngày càng suy giảm do ô
nhiễm nước, khói bụi, nhiệt độ, khí thải và tiếng ồn.
Để góp phần tạo một môi trường sống an toàn và xây dựng thành phố Thanh
Hóa ngày càng phát triển hơn nữa, tôi đã chọn đề tài về : “ Nghiên cứu, đề xuất
giải pháp quản lý môi trường đô thị ở thành phố Thanh Hóa ”. Để nghiên cứu
hiện trạng vấn đề về môi trường để có thể đề xuất ra các giải pháp quy hoạch lại
môi trường sao cho phù hợp với sự phát triển và hướng tới bảo vệ môi trường.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Lý do chọn đề tài để góp phần tạo ra một môi trường trong sạch, đưa môi


trường vào một hệ thống dễ dàng quản lý và xây dựng thành phố Thanh Hóa
ngày càng phát triển sao cho phù hợp và hướng tới bảo vệ môi trường.
1.2.
Giới thiệu tổng quát về thành phố Thanh Hóa
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.

1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là tỉnh lị và là trung tâm
kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô Hà nội 160
Km về phía nam. Thành phố là một đô thị phát triển và là một trong
những thành phố lớn của khu vực Bắc Trung Bộ cùng với Vinh
và Huế, đồng thời thành phố có sức lan tỏa tới khu vực Nam Bắc Bộ.
Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía bắc và
đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương,
phía đông nam giáp thành phố Sầm Sơn, phía tây giáp huyện Đông
Sơn, phía tây bắc giáp huyện Thiệu Hóa.
Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ,
nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi,
khí hậu khá ôn hòa.
Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa giới hành chính thành phố dài
gần 20 km, cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam
chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lưới giao thông đa dạng và thuận
tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi
trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
1.2.1.2.

Địa hình
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có

nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp,
nông - sâu.


Núi:
-

-

Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, men theo
hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Đặc điểm địa
hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững
chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không
thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông
Vệ.

Sông:
Sông Mã: là sông tự nhiên lớn bắt nguồn từ Điện Biên chảy về
phía tây tỉnh Thanh Hóa và chảy qua thành phố. Sông Mã đã
được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố
hiện đại bên bờ sông Mã trong tương lai.
- Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai
Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc tlrước đây được xây dựng
để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên
địa bàn thành phố.
Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ
-


1.2.2.


Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố
Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.
-

-

Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng
thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt
lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy
cao tới 39-40 độ C.
Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau.
Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít;
đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp
tới 5 - 6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.


Gió
Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng
năm có 3 mùa gió:
-

Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ
vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.



Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi
qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày
hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh
bằng ở các tỉnh miền Trung khác.
- Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí
hậu mát mẻ.
Lượng mưa
-



Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 – 1980 mm.
1.2.3.

1.2.4.

Dân số, lao động và nguồn lực
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, thành phố Thanh Hóa
cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa
dạng. Dân số toàn thành phố Thanh Hóa chiếm 12% dân số toàn
tỉnhThanh Hóa.
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số thành phố Thanh Hoá
393.294 người Quy mô dân số:
- Đến năm 2012: dân số của Thành phố khoảng 393.294 người,
trong đó nội thành 259.631 người, ngoại thành 133.663 người.
- Đến năm 2015: dân số của Thành phố khoảng 550.000 người,
trong đó nội thành khoảng 450.000 người, ngoại thành khoảng
100.000 người.
- Đến năm 2025: dân số của Thành phố khoảng 850.000 người,
trong đó nội thành khoảng 500.000 người, ngoại thành khoảng

350.000 người.
- Đến năm 2035: dân số của Thành phố khoảng 1.000.000 người,
trong đó nội thành khoảng 800.000 người, ngoại thành khoảng
200.000 người.
Thành phố Thanh Hóa hiện nay có diện tích tự nhiên
146,77 km² với 20 phường và 17 xã, dân số 435.298 người (2016).
Thành phố là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân
số, diện tích và có số đơn vị hành chính lớn nhất trong các đô thị trực
thuộc tỉnh của Việt Nam.
Kinh tế
Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%
- GDP bình quân đầu người 6.200 USD
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ usd
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 25.000 tỷ đồng
- Thành lập mới 1.000 doanh nghiệp.
Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa cơ
bản phát triển ổn định; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo; có 38/41 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và 18 chỉ tiêu
vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,5%. GRDP


1.2.5.

1.3.

1.4.

1.5.

1.6.


bình quân đầu người ước đạt 5.400 USD, đạt 100% so với kế hoạch,
tăng 4% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần
26.000 tỷ đồng, đạt 103,6% so kế hoạch, tăng 14,1% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt gần 22 nghìn tỷ đồng. Thu ngân
sách đạt trên 1.600 tỷ đồng.
Hiện nay ở thành phố có 4 khu công nghiệp chính là Khu công
nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Tây bắc ga, Khu công nghiệp
Hoàng Long và Khu công nghiệp FLC Hoàng Long.
Văn hóa, giáo dục
Thành phố Thanh Hóa có:
- 4 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 11 trường trung học phổ
thông và nổi tiếng là trường trung học phổ thông chuyên Lam
Sơn nơi đào tạo rất nhiều học sinh có điểm thi vào Đại học rất
cao.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá và phân tích hiện trạng môi trường trong thành phố
Thanh Hóa
- Làm rõ tác dụng khi tiến hành quy hoạch môi trường trong
thành phố Thanh Hóa
- Đề xuất ra giải pháp quy hoạch môi trường tại thành phố Thanh
Hóa
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề môi trường tại địa bàn thành phố
Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu : toàn bộ khu vực thành phố Thanh Hóa
Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp điều tra thực địa.
Tiến hành đi khảo sát tất cả các khu vực thu gom, vận chuyển,

xử lý..... như rác, nước...trên địa bàn thành phố
- Phương pháp kế thừa số liệu.
Kế thừa số liệu điều tra từ phòng quản lý môi trường của thành
phố và công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Thanh
Hóa
- Phương pháp tiếp cận mô hình ma trận áp lực – trạng thái –
động lực ( PSR, DPSIR )
Việc lựa chọn phương pháp luận phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
mục đích của việc xây dựng hệ thống tiêu chí – chỉ thị. Ở đây,
mục đích xây dựng hệ thống chỉ thị chỉ số là để so sánh tính bền
vững môi trường trong phát triển và hệ quả phát triển của thành
phố Thanh Hóa.
Nội dung nghiên cứu





1.6.1.

1.6.2.

Đánh giá bằng phương pháp tiếp cận mô hình ma trận
Đánh giá các chỉ tiêu từ áp lực – trạng thái – đáp ứng
Đề xuất quản lý môi trường tại thành phố Thanh Hóa
Nghiên cứu áp lực từ các vấn đề môi trường gây ra
- Dân số tăng nhanh: tỷ lệ tăng dân số (%/năm), mật độ dân số
(số người / km2)
- Đời sống người dân tăng nhanh: tỷ lệ tăng khu vui chơi giải trí,
trường học, bệnh viện...( km2/người), số rác thải tính trên đầu

người ( kg/năm),
- Quỹ đất ngày càng giảm: diện tích đô thị ( ha), diện tích đất xử
lý rác ( km2/ tổng diện tích).
- Sử dụng và khai thác tài nguyên ngày càng nhiều: tổng lượng
tiêu thụ điện(kwh/năm), than (tấn/ năm), xăng (tấn/năm), tổng
lượng nước cấp hằng năm (m3/năm)
- Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường: tổng lượng nước thải
sinh hoạt, công nghiệp (m3/năm); tổng BOD5, tổng N, tổng P
trong nước (tấn/năm); tổng lượng chất thải rắn nguy hiểm và
không nguy hiểm (tấn/năm); tổng lượng khí thải từ giao thông,
đun nấu như bụi, SO2, NO2, CO2,... (tấn/năm).
Nghiên cứu trạng thái môi trường thành phố
- Nguồn nước ngầm sử dụng tăng do nhu cầu của người dân:
 Trữ lượng nước ngầm (m3/năm)
 Gây cạn kiệt nguồn nước ngầm (m3/năm)
- Chất lượng nước thải sinh hoạt tăng chưa qua xử lý dễ gây ô
nhiễm môi trường:
 Hàm lượng nước ngầm bị ô nhiễm như NH3, coliform
tăng (m3/năm)
 Hàm lượng nước mặt bị ô nhiễm (m3/năm)
 Số lượng nhà máy sử lý nước thải ( số nhà máy)
- Nguồn nước mặt bị ô nhiễm:
 Hàm lượng nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ
thực vật và hóa chất (m3/năm)
 Chất lượng nguồn nước mặt (m3/năm)
- Bầu không khí bị ô nhiễm:
 Nồng độ các chất gây ô nhiễm: bụi, CO2, NO2, CO, O3
(mg/l)
 Hàm lượng phát thải khí ô nhiễm từ các nhà máy,
phương tiện giao thông, đun nấu,... (mg/l)

 Ô nhiễm mùi từ các khu sản xuất, nước thải, rác thải
 Nhiệt độ trung bình năm (ºC)
 Độ ẩm trung bình (%)


Cấu trúc đất dễ bị suy yếu:
 Mức độ sụt lún (mm/năm)
 Hàm lượng đất bị nhiễm kim loại nặng: Cu, Pb, dầu
mỡ.... (mg/l)
- Rác thải xả thải không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi
trường đất, nước:
 Số lượng các bãi rác tự phát tăng (số bãi rác)
- Có những phản ứng từ phía người dân:
 Số lượng các cuộc phản đổi về vấn đề đổ rác ( số
lần/năm)
- Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất làm giảm chất dinh dưỡng
trong đất:
 Số lượng thuốc bảo vệ thực vật được dùng ( kg/năm)
 Hàm lượng đất bị ô nhiễm (m3/năm)
- Ô nhiễm tiếng ồn gia tăng:
 Mức độ tiếng ồn từ các phương tiện giao thông có phân
phối lớn (dBA)
 Tiếng ồn phát ra từ các khu vực xây dựng như: máy
khoan, máy xúc,....(dBA)
 Mức độ ô nhiễm tiếng ồn trung bình ngày và đêm (dBA)
- Sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng:
 Tuổi thọ trung bình giảm
 Số lượng lao động giảm do vấn đề sức khỏe ngày càng
tăng ( người/năm)
Nghiên cứu mức độ đáp ứng về vấn đề môi trường

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở thành phố ngày càng hiện đại, đáp ứng
với nhu cầu sống của con người và phát triển của thành phố
 Tỷ lệ các khu vui chơi, bệnh viện, trường học (%)
 Tỷ lệ các hộ dân được cung cấp nước sạch (%)
 Mật độ km giao thông / km2 diện tích đô thị
- Tất cả các nguồn xả thải: nước thải, chất thải rắn được xử lý
đúng với TCVN
 Mật độ km đường cống, rãnh thoát nước / km2 đô thị
 Số lượng bãi chôn lấp rác và nhà máy xử lý rác (số
lượng )
 Các điểm thu gom rác thải hợp vệ sinh ( số điểm)
- Tăng cường về hệ thống cây xanh tại thành phố
 Diện tích cây xanh đô thị / đầu người (m3/ người)
 Diện tích cây xanh / diện tích đô thị (%)
 Tổng số cây xanh được nuôi trồng (số cây)
- Nguồn đầu tư vào bảo vệ môi trường thích đáng
-

1.6.3.


% tổng ngân sách từ nhà nước chi cho hoạt động bảo vệ
môi trường
 % ngân sách đầu tư từ các nhà đầu từ nước ngoài
Cơ quan tổ chức, quản lý đáp ứng với nhu cầu bảo vệ môi
trường đô thị
 Số lượng tên các văn bản pháp quy được ban hành ( số
văn bản)
 Số cán bộ quản lý môi trường đô thị (số lượng )
 Số lần thanh và kiểm tra môi trường / năm ( số lần)

 Số lần xảy ra các vụ kiện và tranh chấp môi trường / năm
(số lần)


-


CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Hiện trạng môi trường nước thành phố Thanh Hóa
Tổng lượng nước cấp cho các dịch vụ, sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,...
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tính trên đầu người trên năm với lượng nước rất
cao do nhu cầu sử dụng của người dân tăng theo cùng với sự phát triển kinh tế và
sự tăng nhanh về tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ ở thành phố Thanh Hóa. Bên cạnh đó,
hệ thống xử lý nước thải từ các loại hình hoạt động ngày càng nhiều nhưng hệ
thống xử lý nước thải còn rất hạn chế và chưa được hiệu quả, đôi khi nước thải sinh
hoạt còn được xả thẳng ra ngoài sông, ngòi... mà chưa được qua xử lý làm ảnh
hưởng lớn đến vấn đề môi trường.
Từ đó nhìn chung, các sông ngòi ở Thanh Hoá đã bị ô nhiễm (thể hiện chủ yếu
ở các chỉ tiêu SS, BOD, COD, NO2-) và mức độ ô nhiễm có xu thế tăng dần. Nước
của các sông không đủ tiêu chuẩn để dùng làm nguồn nước sinh hoạt. Nguyên nhân
do nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong vùng; do chất thải sinh hoạt
của nhân dân; do chất thải từ sản xuất nông nghiệp hay kết quá phân tích chất
lượng nước thải từ bệnh viện ra môi trường cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn
cho phép như: TSS vượt 2,64 lần, COD vượt 2,48 lần, Colifrom vượt 7,1 lần.....
Nguyên nhân được xác định là các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng
không được bảo dưỡng, sửa chữa, chưa thu gom triệt để nước thải y tế hoặc công
tác vận hành chưa đúng quy trình kỹ thuật, không vận hành thường xuyên nên nước
thải chưa qua xử lý vẫn được thải ra ngoài môi trường.Trong đó, nguyên nhân quan
trọng nhất là chất thải của các cơ sở công nghiệp, các doanh nghiệp tuy đã có nhiều

cố gắng trong việc thực hiện Luật BVMT, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý nước thải, nhưng hiệu quả xử lý còn thấp, nồng độ các chất gây ô
nhiễm vẫn còn rất cao.
Nước dưới đất bị ô nhiễm chủ yếu do ảnh hưởng của các chất thải sinh hoạt tại
các khu vực dân cư, các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng,… vệ sinh nhà ở, chuồng
trại chưa được tốt. Nước thải sinh hoạt của khu vực dân cư và các khu nhà nghỉ
phần lớn không được xử lý, thải ra môi trường, ngấm xuống nguồn nước ngầm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 KCN (Lễ Môn, Hoàng Long, Bỉm Sơn, Đình
Hương – Tây Bắc ga và Lam Sơn - Sao Vàng) thu hút 136 doanh nghiệp; 10/57
CCN cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng và đã có 86 doanh nghiệp vào đầu
tư; 24/57 CCN đang xây dựng hạ tầng và có 221 doanh nghiệp vào đầu tư; hơn 160
làng nghề (LN) và làng có nghề... Tuy nhiên, mới chỉ có KCN Lễ Môn có hệ thống
xử lý nước thải tập trung và đi vào hoạt động từ năm 2010; KCN Tây Bắc ga, CCN
Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung


nhưng chưa hoàn chỉnh; số KCN, CCN còn lại chưa được đầu tư xây dựng công
trình xử lý nước thải tập trung.
2.2. Hiện trạng môi trường đất tại thành phố Thanh Hóa
Có đến 57 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, ô nhiễm do thiếu máy bơm nước.
Đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân tại xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa
đang bị ô nhiễm do khu vực này nằm sau các bệnh viện tuyến tỉnh như: BV Nhi,
BVĐK tỉnh, BV Phụ sản,.... do địa hình thấp nên nơi đây là nơi tập trung nước thải
từ các bệnh viện và các khu dân cư gần đó đổ về. Hầu hết khu ruộng lúa đều trong
tình trạng ô nhiễm, nhiều năm nhân dân không thể canh tác được ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu và nhân dân
có ý kiến quan tâm đến các giải pháp xử lý cấp bách trước mắt và biện pháp lâu dài
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cũng như hướng khắc phục, xử lý các diện tích
đất nông nghiệp bị ô nhiễm để trả nhân dân có điều kiện sản xuất, canh tác.
Sau nhiều năm bị ô nhiễm, không thể sản xuất, hiện khu đất này hiện đã nằm

trong quy hoạch đất sử dụng của thành phố Thanh Hóa đến năm 2020. Kế hoạch sử
dụng đất 5 năm đầu (2011 – 2015) đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê
duyệt tại Quyết định 1168/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 và khu đất đã được quy
hoạch là khu đất cây xanh, văn hóa, mặt hồ, trụ sở, y tế, và đất ở. Trong đó, phần
đất y tế đã được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho công ty CP đầu tư y tế Tâm An
thực hiện dự án Bệnh viện Đa khoa Tâm An và công ty cổ phần Bình Tâm thực
hiện dự án bệnh viện mắt Bình Tâm với diện tích 4,7ha. Phần đất canh tác bị ô
nhiễm có diện tích khoảng 6 – 7 ha.
Tuy vậy đến thời điểm này chưa có dự án, công trình nào được triển khai xây
dựng trên diện tích đất này. Gần 60ha đất bị bỏ hoang giữa thành phố cỏ dại, bèo
tây vẫn mọc um tùm. Nước thải từ các bệnh viện vẫn ngày đêm xả thải ra ra khiến
cho khu vực này vốn đã ô nhiễm lại càng bị ô nhiễm nặng hơn. Hàng ngày, người
dân sống xung quanh khu vực này vẫn phải chịu ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống của bà con nơi đây.
Diện tích đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay đang ngày càng hạn hẹp
do vấn đề sử dụng để xây dựng các khu công nghiệp, nhà ở,... hay các dựu án được
đầu tư từ bên ngoài ngày càng gia tăng. Mặc dù vậy, nhưng tăng khả năng nâng
cao sự phát triển kinh tế, đô thị ngày một mạnh mẽ tạo cho người dân có cuộc sống
ngày càng nâng cao và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần phải đưa ra các biệp pháp để
có thể giữ lại một phần đất để cho các dự án liên quan đến môi trường.


2.3. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn tại thành phố Thanh Hóa
Các nguồn thải chính gây ô nhiễm không khí tại tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là các
hoạt động công nghiệp, do hoạt động giao thông, xây dựng và từ sinh hoạt đun nấu
của nhân dân.
Thanh Hoá đã hình thành 4 vùng động lực kinh tế có 4 khu công nghiệp tập
trung, qua đánh giá chất lượng không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp
cho thấy các nồng độ như SO2, NOx, CO và bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc đều
vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và mức độ ô nhiễm tăng dần theo thời gian.

Về tiếng ồn, là tác nhân gây ô nhiễm nhiều ở các làng nghề, các cơ sở sản xuất xen
lẫn trong khu dân cư, gần các hộ gia đình.
Qua theo dõi, phân tích chất lượng môi trường không khí các khu vực sản xuất
công nghiệp, đô thị, khu dân cư, tuyến giao thông tại các điểm quan trắc cho thấy,
môi trường không khí các khu vực trên địa bàn đã bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu phân
tích: SO2, NOx, CO, bụi, đặc biệt ô nhiễm bụi đang ở mức độ cao.
Độ ồn: giá trị dao động từ 58 đến 78,6 dB, trung bình là 72,39 dB trong đợt
quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 71,99 dB trong đợt quan trắc liên tục
ngày đêm tháng 4/2012. So với GHCP (6h-21h: 70 dB; 21h-6h: 55dB) theo QCVN
26:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn) thì độ ồn đo được tại
thành phố Thanh Hóa trong 2 đợt quan trắc đều cao hơn các giới hạn này khoảng
1,1 lần.
Nồng độ khí CO: dao động từ 3,74 đến 5,34 mg/m3, trung bình là 4,55 mg/m3
trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011và 4,60 mg/m3 trong đợt quan
trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ khí CO quan trắc có giá trị thấp nhất
vào ốp quan trắc 3 h sáng, giá trị cao nhất lúc 11h-15h. So với GHCP theo QCVN
05: 2009/BTNMT (30 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí
CO quan trắc tại thành phố Thanh Hóa thấp hơn GHCP khoảng 6,5 lần.
Nồng độ khí NO2: dao động từ 0,015 đến 0,035 mg/m3, trung bình là 0,0213
mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 0,0307 mg/m3 trong
đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ khí NO2có giá trị thấp nhất
vào thời điểm 3h sáng, cao nhất lúc 11h-15h. So với GHCP theo QCVN 05:
2009/BTNMT (0,2 mg/m3) về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí
NO2 quan trắc tại thành phố Thanh Hóa thấp hơn GHCP khoảng 9,4 lần vào đợt
quan trắc tháng 8/2011 và thấp hơn khoảng 6,5 lần vào đợt quan trắc tháng 4/2012.
Nồng độ khí SO2: dao động từ 0,03 đến 0,068 mg/m3, trung bình là 0,046
mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011và 0,0634 mg/m3 trong
đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ khí SO2 có giá trị thấp nhất
vào ốp 3h sáng. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,35 mg/m3) về chất
lượng không khí xung quanh thì nồng độ khí SO2 quan trắc tại thành phố Thanh



Hóa thấp hơn GHCP khoảng 7,6 lần trong đợt quan trắc tháng 8/2011 và thấp hơn
khoảng 5,5 lần trong đợt quan trắc tháng 4/2012.
Nồng độ bụi lơ lửng (TSP): dao động từ 0,15 đến 0,29 mg/m3, trung bình là
0,197 mg/m3 trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 8/2011 và 0,253 mg/m3
trong đợt quan trắc liên tục ngày đêm tháng 4/2012. Nồng độ TSP có giá trị thấp
nhất vào ốp 3h sáng. So với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT (0,3 mg/m3) về
chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ bụi lơ lửng quan trắc tại thành phố
Thanh Hóa thấp hơn giới hạn cho phép 1,52 lần trơng đợt quan trắc tháng 8/2011
và thấp hơn khoảng 1,2 lần trong đợt quan trắc tháng 4/2012.
Nồng độ bụi Pb trong không khí: dao động từ “không phát hiện” đến 0,0009
mg/m3 thấp hơn nhiều so với GHCP theo QCVN 05: 2009/BTNMT.


Đánh giá chung chất lượng không khí qua chỉ số chất lượng không khí
(AQI):

Dựa trên chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thể thấy chất lượng không khí tại
thành phố Thanh Hóa có xu hướng kém hơn so với khu vực khu kinh tế Nghi Sơn,
tuy nhiên, các thông số chất lượng không khí vẫn ở mức an toàn như CO, NO2,
SO2. Riêng đối với TSP, chỉ số AQI > 50 ở cả 2 khu vực quan trắc cho thấy chất
lượng không khí ở mức trung bình đối với chỉ tiêu TSP.

Hình 1. Chỉ số chất lượng không khí AQI tại thành phố Thanh Hóa và khu Nghi Sơn

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố không khí còn bị ô nhiễm không khí từ các mùi
hôi thối từ các bãi rác, nước thải chưa được qua xử lý gây khó chịu, bức xúc cho
người dân một số khu vực và làm ảnh hưởng đến chất lượng sống vốn có của họ.



2.4. Hiện trạng bãi chôn lấp rác trên địa bàn thành phố
Bãi rác quá tải và ô nhiễm sau một năm đi vào hoạt động . Bãi rác Đông Nam
do UBND TP Thanh Hoá làm chủ đầu tư và giao Công ty TNHH MTV Môi trường
và Công trình đô thị Thanh Hoá quản lý, vận hành. Theo thiết kế ban đầu, bãi chôn
lấp gồm 4 ô chứa rác với tổng diện tích 29.714 m2, tuy nhiên hiện nay bãi rác mới
chỉ hoàn thành 2/4 ô chôn lấp với diện tích 9.120 m2, khu vực tiếp nhận và phân
loại rác thải, hệ thống xử lý nước rỉ rác và một số công trình phụ trợ khác, hiện bãi
rác tiếp nhận 250 – 260 tấn rác/ngày.
Qua kiểm tra cho thấy, 2/4 ô chôn lấp đã đầy rác, bề mặt các ô chôn lấp chỉ
được phủ bạt sơ sài, không có lớp đât phủ bề mặt. Trong quá trình vận hành bãi
chôn lấp rác, lượng hoá chất Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị
Thanh Hoá sử dụng còn ít nên việc xử lý mùi hôi không đáp ứng yêu cầu; hệ thống
xử lý nước rỉ rác vận hành không thường xuyên và đúng quy trình kỹ thuật, nước rỉ
rác chỉ được xử lý sơ bộ, sau đó dẫn sang ao chứa và thải ra khe núi, ra sông
Hoàng. Toàn bộ tường rào bão rác, hệ thống thoát nước mưa chưa được xây dựng;
các bờ bao bằng đất xung quanh ô chôn lấp bị nước mưa xói mòn, xuống cấp; một
số điểm có dấu hiệu rò rỉ ngấm nước rỉ rác vào đất, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường xung quanh. Ngoài rác thải sinh hoạt, công ty vận hành còn tiếp nhận,
đưa vào chôn lấp thêm rác thải công nghiệp (vải vụn, phế phẩm da giày) đây là các
chất thải khó phân huỷ, do đó bãi rác Đông Nam càng thêm quá tải.
Nguyên nhân được cho là: Do chưa tìm được nhà đầu tư có công nghệ mới và
hiện đại nên trước mắt phải xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh đã lạc hậu,
việc xử lý triệt để được các nguồn ô nhiễm thứ cấp như nước rỉ rác, mùi hôi thối là
rất khó khăn; Nguồn vốn bố trí cho dự án chưa đầy đủ, kịp thời; Bên cạnh đó, Bãi
rác Đông Nam vừa hoạt động vừa xây dựng nên thiếu tính đồng bộ, khó khăn trong
việc khống chế các nguồn gây ô nhiễm ra môi trường và xử lý nước rỉ rác. Ngoài
ra, việc vận hành Bãi rác Đông Nam của Công ty TNHH MTV Môi trường và
Công trình đô thị Thanh Hóa chưa đúng quy trình kỹ thuật, không lấp phủ đất bề
mặt bãi chôn lấp, hệ thống xử lý nước rỉ rác hoạt động không hiệu quả, tiếp nhận

rác thải công nghiệp với số lượng lớn làm quá tải bãi chôn lấp.
Bên cạnh đó TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) bãi rác quá tải khiến môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù được đầu tư, nâng cấp nhưng một bãi rác thải tại TP
Sầm Sơn (Thanh Hóa) ngày càng phình to không thể kiểm soát. Rác chồng rác
khiến người dân phải chống chọi với thực trạng môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi mùi hôi thối nồng nặc bủa vây.
Được quy hoạch từ những năm 1997, bãi tập kết rác của TP Sầm Sơn với hơn
2ha, cùng với sự phát triển của thành phố, bãi rác càng ngày càng trở nên quá tải.
Mặc dù được đầu tư gần 30 tỷ đồng nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn ngày càng


nghiêm trọng. Càng đến gần bãi rác mùi hôi, thối càng nồng nặc sục thẳng vào mũi
khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt khó thở, một bãi rác khổng lồ sừng sững như
ngọn núi bao chùm một khoảng không gian rộng lớn. Rác tại đây chủ yếu là rác từ
hải sản tại các khách sạn, nhà hàng nên rất nặng mùi.
Bãi rác TP Sầm Sơn là một trong những bãi rác được xếp vào loại ô nhiễm
nghiêm trọng nhất của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2014, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án
nâng cấp, cải tạo bãi rác thải của TP Sầm Sơn với tổng giá trị đầu tư là 26,3 tỷ
đồng. Dự án này nhằm mục đích làm giảm ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân khu vực xung quanh. Tuy nhiên, đến nay bãi
rác đã quá tải trầm trọng.

Hình 2. Bãi rác quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng


CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ
THANH HÓA
3.1. Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ
3.1.1. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí

Đối với nguồn thải bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông, đây là nguồn
phát tán khó tập trung nên sẽ sử dụng biện pháp giảm thiểu ngay tại nguồn phát
sinh và trên đường phát tán như:
-

-

-

Các phương tiện giao thông chở các loại đất, đá, chuyên chở
hàng hóa, dễ phát sinh bụi.... phải được phủ bạt để hạn chế phát
tán bụi và không khí.
Thường xuyên làm vệ sinh, thu gom rác, quét bụi, phun nước
đường đi,.... để giảm lượng bụi do các phương tiện giao thông
vận tải, xe cộ đi lại trên địa bàn thành phố, nhất là vào những
ngày hanh khô, nắng nóng.
Tận dụng các khoảng trống trên địa bàn thành phố để bố trí
trồng cây xanh sao cho thích hợp để tạo cảnh quan, cải thiện
chất lượng không khí và khí hậu. Diện tích cây xanh chiếm 80%
tỷ lệ phủ kín trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Ngoài bụi, các phương tiện giao thông hoạt động chủ yếu sử dụng nhiên liệu là
xăng, dầu DO. Khi động cơ đốt cháy nhiên liệu sẽ phát sinh các chất ô nhiễm
không khí như SO2, CO2, CO,... Để hạn chế ô nhiễm không khí do khí thải từ các
phương tiện giao thông sẽ tập trung thực hiện các biện pháp sau:
-

Hạn chế việc cho xe nổ máy trong thời gian chờ đèn giao
thông...
Người dân thường xuyên tiến hành kiểm tra và bảo trì các

phương tiện di chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt.
Các phương tiện lưu thông phải đảm bảo đủ các điều kiện vận
hành, trong thời hạn cho phép theo đúng quy định của bộ
GTVT.


Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm hiện đại để giảm thiểu tới
mức thấp nhất quá trình ô nhiễm môi trường không khí. Tiến hành xây dựng các
khung chương trình kế hoạch quản lý chất lượng không khí. Tăng cường đẩy mạnh
hoạt động quan trắc, kiểm tra khí thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
trên địa bàn Thành Phố.
3.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt độ
Dùng các biện pháp làm thông gió để thông thoàng nhà cửa, trường học, bệnh
viện, trong các khu công nghiệp,... có thể tiến hành sử dụng các cơ sở hạ tầng cây
xanh như: sử dụng mái nhà trằng, mái nhà xanh.... để giảm chi phí làm mát, làm
lạnh, cung cấp không gian xanh cho đô thị, giảm các áp lực cho hệ thống thoát
nước, giảm dòng chảy mặt, cải thiện chất lượng không khí thông qua quá trình
lắng, lọc bụi.
3.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại khu vực thành phố Thanh Hóa cần phải
giảm thiểu tiếng ồn từ các phương tiện khi tham gia giao thông - đó là hạn chế
phương tiện cá nhân, tăng cường giao thông công cộng; tăng cường chất lượng
công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới, cấm hoạt động các phương tiện không đáp
ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn; trồng cây xanh 2 bên đường giao thông để có thể vừa
che nắng, giảm bức xạ mặt trời, tiếng ồn và ngăn bụi phát tán. Riêng đối với các
khu vực cần yên tĩnh như: Bệnh viện, trường học, đường cao tốc qua khu dân cư…,
cần xây tường cao chắn ồn. Về lâu dài, việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp phải
xem xét đến yêu cầu chống tiếng ồn đối với các khu dân cư, nơi công cộng.
3.1.4. Giải pháp bảo vệ môi trường nước





Nước thải sinh hoạt: cần xây dựng một hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
một cách có hiệu quả, đảm bảo đúng với quy định của Nhà nước đề ra. Để có
thể xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả nhất và đảm bảo với quy
chuẩn về chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi đưa ra ngoài môi trường
nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí.
- Có thể áp dụng biện pháp quản lý môi trường nước đô thị tổng
hợp (IUWN) trong quản lý môi trường đô thị bằng cách xây
dựng kế hoạch cho IUWN.
Xử lý triệt để khu vực các sông, kênh, mương trong khu vực thành phố bị
nhiễm bẩn do chất thải sinh hoạt và sản xuất. Tiếp tục triển khai các dự án







cải tạo hệ thống thoát nước trong thành phố, các hồ điều hoà. Hoàn chỉnh hệ
thống theo hướng tách nước mưa và nước thải. Đầu tư xây dựng các công
trình xử lý nước thải đô thị, công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về
môi trường trước khi đổ thải ra các sông Mã, sông Lợi,....
Chấm dứt hoàn toàn các cơ sở sản xuất, bệnh viện thải trực tiếp nước thải,
chất thải rắn ra các sông, hồ, kênh, mương và khu vực đất trống
Đảm bảo: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch hợp vệ sinh, 100% các gia
đình trong thành phố có hố xí vệ sinh, nghiên cứu phổ biến các kiểu mẫu nhà
vệ sinh thích hợp về chi phí, công nghệ và theo vùng.
Đảm bảo tiêu nước mưa, không để gây ngập úng với lượng mưa ngày lớn

nhất 200mm và dự phòng các trường hợp mưa lớn để có thể ứng phó tránh
tình trạng ngập, lụt xảy ra trên địa bàn thành phố. Kiểm tra định kỳ, nạo vét
hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.
Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát
nước.

3.1.5. Quản lý chất thải rắn
Thu gom vận chuyển 90% đến 100% lượng rác thải, xoá bỏ các điểm rác tồn đọng
trên vỉa hè, dưới lòng đường, xoá bỏ hố xí thùng, xây hố xí vệ sinh, tưới rửa 100%
đường phố chính, xử lý chất thải rắn cho hợp vệ sinh.
-

-

Giảm phát sinh chất thải từ các hộ gia đình trong thành phố,
khuyến khích thu nhặt, tái tuần hoàn chất thải.
Quy hoạch và xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn đủ công
suất cho nhiều năm và đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó xây
dựng các cơ sở xử lý, tái chế, chế biến thành phân vi sinh nhằm
giảm tối đa khối lượng phải thải bỏ. Đầu tư xây dựng các hầm
chôn hoặc các lò thiêu đốt chất thải công nghiệp độc hại, chất
thải y tế.
Tăng cường dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn nhằm chia sẻ
tránh nhiệm cho cộng đồng. Tổ chức mạng lưới thu gom, phân
loại, tái sử dụng các chất thải nhằm làm sạch môi trường, đem
lại lợi ích kinh tế, tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí xử lý.
Xử lý chất thải độc hại bằng quá trình hoá lý, sinh học, tách các
chất độc hại ra khỏi rác.
- Phải xây dựng chiến lược quản lý chất thải để giải quyết cho
nhiều năm sau. Những vấn đề lớn về chất thải như: xử lý chất



thải đô thị, Thanh Hóa cần bao nhiêu bãi chôn lấp, sẽ sử dụng
công nghệ nào, xã hội hoá và các bước tiến hành xã hội hoá về
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhất thiết phải được
định hướng và có kế hoạch thực hiện ngay.
- Trước mắt cần tập trung giải quyết xử lý ô nhiễm môi trường
tại bãi rác tự phát, khu vực thành phố Sầm Sơn.
3.2. Cơ chế chính sách và quản lý môi trường
3.2.1. Cơ chế chính sách
Thành phố Thanh Hóa cần tập trung nỗ lực bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo
đàm cho người dân sống trong khu vực có một môi trường sống trong sạch và lành
mạnh. Chấm dứt tình trạng đổ rác thải và xả nước thải bừa bãi chưa qua xử lý ra
ngoài môi trường. Thu gom rác thải sinh hoạt và công nghiệp bằng các phương
pháp thích hợp, ưu tiên việc tái chế, tái sử dụng, hạn chế tối đa lượng rác chôn lấp.
Không ngừng cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
Bên cạnh đó phải tiến hành kiểm tra, đánh giá tác động môi trường khu vực thành
phố. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch, quy trình sản xuất ít chất thải, ít
gây ô nhiễm.
3.2.2. Công tác quản lý môi trường
a) Công cụ pháp lý
Theo qui định của Luật bảo vệ môi trường 2014 cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

-

-

-


Bảo vệ môi trường đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn
với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không
gian xanh theo quy hoạch.
Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đô
thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung
chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ
khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình
trong khu dân cư.
Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí
công trình vệ sinh nơi công cộng.


-

Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu
về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác
thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường
xanh, sạch, đẹp và an toàn.

b) Công cụ kinh tế
Thuế, phí bảo vệ môi trường có vai trò định hướng hành vi xử sự của các chủ
thể tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh theo hướng ngày càng giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Các công cụ kinh tế này làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc
tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình
gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm
bớt xả thải chất độc hại ra môi trường; thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng
công nghệ sạch vào sản xuất, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu

hóa thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm
gây ô nhiễm môi trường.
Thuế, phí BVMT giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên bởi nó tác động
trực tiếp đến đến lợi ích kinh tế của các cá nhân doanh nghiệp nên khi tiến hành sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng, các chủ thể phải tính đến việc sử dụng nguồn tài
nguyên như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến lợi
nhuận thông qua việc thường xuyên cải tiến công nghệ, kiểm soát ô nhiễm.
Thuế, phí BVMT tạo ra nguồn giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước
trong việc quản lý và BVMT.
c) Tăng cường năng lực quản lý
Xây dựng hệ thống văn bản và hệ thống quản lý môi trường của thành phố. Các
tài liệu này có thể được duy trì ở dạng điện tử hoặc giấy tờ tùy vào mục đích khi sử
dụng của thành phố.
Nhằm đảm bảo được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, thành phố cần đề ra các
chương trình quản lý môi trường cụ thể. Để đảm bảo tính hiệu quả , chương trình
hệ thống văn bản, quản lý cần đưa rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức trong
việc tiến hành các hoạt động.
Để tăng cường công tác quản lý môi trường tại khu vực thành phố đòi hỏi nguồn
nhân lực, củng cố bộ máy quản lý môi trường trên địa bàn thành phố. Cần làm rõ
chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường cho từng cá nhân, đơn vị đã được phân
công.


KẾT LUẬN


-

-


-

Một số kiến nghị được đề xuất:
Cần hỗ trợ thêm các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng, đây là hoạt
động quan trọng trong bảo vệ môi trường, từ người dân cho đến các chủ
doanh nghiệp khi ý thức được vấn đề sẽ được thực hiện tốt công tác hạn chế,
bảo vệ môi trường.
Tăng kinh phí từ nguồn Ngân sách địa phương phục vụ cho công tác quan
trắc, giám sát chất lượng môi trường; khắc phục, xử lý sự cố môi trường gây
tác hại đến thành phố
Nâng cao trình độ các cán bộ chuyên môn để có thể tiếp cận công nghệ xử lý
chất thải mới để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý môi trường
Cần xây dựng quy hoach, kế hoạch cho việc xử lý rác thải thành phố.

Từ những phân tích trên cho thấy tốc độ phát triển của thành phố Thanh Hóa
ngày càng nhanh với nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và nước ngoài ngày một gia
tăng nhưng bên cạnh đó là những vấn đề môi trường đáng được quan tâm. Tình
trạng môi trường ngày càng thay đổi đi đôi với sự phát triển kinh tế. Bộ máy và
việc tổ chức quản lý đô thị chưa đạt yêu cầu, chưa theo kịp tốc độ phát triển không
gian của thành phố. Hiện nay, thành phố đã mở rộng xuống phía đông và sang phía
tây, với gần 20 xã thuần nông của các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Ðông Sơn,
Thiệu Hóa. Diện tích được mở rộng từ 57 ha lên 144 ha. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị,
ưu tiên và tập trung xây dựng phát triển giao thông đô thị; cấp, thoát nước; viễn
thông; triển khai quy hoạch chi tiết thành phố hai bên bờ sông Mã; xây dựng Trung
tâm Hành chính tập trung nối từ đại lộ Lê Lợi đến cầu Nguyệt Viên. Về hạ tầng
xanh, ưu tiên đầu tư nhằm tiết kiệm năng lượng; năng lượng mới và có thể tái tạo;
thân thiện với môi trường. Đều nhằm để “phát triển thành phố Thanh Hóa hiện
đại, bền vững hướng tới đô thị xanh – thông minh”.




×