Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 248 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

häc viÖn tµi chÝnh


LÊ THỊ HẠNH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Lê Văn Luyện
2. TS. Vũ Quốc Dũng

HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu trong Luận án là trung thực. Tất cả những nội dung tham khảo và kế
thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Hà Nội, ngày



tháng
Tác giả

Lê Thị Hạnh

năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Lê
Văn Luyện và TS Vũ Quốc Dũng đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và đồng hành
cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của Học Viện Tài Chính đặc biệt là
các thầy cô giáo của Khoa Tài chính- ngân hàng, Khoa sau đại học đã hỗ trợ cho tác
giả trong việc tìm kiếm tài liệu, góp ý chỉnh sửa luận án.
Xin chân thành cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên
ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng Vietcombank, đã có hỗ trợ hữu ích trong việc thu
thập dữ liệu, thông tin và hoàn thành bảng hỏi phục vụ Luận án.
Cuối cùng, Tác giả xin đƣợc gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ Tác giả để hoàn thành Luận
án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả

Lê Thị Hạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH...........................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN BASEL II .. 11
1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ............................. 11
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại ............. 11
1.1.2. Quan niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM ......................... 15
1.1.3. Các thành tố cấu thành rủi ro tín dụng của NHTM ................................. 16
1.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM ..................................... 19
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM ............................................ 22
1.1.6. Tiêu chí cơ bản đo lƣờng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng .... 23
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại ................................. 27
1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ............... 27
1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ...................................................... 55
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số
ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. ....... 68
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số

ngân hàng trên thế giới ...................................................................................... 68
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân
hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam ................................................................ 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 74


iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU
CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .. 75
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam ........................ 75
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank - VCB) ............................................... 75
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ............ 78
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngoại thƣơng Việt Nam .................................................................................... 80
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP
ngoại thƣơng Việt Nam ....................................................................................... 87
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam . 87
2.2.2. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam ............................................................................................... 89
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam ............................................................................................... 91
2.2.4. Khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro nói
chung theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ... 111
2.2.5. Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu
chuẩn Basel II .................................................................................................. 124
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng
theo tiêu chuẩn BASEL II tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam ........ 132
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 132

2.3.2. Những hạn chế....................................................................................... 139
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn Basel II của Vietcombank ..................................................................... 144
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 154


v

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .............................................................. 155
3.1. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2016 -2020 ................................................. 155
3.1.1. Định hƣớng và nhiệm vụ trọng tâm của Vietcombank giai đoạn 2016-2020 .... 155
3.1.2. Định hƣớng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank theo
Basel II trong giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................... 158
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam .................................................... 162
3.2.1. Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng.... 162
3.2.2. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng .................................................... 165
3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lƣợng hóa rủi ro tín dụng theo quy định
của Hiệp ƣớc Basel II ...................................................................................... 166
3.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ........... 171
3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của
Hiệp ƣớc Basel II............................................................................................. 171
3.2.7. Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ173
3.3. Một số kiến nghị.......................................................................................... 175
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc...................................................... 175
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng ........................................................ 180
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 183

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
AIRB

Phƣơng pháp đánh giá nội bộ nâng cao

CBRC

Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

EAD

Rủi ro vỡ nợ

EL

Tổn thất dự kiến


FIRB

Phƣơng pháp đánh giá nội bộ cơ bản

FSA

Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản

IRB

Phƣơng pháp đánh giá nội bộ

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMNN

Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế

PD


Xác suất vỡ nợ

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

UL

Tổn thất ngoài dự kiến


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
1. Bảng:
Bảng 1.1: Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt ............................. 12
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản .................................................................... 80
Bảng 2.2: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu các năm 2012 - 2016 ..................... 84
Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ các năm 2012 - 2016 .................................... 86
Bảng 2.4: Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2012 -2016 ......................... 87
Bảng 2.5: Tỷ nợ nợ xấu phân theo loại tiền tệ .......................................................... 88
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu phân theo thành phần kinh tế............................................... 89
Bảng 2.7: Hƣớng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank .................................................. 96
Bảng 2.8: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp của Vietcombank ................................................................................ 97

Bảng 2.9: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank .................................................................. 97
Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Vietcombank ......... 98
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của
Vietcombank tại VCI .............................................................................................. 101
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá
nhân của Vietcombank ............................................................................................ 102
Bảng 2.13: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân Vietcombank...... 103
Bảng 2.14: Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN .......................... 104
Bảng 2.15: Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ-NHNN .......................... 105
Bảng 2.16: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể ................................................................... 108
Bảng 2.17: Nhận định về thời gian triển khai Basel II tại các NHTM Nhà nƣớc ... 112
Bảng 2.18: Điểm trung bình về phƣơng pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho rủi ro
tín dụng .................................................................................................................... 113
Bảng 2.19: Điểm trung bình về đánh giá về các trụ cột của Basel II ...................... 114


viii

Bảng 2.20: Điểm trung bình về các điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II...... 116
Bảng 2.21: Điểm trung bình về các lợi ích NH nhận đƣợc khi thực hiện Basel II . 116
Bảng 2.22: Điểm trung bình về các điều kiện bất lợi khi triển khai Basel II.......... 117
Bảng 2.23: Điểm trung bình về tính tuân thủ, minh bạch khi thực hiện Basel II ... 118
Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng áp dụng Basel II ................................................. 178

2. Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng tổng tài sản các năm 2012 - 2016 .................................... 81
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ ROA - ROE các năm 2012 - 2016 ............................... 82
Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng vốn huy động các năm 2012 – 2016 ................................ 82
Biểu đồ 2.4: Tình hÁình dƣ nợ tín dụng các năm 2012 – 2016 ................................ 83

Biểu đồ 2.5. Diễn biến Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ trích lập dự phòng
RRTD các năm 2012 – 2016 ..................................................................................... 88

3. Hình:
Hình 1.1: Thành phần của rủi ro ............................................................................... 12
Hình 1.2: Rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống ......................................... 13
Hình 1.3. Cấu thành rủi ro tín dụng .......................................................................... 17
Hình 1.4 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung ............................................... 29
Hình 1.5: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán ................................................. 31
Hình 1.6. Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng .................................................. 33
Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ........................................ 34
Hình 1.9. Các bƣớc của quy trình quản trị RRTD .................................................... 44
Hình 1.10. Nội dung Basel II .................................................................................... 58
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank ............................................................. 79
Hình 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank ....................... 90


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội
nhập quốc tế. Với xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt động kinh
doanh Ngân hàng đƣợc xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải
mở cửa gần nhƣ hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung đó,việc
các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức nhƣ thế nào, tận dụng
cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những
khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ
thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội
nhập. Một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt

quan tâm chính là hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng –
còn đƣợc biết thông dụng với tên gọi Hiệp ƣớc Basel. Ra đời cách đây hơn 20
năm, hiệp ƣớc này đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực
để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nƣớc mình. Hiệp ƣớc
này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord,
cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trƣớc đó. Riêng
đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ƣớc Basel này trong công tác giám sát và
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vƣớng mắc, nên vẫn chỉ mới
dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận
dụng và vẫn chƣa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây
khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên
đƣợc NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam đã chủ động phân tích và xây dƣng lộ trình tổng thể triển khai
Basel II. Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phƣơng thức và cơ chế
quản lý hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ƣớc trong hoạt động của mình,
Vietcombank vẫn chƣa thể hoàn thiện đƣợc việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.


2

Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ƣớc Basel II trong hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của
công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” làm đề
tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nƣớc ngoài và trong

nƣớc dƣới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn, luận án... dƣới những hƣớng
khác nhau nhƣ:
*Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng
(Das and Ghosh (2007), Zribi and Boujelbène (2011), Funda (2014), Trần Chí
Chinh (2012), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)...). Các nghiên cứu này sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kết hợp với nghiên cứu định tính, phân
tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng trƣởng GDP) có ảnh hƣởng tới RRTD (Das and
Ghosh, 2007; Funda , 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). Ngoài ra nhân
tố quy mô của ngân hàng, tăng trƣởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng
(Das and Ghosh, 2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ 1 năm (Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100,
tỷ giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hƣởng tới
RRTD của ngân hàng. Hay Zribi and Boujelbène (2011) nghiên cứu trƣờng hợp
Tunisia, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu công làm tăng rủi ro tín dụng ngân
hàng và việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn về vốn làm giảm rủi ro tín dụng.
Một nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng sự tụt giảm mạnh của tài sản
không sinh lời có ảnh hƣởng tích cực mạnh mẽ tới nợ xấu của ngân hàng
(Thiagarajan và cộng sự, 2011). Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015)
xem xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt
Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc cao có ảnh hƣởng


3

nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều với nợ xấu,
ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn.
Hƣớng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng
số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới
RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập từ thực trạng

quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng. Các nhân tố ảnh hƣởng
RRTD đƣợc chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác nhau và ngoài ra trên thực tế
còn có các nhân tố khác ảnh hƣởng tới RRTD. Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có
đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng.
*Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng
với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014), Aduda and
Gitonga (2011), ...). Berger and DeYoung (1997) nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng
dƣ nợ xấu có ảnh hƣởng tới chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
khi dƣ nợ xấu tăng thì làm cho chi phí xử lý dƣ nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt
động của ngân hàng và ngƣợc lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra,
giám sát thu hồi nợ thì sẽ làm dƣ nợ xấu tăng. Aduda and Gitonga (2011) ở Kenya
chỉ ra tỷ lệ nợ xấu- NPLR có ảnh hƣởng tới khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng.
Hay Gizaw và cộng sự (2015) kết quả nghiên cứu chỉ ra nợ xấu (NPLR), tỷ lệ trích
lập dự phòng (LLPR), hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) có ảnh hƣởng tích cực tới
khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE, ROA). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với
nghiên cứu của Sabeza và cộng sự (2015) ở Rwanda khi cho rằng quản trị rủi ro tín
dụng có ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của ngân hàng. Có một sự khác
biệt so với nghiên cứu trƣớc trong nghiên cứu của Li and Zou (2014) là quản trị rủi
ro tín dụng không có ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có ảnh
hƣởng không đáng kể với ROE và ROA.
Hƣớng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã phân
tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời
của ngân hàng. Tuy nhiên các tiêu chí để đo lƣờng rủi ro tín dụng, khả năng sinh
lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi nghiên cứu. Mặt khác nữa


4

để quản trị rủi ro hạn chế đƣợc những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi
hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây

dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel
phù hợp.
*Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại (Wang (2013), Afande (2014), Jonathan (2012)...). Theo Wang (2013)
đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách hàng bằng
việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm nguyên nhân dẫn
tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng đƣa ra chính sách
hạn chế rủi ro tín dụng. Bằng việc phân tích chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng ở NHTM Kenya, Afande (2014) đã chỉ ra rằng để hệ thống quản trị rủi ro của
ngân hàng có hiệu quả là việc ngân hàng phải thiết lập một chính sách tín dụng cụ
thể, rõ ràng, thực hiện thống nhất từ trên xuống dƣới tới các phòng giao dịch tới
từng cán bộ tín dụng; hỗ trợ quản lý; thông tin về chính sách tín dụng đƣợc hƣớng
dẫn tới từng cán bộ tín dụng, sàng lọc các khách hàng tiềm năng, sử dụng đội ngũ
nhân viên đƣợc đào tạo tốt, đánh giá liên tục tính thanh khoản của khách hàng vay
và sử dụng các công nghệ hỗ trợ trong phân tích tín dụng và ngoài ra các ngân hàng
phải tuân thủ tiêu chuẩn Basel II. Bekhet and Eletter (2014) chỉ ra rằng việc đo
lƣờng lƣợng hóa rủi ro tín dụng là quan trọng với bất kể ngân hàng nào. Nghiên cứu
đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng phƣơng pháp chấm điểm
ANN (Artificial neural networks) gồm các biến quan sát nhƣ: chấm điểm tín dụng;
yếu tố nhân khẩu học, mức độ thu nhập của ngƣời vay…để ƣớc lƣợng rủi ro tín
dụng tránh tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. Một nghiên cứu ở Trung Quốc
về quản trị rủi ro tín dụng của Li (2015) cho rằng ngân hàng có quy trình cho vay
thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của ngân hàng thì sẽ giảm đƣợc rủi ro tín
dụng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị
Huyền Diệu (2010), Nguyễn Đức Tú (2012) đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín
dụng, từ đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam.
Dƣơng Ngọc Hào (2015) dựa vào việc phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ ba nhóm
ngân hàng và đánh giá rủi ro tín dụng theo các tiêu chí nhƣ hoạch định, tổ chức thực



5

hiện, giám sát, điều chỉnh sau giám sát từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế và đƣa ra các giải pháp phù hợp cho các NHTM. Từ việc phân tích
nợ xấu và đánh giá quản lý rủi ro ở ngân hàng ANZ và đƣa ra khuyến nghị cho
NHTM Việt Nam về việc quản lý RRTD (Tô Minh Thông, 2013).
Theo hƣớng nghiên cứu này, các nghiên cứu chỉ dừng ở việc sử dụng các số
liệu thứ cấp phân tích các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang
áp dụng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đƣa ra các giải pháp khuyến nghị cho các
ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chƣa đề cập tới việc các ngân
hàng có áp dụng Hiệp ƣớc Basel trong quản trị rủi ro tín dụng không và việc áp
dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng nhƣ thế nào.
*Hướng nghiên cứu thứ tư là quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:
Denis và cộng sự (2007) ở Đức đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn rủi ro tín
dụng, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II sẽ hiệu
quả hơn với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, việc
thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II rất
tốn kém chi phí, các ngân hàng cần phải có điều kiện nhất định và để hiệu quả quản
lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận là tối ƣu. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng các ngân hàng cần có sự tích hợp sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II và
hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là cần
thiết hữu hiệu đối với các ngân hàng (Vasile and Roxana, 2010). Quản trị rủi ro tín
dụng ứng dụng phƣơng pháp đánh giá nội bộ (IRB) theo Basel II cho phép các ngân
hàng xác định các yêu cầu về vốn theo các mức độ rủi ro, quy định các thành phần
rủi ro: xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD) và kỳ
hạn hiệu lực (EM). Các ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II sẽ
giảm thiểu đƣợc tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nhƣng để thực
hiện đƣợc điều này là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng. Jonathan (2012) với
nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trƣờng hợp ngân hàng nông nghiệp ở Ghana, đã
chỉ ra rằng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là hiệu quả đối với ngân

hàng. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình điểm tín dụng có áp dụng Basel II trong


6

quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Ghana bằng việc sử dụng dữ liệu lịch sử thanh
toán, đặc điểm nhân khẩu học và kỹ thuật thống kê. Điều này lần nữa đƣợc khẳng
định trong nghiên cứu của Fadun (2013) về việc áp dụng Basel II trong việc quản trị
rủi ro ở ngân hàng Nigeria khi cho rằng Basel II là công cụ hữu ích cho các ngân
hàng nhằm tăng cƣờng và thiết lập các quy chế quản lý vốn, rủi ro và giám sát ngân
hàng. Các ngân hàng Nigeria thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II có
những hạn chế nhất định, để tăng cƣờng hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
II thì các ngân hàng Nigeria cần phải tăng vốn, tăng cƣờng mức độ cung cấp, dự trữ
và kiểm soát nội bộ. Để áp dụng Basel II thì các ngân hàng ở Nigeria cần phải nâng
cao hệ thống công nghệ thông tin, mô hình dữ liệu và mô hình kinh doanh nhƣng
việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí lớn do đo các ngân hàng cần phải có sự chuẩn
bị, cân nhắc kỹ lƣỡng về chi phí.
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này nhƣ Nguyễn Thị Kiều Minh
(2015), Phan Thị Linh (2016)... Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Minh (2015)
bằng việc phân tích các dữ liệu thu thập về hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II ở
NHTM Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng để tiếp tục phát triển thì các ngân hàng
thƣơng mại cần có áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro hợp lý, phải cân nhắc giữa
lợi nhuận và rủi ro để đạt đƣợc tối đa hóa lợi nhuận cùng với giảm thiểu rủi ro và
cần tăng cƣờng vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.
Việc triển khai Basel II đối với 10 ngân hàng đƣợc NHNN lựa chọn thí điểm thì gặp
không ít những khó khăn và thách thức nhƣ chi phí triển khai thực hiện, thông tin
dữ liệu (Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015). Việc áp dụng chuẩn mực
vốn theo tiêu chuẩn vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hƣớng trong việc nâng cao
năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Phan Thị
Linh (2016) nghiên cứu về quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các

ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel
II là bƣớc đi cần thiết và không thể không làm nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ
thống ngân hàng nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung. Tuy nhiên các NHTM
Nhà nƣớc triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II đang gặp những khó khăn nhất


7

định nhƣ chi phí thực hiện triển khai và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân
hàng đang có xu hƣớng tăng cao. Khác với các nghiên cứu ở trên về phƣơng pháp
nghiên cứu, nghiên cứu thực nghiệm về việc ứng dụng hiệp ƣớc Basel II trong công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Đồng Nai của Nguyễn Quan Luật (2012)
đã sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, định tính. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng ứng dụng Hiệp ƣớc Basel
II tại Sacombank Đồng Nai là thanh tra giám sát, nhân lực, thông tin, nội tại ngân
hàng, hệ thống và nội dung. Từ đó nghiên cứu đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng tín dụng của ngân hàng.
Hƣớng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết
cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và ổn định cho hệ thống ngân
hàng. Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II các ngân
hàng gặp không ít những khó khăn thách thức và để ứng dụng Basel trong quản trị
rủi ro thì các ngân hàng cần phải có điều kiện cần thiết nhất định. Các nghiên cứu
nhìn chung vẫn chƣa đi sâu phân tích đánh giá thực trạng việc ứng dụng Basel II,
tiến trình thực hiện, nội dung thực hiện, mức độ ứng dụng basel II trong công tác
quản trị rủi ro tín dụng và hoặc có nghiên cứu nhƣng là ở nƣớc ngoài hoặc ở một chi
nhánh ngân hàng Việt Nam.
Ngoài các nghiên cứu theo các hƣớng ở trên thì còn có một số nghiên cứu rủi
ro tín dụng theo các hƣớng khác nhƣ nâng cao chất lƣợng tín dụng ở ngân hàng
Vietcombank (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012), quản lý nợ xấu của NHTM Việt Nam

(Nguyễn Thị Hoài Phƣơng, 2012).
Như vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín
dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc dƣới nhiều hƣớng nghiên
cứu khác nhau, mỗi hƣớng nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, có ƣu điểm và
hạn chế.
Luận án này của tôi nghiên cứu theo hƣớng quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II. Bởi theo nhƣ tổng quan cho thấy: (1) Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng


8

nhất, đƣợc các ngân hàng quan tâm hàng đầu. (2) Các nghiên cứu đều khẳng định
quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết và hữu hiệu cho các ngân hàng. (3) Việc
triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đang gặp nhiều khó
khăn và thách thức.
Mặt khác nữa, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy: (1) Ngân hàng
Vietcombank là ngân hàng nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phƣơng
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng
2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018. (2) Việc triển khai và thực hiện
quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở Việt Nam trong đó có Vietcombank đang gặp
nhiều khó khăn và thách thức nhƣ chi phí triển khai Basel II, thiếu dữ liệu lịch sử,
quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. (3) Chƣa có công trình nghiên cứu nào
đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở NHTM Việt Nam và nhất là Ngân
hàng Vietcombank, có thì mới chỉ dƣới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí hoặc bài
luận văn. (4) Mặc dù có những công trình nghiên cứu ở trên thế giới về quản trị rủi
ro tín dụng theo Basel II nhƣng đặc điểm NHTM Việt Nam cũng nhƣ ngân hàng
Vietcombank có điểm khác với ngân hàng trên thế giới nhƣ về quy mô vốn, về đặc
điểm khách hàng, về ứng dụng công nghệ thông tin...do đó không thể áp kết quả
nghiên cứu vào Việt Nam.
Do đó, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam theo tiêu chuẩn Basel II” đƣợc tác giả lựa chọn nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai
đoạn 2011-2016, trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II để đánh giá
những kết quả và hạn chế của quá trình quản trị RRTD tại ngân hàng này, tạo cơ sở
cho các đề xuất.
- Đƣa ra đề xuất nhằm gợi ý cho các nhà quản trị Vietcombank trong chiến
lƣợc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.


9

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng Vietcombank.
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2011-2016
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này kết hợp cả phƣơng pháp
nghiên cứu định tính với phƣơng pháp định lƣợng, phƣơng pháp thống kê, so sánh,
phân tích. Cụ thể nhƣ sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trong
giai đoạn phát triển bảng hỏi và giai đoạn thảo luận kết quả nghiên cứu.
Kết quả của nghiên cứu định tính là thiết kế đƣợc bảng hỏi khảo sát để sử
dụng cho nghiên cứu định lƣợng và giúp cho nghiên cứu giải thích kết quả khảo sát
sau này đƣợc sát thực hơn.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong
giai đoạn điều tra và phân tích dữ liệu đánh giá về thực trạng ứng dụng Basel II
trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, suy luận, logic: Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng trong việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thống kê của ngân
hàng Vietcombank, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để phân tích, đánh giá và đƣa ra
các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II ở ngân hàng Vietcombank.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt lý luận
- Làm phong phú thêm sự hiểu biết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II và sự cần thiết phải đáp
ứng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.


10

6.2. Về mặt thực tiễn
Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập đƣợc từ các báo cáo của
ngân hàng Vietcombank với dữ liệu thu thập đƣợc thông qua khảo sát các đối tƣợng
là nhà quản lý, nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tác giả chỉ ra đƣợc
những hạn chế trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở
Vietcombank là nội dung Basel II phức tạp, nhân viên ngân hàng chƣa có nhận thức
đầy đủ về lợi ích của Basel II, NHNN chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về việc
thực hiện Basel II, Vietcombank chƣa đáp ứng các điều kiện thực hiện theo Basel II
(hệ thống cơ sở dữ liệu, nhân lực, tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, năng
lực giám sát). Các phát hiện của nghiên cứu đƣa ra gợi ý cho ngân hàng
Vietcombank trong việc hoạch định các chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro tín
dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
7. Kết cấu của luận án

Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án đƣợc chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân
hàng thƣơng mại theo tiêu chuẩn Basel II
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank
theo tiêu chuẩn Basel II.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện cho quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Vietcombank theo tiêu chuẩn Basel II


11

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
1.1. Rủi ro và Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Crouhyi (2001) chỉ ra rằng yếu tố cơ bản của rủi ro là có thể ảnh hƣởng đến
hành vi tài chính. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến
sự không chắc chắn về hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và đầu tƣ hàng ngày của
ngân hàng. Rose (2002), Kealhofer (2003) đều cho rằng rủi ro là một phần của ngân
hàng, và khó có thể tránh đƣợc, bởi vì ngân hàng không thể đoán trƣớc đƣợc khả
năng trả nợ trong tƣơng lai của các khách hàng một cách chính xác. Rủi ro đƣợc
định nghĩa là những bất trắc có thể dẫn tới thua lỗ hoặc thiệt hại về lợi nhuận. Rủi
ro là khả năng xảy ra các biến cố không lƣờng trƣớc, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả
thực tế khác kết quả kì vọng theo kế hoạch (Bessis, 2002). Hay theo Bohn and Stein
(2009) chỉ ra rằng rủi ro là khả năng các giá trị tài sản có thể bị mất đi trong một
khoảng thời gian cụ thể.

Như vậy, có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, theo tác giả thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng là những tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng không lường trước
được, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.

1.1.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro luôn luôn tồn tại và bản
thân mỗi ngân hàng không thể triệt tiêu rủi ro mà phải đƣơng đầu với rủi ro. Có
nhiều cách phân chia rủi ro của NHTM.


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full






×