Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)- chi nhánh Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.78 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HÀ THỊ TUYẾT NHUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HÀ THỊ TUYẾT NHUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS HOÀNG TÙNG



Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận văn

Hà Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4
8. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...... 7
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM ............................................ 7
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
NHTM, liên hệ với phân tích tín dụng, quyết định tín dụng .................... 7
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại

NHTM ....................................................................................................... 7
1.1.3. Vai trò của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
NHTM ....................................................................................................... 7
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦ YẾU TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM ............................................ 8
1.2.1. Phƣơng pháp tỷ số: ......................................................................... 8
1.2.2. Phƣơng pháp so sánh ...................................................................... 8
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích DUPONT .................................................. 9
1.2.4. Phƣơng pháp loại trừ....................................................................... 9


1.3. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NHTM ...................................................................................... 10
1.3.1. Tổ chức công tác phân tích ........................................................... 10
1.3.2. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính ................... 12
1.3.3. Thẩm định độ tin cậy của Báo cáo tài chính ................................. 14
1.3.4. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại NHTM ................................................................................................ 15
1.3.5. Các tiêu chí đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp tại NHTM ......................................................................... 23
1.3.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phân tích tài chính khách
hàng DN tại NHTM ................................................................................ 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 30
2.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(HDBANK) - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ........................................................ 30

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ
Chí Minh (HDBank) ............................................................................... 30
2.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ
Chí Minh HDBank – Chi nhánh Đà Nẵng ........................................... 30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ộ máy quản l .................................................... 33
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng an ...................................... 33
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Đà
Nẵng từ 2012-2014. ................................................................................ 34


2.1.6. Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại
HDBank - Chi nhánh Đà Nẵng ............................................................... 38
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ....... 40
2.2.1. Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
HDBank - Chi nhánh Đà Nẵng ............................................................... 40
2.2.2. Công tác tổ chức phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp .. 41
2.2.3. Công tác thu thập thông tin ........................................................... 42
2.2.4. Thẩm định độ tin cậy BCTC của khách hàng ............................... 43
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích tài chính .................................................. 44
2.2.6. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp .............. 46
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................................ 57
2.3.1. Đối với công tác tổ chức phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp ...................................................................................................... 58
2.3.2. Đối với công tác thu thập thông tin .............................................. 58
2.3.3. Đối với công tác thẩm định BCTC ............................................... 59
2.3.4. Đối với phƣơng pháp phân tích tài chính ..................................... 59
2.3.5. Đối với nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp...................... 59

2.3.6. Chất lƣợng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp ...................................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 63
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 64


3.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 64
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................. 65
3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp ...................................................................................................... 65
3.2.2. Hoàn thiện công tác thu thập và thẩm định thông tin ................... 67
3.2.3. Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích và nội dung phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp ........................................................................ 69
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 78
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc ............................................... 78
3.3.2. Kiến nghị với Bộ tài chính ............................................................ 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BCĐKT

Ý nghĩa
Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

BCTC
CBCNV

Báo cáo tài chính
Cán ộ công nhân viên

CBQHKHDN Cán ộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp
CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

DN

Doanh nghiệp


ĐT

Đầu tƣ

HDBank

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

QHKH

Quan hệ khách hàng

QHKHDN


Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

QTTD

Quản trị tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TD

Tín dụng

TC

Tài Chính

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội ộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng
Tình hình hoạt động huy động vốn tại HDBank - Chi


Trang
35

nhánh Đà Nẵng từ năm 2012 đến năm 2014
2.2.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank - Chi

36

nhánh Đà Nẵng từ năm 2012 đến năm 2014
2.3.

Báo cáo tình hình cho vay giai đoạn 2012 - 2014

38

2.4.

Báo cáo tình hình phân loại nợ cho vay DN giai đoạn

39

2012 – 2014
2.5.

Cơ cấu chấm điểm và thang điểm XHTDNB của

45


HDBANK
2.6.

Phân tích ảng cân đối kế toán của Cty CP Phƣơng Nam

46

2.7.

Phân tích áo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

50

2.8.

Các chỉ số về khả năng thanh toán

51

2.9.

Chỉ số hoạt động

51

2.10.

Đòn cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn


52

2.11.

Chỉ số sinh lời

53

2.12.

Hệ số cân đối vốn

53

2.13.

Hệ số tăng trƣởng

54

2.14.

Kết quả phân tích và xếp hạng TD công ty CP Phƣơng

54

Nam


2.15.


Xác định nhu cầu vốn lƣu động

55

3.1.

Bảng phân tích áo cáo lƣu chuyển tiền tệ

69

3.2.

Bảng tiêu thức phân loại DN vừa và nhỏ

73


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
và sơ đồ

Tên hình và sơ đồ

Trang

2.1.

Trụ sở HDBank – Chi nhánh Đà Nẵng


31

2.2.

Mô hình tổ chức cơ cấu của HDBank – chi

33

nhánh Đà Nẵng năm 2014
2.3.

Mô hình chấm điểm TD tại HDBank – chi
nhánh Đà Nẵng

41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói trong thời đại ngày nay, ngân hàng thƣơng mại NHTM đã
trở thành tổ chức tài chính quan trọng ậc nhất, không thể thiếu đối với nền
kinh tế mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, sự tăng trƣởng nhanh chóng của
nền kinh tế thị trƣờng đặt ra yêu cầu và cũng là động lực thúc đẩy cho sự phát
triển của hệ thống NHTM. Thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã có
những chuyển iến tích cực cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Tuy nhiên, các
NHTM Việt Nam dù phát triển đến đâu thì hoạt động đem lại thu nhập chính
vẫn là hoạt động tín dụng. Và trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng,
các ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Rủi ro

tín dụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và một thực tế là
ngân hàng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể đề
phòng, hạn chế nó. Do đó, vấn đề mà các NHTM hiện nay quan tâm là làm
thế nào để hoạt động tín dụng có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân
hàng với mức rủi ro thấp nhất. Có rất nhiều iện pháp đƣợc sử dụng để hạn
chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng nhƣ lựa chọn khách hàng mục tiêu, trích
lập quỹ dự phòng rủi ro,… Trong đó nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng
thông qua công tác phân tích tài chính khách hàng mà đặc iệt là khách hàng
doanh nghiệp đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM.
Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác phân tích tài
chính khách hàng doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn
thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) –
Chi nhánh Đà Nẵng”.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Hệ thống hóa những vấn đề l luận về phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các NHTM, xây dựng tiêu chí đánh
giá công tác này để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
* Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại HDBank - Chi nhánh Đà Nẵng và chỉ ra
những hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
* Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài
chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại HDBank – Chi
nhánh Đà Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại NHTM là gì, ao gồm những nội dung cơ ản nào? Để

đánh giá công tác này, có thể sử dụng các tiêu chí nào?
Câu hỏi 2: Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng tại HDBank – Chi nhánh Đà Nẵng đã đƣợc tổ chức khoa
học, đầy đủ, hợp l chƣa; có đáp ứng đƣợc yêu cầu của HDBank trong việc ra
quyết định và hạn chế rủi ro tín dụng ?
Câu hỏi 3: Từ nghiên cứu l luận và thực tiễn, cần thực hiện các giải
pháp nào để hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại HDBank – Chi nhánh Đà Nẵng?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: thực trạng công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại HDBank – Chi
nhánh Đà Nẵng
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá công tác


3
phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại
HDBank - Chi nhánh Đà Nẵng.
- Về không gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện tại HDBank - Chi nhánh Đà
Nẵng.
- Về thời gian: số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012 –
2014
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Kế thừa và phát triển một số nội dung của các đề tài nghiên cứu công
tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại
các NHTM.
- Trên cơ sở nền tảng l luận về công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các NHTM, tác giả đã tham khảo
các văn ản của NH về quy trình TD, quy định về phân tích TCDN cũng nhƣ

công tác đánh giá xếp hạng nội ộ. Đồng thời, cũng tham khảo một số áo
cáo đề xuất TD của các DN vay vốn từ phòng QHKH DN.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: qua các tài liệu thu thập đƣợc từ NH, tác giả
đã tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng công tác phân tích tài
chính KHDN tại ngân hàng.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở l luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại các NHTM.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh


4
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh Đà Nẵng
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống những vấn đề l luận cơ ản về phân tích tài chính khách
hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các NHTM.
- Đánh giá và nhận diện những hạn chế của công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại HDBank - Chi nhánh
Đà Nẵng.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm hoàn
thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động
tín dụng tại HDBank – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian đến.
8. Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc 2012 với đề tài “Hoàn thiện
công tác phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp vay vốn tại NH
TMCP Hàng Hải Chi nhánh Đà Nẵng” đã trình ày khá đầy đủ những vấn đề

l luận về phân tích tài chính, quy trình phân tích tài chính, các phƣơng pháp
phân tích tài chính và các đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng
DN trong ngân hàng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số giải
pháp hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính nhằm đảm ảo cho hoạt
động cấp tín dụng DN tại Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Đà Nẵng
đƣợc an toàn, hiệu quả và phát triển ền vững.
Nghiên cứu của Lê Viết Mƣời 2013 với đề tài “Kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” đã làm r nội dung cũng nhƣ iện pháp công
tác kiểm soát RRTD trong cho vay DN; đánh giá thực trạng và đƣa ra các
nhóm giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong
cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh


5
Đà Nẵng.
Nghiên cứu của Trần Thị Hà 2013 với đề tài “Hoàn thiện công tác phân
tích báo cáo tài chính khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng” đã khái quát các vấn đề chủ yếu về cơ sở l
luận của công tác phân tích BCTC khách hàng DN trong hoạt động tín dụng
tại các NHTM. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá sơ
ộ thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng DN trong hoạt động tín
dụng tại BIDV – chi nhánh Đà Nẵng và đề xuất hƣớng thực hiện của một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này tại BIDV – chi nhánh Đà
Nẵng.
Nghiên cứu của Cao Thị Hải Yến 2014 với đề tài “Hoàn thiện công tác
phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ
và Phát triển Bắc Quảng Bình” đã trình ày đầy đủ những vấn đề về phƣơng
pháp, nội dung, quy trình và các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác phân tích tài
chính khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu

cũng đã đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp nhằm đảm ảo cho hoạt động cấp tín dụng doanh
nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Quảng Bình đƣợc
an toàn và hiệu quả.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung (2013 về “Xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – thực
trạng và giải pháp” đã đƣa ra những vấn đề l luận cơ ản về xếp hạn tín
dụng, vai trò của XHTD. Từ đó luận văn đã đi vào phân tích thực trạng
XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh (đánh giá ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân các tồn tại trong việc
sử dụng hệ thống XHTD từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn cao
về nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp XHTD, về con ngƣời, về hệ thống


6
thông tin;
Trên cơ sở nghiên cứu l luận, các văn ản chế độ của HDBank về công
tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp và kế thừa các nghiên cứu
trên đây, tác giả đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá thực trạng công tác phân
tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại HDBank – chi nhánh Đà Nẵng và
mạnh dạn đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, thực tiễn nhằm giúp
hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
HDBank – chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới.


7
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
NHTM, liên hệ với phân tích tín dụng, quyết định tín dụng
Là việc thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để
đánh giá thực trạng và xu hƣớng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh
nghiệp nhằm mục đích đảm ảo an toàn vốn tín dụng
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
NHTM
Giúp NH đánh giá đƣợc thực trạng và sức mạnh tài chính của DN; khả
năng sinh lời và triển vọng của DN trong tƣơng lai để ra quyết định tài trợ
một cách có hiệu quả, đảm ảo cho NH thu đƣợc cả gốc và lãi đúng hạn, giảm
thiểu rủi ro tín dụng, tránh gây thất thoát vốn cho NH.
1.1.3. Vai trò của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
NHTM
Là cơ sở quyết định cho vay của NHTM; cho việc xếp hạng tín dụng DN
vay vốn, đo lƣờng RRTD;
Là cơ sở để NHTM đánh giá, kiểm tra và giám sát vốn vay.
Là cơ sở áp dụng chính sách tín dụng: nhƣ chính sách lãi suất, chính
sách tài sản đảm ảo tiền vay,…;


8
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦ YẾU TRONG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM
1.2.1. Phƣơng pháp tỷ số:
Phƣơng pháp truyền thống đƣợc áp dụng phổ iến trong phân tích tài
chính khách hàng DN là phƣơng pháp tỷ số. Phƣơng pháp này có tính hiện

thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc ổ sung và hoàn thiện.
Về nguyên tắc, với phƣơng pháp tỷ số cần xác định đƣợc các ngƣỡng,
các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp
cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.
1.2.2. Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp với
những nội dung chính sau:
Phân tích xu thế: Phân tích này thực hiện so sánh giữa số thực hiện kỳ
này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy r xu hƣớng thay đổi về tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trƣởng hay sụt giảm trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung ình ngành, của
các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mình tốt
hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so sánh
với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự iến đổi
cả về số lƣợng tƣơng đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ
kế toán liên tiếp.
Phƣơng pháp so sánh thƣờng dùng trong phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp đó là phƣơng pháp phân tích khối, phƣơng pháp phân tích chỉ số.


9
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích DUPONT
Đây là công cụ đơn giản nhƣng vô cùng hiệu quả cho phép chúng ta có
thể nhìn khái quát đƣợc toàn ộ các vấn đề cơ ản của doanh nghiệp từ đó
đƣa ra các quyết định đúng đắn. Thực chất phƣơng pháp này là tách một tỷ số
có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hƣởng

của các tỷ số đối với số tổng hợp từ đó có thể nhận iết đƣợc nguyên nhân
dẫn đến các hiện tƣợng tốt xấu trong hoạt động của ngân hàng.
Phƣơng trình ROE – RE và nhân tố ảnh hƣởng.

Nhìn chung, phƣơng pháp phân tích Dupont giúp cho chúng ta rút ra
những kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp trên tất cả các phƣơng
diện là tốt hay xấu thông qua các thông số, sau đó:
+ Xác định nguyên nhân và tính toán mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố
đến các chỉ tiêu phân tích
+ Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của
doanh nghiệp
1.2.4. Phƣơng pháp loại trừ
Phƣơng pháp loại trừ là một phƣơng pháp nhằm xác định mức độ ảnh
hƣởng lần lƣợt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và đƣợc thực hiện ằng
cách xác định sự ảnh hƣởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hƣởng
của nhân tố khác.
Phƣơng pháp loại trừ có hai phƣơng pháp:
a. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phƣơng pháp xác định ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân


10
tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi ằng cách thay thế lần
lƣợt các nhân tố kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi
từng nhân tố thay đổi. Bằng các so sánh trị số của chỉ tiêu sau và trƣớc khi
từng nhân tố thay đổi sẽ xác định đƣợc ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích.
Trình tự thay thế các nhân tố theo nguyên tắc: nhân tố số lƣợng thay thế

trƣớc, nhân tố chất lƣợng thay thế sau. Khi có ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu
thì nhân tố kết cấu thay thế sau nhân tố số lƣợng, thay trƣớc nhân tố chất
lƣợng. Trƣờng hợp có nhiều nhân tố số lƣợng và chất lƣợng ảnh hƣởng đến
chỉ tiêu thì nhân tố chủ yếu đƣợc thay thế trƣớc nhân tố thứ yếu
b. Phương pháp số chênh lệch
Là một dạng đặc iệt của phƣơng pháp liên hoàn, đƣợc áp dụng khi các
nhân tố có mối quan hệ tích số hoặc thƣơng số. Ảnh hƣởng của nhân tố nào
đến chỉ tiêu phân tích đƣợc xác định ằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích với
kỳ gốc của nhân tố đó với các nhân tố khác đã cố định.
1.3. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NHTM
1.3.1. Tổ chức công tác phân tích
a. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn
Trong hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng đặc iệt quan tâm đến khả
năng trả nợ gốc và lãi của DN cho ngân hàng. Do vậy mục đích của việc phân
tích tài chính DN là xác đinh khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Có
thể nói mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính khách hàng DN là kết quả
hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của DN. Và để đạt đƣợc mục
tiêu đó thì việc thu thập và xử l số liệu phải đƣợc thực hiện một cách khoa
học và chính xác, từ đó cung cấp những thông tin tài chính khách quan trong
việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng.


11
Thông thƣờng thông tin chủ yếu mà ngân hàng sử dụng là báo cáo tài
chính của 2 năm liền kề trƣớc thời điểm đề nghị vay vốn của khách hàng.
Chất lƣợng của việc phân tích phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng của tài liệu
thu thập đƣợc. Cán ộ tín dụng ngân hàng cần phải thẩm định mức độ tin cây,
sự chính xác và hợp l của các áo cáo tài chính trƣớc khi tiến hành tính toán
các chỉ số tài chính. Đó là việc kiểm tra độ tin cậy và hợp l của các số liệu

trên áo cáo tài chính. Bởi vì ất kỳ khách hàng nào khi yêu cầu vay vốn cũng
đều muốn đƣợc ngân hàng cấp tín dụng, chính vì vậy có thể họ sẽ cung cấp
cho ngân hàng những áo cáo tài chính đã đƣợc chỉnh sửa cho hợp l . Nên
ngoài những thông tin đƣợc khách hàng cung cấp, cán ộ tín dụng cần linh
hoạt trong việc xác minh tính chính xác của những thông tin đó, cũng nhƣ tìm
kiếm thêm thông tin từ nhiều kênh khác nhau.
b. Tiến hành phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Sau khi kiểm tra tính khớp đúng và hợp l của các áo cáo tài chính,
cán ộ tín dụng tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính cần
thiết dựa trên số liệu từ ảng cân đối kế toán và áo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
Trong quá trình cấp tín dụng, việc phân tích BCTC của khách hàng là rất
quan trọng. Nó nằm ở khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thẩm định tài chính
của KH trƣớc khi NH ra quyết định có cấp TD cho KH hay không? Việc phân
tích BCTC của khách hàng đƣợc thực hiện ằng cách phân tích ảng cân đối
kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và báo cáo tài
chính khác. NHTM có thể xác định đƣợc mọi nguy cơ rủi ro của KH về tài
sản. Ngoài ra, ằng cách so sánh số liệu kỳ áo cáo và số liệu dự tính kỳ kế
hoạch, NH có thể phát hiện ra những rủi ro có thể phát sinh trong tƣơng lai.
Việc phân tích BCTC không chỉ giúp NH thấy đƣợc các rủi ro thuần túy mà
còn giúp nhận ra các rủi ro suy tính.


12
c. Viết báo cáo phân tích tài chính khách hàng
Sau khi hoàn thành xong việc thẩm định và phân tích tài chính doanh
nghiệp, cán ộ QHKH DN tiến hành lập áo cáo thẩm định, đƣa ra

kiến


nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn rồi trình lãnh đạo
ngân hàng xét duyệt.
Kết quả cuối cùng của việc phân tích tài chính DN là áo cáo kết quả
phân tích tài chính DN, đây là một ảng tổng hợp đánh giá cơ ản về thực
trạng cũng nhƣ năng lực tài chính của DN vay vốn. Trên cơ sở đó, ngân hàng
có thể đƣa ra đƣợc quyết định có cho DN vay vốn hay không.
1.3.2. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong phân tích tài chính DN, việc thu thập và
xử l số liệu trƣớc hết cần đảm ảo đầy đủ a yêu cầu: chính xác, toàn diện và
khách quan. Trong công tác phân tích tài chính DN thì thông tin sử dụng để
phân tích đóng vai trò quan trọng đến kết quả của việc phân tích. Chính vì vậy,
nguồn gốc cũng nhƣ chất lƣợng thông tin cần đƣợc ngân hàng quan tâm đúng
mức. Khi phân tích tài chính của DN, ngân hàng không nên chỉ giới hạn trong
phạm vi nghiên cứu áo cáo tài chính, mà phải mở rộng sang các lĩnh vực nhƣ:
- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ, CIC,
- Các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Các thông tin về pháp l đối với doanh nghiệp
- Các thông tin về đặc điểm hoạt động của DN, các áo cáo nội ộ khác
của DN, đối thủ cạnh tranh của DN,..
Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc iệt cần thiết, có ảnh
hƣởng đáng kể đến độ tin cậy của kết quả đánh giá và phân tích tài chính DN.
Nó đƣợc phản ánh đầy đủ trong các áo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân
tích tài chính đƣợc thực hiện trên cơ sở các áo cáo tài chính đƣợc hình thành
thông qua việc xử l các áo cáo kế toán.


13
- Báo cáo tài chính khách hàng gồm: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT,
Thuyết minh BCTC.
+ Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DN : là áo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát toàn ộ giá trị tài sản của DN tại một thời điểm nhất định.
Thông qua BCĐKT, ta có thể iết đƣợc toàn ộ TS hiện có của DN, hình thái
vật chất, cơ cấu TS, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Do đó, BCĐKT là một
tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết
quả KD, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của DN.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B01-DN : là áo cáo tổng
hợp cho iết tình hình tài chính và kết quả hoạt động KD của KH tại những
thời kỳ nhất định. Nó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình tài chính
và kết quả sử dụng các tiềm năng về sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật và trình
độ quản l sản xuất KD của KH. Đồng thời nó cũng giúp phân tích so sánh
đƣợc doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi án hàng, dịch vụ với tổng chi
phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để thực hiện KD.
+ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Mẫu B03- DN : là áo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ áo cáo của
KH. Mục đích của BCLCTT là áo cáo các khoản thu, chi tiền đƣợc phân
theo các hoạt động.
+ Thuyết minh BCTC Mẫu B04-DN : đƣợc sử dụng để giải thích và ổ
sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của DN
trong kỳ áo cáo mà các BCTC khác không thể trình ày r ràng, cụ thể đƣợc.
BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh của DN; thông qua đó cung cấp các thông tin tổng hợp về tình
hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền phát sinh trong một thời
kỳ của DN. Những thông tin này đƣợc xử l

ằng những phƣơng pháp và kỹ

thuật tính toán nhất định, thông qua đó có thể xác định đƣợc thực trạng tình


14

hình tài chính DN, xu thế vận động và phát triển của DN, các nguyên nhân
trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động...làm cơ sở cho việc đƣa ra các
quyết định có liên quan đến DN.
1.3.3. Thẩm định độ tin cậy của Báo cáo tài chính
- BCTC đã đƣợc kiểm toán hay chƣa và kiến của kiểm toán viên.
- Thẩm định báo cáo tài chính DN của ngân hàng khi khách hàng xin vay
vốn, đó là kiểm tra tính pháp l của DN đi vay, ngƣời đại diện pháp nhân của
DN theo quy định của pháp luật, tính hợp pháp, hợp l của hồ sơ của DN xin
vay vốn, kiểm tra áo cáo tài chính của khách hàng đi vay có đầy đủ theo quy
định hay chƣa, số liệu đƣợc trình ày và khai áo trong áo cáo tài chính của
DN có trung thực và phù hợp với các quy định hiện hành hay không.
BCTC ao gồm ảng cân đối kế toán, áo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, áo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh áo cáo tài chính. Tuy
nhiên, trên thực tế cho thấy không phải tất cả các DN đều có đủ năng lực để
lập đƣợc tất cả các áo cáo trên. Vì vậy, khi DN vay vốn tại ngân hàng, các
ngân hàng thƣờng chỉ yêu cầu có BCĐKT, áo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và thuyết minh áo cáo tài chính của ba kỳ gần thời điểm vay nhất. Các
áo cáo tài chính mà DN gửi cho ngân hàng là những thông tin cung cấp ra
ên ngoài, với mục đích vay vốn, vì thế nên mục tiêu soạn thảo áo cáo tài
chính có thể khác iệt so với mục tiêu soạn thảo áo cáo tài chính cho nội ộ
DN. Vì vậy mức độ tin cậy về số liệu của các áo cáo tài chính của khách
hàng cung cấp chƣa ảo đảm. Do đó, việc thẩm định mức độ tin cậy của các
áo cáo tài chính là cần thiết đối với cán ộ tín dụng trong công tác thẩm
định. Đối với những khoản vay có giá trị lớn của những khách hàng lớn, vì
tính chất quan trọng của các khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu DN cung
cấp áo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán. Khi đó công ty kiểm toán sẽ giúp
ngân hàng đánh giá và chịu trách nhiệm về mức độ tin cậy của số liệu trong



×