TỔNG HỢP BÀI TẬP PHÂN BIỆT CÁC CHẤT VÀ
CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
1. Nhận biết một số - cation trong dung dịch – Bài tập 1 – trang 233 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH
4
+
,
Mg
2+
, Fe
2+
, Fe
3+
, Al
3+
(nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho
lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung
dịch?
A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch
C. 1 dung dịch D. 5 dung dịch
2. Nhận biết một số - cation trong dung dịch – Bài tập 2 – trang 233 –
SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch
chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe
2+
, Cu
2+
, Ag
+
,
Al
3+
, Fe
3+
. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử KOH có thể nhận biết
được tối đa mấy dung dịch?
A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch
C. 1 dung dịch D. 5 dung dịch
3. Nhận biết một số – cation trong dung dịch – Bài tập 3 – trang 233 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Một dung dịch chứa đồng thời các cation Ba
2+
, NH
4
+
, Cr
3+
. Trình bày
cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch.
Bài 48: Nhận biết một số – cation trong dung dịch – Bài tập 4 – trang
233 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Một dung dịch chứa đồng thời các cation Ca
2+
, Al
3+
, Fe
3+
. Trình bày cách
nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch.
4. Nhận biết một số - cation trong dung dịch – Bài tập 5 – trang 233 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Một dung dịch chứa đồng thời các cation Fe
2+
, Al
3+
, Ni
2+
. Trình bày cách
nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch.
5. Nhận biết một số - anion trong dung dịch – Bài tập 1 – trang 236 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng
0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO
3
)
2
, K
2
CO
3
, K
2
S, K
2
SO
3
.
Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H
2
SO
4
loãng nhỏ trực
tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?
A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch.
C. 3 dung dịch. D. 5 dung dịch.
6. Nhận biết một số - anion trong dung dịch – Bài tập 2 – trang 236 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 2 anion CO
3
2–
và
SO
3
2–
.
7. Nhận biết một số - anion trong dung dịch – Bài tập 3 – trang 236 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Có dung dịch chứa các anion NO
3
–
, CO
3
2–
. Hãy nêu cách nhận biết từng
ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hoá học.
8. Nhận biết một số – anion trong dung dịch – Bài tập 4 – trang 236 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Có dung dịch chứa các anion SO
3
2–
, SO
4
2–
. Hãy nêu cách nhận biết từng
ion trong dung dịch. Viết các phương trình hoá học.
9. Nhận biết một số chất khí – Bài tập 1 – trang 239 – SGK – Hoá học
12 – Nâng cao
Khí CO
2
có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho
khí CO
2
đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
A. Dung dịch NaOH dư.
B. Dung dịch NaHCO
3
bão hoà dư.
C. Dung dịch Na
2
CO
3
dư.
D. Dung dịch AgNO
3
dư.
10. Nhận biết một số chất khí – Bài tập 2 – trang 239 – SGK – Hoá học
12 – Nâng cao
Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO
2
và SO
2
được không? Tại sao?
11. Nhận biết một số chất khí – Bài tập 3 – trang 239 – SGK – Hoá học
12 – Nâng cao
Cho hai hỗn hợp khí CO
2
và SO
2
. Hãy trình bày cách tách đồng thời
nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình
hoá học.
12. Nhận biết một số chất khí – Bài tập 4 – trang 239 – SGK – Hoá học
12 – Nâng cao
Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây.
a) FeS và FeCO
3
.
b) Na
2
SO
4
và Na
2
SO
3
.
13. Chuẩn độ axit – bazơ – Bài tập 1 – trang 245 – SGK – Hoá học 12 –
Nâng cao
Khái niệm sự chuẩn độ? Khái niệm điểm tương đương? Khái niệm điểm
cuối. Cho thí dụ minh hoạ.
14. Chuẩn độ axit – bazơ – Bài tập 2 – trang 245 – SGK – Hoá học 12 –
Nâng cao
Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung
dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H
2
SO
4
0,05M để thu được dung dịch có pH =
2,0?
A. 43,75 ml B. 36,54 ml C. 27,75 ml D. 40,75 ml
15. Chuẩn độ oxi hoá - khử bằng phương pháp pemanganat – Bài tập 1
– trang 247 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Để xác định hàm lượng của FeCO
3
trong quặng xiđerit, người ta làm
như sau: Cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp
lí, thu được dung dịch FeSO
4
trong môi trường H
2
SO
4
loãng. Chuẩn độ
dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO
4
0,025M thì dùng vừa
hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần phần trăm theo khối lượng
của FeCO
3
trong quặng là
A. 12,18% B. 60,9% C. 24,26% D. 30,45%
16. Chuẩn độ oxi hoá - khử bằng phương pháp pemanganat – Bài tập 2
– trang 247 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Trình bày nguyên tắc phép đo pemanganat xác định nồng độ của:
a) Dung dịch FeSO
4
.
b) Dung dịch H
2
O
2
.
17. Chuẩn độ oxi hoá - khử bằng phương pháp pemanganat – Bài tập 3
– trang 247 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Cho dung dịch A chứa hỗn hợp FeSO
4
và Fe
2
(SO
4
)
3
trong môi trường
H
2
SO
4
loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO
4
0,025M thì hết 18,15 ml dung dịch đó. Lấy lại 25,00 ml A nữa rồi thêm
vào đó lượng dư dung dịch NH
3
, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong
không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính nồng độ mol của các muối sắt.
18. Luyện tập – Nhận biết một số chất vô cơ – Bài tập 1 – trang 250 –
SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Có các lọ hoá chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch
sau: FeCl
2
, (NH
4
)
2
SO
4
, FeCl
3
, CuCl
2
, AlCl
3
, NH
4
Cl. Chỉ dùng các ống
nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể
nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch kể trên?
A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch
C. 4 dung dịch D. 5 dung dịch
19. Luyện tập – Nhận biết một số chất vô cơ – Bài tập 2 – trang 250 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Cho dung dịch A chứa các cation Ba
2+
, Fe
3+
, Cu
2+
. Trình bày cách nhận
biết sự có mặt của các cation đó trong A.
20. Luyện tập – Nhận biết một số chất vô cơ – Bài tập 3 – trang 250 –
SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg
2+
, Al
3+
, Ni
2+
, Cl
-
, SO
4
2-
.
Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.