Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

co the tu dong bhxh de huong luong huu toi da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.8 KB, 2 trang )

Có thể tự đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa?
Tôi đang làm chuyên viên ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đến ngày 1-9-2017, tôi sẽ về
hưu, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 28 năm. Tôi có thể tự đóng BHXH thêm 2 năm để
đủ thời gian 30 năm, nhằm hưởng lương hưu ở mức tối đa 75% không? Nếu không, tỷ lệ
lương hưu tôi được hưởng là bao nhiêu phần trăm? (NGUYỄN VĂN TÁM, quận 5,
TPHCM).

Ông CAO VĂN SANG, Giám đốc BHXH TPHCM: Theo Luật BHXH, ông đã đủ điều
kiện về thời gian và tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, nên ông không được đóng thêm 2
năm cho đủ 30 năm để hưởng mức tối đa 75%. Tỷ lệ hưởng của 28 năm đóng BHXH là
71% mức tiền lương bình quân đóng BHXH. Trường hợp có tháng lẻ thì từ 1 - 6 tháng
tính là 1/2 năm, từ 7 - 11 tháng tính là 1 năm.
Năm 1968, tôi bị thương ở chiến trường miền Đông, sức khỏe dần suy giảm. Sau giải
phóng, tôi về làm việc tại Công ty Xăng dầu miền Nam thuộc Bộ Vật tư. Đến năm 1980,
do sức khỏe yếu nên tôi phải đi giám định y khoa để nghỉ việc sớm và kết quả là mất sức
67%. Lúc tôi nghỉ, tôi có thâm niên 22 năm 7 tháng. Thưa ông, hơn 10 năm ở chiến
trường, tôi bị thương, mất sức như vậy và không hề đòi hỏi điều gì. Nay tôi già yếu, trợ
cấp mất sức ít ỏi, cuộc sống rất khó khăn, tôi có được chuyển sang hưu trí không?
(NGUYỄN THỊ THANH LIÊM, quận Bình Tân, TPHCM)
Thông tư số 48 ngày 3-9-1985 của Bộ Thương binh và Xã hội (nay là Bộ LĐTB-XH)
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 236 ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định:


công nhân, viên chức đã về nghỉ việc vì mất sức lao động sau khi đã giám định lại sức lao
động được xác định sức khỏe không phục hồi và những người thuộc diện phải giám định
lại, nếu có thời gian công tác tính theo hệ số đủ 30 năm (đối với nam) hoặc đủ 25 năm đối
với nữ thì được chuyển sang hưởng lương hưu kể từ ngày 1-9-1985.
Căn cứ hồ sơ chúng tôi đang quản lý, trường hợp của bà hưởng trợ cấp mất sức lao động
từ ngày 1-5-1981, có thời gian công tác tính theo hệ số là 22 năm 7 tháng. Đối chiếu quy
định trên, bà không thuộc đối tượng chuyển sang hưởng lương hưu kể từ ngày 1-9-1985.
Tôi nhập ngũ năm 1963, nghỉ hưu năm 1991; từng chiến đấu ở Lào, ở chiến trường B, C.


Theo chính sách, tôi được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh, nhưng
hiện nay, tôi chỉ được hưởng có 95%. BHXH Gò Vấp không điều chỉnh mức hưởng cho
tôi vì tôi đã mất quyết định nghỉ hưu. Nay tôi nhờ BHXH TPHCM giúp tôi sao lục quyết
định nghỉ hưu được không? (PHẠM VĂN NHÀN, quận Gò Vấp, TPHCM)
Xin mời ông trực tiếp ghé bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại BHXH
TPHCM (117C Nguyễn Đình Chính, phường 15, quận Phú Nhuận) làm thủ tục đề nghị
sao lục lại quyết định hưu trí, theo Phiếu giao nhận hồ sơ 701.
Tháng 8-2017 này tôi 60 tuổi, được cơ quan thông báo cho nghỉ theo chế độ. Tôi đã đóng
BHXH bắt buộc được 12 năm 8 tháng. Còn thiếu 7 năm 4 tháng nữa thì đủ 20 năm đóng
BHXH. Vậy nếu tôi đóng đủ BHXH tự nguyện 1 lần thì có được hưởng lương hưu ngay
không? Tỷ lệ lương hưu là bao nhiêu? (PHAN ĐÌNH BÌNH, quận 3, TPHCM)
Ông tham gia BHXH, đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng
thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng BHXH tự
nguyện một lần những năm còn thiếu, cho đủ 20 năm để hưởng ngay lương hưu. Khi đủ
tuổi nghỉ hưu (60 tuổi), ông có thể đóng BHXH tự nguyện một lần (hoặc đóng hàng tháng,
hay 3, 6, 12 tháng/lần) cho thời gian còn thiếu (7 năm 4 tháng) để hưởng lương hưu. Thời
điểm hưởng lương hưu là tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn
thiếu. Với thời gian đóng BHXH 20 năm thì tỷ lệ lương hưu ông nhận là 55% mức bình
quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ông ghé bưu điện quận, huyện nơi cư trú để được
hướng dẫn thủ tục và tính mức đóng BHXH tự nguyện một lần.



×