Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tình hình mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty TNHH minh châu thành phố hạ long tỉnh quảng ninh và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.68 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

MAI VĂN TUYỀN
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG CỦA ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY TNHH MINH CHÂU, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa :

Chăn nuôi Thú y

Khoá học:

2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

MAI VĂN TUYỀN
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG CỦA ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY TNHH MINH CHÂU, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 - CNTY - N03

Khoa :

Chăn nuôi Thú y

Khoá học:

2013 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn:

ThS. Nguyễn Thu Trang

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tại trường và thực tập tại cơ sở, ngoài sự cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong
trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc
tới Nhà trường, các thầy cô giáo, bạn bè trong khoa Chăn nuôi Thú y. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo ThS. Nguyễn Thu Trang, giảng viên Khoa
Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng
dẫn tôi trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên ở trại lợn của Công
ty TNHH Minh Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài trong quá
trình thực tập tại cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã tạo điều kiện
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, thực tập để hoàn thành
chuyên đề này.
Trong suốt quá trình thực tập, bản thân tôi không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô để tôi được
trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên

Mai Văn Tuyền


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kỹ sư chăn nuôi hoặc bác sỹ thú y trong tương lai,
ngoài việc phải trang bị cho mình một lượng kiến thức về lý thuyết, mỗi sinh
viên cần phải trải qua giai đoạn thực tập thử thách về thực tế. Chính vì vậy
thực tập tốt nghiệp là một trải nghiệm thực tế và đây cũng là một khâu quan
trọng đối với các trường đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố kiến
thức đã học trong nhà trường, áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực
tiễn sản xuất để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, tiếp cận với các phương
pháp nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mới và góp phần vào sự phát triển của
ngành chăn nuôi của nước nhà.

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường và ban Chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự giúp đỡ nhiệt
tình của giáo viên hướng dẫn và cán bộ kỹ thuật trại của Công ty TNHH Minh
Châu, tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Tình hình mắc bệnh viêm tử
cung của đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty TNHH Minh Châu,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
Trong thời gian thực tập, được sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô
giáo hướng dẫn, cùng sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật trại và sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân, tôi đã hoàn thành được Khóa luận tốt nghiệp đại học. Do
thời gian có hạn và mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản

khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự giúp
đỡ, góp ý chỉ bảo của thầy cô giáo, bạn bè để khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung.............................................. 15
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 22
Bảng 3.2. Phân biệt các thể viêm tử cung ....................................................... 24
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2014 đến năm 2016 .................. 25
Bảng 4.2. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .......................................................... 26
Bảng 4.3. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 28
Bảng 4.4. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 29
Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vacxin tại trại ................................................. 29
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ............................... 31
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn .......................... 32
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung qua các tháng theo dõi ........ 33
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo hai phác đồ ..................... 34
Bảng 4.10. Kết quả công tác điều trị bệnh tại trại........................................... 36


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT



:

Tổng

AD

:

Giả dại

CP

:

Charoen Pokphand

Cs

:

Cộng sự

ĐT

:

Điều trị

ĐVT


:

Đơn vị tính

FMD

:

Lở mồm long móng

KHKT :

Khoa học kỹ thuật

LMLM :

Lở mồm long móng

Ml

:

Mililit

Nxb

:

Nhà xuất bản


SFV

:

Dịch tả

STT

:

Số thứ tự

TB

:

Trung bình

TNHH :

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thể trọng

:


v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 3
2.1.3. Cơ sở vật chất ........................................................................................... 4
2.2. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 7
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái .................................................... 7
2.2.2. Một số nguyên nhân gây bệnh ................................................................. 8
2.2.3. Các thể viêm tử cung.............................................................................. 10
2.2.4. Đường xâm nhập .................................................................................... 13
2.2.5. Chẩn đoán viêm tử cung ........................................................................ 13
2.2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung ............................................ 15
2.2.6.3. Giới thiệu về thuốc .............................................................................. 17
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................... 17
2.3.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 17
2.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ......................................................... 18
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.. 21
3.1. Đối tượng .................................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 21
3.3. Nội dung thực hiện .................................................................................... 21



vi

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..................................................... 21
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 21
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 21
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 23
3.4.4. Phương pháp theo dõi ............................................................................ 23
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 25
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại ............................................ 25
4.1.1. Cơ cấu đàn lợn tại trại ............................................................................ 25
4.2.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại ...................... 27
4.2.2. Phòng bệnh bằng vacxin cho đàn lợn tại trại ......................................... 28
4.3. Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại ............ 30
4.3.3.1. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại theo lứa đẻ .. 31
4.3.3.2. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái tại trại theo
giống lợn .......................................................................................................... 32
4.3.3.3. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái tại trại qua các
tháng theo dõi ................................................................................................... 33
4.3.3.4. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung của đàn lợn tại trại ....................... 34
4.3.4. Bệnh viêm vú ......................................................................................... 35
Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã điều trị các bệnh sau cho lợn: bệnh
viêm tử cung, bệnh tiêu chảy ở lợn con, bệnh viêm phổi, bệnh viêm
vú. Số lượng từ 4 đến 77 con, hiệu quả từ 75 đến 100%. ........................ 36
4.4. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại .................................................... 36
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại .................................. 37
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 38
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 38

5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành chăn nuôi nước ta cũng
từng bước được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã có nhiều
thay đổi tất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nói đến ngành
chăn nuôi, trước tiên phải kể đến ngành chăn nuôi lợn, bởi tầm quan trọng và ý
nghĩa thiết thực của các sản phẩm đa dạng từ ngành cung cấp thực phẩm có tỷ
trọng lớn và có chất lượng tốt cho con người, ngoài ra ngành chăn nuôi lợn còn
cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phụ phẩm
cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Để hướng tới phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững, người chăn nuôi
cần phải cải tạo đàn lợn giống để có chất lượng con giống tốt và mang lại giá
trị kinh tế cao. Tại các trại chăn nuôi cũng như chăn nuôi hộ gia đình đang
được đẩy mạnh chăn nuôi lợn ngoại. Bởi vì, chăn nuôi lợn ngoại không những
cho năng suất cao, tăng trọng nhanh mà còn đáp ứng được tốt nhất nhu cầu
của người tiêu dùng.
Nắm được yếu tố đó, tại trại lợn của Công ty TNHH Minh Châu đã đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất với quy mô 1200 lợn nái. Tuy nhiên, trong quá
trình chăn nuôi luôn gặp phải những khó khăn ngoài các nguyên nhân như các
chính sách, chi phí đầu vào,... Còn phải đối mặt với dịch bệnh, đặc biệt là
bệnh sản khoa. Một trong những bệnh sản khoa thường gặp là bệnh viêm tử

cung ở lợn nái. Bệnh này tuy không xảy ra ồ ạt như bệnh truyền nhiễm nhưng
gây chết thai, lưu thai, sẩy thai, nghiêm trọng hơn là bệnh làm hạn chế khả
năng sinh sản của đàn lợn nái ở các lứa tiếp theo, ảnh hưởng đến năng suất,


2

chất lượng và sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn. Xuất phát từ tình hình
thực tiễn trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh viêm tử
cung ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty TNHH Minh Châu, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại lợn công ty TNHH Minh
Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Thực hiện tốt quy trình phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Đánh giá được tình hình mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái và
khuyến cáo được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
Được sự đồng ý của Nhà trường - Khoa Chăn Nuôi Thú y, tôi được giới
thiệu về trang trại của công ty TNHH Minh Châu. Chủ trại: ông Hoàng Văn
Châu, quản lý trại: ông Nguyễn Văn Nhật.
Địa điểm thực tập: trang trại của công ty TNHH Minh Châu tại thành
phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian: 18/5/2016 - 18/11/2016.

Quy mô trại: 1200 lợn nái và gần 5000 lợn thịt.
Tổng diện tích: 120ha. Diện tích sử dụng: 8ha.
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành
phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía Bắc giáp huyện Hoành
Bồ, phía Nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long
với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, cách
thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam và cách thành phố cửa khẩu
Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía Nam thông ra Biển Đông.
Trại lợn giống Minh Châu nằm ở phường Hà Khánh thuộc thành phố
Hạ Long có vị trí thuận lợi cho chăn nuôi vì xa khu dân cư, xa khu công
nghiệp, kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại thuận lợi cho việc vận chuyển
thức ăn và tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là
mùa đông và mùa hè.


4

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,7°C. Mùa đông thường bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16,7°C. Mùa hè từ tháng
5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28,6°C, nóng nhất có thể lên
đến 38°C.
Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố
không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8,
khoảng 350 mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, chỉ đạt khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là
tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.

Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ
Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa
đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh
hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là
cấp 9, cấp 10.
2.1.3. Cơ sở vật chất
Với những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên và là trại
giống số 1 của CP, trang trại có đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm
thực tế, có ban lãnh đạo năng động và nhiệt tình, có năng lực cao, đặc biệt trại
có đội ngũ công nhân khá mạnh, yêu nghề, rất nhiều kinh nghiệm thực tế,
công tác lâu năm trong nghề.
Cơ cấu tổ chức của trại gồm:
- Chủ trại: ông Hoàng Văn Châu.
- Quản lý trại: ông Nguyễn Văn Nhật là người chịu trách nhiệm quản lý
và điều hành sản xuất.
- Kế toán: 01 người.
- Thủ quỹ: 01 người.


5

- Tổ chăn nuôi: gồm 1 bác sĩ thú y, 1 cán bộ di truyền giống, 4 kĩ sư lợn
nái, 1 kĩ sư hậu bị chịu trách nhiệm về kỹ thuật và 20 công nhân.
- Tổ bảo vệ: 2 người chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản và người ra vào
trang trại.
- Ngoài ra, trại còn có 2 đầu bếp phục vụ các bữa ăn cho mọi người
trong trang trại.
Hệ thống chuồng trại:
Khu sản xuất được xây dựng trên nền đất cao. Chuồng được xây dựng
theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về

mùa đông. Tổng diện tích trang trại là hơn 120ha nhưng chuồng trại dành cho
chăn nuôi lợn chỉ chiếm 8ha. Trang trại nuôi cả lợn nái lẫn lợn hậu bị. Chia
thành 2 khu riêng biệt hoàn toàn cách ly với nhau. Trại được liên kết với công
ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với số lượng lợn nái là 1200 nái và gần
5000 lợn thịt.
Hiện nay trại lợn của công ty TNHH Minh Châu là 1 trong 2 trại duy
nhất của công ty cổ phần chăn nuôi CP là âm tính với dịch tai xanh. Và đây
cũng là trại lợn giống ông bà của công ty cổ phần chăn nuôi CP khu vực miền
Bắc. Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu chuồng hai mái, mỗi chuồng có hai
dãy. Đối với chuồng lợn nái chờ phối, chửa được thiết kế cũi lồng, chuồng lợn
đẻ được thiết kế cũi lồng có sàn nhựa, chuồng lợn cai sữa và lợn con chờ xuất
được thiết kế theo kiểu sàn nhựa và sàn bằng bê tông. Trại còn có hệ thống
chuồng cách ly nằm cuối hướng gió chính, dùng để cách ly những con lợn ốm
tránh lây lan toàn trại.
Các chuồng nuôi đều được lắp đặt điện, núm uống tự động. Mùa hè có
hệ thống làm mát bằng giàn mát, mùa đông có hệ thống đèn hồng ngoại, lò
sưởi, bạt vây xung quanh. Chuồng có hệ thống cống rãnh được bố trí hợp lý
theo từng dãy chuồng để thoát chất thải. Mỗi đầu chuồng đẻ được lắp đặt một


6

máy bơm nước rửa chuồng hàng ngày. Cổng ra vào trại và nơi sản xuất có hệ
thống sát trùng. Hệ thống nước sạch được lấy từ đập, hồ từ vách núi chảy
xuống, bơm vào bể lớn. Sau đó được đưa vào các ô chuồng, đảm bảo cung
cấp đủ nước uống, nước tắm và xịt rửa chuồng hàng ngày.
Hệ thống điện được cung cấp từ trạm biến áp 110 KVA của nhà máy
nhiệt điện. Ngoài ra trại còn chủ động lắp đặt thêm máy phát điện với công
suất lớn phòng những lúc mất điện.
Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là chăn nuôi lợn, trại còn sử dụng diện

tích ao hồ chăn nuôi cá và một số loài thủy cầm góp phần tăng thu nhập cho
trang trại.
Ngay cạnh khu sản xuất, trại xây dựng phòng làm việc của ban lãnh
đạo trại, hội trường, các nhà kho, nhà ở dành cho kĩ sư và công nhân, nhà
bếp,...
Quy định vệ sinh phòng dịch hết sức nghiêm ngặt:
+ Công nhân khi mới vào sẽ được cách ly 1 ngày, tắm sát trùng, sát
trùng hết những bộ quần áo mặc ở trang trại. Trước khi vào chuồng hay một
người nào đó ra ngoài khi vào phải tắm sát trùng cẩn thận.
+ Xe bắt lợn con, xe chuyển lợn loại, xe bắt lợn giống, xe bắt lợn thịt
đều được sát trùng dưới cổng trại 10 - 15 phút. Rồi mới được lên bắt lợn.
Sinh viên thực tập xuống trang trại sẽ được làm tất cả các công việc
giống như những công nhân của trại dưới sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ
thuật. Thêm nữa, sẽ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chuyên sâu về các bệnh
thường gặp, kinh nghiệm khi làm việc trong trang trại.
Những điều kiện trang trại cung cấp để phục vụ sản xuất:
- Chỗ ăn, nghỉ ngơi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát.
- Thức ăn cung cấp cho trang trại: là những thức ăn do trang trại tự cung
tự cấp. Nghiêm cấm mang những đồ tươi sống vào trại tránh gây dịch bệnh.


7

- Bảo hộ lao động: 2 bộ bảo hộ lao động và 1 đôi ủng.
- Đồ dùng cá nhân: 1 màn, 1 chiếu.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và loài lợn nói riêng
đặc trưng cho loài, có tính ổ n đ ịnh với từng giống vật nuôi. Nó được duy trì
qua các thế hệ và luôn củng cố, hoàn thiện qua quá trình chọn lọc. Ngoài ra

còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc, sử dụng,... Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái người
ta thường tập trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:
* Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ
sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như:
buồng trứng, tử cung, âm đạo,... Đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu
bước vào hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hoàn thiện bên trong
thì ở bên ngoài các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ
về tính hay xuất hiện hiện tượng động dục.
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng.
+ Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống
có thể vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh (1995) [4], tuổi thành thục về tính của lợn cái
ngoại và lợn cái lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái, Mường
Khương,...). Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục vào 4 - 5 tháng
tuổi (121 - 158 ngày tuổi). Lợn ngoại là 6 - 8 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại x
nội) thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi.


8

+ Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn
nái. Cùng một giống nhưng nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia
súc phát triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
+ Điều kiện ngoại cảnh

Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia
súc. Những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành
thục về tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn cái
hậu bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ô chuồng của những
con cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng. Theo
Paul Hughes và James Tilton (1996) [30], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với
đực 2 lần/ ngày, với thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn cái (ngoài 90kg) động
dục lúc 165 ngày tuổi.
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn
lợn nuôi chăn thả. Vì lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất,
tổng hợp được sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi động dục lần
đầu sớm hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm
hơn tuổi thành thục về thể vóc . Vì vậy, để đ ảm bảo sự sinh trưởng và phát
triển bình thường của lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ
sau nên cho gia súc phối giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo
giống. Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh
hưởng tới năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ
sau của chúng.
2.2.2. Một số nguyên nhân gây bệnh
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [6], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý


9

thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào
tố chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái
làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Theo Đào Trọng Đạt và cs, (2000) [8], bệnh viêm tử cung ở lợn nái

thường do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử
cung lợn nái gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổ n thương niêm
mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sẩy thai truyền nhiễm,
phó thương hàn, bệnh lao,... gây viêm.
Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để
xâm nhập vào gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân kể trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động
dục (vì lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường
máu và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn
Năm, 1997) [14].
Theo Madec, Neva (1995) [29], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát


10

triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một
cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa

phối nhưng đã bị viêm tử cung.
2.2.3. Các thể viêm tử cung
Một gia súc cái được đánh giá là có khả năng sinh sản tốt trước hết phải
kể đến sự nguyên vẹn và mọi hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục.
Khi bất kỳ một bộ phận của cơ quan sinh dục bị bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng sinh sản của gia súc. Theo Bane (1986) [27], các quá trình bệnh
xảy ra ở cơ quan sinh dục là các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rối
loạn sinh sản và giảm năng suất của gia súc cái.
Theo Đặng Đình Tín (1985) [25], bệnh viêm tử cung được chia làm 3
thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
2.2.3.1. Viêm nội mạc tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [22], Black (1983) [28], viêm nội mạc
tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên
nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ
biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của viêm tử cung. Viêm nội mạc tử
cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó
phải can thiệp làm niêm mạc tử cung bị tổn thương, tiếp đó các vi khuẩn
Streptococcus, Staphylococcus, E.coli, Salmonella, C.pyogenes, Bruccella,
roi trùng Trichomonas Foetus,… xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc
gây viêm.
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000) [17], bệnh viêm nội
mạc tử cung có thể chia 2 loại:
- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở
niêm mạc tử cung.


11

- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử,
tổn thương lan sâu xuống dưới tầng cơ của tử cung và chuyển thành viêm

hoại tử.
* Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ (Endomestritis
Puerperalis)
Lợn bị bệnh này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm. Con vật có
trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ
âm hộ chảy ra hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh
tổ chức chết. Khi con vật nằm xuống, dịch viêm thải ra ngày càng nhiều hơn.
Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó
khô lại thành từng đám vảy màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và
dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung.
Niêm mạc âm đạo bình thường.
* Viêm nội mạc tử cung thể màng giả
Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thương
đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh
này thường xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, lượng sữa
giảm có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn uống giảm xuống. Con
vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra
ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ ch ức hoại tử,
niêm dịch,...
2.2.3.2. Viêm cơ tử cung
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000) [17], viêm cơ tử
cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử
cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức
làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba
quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu


12

bệnh nặng, can thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm

trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung
bị phân giải mà tử cung bị thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to.
Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân
nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng màu đỏ thẫm. Gia súc
biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra
ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên
có mùi tanh, thối. Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc.
Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần
sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.
2.2.3.3. Viêm tương mạc tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1985) [25], viêm tương mạc tử cung thường kế
phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất
hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có
màu hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế
bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là
viêm có mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ ch ức xung quanh gây nên
tình trạng viêm mô tử cung (thể paramestritis), thành tử cung dày lên, có thể
kế phát viêm phúc mạc.
Lợn nái biểu hiện triệu chứng toàn thân: nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh,
con vật ủ rũ, mệt mỏi, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn.
Lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu
hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ
thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi
thối khắm. Khi kích thích vào thành bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn,


13

rặn nhanh hơn, từ âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn. Trường hợp một số vùng của

tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng
thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả
hai buồng trứng. Nếu điều trị không kịp thời sẽ chuyển thành viêm mãn tính, tương
mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì quá trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau sẽ
gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới vô sinh. Thể viêm này thường kế phát bệnh viêm
phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
2.2.4. Đường xâm nhập
Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm
nhập vào tử cung, nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là sự kém nhu động
của ruột và nhất là táo bón. Xâm nhập có thể hướng từ ngoài vào do vi khuẩn
hiện diện trong phân và nước tiểu. Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng
quang và đường niệu cũng là nguyên nhân gây nhiễm. Hầu hết các trường hợp
viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật cơ hội thường xuyên có mặt
trong chuồng nuôi. Lợi dụng lúc sinh sản tử cung, âm đạo tổn thương chứa
nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập đường sinh dục gây viêm tử cung.
2.2.5. Chẩn đoán viêm tử cung
Theo Madec, Neva (1995) [29], xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì
bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kì tiền động đực, vì
đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng
mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng
khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng,
đặc như kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay
xuất hiên viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mañ tính thường gặp trong thời
kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc
tử cung.


14

Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có

những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết
tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn
nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.
Nguyễn Văn Thanh và cs, (2015) [23] cho biết, khi lợn nái mang thai,
cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm
bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì có thể bị nhầm lẫn.
Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối.
Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ
nên kết hợp xét nghiêm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niêu sinh dục. Mặt
khác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chẩn đoán cho
chính xác.
Theo Lê Văn Năm (1997) [14], khi lấy protid muxin trong dịch nhầy
chảy ra từ âm đạo lợn nái rồi cho vào l ml dung dịch acid axetic 1% hay (dấ m
chua) nếu phản ứng dương tính khi muxin kết tủa điều đó chứng tỏ lợn không
bị viêm tử cung, nếu ngược lại muxin không kết tủa phản ứng âm tính kết
luận lợn bị viêm tử cung.
Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ
ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu
hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm từ
đó đưa ra phác đổ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất,
thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất.
Để chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục
bộ cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân. Có thể dựa vào các chỉ tiêu
ở bảng sau:


15

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung
STT

1
2
3
4
5

Các chỉ tiêu
phân biệt
Sốt

Viêm tử cung thể Viêm tử cung Viêm tử cung
nhẹ
thể vừa
thể nặng
Sốt nhẹ
Sốt cao
Sốt rất cao
Trắng xám, trắng
Hồng, nâu đỏ
Nâu rỉ sắt
Dịch Màu
sữa
viêm
Mùi
Tanh
Tanh, thối
Thối khắm
Phản ứng đau
Đau nhẹ
Đau rõ

Rất đau
Phản ứng co
Phản ứng co rất Phản ứng co
Phản ứng co giảm
cơ tử cung
yếu
mất hẳn
Bỏ ăn một phần
Bỏ ăn hoàn
Bỏ ăn hoàn
Bỏ ăn
hoặc hoàn toàn
toàn
toàn
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP Việt Nam)

2.2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung
2.2.6.1. Phòng bệnh
Quy trình phòng bệnh viêm tử cung
Bước 1: Phối giống:
Đảm bảo phối giống đúng kỹ thuật, vô trùng que phối, vệ sinh phần
mông và bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh làm xây xát niêm mạc tử cung,
nhiễm trùng đường sinh dục gây viêm.
Bước 2: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho nái mang thai:
Chăm sóc, nuôi dưỡng thai, điều chỉnh khẩu phần ăn đối với lợn quá
béo hoặc quá gầy. Tránh để lợn đẻ có thể trạng quá béo hoặc quá gầy.
Bước 3: Vệ sinh
- Chuồng đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ mới chuyển lợn lên
- Trước khi chuyển lợn ở chuồng bầu lên phải được vệ sinh sạch sẽ,
nhất là bộ phận sinh dục

- Lợn có dấu hiệu sắp đẻ cần vệ sinh phần mông và âm hộ sạch, lau bầu
vú và sàn bằng nước sát trùng
- Khi lợn đẻ có máu, dịch ối chảy ra nhiều cần dùng rẻ khô sạch lau


16

nhanh chóng.
- Trong khi lợn đẻ không được dùng tay móc con mà để chúng đẻ tự
nhiên, trừ trường hợp đẻ khó
- Khi lợn đẻ xong phải thu gom nhau thai, đồng thời vệ sinh thường
xuyên phần mông, âm hộ, bầu vú, sàn chuồng
Bước 4: Dùng thuốc
- Khi lợn đẻ được 1 hoặc 2 con, tiêm một mũi oxytocine liều 5ml/con
- Sau khi đẻ xong tiêm 1 mũi amoxinject - LA hoặc pedistrep - LA với liều
1ml/15kg TT.
Bước 5: Thụt rửa
Sau khi đẻ 24h thụt vào tử cung 3 - 4 lít nước muối sinh lí ngày 1 lần, 3
ngày liền.
2.2.6.2. Điều trị
Nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh: bệnh do vi khuẩn gây ra nên
việc đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh là phải tiêu diệt sớm và kịp thời
tránh sự lây lan của vi khuẩn. Để có hiệu quả cao, điều quan trong nhất là
phải xác định được vai trò của vi khuẩn gây bệnh, sự mẫn cảm của chúng với
kháng sinh và hóa dược trong điều trị.
Theo Nguyễn Hùng Nguyệt và cs, (1986) [15], hạn chế quá trình viêm
lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm mủ ra ngoài và để
phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể.
Để thải hết dịch viêm, mủ, niêm dịch và các chất bẩn trong tử cung ra
ngoài, thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát trùng: Dung dịch rivanol 0,1%,

acid boric 3%, thuốc tím 0,1%,...
Trường hợp bệnh nặng, đồng thời với điều trị cục bộ người ta có thể điều
trị toàn thân như: Sau khi thụt rửa xong người ta có thể tiêm bằng các loại


17

kháng sinh cho con vật kết hơ ̣p với việc chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh tốt.
2.2.6.3. Giới thiệu về thuốc
Amoxinject - LA là dung dịch tiêm có chứa thành phần amoxicillin, có
đặc tính khuếch tán tốt trong các tổ chức liên kết mềm và các cơ trơn do vậy
nồng độ thuốc đến tử cung cao, thời gian duy trì thuốc kéo dài nên số lần tiêm
trong liệu trình ít.
Pendistrep - LA là dung dịch tiêm có chứa thành phần penicillin, đặc trị
viêm âm đạo, viêm tử cung, hiệu lực thuốc kéo dài đến 48h.
Oxytocine kích thích cơ trơn tử cung tạo cơn co bóp sẽ tống hết dịch
viêm và các sản phẩm trung gian ra ngoài, tăng cường sự hồi phục cơ tử cung.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở
nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh
khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn
giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của
chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.
Theo Sobko và GaDenko (1987) [19], nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
là do tử cung bị tổn thương, sót nhau. Bệnh phát triển do chăm sóc nuôi dưỡng
không tốt, không đủ chất dinh dưỡng, đưa vào đường sinh dục những chất kích
thích đẻ khác nhau, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa các chất nhầy ở bộ máy sinh
dục. Tác giả cũng đưa ra phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh viêm
tử cung.

Madec và Neva (1995) [29], khi điều tra 147 lợn nái 1 - 6 tuổi trong
vòng 1 - 2 năm không chửa thấy 50% trường hợp bị viêm trong tử cung và
những biến đổi có u ở ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung.


×