Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THIỀU PHƢƠNG NGA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THIỀU PHƢƠNG NGA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THÁI QUỐC


THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc
bảo vệ trong một học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc trân trọng ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Thiều Phƣơng Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và
cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Thái Quốc,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực

hiện nghiên cứu đề tài .
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến bộ phận Quản lý đào tạo sau đại
học - Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ
tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Thiều Phƣơng Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 3

6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ............................................................. 4
1.1.1. Định nghĩa và một số loại hình du lịch .............................................. 4
1.1.2. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội ....................... 10
1.1.3. Định nghĩa về phát triển du lịch và những nhân tố ảnh hƣởng
đến phát triển du lịch ....................................................................................... 15
1.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch ................................ 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ........................................................ 26
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phƣơng ....................... 26
1.2.2. Bài học rút ra cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ ............................ 30
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 34
2.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ................................................................... 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu............................................................ 35
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 39
2.3.1. Thu nhập ngành du lịch ..................................................................... 39
2.3.2. Giá trị gia tăng GDP du lịch ............................................................. 40
2.3.3. Lƣợng khách và ngày lƣu trú bình quân ........................................... 41
2.3.4. Số lƣợng cơ sở lƣu trú ....................................................................... 42
2.3.5. Mức chi tiêu trung bình và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch .......... 43
2.3.6. Lao động ngành du lịch ..................................................................... 44

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH
PHÚ THỌ ...................................................................................................... 47
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ ............................................................ 47
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ ............................ 47
3.1.2. Những lợi thế của Phú Thọ trong phát triển du lịch ......................... 50
3.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ ......... 54
3.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015.......... 60
3.2.1. Tóm lƣợc tình hình phát triển du lịch giai đoạn từ 2010 về trƣớc .... 60
3.2.2. Một số chính sách phát triển du lịch của Phú Thọ giai đoạn 2010
- 2015............................................................................................................... 65
3.2.3. Tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2010 - 2014 .......................... 67
3.2.4. Thực trạng du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2015 .......................................... 79
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ ................ 80
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................... 80
3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 81
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH
PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................... 86
4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ...... 86
4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến
năm 2020 ......................................................................................................... 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
4.1.2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu .............................................. 89
4.2. Định hƣớng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020 ............................ 93
4.2.1. Về thị trƣờng khách du lịch .............................................................. 93
4.2.2. Về sản phẩm du lịch .......................................................................... 94

4.2.3. Về tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch ..................................... 95
4.2.4. Về đầu tƣ phát triển du lịch ............................................................... 97
4.3. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ở Phú Thọ trong thời
gian tới ........................................................................................................... 102
4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách............................................. 102
4.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................................ 104
4.3.3. Nhóm giải pháp tăng cƣờng phát triển các cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch cội nguồn và dịch vụ phụ trợ ................................................ 105
4.3.4. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng,
đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ........................................................ 107
4.3.5. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá ............................................ 109
4.3.6. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch ................... 110
4.4. Kiến nghị ................................................................................................ 111
4.4.1. Đối với Chính Phủ .......................................................................... 111
4.4.2. Đối với các Bộ ngành Trung ƣơng nghiên cứu, xem xét trình
Thủ tƣớng Chính phủ .................................................................................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa
Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các Quốc


ASEAN

gia Đông Nam Á
GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United

Nations

Educational,

Scientific

and

Cultural

Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc
UNWTO


World Tourism Organization: Tổ chức du lịch Thế giới

VQG

Vƣờn Quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chính sách liên quan đến phát triển du lịch ........................ 57
Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn
2010 - 2014 ..................................................................................... 68
Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch của Phú Thọ giai đoạn 2010-2014 ....... 69
Bảng 3.4: Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch) tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2010-2014 ....................................................................... 70
Bảng 3.5: Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 2014 ................................................................................................. 71
Bảng 3.6: Số lƣợng lao động ngành du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2010 - 2014 ..................................................................................... 72
Bảng 4.1: Dự báo khách du lịch đến Phú Thọ đến năm 2020 ........................ 92
Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch giai đoạn 2015 2020 ................................................................................................. 92
Bảng 4.3: Danh mục các dự án đầu tƣ trọng điểm phát triển du lịch
Phú Thọ ......................................................................................... 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ
nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ, một trong những địa phƣơng có tiềm năng du lịch khá
toàn diện và nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
Nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng núi Đông Bắc, đồng bằng sông
Hồng và vùng núi Tây Bắc, vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng
Tây - Đông -Bắc đem lại lợi thế trong mối liên kết vùng phát triển du lịch.
Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình chuyển tiếp
giữa đồng bằng, trung du và miền núi đã tạo cho Phú Thọ có nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn. Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là một
trong những khu vực có đa dạng sinh học cao; nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy
đƣợc xác định có trữ lƣợng và hạm lƣợng nguyên tố vi lƣợng thích hợp cho
việc nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe; Đầm Ao Châu, Ao Giời - Giếng Tiên,
Đầm Vân Hội… là những danh thắng đẹp có sức hấp dẫn du khách.
Phú Thọ còn có lịch sử lâu đời, đƣợc coi là mảnh đất phát tích của dân
tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, đây là nơi các vua Hùng chọn làm đất đóng
đô, đặt tên là kinh đô Văn Lang (kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam). Khu
di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay là di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của
quốc gia, gắn với Giỗ tổ Hùng Vƣơng - Lễ hội Đền Hùng, hàng năm thu hút
hàng triệu khách du lịch ngƣời Việt Nam từ khắp mọi miền trên đất nƣớc.
Đặc biệt Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ đƣợc
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và nhiều tài
nguyên du lịch có giá trị khác là cơ hội cho du lịch tạo đƣợc những bƣớc đột
phá trong những năm tiếp theo.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Tài nguyên du lịch Phú Thọ đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và nhân
văn cho phép phát triển nhiều sản phẩm đặc thù có khả năng cạnh tranh trên
thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Tất cả những điều này là lợi thế của Phú
Thọ khi so sánh với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc. Xác định đƣợc vị thế
quan trọng và tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII năm 2010 đã xác định du lịch là một trong ba
khâu đột phá, tiến tới xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên, bên ca ̣nh nhƣ̃ng thành tƣ̣u đa ̣t đƣơ ̣c , thực tế những năm qua
cho thấ y du lich
̣ Phú Thọ phát t riển còn nhiề u hạn chế , bất cập; sản phẩm du
lịch còn đơn điệu; chất lƣợng phục vụ chƣa cao; nguồn nhân lực phục vụ du
lịch và khả năng cạnh tranh còn hạn chế; chƣa có bƣớc phát triển đột phá để
khẳ ng đinh
̣ thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn ; kế t quả c hƣa tƣơng xƣ́ng với
tiềm năng, lợi thế của tỉnh ; phát triển nhƣng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ , yế u
tố thiế u bề n vƣ̃ng.
Trƣớc bố i cảnh và xu hƣớng đó , du lịch Phú Thọ cần thiết phải đƣợc
định hƣớng phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở
xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tỉnh phù
hợp với giai đoạn phát triển chung của du lịch Việt Nam.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, việc đánh giá lại thực trạng phát triển
du lịch tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua và đƣa ra một số giải pháp phát
triển du lịch tỉnh Phú Thọ là hết sức cần thiết. Do vậy em đã chọn Đề tài
"Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020".

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tổng thể thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong
những năm vừa qua từ đó đƣa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn xem xét, làm rõ thực trạng việc phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu tình hình phát triển du
lịch tỉnh Phú thọ giai đoạn 2010 - 2015.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Luận văn làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch.
- Phân tích tổng quan và đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 -2015.
- Nghiên cứu định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ nhằm đẩy
mạnh du lịch trong thời gian tới.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Đề tài làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và phát triển
du lịch. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du lịch ở trong
nƣớc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chỉ
ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ở tỉnh Phú
Thọ, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, bộ ngành
Trung ƣơng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
1.1.1. Định nghĩa và một số loại hình du lịch
1.1.1.1. Định nghĩa
Hoạt động du lịch xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của loài
ngƣời. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời
sống văn hóa, xã hội của con ngƣời và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh
mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trên
thế giới một số quốc gia đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn,
trong đó có Việt Nam. Hội đồng Lữ hành Du lịch quốc tế (World Travel and

Tourism Council-WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất
thế giới, vƣợt lên cả ngành sản xuất ô tô, điện tử. Mặc dù vậy, cho đến nay
vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “khái niệm” du lịch tại các quốc gia.
Giáo sƣ, tiến sỹ Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã
nhận định “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu
định nghĩa”. Khái niệm du lịch đƣợc hiểu khác nhau theo các cách tiếp cận
và quan điểm riêng.
Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh nhƣ sau: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành
trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.
Theo Giáo sƣ, Tiến sỹ Hunziker và Giáo sƣ, Tiến sỹ Krapf là hai nhà
khoa học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, cho rằng: “Du lịch là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
tập hợp các mối quan hệ và các hiện tƣợng phát sinh trong các cuộc hành
trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu việc lƣu trú đó không
thành cƣ trú thƣờng xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời”.
Định nghĩa này đã mở rộng và bao quát hơn hiện tƣợng du lịch, có
bƣớc tiến về lý thuyết trong viên nghiên cứu nội dung của du lịch. Hiện nay
định nghĩa này vẫn đƣợc nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải thích từng mặt là
các hiện tƣợng du lịch. Tuy nhiên, định nghĩa này còn bộc lộ nhiều hạn chế,
đó là chƣa giới hạn đƣợc đặc trƣng về lĩnh vực của hiện tƣợng và của mối
quan hệ du lịch.
Trƣớc kia du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một
nhóm ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng
xung quanh nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh.

Càng ngày số lƣợng ngƣời đi du lịch nhiều hơn, khoảng cách xa hơn,
thời gian kéo dài hơn. Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành hiện
tƣợng thƣờng xuyên, phổ biến. Để thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời trong
chuyến du lịch nhƣ giao thông, lƣu trú, ăn uống, đồ lƣu niệm và nhiều mặt
hàng, dịch vụ khác...đòi hỏi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó.
Vì thế khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận,
có nhà nghiên cứu cho rằng hầu nhƣ mỗi tác giả nghiên cứu du lịch đều đƣa
ra một định nghĩa cho riêng mình và theo thời gian nội dung khái niệm càng
rộng hơn.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng định nghĩa du lịch của
nhà khoa học ngƣời Belarus - I.I.Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại
tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể
thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản 1, Điều 4, Chƣơng I định
nghĩa: “Du lịch là những hoạt động liên quan đến hoạt động di chuyển của
con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định”.
Từ những định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm du lịch có nội
hàm kép:
- Du lịch mang ý nghĩa truyền thống: là sự di chuyển của con ngƣời ra
ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình đến một nơi xa lạ, nhằm nghỉ ngơi,
giải trí, thỏa mãn những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Nội hàm này chỉ mới

giải thích đƣợc hiện tƣợng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là khái niệm cơ sở
để xác định khách du lịch, một yếu tố quan trọng để hình thành cầu du lịch.
Một mặt do mức sống ngƣời dân nâng cao, giá cả dịch vụ rẻ hơn, cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch nhƣ lƣu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và
thoải mái hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, giáo dục phát triển. Mặt khác do
sự gia tăng ô nhiễm các thành phố, khu công nghiệp, đã kích thích du lịch
phát triển, số lƣợng du khách ngày càng tăng nhanh, thành phần du khách
đƣợc xã hội hóa, địa bàn du lịch đƣợc mở rộng và thời vụ du lịch đƣợc kéo
dài. Để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch xuất hiện nhiều hoạt động kinh
tế - xã hội gắn liền với nó.
- Du lịch mang ý nghĩa của những hoạt động kinh tế: ngành kinh tế
đƣợc hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch trong thời gian
rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ, đó là ngành kinh tế du lịch, bao gồm
các lĩnh vực phục vụ nhu cầu của khách: vận chuyển, lữ hành, lƣu trú, ăn
uống, giải trí, mua sắm...
Nhƣ vậy có thể hiểu, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.
1.1.1.2. Một số loại hình du lịch
Việc phân loại du lịch sẽ giúp xác định đƣợc những đóng góp về mặt

kinh tế cũng nhƣ hạn chế của từng loại hình du lịch, giúp các tổ chức du lịch
có một cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp với từng loại hình du
lịch ở từng địa phƣơng. Đồng thời, phân loại du lịch sẽ làm cơ sở cho các hoạt
động marketing của các nơi đến các tổ chức kinh doanh du lịch và các khách
hàng mục tiêu phù hợp.
* Phân loại theo mục đích chuyến đi
Trên cơ sở nghiên cứu các lý do đi du lịch, Tháp nhu cầu của Maslow
và Thuyết về động cơ du lịch của McIntosh, Goeldner, Ritchier các nhà
nghiên cứu đã phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi. Cụ thể một số loại
du lịch theo mục đích này nhƣ sau:
- Du lịch tham quan: Mục đích của nhóm du lịch này là nâng cao hiểu
biết về thế giới xung quanh nhƣ hiểu biết về văn hóa, lịch sử, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội. Đối tƣợng tham quan thƣờng là một
tài nguyên thiên nhiên nhƣ một phong cảnh kỳ thú, một tài nguyên du lịch
nhân văn nhƣ một di tích, một công trình đƣơng đại hay một cơ sở nghiên cứu
khoa học, cơ sở sản xuất.
- Du lịch giải trí: Nhằm tìm kiếm sự thƣ giãn thoải mái, giải tỏa tâm lý
và áp lực căng thẳng từ công việc hàng ngày thông qua các hoạt động giải trí
ở điểm đến du lịch, khách du lịch đi theo hình thức này thƣờng chọn những
nơi yên bình, thanh tĩnh, không có nhiều ngƣời đi lại. Họ có thể có nhu cầu
tham quan, tuy nhiên đấy không phải là yếu tố cơ bản.
- Du lịch kinh doanh: Hiện tại chúng ta không thể phủ nhận mục đích
kinh tế trong chuyến đi của nhiều ngƣời, đặc biệt là các thƣơng gia. Mục đích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
chính này thƣờng là tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, cơ hội kinh doanh, tìm các đối

tác làm ăn,... Đây đƣợc xem là đối tƣợng phục vụ đặc biệt của các cơ sở kinh
doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lƣu trú.
- Du lịch nghỉ dƣỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch là
phục hồi sức khỏe cộng đồng. Điểm đến của loại hình du lịch này thƣờng là
những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp nhƣ các bãi
biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tƣởng. Cho đến nay,
đây vẫn là loại hình du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam.
- Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan
phim, âm nhạc hay festival chuyên đề,... Mục đích của du lịch lễ hội là tạo cơ
hội cho du khách tham gia vào một lễ hội đƣợc tổ chức tại một địa danh nào
đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, bản sắc và tăng cƣờng mở rộng
quan hệ giao tiếp. Ngày nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn
đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Vì vậy, việc khôi phục lại
nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống đƣợc xem là một hƣớng đi quan trọng
của ngành du lịch.
- Du lịch tôn giáo: Từ xa xƣa, loại hình du lịch này đã hình thành từ rất
sớm và trở nên khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo
nhƣ việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ
tại các giáo đƣờng. Ngày nay, hình thức này đƣợc hiểu là các chuyến đi của
khách du lịch chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín
đồ hoặc tìm hiểu tôn giáo của ngƣời di giáo. Điểm đến của các luồng khách
du lịch này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa...
- Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc
phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ
thể và hoạt động du lịch phù hợp. Điểm đến thƣờng là các khu an dƣỡng, khu
chữa bệnh nhƣ nhà nghỉ, điểm nƣớc khoáng, nơi có không khí trong lành...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9
Du khách thƣờng là những bệnh nhân mắc các bệnh khớp, ngoài da, đƣờng
tiêu hóa, viêm khí quản...
- Du lịch công vụ: Mục đích chính của khách là tham dự hội nghị, hội
thảo, hội chợ hoặc tăng cƣờng ngoại giao, trao đổi văn hóa. Tuy nhiên họ cũng
có nhu cầu về đi lại, ăn ở, giải trí, thông tin liên lạc, dịch thuật, tổ chức hội họp,
MICE... Đối tƣợng khách du lich công vụ thƣờng có khả năng tri trả lớn.
* Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
Trong cuốn Những triết lý, nguyên tắc và thực tiễn của du lịch các học
giả ngƣời Mỹ Mc Intosh, Goeldner và Richie đã sử dụng tiêu chí này để chia
thành các loại hình du lịch khá chi tiết.
- Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó
có sự giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, một trong hai phía (du khách hay nhà
cung ứng dịch vụ du lịch) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt
không gian địa lý: du khách đi ra ngoài đất nƣớc của họ, về mặt kinh tế: có sự
giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.
- Du lịch nội địa: Du lịch nội địa đƣợc hiểu là các hoạt động tổ chức,
phục vụ ngƣời trong nƣớc đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tƣợng du
lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng
ngoại tệ.
- Du lịch quốc gia: Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm
toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nƣớc ngoài
đến việc phục vụ khách trong và ngoài nƣớc tham quan, du lịch trong phạm vi
nƣớc mình. Thu nhập từ du lịch quốc gia (thƣờng gọi tắt là thu nhập từ du
lịch) bao gồm thu nhập từ hoạt động du lịch nội địa và từ du lịch quốc tế, kể
cả đón và gửi khách.
* Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và
khoa học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
của từng hoạt động du lịch. Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ
biến, bao gồm:
- Du lịch sinh thái (du lịch thiên nhiên): là một loại hình du lịch mới và
đang có xu hƣớng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó
ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc
biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. Mục đích của du lịch sinh thái
là thỏa mãn sự khát khoa đến với thiên nhiên, thƣởng thức thiên nhiên của
khách du lịch, đồng thời có tác dụng bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn
ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái văn hóa.
- Du lịch hoài niệm: là loại hình du lịch mà du khách thực hiện các
chuyến đi hƣớng về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc.
- Du lịch di sản: Tham quan các di tích lịch sử, các chiến trƣờng và các
công trình cổ xƣa nhƣ các công trình xây dựng, kênh đào...
- Du lịch nông nghiệp: là loại hình du lịch đi đến các trang trại để nhằm
mục đích hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phƣơng.
- Du lịch vƣờn: là loại hình du lịch nhằm giúp khách thăm các vƣờn
thực vật tại các nơi nổi tiếng.
- Ngoài ra còn có các cách phân loại khác nhƣ:
+ Dựa theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch miền
biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê...
+ Dựa theo phƣơng tiện giao thông bao gồm du lịch bằng xe đạp, du
lịch bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay...
+ Dựa theo lứa tuổi du khách bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh
niên, du lịch trung niên, du lịch ngƣời cao tuổi...

+ Dựa theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
1.1.2. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Vai trò về mặt kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
Du lịch có ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế của địa phƣơng thông qua
việc tiêu dùng của du khách. Ngành du lịch không khói, là “con gà đẻ trứng
vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng
tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ khác.
Ngành công nghiệp du lịch đƣợc các nƣớc trên thế giới thừa nhận là một
ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng trƣởng cao, là
nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Theo Hội đồng du lịch và lữ
hành thế giới (The World Travel & Tourism Council), tổng mức đóng góp
của ngành du lịch cho nền kinh tế toàn cầu đạt khoảng 7,6 nghìn tỷ USD,
chiếm 9,5% GDP năm 2014. Tại Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch G20 vừa diễn ra
ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP
thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh
nhất. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trƣởng một cách bền vững trong
những năm tới, đạt 1,8 tỷ lƣợt năm 2030.
Giá trị của du lịch còn biểu hiện ở chỗ nó là ngành thu ngoại tệ, là
ngành xuất khẩu tại chỗ. Ở nhiều quốc gia, du lịch là dịch vụ xuất khẩu chủ
yếu và trở thành động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy,
khách du lịch tiêu thụ một khối lƣợng lớn nông sản thực phẩm dƣới dạng các
món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ... Nhờ vậy,
các địa phƣơng hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu đƣợc ngoại tệ
tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đƣờng du lịch có lợi hơn

nhiều so với con đƣờng ngoại thƣơng. Trƣớc hết, một phần lớn đối tƣợng mua
bán hàng hóa và dịch vụ là lƣu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ sung, do
vậy xuất khẩu qua con đƣờng du lịch là xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều mà
ngoại thƣơng không làm đƣợc. Ngoài ra, đối tƣợng xuất khẩu của du lịch
quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lƣu niệm... là những mặt hàng rất
khó xuất khẩu theo con đƣờng ngoại thƣơng, đồng thời tiết kiệm đƣợc các chi
phí về lƣu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Hiệu quả kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập. Theo tính toán
của các chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD
thu nhập gia tăng tùy thuộc vào khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ đƣợc các nhà
kinh doanh trong nƣớc cung cấp. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã
góp phần đáng kể làm cân bằng cán cân thanh toán của mỗi quốc gia.
Hoạt động du lịch tác động mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng
du lịch, của mỗi đất nƣớc. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi
và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của
vùng và của đất nƣớc. Có thể thấy, nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịch
quốc tế của nhiều nƣớc ngày càng tăng.
Đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cƣ ở vùng du lịch mặc dù
không chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng,
không làm thay đổi tổng số nhƣ tác động của du lịch quốc tế. Song sự phát
triển của du lịch nội địa lại sử dụng đƣợc triệt để công suất của các cơ sở vật
chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời sống của nhân dân địa phƣơng đƣợc sử dụng
các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động đƣợc tiền nhàn rỗi của
nhân dân, đồng thời cũng là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao

động của con ngƣời, lại vừa là biện pháp để nâng cao kiến thức, giáo dục
chính trị, tƣ tƣởng cho nhân dân lao động, càng làm tăng thêm tình yêu quê
hƣơng, đất nƣớc.
1.1.2.2. Vai trò về mặt xã hội
Trong thời đại hiện nay, việc làm cho ngƣời lao động là vấn đề bức xúc
nhất của các quốc gia. Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao
động, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lƣợng lao động
rất lớn, nâng cao mức sống của ngƣời dân. Đối với nhiều ngƣời, du lịch đƣợc
nhìn nhận nhƣ một nghề kinh doanh béo bở, dễ làm. Vì vậy, xu hƣớng chuyển
đổi hay chuyển hƣớng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
ngƣời trau dồi, bổ sung các kiến thức cần thiết nhƣ ngoại ngữ, giao tiếp, văn
hóa, lịch sử...
Theo tính toán của các chuyên gia du lịch, cứ một việc làm trong ngành
du lịch ƣớc tính tạo ra hai việc làm cho các ngành khác. Theo cách tính toán
này, lao động trực tiếp, lao động gián tiếp phục vụ cho ngành du lịch chiếm
8% lao động toàn cầu. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vƣợt trội
so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần
ngành khai khoáng và gấp 3 lần ngành tài chính. Theo thống kê của Hội đồng
du lịch và lữ hành thế giới, năm 2014 ngành du lịch Việt Nam có khoảng 1,96
triệu lao động chiếm 3,7% tổng số việc làm. Việc phát triển du lịch góp phần
ngăn cản luồng di dân tự do từ nông thôn lên thành phố, vì du lịch đã tạo điều
kiện để ngƣời nông dân kiếm đƣợc việc làm ngay trên quê hƣơng mình bằng
các nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền
thống phục vụ khách du lịch.

Phát triển du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí, làm phong phú
thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần
mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lƣu kinh tế, văn
hóa khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa
các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm
nghèo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một vùng, của một quốc gia ngày càng
văn minh, tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực của ngành du lịch cũng
còn một số các tiêu cực về mặt xã hội đó là khi phát triển du lịch có thể làm
phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, cờ bạc, ma túy.
1.1.2.3. Vai trò về văn hóa
Du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để các dân tộc giao
lƣu văn hóa với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa nhân loại
càng phát triển càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hóa dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
tộc. Văn hóa dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền
văn hóa nhân loại, nâng cao trí thức con ngƣời. Khi đi du lịch, khách du lịch
luôn muốn đƣợc thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phƣơng và con
ngƣời địa phƣơng.
Đối với một quốc gia, du lịch là điều kiện để mọi ngƣời hiểu nhau hơn,
tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh
niên, ở những cơ quan, đơn vị có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc
theo dây truyền... Những chuyến tham quan, du lịch tại các di tích lịch sử, các
công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nƣớc, khơi dậy lòng tự
hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các di tích lịch sử, các công trình văn

hóa của dân tộc, đƣợc sự giải thích cặn kẽ của hƣớng dẫn viên, du khách sẽ
thực sự cảm nhận đƣợc giá trị to lớn của các di tích, các công trình văn hóa.
Du lịch sẽ là động lực trực tiếp và gián tiếp nhằm chấn hƣng, bảo tồn,
bảo tàng, phát triển những tài sản văn hóa quốc gia, sẽ khôi phục và phát triển
các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền
thống, các nghề thủ công mỹ nghệ...Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhờ du lịch
phát triển mà một số công trình kiến trúc nhƣ đền đài, miếu, chùa đƣợc khôi
phục. Những loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ tuồng, chèo, ca Huế, Hát
Xoan Phú Thọ... có nguy cơ bị mai một, lãng quên nhờ có du lịch nay đã đƣợc
khôi phục và phát triển.
Nhƣng sự phát triển du lịch đã kéo theo cả những nền văn hóa của các
nƣớc khác thông qua khách du lịch trong đó có cả những văn hóa, lối sống
trái với thuần phong, mỹ tục làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa
phƣơng, dân tộc.
1.1.2.4. Vai trò về môi trường
Phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy cải tạo môi trƣờng, làm cho
cảnh quan, môi trƣờng sinh thái xanh, sạch, đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du
lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
các khu bảo tồn thiên nhiên... là điều kiện tốt để bảo vệ các loài động, thực
vật quý hiếm, bảo vệ môi trƣờng.
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm hƣ hại,
phá vỡ hệ sinh thái môi trƣờng, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, tàn phá các danh
lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, thiên nhiên.
Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trƣờng và khoảng không rộng

lớn, là yếu tố nội tại của ngành du lịch. Văn hóa và môi trƣờng là nguyên liệu
thô của ngành công nghiệp du lịch. Vấn đề đặt ra cho ngƣời lãnh đạo, ngƣời
quản lý, ngƣời kinh doanh là phải có chiến lƣợc phát triển du lịch đúng đắn,
phát huy mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu
cực do phát triển du lịch đem lại, đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của mọi
ngƣời dân, trách nhiệm của toàn xã hội.
1.1.3. Định nghĩa về phát triển du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch
1.1.3.1. Định nghĩa về phát triển du lịch
a) Khái niệm phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét về sự phát triển. Trong
Triết học, phát triển đƣợc đề cập dƣới 2 quan điểm đối lập nhau, đó là quan
điểm siêu hình và quan điểm biện chứng:
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi
đơn thuần về mặt lƣợng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc
nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo
một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất
mới. Những ngƣời theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển nhƣ là một quá
trình tiến lên liên tục, không có những bƣớc quanh co, thăng trầm, phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát
triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần
dần, vừa nhảy vọt, đƣa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
thực khách quan hay trong tƣ duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào
cũng theo đƣờng thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những

bƣớc lùi tạm thời. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lƣợng
dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đƣờng xoáy ốc và hết mỗi
chu kỳ sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự vật ban đầu nhƣng ở cấp độ cao hơn.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tƣợng tồn tại
trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: Phát triển là một
phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển bao giờ cũng xuất phát từ
thực tế. Phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, bao hàm
trong đó một số giai đoạn phát triển có cả đƣờng cong, đƣờng dích dắc, vừa
liên tục vừa đứt đoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Ðó là một
quá trình tích lũy và chuyển hóa không ngừng giữa lƣợng và chất, thông qua sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập theo con đƣờng phủ định của phủ định. Nó bao
hàm cả những bƣớc tiệm tiến và cả những bƣớc nhảy vọt. Trong quá trình phát
triển của mình, trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn
về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phƣơng thức tồn tại và vận động,
chức năng vốn có theo chiều hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau, các ngành nghề đó hoạt
động trên các lĩnh vực khác nhau. Sự gia tăng về số lƣợng, chất lƣợng của các
hoạt động dẫn đến sự phát triển của chính hoạt động ngành nghề đó. Sự phát
triển bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Phát triển là xu hƣớng tự nhiên
của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng ngƣời, là từ mà con ngƣời đƣa ra làm mục tiêu
cho từng ý tƣởng và việc làm của mình, là mục đích mà con ngƣời vƣơn tới.
Trong xã hội, sự phát triển của mỗi cá thể, mỗi tổ chức đều có thể làm
ảnh hƣởng đến những cá thể khác và ảnh hƣởng đến sự phát triển của toàn xã
hội. Mặt khác, những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, những chƣơng trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×