Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hôn nhân hiện nay của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 119 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
**********

ĐINH THỊ THANH NGÀ

HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI NÙNG AN
Ở XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN,
TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số

: 60 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trên đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Nguồn
dữ liệu điều tra, khảo sát thực địa và nội dung trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, tài liệu trình bày và trích
dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Mọi sự giúp đỡ của tập thể cũng như cá nhân cho việc hoàn thiện luận văn đều đã
được cảm ơn.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Ngà


LỜI CẢM ƠN
Luận văn cao học được hoàn thành tại Học viện khoa học xã hội thuộc viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn
Thị Song Hà. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Học viện khoa học
xã hội, khoa Dân tộc học và Nhân học, các thầy, cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dậy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Dân tộc học cho tôi
trong suốt những năm tháng qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Bảo tàng Văn hóa các
dân tộc Việt Nam, phòng Bảo tàng ngoài trời, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho tôi về thời gian, tình cảm và tinh thần cho
tôi để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo và người dân tại xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, tư liệu nghiên cứu cần
thiết liên quan đến luận văn.
Để hoàn thành luận văn “Hôn nhân hiện nay của người Nùng An ở xã Phúc Sen,
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn
nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà,
người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ cho em với những chỉ dẫn khoa học

quý giá như tiếp thêm niềm đam mê khoa học giúp em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Ngà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......10
1.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................................10
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .....................................................................................13
Chương 2. THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI NÙNG AN ............................27
2.1. Quan niệm về hôn nhân ...................................................................................................27
2.2. Cách thức tìm hiểu bạn đời..............................................................................................28
2.3. Quyền quyết định hôn nhân ............................................................................................30
2.4. Nguyên tắc và hình thức hôn nhân .................................................................................38
2.5. Nghi lễ hôn nhân ..............................................................................................................45
Chương 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI NÙNG AN ............................................................................62
3.1. Các yếu tố tác động đến biến đổi hôn nhân....................................................................62
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với hôn nhân người Nùng An hiện nay .................................68
3.3. Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người .........................75
KẾT LUẬN ............................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................81
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................86


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

1

Nxb

Nhà xuất bản

2

PGS

Phó Giáo sư

3

TS

Tiến sĩ

4

tr

Trang

5

PTTH


Phổ thông trung học

6

CNH

Công nghiệp hoá

7

HĐH

Hiện đại hoá

STT


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có 54 thành phần dân tộc, bên cạnh nét đặc trưng văn hóa chung, mỗi dân
tộc đều có nét đặc trưng văn hóa riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đa
dạng và thống nhất của các dân tộc Việt Nam.
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái, cư trú lâu đời trên đất nước Việt Nam, là một trong 53 dân tộc thiểu số còn bảo lưu
được nhiều yếu tố văn hóa, mang đậm nét đặc trưng tộc người. Theo kết quả Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, đứng thứ 7
ở Việt Nam, với nhiều nhóm địa phương: Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Giang, Nùng Dín,
Nùng Lòi, Nùng Inh, Nùng Xuồng, Nùng Quy Rịn và Nùng Phàn Slình. Người Nùng có
mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, nhưng cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng,
Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bắc Giang và

Quảng Ninh. Trong đó, Cao Bằng là tỉnh có người Nùng tập trung đông nhất với 157.607
người chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 16,3% tổng số người Nùng trong cả nước.
Tại đây, đồng bào vẫn bảo lưu nhiều nét văn hóa mang bản sắc riêng của người Nùng An,
trong đó phải kể đến hôn nhân tộc người. Đó là một thiết chế xã hội có liên hệ chặt chẽ
với toàn bộ hệ thống xã hội, phản ánh các mối quan hệ sinh học, vật chất và tinh thần, tư
tưởng và tâm lý truyền thống và biến đổi của con người trong xã hội. Nhờ có hôn nhân,
văn hóa truyền thống được bảo tồn, trao truyền qua các thế hệ, trở thành cốt lõi tạo nên sự
bền vững của gia đình - tế bào xã hội. Mặc dù bảo tồn, truyền thống và biến đổi chậm hơn
so với các yếu tố văn hóa vật chất, nhưng hôn nhân với tư cách là một lĩnh vực văn hóa
phi vật thể vẫn đã và đang biến đổi cùng với xu thế chung của xã hội. Đặc biệt trong bối
cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, một số giá trị văn hóa thể
hiện trong hôn nhân của người Nùng An ở Cao Bằng đã có ít nhiều thay đổi, để thích nghi
với hoàn cảnh. Vì thế, nghiên cứu thực tế tập tục hôn nhân của người Nùng An ở Cao
Bằng, đây đó, đan xen trong giá trị văn hóa truyền thống, không ít yếu tố văn hóa mới
được hình thành, khiến cho ai mới có dịp tham dự hôn lễ, sẽ lầm tưởng có sự tương đồng
với hôn lễ của cư dân các dân tộc sống trong vùng. Vì thế, nghiên cứu này mong muốn
bóc tách tương đối giá trị văn hóa mới trong hôn nhân so với tập tục hôn nhân truyền
thống, nhằm phác họa bức tranh sinh động và toàn diện về hôn nhân của người Nùng An
hiện nay. Qua nghiên cứu, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tộc người,

1


đồng thời cung cấp cơ sở khoa học về chiều hướng biến đổi của tập tục hôn nhân, từ đó
các cơ quan hữu quan hoạch định, cụ thể hóa Luật Hôn nhân và gia đình, đề xuất chính
sách xã hội và chính sách văn hóa phù hợp với sự phát triển của cộng đồng dân tộc trong
giai đoạn mới, nhằm khuyến khích đồng bào Nùng An vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa tộc người, vừa chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Công tác trong lĩnh vực chuyên ngành văn hóa dân tộc, thường xuyên gắn bó với
cộng đồng tộc người cả nước nói chung, cộng đồng Nùng An ở Cao Bằng nói riêng, việc

nghiên cứu và tìm hiểu về hôn nhân của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng giúp tác giả hiểu biết sâu sắc hơn về phong tục, tập quán, đặc biệt là
các giá trị văn hóa trong hôn nhân của người Nùng An. Từ hiểu biết, đánh giá thực trạng
bản sắc và biến đổi văn hóa, việc phát huy giá trị văn hóa tộc người sẽ được chắt lọc,
truyền tải trong từng bài thuyết minh, trong từng trường đoạn trải nghiệm văn hóa, giúp
công chúng hiểu văn hóa, chia sẻ giá trị, thẩm thấu tình cảm, tri thức tộc người, trân trọng
sự đa dạng văn hóa dân tộc.
Từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hôn nhân hiện nay
của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ, ngành Dân tộc học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Có thể nói, văn hóa các tộc người thiểu số, trong đó có hôn nhân luôn là một đề tài
“hấp dẫn” từ trước đến nay thu hút nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học… Vì
thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của đồng bào các dân
tộc Việt Nam, trong đó có hôn nhân của người Nùng.
Các cuốn sách, các bài báo viết về hôn nhân và gia đình của người Nùng đã được
xuất bản thể hiện ở nhiều góc độ văn hóa khác nhau, từ miêu tả khái quát, phân tích sâu
đặc điểm văn hóa truyền thống, biến đổi. Trong đó phải kể đến cuốn: Văn hóa truyền
thống của người Nùng An (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) của tác giả
Nguyễn Thị Yên và Hoàng Thị Nhuận (2010), giới thiệu cho người đọc thấy được những
đặc điểm cơ bản về văn hóa truyền thống và quá trình phát triển tộc người.
Công trình Dân tộc Nùng ở Việt Nam (1992), được tác giả Hoàng Nam giới thiệu
một cách khá toàn diện tộc người Nùng, từ sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vật thể,
phi vật thể đến mối liên hệ giữa dân tộc Nùng với các dân tộc khác trong quá trình giao
tiếp và phát triển. Ở cuốn sách này tác giả Hoàng Nam đã dành 9 trang (195 - 203) đã

2


trình bày về tập tục cưới xin của dân tộc Nùng một cách khái quát các bước hôn lễ của

dân tộc Nùng nói chung, song ít đề cập đến các nhóm Nùng địa phương.
Cuốn Các Dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam (1992) của các tác giả Khổng Diễn, Phạm
Quang Hoan, Nguyễn Văn Huy, Bế Viết Đẳng, Nguyễn Anh Ngọc cũng đã cho người đọc
thấy được văn hóa truyền thống của người Nùng trong hôn nhân truyền thống, các loại
hình và các nghi lễ đám cưới của một số nhóm Nùng, trong đó có nhóm Nùng An. Những
tư liệu này khá quý giá đối với những người muốn tìm hiểu về văn hóa người Nùng. Tuy
nhiên, cuốn sách chủ yếu mô tả dân tộc học về đám cưới truyền thống của người Nùng mà
chưa chú ý phân tích, làm rõ sự khác biệt giữa các nhóm người Nùng và luận giải các đặc
trưng, giá trị văn hóa của tộc người. Năm 1984 các tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô đã
xuất bản cuốn Văn hóa Tày - Nùng nhằm giới thiệu một số tục lệ cưới xin của nhóm Tày Nùng một cách sơ lược, bước đầu cho người đọc cảm nhận được một số đặc điểm văn hóa
tộc người. Văn hóa truyền thống Tày - Nùng của Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng
Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn (1993) và Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc
Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968) của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn bên cạnh việc giới
thiệu tổng quát các dân tộc Tày, Nùng và Thái còn đề cập đến hôn nhân và gia đình của
các tộc người này ở mức độ phác thảo và khái lược, chưa đi sâu phân tích đặc trưng văn
hóa của tộc người và các nhóm địa phương Nùng. Vì thế, cần nghiên cứu về hôn nhân của
người Nùng An một cách cụ thể.
Ngoài ra, trong cuốn Cộng đồng Thái - Kađai Việt Nam - những vấn đề phát triển
bền vững (2015) có bài viết về Nghi lễ cưới xin của người Nùng Giang tỉnh Cao Bằng
truyền thống và biến đổi của tác giả Võ Thị Mai Phương và Vũ Thị Hà cũng đã bước đầu
cho người đọc thấy được diễn trình của nghi lễ hôn nhân truyền
thống của người Nùng ở Cao Bằng.
Thông báo dân tộc học năm 2005 có bài Lễ cưới của người Nùng ở xã Tân Long,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên của Đàm Thị Tấm đã bước đầu miêu tả về đám cưới
của người Nùng với nhiều nghi thức và phong tục, tập quán. Lịn Thại (Hát giao duyên của
người Nùng) của Dương Sách (2012) giới thiệu những bài hát giao duyên của dân tộc
Nùng tại tỉnh Cao Bằng; Dân ca đám cưới Tày - Nùng của tác giả Nông Minh Châu
(1973) đã phản ánh và miêu tả một cách sắc nét xã hội và đời sống của dân tộc Tày Nùng thông qua các làn điệu dân ca đám cưới. Bài viết Gia đình và hôn nhân của Phạm
Quang Hoan và Nguyễn Ngọc Thanh trong sách Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam


3


(1992) đã có những phân tích, nhận định cụ thể về hôn nhân và gia đình của 2 tộc người
này và hôn nhân của người Nùng đã được phân tích khá cụ thể. Trong cuốn Hôn nhân và
gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam (1994) của Đỗ Thúy Bình đã bước
đầu miêu tả phân tích về đặc điểm, đời sống hôn nhân và gia đình của ba tộc người Tày,
Nùng và Thái, qua đó cho tác giả luận văn hiểu thêm về thể chế xã hội của hôn nhân, một
số phong tục, tập quán, nghi lễ, nghi thức hôn nhân và gia đình người Nùng.
Trong luận án Tiến sĩ Nhân học “Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình” của
tác giả Lê Minh Anh đã phân tích và làm rõ mối quan hệ dòng họ của người Nùng ở huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong qúa trình hỗ trợ nhau về kinh tế, trong đó có hôn nhân đã thể
hiện được đặc tính cố kết cộng đồng của tộc người.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của Lê Thị Hường (2008) là Hôn nhân
của người Nùng Cháo ở xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã miêu tả khá chi
tiết về hôn nhân truyền thống của người Nùng Cháo để giúp người đọc nhận diện văn hóa
của tộc người.
Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc
Việt Nam về dân tộc Nùng như cuốn: Hôn nhân và gia đình dân tộc Nùng của tác giả
Nguyễn Thị Ngân và Trần Thùy Dương (2008) đã trình bày về đời sống xã hội của người
Nùng thông qua các phong tục, tập quán, các khuôn mẫu ứng xử trong hôn nhân và gia
đình tộc người Nùng nói chung. Công trình nghiên cứu Lễ cầu tự của người Nùng ở
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên của tác giả Lương Việt Anh, là những nguồn tài liệu
quý báu giúp tác giả phần nào hình dung được diện mạo, sắc thái của người Nùng để hoàn
thành luận văn này.
Những công trình nêu trên đã khái quát được các phong tục tập quán, các hình thái,
nguyên tắc trong hôn nhân cũng như cấu trúc, quy mô và chức năng của gia đình, là
những tư liệu quý giá nghiên cứu về các vấn đề hôn nhân và gia đình của một số dân tộc
thiểu số Việt Nam trong đó có người Nùng giúp tác giả có một cái nhìn tổng quát toàn
diện về vấn đề nghiên cứu và nhiều nguồn tư liệu kế thừa để hoàn thiện luận văn Hôn

nhân của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Tác giả sẽ kế thừa một số thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã được
công bố, từ trước đến nay, đồng thời tác giả cũng xem xét và nghiên cứu tất cả các vấn đề
trong hôn nhân của người Nùng, bổ sung hoàn chỉnh, nêu bật các sắc thái hôn nhân của

4


người Nùng An ở Cao Bằng để thấy được văn hóa truyền thống, sự giao thoa tiếp biến và
những biến đổi trong hôn nhân hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Nghiên cứu về hôn nhân của người Nùng An ở Phúc Sen không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn, bởi kết quả nghiên cứu đạt được có
đóng góp cho ngành Dân tộc học những tư liệu mới, có giá trị liên quan đến hôn nhân
của một nhóm Nùng. Đồng thời cũng giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống, toàn
diện và đầy đủ hơn về văn hóa của người Nùng An tại một địa phương được phản ánh
qua hôn nhân. Nhằm cung cấp các tư liệu một cách có hệ thống về đặc điểm, nguyên tắc,
tập quán, hình thức, phong tục, nghi lễ trong hôn nhân của người Nùng An.
-Tìm hiểu, phân tích những biến đổi trong hôn nhân của người Nùng An, xã Phúc
Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng từ năm 1986 đến nay để từ đó thấy được điểm
văn hóa của tộc người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Góp phần làm rõ những giá trị cơ bản và các vấn đề đang đặt ra trong hôn nhân hiện
nay. Qua đó cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện các chính
sách, giải pháp nhằm phát huy giá trị của hôn nhân phù hợp với sự phát triển của người
Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, đồng thời giữ gìn, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người, góp phần xây dựng đời sồng nông thôn mới
tại địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích tổng quan và cụ thể nêu trên, luận văn tập trung thực hiện

một số nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu tổng quát về người Nùng An ở điểm nghiên cứu, nhất là các đặc điểm
liên quan và tác động đến hôn nhân.
- Nghiên cứu làm rõ các đặc điểm, quan niệm, nguyên tắc, hình thức, các bước thực
hành trong nghi lễ hôn nhân, vấn đề cư trú sau hôn nhân và một số vấn đề khác của nhóm
Nùng An tại điểm nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân của sự biến đổi và xu hướng biến đổi trong hôn
nhân, xác định các giá trị của hôn nhân và những vấn đề đặt ra hiện nay. Từ đó, đề xuất
một số kiến nghị, nhằm phát huy các giá trị hôn nhân trong quá trình phát triển và các yếu
tố tác động đến sự biến đổi này ở người Nùng An.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn hôn nhân hiện nay người Nùng An ở
xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng bao gồm: các quan niệm, nguyên tắc
hôn nhân, các nghi lễ trong hôn nhân, cư trú sau hôn nhân.
4.2. Phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu của luận văn chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh
Cao Bằng. Bên cạnh đó, luận văn còn khảo sát và nghiên cứu thêm một số xã lân cận
tại huyện Quảng Uyên để tìm hiểu rõ hơn về hôn nhân của người Nùng An, có thể thấy
được sự khác và tương đồng của người Nùng An nơi đây.
4.3. Phạm vi thời gian
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu từ Đổi mới đất nước (1986) đến nay. Đó
là khoảng thời gian mà tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Quảng Uyên nói riêng có
bước phát triển mới và sự biến đổi sâu sắc cả về kinh tế - xã hội và văn hóa. Hôn nhân
của người Nùng An vừa bảo lưu tính truyền thống, vừa có những biến đổi dưới ảnh
hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Duy vật lịch sử và
chủ nghĩ Duy vật biện chứng của triết học Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh dựa
trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề văn hóa dân tộc, bảo tồn giữ gìn và phát
huy văn hóa tộc người. Để phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu luận văn luôn đặt hôn
nhân nói chung và các vấn đề liên quan đến hôn nhân của người Nùng An trong một hệ
thống gồm các thành tố lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường tự nhiên và con người
ở cộng đồng nghiên cứu có liên quan và tương tác lẫn nhau. Qúa trình đó đã góp phần tạo
ra sự giao lưu tiếp biến về nhiều mặt để dẫn đến việc hôn nhân của người Nùng An vừa
giữ được những đặc trưng truyền thống của tộc người, của vùng miền, nhưng cũng luôn
có sự biến đổi để thích nghi với những điều kiện mới. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hôn nhân và gia đình, nhất là Chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiện nay để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ
trọng tâm của luận văn.

6


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã dân tộc học: đây là phương pháp chủ yếu và quan trọng
nhất để tác giả hoàn thành luận văn trong đó hình thức “Phỏng vấn sâu” và thảo luận
nhóm” được coi là cơ bản nhất. Vì khi nghiên cứu hôn nhân của người Nùng tác giả luận
văn không thể có điều kiện quan sát đầy đủ các đám cưới mà chỉ có thể quan sát được một
vài đám cưới tại địa bàn nghiên cứu. Do vậy điều tra chủ yếu là “Hồi cố” thông qua các
thông tín viên am hiểu về phong tục tập quán. Thực hiện các kỹ năng của hình thức phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm. Hình thức sử dụng quan sát tham dự các đám cưới đương đại.
Thông qua các đám cưới đã tham dự, nắm bắt các bước tiến hành trong hôn nhân, so sánh
với đám cưới truyền thống để thấy được sự biến đổi của hôn nhân, cũng như những tập
tục mới đã và đang diễn ra. Trong qúa trình kết hợp với các cuộc phỏng vấn sâu và thảo

luận nhóm đối với những thông tín viên phù hợp, nhất là những người am hiểu và có uy
tín như cán bộ địa phương, trưởng họ, thầy cúng, người già, hay chủ gia đình…các đối
tượng được lựa chọn để tiến hành các phương pháp nêu trên phải đảm bảo tính nguyên tắc
về tính đại diện cho lứa tuổi, giới tính, học vấn, điều kiện kinh tế, vị trí xã hội…bên cạnh
đó, trong quá trình điền dã tác giả luận văn cũng áp dụng các công cụ bổ trợ như chụp
ảnh, sưu tầm các tài liệu thư tịch liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Với phương pháp điền dã dân tộc học tác giả luận văn đã đi điền dã khảo sát tại xã
Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng làm 3 đợt: Đợt 1 khảo sát vào tháng 10 năm
2016 (5 ngày), đợt 2 vào tháng 12 năm 2016 (6 ngày) và đợt 3 vào tháng 1 năm 2017 (7
ngày). Tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã cùng ăn, cùng ở, và tham dự một số nghi lễ dạm
ngõ, ăn hỏi và đám cưới của người Nùng An. Trong thời gian đó, tác giả luôn tận dụng
thời gian có thể để phỏng vấn ông mối, ông quan lang, cô dâu, chú rể, người trong hai
đoàn đón dâu và những người tham dự đám cưới….Đồng thời chụp ảnh về các vấn đề, sự
kiện xảy ra xung quanh lễ cưới của người Nùng An. Bên cạnh đó tác giả còn tham gia
phỏng vấn, thảo luận nhóm với các bậc cao niên hiểu biết sâu về phong tục, tập quán, các
nghi thức cưới hỏi của người Nùng An, các cán bộ làm công tác quản lý, văn hóa xã các
nhà quản lý tại địa phương để từ đó tìm ra được những biến đổi trong hôn nhân của người
Nùng An từ xưa đến hiện nay.
Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh lịch sử (so sánh đồng đại và lịch đại),
để tìm ra những nét đặc trưng riêng của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng. Để hoàn thiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp hệ

7


thống, phân tích, tổng hợp, đối chiếu các nguồn thông tin tư liệu miêu tả, thống kê, định
lượng để xử lý tư liệu thu thập được trong qúa trình hoàn thành luận văn.
Tổng quan kế thừa các tư liệu có sẵn: Luận văn đã tham khảo, kế thừa những công
trình nghiên cứu trước, luận án, luận văn, tài liệu của các tác giả, nhất là những cuốn sách,
ấn phẩm về hôn nhân nói chung và hôn nhân của người Nùng nói riêng đã được công bố.

Đồng thời đã sử dụng một số nguồn tài liệu của địa phương mà tác giả có thể tiếp cận
được trong quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu, nhất là các báo cáo địa phương về
điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, của xã Phúc Sen và
của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một nghiên cứu chuyên sâu, tương đối toàn diện và có hệ thống về các
nguyên tắc, hình thức, phong tục, tập quán, nghi lễ hôn nhân hiện nay của người Nùng An
ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Luận văn cung cấp đầy đủ, có hệ
thống về hình thức, nghi lễ trong hôn nhân hiện nay của người Nùng An, phản ánh chân
thực đời sống văn hóa tinh thần của người Nùng An trong hôn nhân truyền thống cũng
như biến đổi hiện nay.
Ngoài ra, luận văn còn đóng góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới về hôn nhân của
người Nùng An làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và cụ thể hóa chính sách bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa tộc người cũng như thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình của
nhóm Nùng An hiện nay. Nghiên cứu về hôn nhân của người Nùng An nhằm hiểu thêm
sắc thái của nhóm Nùng An và gắn với việc xây dựng nếp sống văn hóa mới trong thời kỳ
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ nghiên cứu luận văn về hôn nhân của người Nùng An tại xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Tác giả sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp của mình với cấp
ủy và chính quyền địa phương nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp bảo tồn, gìn giữ
và phát huy những giá trị văn hóa trong hôn nhân của tộc người này.
Luận văn còn đóng góp những thông tin tư liệu khoa học quý báu về hôn nhân của
người Nùng nói chung và của người Nùng An nói riêng cho sự nghiệp Bảo tồn bảo tàng,
đặc biệt đối với tác giả trong vai trò là cán bộ thuyết minh hướng dẫn khách tham quan tại
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

8



7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Các đặc điểm cơ bản trong hôn nhân của người Nùng An
Chương 3: Các yếu tố tác động đến biến đổi hôn nhân và những vấn đề đặt ra
đối với hôn nhân của người Nùng An hiện nay

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 . Các khái niệm cơ bản
Trong phạm vi nghiên cứu được xác định, luận văn đã làm rõ nội hàm một số khái
niệm liên quan, như: Hôn nhân, nội hôn tộc người, ngoại hôn dòng họ, hôn nhân hỗn hợp
dân tộc, nghi lễ hôn nhân, truyền thống, biến đổi.
Hôn nhân: Trong Từ điển tiếng Việt, hôn nhân được định nghĩa là việc kết hôn giữa
nam và nữ …[63, tr.712]. Theo Từ điển Nhân học, “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó
được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục
đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo ra hộ
gia đình mới” [64, tr.519]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Hôn nhân là một thể chế
xã hội kèm theo nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai
giới tính khác nhau (nam, nữ) được coi nhau là chồng và vợ, quy định mối quan hệ và
trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ. Sự xác nhận đó, trong quá
trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới” [61, tr.389 - 390].
Khi nghiên cứu về hôn nhân, Emily A. Schultz và Robobert H. Lavenda cho rằng:
"Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình mẫu của nó là sự kết hợp giữa một người

đàn ông và một người đàn bà, là một sự kiện làm biến đổi những thành viên của nó, làm
thay đổi quan hệ giữa những người thân thuộc của mỗi bên và những khuôn mẫu xã hội
thông qua việc sinh đẻ cùng với một số quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm" [24, tr.342]. Theo
hai tác giả này, hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do người vợ sinh ra và
thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng [24, tr.343]. Do vậy,
có thể nói hôn nhân là hiện tượng xã hội, là một trong những đặc trưng cơ bản của văn
hóa tộc người. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử hôn nhân đều trải qua những hình
thức và tính chất khác nhau.
Luật Hôn nhân và Gia đình của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000)
ghi rằng: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn", đồng thời cũng
định nghĩa “Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về
quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong
một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Kết
hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về

10


điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” [49, mục 1,4,5; điều 3].

- Ngoại hôn dòng họ: Đó là những quy tắc kết hôn ngoài dòng họ được luật tục hay
tập quán quy định.

- Nội hôn tộc người: Là quy tắc chỉ kết hôn với người đồng tộc hay cùng một nhóm
tộc người (nhóm địa phương) với mình.

- Hôn nhân hỗn hợp dân tộc: Là chỉ sự kết hôn giữa hai người không cùng
một dân tộc.
Nghi lễ: Từ điển Nhân học cho rằng nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại
sự kiện cụ thể đặc biệt nào mà cả khía cạnh thể hiện toàn bộ hoạt động của con

người. Trong chừng mực, nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa, xã hội của
các cá nhân và bất kỳ hành động nào của con người cũng có khía cạnh nghi lễ.

- Nghi lễ hôn nhân: Nghi lễ hôn nhân được hiểu là các nghi lễ diễn ra theo
tập quán hoặc theo quy định của cộng đồng trong mỗi cuộc hôn nhân. Để tiến đến
hôn nhân cũng như để hoàn tất cuộc hôn nhân, đôi trai gái và hai bên gia đình của
họ phải thực hiện những nghi lễ nhất định theo quy định mang tính tập quán của
một tộc người cũng như của địa phương của họ. Nghi lễ hôn nhân nhằm mục đích
đảm bảo sự chứng kiến và công nhận của cộng đồng và gia đình, ngoài ra nó còn
chứa đựng một số yếu tố tâm linh gắn với cuộc hôn nhân. Qua nghi lễ hôn nhân ta
thấy được bản sắc văn hóa tộc người và giá trị nhân văn của nó.

- Truyền thống: Truyền thống được hiểu là thói quen được hình thành đã từ lâu
trong lối sống và nếp nghĩ của mỗi cá nhân hay một cộng đồng và được trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác [63, tr.105].

- Biến đổi: Là sự thay đổi thành khác trước hoặc sự thay đổi, điều thay đổi khác
với trước [63, tr.64]. Ví dụ như biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, biến đổi văn hóa….
Cũng như các yếu tố văn hóa khác, hôn nhân thuộc về những giá trị văn hóa phi vật thể,
do đó hôn nhân không phải là yếu tố bất biến, mà nó luôn luôn vận động, biến đổi thích
hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của thực tiễn.

1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
Trong luận văn này, tác giả sử dụng một số quan điểm lý thuyết của Dân tộc học/
Nhân học làm cơ sở cho việc phân tích và nhận định, đó là:

- Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người: Được F. Boas đưa ra để chỉ tính đặc thù
văn hóa tộc người. Theo quan điểm của các nhà Dân tộc học/Nhân học ở mỗi tộc người

11



có tính riêng biệt trong văn hóa của họ. Theo họ, các cuộc hôn nhân cùng tộc, khác tộc,
khác lãnh thổ, khác quốc gia là một tất yếu trong quá trình phát triển, văn hóa tộc người
bao trùm lên theo đó và nền văn hóa tộc người được coi là nền tảng vững chắc để hình
thành các cuộc hôn nhân thông qua các mối quan hệ cộng đồng và các tương tác xã hội.
Bản sắc tộc người là tổng thể những yếu tố vật chất và tinh thần mang tính đặc trưng và
đặc thù của một tộc người, giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác, và giữa các
nhóm khác nhau của cùng một tộc người. Bản sắc tộc người được hình thành lâu dài
trong lịch sử, gắn liền với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của tộc người.
Bản sắc tộc người có sức sống lâu bền, ngay cả khi đời sống của tộc người đã có những
thay đổi mạnh mẽ. Bản sắc tộc người còn thể hiện bản lĩnh của tộc người. Vì vậy áp dụng
lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người giúp tác giả luận văn nhận diện được rõ những sắc
thái văn hóa riêng biệt trong hôn nhân của người Nùng An ở xã Phúc Sen.

- Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa: Lý thuyết này được trường phái Nhân học
Anglo - Saxon đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai
nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc đó là sự thay đổi hay biến đổi của một
số loại hình văn hóa ở cả hai nền văn hóa. Theo các nhà Nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến
văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng bởi một nền văn hóa
khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một
cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi
các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Các thành tố của nền văn hóa tuy có biến
đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ tính riêng biệt của mình. Tiếp biến văn hóa còn được
hiểu là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa riêng rẽ
mà kết quả làm cho chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn.
Như vậy, lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là quá trình tất
yếu của mọi sự vật và hiện tượng, trong đó bao gồm cả văn hóa tộc người nói chung và hôn
nhân nói riêng. Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình phát triển, hiện đại hóa, toàn cầu
hóa và xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lưu, biến đổi văn hóa của các

tộc người, trong đó có hôn nhân của người Nùng An là không tránh khỏi. Do đó, khi
nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có các quan niệm, nguyên tắc, đặc điểm và các
nghi lễ trong hôn nhân của người Nùng An ở xã Phúc Sen, tác giả luận văn không thể chỉ
xem xét vấn đề này một cách biệt lập hay trong trạng thái tĩnh, mà luôn đặt chúng trong
trạng thái động, trong quá trình biến đổi, tiếp biến.

12


1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Cao Bằng và huyện Quảng Uyên
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía
Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng
cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130
km theo đường Quốc lộ 4A.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía Tây và sông Bằng ở
vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn,
sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến. Nhìn chung các
sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng mục đích thủy điện.
Theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7
ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và
rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao
cũng như giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi
trong sách đỏ Việt Nam là loại động vật cấm săn bắt.
Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba cửa khẩu
chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch. Ngoài ra, Cao Bằng còn
có một số làng dệt thổ cẩm, nghề rèn và những làn điệu hát then, hát si, hát lượn... của
đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó hát then của các dân tộc vùng Đông Bắc đang đề
nghị UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới.

Cao Bằng là tỉnh có nhiều dân tộc sống trên địa bàn, gồm 28 dân tộc anh em. Với
dân số toàn tỉnh là 507.183 người, trong đó 11 dân tộc có dân số trên 50 người. [28, tr19].
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số sống ở Cao Bằng dân tộc Nùng đứng thứ hai sau
dân tộc Tày, chiếm 31,1% dân số của tỉnh. Người Nùng trong đó có nhóm Nùng An ở
Cao Bằng đã định cư rất lâu đời, sống tập trung đông nhất tại huyện Quảng Uyên. Người
Nùng An có nhiều phong tục tập quán, di sản văn hóa phong phú đa dạng, mang đặc trưng
bản sắc riêng tộc người. Trong đó không thể không nói đến các di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể đậm nét độc đáo của người Nùng An.
1.2.2. Khái quát về huyện Quảng Uyên và xã Phúc Sen
Quảng Uyên là một huyện miền núi, Quảng Uyên nằm ở phía Đông của tỉnh Cao
Bằng, trung tâm huyện lỵ cách thị xã Cao Bằng 37 km, phía Bắc giáp huyện Trùng Khánh

13


và Trà Lĩnh, phía Nam giáp huyện Thạch An, phía Đông giáp huyện Phục Hòa và Hạ
Lang, phía Tây giáp huyện Hòa An.
Huyện Quảng Uyên là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc. Là một huyện miền núi hiểm trở nhưng Quảng Uyên có hệ giao thông phát triển,
có đường ô tô nối với các huyện đến các xã trong huyện. Quảng Uyên thực sự là một
huyện miền núi có vị trí địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là nơi trung tâm giao
lưu góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho huyện và tỉnh Cao Bằng.
1.2.2.1. Lịch sử và điều kiện tự nhiên
Xã Phúc Sen nằm ở trung tâm huyện Quảng Uyên của tỉnh Cao Bằng, phía Bắc
giáp xã Quốc Dân và xã Quốc Phong; phía Đông giáp xã Chí Thảo, phía Nam giáp xã Tự
Do; phía Tây giáp xã Đoài Khôn.
Trước Cách mạng tháng Tám, xã Phúc Sen ngày nay thuộc xã Đoàn Khôn, tổng
Cổ Nông, Châu Quảng Uyên. Sau cách mạng đổi tên là xã Quốc Dân. Từ năm 1958, do
địa bàn xã Quốc Dân quá rộng nên chia tách xã Quốc Dân thành 3 xã: Quốc Dân, Đoài
Khôn, Phúc Sen. Xã Phúc Sen là bí danh của liệt sĩ Hoàng Văn Phình, sinh năm 1919 tại

xóm Phia Chang, tham gia hoạt động cách mạng tại xã từ năm 1945, hy sinh tại xã năm
1947.
Xã Phúc Sen được phân bố thành 10 đơn vị thôn bản, hình thành khu vực chính.
Thung lũng cánh đồng thôn Khào có 3 bản: Khào A, Khào B, Khào Tâư, Đông. Thung
lũng cánh đồng Thanh Minh có 6 thôn: Chang trên, Chang dưới, Đâư Cọ, Pác Rằng, Tình
Đông, Lũng Vài, riêng thôn Lũng Sâu ở riêng một thung lũng nhỏ có núi bao bọc xung
quanh.
Địa hình xã Phúc Sen nằm ở độ cao trung bình 567m so với mặt nước biển, bao
bọc các thung lũng lớn nhỏ là các dải núi, ngọn núi đá vôi pha lẫn một lượng đất nhỏ
không thể cấy trồng hoa màu. Xã có nhiều hang động, địa phương gọi là cám, không có
hang động lớn, chỉ có những hang vừa và nhỏ như các hang: Lá Cám, Cám Lung Đãi,
Cám Ngằm, Cám Háu, Cám Cang là hang vườn ở, Cám Mã Lọt, Cám Cô Bay.
Khí hậu: Phúc Sen có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên sự khác nhau giữa các
mùa xuân, hạ, thu, đông không rõ rệt chỉ cảm nhận tương đối rõ mùa nóng và mùa lạnh.
Mùa nóng thường từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa lạnh dần chuyển từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau.
Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22oc, thấp nhất có năm ở Ooc, cao nhất từ 38oC đến

14


39oC, sương mù thỉnh thoảng xuất hiện vào mùa đông, xuân. Sương muối chỉ có vài ngày
trong năm. Thỉnh thoảng mới có mưa tuyết, mưa đá, nhưng lượng mưa không nhiều, mức
độ thiệt hại đến tài sản và con người không đáng kể.
Các nguồn tài nguyên đất đai hình thành nhiều thung lũng núi đá vôi xen kẽ lớn nhỏ,
độ cao khác nhau, tập trung ở 2 khu vực chính trải dài theo hướng Đông, Tây trên trục
đường quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào Quảng Uyên. Đằng sau các xóm bản có nhiều
thung lũng nhỏ, có nhiều nương rẫy, trồng ngô, khoai, sắn.
Đất canh tác Phúc Sen nói chung là tầng đất mầu mỏng từ 15 đến 30 cm, trên nền đất
sét vàng cứng, sự màu mỡ có hạn, phụ thuộc vào sự chăm sóc, thâm canh nhiều mới có thu

hoạch tốt. Phía Tây trung tâm xã hơn một cây số qua đèo Kéo Khào là khu vực cánh đồng
khá rộng, ruộng rẫy liền nhau tương đối bằng phẳng.
Nguồn nước ở Phúc Sen không có sông suối, chỉ hình thành mỏ nước sinh thủy,
ngoài 2 mỏ nước chính ở bản Khào và Sinh Mình (Bó Hung), có vài nơi có mạch nước
nhỏ khác nhưng đều khô hạn khi nắng hạn kéo dài. Tuy nhiên, ở dưới lòng đất có 2 khu
cánh đồng đều có mạch túi chứa lượng nước ngầm khá lớn, hình thành nhiều hồ tự nhiên
thông liền nhau.
Thực vật: trên rừng có nhiều loại cây lấy gỗ, củi và cây dược liệu quý nhưng đã bị
khai thác cạn kiệt, số còn lại không đáng kể. Từ năm 1960 đến nay, thảm thực vật dần hồi
phục trở lại nhưng rất chậm, chỉ cây nghiến và cây Kháo, cây xoan Hôi phát triển tương
đối nhanh có thể làm nhà cửa, đóng đồ dùng.
Động vật: Động vật hoang dã trước kia có hổ, báo, gấu, hươu, nai, chồn, khỉ, vượn,
gà gô, sóc, tê tê...nhưng nay chỉ còn chim thú nhỏ. Tổng diện tích tự nhiên của xã là
1285ha, trong đó đất sản xuất công nghiệp 309,61ha, đất nông nghiệp 808,51ha, diện tích
nuôi trồng thủy sản 1,78ha, đất phi nông nghiệp 53,99 ha, đất chưa sử dụng 111,1 ha (Núi
đá không có rừng cây: 29,58 ha)
Cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề thủ công truyền
thống của Phúc Sen cũng được duy trì và phát triển có chiều hướng gia tăng rõ rệt như:
nghề rèn, nghề dệt, nghề làm hương, nghề đan lát, nghề mộc, nghề đục đá và nghề làm
ngói đã thu hút nhiều lao động tham gia và đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày
càng tăng của địa phương.
Hiện nay, với sự lãnh đạo của chính quyền xã Phúc Sen chỉ đạo tốt chương trình
quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Vì vậy đã góp phần giữ vững ổn

15


định chính trị, kinh tế - xã hội tăng trưởng và có những bước phát triển khá; quốc phòng,
an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo, diện mạo nông thôn ngày một đổi
mới; đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

1.2.2.2. Đặc điểm dân số, dân cư
Phúc Sen là một xã của huyện Quảng Uyên, với dân số người Nùng An chiếm đa
số. Theo số liệu điều tra dân số của UBND xã Phúc Sen năm 2016, toàn xã có tổng số dân
1.918 người, với 444 hộ chủ yếu là người Nùng An, bên cạnh đó còn có số ít người dân tộc
Kinh, Tày và Mông sống cùng trong xã do hôn nhân hỗn hợp, di cư từ nơi khác đến làm
dâu trong các gia đình. Người Nùng An ở xã Phúc Sen sinh sống tại 10 xóm (Xóm Đâư Cọ,
xóm Chang Trên, xóm Chang Dưới, xóm Pác Rằng, xóm Lũng Vài, xóm Tình Đông, xóm
Lũng Sâu, xóm Khào A, xóm Khào B và xóm Tẩư Đông). Hiện nay, đồng bào còn bảo lưu,
gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Thể hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống từ hình thái kinh tế đến văn hóa vật
thể và phi vật thể tộc người. Tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây là 66 tuổi, trong
đó tuổi thọ của nam giới là 65 tuổi, nữ là 67 tuổi. Tuổi trung bình để xây dựng gia đình nữ
20 tuổi, nam 22 tuổi trở lên và các cặp vợ chồng sinh con đầu lòng ở tuổi 22 hoặc có thể
nhiều tuổi hơn.
Người Nùng An ở xã Phúc Sen có 14 họ gồm Lương, Hoàng, Nông, Đàm, Linh,
Tô, Sạch, Bế, Vương, Triệu, Lục, Đặng, và Nhàn; Mỗi họ người Nùng An không sống
quần tụ thành từng bản riêng biệt mà các họ cùng sống xen kẽ với nhau trong làng, xã và
không phân biệt giữa các họ với nhau.
Tất cả các dòng họ người Nùng An đã sinh sống ở xã Phúc Sen từ 5 đến 10 đời,
nhưng đồng bào không còn lưu giữ gia phả và nhà thờ họ, không có vai trò của người
trưởng họ. Các dòng họ người Nùng An đều phải theo tập quán con trai lấy vợ về ở nhà
mình, thừa kế gia sản. Con gái đến tuổi lấy chồng sẽ được hưởng quyền lợi theo nhà
chồng. Mọi công việc quan trọng trong gia đình phần lớn quyết định là do người chồng
và con trai trưởng thành. Gia đình nào có nhiều con trai thì quyền lợi thừa kế như nhau,
không phân biệt con cả hay con thứ.
Để nhận biết đặc điểm văn hóa của các dòng họ người ta phải căn cứ vào ngày tết
thanh minh (tức ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch), vì vào ngày này con cháu trong một dòng
họ sẽ phải tập trung đông đủ để đi tảo mộ. Người đại diện trong họ, không nhất thiết là
trưởng họ sẽ đưa mọi người trong họ đi đến mộ cụ Tổ và các mộ trong dòng họ để con


16


cháu nhận biết được dòng họ mình. Bên cạnh đó còn nhằm mục đích báo cáo với tổ tiên
dòng họ về con cháu mình đến thắp hương nhớ về nguồn cội tổ tiên dòng họ.
Nhìn chung, các dòng họ người Nùng An không khác biệt. Riêng dòng họ Nông
trong lễ vật thờ cúng ngày tết nguyên đán hàng năm vào ngày 30 tết thì với dòng họ Nông
mỗi gia đình sẽ làm bánh dày để cúng tổ tiên; Đối với dòng họ Hoàng và họ Lương thì
mỗi gia đình trong dòng họ này lại làm 1 chiếc bánh chưng thật to hay còn gọi là bánh
chưng mẹ để dâng lên cúng tổ tiên.
Như vậy, phong tục tập quán và các nghi lễ trong 14 dòng họ của người Nùng An
ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng cơ bản là giống nhau không phân biệt
nhiều, chỉ có hai, ba dòng họ khác nhau đôi chút về lễ vật đặc trưng cúng vào ngày 30 tết.
1.2.2.3. Một số đặc điểm về kinh tế
- Nông nghiệp trồng trọt: Phúc Sen là vùng thung lũng đá vôi, đất canh tác là các
dải đất tương đối bằng phẳng trong thung lũng và một số sườn chân núi đá vôi. Với diện
tích nông nghiệp ruộng trồng lúa một vụ là 99,29 ha, đất rẫy trồng ngô, màu là 204,85ha.
Chỗ thấp có nước thì làm ruộng cấy lúa, chỗ cao và sườn chân núi là nương rẫy trồng ngô
và cây hoa màu khác. Hàng năm, toàn xã canh tác sản xuất vụ mùa theo cơ cấu nông
nghiệp ruộng một vụ, ngô ruộng xuân và lúa hè thu (vụ chính) và trồng trọt ít rau khoai
vụ đông. Bên cạnh đó, nương rẫy đồng bào trồng đan xen mùa vụ ngô xuân hè, khoai sắn,
đậu đỗ thu đông xen đỗ và bí đỏ.
Chăn nuôi: Hiện nay, đồng bào Nùng An ở Phúc Sen chăn nuôi một số loại
gia súc, gia cầm trâu, bò, ngựa, lợn, gà, ngan, vịt. Tuy là xã nông nghiệp, nhưng tỉ
trọng thu nhập hiện nay từ các sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm trên dưới 50%
tổng thu nhập trong xã.
- Lâm nghiệp: Rừng núi của xã Phúc Sen hiện đã được trồng tái sinh phủ xanh trên
90% diện tích bằng cây Mác chòong, dầu lìu, có xen cây gỗ nghiến, kháo, xoan hôi…sau
hơn 40 năm trồng, bảo vệ, tái tạo, ngày nay xã đã có nhiều vạt rừng gỗ nghiến khá lớn.
Thủy lợi: hệ thống mương nước tưới ruộng của xã khoảng 9 km. năm 2002 xã

được Nhà nước hỗ trợ xây kiên cố 3 km kênh mương từ mỏ nước Thanh Minh và trạm
bơm Pác Rằng và khu ruộng cuối cánh đồng Thanh Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân có nước cấy trồng.
Thủ công nghiệp: Nghề truyền thống của cư dân Nùng An ở Phúc Sen có dệt,
nhuộm vải chàm, đan lát, nghề rèn, đúc, nông cụ cầm tay bằng sắt thép như: Dao, búa,

17


liềm, cuốc, lưỡi cày…các nghề này, nay đã mai một nhiều. Tuy nhiên, lại mở mang thêm
một số nghề khác để đáp ứng nhu cầu phát triển như:
Nghề rèn nơi đây nổi tiếng thời nhà Mạo, lưu truyền đến ngày nay. Một số cơ sở
khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng, xưởng dệt 3 máy được Nhà nước đầu tư mới,
thay thế dệt thủ công truyền thống, nhưng thiếu thợ kỹ thuật nên chưa hoạt động được. Cơ
sở hạ tầng ở xã Phúc Sen khá thuận tiện, đặc biệt là về giao thông, có đường quốc lộ 3
chạy qua xã dài 7 km, nay đã nâng cấp rộng 8m, các xóm đã làm đường cấp phối ô tô vào
được, xóm xa nhất cách trụ sở ủy ban xã 4 km. Trụ sở ủy ban nhân dân xã được lắp điện
thoại từ năm 1998, nhưng đến năm 2002, trạm bưu điện - văn hóa xã và 3 hộ đầu tiên mới
có điện thoại. Từ đây, người dân trong xã có trào lưu phấn đấu sở hữu điện thoại, cập nhật
thông tin liên lạc kịp thời. Công nghệ điện tử tin học vào các xóm người Nùng An ở Phúc
Sen làm cho hôn nhân, cưới xin, có những biến đổi đáng kể trong phương thức truyền tin.
1.2.2.4. Một số đặc điểm về văn hóa
- Ẩm thực: Nguồn lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào Nùng
An ở Phúc Sen chủ yếu là gạo tẻ, đa phần gạo được đồng bào nấu thành cơm để dùng
trong bữa ăn hàng ngày, cũng có thể chế biến thành các món như: bánh cuốn, bánh tẻ,
bánh đúc để bán hoặc thỉnh thoảng đổi bữa thay cơm.
Những ngày hè trời nóng bức, đồng bào nấu cháo loãng ăn giải nhiệt. Ngoài gạo
tẻ, đồng bào còn chế biến ngô bằng cách xay thành bột để nấu cháo, làm bánh. Ngoài 2
lương thực chính gạo tẻ, ngô mọi gia đình Nùng An ở Phúc Sen đều cấy lúa nếp hoặc
gieo nếp nương để sử dụng trong dịp lễ tết. Gạo nếp được chế thành các loại bánh như:

Bánh chưng, bánh khảo, chè lam, khẩu si…Vào dịp đầy tháng trẻ nhỏ, gạo nếp được gói
bánh “Coóc mò” (là một loại bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chít) để cúng mụ cúng
tổ tiên với mong muốn có được may mắn, hài hòa âm dương con trẻ được bảo vệ bình
an, ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Ngày 3/3 âm lịch đồng bào còn chế biến gạo nếp thành xôi
cẩm; Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch gạo nếp đem gói bánh tro; Ngày rằm tháng 7 đồng
bào làm bánh rợm, bánh gai; Tết trung thu (rằm tháng 8 âm lịch) làm cốm; Vào lễ mừng
cơm mới đồng bào làm bánh trôi, dâng cúng các vị thần, cầu cho mọi việc sẽ được vuông
tròn và trôi chảy như chiếc bánh trôi.
Đặc biệt, bánh dày thường được làm vào các dịp lễ sinh nhật, mừng thọ hay dịp
tết thanh minh (Hàn thực), không thể thiếu 2 món đó để dâng cúng tổ tiên và bánh bột nếp
nhân trứng kiến phủ lá vả non ở hai mặt bánh, hoặc bột nếp trộn trứng kiến với lá kiệu

18


đem hấp, tạo ra món bánh rất đặc trưng vừa ngon, vừa ngậy và rất bùi.
Thức ăn hàng ngày của người Nùng An là các loại rau, đậu phụ, đỗ. Thỉnh thoảng
có thịt, cá, các loại rau rừng như rau bò khai, rau ngót, rau âu và rau cải xoong...hoặc các
món rau tự trồng như cải ngồng, cải thảo, ngọn bí đỏ, bí xanh, bầu, cải bắp, xu hào, cải
xanh, cải bẹ, rau dưa; các loại đậu: đậu tương, đậu trắng, đậu xanh, đậu cô ve…
Đồng bào Nùng An chủ yếu chế biến theo cách xào, nấu canh và rất ít luộc.
Vào các dịp lễ tết, cưới xin, đồng bào thường mổ lợn, chế biến các món ăn truyền
thống như: Khau nhục, ba chỉ rán, lạp xường (lạp sườn), thịt xào mộc nhĩ, nấm
hương, thịt xông khói.
Đồng bào ăn các loại thịt như: Thịt lợn, gà, vịt, trứng, tôm, cá. Tùy từng loại
rau, thịt và ý muốn của từng người, từng lúc người ta có thể luộc xào, nấu, kho,
ninh, nướng hợp với những gia vị sẵn có của mỗi gia đình. Người Nùng An không
cầu kì trong ăn uống, họ cũng như người Tày vùng Thung Lũng chỉ có món thịt lợn
quay cả con cùng với lá mác mật, xôi màu và khau nhục làm trong dịp tảo mộ tết
thanh minh hay trong đám cưới.

Vào dịp tết Nguyên đán, các gia đình làm bánh chưng, bánh khảo, một số hộ làm
bánh dày. Hàng năm vào ngày mùng 2 tết con rể và con gái mang gánh lễ đến cúng tổ
tiên bên nhà bố mẹ vợ, gồm bánh chưng, bánh khảo, thịt lợn, gà trống thiến, rượu, bố mẹ
vợ có tiền mừng tuổi cháu.
Đồ uống: Nước uống thông thường là nước sôi để nguội, nước chè các loại. Nước
chữa bệnh bổ dưỡng được ngâm hoặc đun từ các rễ thân cây dược liệu trên rừng làm
thuốc bổ dưỡng. Rượu ngâm các loại cây thuốc, rắn, tắc kè, xương, mật thú rừng, ong vò
vẽ…Một số người còn hay làm rượu ngọt bằng gạo nếp cái không chưng cất, cho thêm
trứng, mật ong càng ngâm lâu càng tốt.
- Trang phục: Trang phục của người Nùng An chủ yếu may bằng vải bông nhuộm
chàm màu đen hoặc xanh tím. Trước đây, người dân tự trồng bông, tự dệt, tự nhuộm vải
chàm nay chủ yếu mua vải công nghiệp. Phụ nữ vấn tóc đội khăn, ống tay áo rộng, có đáp
ghép trang trí vải màu với khoanh xanh, trắng ở cánh tay hoặc cửa tay. Vạt xẻ tà dài đến
gối, quần rộng ống, có cạp rộng, khác màu dùng sợi dây lưng bện hoặc vải gấp nếp. Hàng
khuy từ cổ lệch về nách bên phải. Thắt lưng buộc ngang eo có 2 đuôi dài đằng sau ngang
vạt áo, phía trước có tấm vải vây quấn cạp trắng. Vấn ngược vạt áo đằng trước có nẹp
khác màu, gấp giắt vào dải thắt lưng cùng với cạp trắng tấm vây quấn tạo hình khác màu

19


ở thắt lưng phía sau. (Xem phụ lục ảnh số 16)
Đàn ông mặc áo khâu bằng vải chàm đen, cổ tròn, ống tay rộng. Áo cũng xẻ tà
trùm quá mông. Hàng khuy mở vạt trước, đi theo hình chữ u, từ cổ lệch bên phải thẳng
xuống đến gần gấu áo, cắt vạt trái áo dưới rốn, rồi mới xuôi thẳng xuống khuy áo. Hàng
khuy và các nút khuy được khâu hai bên, có chấm chỉ màu tạo sự lấp lánh. Quần Nam
tương tự như quần phụ nữ là quần chân què, cạp lá toa, có cạp màu trắng. Trước đây, đàn
ông đội khăn xếp viền trắng nhỏ phía dưới. Ngày nay, họ đã bỏ hết các loại khăn chỉ còn
các ông thầy tào đi làm tế hoặc cúng tế đám tang mới đội khăn nhưng viền màu đỏ phía
dưới. (Xem phụ lục ảnh số 22)

Thế hệ trẻ Nùng An hiện nay ít mặc quần áo chàm, vì dệt, nhuộm, khâu được bộ
quần áo mất quá nhiều thời gian. Nghề dệt, nhuộm vải chàm ở Phúc Sen tuy vẫn còn,
nhưng chủ yếu những người trung niên biết làm, họ mua sợi Nam Định se lại, dệt tay lấy
vải cắt may trang phục, làm chăn để dành lúc về già. Hiện nay, 100% thanh thiếu niên
mặc quần, áo may sẵn bán ở chợ.
Cư trú: Nhà ở của Nùng An ở Phúc Sen làm khá quy mô, tốn kém. Đó là ngôi nhà
sàn 3 gian bằng gỗ, mái lợp ngói, vì kèo có 24 hoặc 28 cột. (Tầng dưới là chuồng cho súc
vật trâu, bò, lợn, gà; tầng giữa lát ván gỗ người ở, làm bếp, buồng và đồ dùng gia đình.
Trên cùng là gác sép chứa lương thực thực phẩm. (Xem phụ lục ảnh số 2)
Làng bản của người Nùng An thường có vài chục nóc nhà quay lưng vào núi, mặt
trước hướng ra đồng ruộng và vườn, nơi tiện sinh hoạt đi lại và nguồn nước. Nhà
sàn tiện lợi và mát mẻ, nhưng vệ sinh môi trường không tốt. Hiện nay, một số gia
đình đã dựng chuồng trại tách riêng khu nhà ở, môi trường ở đã đảm bảo sạch hơn
trước rất nhiều. Để khuyến khích đồng bào Nùng An di chuyển chuồng trại một
cách triệt để Nhà nước đã có dự án hỗ trợ mỗi gia đình 3.000.000đ (3 triệu đồng),
phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt mức 100%.
Tín ngưỡng: Người Nùng An có tục thờ cúng tổ tiên, bàn thờ luôn đặt ở gian chính
giữa, hướng ra cửa. Trên bàn thờ bài trí thành 2 tầng, mỗi tầng có 2 - 3 bát hương. Tầng
trên thờ các chức quan âm thần thủ giữ nhà, bên cạnh đặt bát hương bà mụ, thần phù hộ
mệnh cho con trẻ sinh sản. Tầng dưới thờ tổ tiên các thế hệ cha ông: đặt 2 bát hương 1 to,
1 nhỏ. Trên mỗi tầng đều có bản giấy đỏ viết chữ Nho, ghi các chức sắc quan âm, dòng
họ. Đồng bào thường thắp hương ngày lễ tết, ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Tết
nguyên đán thắp hương liên tục từ chiều tối 30 đến hết đêm mùng 1. Lễ vật trên bàn thờ

20


×