Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO HÙNG MẠNH

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI
CHỢ NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐÀO HÙNG MẠNH
KHÓA 2013 - 2015

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI
CHỢ NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÔNG

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội và Khoa sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Đồng thời, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo đã tận tình dạy bảo truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập
tại Trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Quốc
Thông đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện Luận văn này.
Để hoàn thành được Luận văn, Tôi xin chân thành cám ơn sự quan
tâm, tạo điều kiện của các cơ quan liên quan đã cung cấp những thông
tin, tư liệu, tài liệu quý báu; Chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi công
tác, gia đình và bạn bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả
năng thực hiện có hạn nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các
bạn để những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có thể được
áp dụng ngoài thực tiễn và đạt kết quả cao./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Đào Hùng Mạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Hùng Mạnh


MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

PHẦN II: NỘI DUNG

8

Chương I – Tổng quan về chợ tại Việt Nam và thực trạng chợ nông thôn
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng

8


1.1. Tổng quan về chợ tại Việt Nam

8

1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành chợ ở Việt Nam

8

1.1.2. Những bất cập của quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn
những năm qua

11

1.2. Quá trình hình thành chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm
12
1.2.1. Lịch sử chợ trên địa bàn huyện Văn Lâm

12

1.2.2. Giá trị của chợ xưa đối với đời sống người dân

14

1.3. Hiện trạng quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ trên địa bàn huyện
Văn Lâm

17

1.3.1. Hiện trạng mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Văn Lâm


17

1.3.2. Hiện trạng cơ sở vật chất chợ trên địa bàn huyện Văn Lâm

22

1.3.3. Hiện trạng quản lý, hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn huyện Văn
Lâm

23

1.3.4. Đánh giá chung

25

1.4. Những vấn đề đang tồn tại đối với hiện trạng mạng lưới chợ nông
thôn huyện Văn Lâm

26

Chương 2 – Cơ sở khoa học cửu việc quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ
nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

28

2.1. Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên
địa bàn huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên

28


2.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Văn Lâm đến 2020

28


2.1.2. Đå ¸n Quy ho¹ch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 định
hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

31

2.1.3. Quy hoạch chung xây dựng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030

32

2.1.4. Hệ thống tiêu chí phát triển nông thôn mới

33

2.1.5. Quy hoạch phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020

36

2.1.6. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025

37


2.1.7. Các văn bản pháp lý

38

2.2. Đô thị hóa và kinh tế thị trường ảnh hưởng đến chợ và hệ thống chợ
trên địa bàn huyện Văn Lâm

39

2.2.1. Đô thị hóa

39

2.2.2. Kinh tế thị trường

40

2.3. Các yếu tố tác động đến việc quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ
nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên

41

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

41

2. 3.2. Đặc điểm văn hóa xã hội, dân cư

43


2. 3.3. Yếu tố kinh tế

45

2.3.4. Yếu tố giáo dục và đào tạo

45

2.4. Nguyên tắc lập quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn

45

2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của mạng lưới chợ

45

2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới chợ

48

2.4.3. Nguyên tắc cho quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ

56

2.5. Yêu cầu thiết kế quy hoạch xây dựng chợ nông thôn

57

2. 5.1. Xác định vị trí, quy mô


57

2.5.2. Dây chuyền công năng

58


2.5.3. Chỉ tiêu quy hoạch

59

2.5.4. Kiến trúc công trình

60

2.6. Kinh nghiệm quy hoạch xây dựng chợ

62

2.6.1. Kinh nghiệm trên Thế Giới

62

2.6.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam

64

Chương 3 – Giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên
địa bàn huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên


65

3.1. Quan điểm

65

3.2. Giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn
huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên

65

3.2.1. Quy mô phục vụ và mặt hàng kinh doanh

65

3.2.2. Đề xuất số lượng và loại hình chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn
Lâm

67

3.2.3. Đề xuất vị trí chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm

68

3.2.4. Đề xuất khu vực cần có chợ và quy mô xây dựng chợ nông thôn trên
địa bàn huyện Văn Lâm

78

3.2.5. Đề xuất quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn

huyện Văn Lâm

89

3.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường đối với chợ nông thôn

90

3.4. Đề xuất cơ chế quản lý

90

3.4.1. Giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn huyện
Văn Lâm

90

3.4.2. Giải pháp quản lý hoạt động chợ nông thôn huyện Văn Lâm

91

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

93

1. Kết luận

93

2. Kiến nghị


95

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng,
biểu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Bảng tổng hợp hiện trạng mạng lưới chợ và điểm
họp như chợ huyện Văn Lâm

13

Bảng 1.2

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo lịch sử
hình thành

18

Bảng 1.3


Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo quy mô

18

Bảng 1.4

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo phạm vi
ảnh hưởng

19

Bảng 1.5

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo hình thức
kinh doanh

20

Bảng 1.6

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo lịch họp

21

Bảng 1.7

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn lâm theo vị trí

21


Bảng 1.8

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo mật độ

21

Bảng 1.9

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo diện tích
(m2)

22

Bảng 1.10

Bảng hiện trạng chợ huyện Văn Lâm theo kiến trúc
chợ

22

Bảng 1.11 Bảng hiện trạng bộ máy quản lý chợ huyện Văn Lâm

23

Bảng 1.12

Bảng hiện trạng số lượt người đến chợ ở huyện Văn
Lâm


23

Bảng 1.13

Bảng hiện trạng tính chất kinh doanh chợ huyện Văn
Lâm

24

Bảng hiện trạng thành phần tham gia kinh doanh
chợ ở huyện Văn lâm
Bảng hiện trạng số hộ và số lao động kinh doanh chợ
Bảng 1.15
huyện Văn Lâm
Bảng 1.14

24
24

Bảng 2.1

Bảng diện tích, dân số huyện Văn Lâm đến năm 2020

44

Bảng 2.2

Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ

59



Bảng 3.1

Đề xuất số lượng và loại hình chợ nông thôn trên địa
bàn huyện Văn Lâm

67

Bảng 3.2

Tình hình quy hoạch mạng lưới chợ theo tiêu chí vị
trí

69

Bảng 3.3

Tình hình quy hoạch mạng lưới chợ theo tiêu chí lịch
sử

70

Bảng 3.4

Tình hình quy hoạch mạng lưới chợ khi đã có ở quy
hoạch ngành

71


Bảng 3.5

Tình hình Quy hoạch mạng lưới chợ theo Bán kính,
số dân phục vụ

72

Bảng 3.6

Bảng 3.7

Tình hình Quy hoạch mạng lưới chợ theo phạm vi
ảnh hưởng
Tình hình Quy hoạch mạng lưới chợ theo hình thức,
tính chất kinh doanh

72

73

Bảng 3.8

Tình hình Quy hoạch mạng lưới chợ theo lịch họp
của các chợ

74

Bảng 3.9

Bảng tổng hợp tính điểm các tiêu chí để xác định khu

vực cần có chợ

76


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

Tên hình
Bản đồ hiện trạng mạng lưới chợ huyện Văn Lâm
Chợ phiên Đồng Văn – Hà Giang; chợ cây cảnh Văn
Giang – TT. Văn Giang
Chợ Phố Hiến – TP. Hưng Yên; chợ Phố Phủ – TT.
Khoái Châu
Hiện trạng các chợ hình thành lâu đời: Chợ Nôm, xã
Đại Đồng; chợ Như Quỳnh, TT. Như Quỳnh

Trang
13
15
16
18

Hình 1.5


Hiện trạng chợ Như Quỳnh quy mô loại 2

19

Hình 1.6

Hiện trạng chợ Đường Cái, xã Đình Dù; chợ Đậu
,xã Lạc Đạo

20

Hình 1.7

Hiện trạng chợ Tài, xã Lương Tài

20

Hình 1.8

Hiện trạng chợ Tài, chợ Nôm, chợ Như Quỳnh

23

Hình 2.1
Hình 2.2

Bản đồ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050
Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng huyện Văn Lâm

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

32
32

Hình 2.3

Hiện trạng hành chính huyện Văn Lâm

41

Hình 2.4

Minh họa các lô quầy nằm trong nhà chợ chính

60

Hình 2.5

Minh họa các cửa hàng quay mặt ra phía ngoài mặt
đường

61

Hình 2.6

Mặt bằng quy hoạch chợ Chatuchak – Thái Lan

62


Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Một số hình ảnh kinh doanh tại chợ Chatuchak –
Thái Lan
Quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính toán xác định quy mô
chợ
Hiện trạng vị trí chợ nông thôn trên địa bàn huyện
Văn Lâm
Đề xuất vị trí chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn
Lâm đến năm 2020
Hiện trạng quy mô chợ nông thôn trên địa bàn huyện

63
64
66
77
77
78


Văn Lâm
Đề xuất quy mô chợ nông thôn trên địa bàn huyện
Hình 3.5

Hình 3.6

Văn Lâm đến năm 2020
Vị trí và quy mô chợ Tài – xã Lương Tài

79
80

Hình 3.7

Vị trí và quy mô chợ Nôm – xã Đại Đồng

81

Hình 3.8

Vị trí và quy mô chợ Đậu – xã Lạc Đạo

82

Hình 3.9

Vị trí và quy mô chợ Hè – xã Chỉ Đạo

82

Hình 3.10

Vị trí và quy mô Chợ Đường Cái – xã Đình Dù


83

Hình 3.11

Vị trí và quy mô chợ Như Quỳnh – TT. Như Quỳnh

84

Hình 3.12

Vị trí và quy mô chợ Vàng – xã Minh Hải

84

Hình 3.13

Vị trí và quy mô chợ Đọ – xã Việt Hưng

85

Hình 3.14

Vị trí và quy mô chợ Cơm – xã Lạc Hồng

86

Hình 3.15

Vị trí và quy mô chợ Bãi Sim – xã Đại Đồng


87

Hình 3.16

Vị trí và quy mô chợ Ngải Dương – xã Đình Dù

88

Hình 3.17

Vị trí và quy mô chợ Minh Khai – TT. Như Quỳnh

88

Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20

Hiện trạng mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn
huyện Văn Lâm
Đề xuất quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông
thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm đến năm 2020
Mô hình Ban quản lý chợ

89
89
92


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu sơ

Tên sơ đồ, đồ thị

đồ, đồ thị

Trang

Quan hệ giữa số lượt mua, số lượng người
Biểu đồ 2.1 mua với giá trị, số lượng cung ứng hàng hóa

49

tương ứng hệ thống chợ
Sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.3

Sơ đồ 2.4

Sơ đồ 2.5
Sơ đồ 2.6
Sơ đồ 3.1

Vị trí tối ưu (có tính lý thuyết) để xác định địa
điểm chợ
Mối quan hệ giữa các loại hàng hóa với các
chợ và lịch họp chợ
Quan hệ giữa các loại chợ và trong cùng một
loại chợ

Mối quan hệ phức tạp về cung cấp nguồn
hàng
Sơ đồ dây chuyền công năng chợ
Mối qun hệ về quy mô phục vụ với chủng loại
hàng hóa dịch vụ

50

53

54

55
59
65


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BXD

Bộ Xây dựng

CP
TDTT
UBND

QCXDVN

Chính phủ
Thể dục thể thao
Ủy ban nhân dân
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

TTg

Thủ tướng

SP

Sản phẩm

ĐCH

Đất chợ

ĐKD

Điểm kinh doanh


-1-

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:


- Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã
sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao
đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Từ ngàn xưa, chợ luôn
gắn liền với cuốc sống sinh hoạt hàng ngày của con người…
- Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế nhiều
thành phần thì các hoạt động thương mại không chỉ diễn ra tập trung tại các
cửa hàng dịch vụ thương mại hay chợ truyền thống nữa. Mà các hoạt động
thương mại còn diễn ra ở các chợ cóc, các điểm kinh doanh nhỏ lẻ, các tuyến
phố, tuyến đường, các hộ gia đình cá thể. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều
hình thức kinh doanh mới như giao dịch điện tử, giao hàng phục vụ tại nhà...
- Những hình thức dịch vụ, thương mại nói trên có những ưu điểm vượt
trội so với các hình thức kinh doanh truyền thống vì không bị giới hạn về
khoảng cách, có nhiều sự lựa chọn, nhanh gọn và giá cả cạnh tranh. Không
thể phủ nhận những đóng góp của các loại hình kinh doanh mới trong những
năm vừa qua vào sự phát triển của kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Hưng
Yên nói riêng.
- Bên cạnh những điểm tích cực thì các loại hình phát triển kinh doanh
nêu trên cũng mang lại những bất cập không nhỏ như: không quản lý được
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; gây ô nhiễm môi trường; mất mỹ quan
đường phố; mất an toàn giao thông; gây thất thu cho ngân sách nhà nước...
- Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới,
trong đó có tiêu chí chợ nông thôn, quy định mỗi xã phải quy hoạch một chợ
tập trung. Nhưng thực tế nhiều nơi đã đầu tư những chợ với kinh phí, quy mô
lớn mà không hiệu quả, trong đó huyện Văn Lâm cũng gặp những trường hợp
tương tự.


-2-


- Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài “Quy hoạch xây dựng mạng lưới
chợ nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” nhằm đưa ra giải pháp quy
hoạch mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm, tạo được mạng
lưới chợ phù hợp với nhu cầu của người dân, giúp cho việc giao thương thuận
lợi, tăng tính cạnh tranh đối với các khu vực xung quanh...
- Quy hoạch chợ nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của
quy hoạch xây dựng nông thôn mới, một vấn đề còn nhiều trăn trở mà tác giả
gặp phải trong thực tiễn công tác của mình. Nhân dịp này, Tác giả muốn đi
sâu, nghiên cứu hiện trạng, tìm ra nguyên nhân những bất cập của mạng lưới
chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm, mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp cơ bản, hy vọng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề lý luận, thực
tiễn trong quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn huyện Văn Lâm nói riêng, quy
hoạch mạng lưới chợ nông thôn nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nêu ra những bất cập của hiện trạng mạng lưới chợ trên địa bàn huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đưa ra giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên
địa bàn huyện Văn Lâm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân
và các doanh nghiệp trong huyện và khu vực lân cận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông
thôn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp quy hoạch xây dựng
mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


-3-


-

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Để nghiên cứu toàn bộ hệ thống

chợ trên các phương diện khác nhau: kiến trúc, quy hoạch, kinh tế, văn hóa,
lịch sử, xã hội...
- Phương pháp phi thực nghiệm: điều tra, khảo sát thực địa, phỏng
vấn, hội nghị, hội thảo.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, cộng đồng.
- Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đề xuất.
5. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát các công trình chợ trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.
- Xác định nguyên nhân thành công cũng như thất bại trong việc quy
hoạch, xây dựng chợ trên địa bàn huyện.
- Tổng hợp những dự án quy hoạch chợ trên địa bàn huyện.
- Thu thập các kết quả đã nghiên cứu của các dự án trong khu vực và
các tài liệu, các kết quả, công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn.
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết
quả khảo sát, điều tra trên địa bàn huyện.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn huyện.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Đưa ra được giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ trên địa
bàn huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ trên địa bàn
huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
- Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng
chợ trên địa bàn huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.



-4-

* Ý nghĩa khoa học:
- Đưa ra được những giải pháp quy hoạch có cơ sở khoa học và thực
tiễn trong việc quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn huyện Văn Lâm - tỉnh
Hưng Yên.
- Giải pháp nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ
nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên là tài liệu tham khảo
cho công việc triển khai các dự án đầu tư, xây dựng chợ trên địa bàn huyện
Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
7. Một số khái niệm chung, vai trò của chợ
7.1. Khái niệm về chợ.
Khái niệm về chợ được bắt nguồn từ tiếng La tinh (mercatus): buôn
bán (theo nghĩa hẹp: địa điểm nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán). Hiện
có nhiều khái niệm về chợ, tùy theo lịch sử, tính chất hoạt động, quy mô kiến
trúc hoặc địa điểm của chợ mà người ta có thể có khái niệm về chợ khác
nhau.
- “Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa,
thực phẩm hàng ngày theo từng phiên nhất định (chợ phiên)...” [14].
- “Chợ là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư
được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
thương nghiệp” [10].
- “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát
triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch
đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu
vực dân cư” [11].
Từ những điểm chung của nhiều định nghĩa ta có thể rút ra kết luận:
Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang
tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông



-5-

người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu
cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo
các chu kỳ thời gian nhất định.
7.2. Một số thuật ngữ về chợ.
Mạng lưới chợ: Là tập hợp tất cả các chợ trên một địa bàn cố định, các
chợ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phát triển hay đi xuống
của bất cứ chợ nào trong mạng lưới chợ đều ảnh hưởng đến các chợ còn lại
trong hệ thống [7].
Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một hoặc một số
ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng (chợ hoa, chợ vải, chợ đồ điện tử, ...)
Loại chợ này thường có vai trò là chợ đầu mối [7].
Chợ truyền thống văn hóa: Là loại chợ đã có lịch sử hoặc được xây
dựng phát triển để kinh doanh các mặt hàng mang đặc trưng của địa phương
đồng thời có các hoạt động văn hóa khác, có mục đích quảng bá các giá trị
văn hóa truyền thống và thu hút du lịch [7].
Chợ dân sinh: Là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh các
mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày người dân [7].
Điểm họp như chợ: Là điểm họp chợ có quy mô số điểm kinh doanh từ
50 đến 100, phạm vi phục vụ về dân số, bán kính đều nhỏ hơn tiêu chuẩn thiết
kế chợ [7].
Tụ điểm kinh doanh: Là điểm mua bán hình thành tự phát do nhu cầu
mua, bán có quy mô dưới 50 điểm kinh doanh [7].
Kinh doanh hộ gia đình: Là kinh doanh, buôn bán tại nhà, không gian
hoạt động kinh doanh chung với không gian ở [7].
Chợ tạm: Là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên
cố hoặc bán kiên cố [7].



-6-

Chợ nông thôn: Là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là
nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nông thôn [7].
Ngoài ra còn một số định nghĩa mang tính dân gian về chợ theo các
khía cạnh khác nhau như: Chợ nổi (ở đồng bằng sông Cửu Long), chợ đêm,
chợ tình, chợ âm phủ, chợ phiên...
Phạm vi chợ: Là khu vực quy hoạch dành cho hoạt động chợ bao gồm
diện tích kinh doanh, dịch vụ (bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải
trí và các dịch vụ khác), phụ trợ, sân vườn và đường nội bộ của chợ [7].
Điểm kinh doanh của chủ hàng: Là tên gọi chung cho cửa hàng, quầy
hàng, sạp hàng, ki ốt của hộ kinh doanh được bố trí cố định trong phạm vi chợ
theo thiết kế xây dựng chợ [7].
Điểm kinh doanh đơn vị chuẩn: Là một đơn vị diện tích quy ước được
xác định là 3m2, gọi tắt là điểm kinh doanh (ĐKD) [7].
Tổng diện tích các ĐKD: Là tổng diện tích số điểm kinh doanh đơn vị
chuẩn (tương ứng với tiêu chí quy mô số ĐKD của chợ) [7].
Hộ kinh doanh: Cá nhân hay đơn vị có đăng ký kinh doanh tại chỗ [7].
Cụm bán hàng: Là tập hợp các điểm kinh doanh của chủ hàng được
giới hạn bởi các tuyến giao thông phụ [7].
Ki-ốt bán hàng: Tên gọi chung cho công trình kiến trúc nhỏ, còn gọi là
quán bán hàng, là điểm kinh doanh của chủ hàng, độc lập với nhà chợ chính
[7].
Diện tích giao thông mua hàng: Là diện tích đi lại, đứng xem, mua
hàng của khách trong diện tích kinh doanh (diện tích này không bao gồm diện
tích giao thông trong các cụm bán hàng của hộ kinh doanh) [7].
Diện tích kinh doanh: Là diện tích hoạt động mua bán hàng, bao gồm
cả diện tích kinh doanh trong nhà và diện tích kinh doanh ngoài trời [7].



-7-

Diện tích kinh doanh trong nhà: Là diện tích hoạt động mua bán hàng,
bao gồm diện tích các điểm kinh doanh của chủ hàng và diện tích giao thông
mua hàng cho khách, dành cho đối tượng kinh doanh thường xuyên [7].
Diện tích kinh doanh ngoài trời: Là diện tích mua bán tự do, bố trí
ngoài trời, trong sân chợ. Thường không phân chia cụ thể cho một chủ hàng
nào, dành cho đối tượng kinh doanh không thường xuyên [7].
Khu bán hàng: Là tập hợp các cụm bán hàng được giới hạn bởi các
tuyến giao thông chính [7].
Không gian tín ngưỡng: Là khu vực công cộng trong phạm vi chợ, chủ
yếu phục vụ các chủ kinh doanh thờ cúng, cầu may theo tín ngưỡng tôn giáo
[7].
Điểm tập kết tạm thời: Là điểm chứa rác tạm thời trong ngày của chợ
trước khi vận chuyển đến các bãi tập kết, hoặc xử lý rác [7].
Khu xử lý rác: Là thu gom rác có lắp thiết bị xử lý rác sơ bộ, để giữ vệ
sinh chung và vận chuyển được thuận tiện, nhanh chóng, hợp vệ sinh [7].


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



- 93 -

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận

Mạng lưới chợ nông thông trên địa bàn huyện Văn Lâm đã được hình
thành và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội qua một thời
gian dài. Các hoạt động thương mại của mạng lưới chợ truyền thống diễn ra
hết sức nhịp nhàng và ổn định. Mạng lưới chợ truyền thống có vai trò hết sức
quan trọng trong việc phục vu nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nông thôn, góp
phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển
của kinh tế xã hội, hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn huyện Văn Lâm
có những thay đổi sâu sắc. Bên cạnh những mặt tích cực, cũng đã xuất hiện
những bất cập không thể tránh khỏi cần phải giải quyết.
Hoạt động chợ là lĩnh vực hoạt động gắn với cơ chế thị trường, với
những quy luật riêng hết sức phức tạp và cũng rất chặt chẽ. Liên quan đến rất
nhiều lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa xã hội…
Do vậy khi nghiên cứu đề tài mạng lưới chợ, cần phải nghiên cứu một
cách tổng thể quá trình hình thành, những biến đổi đã và đang diễn ra đối với
mạng lưới chợ. Nghiên cứu những yếu tố tác động cũng như mối quan hệ hữu
cơ giữa các chợ trong mạng lưới chợ nông thôn. Từ đó tìm ra nguyên nhân, đề
xuất các giải pháp quy hoạch và quản lý mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn
huyện. Đồng thời rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc nghiên
cứu quy hoạch chợ và mạng lưới chợ đạt hiệu quả cao và bền vững.
Nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ
nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên như sau:

- Nghiên cứu lịch sử hình thành của chợ và mạng lưới chợ; Các yếu tố truyền
thống, văn hóa, xã hội của chợ; Nghiên cứu hiện trạng hoạt động, hiệu quả
hoạt động, những bất cập của hiện trạng mạng lưới chợ trên địa bàn huyện
Văn Lâm; Nghiên cứu hiện trạng cơ cở vật chất và tình hình đầu tư xây dựng


- 94 -

chợ; Nghiên cứu hiện trạng chợ ở nhiều khía cạnh khác như quy mô, mật độ
và phạm vi ảnh hưởng, vị trí và bán kính phục vụ, hình thức và tính chất kinh
doanh, hiện trạng lịch họp…
Phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả hoạt động chợ. Nêu lên những
hạn chế, bất cập cần khắc phục.
- Nghiên cứu quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn huyện Văn Lâm
căn cứ vào các cơ sở khao học như: điều kiện tự nhiên, xã hội; tình hình phát
triển kinh tế, các điều kiện về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Xem xét,
đánh giá phương án quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ noont hôn của sở
công thương tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu các văn bản pháp lý, các chủ trương
chính sách phát triển lĩnh vực thương mại nói chung, phát triển chợ nói riêng.
Đề xuất những nguyên tắc quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn.
Nghiên cứu hoạt động chợ nông thôn trong mối quan hệ giữa giá trị, chủng
loại mặt hàng với tần suất, số lượng người mua cùng với hệ thống bán buôn,
bán lẻ. Nghiên cứu hữu cơ giữa các chợ phiên trong vùng và sản phẩm hàng
hóa đặc trưng, truyền thống. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại chợ, giữa
các chợ cùng loại và vùng ảnh hưởng lẫn nhau.
- Đề xuất những giải pháp quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên
địa bàn huyện. Trên cơ sở hiện trạng, những định hướng và những dự báo
phát triển kinh tế xã hội, lựa chọn những khu vực cần thiết phải có chợ. Dự
kiến số lượng và vị trí chợ trong vùng, từ đó xây dựng được một mạng lưới
chợ nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lâm. Lựa chọn địa điểm và quy mô

cho từng chợ trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa vị trí, quy mô các điểm
dân cư quanh chợ và bán kính phục vụ của chợ trong phạm vi ảnh hưởng.
- Đề xuất giải pháp quản lý chợ nông thôn trên địa bàn huyện. Phân cấp quản
lý chợ nông thôn theo loại chợ; thống nhất quản lý và có cơ chế để quản lý


- 95 -

thống nhất. Tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo quản lý chặt chẽ đồng thời có sự
linh hoạt phù hợp với tính chất hoạt động chợ, phù hợp với cơ chế thị trường.
- Từ việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trên địa
bàn huyện Văn Lâm rút ra phương pháp chung cho việc lập quy hoạch xây
dựng mạng lưới chợ nông thôn và đánh giá những nội dung vơ bản của một
đồ án quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ nông thôn nói chung theo hướng
bền vững.
2. Kiến nghị
Để góp phần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng mạng
lưới chợ nông thôn, xin kiến nghị một số nội dung sau:
Kiến nghị về cơ chế chính sách:
- Về chính sách qua hoạch xây dựng mạng lướ I chợ nông thôn: Bổ sung,
chỉnh sửa các văn bản hướng dẫn về các nội dung, quy trình lập, phê duyệt
quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn phù hợp với các nội dung trên.
- Về chính sách huy động các nguồn lực đầu tư phát triển chợ: Bổ sung các
văn bản hướng dẫn theo hướng xã hội hóa đầu tư phát triển chợ, có sự tham
gia của nhiều công đồng.
Kiến nghị với các cấp chính quyền:
- Với chính phủ và các bộ, ngành: Ban hành các thông tư, nghị định. Tiêu
chuẩn, quy phạm về phát triển, đầu tư xây dựng, thiết kế chợ một cách đồng
bộ; khắc phục những bất cập nêu trên.
- Với UBND cấp tỉnh: Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế

hỗ trợ vốn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng,
quản lý chợ.
- Với UBND cấp huyện: Tổ chức lập quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ toàn
huyện, lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với quy
hoạch xây dựng nông thôn mới, điều chỉnh những địa điểm chợ chưa hợp lý.


- 96 -

Tổ chức, đôn đốc và hỗ trợ UBND cấp xã tổ chức bộ máy quản lý chợ; chủ
động tìm nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ.


×