Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CHẾ độ tài sản THEO THỎA THUẬN KHI kết hôn ở VIỆT NAM và một số nước TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU:
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THỎA THUẬN KHI KẾT HÔN Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và
gia đình.Sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình thành.
Do tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên
quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh
thương mại nên vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là sau
khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp của vợ
chồng có liên quan đến tài sản. Sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung, tài
sản riêng vợ chồng cùng những hạn chế trong việc qui định về chế độ tài sản vợ
chồng trong luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình nước ta ngày càng trở nên bất
cập. Một mặt, việc giải quyết các xung đột trên không thể đảm bảo được công
bằng, bình đẳng giữa các chủ thể (người vợ thường thiệt thòi về tài sản sau khi ly
hôn). Mặt khác, số lượng và độ phức tạp của các vụ việc liên quan đến tranh chấp
tài sản vợ chồng ngày càng gia tăng gây khó khăn và tốn kém cho ngành tư pháp 1.
Trước khi nghiên cứu giải pháp cho tình trạng trên thì việc làm rõ các khái niệm
chế độ tài sản vợ chồng và các hình thức là cần thiết.

1

Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong công tác xét
xử các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngày tòa án nhân dân số 01/BC-TANDTC ngày 15 tháng 01 năm 2013

1


Chế độ tài sản vợ chồng. Là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ


tài sản của vợ chồng, bao gồm các qui định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài
sản giữa vợ chồng. Tài sản được phân loại gồm : tài sản chung và tài sản riêng.
Với quan hệ tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo
tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với
tài sản2. Việc qui định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tùy
thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Riêng đối
với việc xác lập tài sản của vợ chồng, pháp luật hôn nhân gia đình nói chung qui
định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng : chế độ tài sản vợ
chồng theo pháp luật (chế độ hôn sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo
thỏa thuận (chế độ hôn sản ước định).
Chế độ tài sản theo pháp luật. Là việc pháp luật đề ra các hình thức xác lập và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ.
Chế độ tài sản theo thỏa thuận. Là việc vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận
cùng với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của
họ. Thỏa thuận này thường được thể hiện dưới dạng văn bản ( dưới nhiều tên gọi:
hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận trước hôn nhân...) Vợ chồng có
thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật qui định hoặc tự thiết lập
một chế độ riêng với điều kiện không trái với pháp luật.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều qui định hai cách thức xác lập quan hệ tài
sản trên. Trong trường hợp không có thỏa thuận của vợ chồng thì việc giải quyết
quan hệ tài sản của họ tuân theo pháp luật. Như vậy, chỉ khi không có thỏa thuận
của vợ chồng thì chế độ tài sản của họ mới theo sự điều chỉnh của pháp luật.Thực
tế cho thấy, việc qui định như vậy trước hết đảm bảo được quyền tự định đoạt của
cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, điều này còn cho phép vợ chồng có thể
2

Khoa luật ĐH Cần Thơ, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, tập 2


2


tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình; giảm, tránh những xung đột về tài sản sau
khi chia tay. Từ đó, góp phần làm giảm chi phí khi ly hôn và giúp tòa án xác định
tài sản riêng, chung dễ dàng và nhanh chóng hơn. Xét về góc độ kinh tế thì vợ
chồng được tự do thỏa thuận chế độ tài sản sẽ giúp họ giảm thiểu các rủi ro trong
kinh doanh, do đó tránh được tình trạng gia đình bấp bênh khi cả hai vợ chồng cùng
tham gia các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao.
Mặc dù việc thừa nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là cần thiết và đem
lại nhiều lợi ích nhưng Luật hôn nhân và gia đình 2000 chỉ qui định duy nhất một
chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật. Do đó, nghiên cứu tình hình xây dựng và
phát triển chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam và một
số nước trong khu vực cũng như trên thế giới (I), từ đó, tìm hiểu các qui định cụ thể
trong lĩnh vực này (II) là việc làm hết sức cần thiết hiện nay. Kinh nghiệm của các
nước đã thừa nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là bài học quí báu cho
nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật
hôn nhân và gia đình được trình xin ý kiến Quốc Hội.
I. Tình hình phát triển chế độ tài sản theo thỏa thuận khi kết hôn ở Việt Nam
và một số nước trên thế giới
Phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều qui định cả hai chế độ
tài sản vợ chồng: theo pháp luật và theo thỏa thuận, tiêu biểu có Hoa kỳ và Pháp.
Trong khi đó, một số quốc gia xã hội chủ nghĩa như Bulgari, Hungari, Roumani,
Tiệp Khắc, Việt Nam, ngoài ra còn có Argentina và một số bang ở Mehico còn duy
trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng 3. Trong khu vực, Trung
Quốc trước đây không có qui định chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, nay đã
công nhận chế độ này. Nhật bản vốn là quốc gia nặng về truyền thống cộng đồng và
gia đình cũng đã có qui định về thỏa thuân vợ chồng đối với tài sản. Trên thực tế,
3


Ths Bùi Minh Hồng, Quyền tài sản vợ chồng là quyền gắn với nhân thân vợ chồng vì vậy cần phải để cho chính họ
cùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn một hình thức thực hiện hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và gia đình,
Khoa luật, Đại học luật Hà Nội.

3


việc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận ở Việt Nam đã được tiến hành
trong khoảng thời gian khá dài trước khi đất nước thống nhất. Sau năm 1975, qui
định này không còn nữa, chúng ta chỉ áp dụng duy nhất chế độ theo pháp luật cho
đến nay.
1. Việc thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận khi kết hôn trong pháp luật
Việt Nam
1.1. Giai đoạn trước khi thống nhất đất nước
Quyền tự do lập hôn ước trong Bộ luật dân sự Pháp đã được sao chép lại trong bộ
luật dân sự hai miều Bắc và Trung nước ta trong khoảng thời gian nước này đô hộ.
Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này lại chỉ qui đinh chế độ chung cho những vợ chồng
lập hôn ước mà không qui định vợ chồng có thể tự thỏa thuận lựa chọn 4. Khi hai
miền chia cắt, Luật hôn nhân gia đình 1959 ở miền Bắc xóa bỏ quyền tự do lập hôn
ước và chỉ qui định duy nhất một chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Trong khi đó,
ở miền Nam, sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản được công nhận lần lượt
tại các văn bản như Luật gia đình ngày 02 tháng 1 năm 1959, Luật 15/64 ngày 23
tháng 7 năm 1964 và Bộ dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972. Theo đó, vợ chồng
có thể tự do lập hôn ước tùy ý muốn và chỉ những trường hợp vợ chồng không có
hôn ước mới áp dụng chế độ tài sản chung vợ chồng theo luật định. Tuy không có
sự thống nhất giữa hai miền trong qui định pháp luật thời kỳ này nhưng nhìn chung,
khái niệm về hôn ước và quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng đã được thừa nhận
từ khá sớm và duy trì trong thời gian dài ở Việt nam. Sau khi bị xóa bỏ năm 1958 ở
miền Bắc, qui định này tiếp tục được thừa nhận và áp dụng ở miền Nam trong
khoảng thời gian gần 20 năm từ năm 1959 đến ngày 25-3-1977. Như vậy, xét về

mặt lịch sử thì đây không phải là vấn đề mới ở Việt Nam5.
1.2. Giai đoạn sau khi thống nhất đất nước

4
5

Bùi Tường Chiểu, Dân luật, Cuốn II,1975
Phương Thảo, Hợp đồng hôn nhân là công bằng và tiến bộ trên

4


Sau khi thống nhất hai miền, Luật hôn nhân và gia đình 1986 và Luật hôn nhân và
gia đình 2000 lần lượt được ban hành nhằm khắc phục những nhược điểm và hạn
chế của bộ luật trước. Đáng tiếc là qui định về quyền tự do lập hôn ước không được
khôi phục lại trong hai văn bản này. Các nhà lập pháp đã cho rằng chỉ chế độ tài sản
vợ chồng theo pháp luật là hợp pháp và được công nhận. Do đó, mọi thỏa thuận của
vợ chồng về khối tài sản của họ đều bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên, chúng ta lại tìm
thấy mầm mống của việc thừa nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản của họ
trong Nghị định số 70 của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết
thi hành Luật HN-GĐ năm 2000. Cụ thể là trong trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có qui định “thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”
(khoản 2, điều 8). Điều 9, 10 tiếp tục qui định về khả năng khôi phục chế độ tài sản
chung vợ chồng. Các qui định này tuy mâu thuẫn với một số qui định của Luật hôn
nhân và gia đình 2000 nhưng lại cho thấy ý tưởng của nhà lập pháp trong việc thừa
nhận sự thỏa thuận của vợ chồng đối với khối tài sản của họ.
Như vậy, mặc dù qui định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp
luật hôn nhân và gia đình không được duy trì cho đến nay ở nước ta nhưng ý tưởng

khôi phục lại nguyên tắc trên đã được bàn bạc và cân nhắc trong thời gian gần đây.
Sự cần thiết và tính cấp thiết của việc luật hóa qui định này ở nước ta càng rõ ràng
hơn khi mà các nước trong khu vực và hầu hết các quốc gia có nền lập pháp tiên
tiến trên thế giới đều đã thừa nhận và áp dụng.
2. Việc thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận khi kết hôn trong pháp luật
một số nước trên thế giới
2.1. Trung Quốc6

6

Tham khảo Zhang Xian Chu, Prenuptial Agreement in China trên

5


Trước khi ban hành Luật hôn nhân 2001, hôn ước không được công nhận ở Trung
Quốc. Theo qui định của luật cũ thì mọi tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân đều thuộc sở hữu chung theo pháp luật. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền
kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng của cải cá nhân cũng như mức độ phức tạp
ngày càng tăng của vấn liên quan đến của cải có được từ quyền sở hữu trí tuệ và
quyền sở hữu đối với cổ phần và phần vốn góp mà việc thay đổi qui định pháp luật
trở nên cần thiết ở nước này. Năm 2001, Luật hôn nhân Trung Quốc bổ sung qui
định mới liên quan đến tiền hôn nhân hay hôn ước. Điều 17 của luật này giữ
nguyên qui định của luật cũ rằng tất cả thu nhập kiếm được và tài sản của các bên
được coi là tài sản chung ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (điều
19).Cụ thể, điều 19 qui định: vợ hoặc chồng có thể, bằng thỏa thuận, ước định tài
sản của mỗi bên trước và sau hôn nhân. Hơn nữa, thỏa thuận này có thể qui định
chế độ sở hữu tài sản, hoặc là sở hữu chung toàn bộ, hoặc là sở hữu chung một
phần hoặc là sở hữu riêng. Tất cả những thỏa thuận này đều phải được thể hiện
bằng văn bản. Nếu thỏa thuận này không rõ ràng hoặc thiếu thì qui định về chế độ

sở hữu vợ chồng theo pháp luật được áp dụng.
Từ khi được công nhận, hôn ước ngày nay trở nên rất phổ biến ở những thành phố
lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Chúng
được biết đến như một chứng nhận tài sản trước hôn nhân. Tuy nhiên, điều này
không phổ biến ở khu vực nông thôn và ở thế hệ lớn tuổi. Tranh chấp được xử lý
trong phạm vi gia đình hoặc rộng hơn, giá trị truyền thống gia đình và cộng đồng
hãy còn tồn tại trong khi xu hướng độc lập về tài chính và tự bảo vệ đã bắt đầu ở
Trung Quốc. Mặc dù việc sử dụng hôn ước đã trở thành trào lưu và chính phủ cũng
muốn luật hóa lựa chọn này nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc đã gặp phải một số
vấn đề trong khi thi hành qui định của điều 19. Một mặt, nước này không có hướng
dẫn cụ thể và thiếu thống nhất trong cách giải thích pháp luật. Mặt khác, người dân
thường tự cho rằng có thể thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến tài chính mà thực sự
không dự đoán được tài sản sẽ thay đổi như thế nào nhất là trong trường hợp
6


chuyển nhượng cổ phần. Do đó, vấn đề đặt ra là phải làm rõ được tài sản nào là đối
tượng của hôn ước, đối tượng của việc phân chia khi ly hôn, trong trường hợp phân
chia thì theo tỷ lệ nào và cách thức nào.
2.2. Nhật Bản7
Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình đẳng
giới. Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới được ghi nhận khoảng 100
năm trước vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện nay Nhật Bản cũng
chỉ cho phép phụ nữ được tái giá sau 6 tháng kể từ ngày cuộc hôn nhân trước của
họ chấm dứt và người vợ khi kết hôn thì phải mang họ chồng, luật dân sự ở Nhật
Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc cái cách Minh Trị 1868. Hôn
ước hay phần lớn những qui định trong bộ luật dân sự Nhật Bản thường do được
học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp, tuy nhiên đó là sự cấy ghép có chọn lọc chứ
không phải là sự sao chép như trong dân luật Việt Nam thời kì Pháp thuộc, nó thể
hiện ở những nét đặc trưng riêng trong qui định về hôn ước ở Nhật Bản.

Về hình thức, không giống như pháp luật các quốc gia khác, Nhật Bản có riêng
một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng kí hôn
ước (Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này được dịch theo các cách khác nhau:
“Family Registration Act” hay “Matrimonial property agreement Registration Act”
nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng kí hôn ước và hình thức của
hôn ước).Về nội dung, nội dung của của hôn ước được qui định trong bộ luật dân
sự (Civil Code) Điều 755 Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn
ước của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được
tuân theo các qui định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp đồng qui
định trước về tài sản của họ trước khi đăng kí kết hôn. Luật cũng qui định: Nếu vợ
chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó qui định khác với chế độ tài sản
7

Tham khảo Dương Hồng Quang, Chế định hôn ước trên thế giới, trên
Ths Nguyễn Hồng Hải, Khoa luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội, Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn
nhân và gia đình của một số nước trên thế giới.

7


pháp định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của
vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng kí trước khi đăng kí kết hôn
2.3. Hoa Kỳ8
Có thể nói rằng không có ở một quốc gia nào mà vấn đề lập hôn ước lại trở nên
phổ biến như ở Hoa Kì. Ở Hoa Kì, những người có mức sống cao hoặc những
người thừa kế giàu có thường gặp rất nhiều phiền toái với vợ/chồng cũ của mình
cũng như luật sư của cô/anh ta trong suốt thời kì giải quyết việc li hôn. Thêm vào
đó, những luật sư làm về luật gia đình đặc biệt là giải quyết các vụ li hôn thường có
thu nhập rất cao, tổng phí phải chi trả cho một vụ li hôn thường không dưới
150.000 USD. Ngoài hôn ước (prenuptial agreement), Hoa Kì còn cho phép các cặp

vợ chồng lập một thỏa thuận tương tự như hôn ước trong thời kì hôn nhân
(postnuptial agreement tạm dịch là hậu hôn ước). Trong suốt thế kỉ 18 thì thông luật
(common law) không cho phép vợ chồng lập hôn ước bởi vì họ cho rằng khi hai
người kết hôn thì họ đã hòa làm một và không thể có giao dịch khi chỉ có một chủ
thể, một lí do nữa là một người phụ nữ đã có chồng thì họ không được phép tham
gia kí kết các hợp đồng trừ khi đã li thân. Đến khoảng giữa thế kỉ 19 thì một số án
lệ ở Hoa Kì đã cho phép sự tồn tại của hôn ước, đến tháng 7 năm 1983 một đạo luật
về hôn ước (Uniform premarital agreement Act gọi tắt là UPAA) đã được ban hành
dựa trên kết quả của các án lệ, UPAA được chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kì,
một số bang còn lại có những qui định khác hay đặc biệt hơn so với UPAA.
2.4. Công Hòa Pháp9
Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân bắt nguồn từ việc thực
hiện nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã được thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI,
khi mà những quan hệ kinh tế, thương mại phát triển mạnh. Từ thời kỳ đó, luật
8

Tham khảo Dương Hồng Quang, Chế định hôn ước trên thế giới, trên

9

Tham khảo Ths Bùi Minh Hồng, Khoa luật dân sự, ĐH luật Hà Nội Quyền tài sản của vợ chồng là quyền gắn với
nhân thân vợ chồng, vì vậy cần phải để cho chính họ cùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn một hình thức thực
hiện hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và cho gia đình.

8


pháp và tập quán đã thừa nhận những sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, như là một quyền tự do cá nhân. Bộ luật dân
sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này và duy trì nguyên tắc không thay đổi những

thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn sản[5].
Đạo luật ngày 13 tháng 7 năm 1965 về cải cách chế độ tài sản của vợ chồng đã
hủy bỏ nguyên tắc này vì cho rằng nó hạn chế quyền quyết định của vợ chồng về
chế độ tài sản. Hiện nay, nguyên tắc vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài
sản được khẳng định ngay trong quy định đầu tiên của phần những quy định chung
của Bộ luật dân sự về các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 quy định: «Luật
pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng, mà
vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó
không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây».
Thực tế, nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ
chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và các chế độ tài sản ước định. Dưới ảnh
hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản
pháp định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên, trái lại, nó chỉ là một
chế độ tùy nghi (facultatif). Những người kết hôn hoàn toàn có quyền tự do thỏa
thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thỏa thuận
về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được áp dụng. Mặt khác,
nguyên tắc tự do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng còn giữ hiệu lực ngay
cả trong những trường hợp chế độ tài sản đã được xác định, bằng việc vợ chồng có
quyền thỏa thuận thay đổi. Sự thay đổi này có thể được thực hiện trước khi kết hôn
hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của điều 1394 BLDS, những thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được tiến hành với sự tham gia của công
chứng viên, theo những thể thức nhất định.

9


II. Các qui định cụ thể về chế độ tài sản theo thỏa thuận khi kết hôn ở một số
nước trên thế giới
Cùng với những qui định công nhận quyền tự do định đoạt của vợ chồng đối với
tài sản (chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận) thì pháp luật các nước còn có các

qui định cụ thể khác qui định hình thức, nội dung và cả điều kiện thay đổi,chấm dứt
thỏa thuận này.
1. Các qui định về hình thức và nội dung của thỏa thuận
1.1. Các qui định về hình thức thỏa thuận
Có rất nhiều cách gọi khác nhau thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản.
Dù tồn tại dưới tên nào : hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận tài sản
của vợ chồng thì nhìn chung hầu hết các quốc gia đều qui định thỏa thuận của vợ
chồng phải được viết thành văn bản và có chữ ký của hai bên. Điều này thể hiện sự
tự nguyện và ý chí của họ khi thỏa thuận vấn đề liên quan. Nếu như ở Hoa Kỳ,
quyền tự do định đoạt tài sản cá nhân được đề cao nên hôn ước chỉ cần lập thành
văn bản và có chữ ký của hai bên thì sẽ có hiệu lực mà không cần bất kỳ một xe m
xét nào ( UPAA, các điều 52B-2 và 52B-3) thì Trung Quốc, điều này chưa đủ, văn
bản đó cần phải được công chứng để có thể phát huy hiệu lực. Tương tự như vậy,
hôn ước ở Nhật bản được xác lập ngay trước khi kết hôn. Việc xác lập hôn ước và
hình thức của loại giấy tờ này được tiến hành cùng với thủ tục xin đăng ký kết
hôn.Hôn ước được lập phải được đem đến phòng tư pháp nơi có địa chỉ thường trú
của bên còn lại có thẩm quyền đối với việc đăng ký kết hôn. Cơ quan này sau đó sẽ
cung cấp cho người đó một tờ chứng nhận đăng ký và giấy tờ này sẽ được nộp cùng
với những tài liệu như hộ khẩu thường trú, giấy tờ chứng minh tình trạng độc thân,
giấy tờ chứng minh không phải là người nhật (đối với người nước ngoài) để làm
thủ tục đăng ký kết hôn. Ở Pháp, hôn ước phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và
phải được lập ra trước khi kết hôn. Về hình thức, nó phải được lập bằng văn bản
trước mặt công chứng viên với sự có mặt và thỏa thuận chung của cả hai bên hoặc
người được ủy quyền. Khi lập hôn ước công chứng viên cấp cho các bên giấy
10


chứng nhận có ghi rõ họ tên, nơi cư trú của công chứng viên, tư cách và nơi ở của
các bên kết hôn, ngày lập hôn ước, trong giấy chứng nhận cũng phải ghi rõ là phải
nộp giấy này cho viên chức hộ tịch trước khi đăng kí kết hôn. Để đảm bảo quyền

lợi cho người thứ ba trong giao dịch với vợ chồng, việc lập hôn ước có thể được ghi
trong giấy đăng kí kết hôn hoặc ghi rõ trong các văn bản giao dịch với người thứ ba
nếu không thì với người thứ ba vợ chồng được coi như là kết hôn theo chế độ pháp
lí chung.
Như vậy, ngoài hình thức văn bản bắt buộc và chữ ký hợp lệ của các bên thì luật
pháp các nước ràng buộc thêm điều kiện có công chứng viên hoặc được xác nhận
bởi cơ quan có thẩm quyền đối với hôn ước. Việc qui định như vậy làm tăng thêm
tính chặt chẽ của hôn ước và giúp chúng ta kiểm soát được tính xác thực và tự
nguyện của các hôn ước, tránh những xung đột, tranh chấp liên quan đến hôn ước
sau này.
1.2. Các qui định về nội dung của thỏa thuận
Nhìn chung, khi chấp nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, nhà làm luật
thường chỉ qui định chặt chẽ mặt hình thức, phần nội dung do vợ chồng tự do lựa
chọn miễn là không trái với qui định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật các nước
vẫn để một số điều khoản qui định nội dung của hôn ước để làm cơ sở cho vợ
chồng thực hiện. Không có ràng buộc về mặt thủ tục chặt chẽ như các nước khác
nhưng Hoa Kỳ lại có qui định về nội dung rất rõ ràng. Pháp luật nước này đề cập
đến 8 nội dung cần có trong hôn ước bao gồm: (1) quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
đối với bất kỳ tài sản của riêng từng người và của chung, thu được hoặc có sẵn; (2)
quyền mua bán, sử dung, trao đổi, từ bỏ, cho thuê, tiêu thụ, mở rộng và bảo mật
trong việc thế chấp, quản lý hoặc kiểm soát tài sản;(3) định đoạt tài sản khi chia,
kết thúc hôn nhân, chết, hoặc sự kiện nào khác, (4) việc sửa đổi hay loại bỏ hỗ trợ
giữa vợ chồng, (5) sự thể hiện ý chí, niềm tin và các hành động khác để thực hiện
các điều khoản của thỏa thuận, (6) các quyền sở hữu và định đoạt từ bảo hiểm sau
khi chết, (7) lựa chon luật điều chỉnh việc thỏa thuận hôn ước, (8) các vấn đề khác
11


bao gồm quyền nghĩa vụ của cá nhân không vi phạm chính sách công cộng hoặc
hình sự. Ở Trung Quốc, phần nội dung không được làm rõ, nhà làm luật chỉ khuyến

khích hai bên làm rõ thời điểm thực hiện, tài sản thuộc sở hữu của bên nào, trong
trường hợp phân chia thì phân chia theo tỷ lệ nào và cách thức ra sao. Điều này xảy
ra tương tự ở Nhật Bản. Trong khi đó, CH Pháp là quốc gia có những qui định chặt
chẽ cả về hình thức và nội dung. Theo họ, điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của
người thứ ba, trật tự xã hội cũng như của chính người vợ hoặc người chồng. Liên
quan đến nội dung của hôn ước, pháp luật CH Pháp cho phép vợ chồng lựa chọn
chế độ tài sản chung và chế độ tài sản riêng. Trong đó, các chế độ tài sản chung
được dự liệu bao gồm: chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ cộng đồng động sản và
tạo sản. Chế độ cộng đồng toàn sản: nếu vợ chồng thỏa thuận chọn chế độ cộng
đồng toàn sản: tất cả tài sản của vợ chồng sẽ có và hiện có (bao gồm cả tài sản của
riêng vợ hoặc chồng trước thời kì hôn nhân) sẽ thuộc khối tài sản qui định tại Điều
1404 (đồ dùng, tư trang cá nhân…) Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: về cơ
bản sẽ gần giống với chế độ tài sản pháp định nhưng cũng có một số điểm khác
biệt, ví dụ như: vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản không đều
nhau, về việc trích khấu tài sản có bồi thường. Đối với chế độ tài sản riêng, vợ
chồng có thể thỏa thuận lựa chọn giữa chế độ biệt sản và chế độ tài sản riêng tương
đối. Nếu lựa chọn chế độ biệt sản, vợ chồng không có tài sản cộng đồng, mỗi bên
giữ quyền quản lí, hưởng dụng và định đoạt đối với khối tài sản thuộc về mình.
Mỗi bên vợ, chồng chịu trách nhiệm về những khoản nợ riêng và có nghĩa vụ đóng
góp vào nhu cầu chung của gia đình. Việc thực hiện theo thoả thuận hoặc theo qui
định của pháp luật. Trong quan hệ với người thứ ba vợ chồng có thể dùng mọi cách
để chứng minh rằng mọi tài sản thuộc về mình. Chế độ tài sản riêng tương đối được
coi là một chế độ tài sản hỗn hợp: tách riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân và cộng
đồng tài sản khi chấm dứt hôn nhân. Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng thực hiện
chế độ tách riêng tài sản, mỗi bên giữ một phần tài sản riêng và quyền quản lí,
hưởng dụng và định đoạt. Vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ
12


riêng bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi chấm dứt hôn nhân, mỗi bên được

hưởng một nửa những tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân mà hiện còn.
Ngoài những qui định chung trên, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng là
doanh nhân, pháp luật có những yêu cầu mang tính đặc thù đối với việc sản xuất
kinh doanh. Có thể thấy, so với qui định của các nước trên, qui định của CH Pháp
đơn giản và ít phức tạp hơn. Vợ chồng không phải xác định đâu là tài sản riêng, đâu
là tài sản chung và việc chuyển hóa của khối tài sản này. Qui định như vậy vừa chặt
chẽ, vừa cô đọng, súc tích, vừa giúp vợ chồng tránh được những khó khăn khi soạn
thảo hôn ước. Đây thực sự là kinh nghiệm quí báu cho Việt Nam trong việc xây
dựng các qui định liên quan đến hôn ước.
2. Các qui định về việc thay đổi thỏa thuận tài sản của vợ chồng
Khi thỏa thuận của vợ chồng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về hình thức và nội
dung, văn bản này được coi là có hiệu lực pháp luật và không bị tuyên bố vô hiệu.
Tuy nhiên, do thỏa thuận về tài sản còn có ảnh hưởng tới bên thứ ba nên việc thay
đổi văn bản này cũng cần được luật hóa rõ ràng. Pháp luật các nước đã công nhận
chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận đều có những qui định về việc chấm dưt,
thay đổi thỏa thuận tài sản của vợ chồng. Ở Pháp, hôn ước có thể được sửa đổi
trước hoặc sau khi kết hôn. Trước khi kết hôn, việc sửa đổi thỏa thuận về tài sản vợ
chồng trước khi kết hôn phải do hai người nam nữ thỏa thuận, việc thỏa thuận này
phải có mặt của các bên tham gia hợp đồng và người được ủy quyền. Bản hôn ước
đã sửa đổi cũng phải đảm bảo những yêu cầu về hình thức cũng như đảm bảo
quyền lợi cho người thứ ba như bản hôn ước đã lập ban đầu. Sau khi kết hôn, sửa
đổi chỉ được tiến hành sau khoảng thời gian 2 năm theo qui định của điều 1397
Luật dân sự CH Pháp, cụ thể: sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân
theo thỏa thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể, vì lợi ích của gia đình, xin
sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư
có chưng thực của công chứng viên và được Tòa án nơi cư trú phê chuẩn.Như vậy,
13


việc sửa đổi ngoài việc tuân thủ điều kiện về thời gian thì vẫn phải tuân thủ điều

kiện về thể thức và thủ tục xác nhận như đã làm với bản hôn ước ban đầu 10. Khác
với Pháp, Nhật Bản chưa có những qui định chặt chẽ về vấn đề này. Điều 758 và
759 Luật dân sự Nhật bản chỉ qui định việc thay đổi nhưng căn cứ xác định tài sản
của vợ chồng trong hôn nước có thể được tiến hành cho phù hợp với thực tế tạo lập,
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng. Nhìn chung, hôn ước không
được thay đổi trong thời kỳ hôn nhân trừ khi có hành vi phá hoại hoặc không thực
hiện tốt vai trò quản lý từ một bên. Vấn đề này phải được bên kia yêu cầu lên tòa án
và tòa án có thẩm quyền là tòa án riêng biệt 11. Đối với Hoa Kỳ thì qui định về thay
đổi và chấm dứt hôn ước có sự khác nhau giữa pháp luật liên bang và các bang.
Theo luật liên bang, sau khi kết hôn, hôn ước có thể được các bên sửa đổi bằng
cách lập thêm một văn bản khác và kí tên vào đó, sự sửa đổi này không cần thêm
một sự xem xét nào cả. Tuy nhiên theo luật một số bang, hôn ước còn có thể tự
động hết hiệu lực sau 7 năm áp dụng hoặc sau khi đứa con đầu tiên ra đời, hay hôn
ước chỉ được sửa đổi sau 1,5 năm áp dụng12.
KẾT LUẬN
Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hay thường được biết đến với khái niệm
hôn ước đã được thừa nhận rộng rãi và áp dụng ở khắp các nước trên thế giới. Nếu
như khái niệm này đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu ở các nước phát triển như
Mỹ, Pháp và một số nước Châu Âu khác thì một số quốc gia trong khu vực Châu
Á, tuy có lịch sử phát triển và hình thành ít lâu đời hơn, đã có các qui định chặt chẽ
đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận này.Pháp luật hôn nhân gia đình các nước:
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines, Singapo, Thái
Lan, Đài Loan, Hồng Kong đều ghi nhận hai chế độ tài sản vợ chồng: theo thỏa
thuận và theo pháp luật. Trong đó, thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản được
10

Luật dân sự CH Pháp
Luật dân sự Nhật Bản
12
Luật liên bang và một số bang ở Hoa Kỳ

11

14


khuyến khích, chế độ tài sản theo pháp luật chỉ áp dụng khi vợ chồng không có
thỏa thuận. Xét về các điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa và xã hội thì chúng ta
không hề thua kém các nước khác trong khu vực về mặt kinh tế, lại có sự gần gũi
về mặt địa lý cũng như văn hóa xã hội. Mặc dù trước đây, họ cũng khá dè dặt với
khái niệm hôn ước do lo ngại sự tự chủ vợ chồng đe dọa tính cộng đồng và gia đình
truyền thống ở Châu Á, ngày nay việc sử dụng hôn ước đã trở thành trào lưu, các
qui định của pháp luật điều chỉnh vấn đề liên quan vì thế cũng phát triển. Quả thực,
việc chấp nhận thỏa thuận vợ chồng đối với tài sản thể hiện sự tiến bộ và văn minh
của xã hội. Cũng như các nước khác trong khu vực, quyền tự định đoạt đối với tài
sản cá nhân là quyền hiến định ở nước ta. Do đó, không có lý do gì vợ chồng mất đi
quyền cơ bản của mỗi cá nhân khi quyết định kết hôn với nhau. Hơn nữa, sự thừa
nhận này vốn đã được biết đến và khá phổ biến ở nước ta trong quá khứ. Vì vậy,
chúng ta sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi tiến hành việc bổ sung chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuân bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật.
Thêm vào đó, bài học kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng và phát triển
các qui định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận vô cùng hữu ích đối với
chúng ta hiên nay. Qua nghiên cứu bốn quốc gia tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy
rằng, bốn quốc gia này cũng như hầu hết các quốc gia khác đều đặt chế độ tài sản
vợ chồng theo thỏa thuận ở vị trí ưu tiên hơn so với chế độ còn lại. Điều đó có
nghĩa là quyền tự do và bình đẳng của các bên được tôn trọng một cách tối đa. Pháp
luật các nước đều có một đến hai điều luật khẳng định sự công nhận và khuyến
khích đối với chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận. Sau đó, là các qui định cụ
thể về hình thức, nội dung và điều kiện thay đổi, chấm dứt. Nếu như ở Hoa Kỳ,
việc đề cao quyền này dẫn đến qui định của pháp luật liên quan đến hôn ước có
phần thiếu chặt chẽ hơn thì ở Pháp, Nhật, Trung Quốc, thỏa thuận của vợ chồng

ngoài việc thỏa mãn điều kiện về hình thức văn bản thì còn phải có xác nhận của
bên thứ ba. Ở Trung Quốc và Pháp là công chức viên, trong khi ở Nhật Bản, hôn
ước phải được xác nhân bởi cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng ký kết hôn. Về
15


mặt nội dung, nếu như ở Pháp không qui định cụ thể nội dung của hôn ước mà đưa
ra các chế độ tài sản để các bên lựa chọn thì các quốc gia còn lại có những qui định
tiểu tiết hơn về nội dung hôn ước như xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản
nào là tài sản riêng và sự thay đổi của chúng ra sao. Bên cạnh việc đưa ra các qui
định về điều kiện hình thức và nội dung, pháp luật các nước còn dự liệu điều kiện
của việc thay đổi như thời gian để có thể thay đổi, nội dung và hình thức thay đổi.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2001
2. Nghị định số 70 của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi
hành Luật HN-GĐ năm 2000.
3. Luật gia đình Trung Quốc
4. Luật dân sự Pháp
5. Luật hôn nhân và gia đình Pháp
6. Luật gia đình Nhật Bản
7. Đạo luật về đăng ký kết hôn Nhật Bản
8. Đạo luật về hôn ước Hoa Kỳ
9. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 trong công tác xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình của
ngày tòa án nhân dân số 01/BC-TANDTC ngày 15 tháng 01 năm 2013
10. Khoa luật ĐH Cần Thơ, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, tập 2

11. Ths Bùi Minh Hồng, Quyền tài sản vợ chồng là quyền gắn với nhân thân vợ
chồng vì vậy cần phải để cho chính họ cùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn
một hình thức thực hiện hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và gia đình, Khoa luật,
Đại học luật Hà Nội.
12. Bùi Tường Chiểu, Dân luật, Cuốn II,1975
13 Phương Thảo, Hợp đồng hôn nhân là công bằng và tiến bộ trên

14. Zhang Xian Chu, Prenuptial Agreement in China trên
15 Dương Hồng Quang, Chế định hôn ước trên thế giới, trên

16. Ths Nguyễn Hồng Hải, Khoa luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội, Khái quát tài sản
của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới.
17. />17


18. />
18



×