Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHÒNG TRÁNH táo bón KHI MANG bầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.5 KB, 3 trang )

PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN KHI MANG BẦU
Nghén không sợ - đẻ đau không sợ, nhưng các mẹ bầu có 1 nỗi kinh hoàng mang
tên " TÁO BÓN" ^^
� NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN MẸ BẦU BỊ TÁO BÓN
Thông thường, chúng ta có thể bị táo bón do lo lắng, sợ hãi, không tập thể thao,
chế độ ăn ít chất xơ. Tuy nhiên, khi mang bầu thì hormone progesterone trong cơ
thể mẹ sẽ tăng lên. Hóc môn này chịu trách nhiệm làm các cơ bôi trơn khắp cơ thể
thư giãn, bao gồm cả đường tiêu hóa. Vì thế, thức ăn sẽ đi qua ruột chậm hơn. Vào
thời kì cuối khi mang thai, vấn đề này có thể tồi tệ hơn vì tử cung sẽ chèn vào trực
tràng.
Một nguyên nhân nữa khiến các mẹ bị táo bón là do bổ sung sắt ở liều lượng quá
cao hoặc việc lựa chọn viên sắt không thích hợp, hàm lượng sắt vô cơ nhiều gây
phản ứng ở đường tiêu hóa dẫn tới sắt không được hấp thụ mà đào thải phần lớn
qua đường tiêu hóa và dẫn tới táo bón thai kỳ.
Mẹ cũng lưu ý việc sử dụng sắt nên theo đúng khuyến cáo của WHO. Hàm lượng
sắt theo khuyến cáo của WHO là 30-60mg nên các mẹ nên lưu ý đọc thành phần
trên nhãn trước khi uống để không bị quá nhiều nhé.
�TÁO BÓN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG, CÓ NGUY HIỂM
KHÔNG?
Thông thường, táo bón không gây ảnh hưởng gì đến em bé, tuy nhiên đôi khi táo
bón có thể là triệu chứng của một vấn đề khác. Nếu mẹ bị táo nghiêm trọng kèm
đau bụng, tiêu chảy hoặc đi ngoài kèm máu và chất nhầy thì nên gọi bác sĩ ngay.
�CÁCH ĐỂ GIẢM TÁO BÓN AN TOÀN CHO MẸ BẦU
�Ăn những thức ăn giàu chất xơ, bao gồm ngũ cốc và bánh mì nguyên cám, gạo


lứt, đậu, hoa quả và rau tươi hàng ngày, đảm bảo khoảng 25-30 gram thức ăn giàu
chất xơ hàng ngày. Mẹ có thể bổ sung thêm cám mì chưa chế biến (ở Việt Nam
chưa thấy bán, mẹ có thể nhờ ai đó mua ở nước ngoài, từ khóa để tìm kiếm là
Unprocessed wheat bran, có bán ở những cửa hàng thực phẩm sức khỏe). Mỗi sáng
cho một hai thìa phở cám vào ngũ cốc để ăn sáng, vài ngày sau sẽ thấy đỡ táo bón


hơn.
�Uống đủ nước, cố gắng khoảng 10 cốc (2 lít) mỗi ngày hoặc cho đến khi mẹ
thấy nước tiểu của mình có vàng nhạt. Mẹ cũng nên cố gắng uống 1 cốc nước hoa
quả mỗi ngày, đặc biệt là nước ép mận có thể sẽ dễ chịu hơn. Một số mẹ có thể dễ
chịu hơn nếu uống 1 cốc nước ấm hoặc nước ấm có vài lát chanh ngay khi thức dậy
mỗi sáng.
�Tập thể thao: đi bộ, yoga, bơi, đạp xe… đều giúp đỡ ruột hoạt động hiệu quả
hơn và sẽ đỡ táo bón hơn. Mẹ cũng có thể tập các động tác Kegel để giúp vùng
xương chậu hoạt động tốt hơn, vừa đỡ táo bón, vừa chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp
tới.
�Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào cùng một thời điểm, tốt nhất là sau khi
ăn để cơ thể có thói quen poo poo tốt hơn.
�Ăn các loại thức ăn giàu chất sắt như thịt bò, hàu, sò, tôm, gà, rau chân vịt, cải
xoăn, cà chua, súp lơ xanh, khoai lang, củ cải đường, dâu, dưa hấu, đào… Cố gắng
bổ sung sắt bằng cách tự nhiên thông qua ăn uống.
�Nếu tình trạng quá nghiêm trọng và tất cả các cách trên không có tác dụng, hãy
hỏi ý kiến bác sĩ để uống viên bổ sung chất xơ hoặc thuốc làm mềm phân.
�Không ăn quá nhiều một bữa, ăn nhiều bữa nhỏ để đỡ đầy hơi và hệ tiêu hóa
không phải làm việc quá sức thì cũng sẽ đỡ táo hơn
�Ăn sữa chua lợi khuẩn hoặc những loại thức ăn có bổ sung lợi khuẩn để giúp
quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn
�Mỗi lần đi vệ sinh hãy cố gắng đừng rặn mạnh, sau khi đi xong vệ sinh sạch sẽ


từ trước ra sau bằng giấy ướt loại của trẻ em hoặc dùng nước chanh. Nếu dùng giấy
vệ sinh, hãy chọn loại thật mềm và không có nếp nhăn trên giấy. Nếu hậu môn bị
đau sau khi đi vệ sinh, khi tắm hãy ngâm người trong nước ấm, có thể thêm baking
soda vào nước để giảm ngứa nếu bạn bị trĩ.
�Không ngồi quá lâu, nên đứng dậy vận động thường xuyên, nhất là ngồi trên
ghế cứng hay mặt phẳng cứng

� MỘT SỐ CÁCH ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN KHÔNG NÊN ÁP DỤNG
� Thuốc nhuận trường KHÔNG được khuyến cáo để điều trị táo bón cho mẹ bầu
vì có thể kích thích co thắt tử cung và gây mất nước.
� KHÔNG nên dùng dầu khoáng (mineral oil) trong thời kỳ mang thai vì làm
giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
Mẹ bầu nên lựa chọn những sản phẩm bổ tổng hợp phù hợp với mình để không
những đảm bảo sự phát triển của thai nhi mà còn tránh táo bón. Comment loại bổ
bầu mà bạn đang dùng nhé! Mình sẽ chia sẻ một số loại bổ bầu tốt nhất hiện nay!



×