Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.94 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỒNG HOÀNG HƢNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI
(TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành
Mã số

: Ngôn ngữ học
: 62 22 02 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lý Toàn Thắng

Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN THIỆN GIÁP
Phản biện 2: GS.TS. BÙI MINH TOÁN
Phản biện 3: PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................



vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thơ Việt Nam thế kỷ XX đã có nhiều cách tân, đổi mới sáng tạo so với thơ
truyền thống. Sự biến động của xã hội Việt Nam ở thế kỷ XX, sự phát triển về tư tưởng
ảnh hưởng đến nghệ thuật, làm cho văn bản thơ đã có nhiều biến động, phá vỡ những
khuôn hình thơ truyền thống ở các thể loại, trong đó có thơ bảy chữ.
1.2. Mỗi một dân tộc đều có một nền thi ca đặc trưng gắn liền với những thể loại
văn học nhất định. Thể thơ không phải là kết quả của một tác động cơ học mà là một sự
chọn lọc tự nhiên của cảm xúc con người trước hiện thực. Đối với người Việt Nam, bên
cạnh thơ lục bát, thơ bảy chữ cũng có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học.
1.3. Thể thơ bảy chữ trong thơ ca hiện đại có dáng dấp từ thơ Đường luật thất ngôn,
có quy định khắt khe về niêm, luật... Sang thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây, nhiều khuôn vần, nhịp, thanh của thơ thất ngôn được phá vỡ, thơ bảy chữ
trở thành một thể loại phổ biến được giới trí thức Tây học dùng để sáng tác một cách
linh hoạt đầy sáng tạo. Đến nay, thơ bảy chữ đã trở nên phong phú và đa dạng nhờ
những đóng góp của các tác giả tên tuổi như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn
Mặc Tử, Tố Hữu,…
1.4. Khi một thể loại thơ đã có chỗ đứng trong dòng chảy của văn hóa dân tộc, với
tên tuổi của những nhà thơ nổi tiếng, nó trở thành đối tượng hấp dẫn nhiều nhà nghiên
cứu. Cho đến nay, chưa có một chuyên luận nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học về thơ

bảy chữ hiện đại.
Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ
hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)"
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra những đặc điểm chính của ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại dưới góc độ thi
học và thi luật về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm ở 3 phương diện: vần (thi vận), nhịp (thi
điệu), hài thanh (thi tiết).
- Góp phần làm sáng tỏ những cách tân, sáng tạo, những đóng góp về mặt cơ cấu/
tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỉ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm có liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ bảy chữ
hiện đại dưới góc độ thi học và thi luật (cơ cấu/tổ chức ngữ âm), bao gồm: Thơ, ngôn
ngữ thơ, thi học, thi luật, vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết).
- Miêu tả những đặc điểm ngôn ngữ về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ
hiện đại trên cứ liệu các tập thơ cụ thể của 4 nhà thơ: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu,
Chế Lan Viên. Trên cơ sở ấy, luận án sẽ nghiên cứu chi tiết đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy
chữ hiện đại ở 3 phương diện: vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết).
- Khái quát nên những đặc điểm về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ
hiện đại, thấy được sự cách tân sáng tạo, sự biến đổi của ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại
so với thơ thất ngôn Đường luật.
Thơ bảy chữ Việt Nam chịu ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật Trung Quốc
vốn có kết cấu chặt chẽ, không thay đổi về mặt hình thức. Khi vào Việt Nam, thơ bảy
chữ đã được vận dụng và biến đổi theo lịch sử. Bên cạnh đó, đặc điểm ngôn ngữ của một
thể thơ tập trung ở vần, nhịp, sự hài thanh. Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu thơ


2

bảy chữ Việt Nam thế kỷ XX nhằm chỉ rõ những đặc điểm về mặt hình thức của thơ bảy

chữ thông qua sự biến đổi về vần, nhịp, hài thanh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại
Việt Nam ở thế kỉ XX trên cơ sở tư liệu của bốn tác giả là Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Hàn Mặc Tử, Tố Hữu.
Nói đến ngôn ngữ thơ, người ta thường đề cấp đến 3 bình diện: Ngữ âm, ngữ pháp
và ngữ nghĩa. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
thơ bảy chữ hiện đại dưới góc độ thi học và thi luật về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm ở 3
phương diện: vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết). Đây chính là 3 đặc điểm
quan trọng nhất tạo nên cái chất riêng của thơ bảy chữ hiện đại.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ mục đích cũng như đối tượng nghiên cứu, trên nguyên lý chung là quy
nạp, chúng tôi sử dụng các phương pháp và các thao tác nghiên cứu: Phương pháp mô
tả; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Lý thuyết về việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ dưới góc độ thi học và thi luật.
- Sự cách tân về hình thức của thơ bảy chữ hiện đại nhằm đáp ứng sự phát triển về
tư tưởng và sự đổi mới về nội dung.
- Đóng góp mới vào việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học Việt Nam, hướng hẳn vào
việc nghiên cứu chuyên sâu về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ (thi học và thi luật).
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần việc đổi mới cách dạy môn Ngữ văn
trong trường học ở các bậc học khác nhau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Các tư liệu cùng với những nhận xét đánh giá của luận án giúp người đọc nhận biết
khá đầy đủ những nét đặc sắc về ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại về mặt vần, nhịp và hài
thanh. Sự đổi mới về hình thức của thơ bảy chữ hiện đại là một sự vận động tất yếu để
phù hợp xu hướng phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu về tư tưởng và sự đổi mới về
nội dung của thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Các kết quả của luận án còn giúp người đọc thấy được những đóng góp của thơ bảy
chữ hiện đại trên con đường tự do hoá ngôn ngữ thơ thế kỷ XX.

Các kết quả của luận án đã giúp người đọc thấy được những đóng góp của thơ bảy
chữ hiện đại trong việc làm phong phú thêm các thể loại thơ Việt Nam ở thế kỷ XX. Qua
đây, chúng ta khẳng định thể thơ bảy chữ hiện đại sẽ trường tồn, không ngừng phát triển
và được làm mới vì nó đã được minh chứng bởi các nhà thơ có tên tuổi trong thế kỷ XX.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung luận án được triển khai trong 4
chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài; Chương 2: Hiệp vần
trong thơ bảy chữ hiện đại; Chương 3: Ngắt nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại; Chương 4:
Hài thanh trong thơ bảy chữ hiện đại.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Từ góc độ lí luận phê bình văn học
Có thể khẳng định rằng Arixtote và Lưu Hiệp đã đặt những viên gạch đầu tiên cho
việc xây dựng những nguyên lí khám phá thơ ca như một nghệ thuật trong đời sống tinh
thần. Tiếp đến là nghiên cứu của Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức.
Việc nghiên cứu của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức được xem như là một bước tiến
quan trọng đặt nền tảng cho vấn đề nghiên cứu thể loại thơ ca nói chung, ngôn ngữ thi ca
nói riêng, như là cái gạch nối giữa hai xu hướng lí luận phê bình và ngôn ngữ học.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như Trần Đình Sử, Phan Cự Đệ, Lý
Hoài Thu, Lê Lưu Oanh, Mã Giang Lân, Trần Khánh Thành, Bùi Công Hùng... đều hướng
tới một, hoặc một vài tác giả, tác phẩm (có cả trung đại và hiện đại) với một số nội dung
chính như: (i) tiến trình văn học, (ii) phê bình lí luận văn học, (iii) sự cách tân thơ văn, (iv)
nghiên cứu thơ theo hướng thi pháp học văn học.
Nhìn chung trên bình diện lí luận phê bình đã có một số thành tựu được ghi nhận về
sự đóng góp công lao to lớn trong công cuộc khám phá thi ca nước nhà.

1.1.2. Từ góc độ ngôn ngữ học
Vào đầu thế kỉ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách tiệp cận mới về
nghệ thuật thi ca. Con đường khám phá của họ là dựa vào kết cấu hình thức để lí giải nội
dung ý nghĩa.
Ở Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt (trong đó có
thơ bảy chữ) từ góc độ ngôn ngữ, với các tên tuổi tiêu biểu như: Phan Ngọc, Nguyễn
Phan Cảnh, Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Bùi Công Hùng, Lý Toàn Thắng...
Gần đây có một loạt các bài báo, các công trình nghiên cứu chuyên sâu của tác giả
Lý Toàn Thắng về vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ thơ. Nhiều khái niệm đã được tác giả
làm sáng tỏ như: thi học, thi luật, thi vận, thi điệu, thi tiết...
Ngoài ra phải kể đến chuyên luận của Nguyễn Thị Phương Thùy đã nghiên cứu về
ngôn ngữ thơ theo hướng thi pháp học; một số Luận văn thạc sỹ Ngôn ngữ học của
Trường Đại học Vinh có quan tâm đến việc tìm hiểu về nhịp điệu của thơ bảy chữ trong
Phong trào Thơ Mới.
1.2. Thơ và ngôn ngữ thơ
1.2.1. Thơ là gì?
Xung quanh khái niệm về thơ, từ trước tới nay đã có nhiều cách lý giải khác nhau,
nhiều quan niệm khác nhau, trong đó nổi lên ba khuynh hướng sau: Khuynh hướng thần
thánh hóa thơ ca; khuynh hướng cho rằng thơ gắn liền với cuộc sống, với thời đại; khuynh
hướng hình thức hóa thơ ca. Mỗi khuynh hướng chọn cho mình con đường đi riêng nhưng
tất cả đều nỗ lực kiếm tìm lời giải về bản chất của thơ ca và vai trò của người sáng tác
trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong số các cách hiểu về thơ, có những cách hiểu
quá coi trọng về mặt hình thức của thơ, có những cách hiểu chỉ quan tâm đến nội dung của
thơ. Luận án đồng tình với định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm
trạng, những cảm xúc mạnh mẽ, bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu".
1.2.2. Ngôn ngữ thơ là gì?


4


Trong một phạm vi hẹp của thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc
trưng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái quát hóa hiện thực khách
quan theo tổ chức riêng của thơ ca. Và lâu nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ thường
được đi theo lối này, vì vậy việc tiếp cận thơ dưới góc độ ngôn ngữ học hay lý luận phê
bình văn học thường không có ranh giới rõ ràng, thường bị đan xen, hòa vào nhau. Ở
luận án này, chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại dưới góc độ thi học tức
là chuyên sâu về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ.
1.3. Thi học
Mục đích đầu tiên của thi học là dạy cho người ta biết cách làm thơ như thế nào.
Sang đến thế kỷ XIX, thi học mới trở thành một khoa học (một phân môn của thi pháp),
nghiên cứu xem thơ ca được sáng tác ra như thế nào với mục đích cuối cùng là xác lập vị
trí của cấu trúc âm thanh trong cấu trúc chung của cả thi phẩm, cũng như xác lập mối
liên hệ của cấu trúc đó với các cấu trúc ngôn ngữ và hình tượng. "Với thi học hiện đại,
thơ là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật, có tổ chức nhất về phương diện âm thanh, được tạo
thành từ những tiết đoạn liên quan với nhau, tương đương với nhau, thông ước với nhau
và có thể so sánh được với nhau thông qua nhịp điệu" (Lý Toàn Thắng).
1.4. Thi luật
Sự khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi - đó chính là ở mặt tổ chức
âm thanh (ngữ âm) của chúng. Chính vì vậy, thi học phải tập trung nghiên cứu những đặc
trưng âm thanh/ngữ âm của thơ. Các đặc trưng ngữ âm có một vai trò, chức năng quan
trọng trong việc tạo dựng nên cấu trúc, tổ chức âm thanh của một bài thơ. Chính vì lẽ đó,
khi nghiên cứu chúng ta không thể tách rời, riêng lẻ từng đặc trưng; chúng cần phải được
kết nối lại, tập hợp lại trong những khái niệm, những phạm trù chung nào đấy. Tức là,
chúng ta cần tìm ra các quy tắc, các kỹ thuật, các luật lệ ngữ âm khi sử dụng. Nói như tác
giả Lý Toàn Thắng đó "là các luật lệ ngữ âm hay thi luật - mà nhà thơ phải tuân theo khi
sáng tác ra đứa con ngôn từ nghệ thuật của mình".
1.5. Đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt
Khi nói đến đặc điểm cơ bản nhất của ngữ âm tiếng Việt, người ta phải nói đến đặc
điểm âm tiết tính hay nói một cách khác là khi giao tiếp người nói tiếng Việt phải nói từng

âm tiết (hay còn gọi là tiếng). Đặc điểm cơ bản và quan trọng này là cơ sở để xếp tiếng
Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn tiết mang thanh điệu. Có thể khẳng định, âm tiết với tư
cách là đơn vị ngữ âm, có vai trò đặc biệt, chi phối tất cả các đặc điểm khác về từ vựng,
ngữ pháp, dụng học... của tiếng Việt.
1.6. Thi vận, thi tiết, thi điệu
1.6.1. Thi vận
Vần được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thi ca, là yếu tố xây
dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ góp phần tạo nên tính nhạc của thơ. Trong thi luật
đại cương, khi định nghĩa về sự hiệp vần giữa hai từ hay hai âm tiết, người ta thường hay
nói đến sự tương hợp, sự tương đồng, sự cộng hưởng, sự hài hoà và sự lặp lại của các
đặc trưng về nguyên âm, phụ âm, trọng âm, thanh điệu v.v. của hai từ hay hai âm tiết
được hiệp vần...Sự hiệp vần giữa hai từ hay hai âm tiết, theo các nhà thi học, phải tuân
thủ một nguyên lí chung, một cơ chế hiệp vần nhất định, cơ chế nhị nguyên “đồng - dị”
(tương đồng - tương dị): giữa hai âm tiết vừa phải có chỗ giống nhau vừa phải có chỗ
khác nhau. Tương đồng chủ yếu là để có được sự hài hòa, cộng hưởng về âm thanh;
tương dị chủ yếu là để đa dạng, tránh lặp vần, đơn điệu.


5

1.6.2. Thi tiết (tiết điệu)
Từ lâu, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thuật ngữ "tiết điệu" đã được nói đến
như là sự luân phiên Bằng - Trắc trong câu thơ. Theo tác giả Lý Toàn Thắng: "Nói đến
tiết điệu trước hết là nói đến cái cấu trúc tiết điệu của dòng thơ, đến sự trắc lượng dòng thơ
theo thời gian". Trong thi học hiện đại có nhiều quan niệm khác nhau về tiết điệu. Sự
khác biệt này là vì các nền thi ca trên thế giới có nhiều hệ thống thi luật khác nhau và tùy
theo các đặc trưng ngữ âm của ngôn ngữ đó mà nổi trội một kiểu loại thi điệu nào đó.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu. Xét về mặt ngữ âm, thanh điệu là một
trong những đặc trưng quan trọng nhất của tiếng Việt. Thi luật và tiết điệu của tiếng Việt
thuộc loại "âm tiết - thanh điệu", tức là bao gồm cả hai phương diện, đó là: Số lượng âm

tiết và sự bố trí, sắp xếp các âm tiết mang thanh điệu là thanh bằng hay thanh trắc.
1.6.3. Thi điệu - Nhịp điệu
Khi quan niệm về nhịp, các nhà thi học quan tâm đến sự "lặp đi lặp lại có trật tự
đều đặn" và "tính chu kì" của "các yếu tố tương đồng". Trong bất cứ nền thi ca nào, câu
thơ bao giờ cũng có cấu trúc nhịp điệu. Tuy nhiên, do ở mỗi ngôn ngữ có những cơ sở
ngữ âm khác nhau nên nhịp điệu không hoàn toàn giống nhau.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu. Một điều dễ nhận thấy rằng, thơ tiếng
Việt là sự phối điệu các âm tiết mang thanh điệu Bằng và thanh điệu Trắc, do vậy nhịp
thơ Việt có thể gọi là "nhịp thanh điệu". Thơ hay nhịp điệu phải đa dạng, nghĩa là phải
có sự thay đổi, biến hóa trong cách ngắt nhịp.
1.7. Thơ thất ngôn và thơ bảy chữ hiện đại
1.7.1. Thơ thất ngôn
Thơ thất ngôn hay còn gọi là thơ thất ngôn Đường luật là thể thơ được ra đời từ đời
Đường ở Trung Quốc (618 - 907), phải theo một hệ thống niêm, luật chặt chẽ. Thơ thất
ngôn Đường luật thường tồn tại ở hai dạng chính, đó là: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn
bát cú. Về bố cục, một bài bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết. Thơ thất ngôn có hai
thể: thể bằng (từ thứ hai của câu đầu là thanh bằng) - biến thể, thể trắc (từ thứ hai của
câu đầu là thanh trắc) - chính thể. Thơ Đường áp dụng ở Việt Nam không quá phức tạp
mà chỉ tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
1.7.2. Thơ bảy chữ hiện đại
Thơ bảy chữ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, đỉnh cao là Phong trào Thơ mới (1932 1945). Trên cơ sở tiếp thu truyền thống của thơ thất ngôn đã có những cách tân sáng tạo
về ngôn ngữ: vần điệu, thanh điệu, nhịp điệu.
Về thanh điệu, vẫn dựa vào hai khuôn thanh cơ bản của thất ngôn truyền thống. Có
điều, khác với thơ thất ngôn truyền thống, thơ bảy chữ hiện đại được chia thành khổ.
Thơ bảy chữ hiện đại, ngoài việc ngắt nhịp theo thơ thất ngôn truyền thống là 4/3 thì còn
có nhiều cách ngắt nhịp khác như: 2/5, 2/2/3, 1/2/2/3....
1.8. Thống nhất cách hiểu về một số khái niệm trong luận án
1.8.1. Hiện đại và văn học hiện đại
Khái niệm “hiện đại” theo nghĩa là nói đến tính chất của nền văn học đã đi theo quy
luật chung của thế giới. Văn học Việt Nam hiện đại, đó là văn học thế kỷ XX. Luận án

thống nhất cách hiểu thơ bảy chữ hiện đại là thơ bảy chữ thế kỷ XX.
1.8.2. Câu thơ
Có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về câu thơ. Mỗi câu thơ được biểu hiện
bằng một dòng thơ chứ không được đánh dấu bằng dấu chấm câu như ở câu văn xuôi.


6

Luận án lấy quan niệm mỗi câu thơ là một dòng thơ để khảo sát và xử lý tư liệu về vấn
đề câu thơ.
1.8.3. Khổ thơ
Khổ thơ là một số câu thơ, dòng thơ được sắp xếp thành một đơn vị có quy cách nhất
định về vần luật, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp, biểu thị ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Mỗi
khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài. Luận án khảo sát dừng lại ở khổ 4
câu/khổ.
1.8.4. Bài thơ
Có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về bài thơ. Luận án quan niệm: Bài thơ là
công trình sáng tác được tạo thành từ những câu thơ, khổ thơ, rất chặt chẽ về cấu trúc
hình thức, có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài mà cô đọng, ngắn gọn, là
"những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo".
1.9. Tiểu kết
- Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại một cách quy mô, hệ thống và
chuyên sâu hẳn về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm (thi học) là một việc làm cần thiết và có
ý nghĩa lớn lao.
- Các cơ sở lí thuyết về thi học, thi luật, thi vận, thi điệu, thi tiết giúp cho việc miêu
tả đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại về mặt vần, nhịp, hài thanh.
- Những đặc trưng thể loại về thể thơ thất ngôn và thơ bảy chữ hiện đại là cơ sở, là
nền tảng vững chắc để tác giả lí giải những vấn đề liên quan đến thơ bảy chữ hiện đại
của 4 tác giả: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Chế Lan Viên.
- Luận án đã thống nhất về cách hiểu một số khái niệm: Hiện đại và văn học hiện

đại, câu thơ, bài thơ, khổ thơ.

Chƣơng 2
HIỆP VẦN TRONG THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI
2.1. Vị trí hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại
Dựa vào vị trí của tiếng gieo vần ở dòng thơ, truyền thống nghiên cứu ở ta thường
chia vần trong thơ nói chung làm hai loại: vần chân và vần lưng. Luận án tập trung vào
tìm hiểu vần chân. Khảo sát vị trí gieo vần ở 1358 khổ thơ (ở các khổ thơ 4 dòng)/361
bài thơ của 4 tác giả cho kết quả như sau:
Bảng 2.1: Thống kê vị trí hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại
Bảng 2.1a: Các cách gieo 01 vần (a)
Vị trí hiệp
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

aa-a

T.số
khổ thơ

S.L

144
161
253

800
1358

93
107
177
552
929

-a-a
TL
(%)
64,6
66,5
70,0
69,0
68,4

a-aTL
(%)
18,8
28,6
1,58
13,5
13,6

SL
27
46
4

108
185

-aaTL
(%)
0,0
0,0
0,0
0,3
0,1

SL
0
0
0
2
2

SL

TL (%)

0
2
1
4
7

0,0
1,2

0,4
0,5
0,5

Bảng 2.1b: Các cách gieo 01 vần (a)
Vị trí hiệp
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử

a--a

T.số
khổ thơ

SL

144
161

3
0

a-aa
TL
(%)
2,1
0,0


SL
0
0

-aaa
TL
(%)
0,0
0,0

SL
0
0

aaaa
TL
(%)
0,0
0,0

SL
0
0

TL
(%)
0,0
0,0



7
Vị trí hiệp
vần
Tác giả
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

a--a

T.số
khổ thơ

SL

253
800
1358

0
1
4

a-aa
TL
(%)
0,0
0,1
0,3


-aaa
TL
(%)
0,0
0,6
0,4

SL
0
5
5

SL
0
1
1

aaaa
TL
(%)
0,0
0,1
0,1

TL
(%)
0,0
0,8
0,4


SL
0
6
6

Bảng 2.1c: Các cách gieo 2 vần (a và b)
Vị trí hiệp
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

aabb

abba

abab

T.số khổ
thơ

SL

TL (%)

SL


TL (%)

SL

TL (%)

144
161
253
800
1358

0
0
0
6
6

0,0
0,0
0,0
0,8
0,4

5
0
0
8
13


3,5
0,0
0,0
1,0
1,0

16
6
71
107
200

11,1
3,7
28,1
13,4
14,7

Vị trí hiệp vần của thơ bảy chữ hiện đại khá phong phú và đa dạng, có tổng cộng
11 cách gieo vần. Trong đó có 3 cách gieo vần trùng với thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật (aa-a, a-a-, -a-a), 8 cách gieo vần còn lại là sự cách tân của các nhà thơ. Phổ biến
nhất là những khổ thơ 01 vần với 3 vị trí gieo vần. Tiếp đến là những khổ thơ có 2 vần.
Trong nhiều trường hợp, khổ thơ tứ tuyệt có thể có tới 4 vị trí gieo vần vần, tức là dòng
nào cũng có một vần.
2.2. Các kiểu loại vần trong thơ bảy chữ hiện đại
Dựa vào mức mức độ hòa âm, luận án khảo sát các kiểu loại vần trong thơ bảy chữ
hiện đại, bao gồm: Vần chính (ký hiệu: C), Vần thông (ký hiệu: T), Vần ép (ký hiệu: E)
và có tính đến trường hợp Điệp vận. Cơ sở phân loại vần được dựa vào hai phương diện:
tương đồng và tương dị của các yếu tố cấu thành âm tiết.
2.2.1. Kết quả khảo sát

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát các loại vần trong thơ bảy chữ hiện đại
Loại vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

T.số
cặp
vần
271
314
557
1727
2869

Vần chính

Vần thông

Vần ép

Điệp vận

SL

TL
(%)


SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

102
178
385
1115
1781

37.6
56.7
69.1
64.6
62.0

138
124

153
535
950

50.9
39.5
27.5
31.0
33.2

30
9
17
68
124

11.1
2.9
3.1
3.9
4.3

1
3
2
9
14

0.4
1.0

0.4
0.5
0.5

2.2.1.1. Vần chính
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát các kiểu loại vần chính trong thơ bảy chữ hiện đại
Bảng 2.3a: Từ C1 đến C3
Tiểu loại
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

C1

C3

T.số
cặp
vần

SL

TL
(%)

SL


TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

102

26

25.5

0

0

4


3.9

55

53.9

3

2.9

178
385
1115
1781

70
115
359
570

39.3
29.9
32.2
32.0

2
1
1
4


1.1
0.3
0.1
0.2

9
22
44
80

5.1
5.7
3.9
4.4

78
211
591
935

43.8
54.8
53.0

1
0
7
11


0.6
0
0.6
0.6

C1a

C2

C1b

C3a

52.5

C3b


8

Bảng 2.3b: Từ C4 đến C7
Tiểu loại
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng


T.số
cặp
vần

SL

102
178
385
1115
1781

8
11
25
72
116

C5

C4

C5a
TL
(%)
7.8
6.2
6.5
6.5
6.5


TL
(%)
5.9
3.9
2.9
3.7
3.7

SL
6
7
11
42
66

C6

C5b
TL
(%)
0
0
0
0
0

SL
0
0

0
0
0

C7

TL
(%)
0
0
0
0
0

SL
0
0
0
0
0

TL
(%)
0
0
0
0
0

SL

0
0
0
0
0

Có 1781/2869 trường hợp vần chính (chiếm 62,0%) trong thơ bảy chữ hiện đại thuộc 5
tiểu loại sau: C1, C2, C3, C4, C5; chưa thấy xuất hiện tiểu loại: C6, C7. Luận án đã đi vào
mô tả những yếu tố tương đồng, tương dị và đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể cho từng
loại vần chính. Loại C3 xuất hiện nhiều nhất (53,1%), tiếp đến là loại C1 (32,2%), ít nhất
là loại C5 (3,7%). Điều này chứng tỏ độ hòa âm giữa các cặp vần trong thơ bảy chữ hiện
đại là khá cao.
2.2.1.2. Vần thông
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát các kiểu loại vần thông trong thơ bảy chữ hiện đại
Bảng 2.4a: Từ T1 đến T6
Kiểu loại
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

T.số
cặp
vần
138
124
153

535
950

T1

T2

SL

TL
(%)

2
1
2
8
13

1.4
0.8
1.3
1.5
1.4

T3

SL

TL
(%)


0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

T4

SL

TL
(%)

0
0
2
8
10

0
0
1.3
1.5

1.1

T5

SL

TL
(%)

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

T6

SL

TL
(%)

SL


TL
(%)

43
42
56
142
283

31.2
33.9
36.6
26.5
29.8

3
2
3
9
17

2.2
1.6
2.0
1.7
1.8

Bảng 2.4b: Từ T7 đến T12
Kiểu loại
vần

Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

T.số
cặp
vần
138
124
153
535
950

T7
SL

45
43
77

T8

TL
(%)

263


32.6
34.7
50.3
49.2

428

45.1

T9

T10

T11

T12

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL

(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

3
1
6
14
24

2.2
0.8
3.9
2.6
2.5

0
1
0
1
2


0
0.8
0
0.2
0.2

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0


1
0
0
1
1

0.7
0
0
0.2
0.2

Bảng 2.4c: Từ T13 đến T18
Kiểu loại
vần
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

T.số
cặp
vần
138
124
153
535
950


T13

T14

T15

T16

T17

T18

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL


TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

8
4
1
14
27

5.8
3.2
0.7
2.6
2.8

2
3
0
2
7


1.4
2.4
0
0.4
0.7

4
9
2
16
31

2.9
7.3
1.3
3
3.3

2
0
0
1
3

1.4
0
0
0.2
0.3


14
9
1
26
50

10.1
7.3
0.7
4.9
5.3

11
9
3
30
53

8.0
7.3
2
5.6
5.6

Có 950/2869 trường hợp vần thông (chiếm 33,2%), thuộc 14 kiểu loại sau: T1, T3,
T5, T6, T7, T8, T9, T12, T13, T14, T15, T16, T17, T18 (trên 18 loại). Luận án đã đi vào
mô tả những yếu tố tương đồng, tương dị và đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể cho từng



9

loại vần thông. Loại T7 xuất hiện nhiều nhất (45,1%), tiếp đến loại T5 (29,8%), ít nhất là
loại T9, T12 (0,2%). Cũng như vần chính, vần thông đã phát huy tác dụng rất lớn trong
thơ bảy chữ hiện đại.
2.2.1.3. Vần ép
Trong 2869 trường hợp được khảo sát, số lượng vần ép không nhiều chỉ có 124 cặp
vần, chiếm 4,3%. Tuy không xây dựng hài hòa nhiều cho ngôn ngữ thơ bảy chữ, nhưng
vần ép cũng tạo nên một hiệu quả nhất định trong việc tạo ra sự hòa âm cho vần thơ.
2.2.1.4. Về trường hợp điệp vận
Điệp vận là trường hợp khi hai âm tiết gieo vần trùng nhau hoàn toàn. Trong 2869
trường hợp thấy xuất hiện 14 trường hợp điệp vận, tỉ lệ 0,5%. Ở đây xuất hiện hai trường
hợp: (i) Những trường hợp đích thực là một âm tiết/từ bị lặp lại, tạm gọi là "đồng âm - đồng
nghĩa"; tức là có hiện tượng đồng nhất về vần, có 6/14 trường hợp; (ii) Những trường hợp là
vần "đồng âm - dị nghĩa”, có 8/14 trường hợp.
2.2.2. Nhận xét
Một mặt, thơ bảy chữ hiện đại duy trì cái chuẩn mực “vần chính”, đảm bảo cho câu
thơ có âm hưởng hay, đẹp, dồi dào. Mặt khác, thơ bảy chữ hiện đại mở rộng khá mạnh
sang “vần thông” để câu thơ thêm phong phú, đa dạng, tránh sự đơn điệu, nhàm chán về
âm hưởng. Gần hết các kiểu loại vần chính (5/7 loại) và trên 70% kiểu loại vần thông (14/18
loại) và tổng cộng 19/25 các kiểu loại vần chính và vần thông đều đã xuất hiện, điều này cho
thấy sự dụng công rất rõ của các nhà thơ bảy chữ hiện đại.
2.3. Chức năng tạo vần của các yếu tố cấu thành âm tiết
2.3.1. Kết quả khảo sát về các kiểu âm tiết
Khảo sát 4603 âm tiết tham gia hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại, kết quả cho
thấy sự xuất hiện của bốn loại âm tiết Mở, Nửa mở, Nửa khép, Khép với tỷ lệ như sau:
Bảng 2.5: Sự xuất hiện của các kiểu âm tiết trong thơ bảy chữ hiện đại
Kiểu âm
tiết
Tác giả

Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng
số
441
490
910
2762
4603

Mở

Nửa mở

Nửa khép

Khép

SL

TL
(%)

SL

TL

(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

88
132
155
600
975

20,0
26,9
17,0
21,7
21,2

136
179
354
813
1482


30,8
36,5
38,9
29,4
32,2

199
173
366
1173
1911

45,1
35,3
40,2
42,5
41,5

18
6
35
176
235

4,1
1,2
3,8
6,4
5,1


Từ bảng số liệu trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Kiểu âm tiết được phân bố trong thơ bảy chữ hiện đại giống như trong thơ Việt
(và tiếng Việt nói chung), trong đó có số lượng nhiều nhất là các âm tiết nửa khép. Thứ
tự trước sau về tần số xuất hiện của các kiểu loại âm tiết ở phần vần như sau:
(1) Nửa Khép > (2) Nửa Mở > (3) Mở > (4) Khép
- Bên cạnh việc dùng một kiểu âm tiết, thơ bảy chữ đã tạo được sự đa dạng về vần,
không dùng một kiểu âm tiết nào đó liên tục, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán, mà
luôn có sự đan xen để tạo ra sự phong phú, đa dạng.
2.3.2. Sự phân bố của các âm cuối trong hiệp vần
Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình phân bố của các âm cuối


10
Loại
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Đồng nhất bộ phận

Đồng nhất hoàn toàn

Tổng
số

SL


271
312
550
1708
2841

Đặc trƣng vang

TL (%)

234
292
543
1627
2696

SL

86,3
93,6
98,7
95,3
94,9

Đặc trƣng vô thanh

TL (%)

35
20

6
50
111

SL

12,9
6,4
1,1
2,9
3,9

TL (%)

2
0
1
31
34

0,7
0
0,2
1,8
1,2

Tuyệt đại đa số các trường hợp tuân theo nguyên tắc đồng nhất hoàn toàn. Ở trường
hợp đồng nhất bộ phận, tỉ lệ sử dụng đồng nhất đặc trưng vang cao hơn đặc trưng vô
thanh.
Trong nội bộ nhóm phụ âm vang và nhóm phụ âm vô thanh, ta thấy cũng có những

quy định nhất định và được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Sự xuất hiện của nhóm phụ âm vang và nhóm phụ âm vô thanh
Đồng nhất bộ phận

Loại
Tác giả

Tổng
số

Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

271
312
550
1708
2841

Đặc trƣng vang
n - ng/nh
m-n
ng/nh- m
TL
TL
TL
SL

SL
SL
(%)
(%)
(%)

15
14
0
23
52

5,5
4,5
0,0
1,3
1,8

14
6
4
20
44

5,2
1,9
0,7
1,2
1,5


6
0
2
7
15

2,2
0,0
0,4
0,4
0,5

Đặc trƣng vô thanh
k (c/ch)-t
p-t
p - k (c/ch)
TL
S
TL
TL
SL
SL
(%)
L
(%)
(%)

2
0
1

24
27

0,7
0,0
0,2
1,4
1,0

0 0,0
0 0,0
0 0,0
2 0,1
2 0,07

0
0
0
4
4

0,0
0,0
0,0
0,2
0,14

- Trong nhóm phụ âm vang, thứ tự xuất hiện từ cao xuống thấp của các cặp âm cuối
là: /n-ng,nh/, /m-n/, /ng,nh-m/.
- Trong nhóm phụ âm vô thanh, thứ tự xuất hiện từ cao xuống thấp của các cặp âm

cuối là: /k(c,ch)-t/, /p- k (c/ch)/, /p-t/.
2.3.3. Sự phân bố của nguyên âm trong hiệp vần
Bảng 2.8: Bảng thống kê các nguyên âm làm âm chính
Loại

Tổng
số

Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

268
314
557
1688
2827

Đồng nhất

Cùng âm
sắc

Cùng âm
lƣợng

Ngoài quy

luật

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

124
199
393
1152
1868

46,3
63,4

70,6
68,2
66,1

90
80
119
336
625

33,6
25,5
21,4
19,9
22,1

11
19
19
68
117

4,1
6,1
3,4
4,0
4,1

43
16

26
132
217

16,0
5,1
4,7
7,8
7,7

Phổ biến nhất là hai âm tiết hiệp vần với nhau có nguyên âm đồng nhất. Sau đó, là
những trường hợp hiệp vần giữa những âm tiết chứa nguyên âm cùng loại âm sắc. Cuối
cùng là những âm tiết chứa các nguyên âm cùng bậc âm lượng. Các âm tiết đi ra ngoài
quy luật chiếm tỉ lệ 7,7%.
Sự đồng nhất nguyên âm ở các hàng cũng có một sự phân biệt rất rõ rệt:
Bảng 2.9: Bảng thống kê sự tham gia hiệp vần của các nguyên âm
Bảng 2.9a: Các nguyên âm bổng (hàng trƣớc)


11
Nguyên âm
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

i


ê

e

iê/yê

Tổng
số

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

441
489
882
2760
4572


25
41
43
244
353

5,7
8,4
4,9
8,8
7,7

26
27
22
117
192

5,9
5,5
2,5
4,2
4,2

25
24
28
112
189


5,7
4,9
3,2
4,1
4,1

11
33
33
125
202

2,5
6,7
3,7
4,5
4,4

Bảng 2.9b: Các nguyên âm trầm vừa hay trung hòa
Nguyên
âm
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng

số

441
489
882
2760
4572

ƣ

ơ

SL

TL
(%)

3
3
7
34
47

0,7
0,6
0,8
1,2
1,0

â


ă

A

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

30
65
95
252
442

6,8
13,3
10,8
9,1
9,7

55
40
140

225
460

12,5
8,2
15,9
8,2
10,1

SL

121
131
229
770
1251

TL
(%)

SL

27,4
26,8
26,0
27,9
27,4

31
24

32
72
159

ƣơ
TL
(%)

7,0
4,9
3,6
2,6
3,5

SL

24
24
71
238
357

ƣa

TL
(%)

SL

TL

(%)

5,4
4,9
8,0
8,6
7,8

6
5
14
43
68

1,4
1,0
1,6
1,6
1,5

Bảng 2.9c: Các nguyên âm cực trầm (sau, tròn môi)
Nguyên
âm
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng


u

ô

O

ua



Tổng
số

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL


TL
(%)

SL

TL
(%)

441
489
882
2760
4572

15
5
35
80
135

3,4
1
4
2,9
3,0

40
41
82
272

435

9,1
8,4
9,3
9,9
9,5

22
17
38
134
211

5
3,5
4,3
4,9
4,6

3
5
6
16
30

0,7
1
0,7
0,6

0,7

4
4
7
26
41

0,9
0,8
0,8
0,9
0,9

Các nguyên âm trầm vừa có tỉ lệ đồng nhất cao nhất và vượt hẳn tỉ lệ của hai hàng
còn lại, sau đó đến các nguyên âm bổng và cuối cùng là các nguyên âm cực trầm.
Nguyên âm /a/ tham gia vào hiệp vần và có tỉ lệ đồng nhất cao nhất, chiếm 27,4%. Tiếp
đến là nguyên âm /â/, chiếm tỉ lệ 10,1%; nguyên âm /ơ/, chiếm tỉ lệ 9,7%.
Biểu hiện cụ thể của số lượng các nguyên âm cùng hàng tham gia hiệp vần với
nhau được thể hiện như sau:
Bảng 2.10: Bảng thống kê số lượng các nguyên âm cùng hàng tham gia hiệp vần
Loại

Bổng với bổng

Tổng số
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu

Xuân Diệu
Tổng

SL

268
314
557
1688
2827

TL (%)

30
25
13
96
164

11,2
8,0
2,3
5,7
5,8

Trầm vừa với
trầm vừa
SL

45

45
79
162
331

TL (%)

Cực trầm với
cực trầm
SL

16,8
14,3
14,2
9,6
11,7

TL (%)

15
10
26
76
127

5,6
3,2
4,7
4,5
4,5


Các nguyên âm thuộc hàng trầm vừa hiệp vần với nhau chiếm tỉ lệ cao nhất
(11,7%), tỉ lệ này hơn hẳn tỉ lệ của cả hai hàng bổng và cực trầm cộng lại.
Bảng 2.11: Các nguyên âm cùng bậc âm lƣợng hiệp vần
Loại
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử

Tổng
số
268
314

Nhỏ

Lớn vừa
TL
(%)

SL

0
0

SL

0
0


5
15

Không cố
định

Lớn

TL (%)

1,9
4,8

TL
(%)

SL

1
0

0,4
0

TL
(%)

SL

5

4

1,9
1,3


12
Loại
Tác giả
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng
số

Nhỏ
TL
(%)

SL

557
1688
2827

Lớn vừa

3
5

8

0,5
0,3
0,3

SL

TL (%)

13
45
78

Không cố
định

Lớn
TL
(%)

SL

2,3
2,7
2,8

2
5
8


0,4
0,3
0,3

SL

1
13
23

TL
(%)

0,2
0,8
0,8

Trong số các nguyên âm cùng bậc âm lượng hiệp vần với nhau thì phổ biến hơn cả
là sự hiệp vần giữa hai nguyên âm có âm lượng lớn vừa (trung bình), chiếm tỉ lệ 2,8%.
* Nhận xét: Sự hòa phối, luân phiên các âm chính - nguyên âm trong thơ bảy chữ
hiện đại về cơ bản cũng tương tự như trong thơ Việt nói chung.
(i) Hai âm tiết được hiệp vần thường phải có các nguyên âm giống nhau hoặc cùng
âm sắc (cùng dòng): i-ê-e-iê/yê; a-ơ-ư-ă-â-ươ/ưa; u-ô-o-uô/ua; hoặc cùng âm lượng: iư-u; ê-ơ-â-ô; e-a-o. Tỉ lệ giống nhau là lớn nhất.
(ii) Trong ba dòng nguyên âm thì các nguyên âm dòng giữa (trung hòa, trầm vừa):
a, ă, ơ, â, ươ/ưa xuất hiện nhiều hơn hai dòng còn lại (dòng trước và dòng sau tròn môi)
trong các âm tiết được hiệp vần.
(iii) Trong số các nguyên âm dòng giữa thì nguyên âm /a/ xuất hiện nhiều hơn các
nguyên âm còn lại trong các kiểu loại âm tiết khác nhau (Mở, Nửa Mở, Nửa Khép). Và
đặc biệt ở đây có sự xuất hiện của cả 16 nguyên âm tiếng Việt.

2.4. Sự phân bố của thanh điệu trong hiệp vần
Bảng 2.12: Bảng thống kê số lƣợng các thanh điệu tham gia hiệp vần
Bảng 2.12a:
Thanh
điệu
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng
số
441
486
901
2785
4613

Phù bình
(ngang)

Phù thƣợng
(hỏi)

Phù khứ (Sắc Hữu thanh

Phù nhập
(Sắc - Vô

thanh)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

242
330
429
1453
2454

54,9
67,9
47,6
52,2
53,2


6
1
26
83
116

1,4
0,2
2,9
3,0
2,5

16
2
54
142
214

3,6
0,4
6,0
5,1
4,6

17
7
23
132
179


3,9
1,4
2,6
4,7
3,9

Bảng 2.12b:
Thanh
điệu
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng
số
441
486
901
2785
4613

Trầm bình
(Huyền)

Trầm thƣợng
(Ngã)


Trầm khứ
(Nặng - Hữu
thanh

Trầm nhập
(Nặng - Vô
thanh)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

151
142
305
841
1439


34,2
29,2
33,9
30,2
31,2

1
0
17
40
58

0,2
0,0
1,9
1,4
1,3

7
2
35
45
89

1,6
0,4
3,9
1,6
1,9


1
2
12
49
64

0,2
0,4
1,3
1,8
1,4

Nhận xét:
(i) Việc sử dụng các thanh điệu để hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại về cơ bản
cũng tương tự như trong thơ Việt nói chung: các âm tiết hiệp vần với nhau chỉ có thể
mang hai thanh đồng loại tuyền điệu.
(ii) Không chỉ có sự tham gia hiệp vần của những cặp thanh điệu cùng tuyền điệu
mà còn có cả những cặp không cùng tuyền điệu.


13

(iii) Các thanh ngang và thanh huyền được sử dụng để hiệp vần với một tần suất
khá cao; các thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngã, thanh nặng được sử dụng ở mức độ rất
thấp. Điều này xuất phát từ đặc trưng, đường nét thanh điệu của các thanh.
2.5. Giá trị nghệ thuật của vần trong thơ bảy chữ hiện đại
Vần trong thơ không chỉ tạo nên sự hòa âm, liên kết các câu thơ lại với nhau, vần
còn có sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của nó trong câu thơ, bài thơ. Vần trong thơ bảy chữ
hiện đại đã thể hiện rất rõ điều này. Cuộc sống đa dạng, muôn màu, muôn vẻ đòi hỏi các
nhà thơ phải có hình thức thể hiện tương ứng với nội dung. Chính điều này đã tạo nên sự

đột phá trong cách gieo vần của thơ bảy chữ hiện đại, thôi thúc các nhà thơ sáng tạo và
vận dung linh hoạt các kiểu gieo vần. Sự kiếm tìm về hình thức mới chính là để thể hiện
phù hợp với nội dung của thơ trong thời đại mới.
Trong một bài thơ hoặc trong một khổ thơ, những từ, những tiếng mang vần bao
giờ cũng được đọc nhấn mạnh hơn các từ khác. Trong một khổ thơ tứ tuyệt, tất cả các từ
bắt vần với nhau đều là những từ quan trọng nhất về mặt ý nghĩa.
2.6. Tiểu kết
- Thơ bảy chữ hiện đại vẫn giữ được lối hiệp vần của thơ truyền thống. Mặt khác,
đã có những cách tân sáng tạo để tạo nên sự phong phú, đa dạng. Kết quả đó cho thấy tư
duy thơ bảy chữ đã đẩy vần thơ truyền thống lên một bước và mở rộng ra, vần thơ không
còn bị khuôn lại chỉ trong một vài vần nhất định theo quy tắc thơ truyền thống nữa.
- Cơ chế hiệp vần giữa hai âm tiết, về cơ bản giữ theo cơ chế hiệp vần của thơ truyền
thống. Tuy nhiên, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự đổi mới, linh hoạt hơn để tạo ra sự phong
phú về các kiểu loại vần chính, vần thông dựa trên cơ chế tương đồng và tương dị.
- Các kiểu loại âm tiết ở hai vị trí hiệp vần cũng rất đa dạng, đã tránh được đơn điệu
về vần thơ cũng như về âm hưởng của dòng thơ nói chung.
- Thanh điệu được sử dụng để hiệp vần về cơ bản cũng tương tự như trong thơ Việt
nói chung. Mặt khác, để phù hợp với việc diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau, ngoài
những cặp thanh điệu cùng tuyền điệu đã xuất hiện những cặp không cùng tuyền điệu.
- Vần trong thơ bảy chữ không chỉ tạo nên sự hòa âm, liên kết các câu thơ lại với
nhau mà còn có sức mạnh biểu đạt ý nghĩa.

Chƣơng 3
NGẮT NHỊP TRONG THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI
3.1. Cơ sở của việc ngắt nhịp
Luận án đã đưa ra được 17 cơ sở (tiêu chí) và khoảng 80 dấu hiệu cụ thể để ngắt
nhịp câu thơ bảy chữ.
3.1.1. Sử dụng dấu câu để ngắt nhịp
3.1.2. Ngắt nhịp dựa vào ngữ nghĩa của một cú đoạn hoặc một ngữ đoạn trong
câu thơ

3.1.3. Ngắt nhịp dựa vào các vế của câu so sánh
3.1.4. Nhịp thơ được ngắt tương đương với ý đứng trước hoặc đứng sau từ có vai
trò liên kết (từ nối) hoặc giới từ (chỉ phương tiện) trong câu thơ: dù, dẫu, tuy, vì, bởi,
bởi vì, mà, với, và, là, hay, hay là.....
3.1.5. Nhịp thơ được ngắt do các ý được tách ra theo các vế trong cặp từ quan hệ:
Tuy - nhưng, Vừa qua - lại, Mà - lại....


14

3.1.6. Nhịp thơ được ngắt bởi có sự đánh dấu của các từ cảm thán, hô ngữ, từ
phủ định, từ chỉ sự ước lượng hoặc từ để nhấn mạnh, so sánh: Trời ơi, của ta ơi!, đẹp
quá, biết bao nhiêu!...
3.1.7. Nhịp thơ được ngắt theo thành phần câu
3.1.8. Căn cứ vào phó từ để ngắt nhịp: lại, vẫn, rồi, vừa, đã, đang, không, chưa,
chẳng, quá, rất, lắm, khá, sẽ, phải, luôn, luôn luôn...
3.1.9. Căn cứ vào đại từ để ngắt nhịp
3.1.10. Ngắt nhịp dựa vào phần đảo ngữ
3.1.11. Hiện tượng vắt dòng là một căn cứ để ngắt nhịp
3.1.12. Ngắt nhịp thơ căn cứ vào hình thức văn bản
3.1.13. Lặp theo độ dài của cấu trúc là cơ sở để ngắt nhịp
3.1.14. Ngắt nhịp dựa vào cấu trúc lặp vòng
3.1.15. Ngắt nhịp dựa vào việc sử dụng điệp từ
3.1.16. Ngắt nhịp khi sử dụng từ viết hoa
3.1.17. Sử dụng từ láy là một căn cứ để ngắt nhịp
3.2. Kết quả khảo sát các loại nhịp
Bảng 3.2. Bảng các loại nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại
Tác giả
TT
Loại nhịp

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

4/3
3/4
2/5
5/2
1/6
6/1
2/2/3

3/2/2
2/3/2
4/1/2
4/2/1
1/2/4
2/1/4
2/4/1
1/4/2
3/1/3
1/3/3
3/3/1
1/1/5
5/1/1
1/5/1
2/2/1/2

Chế Lan
Viên
TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử
TL
SL
%

459


71,5

617

79

12,3

20

Tố Hữu

Xuân Diệu

Tổng

SL

TL
%

SL

TL
%

SL

TL
%


84,4

709

63,9

2584

70,4

4369

71,0

23

3,1

178

16

425

11,6

705

11,5


3,1

14

1,9

57

5,1

99

2,7

190

3,1

3

0,5

0

0

12

1,1


43

1,2

58

0,9

0

0

2

0,3

4

0,4

0

0

6

0,1

0


0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

50

7,8

48

6,6

89

8,0


280

7,6

467

7,6

4

0,6

2

0,3

11

1,0

45

1,2

62

1,0

9


1,4

4

0,5

8

0,7

89

2,4

110

1,8

5

0,8

5

0,7

2

0,2


25

0,7

37

0,6

2

0,3

1

0,1

3

0,3

12

0,3

18

0,3

3


0,5

2

0,3

5

0,5

1

0,03

11

0,18

1

0,2

0

0

3

0,3


0

0

4

0,06

1

0,2

0

0

1

0,1

2

0,1

4

0,06

0


0

0

0

2

0,2

4

0,12

6

0,1

2

0,3

3

0,4

2

0,2


5

0,14

12

0,2

1

0,2

1

0,1

12

1,1

21

0,6

35

0,6

0


0

0

0

2

0,2

1

0,03

3

0,05

0

0

1

0,1

0

0


0

0

1

0,02

0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

0


0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

0

0

4

0,5

3

0,3


8

0,2

15

0,2


15
Tác giả
TT
Loại nhịp
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.

39.
40.
41.
42.

2/2/2/1
1/2/2/2
2/1/2/2
1/1/2/3
2/1/1/3
3/2/1/1
3/1/1/2
1/2/3/1
1/2/1/3
2/3/1/1
1/3/1/2
4/1/1/1
1/1/1/2/2
2/2/1/1/1
2/1/1/1/2
1/1/2/1/2
1/1/1/1/3
1/1/1/2/1/1
1/1/1/1/1/2
2/1/1/1/1/1
Tổng
42 cách

Chế Lan
Viên

TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử
TL
SL
%

Tố Hữu

Xuân Diệu

Tổng

SL

TL
%

SL

TL
%

SL

TL
%


0

0

0

0

2

0,2

4

0,1

6

0,1

0

0

0

0

0


0

2

0,05

2

0,03

1

0,2

0

0

0

0

1

0,03

2

0,03


0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

1

0,2

0

0

0


0

1

0,03

2

0,03

0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02


0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

0

0

0

0

0


0

1

0,03

1

0,02

0

0

0

0

3

0,3

0

0

3

0,05


0

0

0

0

1

0,1

1

0,03

2

0,03

0

0

1

0,1

0


0

3

0,08

4

0,06

0

0

0

0

1

0,1

2

0,06

3

0,05


0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

0

0

0

0

0


0

1

0,03

1

0,02

0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02


0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

2

0,3

0

0

0


0

0

0

2

0,03

0

0

3

0,4

0

0

0

0

3

0,05


0

0

0

0

0

0

1

0,03

1

0,02

1

0,2

0

0

0


0

0

0

1

0,02

6154

100

642

731

1110

3671

18

16

22

35


Phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, thơ bảy chữ hiện đại đã có một sự đột phá sáng
tạo trong cắch ngắt nhịp. Kết quả khảo sát đã có 42 cách ngắt nhịp. Trong đó, nhiều nhất
là Xuân Diệu có 35 cách ngắt nhịp, tiếp đến là Tố Hữu có 22 cách ngắt nhịp, Chế Lan
Viên có 18 cách ngắt nhịp và ít nhất là Hàn Mặc Tử có 16 cách ngắt nhịp. Tính theo tỉ lệ
xuất hiện, Hàn Mặc Tử là nhà thơ vẫn còn lưu giữ nhiều nhất cách ngắt nhịp theo lối
truyền thống với tỉ lệ 87,5% và ngắt nhịp theo truyền thống ít nhất là ở Tố Hữu với tỉ lệ
79,9%. Như vậy, Xuân Diệu đã có một sự cách tân rất lớn, tạo ra một diện mạo mới cho
câu thơ bảy chữ.
3.2.1. Cách ngắt nhịp truyền thống
3.2.1.1. Nhịp 4/3: Đây là nhịp được sử dụng nhiều nhất. Có 4369/6154 câu thơ ngắt
nhịp 4/3, chiếm tỉ lệ 71,0%. Hàn Mặc Tử là nhà thơ sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 84,4%.
3.2.1.2. Nhịp 3/4 : Có 705/6154 câu thơ ngắt nhịp 3/4, chiếm tỉ lệ 11,5%. Tố Hữu
là người sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 16%.
3.2.2. Cách ngắt nhịp phi truyền thống
3.2.2.1. Các loại nhịp có hai nhịp/câu


16

Có bốn cách ngắt nhịp hoán vị: nhịp 2/5 và 5/2, nhịp 1/6 và 6/1. Trong các nhịp
này, nhịp 2/5 nhiều nhất. Nhịp 5/2 là sự hoán đổi nhịp 2/5 có số lượng ít hơn. Nhịp 6/1 là
sự hoán đổi từ nhịp 1/6. Hai loại nhịp này xuất hiện rất ít trong thơ bảy chữ hiện đại.
3.2.2.2. Các loại nhịp có ba nhịp/câu
Có 15 loại nhịp có 3 nhịp/câu thơ với 766/6154 câu thơ, chiếm tỉ lệ 12,5%, cụ thể
các nhịp: 2/2/3, 4/2/1, 4/1/2, 3/1/3, 1/3/3, 3/2/2, 3/3/1, 1/2/4, 2/1/4, 2/3/2, 2/4/1, 1/1/5,
1/4/2, 5/1/1, 1/5/1.
3.2.2.3. Các loại nhịp biến thiên có bốn nhịp/câu
Loại nhịp này không xuất hiện nhiều trong thơ bảy chữ hiện đại. Qua khảo sát có
13 loại nhịp có 4 nhịp/câu thơ với 44/6154 câu thơ, chiếm tỉ lệ 0,69%. Đó là các nhịp:

2/2/1/2, 3/2/1/1, 3/1/1/2, 1/2/2/2, 2/2/2/1, 2/1/2/2, 1/3/1/2, 2/1/1/3, 1/1/2/3, 4/1/1/1,
1/2/3/1, 1/2/1/3, 2/3/1/1. Nhịp 2/2/1/2 được sử dụng nhiều nhất trong loại nhịp này.
3.2.2.4. Các loại nhịp phá cách có 5 nhịp/câu
Loại nhịp này xuất hiện ít trong thơ bảy chữ hiện đại. Qua khảo sát có 5 loại nhịp có
5 nhịp/câu thơ với 6/6154 câu thơ, chiếm tỉ lệ 0,13%, bao gồm các nhịp: 1/1/1/2/2,
2/2/1/1/1, 2/1/1/1/2, 1/1/2/1/2, 1/1/1/1/3. Xuân Diệu sử dụng 4/5, Chế Lan Viên sử dụng
1/5 loại nhịp này.
3.2.2.5. Các loại nhịp phá cách có 6 nhịp/câu
Qua khảo sát cho thấy có 3 loại nhịp có 6 nhịp/câu thơ với 5/6154 câu thơ, chiếm
một tỉ lệ rất ít là 0,09%, bao gồm các nhịp: 1/1/1/2/1/1, 1/1/1/1/1/2, 2/1/1/1/1/1. Xuân
Diệu sử dụng 1/3, Chế Lan Viên sử dụng 1/3 và Hàn Mặc Tử sử dụng 1/3 loại nhịp này.
3.3. Giá trị nghệ thuật của nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại
3.3.1. Giá trị hình thức
Thơ bảy chữ hiện đại đã khoác lên thơ thất ngôn truyền thống một dáng vẻ mới, đã
vượt ra khỏi khuôn phép với những niêm luật quá khắt khe, gò bó. Một thế giới ngôn
ngữ đa sắc màu hiện lên trong thơ bảy chữ hiện đại chính là để biểu đạt cho được một
cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, một thế giới bên trong tâm hồn con người vô tận, đa
dạng và rất mực nhạy cảm, tinh tế. Chính thế mà sự mà sự đa dạng về cách tổ chức nhịp
điệu, vần điệu và thanh điệu trong thơ bảy chữ hiện đại như là một tất yếu.
3.3.2 Giá trị nội dung
Những sáng tạo về nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại không đơn thuần chỉ là về hình
thức mà còn mang ý nghĩa nội dung. Thơ thất ngôn truyền thống không chỉ có niêm luật
chặt chẽ mà nội dung phản ánh cũng chỉ nằm trong một khuôn khổ nhất định. Đến với
thơ bảy chữ hiện đại thì dường như chúng ta được chứng kiến cuộc sống một cách trọn
vẹn với nhiều cung bậc khác nhau. Nhịp thơ bảy chữ hiện đại chính là nhịp của tâm
trạng nhà thơ.
3.4. Tiểu kết
- Về cơ bản, thơ bảy chữ hiện đại vẫn lưu giữ được khuôn khổ phép tắc của thơ thất
ngôn truyền thống. Đây là một sự kế thừa có dụng ý, tạo sự cân đối hài hòa cho câu thơ,
tạo nền nhịp cơ bản của thể loại.

- Bên cạnh sự kế thừa truyền thống, thơ bảy chữ hiện đại đã thực hiện được một sự
đổi mới, cách tân, sáng tạo trong tổ chức nhịp điệu với 42 loại nhịp. Nhìn tổng thể, cách
tổ chức nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ thể hiện rõ nét sự vận động và phát triển theo
khuynh hướng tự do hoá của ngôn ngữ thơ.


17

- Luận án đã đưa ra được 17 cơ sở (tiêu chí) và khoảng 80 dấu hiệu cụ thể để ngắt
nhịp câu thơ bảy chữ. Những dấu hiệu ngắt nhịp này là có cơ sở về mặt ngữ pháp, ngữ
nghĩa của ngôn từ. Điều này cho thấy được sự cách tân, sáng tạo, xu hướng tự do trong
sử dụng ngôn ngữ của thơ bảy chữ.
- Nhịp điệu câu thơ bảy chữ vừa có giá trị hình thức vừa có giá trị nội dung. Câu
thơ bảy chữ đã thực sự đổi mới về nhịp điệu, đổi mới trên sự kế thừa, góp phần phát
triển ngôn ngữ thơ Việt Nam theo khuynh hướng tự do.

Chƣơng 4
THANH ĐIỆU TRONG THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI
4.1. Cách tổ chức thanh điệu trong thơ bảy chữ hiện đại
Luật thơ bảy chữ hiện đại cũng là luật phối thanh tiếng bằng tiếng trắc, xét riêng
từng câu thơ, trong một khổ thơ hoặc toàn bộ bài thơ. Luật thất ngôn cũ đúc rút lại có
bốn loại khuôn thanh - vần sau:
- Khuôn I: B B T T T B B
- Khuôn II: T T B B T T B
- Khuôn III: B B T T B B T
- Khuôn IV: T T B B B T T
Dựa vào khuôn thanh điệu truyền thống để khảo sát câu thơ bảy chữ chúng tôi thu
được kết quả ở bảng sau:
Bảng 4.1: Bảng phân bố bằng trắc trong thơ bảy chữ hiện đại
Khuôn I


Khuôn II

Khuôn III

Đặc biệt

Khuôn IV

Khuôn B
-T
Tác giả

Số
câu

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)


SL

TL
(%)

SL

TL
(%)

Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

642
732
1110
3660
6144

187
220
292
1060
1759

29,1

30,1
26,3
29,0
28,6

197
239
369
1032
1837

30,7
32,7
33,2
28,2
29,9

116
139
209
545
1009

18,1
19,0
18,8
14,9
16,4

73

103
113
561
850

11,4
14,1
10,2
15,3
13,8

69
31
127
462
689

10,7
4,2
11,4
12,6
11,2

Câu thơ được phân bố thanh điệu theo truyền thống là 5455 câu, chiếm 88,8%, còn
lại 689 câu, chiếm 11,2% thể hiện sự sáng tạo cách tân của thơ bảy chữ.
4.1.1. Phân bố thanh điệu theo các khuôn truyền thống
Bảng 4.2: Bảng phân bố thanh điệu theo khuôn truyền thống
Tác giả
Khuôn


I

II

BBTTTBB
TBBTTBB
TBTTBBB
BBBTTBB
TBTTTBB
BBTTBBB
BBBTBBB
TBBTBBB
TTBBTTB
BTBBTTB

Chế Lan
Viên
TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử
TL
SL
%

33
64
4

55
22
4
1
4

5,14
10
0,6
8,6
3,4
0,6
0,2
0,6

43
46
3
72
23
11
11
11

70
79

10,9
12,3


75
110

Tố Hữu

Xuân Diệu

Tổng

SL

TL
%

SL

TL
%

SL

TL
%

5,9
6,3
0,4
9,84
3,14
1,5

1,5
1,5

43
96
3
110
37
1
1
1

3,9
8,6
0,2
9,91
3,33
0,1
0,1
0,1

219
312
5
358
148
6
6
6


6,0
8,5
0,14
9,72
4,0
0,2
0,2
0,2

338
518
15
595
230
22
19
22

5,5
8,4
0,2
9,7
3,7
0,4
0,3
0,4

10,2
15,0


144
174

13,0
15,7

395
426

10,8
11,6

684
789

11,1
12,8


18

Tác giả
Khuôn

III

IV

BTTBBTB
TTBBBTB

BTBBBTB
BTTBTTB
TTTBBTB
TTTBTTB
BBTTBBT
BBBTBBT
TBBTBBT
TBTTBBT
BBBTTBT
BBTTTBT
TBBTTBT
TBTTTBT
TTBBBTT
BTTBBTT
TTTBBTT
BTBBBTT
TTBBTTT
BTTBTTT
BTBBTTT
TTTBTTT
Tổng

Chế Lan
Viên
TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử

TL
SL
%

3
29
16

0,5
4,5
2,5

4
16
24

0

0

0

Tố Hữu

Xuân Diệu

Tổng

SL


TL
%

SL

TL
%

SL

TL
%

0,5
2,2
3,3

0
18
31

0
1,6
2,8

10
80
103

0,3

2,2
2,8

17
143
174

0,3
2,3
2,8

8

1,1

2

0,2

5

0,1

15

0,2

0

1


0,1

0

0

11

0,3

12

0,2

0
44
25
28
15
2
1
1

0
6,9
3,9
4,4
2,3
0,3

0,2
0,2

1
45
44
23
25
0
1
1

0,14
6,1
6,0
3,1
3,4
0
0,1
0,1

0
49
65
61
34
0
0
0


0
4,4
5,9
5,5
3,1
0
0
0

2
167
93
110
163
1
4
2

0,05
4,6
2,5
3,0
4,5
0,03
0,1
0,1

3
305
227

222
237
3
6
4

0,05
5,0
3,7
3,6
3,9
0,05
0,1
0,07

0
26
14
6
23
2
1
1

0
4,0
2,2
0,9
3,6
0,3

0,2
0,2

0
24
18
11
45
2
0
3

0
3,3
2,5
1,5
6,1
0,27
0
0,4

0
28
17
16
52
0
0
0


0
2,5
1,5
1,4
4,7
0
0
0

6
178
113
94
170
1
0
3

0,1
4,9
3,1
2,6
4,6
0,03
0
0,1

5
256
162

127
290
5
1
7

0,08
4,2
2,6
2,1
4,7
0,08
0,02
0,11

0

0

0

0

0

0

2

0,1


2

0,03

573

89,3

701

95,8

983

88,6

3198

87,4

5455

88,8

(Chú thích: Ký hiệu gạch chân dưới thanh điệu (T, B) là những vị trí lệch chuẩn so với khuôn truyền thống)

Qua phân tích từng khuôn thanh điệu, chúng tôi nhận thấy ở cả 4 khuôn, số câu
thơ phân bố bằng trắc theo đúng khuôn truyền thống là 1583/5455 câu thơ, chiếm tỷ lệ
25,8%.

Có đến 3872/5455 câu thơ, chiến tỷ lệ 63%, thơ bảy chữ hiện đại triệt để khai thác
tính tự do ở các vị trí một, ba, năm về luật bằng trắc bằng cách tập trung nhiều thanh
bằng hoặc thanh trắc trong một câu thơ. Cụ thể, với 4 khuôn truyền thống, các tác giả đã
tạo ra 28 kiểu phân bố trên nền truyền thống. Các khuôn này đều có các vị trí lệch chuẩn
so với mô hình truyền thống, có thể ở 1 vị trí, ở 2 vị trí và ở cả 3 vị trí trong một câu thơ
(thay đổi bằng, trắc ở vị trí một, ba, năm so với khuôn truyền thống).
4.1.2. Phân bố thanh điệu không theo các khuôn truyền thống
Ngoài việc bố trí thanh điệu theo truyền thống làm cho phần lớn các câu thơ có sự
hài hoà và cân xứng, các nhà thơ vẫn dành nhiều trường hợp phá cách, các vị trí "Nhị, tứ,
lục" bị phá vỡ, câu thơ có thể tập trung nhiều thanh bằng hoặc nhiều thanh trắc trong
cùng một câu thơ. Có đến 689/6144 câu thơ không theo các khuôn truyền thống và có
thể quy về các kiểu chính sau đây:
Bảng 4.3: Bảng phân bố thanh điệu không theo khuôn truyền thống
Tác giả
Khuôn đặc biệt

Chế Lan
Viên
TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử
TL
SL
%

Tố Hữu
SL


TL
%

Xuân Diệu
SL

TL
%

Tổng
SL

TL
%


19

Tác giả
Khuôn đặc biệt
1
2
3
4
5
6

7


8

9

Câu thơ bảy chữ, cả bảy
chữ đều thanh bằng
Câu thơ bảy chữ, có sáu
tiếng bằng và một tiếng trắc
Câu thơ bảy chữ, có sáu
tiếng trắc và một tiếng bằng
Câu thơ bảy chữ, có năm
tiếng bằng và hai tiếng trắc
Câu thơ bảy chữ, có năm
tiếng trắc và hai tiếng bằng
Câu thơ bảy chữ, có bốn
tiếng trắc, ba tiếng bằng
nhưng các vị trí “nhị, tứ,
lục” đều là trắc (T)
Câu thơ bảy chữ, có ba
tiếng trắc, bốn tiếng bằng
nhưng các vị trí “nhị, tứ,
lục” đều là bằng (B)
Câu thơ bảy chữ, có ba
tiếng trắc, bốn tiếng bằng
nhưng các vị trí “nhị, tứ,
lục” đều là trắc (T)
Câu thơ bảy chữ, các tiếng
bằng trắc có thể gần bằng
nhau (bốn bằng, ba trắc
hoặc ngược lại) chúng được

sắp xếp khi thì T T B hoặc
B T T hoặc BBT, TBB

Tổng

Chế Lan
Viên
TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử
TL
SL
%

Tố Hữu

Xuân Diệu

Tổng

SL

TL
%

SL


TL
%

SL

TL
%

1

0,2

6

0,8

2

0,2

7

0,2

16

0,3

6


0,9

3

0,4

24

2,2

54

1,5

87

1,4

1

0,2

0

0

2

0,2


11

0,3

14

0,2

11

1,7

8

1,1

31

2,8

119

3,3

169

2,8

4


0,6

0

0

9

0,8

46

1,3

59

1,0

1

0,2

1

0,14

1

0,1


13

0,4

16

0,3

3

0,47

1

0,14

1

0,1

5

0,14

10

0,16

2


0,31

0

0

0

0

2

0,05

4

0,07

40

6,2

12

1,6

57

5,1


205

5,6

314

5,1

69

1,1

31

0,5

127

2,1

462

7,5

689

11,2

Kiểu 9 là kiểu phổ biến nhất với 314/689 câu thơ, chiếm tỷ lệ 5,1%; ít nhất là kiểu 8
với 4/689 câu thơ, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thơ bảy chữ hiện đại xuất hiện trường hợp cả bảy

chữ đều thanh bằng (kiểu 1) và không thấy xuất hiện trường cả bảy chữ đều thanh trắc.
4.1.3. Kiểu thanh điệu phân theo số lượng bằng, trắc
Qua kết quả khảo sát cho thấy có gần 90% câu thơ phân bố thanh điệu theo khuôn
truyền thống. Trong khi đó, số câu thơ phá cách lên đến hơn 25%. Sự phá cách ở đây
không chỉ ở khuôn thanh mà còn là ở sự tập trung không đồng đều giữa thanh bằng và
thanh trắc. Đó là những câu thơ tập trung nhiều thanh bằng hơn hoặc tập trung nhiều
thanh trắc hơn.
Bảng 4.4: Bảng các kiểu thanh điệu phân theo số lƣợng bằng, trắc
TT
1
2
3

Kiểu thanh
điệu
Câu thơ có 5
thanh bằng
Câu thơ có 6
thanh bằng
Câu thơ có 7
thanh bằng

Chế Lan
Viên
TL
SL
%

Hàn Mặc
Tử

TL
SL
%

115

17,9

170

7

1,1

1

0,2

Tố Hữu

Xuân Diệu

Tổng

SL

TL
%

SL


TL
%

SL

TL
%

23,2

239

21,5

685

18,7

1209

19,7

14

1,9

25

2,3


60

1,6

106

1,7

6

0,8

2

0,2

7

0,2

16

0,3


20
4
5


Câu thơ có 5
thanh trắc
Câu thơ có 6
thanh trắc
Tổng

13

2,0

14

1,9

25

2,3

149

4,1

200

3,3

1

0,2


0

0,0

2

0,2

13

0,4

16

0,3

137

21,3

204

27,9

293

26,4

914


25,0

1547

25,2

4.1.3.1. Kiểu câu thơ có 5 thanh bằng trở lên: Kiểu này có 1331/6144 câu thơ,
chiếm 21,7%. Kiểu câu thơ có 5 thanh bằng và 6 thanh bằng vừa tuân theo khuôn truyền
thống vừa có sự phá cách hoàn toàn. Đối với kiểu câu thơ có 7 thanh bằng, đây là kiểu
phá cách hoàn toàn so với khuôn truyền thống và đã làm lên nét đặc sắc ở thơ bảy chữ
hiện đại.
4.1.3.2. Kiểu câu thơ có 5 thanh trắc trở lên: Kiểu này có 216/6144 câu thơ,
chiếm 3,6%. Không xuất hiện kiểu câu thơ có 7 thanh trắc. Kiểu câu thơ có 5 thanh trắc
và 6 thanh trắc vừa tuân theo khuôn truyền thống vừa có sự phá cách hoàn toàn.
4.2. Bƣớc đầu tìm hiểu về niêm trong thơ bảy chữ hiện đại
Khổ thơ có niêm là khổ thơ có tiếng thứ hai của câu thơ này trùng với tiếng thứ hai
của câu thơ khác về thanh điệu (cùng là thanh bằng hoặc cùng là thanh trắc). Ở luận án
này chúng tôi dừng lại ở việc điểm qua về niêm trong từng cặp câu thơ đối với những khổ
thơ có 4 câu thơ. Tiến hành khảo sát 1340 khổ thơ loại bốn câu/một khổ đã xác định được
8 trường hợp niêm khác nhau như sau:
- Trường hợp 1 (N12): Câu 1 niêm với câu 2.
- Trường hợp 2 (N14, 23): Câu 2 niêm với câu 3.
- Trường hợp 3 (N34): Câu 3 niêm với câu 4.
- Trường hợp 4 (N123): Câu 1,2, 3 niêm với nhau.
- Trường hợp 5 (N234): Câu 2, 3,4 niêm với nhau.
- Trường hợp 6 (N1234): Câu 1,2, 3, 4 niêm với nhau.
- Trường hợp 7 (N12,34): Câu 1 niêm với câu 2, câu 3 niêm với câu 4.
- Trường hợp 8 (N0): Không có niêm.
Bảng 4.5: Bảng thống kê các trƣờng hợp niêm
Bảng 4.5a:

Niêm
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng số
khổ thơ
155
156
248
781
1340

N14, 23

SL
103
131
191
592
1017

N12

TL
(%)
66,5

84
77
75,8
75,9

SL
10
1
3
37
51

N34

TL
(%)
6,5
0,6
1,2
4,7
3,8

SL
4
2
2
19
27

N123


TL
(%)
2,6
1,3
0,8
2,4
2,0

SL
9
6
12
31
58

TL
(%)
5,8
3,9
4,8
4,0
4,3

Bảng 4.5b:
Niêm
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu

Xuân Diệu
Tổng

Tổng số
khổ thơ
155
156
248
781
1340

N234

SL
8
2
12
21
43

N1234

TL
(%)
5,2
1,3
4,8
2,7
3,2


SL
3
2
2
13
20

N12, 34

TL
(%)
1,9
1,3
0,8
1,7
1,5

SL
2
0
3
11
16

N0

TL
(%)
1,3
0

1,2
1,4
1,2

SL

TL
(%)

16
12
23
57
108

10,3
7,7
9,3
7,3
8,1


21

Các trường hợp có niêm chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó câu 1 niêm với câu 4, câu 2
niêm với câu 3 chiếm tỉ lệ cao nhất. Cùng với việc tiếp thu truyền thống, thơ bảy chữ
hiện đại đã có sự phá cách, tạo ra các trường hợp niêm phong phú hơn 4 khả năng niêm
luật vốn có của thơ cổ điển. Đã xuất hiện trường hợp chỉ có hai câu đầu hoặc hai câu
cuối trong một khổ thơ niêm với nhau, ba câu trong một khổ thơ và thậm chí là bốn câu
trong một khổ thơ niêm với nhau. Bên cạnh đó là những trường hợp thất niêm, đó là có 1

cặp câu trong khổ thơ hoặc là các câu trong khổ thơ hoàn toàn không niêm với nhau.
4.3. Bƣớc đầu tìm hiểu về đối thanh điệu bằng - trắc trong thơ bảy chữ
Theo luật thơ truyền thống ở các vị trí nhị, tứ, lục phải có sự đối lập về bằng trắc.
Theo đó, tiến hành khảo sát 1340 khổ thơ loại bốn câu/một khổ thơ chúng ta đã xác định
được 4 trường hợp khác nhau của phép đối thanh điệu bằng - trắc như sau:
- Trường hợp 1 (TH1): Chỉ có 2 câu đầu đối thanh điệu còn 2 câu cuối không đối.
- Trường hợp 2 (TH2): Chỉ có 2 câu cuối đối thanh điệu còn 2 câu đầu không đối.
- Trường hợp 3 (TH3): Câu 1 đối thanh với câu 2, câu 3 đối thanh với câu 4.
- Trường hợp 4 (TH4): Không xuất hiện phép đối thanh điệu bằng trắc giữa các
câu trong khổ thơ.
Bảng 4.6: Bảng thống kê các trƣờng hợp đối thanh điệu bằng - trắc
Đối thanh
Tác giả
Chế Lan Viên
Hàn Mặc Tử
Tố Hữu
Xuân Diệu
Tổng

Tổng số
khổ thơ
155
156
248
781
1340

TH1

SL

14
9
19
53
95

TH2

TL
(%)
9,0
5,8
7,7
6,8
7,1

TH3

TH4

SL

TL
(%)

SL

TL
(%)


SL

TL
(%)

20
12
21
63
116

12,9
7,7
8,5
8,1
8,7

107
133
189
578
1007

69,0
85,3
76,2
74,0
75,1

14

2
19
87
122

9,0
1,3
7,7
11,1
9,1

Các khổ thơ có phép đối thanh điệu bằng - trắc chiếm tỉ lệ cao, có đến 1218/1340
khổ thơ = 90,9%. Bên cạnh đó, số lượng khổ thơ có từng cặp câu không đối nhau theo
các trường hợp không có phép đối ở hai câu đầu hoặc hai câu cuối hoặc ở cả bốn câu
cũng rất phong phú với 333/1340 khổ thơ, chiếm tỉ lệ 24,9%. Nếu tính riêng trường hợp
không có phép đối ở cả bốn câu thì có 122/1340 khổ thơ, chiếm tỉ lệ 9,1%. Điều này cho
thấy, ngoài việc tiếp thu truyền thống, thơ bảy chữ hiện đại đã có nhiều sáng tạo, cách
tân có giá trị.
4.4. Giá trị của hài thanh trong thơ bảy chữ hiện đại
Cũng như cách hiệp vần, ngắt nhịp, sự sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong câu thơ,
khổ thơ bảy chữ đều có giá trị khu biệt về mặt ý nghĩa, đều là dụng ý sáng tác của nhà
thơ. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự sắp đặt có chủ đích. Cách thể
hiện tiếng bằng - trắc ấy đã tạo nên phong cách mới, góp phần diễn tả xu hướng tự do
hóa ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại, nhà thơ không bị gò bó trong bộc lộ cảm xúc trước
hiện thực cuộc sống sinh động muôn màu muôn vẻ mà được thỏa thích hơn trong bộc lộ
cảm xúc của riêng mình thông qua từng thanh bằng, thanh trắc. Vì thế, cảm hứng, đề tài
trong thơ bảy chữ trở nên phong phú, đa dạng hơn.
4.5. Tiểu kết
- Thơ bảy chữ hiện đại có sự hài hoà, cân xứng về thanh điệu, có sự kế thừa về
cách sắp xếp tiếng bằng, tiếng trắc của thơ thất ngôn xưa.



22

- Bên cạnh việc tiếp thu truyền thống, các nhà thơ đã có những sáng tạo, cách tân
cách phân bố bằng trắc câu thơ bảy chữ.
- Thơ bảy chữ hiện đại "có ưa vần bằng hơn", trở nên "êm tai hơn". Những câu thơ
có thanh bằng nhiều hơn thanh trắc chiếm tỉ lệ rất cao.
- Thơ bảy chữ hiện đại đã chịu ảnh hưởng về niêm của thơ cổ điển. Bên cạnh đó là
những trường hợp phá cách, thất niêm. Sự phá cách này cho thấy được phần nào xu
hướng cách tân, tự do hóa ngôn ngữ trong thơ bảy chữ hiện đại. Nó phù hợp với xu thế
cách tân hóa của thơ Việt Nam về mặt hình thức ở nhiều phương diện khác nhau nhằm
đáp ứng nhu cầu tự do hóa thơ để tạo ra những bước phát triển mới của thơ theo nhiều
khuynh hướng khác nhau.
- Về cơ bản thơ bảy chữ hiện đại vẫn giữ được phép đối thanh điệu của thơ thất
ngôn truyền thống. Bên cạnh đó, thơ bảy chữ hiện đại đã có nhiều cách tân, sáng tạo.
Điều đó đã phản ánh tính linh hoạt và uyển chuyển trong tư duy thơ Việt thế kỷ XX,
phản ánh cách thức mới, con đường mới để cách tân thơ theo hướng tự do hóa.
- Sự sắp đặt tiếng bằng trắc trong câu thơ bảy chữ đều có giá trị khu biệt về mặt
cảm xúc, là dụng ý sáng tác của nhà thơ.

KẾT LUẬN
1. Sự biến động của xã hội Việt Nam ở thế kỷ XX, sự phát triển về tư tưởng ảnh
hưởng đến nghệ thuật, làm cho thơ Việt Nam thế kỷ XX đã có nhiều cách tân, đổi mới
sáng tạo so với thơ truyền thống. Thơ bảy chữ hiện đại không nằm ngoài sự ảnh hưởng, sự
cách tân, đổi mới đó. Việc khảo sát, nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ thơ
bảy chữ hiện đại là hết sức cần thiết. Dưới góc độ lý thuyết về thi học và thi luật, luận án
đã tập trung phân tích, chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại dưới góc độ
cơ cấu/ tổ chức ngữ âm, bao gồm: vần, nhịp, hài thanh. Đây là một hướng tiếp cận mới
mẻ, góp phần khẳng định một điều: Sự cách tân về hình thức của thơ bảy chữ hiện đại

nhằm đáp ứng sự phát triển về tư tưởng và sự đổi mới về nội dung. Điều này hoàn toàn
phù hợp với sự phát triển về tư tưởng của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.
2. Thơ bảy chữ hiện đại vẫn giữ được lối hiệp vần của thơ thất ngôn truyền thống,
mặt khác, đã có những cách tân sáng tạo để tạo nên sự phong phú, đa dạng trong hiệp
vần. Tư duy thơ bảy chữ đã đẩy vần thơ truyền thống lên một bước và mở rộng ra, vần
thơ không còn bị khuôn lại chỉ trong một vài vần nhất định theo quy tắc thơ truyền thống
nữa. Dựa trên cơ chế tương đồng và tương dị, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự đổi mới, linh
hoạt hơn để tạo ra sự phong phú về các kiểu loại vần chính, vần thông. Bên cạnh việc
duy trì cái chuẩn mực “vần chính”, đảm bảo cho câu thơ có âm hưởng hay, đẹp, dồi dào,
thơ bảy chữ hiện đại mở rộng khá mạnh sang “vần thông” để câu thơ thêm phong phú,
đa dạng, tránh sự đơn điệu, nhàm chán về âm hưởng.
Các kiểu loại âm tiết ở hai vị trí hiệp vần cũng rất đa dạng, đã tránh được đơn điệu
về vần thơ cũng như về âm hưởng của dòng thơ nói chung. Thơ bảy chữ đã không dùng
lặp lại chỉ một kiểu âm tiết nào đó liên tục, mà có thay đổi, đan xen, biến hóa để tạo ra
sự đa dạng, phong phú.
Các âm cuối phân bố trong các vần thơ theo những nguyên tắc: đồng nhất hoàn
toàn, đồng nhất bộ phận. Tuyệt đại đa số các trường hợp tuân theo nguyên tắc đồng nhất
hoàn toàn. Những trường hợp đồng nhất bộ phận thì tỷ lệ sử dụng đồng nhất đặc trưng


23

vang cao hơn đặc trưng vô thanh. Điều này cho thấy, trong thơ bảy chữ hiện đại các phụ
âm cuối vang hay được sử dụng để tạo vần hơn các phụ âm cuối vô thanh.
Thơ bảy chữ đã khai thác tối đa âm chính - nguyên âm để tạo sự hiệp vần. Tỉ lệ các
nguyên âm giống nhau là rất lớn. Trong ba dòng nguyên âm thì các nguyên âm dòng
giữa xuất hiện nhiều hơn hai dòng còn lại trong các âm tiết được hiệp vần. Trong số các
nguyên âm dòng giữa thì nguyên âm /a/ xuất hiện nhiều hơn các nguyên âm còn lại trong
các kiểu loại âm tiết khác nhau (mở, nửa mở, nửa khép).
Thơ bảy chữ đã khai thác tối đa thế mạnh của từng thanh điệu để tạo lên sự phong

phú đa dạng cho vần thơ. Các thanh ngang và thanh huyền được sử dụng để hiệp vần với
một tần suất khá cao. Hạn chế sử dụng các âm tiết kết thúc bằng các phụ âm vô thanh các âm tiết khép.
3. Nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại vẫn lưu giữ được khuôn khổ phép tắc của thơ
thất ngôn truyền thống. Bên cạnh sự kế thừa đó, thơ bảy chữ hiện đại thực sự đã thực hiện
được một sự đổi mới, đẩy sự kế thừa lên một bước mới trong tổ chức nhịp điệu câu thơ.
Các nhà thơ đã thoả sức tìm kiếm cách tổ chức nhịp nhằm đạt được sự đa dạng tối đa
về nhịp cho câu thơ, đã có đến 42 loại nhịp. Nhịp trong câu thơ bảy chữ đã vượt ra khỏi
những luật lệ cứng nhắc, những khuôn sáo nhịp truyền thống. Nhịp thơ đã là nhịp cảm
xúc, đã biến thiên phong phú, đa dạng cùng với nhiều diễn biến tinh tế trong đời sống nội
tâm của nhà thơ. Sự phát triển mạnh mẽ về nhịp thể hiện sự sáng tạo, cách tân của nhà thơ
trong việc tổ chức tiếng nói âm nhạc làm cho câu thơ thích ứng với tính đa dạng của nội
dung. Với 42 loại nhịp, câu thơ bảy chữ đã tạo được sự đa dạng và độc đáo, sự biến hoá và
phóng túng trong việc thể hiện thi hứng, tâm trạng của nhà thơ. Cố nhiên, cách tổ chức
nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ ở từng nhà thơ là có sự khác nhau về số lượng và chất
lượng. Nhưng nhìn tổng thể, cách tổ chức nhịp trong câu thơ bảy chữ thể hiện rõ nét sự
vận động và phát triển theo khuynh hướng tự do hoá của ngôn ngữ thơ.
Điều đặc biệt là với 42 kiểu ngắt nhịp, luận án đã đưa ra được 17 cơ sở (tiêu chí)
và khoảng 80 dấu hiệu cụ thể để ngắt nhịp câu thơ bảy chữ. Những dấu hiệu ngắt nhịp
này là có cơ sở về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa của ngôn từ. Luận án đã rất cố gắng đưa ra
các ví dụ để minh chứng cho từng dấu hiệu cụ thể. Các cơ sở, dấu hiệu ngắt nhịp cho
thấy được sự cách tân, sáng tạo, xu hướng tự do hóa trong sử dụng ngôn ngữ của thơ bảy
chữ. Đây là điểm mới, điểm nhấn mà luận án muốn đề cập đến khi tìm hiểu việc ngắt
nhịp ở thơ bảy chữ.
Bước đầu luận án đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị hình thức, giá trị
nội dung mà nhịp điệu thơ bảy chữ mang lại. Sự đột phá về nhịp điệu đầy cá tính và bản
lĩnh của các nhà thơ là để phô diễn thế giới nội tâm ngày càng đa dạng, tinh tế của con
người, của thời đại mới. Câu thơ bảy chữ đã thực sự đổi mới về nhịp điệu, đổi mới trên
sự kế thừa, góp phần phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam theo khuynh hướng tự do hoá.
Thơ bảy chữ hiện đại đã khoác lên câu thơ thất ngôn truyền thống một dáng vẻ mới qua
cách tổ chức nhịp điệu.

4. Thơ bảy chữ hiện đại có sự hài hoà, cân xứng về thanh điệu, có sự phân bố đều
đặn các thanh bằng, thanh trắc trong câu thơ, làm cho câu thơ thắm đượm phong vị
truyền thống. Tuy nhiên, tỷ lệ câu thơ đúng với các khuôn truyền thống ở tất cả các vị trí
là rất thấp. Các nhà thơ đã tranh thủ các vị trí “nhất, tam, ngũ” bất luận để biến đổi theo
hướng đa dạng hoá trong việc phân bố thanh điệu trong câu thơ. Điều này cho thấy trong
khi tiếp thu truyền thống, một mặt, thơ bảy chữ hiện đại tuân thủ truyền thống một cách


×