Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập nhóm dân sự 2 về hợp đồng vay và hợp đồng bảo lãnh tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.73 KB, 16 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
rộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem như
một công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình.Một
nền kinh tế năng động ln chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng,
khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch được kí kết là
một vần hết sức quan trọng và cần thiết.Trên thực tế có rất nhiều các giao dịch hay
hợp đồng xảy ra tranh chấp liên quan đến việc vay ngân hàng trong đó sẽ có những
biện pháp nhất đinh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của . Chính vì vậy, chúng em
xin chọn một tình huống cụ thể để tìm hiểu, tình huống cụ thể như sau: “Tháng 1
năm 2017, do cần tiền để đầu tư sản xuất, kinh doanh, vợ chồng anh Linh, chị
Lan đến gặp anh Kiên để vay hoặc nhờ anh vay giúp khoản tiền 1 tỷ đồng thời
hạn 6 tháng. Lợi dụng tình trạng của vợ chồng anh chị, anh Kiên nhận lời vay
hộ tại Ngân Hàng X nhưng yêu cầu anh, chị phải thế chấp tài sản của mình để
bảo lãnh việc sẽ trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Đồng ý yêu cầu của anh Kiên,
vợ, chồng anh chị Linh không ngần ngại ký tất cả các loại giấy tờ khi anh Kiên
đưa ra. Tháng 10/2017, vợ, chồng anh, chị nhận được tống đạt giấy tờ của Tòa
án Quận Y về việc ngân hàng X khởi kiện do vi phạm hợp đồng bảo lãnh cho
anh Kiên vay số tiền 3 tỷ đồng. Do đến nay anh Kiên đã biệt tích khỏi nơi cư trú
nên ngân hàng yêu cầu anh, chị phải trả khoản tiền nói trên thay cho anh Kiên.
Ngân hàng có xuất trình được tồn bộ giấy tờ minh chứng cho việc anh Linh,
chị Lan đã thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho khoản nợ của
anh Kiên, đồng thời đã thông báo việc phát sinh nghĩa vụ trả nợ này cho anh,
chị trong một thời hạn nhất định nhưng anh, chị không đồng ý trả nợ. Câu hỏi:
1. Hãy cho biết có bao nhiêu hợp đồng được xác lập trong tình huống
trên? Đặt tên gọi cho các hợp đồng đó, nêu căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp
đồng đó?
1


2. Giải thích quy định của khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 và


liên hệ với tình huống trên.
3. Anh Linh, chị Lan có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ 3 tỷ đồng mà
anh Kiên đã vay khơng? Tại sao?
4. Giải quyết tính huống trên?”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hãy cho biết có bao nhiêu hợp đồng được xác lập trong tình huống trên, đặt
tên cho các hợp đồng đó và nêu căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng đó?
1.1. Các hợp đồng được xác lập trong tình huống trên
Theo dữ liệu của đề bài nêu ra, có 2 hợp đồng được xác lập như sau:
Thứ nhất, do cần tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, vợ chồng anh Linh chị
Lan đến gặp anh Kiên để vay hoặc nhờ anh vay giúp khonar tiền 1 tỉ đồng thời hạn
6 tháng. Anh Kiên nhận lời vay họ tại Ngân hàng X với điều kiện vợ chồng anh
Linh chị Lan phải thế chấp tài sản của mình để bảo lãnh việc trả nợ ngân hàng khi
đến hạn. Đồng ý với yêu cầu của anh Kiên, vợ chồng Linh Lan đã kí tất cả các giấy
tờ. Số tiền 1 tỉ đồng anh Kiên vay ngân hàng X tuy là vay hộ vợ chồng anh Linh
nhưng hợp đồng được xác lập ở đây là giữa anh Kiên và Ngân hàng X. Vì vậy, hợp
đồng của anh Kiên với Ngân hàng X là hợp đồng vay.
Thứ hai, hợp đồng bảo lãnh giữa vợ chồng anh Linh (bên bảo lãnh), Ngân
hàng X (bên nhận bảo lãnh) và anh Kiên (bên được bảo lãnh): Theo đề bài, vợ
chồng anh Linh dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của anh
Kiên với Ngân hàng X. Như vậy, hợp đồng được xác lập giữa vợ chồng anh Linh,
anh Kiên và Ngân hàng X là hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng này nhằm bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ cho hợp đồng vay.
1.2. Căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng trên
2


+ Đối với hợp đồng vay:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay
giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay
tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm
và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo
đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà
vẫn nhận tài sản đó.
3. Khơng được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp
quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật
thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
2. Trường hợp bên vay khơng thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá
của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.

3


4. Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc
trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền u cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục
đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền địi lại tài
sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục
đích.
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ,
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy
định tại khoản này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực.
4


2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng khơng xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và khơng có lãi thì bên vay có quyền trả
lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp

lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài
sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Đối với hợp đồng bảo lãnh:
Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với
bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả
năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều 336. Phạm vi bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi
thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5


3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai
thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh
chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Điều 337. Thù lao
Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có
thỏa thuận.

Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên
nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm
và bồi thường thiệt hại.
Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác.
3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
2. Giải thích quy định của khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 và liên
hệ với tình huống trên.
Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu khơng có
thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong
phạm vi bảo lãnh; đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi
6


thường thiệt hại. Như vậy, phạm vi bảo lãnh gồm bao nhiêu phần so với tổng giá trị
của nghĩa vụ chính tùy thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh.
Trong đó tại khoản 3, điều 336 (phạm vi bảo lãnh) BLDS:
“3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”
Biện pháp bảo lãnh thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài
sản để bảo đảm nghĩa vụ. Mặt khác, bên được bảo lãnh không thể dùng tài sản của
người khác để bảo đảm nghĩa vụ, vì tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải buộc
quyền sở hữu của bên bảo đảm, cho nên trong quan hệ bảo lãnh cam kết sẽ thực

hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên nếu bên được bảo lãnh không
thực hiện nghĩa vụ và bên bảo lãnh cũng cố ý không thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có thể bị thiệt hại. Cho nên bên nhận bảo
lãnh và bên bảo lãnh phải cầm cố, thế chấp tài sản của mình.”
* Liên hệ tình huống trên :
Bên được bảo lãnh là anh Kiên và bên nhận bảo lãnh là vợ chồng anh Linh,
chị Lan. Bên nhận bảo lãnh là anh Linh, chị Lan bảo lãnh cho anh Kiên bằng việc
lấy tài sản của mình thế chấp cho việc vay nợ ngân hàng của anh Kiên.
Trong trường hợp ngân hàng X có đầy đủ giấy tờ chứng minh cho việc anh
Linh, chị Lan đã thế chấp tồn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho khoản nợ của
anh Kiên, đồng thời báo nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng anh Linh. Như vậy trong tình
huống này vợ chồng anh Linh đã dùng tài sản của mình thế chấp cho Ngân hàng X
và cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho anh Kiên (bên được bảo lãnh). Anh Kiên
không thực hiện nghĩa vụ và đẩy hết trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này cho bên
vợ chồng anh Linh. Nhưng vợ chồng anh Linh cũng cố ý không thực hiện nghĩa vụ
thay cho nên việc này đã gây bất lợi cho vợ chồng anh Linh.
3. Anh Linh, chị Lan có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ 3 tỷ đồng mà anh
Kiên đã vay không? Tại sao?
Bảo lãnh là một giao dịch giữa người thứ ba (bên bảo lãnh) với người có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính (bên nhận bảo lãnh) và người có nghĩa vụ (bên
được bảo lãnh). Bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo
7


lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy, nghĩa vụ mà
bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay có thể là nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ làm một
công việc. Nếu nghĩa vụ là một cơng việc phải làm thì bên bảo lãnh phải có khả
năng thực hiện cơng việc đó mà khơng thể nhờ người khác thực hiện thay. Cho nên
khi xác lập bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh cần phải kiểm tra bên bảo lãnh có khả

năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh hay không. Điều
335 BLDS 2015
Khi thoả thuận bảo lãnh được xác lập, người bảo lãnh (bên bảo lãnh) có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu có một trong những
căn cứ sau:
- Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
- Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời
hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ;
- Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường
hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Điều 47 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản bảo lãnh như sau:
“Điều 47. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự
được thực hiện như sau:

8


1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý
theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp
tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản
thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo
lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì
bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không có

tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản khơng đủ thanh tốn
nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo
lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý
cho mình để tiếp tục xử lý.”
Trường hợp đề bài đưa ra, Ngân hàng X có đầy đủ giấy tờ chứng minh vợ
chồng anh Linh, chị Lan đã thế chấp tồn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho anh
Kiên. Và hợp đồng vay và hợp đồng bảo lãnh mà Kiên đã ký với Ngân hàng trước
đó là hồn tồn hợp pháp. Trong hợp đồng bảo lãnh này, anh Kiên là bên được bảo
lãnh, vợ chồng anh Linh, chị Lan với là bên bảo lãnh, dùng tài sản của mình để bảo
đảm thực hiện cho việc trả nợ của anh Kiên với ngân hàng là bên nhận bảo lãnh.
Điều 342 BLDS 2015 quy định trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh:
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh khơng thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên
nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán gia trị nghĩa vụ vi phạm
và bồi thường thiệt hại.”

9


Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh khơng thực hiện nghĩa
vụ, thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ này. Trường hợp này nghĩa vụ chính
được chuyển cho bên bảo lãnh, vì vậy buộc bên bảo lãnh phải thực hiện đúng nghĩa
vụ.
Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh có thể là một cơng việc, trả tiền, trả tài sản.
Khi người mới được bảo lãnh khơng thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực
hiện thay. Nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ
đó thì bên nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên bảo lãnh thanh tốn giá trị nghĩa vụ
phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có. Trong trường hợp này, bên nhận bảo
lãnh khơng có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh. Quy định này phù hợp với bản

chất “đối nhân” của biện pháp bảo lãnh được định nghĩa tại Điều 335 của Bộ luật
này. Theo đó, bảo lãnh chỉ là cam kết của bên bảo lãnh với bên có quyền về việc
bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ.
Căn cứ theo Điều 340 Bộ luật dân sự 2015, “Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu
bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo
lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ,
thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Vì vậy, sau
khi bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh, thì có quyền u cầu bên
được bảo lãnh phải hồn trả cho mình tồn bộ nghĩa vụ hoặc phần nghĩa vụ đã thực
hiện thay
Trong tình huống trên, lợi dụng tình trạng của vợ chồng anh chị, anh Kiên
nhận lời vay hộ tại Ngân Hàng X nhưng yêu cầu anh, chị phải thế chấp tài sản của
mình để bảo lãnh việc sẽ trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Đồng ý yêu cầu của anh
Kiên, vợ, chồng anh chị Linh không ngần ngại ký tất cả các loại giấy tờ khi anh
Kiên đưa ra. Tháng 10/2017, vợ, chồng anh, chị nhận được tống đạt giấy tờ của Tòa
10


án Quận Y về việc ngân hàng X khởi kiện do vi phạm hợp đồng bảo lãnh cho anh
Kiên vay số tiền 3 tỷ đồng. Hơn nữa đến nay anh Kiên đã biệt tích khỏi nơi cư trú
nên khơng thể thực hiện được nghĩa vụ. Ngân hàng có xuất trình được toàn bộ giấy
tờ minh chứng cho việc anh Linh, chị Lan đã thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để
bảo lãnh cho khoản nợ của anh Kiên, đồng thời đã thông báo việc phát sinh nghĩa
vụ trả nợ này cho anh, chị trong một thời hạn nhất định.
Như vậy, trong tình huống trên đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà anh
Kiên không thể thực hiện được nghĩa vụ trả số tiền vay 3 tỷ đồng cho Ngân hàng X
do anh đã biệt tích khỏi nới cư trú, hơn nữa khi anh Kiên không thực hiện được
nghĩa vụ của mình ngân hàng X đã thơng báo việc phát sinh nghĩa vụ trả nợ này
cho anh, chị trong một thời hạn nhất định. Căn cứ vào các điều khoản nêu trên, thì

Anh Linh, chị Lan (bên bảo lãnh) phải chịu trách nhiệm về khoản nợ 3 tỷ đồng mà
anh Kiên (bên được bảo lãnh) đã vay.
4. Giải quyết tình huống trên.
Trường hợp đề bài đưa ra, Ngân hàng X có đầy đủ giấy tờ chứng minh vợ
chồng anh Linh, chị Lan đã thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho anh
Kiên. Và hợp đồng vay và hợp đồng bảo lãnh mà Kiên đã ký với Ngân hàng trước
đó là hồn tồn hợp pháp. Trong hợp đồng bảo lãnh này, anh Kiên là bên được bảo
lãnh, vợ chồng anh Linh, chị Lan với là bên bảo lãnh, dùng tài sản của mình để bảo
đảm thực hiện cho việc trả nợ của anh Kiên với ngân hàng là bên nhận bảo lãnh.
Điều 342 BLDS 2015 quy định trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh:
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng
đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh khơng thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên
nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên bảo lãnh thanh tốn giá trị nghĩa vụ vi phạm
và bồi thường thiệt hại.

11


Như vậy, sau khi anh Kiên không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, vợ
chồng anh Linh, chị Lan phải thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ 3 tỷ đồng thay cho
anh Kiên. Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ
của bên vay:
“Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, vợ chồng anh Linh, chị Lan phải trả cả lãi của khoản tiền 3 tỷ đồng
theo quy định trên.
Sau khi vợ chồng anh chị hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho anh Kiên, theo
Khoản 3 Điều 343 BLDS 2015 về chấm dứt bảo lãnh: “Bên bảo lãnh đã thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh” thì hợp đồng bảo lãnh giữa vợ chồng anh chị, anh Kiên và ngân
hàng chấm dứt. Khi đó, ngân hàng X phải trả lại tồn bộ giấy tờ mà vợ chồng anh
Linh đã ký để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ bảo lãnh này.
Vợ chồng anh Linh, chị Lan đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh Kiên theo
đúng quy định trong hợp đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, để bảo vệ để bảo vệ lợi ích của
bên bảo lãnh thì Điều 340 BLDS 2015 đã quy định về quyền yêu cầu của bên bảo
lãnh như sau: “Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác”.Theo đó, sau này vợ chồng anh chị có quyền khởi kiện anh Kiên
yêu cầu thực hiện lại nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ trả nợ mà anh
chị đã thực hiện. Như vậy, vợ chồng anh Linh có quyền yêu cầu anh Kiên hồn trả
lại số tiền mà mình đã trả nợ ngân hàng giúp anh Kiên.
12


Nếu hai anh chị vẫn không đồng ý thực hiện nghĩavụ trả nợ, khi đó tài sản
mà anh chị đã mang ra làm biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho
anh Kiên sẽ bị ngân hàng xử lý theo quy định tại Điều 299 BLDS 2015 về các
trường hượp xử lý tài sản bảo đảm:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ khơng
thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do
vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
Khoản 13 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP Sửa đổi Điều 47 như sau:
“Điều 47. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh

Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân
sự 2005 được thực hiện như sau:
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý
theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
2. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp
tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản
thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo
lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh khơng giao tài sản thì
bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh khơng có
tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản khơng đủ thanh tốn
nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo
lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý
cho mình để tiếp tục xử lý”.
Điều 303 BLDS 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp như sau:
13


“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các
phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện
nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm
theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp
luật có quy định khác.”

Sau khi tài sản của vợ chồng anh chị đã bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ trả nợ,
hợp đồng bảo lãnh chấm dứt. Sau đó, anh chị có quyền khởi kiện anh Kiên yêu cầu
anh Kiên bồi thường thiệt hại phần tài sản của anh chị bị ngân hàng xử lý thay cho
nghĩa vụ trả nợ.

KẾT LUẬN
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được áp dụng rộng rãi và thể hiện nhiều
trong các giao dịch dân sự hiện nay đặc biệt đối với hợp đồng vay tài sản. Tuy
nhiên, xung quanh chế định này vẫn còn một số vướng mắc và tiềm ẩn tranh chấp.
Do vậy, việc nghiên cứu, dự liệu và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến
bảo lãnh là một trong những yêu cầu cần thiết để hoàn thiện hơn nữa hành lang
pháp lý về các biện pháp bảo đảm nói chung, bảo lãnh nói riêng đối với các giao
dịch dân sự.Qua việc phân tích tình huống trên đã cho chúng ta thấy một phần nào
đó những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự, đặc
biệt là trong việc kí kết các hợp đồng dân sự chúng ta cần phải thực hiện đúng và
đảm bảo rằng hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2017
2.PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học bộ luật
dân sự 2015, Nxb Công an nhân dân, 2017
3. Bộ luật dân sự 2015.
4. Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo
đảm;
5. Nghị định của Chính phủ số 47/2012/NĐ-CP ngày 22/ 02/2012 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính

phủ về giao dịch bảo đảm

15


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................................2
1. Hãy cho biết có bao nhiêu hợp đồng được xác lập trong tình huống trên, đặt tên
cho các hợp đồng đó và nêu căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng đó?................2
2. Giải thích quy định của khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 và liên hệ
với tình huống trên.....................................................................................................6
3. Anh Linh, chị Lan có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ 3 tỷ đồng mà anh Kiên
đã vay khơng? Tại sao?..............................................................................................7
4. Giải quyết tình huống trên....................................................................................11
KẾT LUẬN..............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................

16



×