Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Giải pháp sử dụng hiệu quả tài sản lưu động của công ty cổ phần cơ khí giao thông vận tải Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.82 KB, 65 trang )

Đại học Kinh tế Quốc dân

Tr

Chuyên đề thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T QUC DN
KHOA NGN HNG TI CHNH

------------

Chuyên đề Thực tập
đề tài:

Giải pháp sử dụng hiệu quả tài sản lu động của
công ty cổ phần cơ khí giao thông vận tải Phú Thọ

Sinh viên thực hiện : nguyễn thị thùy dung
Lớp
: tcdn - 49b
MÃ số sinh viên : cq490353
Giáo viên hớng dẫn : ths. đặng ngọc biên

Hà Nội, 05 - 2011

Nguyễn Thị Thùy Dung
1

Năm 2011



Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................2
I-Tiền...........................................................................................................................39

II-Các khoản phải thu..............................................................................39
III-Hàng tồn kho..........................................................................................39
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................58

Nguyễn Thị Thùy Dung
2

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHXH
BHYT
CBCNV
CTCP
EOQ
GTVT

JIT
NPV
SXKD
TC - HC
TC - KT
TNHH
TSCĐ
TSLĐ
UBND
XHCN

Tên tiếng Việt đầy đủ
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cán bộ cơng nhân viên
Cơng ty cổ phần
Mơ hình đặt hàng hiệu quả
Giao thông Vận tải
Cung cấp kịp thời
Giá trị hiện tại rịng
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức - Hành chính
Tài chính - Kế toán
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Ủy ban nhân dân
Xã hội Chủ nghĩa

Nguyễn Thị Thùy Dung

3

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty ................................................................35
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty .........................................................36
Bảng 2.3 : Hiệu quả sử dụng TSLĐ thông qua hệ thống chỉ tiêu............. ..................39

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, MƠ HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ luân chuyển tiền mặt ......................................................................18
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................34
Đồ thị 1.1: Đồ thị lượng hàng dự trữ trung bình.........................................................24
Đồ thị 1.2: Đồ thị chi phí lưu kho................................................................................25
Mơ hình 1.1 - Mơ hình nới lỏng chính sách bán chịu........Error: Reference source not
found
Mơ hình 1.2 - Mơ hình thắt chặt chính sách bán chịu........Error: Reference source not
found
Mơ hình 1.3 - Mơ hình mở rộng thời hạn bán chịu...Error: Reference source not found
Mơ hình 1.4 - Mơ hình rút ngắn thời hạn bán chịu...Error: Reference source not found
Mô hình 1.5 - Mơ hình Tăng tỷ lệ chiết khấu...........Error: Reference source not found
Mơ hình 1.6 - Mơ hình giảm tỷ lệ chiết khấu..........Error: Reference source not found

Mơ hình 1.7 - Mơ hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro
từ bán chịu.................................................................Error: Reference source not found
Mơ hình 1.8 - Mơ hình tổng qt để ra quyết định quản trị khoản phải thu
Reference source not found

Nguyễn Thị Thùy Dung
4

Năm 2011

Error:


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập
Mở đầu

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mà được Đảng và Nhà nước
rất quan tâm trong công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN.
Tuy nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà Nước nhưng những công ty
này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn thử thách, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi
mà tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. Các công ty tại Việt Nam nói
chung và các cơng ty cổ phần nói riêng vẫn cịn rất nhiều hạn chế trong cơng cuộc
phát triển.
Một trong những hạn chế đó là việc sử dụng vớn chưa hiệu quả, và cụ thể hơn đó là
việc sử dụng tài sản lưu đợng cịn nhiều bất cập. Cũng vì hạn chế này mà không ít
doanh nghiệp (đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước) đã bị rơi vào tình trạng phá sản.
Nhận thức được điều đó là một sinh viên khoa Ngân hàng - Tài chính - Đại học Kinh

tế Quốc dân, được trang bị những những kiến thức về lĩnh vực tài chính doanh
nghiệp và đặc biệt được thầy giáo - Thạc sĩ Đặng Ngọc Biên trực tiếp hướng dẫn
thực tập, cùng sự giúp đỡ của anh Nguyễn Đức Hùng và cán bộ công ty Cổ phần cơ
khí giao thông vận tải Phú Thọ. Sau một thời gian thực tập tại công ty, tiến hành
nghiên cứu phân tích những số liệu tài chính. Tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải
pháp sử dụng hiệu quả tài sản lưu động của công ty cổ phần cơ khí giao thông vận
tải Phú Thọ”. Kết cấu chuyên đề được chia làm 3 chương:
ChươngI: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
ChươngII: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần
cơ khí giao thông vận tải Phú Thọ .
Chương III: Giải pháp sử dụng hiệu quả tài sản lưu động của công ty cổ phần
cơ khí giao thông vận tải Phú Thọ.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc Sĩ Đặng Ngọc Biên, Anh Nguyễn
Đức Hùng và toàn thể cán bộ công ty cổ phần cơ khí giao thông vận tải Phú Thọ đã
hướng dẫn tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty và giúp đỡ tôi
hoàn thiện chuyên đề này.

Nguyễn Thị Thùy Dung
1

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về tài sản lưu động, vốn lưu động ,tài sản cố định và vốn cố định

1.1.1 Tài sản lưu động
* Khái niệm: Tài sản lưu động là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kỳ
sản xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có
thể chuyển ngay thành tiền mặt, các khoản phải thu (khoản tiền mà khách hàng nợ
cơng ty) và cả hàng tồn kho. Nhìn chung, đó là những tài sản có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền mặt.
Trong kế toán, một tài sản lưu động là một tài sản trong bảng cân đối trong đó
dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần, thường là trong vòng một
năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùy cái nào dài hơn. Tài sản điển hình hiện nay
bao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoản phải thu, kho, phần của các tài khoản trả
trước đó sẽ được sử dụng trong vịng một năm, và đầu tư ngắn hạn.
1.1.1.2 Phân loại tài sản lưu động
Có thể phân loại TSLĐ theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng
nhóm:
-Tiền(Cash)
Tất cả tiền mặt tại quỹ ,tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển .Lưu ý
rằng ,ở đây tiền (hay vốn bằng tiền )không phải chỉ là tiền mặt .Nhiều người nhầm
lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghía với khái niệm tiền mặt
trong tiếng Việt.Theo ngơn ngữ tiếng Việt Nam ,”tiền mặt “ không bao gồm tiền gửi
ngân hàng.Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi
là “thanh tốn khơng dùng tiền mặt “.Trong lĩnh vực tài chính- kế tốn ,tài sản bằng
tiền “Cash “của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm:
+Tiền mặt(Cash on hand)
+Tiền gửi ngân hàng(Bank accounts)
+Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques)
+Tiền trong thanh toán(Floating money,Advanced payment)
+Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM

Nguyễn Thị Thùy Dung
2


Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

-Vàng,bạc, đá q và kim khí qĐây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào
mục đích dự trữ.Tuy vậy, trong một số nghành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm thì
trị giá kim cương, đá qúy ,vàng bạc ,kim khí quý , ... có thể rất lớn
-Các tài sản tương đương với tiền(cash equivalents)
Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ
chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các loại chứng
khốn đều thuộc nhóm này. Chỉ có các chứng khốn ngắn hạn dễ bán mới được coi là
TSLĐ thuộc nhóm này. Ngồi ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn, được bảo đảm có
độ an tồn cao thì cũng thuộc nhóm này.Ví dụ: hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương
mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh, ...
-Chi phí trả trước(Prepaid expenses)
Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà
cung cấp hoặc các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro
cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đốn trước
-Các khoản phải thu(Accounts receivable)
Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các
công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các
bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại.Thực ra, các khoản phải thu gồm nhiều
khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng
-Tiền đặt cọc
Trong nhiều trường hơp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền
nhất định. Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách:

-Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được
mua bán
-Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể,hoặc một giá trị tối thiểu cho
hợp
Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn ,độ tin cậy có thể giao động lớn, từ 90%
đến 30% hay 40%. Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt
cọc thuộc TSLĐ nhưng nó khơng được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng
thanh tốn bằng tiền của doanh nghiệp
-Hàng hoá vật tư (Inventory)
Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng
tồn kho” trong khái niệm này khơng có nghĩa là hàng hố bị ứ đọng, khơng bán được,
mà thực chất bao hàm tồn bộ các hàng hố vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các
kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như: nguyên

Nguyễn Thị Thùy Dung
3

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu và các loại dầu mỡ,
thành phẩm, ...
-Các chi phí chờ phân bổ
Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh
nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Những khoản
này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp. Kết cấu tài sản lưu

động.
1.1.1.3 Kết cấu tài sản lưu động.
Bên cạnh việc nghiên cứu các cách phân loại TSLĐ theo những tiêu thức khác
nhau, doanh nghiệp còn phải đánh giá, nắm bắt được kết cấu TSLĐ ở từng cách phân
loại đó. Kết cấu TSLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần
trong tổng số TSLĐ của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu
TSLĐ cũng khơng giống nhau. Việc phân tích kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp theo
các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm
riêng về TSLĐ mà mình đang quản lý, sử dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm
và biện pháp quản lý TSLĐ có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp. Mặt khác, thông qua việc đánh giá, tìm hiểu sự thay đổi kết cấu TSLĐ trong
những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực cũng như những
mặt cịn hạn chế trong công tác quản lý TSLĐ của từng doanh nghiệp.
Kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp luôn thay đổi và chịu tác động của nhiều
yếu tố khác nhau. Có thể phân ra thành ba nhóm chính sau:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi
cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư
được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp,
giá cả của vật tư ...
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ
tổ chức quá trình sản xuất ...
- Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán được lựa chọn theo các
hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hanh kỷ luật thanh tốn giữa các
doanh nghiệp.
1.1.1.4 Nguồn hình thành tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, TSLĐ được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau,
do đó mỗi một loại nguồn vốn sẽ có tính chất, đặc điểm, chi phí sử dụng khác nhau.

Nguyễn Thị Thùy Dung

4

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu
nguồn vốn tối ưu vừa giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an tồn cho
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau
thì TSLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ các loại nguồn vốn như :
* TSLĐ hình thành theo quan hệ sở hữu về vốn:
- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuỳ từng
loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp
liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại.Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự
chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn
thì sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao.
- Các khoản nợ: Là các khoản TSLĐ được hình thành từ các khoản vay của
các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái
phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh tốn, ...
* TSLĐ hình thành căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn của
doanh nghiệp chia thành hai loại :
- Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn,
bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu TSLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp
Nguồn vốn thường xuyên = Tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạnx
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản
vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn, được

dùng để đáp ứng nhu cầu TSLĐ có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp
*TSLĐ hình thành theo phạm vi huy động vốn: TSLĐ được hình thành từ hai nguồn :
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ
bản thân doanh nghiệp. Bao gồm: vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh,
các quĩ của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản... Sử dụng
triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp tức là doanh nghiệp đã phát huy được tính
chủ động trong quản lý và sử dụng TSLĐ của mình.
- Nguồn vốn bên ngồi doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy
động từ bên ngồi, gồm: vốn của bên liên doanh, vốn vay các ngân hàng thương mại,
tổ chức tín dụng, vốn vay thơng qua phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp, nợ

Nguyễn Thị Thùy Dung
5

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

khách hàng và các khoản nợ khác, ... qua việc vay vốn từ bên ngồi tạo cho doanh
nghiệp có một cơ cấu tài chính linh hoạt, mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn
chủ sở hữu nhanh nếu mức doanh lợi tổng vốn đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn.
1.1.2 Vốn lưu động
1.1.2.1 Khái niệm:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp.

1.1.2.2 Phân loại:
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thơng thường vốn lưu động
được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
a) Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được
chia thành:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển,
kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)
+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản
tạm ứng, các khoản phải thu khác ...
- Vốn vật tư hàng hóa (hay cịn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên
vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành
phẩm.
- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát
sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản
phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài
sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các
cơng trình tạm thời, chi phí về ván khn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ
bản …
b) Phân loại vốn theo vai trị của vốn lưu động đối với q trình sản xuất kinh
doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên,
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ
lao động nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn
về chi phí trả trước.

Nguyễn Thị Thùy Dung
6


Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …)
các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)
1.1.3 Tài sản cố định
1.1.3.1 Khái niệm: Tài sản cố định là những tư liệu lao động đáp ứng hai tiêu chuẩn
sau:
- Thời gian sử dụng: Từ một năm trở lên
- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà
nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán
ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên)
1.1.3.2 Phân loại TSCĐ:
a) Cách phân loại thông dụng nhất là theo hình thái biểu hiện, TSCĐ được
chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình.
+ TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái, vật chất, được chia thành các
nhóm sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- Các TSCĐ hữu hình khác.
+TSCĐ Vơ hình: Là những tài sản khơng có hình thái vật chất, thể hiện
những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh

doanh. Bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại
- Quyền đặc nhượng
b) Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng, có các loại:

Nguyễn Thị Thùy Dung
7

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
1.1.3.3 Kết cấu TSCĐ
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó chiếm
trong tổng nguyên giá TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Do tính chất sản xuất và đặc
điểm quy trình cơng nghệ, do trình độ trang bị kỹ thuật, hiệu quả vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và phương tiện tổ chức sản xuất của từng ngành từng xí nghiệp khác
nhau sẽ có kết cấu TSCĐ khác nhau để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN mình.
Ví dụ: Các DN cơ khí thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, các xí nghiệp

điện – điện tử thì thiết bị động lực và thiết bị truyền dẫn chiếm tỷ trọng lớn, các xí
nghiệp thuộc cơng nghiệp nhẹ thì nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác những doanh
nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, nhà
cửa chiếm tỷ trọng nhỏ và ngược lại. Còn những doanh nghiệp sản xuất theo phương
thức dây chuyền thì phương tiện vận chuyển trong nội bộ chiếm tỷ trọng thấp và
ngược lại.
1.1.3.4 Khấu hao tài sản cố định
*Khái niệm về hao mòn và khấu hao TSCĐ :
Trong quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mịn hữu hình và vơ hình.
- Hao mịn hữu hình xẩy ra do sử dụng TSCĐ và do tác động của điều kiện tự
nhiên như khí hậu, thời tiết ẩm ướt, do q trình ơ xy hóa, ... Làm cho TSCĐ giảm
dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng.
- Hao mịn vơ hình do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho công suất và
giá cả của máy móc thiết bị cao hơn và rẻ hơn so với máy móc cũ có cùng tính năng
làm cho máy móc thiết bị bị mất giá.
Trong q trình hoạt động của TSCĐ, giá trị của bộ phận TSCĐ tương ứng
với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá
trị này là một yếu tố chi phí SX hợp thành nên giá thành sản phẩm biểu hiện được
hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ, sau khi sản phẩm được tiêu thụ số tiền
khấu hao được trích để bù đắp dần dần và tích lũy thành quỹ khấu hao TSCĐ, quỹ

Nguyễn Thị Thùy Dung
8

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập


khấu hao TSCĐ – doanh nghiệp dùng để tái đầu tư TSCĐ để phục vụ nhu cầu sản
xuất kinh doanh của mình.Việc tính tốn chính xác số khấu hao có một ý nghĩa vơ
cùng quan trọng vì :
+ Khấu hao TSCĐ là việc tính tốn và phân bổ đều đặn ngun giá của TSCĐ
vào chí phí sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Do vậy việc tính tốn chính xác số khấu hao sẽ giúp cho việc tính giá thành sản
phẩm và xác định lời lỗ của doanh nghiệp được chính xác
+ Quỹ khấu hao là nguồn vốn để tiến hành tái sản xuất và tái sản xuất mở
rộng TSCĐ. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, lao động hao phí để sản xuất
các loại TSCĐ có thể giảm bớt, doanh nghiệp dùng quỹ khấu hao đầu tư, đổi mới
TSCĐ với quy mô lớn hơn hoặc trang bị thêm máy móc tinh vi hơn, hiện đại hơn
1.1.4 Vốn cố định
1.1.4.1 Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận vốn được sử dụng để
hình thành tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
nói cách khác, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
1.1.4.2 Đặc điểm của vốn cố định:

-Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ
phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần: một bộ phận
vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch
chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất
ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay
dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận cịn lại của vốn cố định nằm ở tài sản cố định
dưới hình thức giá trị cịn lại của của tài sản cố định.
1.2 Tổng quan về tài sản lưu động trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân hoạt động kinh
doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Nguyễn Thị Thùy Dung
9

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

- Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân.
Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ
không phải các cá nhân.
- Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh tức là thực
hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc là cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”
Ở Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp Nhà nước: vốn chủ sở hữu là do vốn của Nhà nước cấp.
+ Doanh nghiệp tư nhân: vốn chủ sở hữu là do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra.
+ Công ty cổ phần: vốn chủ sở hữu là do các cổ đông góp lại.
+ Công ty TNHH: vốn chủ sở hữu là do các thành viên đóng góp.
+ Công ty hợp doanh: vốn chủ sở hữu là do các công ty trong nước góp vốn
liên doanh với nước ngoài.
+ Công ty liên doanh: vốn chủ sở hữu là do các công ty thành viên đóng góp.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh
doanh sau đây:
+ Kinh doanh cá thể.
+ Kinh doanh góp vốn.
+ Công ty.
* Kinh doanh cá thể
- Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính
thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước.
- Không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu
nhập cá nhân.
- Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các
khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của chủ doanh
nghiệp.

Nguyễn Thị Thùy Dung
10

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

- Khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của chủ doanh nghiệp.
* Kinh doanh góp vốn
- Việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng và chi phí thành lập thấp. Đối với các
hợp đồng phức tạp cần phải được viết tay. Một số trường hợp cần có giấy phép kinh
doanh.

- Các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ. Mỗi
thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp. Nếu như một
thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ chia sẻ do
các thành viên khác hoàn trả.
- Khả năng về vốn hạn chế.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá
nhân.
* Công ty
Công ty là một loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp 3 loại lợi ích:
Các cổ đông (chủ sở hữu), hội đồng quản trị và các nhà quản lý. Theo truyền thống,
cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty.Cổ
đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý. Các
nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất
cho cổ đông, việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty
các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn:
- Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới.
- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông.
- Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công
ty (công ty TNHH).
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm, nhược điểm riêng và phù hợp
với qui mô nhỏ và trình độ phát triển nhất định.Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt
động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.
Pháp luật nước ta qui định có các loại công ty sau đây:
- Công ty TNHH (công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH có 2 thành
viên trở lên).

Nguyễn Thị Thùy Dung
11

Năm 2011



Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
1.2.2 Hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại thì dứt khoát phải có các
hoạt động chức năng như sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực, maketing... Doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng xảy ra rủi ro tài chính
để có ứng phó kịp thời và đúng đắn, phải có những chiến lược maketing như tìm hiểu
thị trường, phân đoạn thị trường, tìm khách hàng mục tiêu sao cho đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng về mẫu mã, về chất lượng, về giá cả, về chất lượng dịch vụ.
Khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phẩm
đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được
đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn
chủ sở hữu có tác động đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều
kiện nền kinh tế có nhiều biến động.
Thật vậy, mợt doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của
mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm cực kỳ hoàn mỹ với chất lượng cao thì chắc
chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu dùng. Điều đó trên thực tế chẳng có gì là
đảm bảo bởi vì đằng sau phương châm hành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn, hai
câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng sẽ
đều thất bại.
Một là: Liệu thị trường có cần mua hết số sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra
không.
Hai là: Giá sản phẩm mà doanh nghiệp định bán người tiêu dùng có tiền để
mua hay không.

Để trả lời được hai câu hỏi trên các nhà doanh nghiệp phải biết hướng theo thị
trường, lấy nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất trong
mọi quyết định kinh doanh.
Để đạt được mức doanh lợi mong muốn doanh nghiệp cần phải có những
quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết
định phải gắn kết với môi trường xung quanh.

Nguyễn Thị Thùy Dung
12

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý
của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thất bại của doanh nghiệp trong quá
trình kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế trong điều kiện
cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới. Quản lý tài chính trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cũng sẽ được
hưởng lợi nếu như quản lý tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại họ sẽ
bị thua lỗ nếu như quản lý kém hiệu quả. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài
chính doanh nghiệp là cơ chế quản lý tài sản, cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.
Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được quan tâm giải quyết
không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý mà còn cả lợi ích của người làm
công, của khách hàng, nhà cung cấp và Chính phủ.
Một quyết định tài chính tốt có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong

các lĩnh vực khác và ngược lại nếu không được cân nhắc hoạch định kỹ lưỡng thì sẽ
gây ra những tổn thất khôn lường cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.
1.2.3 Tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.2.3.1 Khái niệm về tài sản lưu động trong doanh nghiệp
Để có thể thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc cần phải có
những TSCĐ, một doanh nghiệp còn cần phải có các đối tượng lao động như nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, ... các yếu tố này có đặc điểm chỉ tham gia vào một chu kỳ
sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị của nó được chuyển
dịch một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm.
Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành
thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh, ... Bất kỳ hoạt động
sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động, lượng tiền ứng
trước để thoả mãn nhu cầu về đối tượng lao đợng gọi là vớn lưu đợng của doanh
nghiệp. Cịn tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển
trong quy trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tài sản lưu
động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải
thu và dự trù tồn kho.Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh,

Nguyễn Thị Thùy Dung
13

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử
dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn

thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại:
tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
-TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán
thành phẩm, sản phẩm dở dang, ... đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất,
chế biến.
-TSLĐ lưu thông gồm các thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng
tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả
trước, ... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản
lưu động lưu thông luôn vận động thay thế lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành liên tục.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản
xuất và TSLĐ lưu thông, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất
định. Từ đó có thể hiểu TSLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ lượng tiền ứng
trước, lượng tiền ứng trước này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp và vì vậy vốn
lưu động có đặc điểm:
+ Chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh.
+ Vốn lưu động luân chuyển một lần.
Hai đặc điểm này quyết định phương pháp quản lý đặc trưng đối với vốn lưu
động là quản lý theo định mức tức là người ta định mức vốn cho từng đơn vị sản
phẩm cho từng khâu công việc sao cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.3.2 Các loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp
* Tiền mặt
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn qũy, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh
nghiệp ở Ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản
cố định, trả nợ cho khách hàng, trả tiền các loại thuế, trả tiền BHXH-BHYT, ... Tiền
mặt là một tài sản không sinh lãi nhưng trong kinh doanh tiền mặt không thể thiếu
được bởi vì tiền mặt duy trì đảm bảo phục vụ kinh doanh hàng ngày, đáp ứng nhu

Nguyễn Thị Thùy Dung

14

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

cầu dự phòng, giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh
doanh.
* Phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa
hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các cơng ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng
với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức khơng thể kiểm sốt nổi.
Kiểm sốt khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu
khơng bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu
bán chịu hàng hóa q nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh
các khoản nợ khó địi, do đó, rủi ro khơng thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy,
doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu
tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách
bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng
mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm sốt của giám đốc tài chính. Giám đốc tài
chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp
với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích
thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm
phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu
nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. Liên quan đến chính
sách bán chịu, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều

khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, và chính sách và quy trình thu nợ.
-Tiêu chuẩn bán chịu: Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín
tín dụng của khách hàng đê được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch
vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh
nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức
hoặc khơng chính thức. Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói
chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh
tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này,
thì nổ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng

Nguyễn Thị Thùy Dung
15

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp
tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia
tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát
sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan
đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi
nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không
nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mơ hình ra quyết định
trong quản trị các khoản phải thu.
MH1 - Mơ hình nới lỏng chính sách bán chịu


MH2 - Mơ hình thắt chặt chính sách bán chịu

2. Điều khoản bán chịu: Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian
hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời
gian bán chịu cho phieps. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách

Nguyễn Thị Thùy Dung
16

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng khơng lấy chiết khấu thì khách hàng
được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.
Chính sách bán chịu khơng chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét
mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên
quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu
- Thay đổi thời hạn bán chịu
MH3 - Mơ hình mở rộng thời hạn bán chịu

MH4 - Mơ hình rút ngắn thời hạn bán chịu

- Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn
chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu. Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người
mua thanh tốn trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết


Nguyễn Thị Thùy Dung
17

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ
nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh
hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm
giảm doanh thu rịng, do đó, giảm lợi nhuận. Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu
có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không.
MH5 - Mơ hình Tăng tỷ lệ chiết khấu

MH6 - Mơ hình giảm tỷ lệ chiết khấu

Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịu nào
cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn hay
khơng. Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi,

Nguyễn Thị Thùy Dung
18

Năm 2011



Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập

nếu tiết kiệm chi phí khơng đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy cơng ty cần thay
đổi chính sách chiết khấu. Nếu cơng ty muốn xem xét có nên quyết định giảm tỷ lệ
chiết khấu lại hay khơng thì tiến hành phân tích mơ hình.
+Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu
Trong các tình huống đã phân tích trên đây, chúng ta đều ngầm giả định rằng
khơng có tổn thất do nợ khơng thể thu hồi. Thật ra chính sách bán chịu không chỉ liên
quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi
khoản phải thu. Trong phần này chúng ta sẽ phân tích xem rủi ro bán chịu ảnh hưởng
như thế nào qua xem xét mơ hình sau đây: MH7 - Mơ hình nới lỏng chính sách bán
chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ bán chịu

Trên đây là một số tình huống giúp giám đốc tài chính có cơ sở quyết định chính sách
khoản phải thu. Tuy nhiên, do quản trị khoản phải thu phải đối mặt với nhiều tình
huống phức tạp và khó mơ hình hóa nên nhìn chung mơ hình quyết định trong quản
lý khoản phải thu có thể mơ tả tóm tắt như sau:
MHTQ - Mơ hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu

Nguyễn Thị Thùy Dung
19

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên đề thực tập


*Dự trữ:
Trong quá trình luân chuyển của TSLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì
việc tồn tại vật tư dự trữ, hàng hoá tồn kho là một bước đệm cho quá trình sản xuất
kinh doanh. Hàng hoá tồn kho gồm: Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh, chi phí sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho,
hàng gửi đi bán.
Mục tiêu của công ty là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều
càng tốt mà không có hại cho sản xuất. Nếu chu kỳ càng dài thì nhu cầu tài trợ bên
ngoài càng lớn và mỗi nguồn tài trợ đều phát sinh một chi phí nên lợi nhuận sẽ giảm.
Chu kỳ vận động của tiền mặt có thể giảm bằng các biện pháp:
+ Giảm thời gian vận động nguyên vật liệu thông qua sản xuất và bán hàng
nhanh hơn.
+ Giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu bằng việc tăng tốc độ thu.
+ Kéo dài thời gian chậm trả những khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh
toán.
Những hoạt động trên được tiến hành trong chừng mực mà chúng không làm
tăng chi phí hoặc giảm bán hàng.
1.2.3.3 Quản lý tài sản lưu động trong doanh nghiệp
1.2.3.3.1 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán có tính thanh khoản cao
*Lý do phải giữ tiền mặt và lợi thế của việc giữ đủ tiền mặt

Nguyễn Thị Thùy Dung
20

Năm 2011


Đại học Kinh tế Quốc dân


Chuyên đề thực tập

Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh
nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu, mua tài sản
cố định, trả tiền thuế, trả nợ...
Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền
mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy
nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết, điều đó xuất phát
từ những lý do sau:
+ Đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày. Những giao dịch này thường là
thanh toán cho khách hàng và thu tiền từ khách hàng, từ đó tạo nên số dư giao dịch.
+ Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh
nghiệp. Số dư tiền mặt loại này gọi là số dư bù đắp.
+ Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước
được của các luồng tiền vào và ra. Loại tiền này tạo nên số dư dự phòng.
+ Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Loại tiền này tạo nên số dư
đầu cơ.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết
nhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có những lợi thế sau:
+ Khi mua các hàng hoá dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được
hưởng lợi thế chiết khấu.
+ Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp doanh
nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng
rộng rãi.
+ Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi
trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.
+ Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường
hợp khẩn cấp như đình công, hoả hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh,
vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
*Quản lý tiền mặt


Nguyễn Thị Thùy Dung
21

Năm 2011


×