Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu sự chấp nhận kê khai thuế qua mạng Internet của các Doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Khánh Hoà.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ LÊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU SỰ CHẤP NHẬN KÊ KHAI THUẾ
QUA MẠNG INTERNET CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng- Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ LÊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU SỰ CHẤP NHẬN KÊ KHAI THUẾ
QUA MẠNG INTERNET CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành
Mã số

: Tài chính - Ngân hàng
: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN HUY


Đà Nẵng- Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đỗ Lê Thùy Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3
5. Bố cục đề tài........................................................................................ 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÊ KHAI
THUẾ QUA MẠNG INTERNET .......................................................... 6
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HÌNH THỨC KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
INTERNET ....................................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm, điều kiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng .................... 6
1.1.2. Các bước cơ bản nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet đối với
người nộp thuế................................................................................................... 8
1.1.3. Trách nhiệm của cơ quan thuế và DN khi thực hiện dự án nộp hồ
sơ khai thuế qua mạng internet ......................................................................... 9

1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG
NGHỆ MỚI VÀ KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG (TAX PAYERS'S
CCEPTANCE OF INTERNET TAX-FILING SYSTEMS) ........................... 10
1.2.1. Các nghiên cứu về các mô hình chấp nhận công nghệ mới ....... 10
1.2.2. Các nghiên cứu về mô hình kê khai thuế qua mạng ở nước ngoài
......................................................................................................................... 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................... 27
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 27
2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ............................................................................. 28


2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ................................................................ 36
2.3.1. Công cụ đo lường........................................................................ 36
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin và quy trình chọn mẫu ............. 37
2.3.3. Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu ............................................ 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 45

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 46
3.1. TÌNH HÌNH KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA ........................................... 46
3.1.1. Tổ chức triển khai kê khai thuế qua mạng .................................. 46
3.1.2. Những kết quả đạt được ............................................................. 48
3.1.3. Những khó khăn, hạn chế tồn tại và nguyên nhân những tồn tại
đó ..................................................................................................................... 50
3.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................. 53
3.2.1. Mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và việc sử dụng kê khai
thuế qua mạng ................................................................................................. 53
3.2.2. Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và việc sử dụng kê khai

thuế qua mạng ................................................................................................. 55
3.2.3. Mối quan hệ giữa lợi nhuận bình quân doanh nghiệp và việc sử
dụng kê khai thuế qua mạng............................................................................ 57
3.2.4. Mối quan hệ giữa khoảng cách doanh nghiệp đến cơ quan thuế và
việc sử dụng kê khai thuế qua mạng ............................................................... 58
3.2.5. Ý định sử dụng kê khái thuế qua mạng trong vòng 1 năm tới của
các doanh nghiệp chưa sử dụng ...................................................................... 59
3.2.6. Hình thức kê khai qua mạng Internet của các doanh nghiệp đã sử
dụng ................................................................................................................. 60
3.2.7. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp và nhu cầu hỗ trợ của doanh
nghiệp khi kê khai thuế qua mạng. ................................................................. 61


3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ......................................... 63
3.4.

KIỂM

ĐỊNH

ĐỘ

TIN

CẬY

CỦA

CÁC


THANG

ĐO

(CRONBACH'ALPHA) .................................................................................. 68
3.5. MÔ HÌNH ĐIỀU CHỈNH ......................................................................... 73
3.5.1. Nội dung điều chỉnh .................................................................... 73
3.5.2. Các giả thiết cho mô hình điều chỉnh ......................................... 74
3.6. KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH ......................................... 74
3.6.1. Kiểm định hệ số tương quan ....................................................... 75
3.6.2. Kiểm định phân tích hồi quy đa biến và kết quả nghiên cứu ..... 77
3.7. PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC ........................................ 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 92

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 94
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 94
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÊ KHAI
THUẾ QUA MẠNG ........................................................................................ 96
4.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của khai thuế qua
mạng và sử dụng chữ ký số ............................................................................. 96
4.2.2. Phối hợp với các doanh nghiệp T-VAN, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng ........................................................ 97
4.2.3. Triển khai hình thức tiếp nhận qua mạng Internet hồ sơ hoàn thuế
và các loại tờ khai còn nộp giấy ...................................................................... 98
4.2.4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ........................ 99
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 99
4.4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI................................... 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

: Công nghệ thông tin

CQT

: Cơ quan thuế

DN

: Doanh nghiệp

NNT

: Người nộp thuế

MST

: Mã số thuế

HSKT

: Hồ sơ khai thuế

HTKK


: Hỗ trợ kê khai

KKQM

: Kê khai qua mạng

iHTKK

: Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet

IRB

: Hội đồng quản trị thuế nội địa Malaisia

TMĐT

: Thương mại điện tử


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Thang đo Vai trò của Chính phủ

30

2.2

Thang đo Tình trạng hạ tầng công nghệ thông tin

31

2.3

Thang đo Đặc điểm của doanh nghiệp

32

2.4

Thang đo Đặc điểm của lãnh đạo

33

2.5

Thang đo Yêu cầu về đổi mới công nghệ

34

2.6


Thang đo Hiệu quả mong đợi

35

2.7

Thang đo Sự phức tạp khi sử dụng

35

2.8

Thang đo Sự phù hợp của tổ chức

36

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7
3.8


Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng
theo loại hình doanh nghiệp
Bảng phân bổ doanh nghiệp đã và chưa sử dụng kê khai thuế
qua Internet theo loại hình doanh nghiệp
Kết quả kiểm định Chi Bình phương giữa 2 biến loại hình và
đã sử dụng kê khai qua mạng
Bảng phân bổ doanh nghiệp đã và chưa sử dụng kê khai thuế
qua Internet theo quy mô doanh nghiệp
Kết quả kiểm định Chi Bình phương giữa 2 biến quy mô và
đã sử dụng kê khai qua mạng
Bảng phân bổ doanh nghiệp đã và chưa sử dụng kê khai thuế
qua Internet theo lợi nhuận bình quân doanh nghiệp
Kết quả kiểm định Chi Bình phương giữa 2 biến Lợi nhuận
và đã sử dụng kê khai qua mạng
Bảng phân bổ doanh nghiệp đã và chưa sử dụng kê khai thuế

49

53

54

55

56

57

58

58


qua Internet theo khoảng cách từ trụ sở doanh nghiệp đến cơ
quan thuế
3.9

Kết quả kiểm định Chi Bình phương giữa 2 biến khoảng cách từ
trụ sở doanh nghiệp đến cơ quan thuế và đã sử dụng KKQM

59

Bảng phân bổ ý định sử dụng trong vòng 1 năm tới của các
3.10

doanh nghiệp chưa sử dụng (DASUDUNG * YDSUDUNG

60

Crosstabulation)
3.11

3.12

3.13
3.14
3.15

3.16


3.17

Bảng phân bổ hình thức kê khai qua mạng trong số các
doanh nghiệp đã sử dụng
Bảng đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp
(DANHGIAHL * DASUDUNG Crosstabulation)
Bảng phân bổ nhu cầu hỗ trợ kê khai thuế qua mạng của
doanh nghiệp
Kiểm định KMO và Bartlett's Test các nhân tố
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận kê khai thuế qua
mạng của các doanh nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa
Cronbach's Alpha của các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp
nhận kê khai thuế qua mạng
Kết quả phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và biến
độc lập

60

61

63
64
65

68

75

Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến
3.18


tính bội bằng phương pháp stepwise các nhân tố ảnh hưởng

78

đến kê khai thuế qua mạng
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy so với mô
3.19

hình thực của tổng thể cho biến phụ thuộc ý định kê khai
thuế qua mạng trong 1 năm tới

79


3.20

3.21

3.22

3.23
3.24
3.25

3.26

3.27

3.28


3.29

Kết quả kiểm định các hệ số hồi quy cho biến phụ thuộc ý
định kê khai thuế qua mạng trong 1 năm tới
Kết quả hồi quy ý định sử dụng lâu dài của các doanh nghiệp
bằng phương pháp stepwise
Kiểm định sự phù hợp tổng thể mô hình thông qua bảng
Omnibus Tests of Model Coefficients
Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy Binary
Logictic
Bảng dự báo mô hình hồi quy Binary Logictic ở giá trị phân biệt 0.5
Kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa các hệ số hồi quy Binary
Logistic
Kiểm định sự phù hợp tổng thể của mô hình sau điều chỉnh
thông qua bảng Omnibus Tests of Model Coefficients
Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy Binary
Logictic sau điều chỉnh
Bảng dự báo mô hình hồi quy Binary Logictic sau điều chỉnh
ở giá trị phân biệt 0.5
Kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa các hệ số hồi quy Binary
Logistic của mô hình sau điều chỉnh

81

83

85

86

87
88

89

89

90

90


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
1.1

1.2

1.3

Mô hình lí thuyết hội nhập thương mại điện tử tại ở doanh
nghiệp tại Việt Nam
Mô hình các nhân tố tác động đến hội nhập công nghệ mới
ở các doanh nghiệp Việt Nam
Mô hình nghiên cứu chấp nhận kê khai thuế qua mạng
(SEM analysis of research model: online-tax filling)


Trang

12

14

16

1.4

Mô hình nghiên cứu ở Malaisia

23

2.1

Quy trình nghiên cứu

27

Mô hình các nhân tố tác động đến quyết định chấp nhận kê
2.2

khai thuế qua mạng (áp dụng mô hình các nhân tố tác động
đến hội nhập công nghệ mới ở các doanh nghiệp Việt

29

Nam- Lê Thế Giới và Lê Văn Huy 2006)

3.1

3.2

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh nghiệp đã và chưa sử dụng kê
khai thuế qua Internet theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh nghiệp đã và chưa sử dụng kê
khai thuế qua Internet theo quy mô doanh nghiệp

54

56

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh nghiệp đã sử dụng và doanh
3.3

nghiệp chưa sử dụng đánh giá mức độ hài lòng kê khai

62

thuế qua mạng
3.4

Mô hình điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng sự chấp nhận
kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

73


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xu hướng hiện đại hóa công tác quản lý thuế và xây dựng Chính
phủ điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 1830/QĐ-BTC ngày
29/7/2009 qui định thực hiện thí điểm dự án “nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
internet” (iHTKK) tại 4 tỉnh TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa
Vũng Tàu, nhằm đơn giản hóa cải cách thủ tục hành chính thuế, đảm bảo tính
bảo mật và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Thực hiện iHTKK là việc thông qua công cụ hỗ trợ từ internet để người
nộp thuế có thể tự kê khai thuế và truyền số liệu để nộp hồ sơ khai thuế hàng
tháng, quý, năm mà không phải in tờ khai thuế và không cần phải đến cơ quan
thuế. Đồng thời đối với cơ quan thuế thì có thể xử lý tờ khai nhanh, chính
xác; giải quyết tình trạng ùn tắc tại bộ phận “một cửa” vào những ngày gần
hết hạn nộp tờ khai, giảm được cán bộ tiếp nhận trực tiếp tờ khai và đọc tờ
khai vào hệ thống quản lý thuế. Việc tổ chức lưu trữ, tìm kiếm tờ khai được
cải thiện rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng doanh nghiệp
ngày càng tăng trong khi nguồn lực của cơ quan thuế chưa được bổ sung
tương xứng.
Khánh Hòa là một trong 19 tỉnh thành phố được sớm triển khai thí
điểm nộp hồ sơ khai thuế qua mạng theo quyết định 2441/QĐ-BTC ngày
27/9/2010 của Bộ Tài chính. Để triển khai, Cục thuế Khánh Hoà đã tiến hành
các bước khảo sát và chuẩn bị thực hiện dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu
ngành, hồ sơ thuế của người nộp thuế; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện, xây
dựng dự án triển khai đến từng bộ phận chức năng; lấy ý kiến của các cán bộ
công chức và doanh nghiệp. Trên cơ sở dự án đã được phê duyệt, Cục thuế
tiến hành các bước công việc thực hiện tốt thí điểm nộp hồ sơ khai thuế qua
mạng internet từ 01/10/2010. Do làm tốt công tác chuẩn bị, tuyên truyền phổ



2
biến sâu rộng, quy trình thực hiện, những tiện ích mà dự án đem lại cùng sự
hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế có nhu cầu, Cục thuế đã lựa chọn doanh
nghiệp, tổ chức tập huấn, cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu và phổ biến hướng
dẫn cụ thể thực hiện dự án nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet. Trên cơ sở
đó, Cục thuế cài đặt thiết bị phần mềm; đồng thời bố trí giải đáp vướng mắc
qua đường dây nóng, tại Cơ quan thuế và trực tiếp đến doanh nghiệp khi có
yêu cầu với đội ngũ cán bộ thuế được đào tạo, trợ giúp nhiệt tình để người
nộp thuế tin tưởng, an tâm thực hiện iHTKK.
Vì thủ tục thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet rất đơn
giản, nhanh gọn, hiệu quả cao giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và
chi phí cho việc thực hiện iHTKK. Nộp theo hình thức này không giới hạn về
không gian và thời gian, doanh nghiệp có thể nộp tờ khai thuế bất cứ lúc nào
trong ngày, bất cứ đâu nếu có nối mạng internet. Trường hợp người đại diện
không có mặt ở trụ sở vẫn có thể ký và nộp tờ khai thuế thông việc ủy quyền
quản lý chữ ký điện tử cho người được tin cậy ký và nộp tờ khai qua mạng.
Nên thay vì gửi đến Cơ quan thuế, doanh nghiệp tự nhập và tự đăng ký loại tờ
khai sẽ nộp qua mạng, giảm được chi phí in ấn của doanh nghiệp, bởi tất cả
các dữ liệu được xử lý thông qua mạng Internet và cũng tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tiếp cận giao dịch thương mại điện tử. Việc thực hiện nộp hồ sơ
khai thuế qua mạng internet sẽ rất an toàn vì hồ sơ được mã hóa để bảo mật
thông tin của doanh nghiệp cũng như chữ ký số của người đại diện đơn vị.
Tuy nhiên, trong các năm vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại e
ngại, chưa chủ động đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng internet do tâm lý e
ngại thay đổi hình thức nộp trực tiếp, số lượng tờ khai hàng tháng hàng quý
phải nộp ít, lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu được lợi ích nộp tờ khai thuế
qua mạng, chi phí sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số còn đắt, đội ngũ
nhân viên kế toán chưa có kiến thức về công nghệ thông tin, cơ sở pháp lý để



3
triển khai...đã phần nào cản trở đến việc doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua
mạng. Vì vậy, “Nghiên cứu sự chấp nhận kê khai thuế qua mạng internet của
các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa” là thật sự cần thiết, giúp
doanh nghiệp nhận thấy được lợi ích và quyết định sử dụng kê khai thuế qua
mạng. Đồng thời, nghiên cứu giúp cho cơ quan thuế và các nhà quản lý có
những giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng kê khai thuế
qua mạng một cách hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận
kê khai thuế qua mạng internet của các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Khánh
Hòa, nhằm mục tiêu gia tăng mức độ chấp nhận kê khai thuế qua mạng của
người nộp thuế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp đã sử dụng và chưa sử dụng
dịch vụ khai thuế qua mạng do Cục thuế tỉnh Khánh Hòa quản lý.
Phạm vi nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận kê khai
thuế qua mạng internet của các doanh nghiệp.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 04/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định tính gồm thu thập tài liệu nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ mới, cụ thể là hình thức kê khai
thuế qua mạng để hình thành bảng câu hỏi khảo sát.
- Nghiên cứu định lượng phân tích điều tra 264 phiếu khảo sát với 48
biến và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng được
kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội, và phân tích hồi quy Binary Logistic
thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS.



4
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm 4 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kê khai thuế qua mạng Internet
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đề tài được viết dựa trên một số tài liệu nghiên cứu như sau:
1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng kê khai thuế qua mạng do Tổng cục thuế
biên soạn, trong đó hướng dẫn đầy đủ khái niệm, mục tiêu, lợi ích, các điều
kiện cần thiết, các bước tiến hành kê khai thuế qua mạng, các lỗi thường gặp
và biện pháp khắc phục.
2. Hai nghiên cứu của tác giả Lê Văn Huy và cộng sự về "Mô hình lý
thuyết hội nhập thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam" và "Mô
hình hội nhập công nghệ mới tại các doanh nghiệp Việt Nam - Nghiên cứu
ứng dụng đối với lĩnh vực hội nhập Internet". Từ hai nghiên cứu trên, tác giả
đã rút ra được các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp đối
với việc ứng dụng một loại hình công nghệ mới như: Nhóm yếu tố thuộc về
đặc điểm doanh nghiệp (quy mô, loại hình, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,
chiến lược, trình độ của nhân viên, văn hóa...), Nhóm yếu tố về Đặc điểm lãnh
đạo (Trình độ hiểu biết và thái độ đối với sự đổi mới), Nhóm yếu tố bên ngoài
(Vai trò của Chính phủ, ngành và vai trò của ngành, yêu cầu của khách hàng
và nhà cung cấp...), Nhóm các yếu tố về đổi mới công nghệ (Yêu cầu về công
nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, sự phức tạp khi sử dụng, sự
phù hợp với tổ chức...). Đây là mô hình lý thuyết mà tác giả sử dụng để xây
dựng mô hình cho đề tài.
3. Hai nghiên cứu về mô hình chấp nhận kê khai thuế qua mạng ở Đài



5
Loan, Trung Quốc và Malaisia dựa trên mô hình TAM. Kết quả rút ra được
của nghiên cứu này là rút ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
kê khai thuế qua mạng của cá nhân như: Lợi ích cảm nhận, Sự dễ sử dụng,
Công bằng trong nghĩa vụ thuế, Chuẩn mực xã hội, Chuẩn mực đạo đức, Sự
rủi ro...
4. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê trên phần
mềm SPSS 16: Từ cách thiết lập bảng câu hỏi, mã hóa dữ liệu nhập vào phần
mềm đến mô tả dữ liệu, phân tích mối quan hệ giữa các biến như: bảng chéo
(crosstale), phân tích phương sai (ANOVA), phân tích nhân tố, hồi quy tuyến
tính, hồi quy binary logistic.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KÊ KHAI THUẾ
QUA MẠNG INTERNET
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HÌNH THỨC KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
INTERNET
1.1.1 Khái niệm, điều kiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
Khái niệm thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng: Nộp hồ sơ khai
thuế qua mạng internet là việc thông qua công cụ hỗ trợ từ internet để người
nộp thuế có thể tự kê khai thuế và truyền số liệu để nộp hồ sơ khai thuế hàng
tháng, quý, năm cho cơ quan thuế mà không phải in tờ khai thuế và không cần
phải đến cơ quan thuế nộp.
Mục tiêu và lợi ích mang lại cho người nộp thuế
- Đơn giản hóa thủ tục nộp tờ khai thuế, giảm thiểu chi phí đồng thời
tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, người đại diện ký tờ khai và gửi bất kỳ

khi nào.
- Giảm chi phí in ấn, không phải đi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan
thuế.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận giao dịch thương mại điện
tử.
- Giảm thiểu tình trạng quá tải, ùn tắc tại cơ quan thuế mỗi khi đến hạn
nộp hồ sơ khai thuế.
Điều kiện thực hiện nộp hồ sơ qua mạng.
Người nộp thuế có đủ các điều kiện sau đây và tự nguyện đăng ký nộp
hồ sơ khai thuế qua mạng Internet:
- Là các tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế và đang hoạt
động.


7
- Thực hiện lập hồ sơ khai thuế bằng phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê
khai (iHTKK ) do Tổng cục Thuế cung cấp miễn phí và thường xuyên cập
nhật phiên bản mới nhất theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
- Đã được cấp Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký số công cộng. Chứng thư số được cấp phải đang còn hiệu lực.
- Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet và có địa chỉ thư điện
tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế.
- Yêu cầu máy trạm, phần mềm cài đặt tại đơn vị: Bộ vi xử lý: Tối thiểu
Pentium IV – Tốc độ 2GHZ, Ram 1GB, Có ổ đĩa quang, Hệ điều hành: Hỗ trợ
tốt nhất cho Window XP, Cài đặt trình duyệt Internet Explorer 7.0 hoặc 8.0,
phần mềm quản lý máy in ra định dạng PDF, phần mềm quản lý thiết bị
chứng thư số, môi trường java cho trình duyệt.
Một số khái niệm có liên quan.
- Chữ ký số: là việc số hóa chữ ký của người nộp thuế và có giá trị
pháp lý như chữ ký thường trong các văn bản giao dịch điện tử.

- Chứng thư số: Là thiết bị chứng thực tính pháp lý đối với các tờ khai
thuế nộp qua mạng của người nộp thuế để thông qua thiết bị này người nộp
thuế có thể sử dụng chữ ký số để xác nhận thông tin trên tờ khai thuế để nộp
cho cơ quan thuế.
- Mã khóa (password): Là mật khẩu để người nộp thuế có thể bảo vệ
và chống người khác có thể xâm nhập vào dữ liệu kê khai của mình
- Số tài khoản iHTKK: Mỗi một người nộp thuế khi được cơ quan
thuế chấp nhận được nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet thì sẽ được cấp
01 tài khoản và mật khẩu để truy cập, người nộp thuế phải khai báo và đăng
ký thông tin vào tài khoản của mình (là mã đăng nhập cổng thông tin điện tử
trên trang Thông tin điện tử ngành thuế) Người nộp thuế có thể thay đổi mật
khẩu do cơ quan thuế cấp lần đầu.


8
- Hệ thống iHTKK: Là hệ thống phần mềm được Tổng Cục thuế xây
dựng để tiếp nhận tờ khai thuế qua mạng internet, theo dõi tiến trình tiếp
nhận, xử lý tờ khai và được tích hợp với hệ thống ứng dụng của Cục Thuế để
xử lý tờ khai điện tử. Xây dựng kênh giao tiếp điện tử, cơ chế phản hồi thông
tin từ cơ quan Thuế đến Người nộp thuế.
1.1.2. Các bước cơ bản nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet đối
với người nộp thuế
a. Đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet
B1. Người nộp thuế đăng ký sử dụng chữ ký số với đơn vị cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thẩm quyền (ví dụ như
VDC/VNPT, BKAV-CA, FPT, VIETTEL, NACENCOM...) và nộp lệ phí sử
dụng dịch vụ theo quy định.
B2. Người nộp thuế tải và cài đặt phần mềm cần thiết để nộp HSKT
qua mạng Internet.
B3. Người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế hình thức nộp HSKT qua

mạng Internet và nhận được số tài khoản iHTKK và mật khẩu đăng nhập lần
đầu qua địa chỉ thư điện tử của Người nộp thuế.
B4. Người nộp thuế thiết lập thông tin và đăng ký loại tờ khai thuế cần
nộp trong hệ thống iHTKK qua trang web: .
b. Thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet
B5. Người nộp thuế tạo những tờ khai đăng ký với cơ quan thuế trên
ứng dụng HTKK.
B6. Người nộp thuế gửi tờ khai thuế qua mạng cho cơ quan thuế.
NNT hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet sẽ được
nhận Thông báo xác nhận nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet thông qua
địa chỉ thư điện tử của NNT.


9
c. Thời gian nộp hồ sơ khai thuế qua mạng và thời điểm xác nhận
nộp hồ sơ khai thuế qua mạng của NNT
- NNT có thể truy cập cổng thông tin điện tử để nộp hồ sơ khai thuế
qua mạng Internet 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần, bao gồm cả
ngày nghỉ, lễ tết.
- Thời điểm cơ quan thuế xác nhận hồ sơ khai thuế đã nộp qua mạng
Internet cho NNT là ngay sau khi NNT chấp nhận nộp hồ sơ khai thuế qua
mạng. Ngày nộp hồ sơ khai thuế qua mạng được tính từ 0 giờ đến trước 24
giờ cùng ngày.
1.1.3. Trách nhiệm của cơ quan thuế và DN khi thực hiện dự án
nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet
a. Trách nhiệm của cơ quan thuế
- Xây dựng, nâng cấp và cung cấp miễn phí phần mềm HTKK thuế
- Hướng dẫn người nộp thuế cài đặt, sử dụng và xử lý các sự cố vướng
mắc về kỹ thuật trong việc thực hiện đăng ký, nộp hồ sơ khai thuế qua mạng
Internet.

- Bảo mật dữ liệu doanh nghiệp
- Duy trì hạ tầng kỹ thuật liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày
trong tuần.
- Cung cấp tài liệu, hỗ trợ cài đặt, sử dụng từ xa qua điện thoại, email
và hỗ trợ trực tiếp.
- Có bộ phận thường trực giải đáp các vướng mắc của người nộp thuế.
b. Trách nhiệm của người nộp thuế
- Thực hiện khai thuế bằng phần mềm HTKK
- Có khả năng tự kết xuất dữ liệu tờ khai thuế.
- Có khả năng sử dụng và duy trì thường xuyên việc liên hệ với cơ
quan thuế qua Internet.


10
- Xây dựng quy định nội bộ về trách nhiệm, quyền hạn các bộ phận
trong việc khai thuế và sử dụng chữ ký số, đảm bảo an toàn, bảo mật.
- Tự quản lý tên và mật khẩu đăng nhập vào tài khoản iHTKK trên
cổng thông tin điện tử thông qua trang thông tin điện tử ngành thuế. Định kỳ
ít nhất 6 tháng 1 lần, người nộp thuế thay đổi mật khẩu để đảm bảo tính an
toàn, bảo mật thông tin dữ liệu trên hệ thống iHTKK.
- Tự quản lý chữ ký số và đảm bảo tính an toàn bảo mật, chính xác của
chữ ký số trên hồ sơ khai thuế nộp qua mạng Internet.
- Trong thời gian thực hiện nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet,
người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế bằng giấy cho cơ quan thuế,
người nộp thuế chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, đầy đủ, chính xác và trung
trực đối với hồ sơ khai thuế đã nộp qua mạng Internet.
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG
NGHỆ MỚI VÀ KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG (TAX PAYERS'S
CCEPTANCE OF INTERNET TAX-FILING SYSTEMS)
1.2.1. Các nghiên cứu về các mô hình chấp nhận công nghệ mới

a. Mô hình lý thuyết hội nhập thương mại điện tử tại các doanh
nghiệp Việt Nam (Lê Văn Huy, 2007) [3, tr 72-77]
Ở nghiên cứu này, tác giả chia các yếu tố hội nhập thương mại điện tử
ở các doanh nghiệp tại Việt Nam thành 4 nhóm, bao gồm:
(1) Các yếu tố thuộc về tổ chức như: đặc điểm sản phẩm, quy mô doanh
nghiệp (lượng nhân viên, quy mô thị trường) [25], [31], loại hình kinh doanh
[32, tr. 275-290], định hướng chiến lược về hội nhập công nghệ thông tin và
TMĐT của doanh nghiệp [10, tr. 139-164], những hiểu biết về TMĐT của
nhân viên [32], những nguồn lực (về tài chính, nhân sự, cơ sở hạ tầng về
CNTT, khả năng duy trì hoạt động TMĐT...), và văn hóa của doanh nghiệp
[14, tr.1-15].


11
(2) Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của người lãnh đạo: Để cho việc
hội nhập công nghệ mới được thực hiện nhanh chóng trong doanh nghiệp,
một vấn đề đặt ra là đòi hỏi người lãnh đạo phải có những nhận thức và kiến
thức nhất định về vai trò của TMĐT đối với doanh nghiệp [14], [32] từ đó họ
sẽ có những thái độ tích cực [28] [32] đối với việc xúc tiến thực hiện và ứng
dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(3) Các yếu tố bên ngoài (môi trường): Hạ tầng công nghệ thông tin,
những chính sách vĩ mô của chính phủ và sự trợ giúp của các doanh nghiệp
lớn đã hội nhâp TMĐT đóng một vai trò cực kì quan trọng trong tiến trình hội
nhập của các doanh nghiệp [24], [25], [30].
(4) Các yếu tố về đổi mới công nghệ như: Nhận thức được sự phức tạp
[19], [28] của việc ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp và sự tương hợp hay
thích hợp [19], [31] của phương thức kinh doanh này với hạ tầng công nghệ
thông tin và văn hóa của doanh nghiệp.
Kết luận, tác giả đưa ra hai giả thiết, làm cơ sở cho việc phân tích mô
hình thực tiễn về hội nhập TMĐT ở các doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

GT1: Tác động của những nhân tố (trong mô hình) đến việc hội nhập
TMĐT ở các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ khác nhau theo từng giai đoạn (sử
dụng, thăm dò hay lạc hậu).
GT2: Các nhân tố (trong mô hình) sẽ có mối quan hệ (thuận, nghịch)
với quy mô hội nhập của doanh nghiệp đang trong thời kì sử dụng.


12

YẾU TỐ THUỘC VỀ TỔ CHỨC
Đặc điểm sản phẩm
Quy mô doanh nghiệp
Định hướng chiến lược
Hiểu biết về TMĐT của nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp

Y.TỐ VỀ Đ.ĐIỂM NGƯỜI LĐ
Hiểu biết về CNTT và TMĐT
T.độ đối với việc đổi mới (CNTT)

YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Cường độ cạnh tranh
Sức ép của người bán và mua

Hội nhập TMĐT tại các DNghiệp
Mức độ

Giai đoạn
Sử dụng

Thăm dò
Đi sau

Nếu

Sử dụng

hội nhập

Sự giúp đỡ của các DN lớn
Sự hỗ trợ của chính phủ
Hạ tầng công nghệ thông tin

YẾU TỐ VỀ ĐỔI MỚI CN
Nhận thức lợi ích liên quan
Sự phức tạp khi U.Dụng TMĐT
Sự phù hợp với tổ chức

Hình 1.1. Mô hình lí thuyết hội nhập thương mại điện tử tại ở doanh
nghiệp tại Việt Nam


13
- Áp dụng vào đề tài: Nghiên cứu chỉ ra rằng, thương mại điện tử mở ra
một phương thức kinh doanh mới: phương thức kinh doanh điện tử. Nó
chuyển hóa các chức năng kinh doanh từ nghiên cứu thị trường, sản xuất sản
phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán từ phương thức kinh doanh truyền thống
đến phương thức kinh doanh điện tử [3, tr. 72-77]. Do đó lĩnh vực thuế cũng
phải thay đổi để phù hợp với phương thức kinh doanh mới của doanh nghiệp
như kê khai thuế qua mạng, nộp tiền thuế qua ngân hàng, hóa đơn điện tử...

Do đó các yếu tố ảnh hưởng đến hội nhập thương mại điện tử cũng chính là
những yếu tố ảnh hưởng hình thức kê khai thuế điện tử qua mạng
b. Mô hình hội nhập công nghệ mới tại các doanh nghiệp Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng đối với lĩnh vực hội nhập Internet (Lê Thế Giới và
Lê Văn Huy, 2006)
Tác giả đã xây dựng mô hình dựa trên sự tổng hợp các lý thuyết nghiên
cứu trên thế giới trong lĩnh vực hội nhập công nghệ mới nói chung và Internet
nói riêng, đồng thời, xem xét những yếu tố liên quan đến thực trạng của các
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Kết quả phân tích cho thấy
việc hội nhập Internet tại các doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố
như: Vai trò của chính phủ, tình trạng hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia,
đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm người lãnh đạo, yêu cầu về công nghệ
đặc thù, ngành và vai trò của ngành, yêu cầu của nhà cung cấp và của khách
hàng, nhận thức sự hữu dụng, sự tương hợp với hoạt động kinh doanh và sự
phức tạp của ứng dụng Internet sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng của doanh
nghiệp, ý định và quyết định hội nhập: thể hiện ở việc doanh nghiệp đang sử
dụng hoặc sẽ quyết định sử dụng Internet trong tương lai.
Tác giả kết luận việc nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ mới và
Internet trong hoạt động kinh doanh là một cách thức hữu hiệu giúp cho các
doanh nghiệp có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ


14
so với các doanh nghiệp ở các nước phát triển, đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi
của nền kinh tế tri thức và những thách thức của quá trình toàn cầu hoá.
Vai trò
của chính phủ

H1


Tình trạng hạ tầng
CNTT

H2

Đặc điểm doanh nghiệp

H3a

H3c

Đặc điểm
người lãnh đạo

H3b
H4a

Nhận thức sự hữu dụng

H4b

H4c H5a
H5b
Yêu cầu về công nghệ đặc
thù
H5c

H11

Nhận thức sự tương hợp

H10

Ý định và quyết định
hội nhập

H6a

Ngành và vai trò của ngành

H6b

Nhận thức sự phức tạp

H9

H6c

Yêu cầu
của khách hàng

H7

Yêu cầu của nhà cung cấp

H8

Hình 1.2. Mô hình các nhân tố tác động đến hội nhập công nghệ mới ở
các doanh nghiệp Việt Nam
Áp dụng cho nghiên cứu: Những nhân tố tác động nhằm thúc đẩy quá
trình hội nhập Internet của doanh nghiệp chính là những nhân tố tác động mà

Chính phủ cần quan tâm để thực hiện chiến lược hiện đại hoá các dịch vụ
công nói chung cũng như kê khai thuế qua mạng nói riêng.
1.2.2. Các nghiên cứu về mô hình kê khai thuế qua mạng ở nước
ngoài
a. Một nghiên cứu thực nghiệm mô hình chấp nhận nộp hồ sơ thuế
qua mạng
Tích hợp mô hình TAM và TPB (An empirical study of on-line tax
filing acceptance model: Integrating TAM and TPB) của nhóm tác giả
Cheng-Tsung Lu, Shaio-Yan Huang and Pang-Yen Lo, Đại học quốc gia
Chung Cheng, Đài Loan, Trung Quốc (bảo vệ thành công 24/3/2010).


×