Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đồng Nai, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG
Đồng Nai, Năm 2018


LỜI CÁM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình, có được kết quả như ngày hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản
thân, mà còn rất nhiều sự hỗ trợ và động viên của rất nhiều người. Tôi xin chân
thành gởi lời cảm ơn tới:
Quý Thầy, Cô khoa Sau Đại học trường Đại học Lạc Hồng đã truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian mà tôi được học tại trường, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của Thầy PGS.TS Huỳnh Đức Lộng đã dành nhiều thời gian
giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Các tác giả là những tập thể và cá nhân của những tài liệu tham khảo đã giúp
cho tác giả có được những kiến thức nền tảng cần thiết và tiết kiệm nhiều thời gian
trong quá trình thực hiện đề tài.
Lãnh đạo và các anh chị em đồng nghiệp tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai đã nhiệt tình giúp đỡ thực hiện phỏng vấn, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các
tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Gia đình, bạn bè là những người đã động viên, hỗ trợ và là chỗ dựa tinh thần,
chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù đã nỗ lực hết sức mình, cố gắng
tham khảo tài liệu và tranh thủ các ý kiến đóng góp, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi xin chân thành đón nhận sự chỉ bảo, đóng góp hết sức quý báu
của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý thầy cô dồi dào
sức khỏe để truyền đạt cho thế hệ sau những kiến thức bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuân Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: NGUYỄN THỊ XUÂN MAI
Sinh ngày: 25 tháng 03 năm 1991
Quê quán: Bình Định.
Nơi Công tác: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (Số 87, Đường Cách Mạng Tháng
Tám, Phường Hòa Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai).
Học viên cao học khóa 8 của trường Đại học Lạc Hồng, tôi xin cam đoan đây
là công trình do chính bản thân tôi nghiên cứu, thực hiện với sự hướng dẫn khoa
học của thầy PGS.TS Huỳnh Đức Lộng.
Các số liệu, thông tin trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Nội dung và kết
quả nghiên cứu hoàn toàn không sao chép và trùng lắp với bất cứ công trình nào
trước đây.
Đồng Nai, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuân Mai



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai. Việc thực hiện kê khai thuế qua mạng có rất nhiều nhân tố chi phối. Thông qua
sử dụng thang đo Likert được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, tác giả đã tìm
ra 6 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng, bao gồm:
Mức độ dễ sử dụng, Mức độ hữu dụng, Mức độ tin cậy, Thông tin về công nghệ,
Khả năng ứng dụng và Yếu tố xã hội. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
việc kê khai thuế qua mạng là nhân tố Mức độ hữu dụng. Từ những kết quả nghiên
cứu của mình, tác giả đề ra khuyến nghị đến Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (nơi tác giả
công tác) những chính sách nhằm nâng cao hơn nữa việc thực hiện kê khai thuế qua
mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Từ khoá: Thực hiện kê khai thuế qua mạng, nhân tố ảnh hưởng, thang đo
Likert.


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.6 Những đóng góp của đề tài ...............................................................................4
1.7 Kết cấu luận văn ................................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................5
2.1 Tổng quan về thuế điện tử.................................................................................5
2.1.1 Mô hình chung về thuế điện tử ............................................................. 5
2.1.2 Mô hình kê khai thuế qua mạng ............................................................ 7
2.2 Tổng quan về kê khai thuế qua mạng ...............................................................8
2.2.1 Khái niệm kê khai thuế qua mạng......................................................... 8
2.2.2 Phân loại hoạt động kê khai thuế qua mạng ......................................... 8
2.2.3 Lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng.............................................. 10
2.2.4 Rủi ro trong kê khai thuế qua mạng .................................................... 11
2.2.5 Hành vi kê khai thuế qua mạng........................................................... 12


2.2.5.1 Khái niệm hành vi ............................................................................ 12
2.2.5.2 Khái niệm hành vi kê khai thuế qua mạng ....................................... 13
2.2.5.3 Đặc điểm hành vi kê khai thuế qua mạng ........................................ 13
2.3 Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................13
2.3.1 Những nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 13
2.3.2 Những nghiên cứu trong nước ............................................................ 15
2.3.3 Nhận xét những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ............. 17
2.3.4 Xác định những khoảng trống trong nghiên cứu ................................ 19
2.3.5 Định hướng nghiên cứu của đề tài ...................................................... 19
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng ................19
2.4.1 Mức độ dễ sử dụng .............................................................................. 19
2.4.2 Mức độ hữu dụng ................................................................................ 20
2.4.3 Mức độ tin cậy .................................................................................... 20

2.4.4 Thông tin về công nghệ ....................................................................... 21
2.4.5 Khả năng ứng dụng ............................................................................. 22
2.4.6 Yếu tố xã hội ....................................................................................... 23
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................23
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................27
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................28
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................. 28
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................. 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................30
3.3.1 Thiết kế và mã hóa thang đo ............................................................... 30
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 32


3.3.3 Mẫu khảo sát – Đối tượng khảo sát .................................................... 32
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................33
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả .............................................................. 33
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo .............................................................. 33
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 34
3.4.3.1 Kiểm định tính thích hợp EFA (Kiểm định KMO) ..................... 34
3.4.3.2 Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Kiểm định
Bartlett) ............................................................................................................. 34
3.4.3.3 Kiểm định phương sai trích ......................................................... 34
3.4.4 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................... 35
3.4.4.1 Kiểm định hệ số hồi quy .............................................................. 35
3.4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .................................... 35
3.4.4.3 Kiểm định phương sai phần dư không đổi .................................. 35
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................37

4.1 Giới thiệu tình hình kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai ......37
4.1.1 Giới thiệu Cục Thuế tỉnh Đồng Nai .................................................... 37
4.1.2 Giới thiệu tình hình kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai .................................................................................................................... 41
4.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................43
4.2.1 Thống kê về mẫu nghiên cứu .............................................................. 43
4.2.2 Thống kê mô tả các biến ..................................................................... 44
4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................................47
4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................51
4.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................................................55
4.5.1 Kết quả kiểm định hệ số hồi quy ........................................................ 55


4.5.2 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................... 56
4.5.3 Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi ............................. 57
4.6 Bàn luận ..........................................................................................................58
4.6.1 Giải thích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố .................................... 58
4.6.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố .................................................... 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................60
5.1 Kết luận ...........................................................................................................60
5.2 Khuyến nghị ....................................................................................................61
5.2.1 Đối với nhân tố Mức độ dễ sử dụng ................................................... 61
5.2.2 Đối với nhân tố Mức độ hữu dụng ...................................................... 61
5.2.3 Đối với nhân tố Mức độ tin cậy .......................................................... 62
5.2.4 Đối với nhân tố Thông tin về công nghệ ............................................ 62
5.2.5 Đối với nhân tố Khả năng ứng dụng ................................................... 63
5.2.6 Đối với nhân tố Yếu tố xã hội ............................................................. 64
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................64
5.3.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................... 64

5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02
PHỤ LỤC 03
PHỤ LỤC 04
PHỤ LỤC 05


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

HTKK


Phần mềm hỗ trợ kê khai

iHTKK

Phần mềm hỗ trợ khai thuế qua mạng

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLT

Quản lý thuế

TCT

Tổng cục Thuế

TAM

Technology Acceptance Model (mô hình chấp nhận công
nghệ)

TPB

Theory of Planned Behavior (lý thuyết hành vi quy hoạch)


T-VAN

Tổ chức cung cấp dịch vụ khai thuế qua mạng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các nhân tố tác động của mô hình trong các nghiên cứu
trước .........................................................................................................................17
Bảng 3.1. Mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai
thuế qua mạng .........................................................................................................31
Bảng 4.1. Tình hình kê khai thuế qua mạng của các doanh nghiệp tại Cục Thuế
tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 – 2017 ........................................................................42
Bảng 4.2. Thông tin mẫu.........................................................................................43
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả về nhân tố Mức độ dễ sử dụng ảnh hưởng
đến Thực hiện kê khai thuế qua mạng ..................................................................44
Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả về nhân tố Mức độ hữu dụng ảnh hưởng đến
Thực hiện kê khai thuế qua mạng .........................................................................45
Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về nhân tố Mức độ tin cậy ảnh hưởng đến
Thực hiện kê khai thuế qua mạng .........................................................................45
Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả về nhân tố Thông tin về công nghệ ảnh
hưởng đến Thực hiện kê khai thuế qua mạng ......................................................46
Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả về nhân tố Khả năng ứng dụng ảnh hưởng
đến Thực hiện kê khai thuế qua mạng ..................................................................46
Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả về nhân tố Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến
Thực hiện kê khai thuế qua mạng .........................................................................47

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Mức độ dễ sử dụng ..............47
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Mức độ hữu dụng ..............48
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Mức độ tin cậy ...................48
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thông tin về công nghệ .....49
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Khả năng ứng dụng ...........49
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Yếu tố xã hội.......................50
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thực hiện kê khai thuế qua
mạng .........................................................................................................................50
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định KMO và Barlett ...................................................51
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định trọng số nhân tố và tổng phương sai trích ........52
Bảng 4.18. Ma trận trọng số nhân tố .....................................................................53


Bảng 4.19. Kết quả kiểm định KMO và Barlett ...................................................54
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định trọng số nhân tố và tổng phương sai trích ........54
Bảng 4.21. Ma trận trọng số nhân tố .....................................................................55
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy.........................................................55
Bảng 4.23. Bảng kiểm định mức độ giải thích của mô hình ................................56
Bảng 4.24. Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ..........................................57
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi...........................57
Bảng 4.26. Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo % ....................58


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình dịch vụ kê khai, nộp thuế điện tử ............................................5
Hình 2.2. Mô hình kê khai thuế qua mạng .............................................................7
Hình 2.3. Quy trình kê khai thuế trực tuyến trên cổng thông tin điện tử ...........9
Hình 2.4. Quy trình kê khai thuế qua mạng qua tổ chức T-VAN ........................9
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................24
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................28

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu................................................................................29
Hình 4.1. Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Đồng Nai ............................................41
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu cuối cùng ..............................................................56


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước (NSNN), tại bất kỳ một
quốc gia nào thuế cũng là một công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều
tiết mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối tiêu dùng. Thuế là
một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân
và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế phản ánh các quá
trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa
Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là
công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. Do đó, việc thực hiện quản lý thuế
đối với doanh nghiệp cần phải được nâng cao về cả hai phía cơ quan thuế (CQT) và
người nộp thuế (NNT).
Với mục tiêu cải cách hệ thống thuế, nhằm nâng cao trình độ quản lý thuế
ngang tầm với các nước trong khu vực, ngành thuế Việt Nam đã triển khai hình
thức khai thuế qua mạng từ cuối năm 2009. Kê khai thuế qua mạng là hình thức
giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan thuế, một trong những giao dịch
đã được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại.
Bằng hình thức kê khai thuế qua mạng, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ khai
thuế 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần mà không lệ thuộc giờ làm việc hành
chính của cơ quan thuế. Hồ sơ khai thuế qua mạng có tính pháp lý cao, dễ tổ chức
lưu trữ lâu dài, giảm chi phí giấy tờ, in ấn, giảm chi phí, thời gian nộp hồ sơ cho
người nộp thuế. Khi thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế, người nộp thuế có
thể được cung cấp thêm những tiện ích khác thông qua cổng điện tử của cơ quan

thuế. Trong trường hợp bị mất dữ liệu hồ sơ khai thuế, người nộp thuế có thể đề
nghị cơ quan thuế hỗ trợ cung cấp lại hồ sơ mà mình đã gửi trước đây. Khi nộp hồ
sơ khai thuế qua mạng, cơ quan thuế sẽ xử lý cập nhật dữ liệu tự động, tránh được
sai sót trong khâu nhập tin, tạo điều kiện cho cơ quan thuế lưu trữ hồ sơ dạng điện
tử, tiết kiệm được Ngân sách nhà nước trong công tác luân chuyển, lưu trữ hồ sơ.
Trước xu hướng đổi mới ngành thuế, với mục tiêu tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng cho doanh nghiệp, ngành thuế Đồng Nai luôn nỗ lực đổi mới trong
quản lý thuế. Nhờ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các khâu trong công


2

tác quản lý thuế, lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực, không chỉ tạo đà,
tiếp sức cho doanh nghiệp phát triển mà còn giúp công tác quản lý thuế ngày thêm
minh bạch. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì Cục Thuế tỉnh Đồng Nai nhìn
nhận thực tế hiện nay còn nhiều doanh nghiệp trang bị công nghệ thông tin như:
Thiết bị máy tính, đường truyền còn thấp nên đã ảnh hưởng tới việc thực hiện kê
khai thuế qua mạng. Một số doanh nghiệp còn tâm lý e ngại về mức độ bảo mật, an
toàn khi thay đổi phương thức kê khai, nộp thuế từ trực tiếp sang điện tử...
Vì vậy, để mục tiêu ứng dụng triệt để và hiệu quả công nghệ thông tin vào
quản lý thuế được hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, thời gian cho người nộp thuế và
cơ quan thuế thì việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai
thuế qua mạng là thực sự cần thiết, trên cơ sở đó để ngành thuế đưa ra những giải
pháp, có những điều chỉnh kịp thời và xây dựng được hệ thống chất lượng kê khai,
nộp thuế và những dịch vụ trực tuyến khác tin cậy nhanh chóng và an toàn hơn. Với
những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng
Nai” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng
đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kê khai
thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, hoàn thiện
nâng cao chất lượng hình thức kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, 3 câu hỏi nghiên cứu được xác định như sau:
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối với
các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai?
- Những nhân tố này ảnh hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng


3

đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai như thế nào?
- Khuyến nghị nào có thể nâng cao việc thực hiện kê khai thuế qua mạng đối
với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai do Cục Thuế tỉnh Đồng Nai quản lý.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính:

Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và hệ thống hóa các lý thuyết nền và
công trình nghiên cứu trước có liên quan đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng
ở Việt Nam và trên thế giới nhằm mục đích xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến
việc thực hiện kê khai thuế qua mạng và thang đo cho các nhân tố. Dựa trên thang
đo các nhân tố đã được xác định, tác giả tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia nhằm mục
đích xác định các nhân tố chính thức và thang đo chính thức của các nhân tố phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sau khi xác định các nhân tố và thang đo các nhân tố từ nghiên cứu định tính,
tác giả tiến hành khảo sát trong thực tế bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng được khảo sát là các kế toán trưởng, kế
toán viên đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) có sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.0, để đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy nhằm
xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kê khai thuế qua
mạng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai. Trong đó, biến phụ
thuộc là Thực hiện kê khai thuế qua mạng và biến độc lập bao gồm các biến ảnh
hưởng đến việc thực hiện kê khai thuế qua mạng.


4

1.6 Những đóng góp của đề tài
Đối với doanh nghiệp: Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
kê khai thuế qua mạng được khám phá, các vấn đề tồn tại sẽ được giải quyết để
NNT có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với CQT và Nhà nước.
Đối với cơ quan thuế: Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp, cơ quan thuế có thể điều chỉnh,
sửa đổi, nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần hoàn thiện hoạt động

quản lý của ngành thuế tỉnh Đồng Nai nói riêng và ngành thuế cả nước nói chung.
Từ đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ công của chính phủ đối với công dân.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn
triển khai hình thức kê khai thuế qua mạng nhằm nâng cao trình độ quản lý thuế của
Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, tác giả trình bày những tâm huyết
đi đến chọn đề tài. Chương 1 vẽ nên một bức tranh tổng thể từ lý do chọn đề tài, đến
mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp thực hiện đề
tài.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về thuế điện tử
2.1.1 Mô hình chung về thuế điện tử
Thuế điện tử là một hệ thống thông tin về thuế cung cấp dịch vụ cho các tổ
chức, cá nhân bên ngoài ngành thuế. Các dịch vụ thuế điện tử sẽ bao gồm: cung cấp
qua mạng các thông tin tham khảo liên quan đến lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp
trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ khai, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, giải quyết khiếu
nại tố cáo của NNT và cung cấp hóa đơn điện tử,... nhằm tạo thuận lợi cho NNT,
giảm thiểu chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế, cắt giảm thời gian và thủ tục giấy tờ.


Hình 2.1. Mô hình dịch vụ kê khai, nộp thuế điện tử
(Nguồn: )
Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và
các giai đoạn tiếp theo, ngành thuế xem xét bố trí nguồn nhân lực, kinh phí và tổ
chức triển khai các nội dung sau:
Xây dựng cổng thông tin điện tử ngành thuế là địa chỉ duy nhất của ngành
thuế để trao đổi, cung cấp thông tin và các dịch vụ thuế điện tử cho NNT và người
dân qua mạng Internet. Trước hết, ngành thuế cần nâng cấp Trang Thông tin điện tử
ngành thuế (website) để cung cấp thông tin chính sách, luật, nghị định về thuế, thủ
tục hành chính về thuế; công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, các dịch vụ công mà cơ quan thuế cung cấp cho NNT; công bố
danh mục, lộ trình cung cấp dịch vụ hành chính thuế; cung cấp kênh trao đổi, thảo
luận hoặc lấy ý kiến của nhân dân.


6

Cung cấp các dịch vụ thuế điện tử (thông qua cổng thông tin điện tử Thuế
Nhà nước nêu trên), bao gồm:
-

Cung cấp dịch vụ “Đăng ký thuế điện tử”: Cho phép NNT đăng ký mã số

thuế trực tuyến và nhận kết quả phản hồi từ cơ quan thuế qua cổng điện tử. Hệ
thống đăng ký thuế điện tử được kết nối liên thông với hệ thống Đăng ký kinh
doanh nhằm giảm thời gian và thủ tục cho người kinh doanh.
-

Cung cấp dịch vụ “Kê khai, nộp thuế qua mạng”: Người nộp thuế có thể


kê khai trực tuyến (on-line) hoặc tải về (download) các tệp mẫu về máy để kê khai
và up-load lên cổng thông tin điện tử (off-line) của cơ quan thuế hoặc sử dụng phiên
bản hỗ trợ kê khai thuế qua mạng được ngành thuế cung cấp miễn phí. Hệ thống trợ
giúp NNT kê khai các tờ khai thuế, kiểm tra lỗi tờ khai, xác nhận tờ khai, điều
chỉnh, bổ sung tờ khai, gửi kèm các phụ lục, lưu vết lịch sử quá trình kê khai thuế.
Bên cạnh đó, ngành thuế cần phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc xây dựng giải pháp
và ứng dụng thực hiện thí điểm việc nộp thuế điện tử.
- Xây dựng hệ thống ứng dụng cung cấp hoá đơn điện tử do Trung tâm xử lý
dữ liệu thuế (TDC) vận hành. Hệ thống ứng dụng nếu được thực hiện sẽ góp phần
đáng kể trong việc giảm chi phí (in ấn, quản lý, phát hành hoá đơn thuế) của cả cơ
quan thuế và NNT. Đồng thời góp phần xử lý được vấn đề tốn nhiều thời gian cho
hoạt động lập bảng kê hoá đơn thuế giá trị gia tăng (giao dịch đầu vào, đầu ra). Đặc
biệt, khi dữ liệu được tự động xử lý, chi tiết các giao dịch mua bán hàng hóa sản
phẩm sẽ được lưu tại cơ sở dữ liệu tập trung chi tiết các hóa đơn thuế, cùng với giải
pháp xử lý “số hóa” các hóa đơn giấy (quét nhận dạng báo cáo bảng kê hóa đơn
thuế, hoặc nhận từ tệp có cấu trúc, hoặc nhận từ bảng kê sử dụng công nghệ dữ liệu
mã vạch hai chiều) sẽ được cán bộ thuế sử dụng để khai khác từ chức năng kiểm tra
chéo dữ liệu bảng kê chi tiết hóa đơn của các DN, từ đó thực hiện kiểm tra đối chiếu
chéo hóa đơn giữa các DN. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang giao dịch sử
dụng tiền mặt nhiều thì biện pháp này có giá trị kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn
các gian lận trong nền kinh tế một cách hiệu quả.
- Cung cấp các dịch vụ thuế điện tử khác: Tra cứu nghĩa vụ kê khai của NNT
bao gồm các thông tin về loại thuế phải nộp, số thuế phải nộp, đã nộp thông qua
cổng thông tin điện tử; Cho phép NNT cũng như bên thứ ba (theo quy định của
pháp luật) tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế của NNT như loại tờ khai phải nộp, tờ


7


khai đã nộp, số thuế còn phải nộp, số nợ, nộp thừa, được hoàn; hỗ trợ NNT tự quản
lý dữ liệu định danh về địa chỉ, số điện thoại, fax, email, số tài khoản, ngành nghề
kinh doanh, ngày bắt đầu năm tài chính..., đại diện NNT theo pháp luật, mối quan
hệ với các đơn vị khác như công ty mẹ, chi nhánh... (nếu có); thông tin về tài sản,
phương tiện; thông báo và trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và NNT (Cung cấp
dịch vụ trao đổi thông tin cho phép cơ quan thuế xác nhận và gửi thông báo thuế,
thông báo nợ, xác nhận tờ khai dã nộp, xác nhận số thuế đã nộp, phản hồi của NNT
với cơ quan thuế thông qua các phương tiện mail, internet, nhắn tin SMS).
Để thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ NNT, Trung tâm hỗ trợ NNT giao dịch
với NNT bằng các hình thức đa dạng, phong phú như: qua điện thoại, e-mail, fax,
web-interface, ứng dụng... và gặp trực tiếp (face-to-face). Nhiều nước trên thế giới
hiện đã triển khai các Trung tâm hỗ trợ NNT và sử dụng một cách có hiệu quả,
được đánh giá tốt thông qua mức độ thoả mãn về số lượng và chất lượng dịch vụ hỗ
trợ NNT.
2.1.2 Mô hình kê khai thuế qua mạng
Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet là việc người nộp thuế lập hồ sơ khai
thuế trên máy vi tính của mình và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý bằng
mạng internet, mà không cần phải gửi qua đường bưu điện hoặc đơn nộp trực tiếp
hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế. Đây là hình thức giao dịch điện tử giữa người
nộp thuế với cơ quan thuế, một trong những hình thức giao dịch đã được pháp luật
về thuế quy định tại Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài
chính.

Hình 2.2. Mô hình kê khai thuế qua mạng
(Nguồn: )


8

2.2 Tổng quan về kê khai thuế qua mạng

2.2.1 Khái niệm kê khai thuế qua mạng
Theo Jen-Ruei Fu (2005), khai thuế qua mạng là một ứng dụng quan trọng,
bao gồm các quy trình liên kết tự động trong khai thuế nhằm cải thiện hiệu quả
trong thu thập và xử lý thông tin khai thuế. Cải thiện dịch vụ khai thuế đồng thời
giảm chi phí kê khai thuế đối với NNT và CQT.
Theo quan điểm của Việt Nam, kê khai thuế qua mạng internet là việc doanh
nghiệp kê khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi bằng mạng internet, mà không
phải gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho CQT. Kê
khai thuế qua mạng là hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với CQT, một
trong những hình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức
giao dịch văn minh, hiện đại (theo cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, 2018).
Trong nghiên cứu này, kê khai thuế qua mạng là giao dịch các thông tin,
chứng từ kê khai thuế để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của NNT đối với CQT, thông
qua phần mềm kê khai thuế qua mạng của CQT hay qua dịch vụ T-VAN của tư
nhân được Nhà nước cấp phép thông qua hệ thống internet.
2.2.2 Phân loại hoạt động kê khai thuế qua mạng
Theo Điều 8 Thông tư số 35/2013/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành
tháng 4/2013 thì từ ngày 01/6/2013, NNT có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để khai
thuế điện tử, gồm: khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ
quan thuế, hoặc khai thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với các phần
mềm ứng dụng hỗ trợ.
Quy trình khai thuế qua mạng giữa NNT với cơ quan thuế thông qua cổng
giao dịch điện tử do cơ quan thuế cung cấp. Đầu tiên NNT nhập dữ liệu khai thuế
vào phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK), kết xuất ra tờ khai điện tử, sau đó gửi
đến cơ quan thuế thông qua internet bằng ứng dụng kê khai thuế qua mạng
(iHTKK) của Tổng cục Thuế cung cấp, sau khi gửi tờ khai thành công thì NNT sẽ
nhận được thông báo xác nhận rằng đã nộp tờ khai từ iHKKK bằng thư trả lời tự
động đến địa chỉ hộp thư điện tử của NNT đã đăng ký với Tổng cục Thuế, nếu NNT
có điều chỉnh hoặc bổ sung gì thêm thì gửi đến CQT như thực hiện gửi tờ khai ban
đầu. Quy trình được thể hiện ở hình 2.3:



9

Hình 2.3. Quy trình kê khai thuế trực tuyến trên cổng thông tin điện tử
(Nguồn: )
Bằng việc kê khai thuế qua mạng trên cổng thông tin điện tử, NNT được
miễn phí hoàn toàn phí dịch vụ, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian
và chi phí cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng cập nhật Luật thuế kịp
thời và nhanh chóng nhất. Bước đầu tạo điều kiện cho NNT tiếp cận giao dịch
thương mại điện tử. Giảm thiểu tình trạng quá tải tại cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ
hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Trường hợp khai thuế thông qua nhà cung cấp dịch vụ T-Van: trong hình
thức kê khai này, NNT thay vì nộp hồ sơ khai thuế sau khi kết xuất ra từ HTKK
trực tiếp đến TCT thì sẽ thông qua một tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, tổ chức
này sẽ chịu trách nhiệm nộp tờ khai thuế đã có chữ ký số của NNT đến TCT thông
qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ điện tử T-VAN và sau khi gửi hồ sơ thành công thì hệ
thống tiếp nhận hồ sơ điện tử T-VAN sẽ gửi thông báo xác nhận đã nộp tờ khai đến
tổ chức cung cấp T-VAN và tổ chức này gửi lại cho NNT như quy trình ở hình 2.4:

Hình 2.4. Quy trình kê khai thuế qua mạng qua tổ chức T-VAN
(Nguồn: )


10

Với mục tiêu dịch vụ T-VAN sẽ là “cánh tay nối dài của cơ quan Thuế” giúp
cơ quan thuế mở rộng thực hiện kê khai thuế qua mạng, tạo điều kiện hướng tới
thực hiện điện tử hoá việc thực hiện các nghĩa vụ thuế nhằm giảm chi phí, giấy tờ
trong hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tích cực thực

hiện cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế. Phát triển mở rộng kê khai thuế qua
mạng, tạo thêm kênh hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế nhanh chóng,
chính xác. Đồng thời, hỗ trợ cơ quan thuế tiết kiệm chi phí, nhân lực, tăng cường
hiệu quả trong quản lý, xử lý thông tin về thuế. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ hỗ trợ
NNT nhằm khai thác, tận dụng mọi nguồn lực và khả năng của các đơn vị, tổ chức,
công ty cung cấp các dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin phục vụ NNT. Hệ thống
cảnh báo sớm giúp NNT không sợ bị trễ hạn nộp. Đường truyền internet tốc độ cao,
đảm bảo tính ổn định, bảo mật, không phải chờ đợi lâu trong những ngày cao điểm.
Tự động cập nhật các thay đổi của chính sách thuế, thân thiện với người sử dụng do
có nhiều nét tương đồng với iHTKK của Tổng cục Thuế giúp kê khai dễ
dàng, không cần phải học lại phần mềm.
Kê khai thuế qua mạng T-VAN về cơ bản không khác với việc nộp tờ khai
qua mạng trên cổng thông tin điện tử. Dịch vụ T-VAN là dịch vụ được cung cấp bởi
các nhà dịch vụ trung gian chuyển về cơ quan thuế, có chi phí dịch vụ, nhằm làm
giảm tải đường truyền, mang tới sự hỗ trợ tốt hơn trực tiếp tới NNT.
2.2.3 Lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng
Khai thuế qua mạng đã góp phần tháo gỡ tình trạng quá tải, áp lực cho CQT
mỗi khi đến hạn nộp hồ sơ khai thuế. Đây là một bước tiến trong công tác cải cách
và hiện đại hóa ngành thuế, giúp NNT tiết kiệm thời gian và chi phí in hồ sơ khai
thuế, đi lại, giảm bớt quá trình ký tên và đóng dấu. Việc kê khai thuế qua mạng
được thực hiện một cách rất đơn giản, tiện lợi, an toàn và hiệu quả cho doanh
nghiệp, không giới hạn về thời gian và không gian như: doanh nghiệp có thể nộp tờ
khai vào trước 24h của ngày cuối cùng của hạn nộp mà không bị phạt về hành vi
nộp chậm tờ khai thuế. Người khai thuế có thể gửi tờ khai trong cả những ngày nghỉ
và ngày lễ. Về không gian, người chịu trách nhiệm khai thuế trong doanh nghiệp có
thể nộp tờ khai lúc đang đi du lịch, công tác xa… bất kỳ nơi nào chỉ cần có mạng
internet. Thông tin và số liệu khai thuế của doanh nghiệp được đảm bảo gửi đến cơ
quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác, không sai sót, nhầm lẫn do phần mềm



11

HTKK hỗ trợ tính toán, kiểm tra lỗi trong quá trình nhập liệu và kết xuất.
Đối với cơ quan thuế, cán bộ thuế dễ dàng tra cứu thông tin khai thuế của
NNT. Công tác tra cứu hồ sơ, đối chiếu, xác minh hóa đơn nhanh và thuận tiện hơn
chỉ cần đăng nhập vào hệ thống là có thể khai thác thông tin NNT trên tờ khai.
Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ dễ dàng và tiết kiệm hơn, tháo gỡ tình trạng nộp
tờ khai thuế quá tải vào các ngày đến hạn. Việc xác minh hóa đơn thông tin NNT
nhanh chóng và chính xác hơn.
2.2.4 Rủi ro trong kê khai thuế qua mạng
Rủi ro về an ninh hệ thống mạng và tính bảo mật thông tin người nộp thuế:
Trong quá trình kê khai thuế có thể có một số thông tin mà NNT không muốn để
cho khách hàng hoặc đối tác của mình biết nhằm hạn chế sự rò rỉ thông tin nội bộ
như chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm mới hay những thông tin về những
phát minh sáng kiến mới. Điều này đã được Chính phủ quan tâm nên khi thiết lập
hệ thống kê khai thuế qua mạng về mặt lý thuyết hệ thống sẽ được bảo mật tuyệt
đối. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa CQT và NNT thông qua mạng
internet, chắc chắn không tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra về an ninh mạng
như: hệ thống thông tin Chính phủ bị tấn công, sự phá hủy của các phần mềm vi rút
trên mạng, đánh cắp thông tin của một số hacker. Nên khi hệ thống an ninh mạng bị
tấn công, thông tin và dữ liệu của NNT có thể bị đánh cắp hay bị tiêu hủy.
Rủi ro đường truyền: Vào những ngày gần hết hạn nộp tờ khai hay xảy ra
trình trạng hệ thống bị quá tải, dẫn đến hệ thống bị treo, tờ khai NNT gửi không đến
được CQT, hay do chất lượng mạng yếu kém dẫn đến lỗi không tải được thông tin
kê khai, thông báo đã nộp tờ khai thì thông báo đến NNT nhưng dữ liệu lại chưa về
đến CQT. Các rủi ro này gây ra một số hậu quả như: về phía NNT khi không nộp
được tờ khai qua mạng, lo lắng và in hồ sơ giấy mang tới nộp trực tiếp tại cơ quan
thuế gây nên tình trạng ách tắc, NNT mất niềm tin với cơ quan thuế. Về phía cơ
quan thuế, thì lúc nghẽn mạng cán bộ không có việc để làm, đến khi mạng hoạt
động bình thường, thì công việc lại bị tồn đọng... do đó khi thiết lập hệ thống kê

khai qua mạng, cần xây dựng hệ thống máy tính và đường truyền đủ mạnh để có thể
tiếp nhận một số lượng rất lớn tờ khai từ phía NNT. Hệ thống này không chỉ phải có
khả năng phục vụ cho số lượng NNT hiện tại, mà còn phục vụ cho sự phát triển
ngày càng tăng trong tương lai.


12

Hệ thống pháp lý quy định về giao dịch điện tử: khi những quy định về giao
dịch điện tử thay đổi có khả năng sẽ làm phần mềm ứng dụng khai thuế qua mạng
thay đổi theo, nên NNT phải bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu những tính năng mới được
cập nhật hay một phần mềm ứng dụng mới phù hợp những quy định mới. Nhà nước
cần quy định rõ những hoạt động bất hợp pháp trên mạng như: mua bán thông tin cá
nhân, đánh cắp dữ liệu, mua bán mang tính chất lừa đảo trên mạng...
Rủi ro từ các dịch vụ đi kèm khi thực hiện khai thuế qua mạng: Để thực hiện
khai thuế qua mạng NNT cần phải đăng ký chữ ký số, tài khoản mail, có hệ thống
internet ổn định vì thế nếu xảy ra trường hợp làm thất lạc chữ ký số, quên mật khẩu
đăng nhập chữ ký số, mật khẩu mail bị đánh cắp NNT có thể bị mất thông tin, có
thể xảy ra một số trường hợp kẻ xấu lợi dụng chữ ký số của doanh nghiệp để trục
lợi phi pháp.
2.2.5 Hành vi kê khai thuế qua mạng
2.2.5.1 Khái niệm hành vi
Hành vi là một chuỗi các phản ứng của hoạt động, có mục đích cụ thể nhằm
đáp lại một tác động kích thích nào đó từ bên ngoài như sự tác động của môi
trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, có thể biểu hiện ra bên
ngoài hay khép kín, mang tính tự giác hay không tự giác. Hành vi là một giá trị thay
đổi theo thời gian, hay hành vi là xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể,
biểu hiện ra bên ngoài.
Như vậy, hành vi của NNT chính là cách ứng xử của NNT đối với những
phương tiện, công cụ, những cơ sở vật chất nhằm thực hiện nghĩa vụ thuế đối với

Nhà nước, và yếu tố cấu thành hành vi này là những hành động có mục đích, những
hành động này tác động lên các công cụ, phương tiện cụ thể. Ngoài ra các hành
động này chứa đựng tình cảm, thái độ đối với khách thể chịu tác động như sự thích
thú, sự chán nản, tích cực.
Các dạng hành vi:
Hành vi theo thói quen: có thể xem xét hành vi theo thói quen trên quan điểm
NNT là việc NNT thực hiện giao dịch qua lại với CQT nhằm thực hiện đầy đủ
quyền và nghĩa vụ thuế đối CQT, trong đó các lần thực hiện khác nhau thì có
phương án giống nhau. Hay hành động giống nhau cho những lần khác nhau khi
giao dịch với CQT.


×