Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Lựa chọn địa điểm trong quản trị sản xuất, thực trạng của TH True Milk xây dựng tại Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.83 KB, 26 trang )

Bài nghiên cứu về việc lựa chọn địa điểm sản xuất, thực trạng lựa chọn địa điển sản
xuất của TH True Milk tại Kaluga Liên Bang Nga
-Chi tiết, đầy đủ các yếu tố liên quan*Mục lục trang cuối*
1. Lý thuyết về lựa chọn địa điểm sản xuất
1.1 Khái niệm địa điểm sản xuất
Địa điểm sản xuất hay còn được gọi là vị trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nơi
mà doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của mình để tiến hành hoạt động. ‘Nơi’ ở
đây được hiểu là vùng và địa điểm đặt cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp nhằm đảm bảo
thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã xác định. ‘Vùng’ ở
đây được hiểu là một châu lục, một quốc gia, một tỉnh hoặc một vùng kinh tế. ‘Địa điểm’
được hiểu là một nơi cụ thể nào đó nằm trong ‘vùng’.
1.2 Vai trò của xác định địa điểm
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là một bộ
phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một giải pháp
cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải pháp quan trọng tạo
ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn,
nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với
khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.


Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết
định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc
biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn
của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều
kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường
nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.


Tóm lại, xác định địa điểm doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp có ý nghĩa
dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và mất thời gian. Bởi vậy,
việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ
quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp. Tuy
nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố không giống nhau. Khi xây dựng
phương án xác định địa điểm doanh nghiệp càng tập trung phân tích, đánh giá những
nhân tố quan trọng nhất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó để xác định, lựa chọn được
vùng và địa điểm thích hợp nhất để phân bố doanh nghiệp.
* Các điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như: địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng,
tài nguyên sinh thái, hạ tầng kinh tế…
Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,
… ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới
mặt hàng kinh doanh, năng xuất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung – cầu sản
phẩm do tính chất mua vụ… Do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong vùng.
Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về
môi trường,… đều có tác động nhất jđịnh đến chi phí kinh doanh, năng xuất và chất
lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí
kinh doanh, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả và sản xuất kinh doanh.


Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự
phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin lien
lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia… ảnh hưởng tới chi phi kinh
doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao
dịch thanh toán… của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các điều kiện văn hóa xã hội bao gồm: tình hình dân số, dân cư, phong tục tập quán,
thói quen, thái độ của chính quyền địa phương; các chính sách phát triển kinh tế, khả
năng cung câp lao động và năng xuất lao động - các hoạt động kinh tế của địa phương và
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - cấu trúc hạ tầng kỹ thuật của địa phương: điện, nước,
giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục...; sự phát triển của các ngành, lĩnh vực sản
xuất phụ trợ trong vùng…
Văn hoá được xem là một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến quyết định địa
điểm doanh nghiệp. Do đó phân tích, đánh giá các yếu tố văn hoá xã hội là một đòi hỏi
cần thiết không thể thiếu được trong quá trình xây dựng phương án xác định địa điểm
doanh nghiệp. Những yếu tố về cộng đồng dân cư, tập quán tiêu dùng, cách sống và thái
độ lao động ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố này lại
chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá truyền thống mỗi dân tộc, mỗi vùng. Ngoài ra,
cần phải tính tới hàng loạt các nhân tố xã hội khác như: chính sách phát triển kinh tế−xã
hội của vùng; sư phát triển của ngành bổ trợ trong vùng; qui mô của cộng đồng dân cư
trong vùng và tình hình xã hội; tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán...
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định vị trí:
- Điều kiện giao thông nội vùng: điều kiện giao thông nội vùng là yếu tố quan trọng được
đặt lên hàng đầu. Điều kiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến thời gian và chi phí vận chuyển
nguyên vật liệu đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm đến điểm tiêu dùng. Điều đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Hệ thống cập thoát nước: Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới nhiều mưa dễ gây
lụt. Nếu cơ sở sản xuất ở những vùng trũng có hệ thống cấp thoát nước không tốt; sẽ rất
dễ dẫn đến tình trạng ngập lụt gây gián đoạn sản xuất.
- Hệ thống cung cấp điện và năng lượng: khi công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống
máy móc sản xuất trong doanh nghiệp ngày càng có tính tự dộng hóa cao, chính vậy điện
là một yếu tố vô cùng cần thiết. Hệ thống sẽ không thể vận hành nếu như không có điện
và năng lượng, hậu quả nó mang lại sẽ vô cùng lớn.



- Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất: mặt bằng sản xuất là nơi doanh
nghiệp sắp xếp các máy móc, dụng cụ nguyên liệu sản xuất và các yếu tố phụ trợ xung
quanh sản xuất. Mặt bằng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất và sinh
hoạt của con người. Bên cạnh đó cần suy tính đến chiến lược phát triển trong tương lai
khi cần mở rộng mặt bằng sản xuất thì sẽ có khả năng thực hiện việc đó dễ dàng.
- Điều kiện an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy: trong quá trình sản xuất luôn phát
sinh nhiều vấn đề bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến người lao động nên cần tạo ra một
môi trường an toàn, lành mạnh. Từ đó sức khỏe và năng suất lao động công nhân mới
được đảm bảo. Các phương tiện an toàn cần được trang bị đầy đủ để ứng phó kịp thời với
tất cả các trường hợp xấu xảy ra, nhất là các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
- Tình hình an ninh trật tự
- Các quy định của chính quyền địa phương và lệ phí dịch vụ, những đóng góp cho địa
phương…
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường, bãi đổ chất thải….
1.4 Quy trình lựa chọn địa điểm sản xuất:
Việc xác định địa điểm sản xuất phụ thuộc vào ngành nghề cũng như doanh nghiệp, chiến
lược phát triển lâu dài từ đó mà cân nhắc xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác.
Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn
Tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau dùng để đánh
giá các phương án lựa chọn địa điểm. Các chỉ tiêu này có thể thay đổi trong quá trình lựa
chọn để phù hợp với sự thay đổi của mục tiêu.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp : giảm tối thiểu các chi phí.
+ Đối với các doanh nghiệp dịch vụ: tối đa hóa thu nhập.
+ Đối với kho hàng hay nhà phân phối : giảm thiểu chi phí và tối đa tốc độ giao hàng.


Các tiêu chuẩn khi được đáp ứng phù hợp với mục tiêu sẽ có thể tối đa hóa lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Địa điểm lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp bị chi phối ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố

như kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luât, điều kiện giao thông, cấp thoát nước, điện và
năng lượng….v..v… Chính vì vậy việc cân nhắc đánh giá các yếu tố này kĩ càng sẽ giúp
cho việc lựa chọn địa điểm sản xuất chính xác thuận lợi.
Bước 3: Xây dựng các phương án định vị địa điểm khác nhau.
Trong thực tế luôn có rất nhiều phương án lựa chọn địa điểm sản xuất, mỗi phương án lại
có những ưu nhược điểm khác nhau. Việc xây dựng nhiều phương án sẽ giúp doanh ngiệp
dễ dàng lựa chọn được phương án tốt nhất, phù hợp nhất.
Bước 4: Lựa chọn phương án tốt nhất
Sau khi đã xây dựng được nhiều phương án, bước tiếp theo là tính toán các chỉ tiêu về
mặt kinh tế, lượng hóa các vấn đề có thể để tiện so sánh. Rồi từ đó đưa ra phương án tốt
nhất, trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn không phải là phương án có kết
quả lượng hóa cao nhất, mà là phương án có tính khả thi nhất.
1.5 Các phương pháp lựa chọn địa điểm sản xuất:
1.5.1. Phương pháp đánh giá theo các nhân tố:
Phương pháp này dựa vào việc đánh giá và lượng hóa tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn địa điểm sản xuất từ khách quan đến chủ quan, trực tiếp gián tiếp, tích cực
và tiêu cực, trước mắt và lâu dài.
Các bước:
Bước 1: Liệt kê danh mục các nhân tố chủ yếu
Bước 2: Xác định trọng số cho từng nhân tố


Bước 3: Xác định điểm số cho từng nhân tố theo thang điểm đã lựa chọn
Bước 4: Nhân trọng số vs điểm số của từng nhân tố
Bước 5: Tính tổng điểm số cho từng vùng và địa điểm sản xuất dự định lựa chọn.
Bước 6: Dựa vào tổng số điểm của từng phương án để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
1.5.2. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn cho từng vùng
Phương pháp này nhằm xác định vùng sẽ đặt địa điểm sản xuất. Địa điểm mỗi vùng khác
nhau sẽ có tổng chi phí sản xuất khác nhau, phương pháp sẽ giúp xác định vùng có tổng
chi phí sản xuất là thấp nhất.

*Giả định:
+ Chi phí cố định là hằng số trong phạm vi sản lượng cố định có thể
+ Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi sản lưởng có thể
+ Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm.
*Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của từng vùng có dựa định lựa chọn.
Bước 2: Xác định tổng chi phí của từng vùng theo công thức
TFi = FCi + Vi(Q)
Trong đó : TFi là tổng chi phí liên quan đến địa điểm sản xuất vùng i
FCi chi phí cố định
Vi(Q) chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất
Bước 3: Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các phương án lựa chọn trên cùng một đồ thị
Bước 4: Xác định vùng có chi phí thấp nhất với một sản lượng sản xuất dự kiến.
1.5.3. Phương pháp tọa độ trung tâm


Là phương pháp kĩ thuật toán học nhằm xác định địa điểm đặt kho hàng, trung tâm phân
phối nhằm tối thiểu hóa chị phí phân phối sản phẩm.
Các yếu tố được xét đến trong phương pháp này: vị trí các điểm tiêu thụ, khối lượng hàng
hóa cần vận chuyển đến điểm tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển.
Phương pháp áp dụng
Dùng một bản đồ có tỉ lệ xích nhất định, bản đồ được đặt trong một hệ tọa độ hai chiều
để xác định ví trí trung tâm. Mỗi điểm tương ứng một tọa độ có hoành độ X và tung độ Y
Công thức :
Xt=

Yt=

Xt hoành độ x của điểm trung tâm
Yt hoành độ y của điểm trung tâm

Xi hoành độ x của điểm i
Yi hoành độ y của điểm i
Qi khối lượng hàng hóa cần vận chuyển từ điểm trung tâm đến điểm i
1.5.4. Phương pháp vận tải
Phương pháp dành cho các đơn vị có nhiều điểm cung và nhiều điểm cầu khác nhau, do
đó chi phí vận chuyển tới các điểm này cũng khác nhau. Mục tiêu là xác định phương
pháp vận tải có lợi nhất. Có thể sử dụng phương pháp này để lựa chọn địa điểm sản xuất
mới sao cho phù hợp các địa điểm sản xuất và điểm phân phối hiện có.
Cần thiết lập bài toán dựa trên các thông tin sau:
-Danh sách các nguồn cung hoàng hóa với khả năng cung cấp tối đa
- Danh sách các địa điểm cầu với nhu cầu cụ thể được xác định
- Chị phí vận chuyển một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung đến địa điểm cầu.


Có thể sử dụng excel hoặc solver để giải đáp bài toán trên.

2.Liên hệ lựa chọn địa điểm sản xuất ở tập đoàn TH khi lựa chọn tổ hợp chế biến
sữa thứ 2 ở Nga
2.1.

Giới thiệu về công ty

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tập đoàn TH được thành lập vào năm 2009 với sự cố vấn tài chính của ngân hàng Bắc
Á. Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt
Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên đạt chuẩn
quốc tế. Đến nay đã trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển với những bước ngoặt
rất quan trọng, ghi dấu từng thành tựu của TH.
-


27/02/2010: Chào đón con bò “Mộc” đầu tiên về Việt Nam
14/5/2010: Khởi công xây dựng nhà máy sữa tươi sạch TH
26/12/2010: Ra mắt sữa tươi sạch TH
26/05/2011: Khai trương cửa hàng TH true mart chính tại Hà nội
18/10/2016: Lễ khởi công dự án thứ hai tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa
tại Nga

Tuy là một thương hiệu đến sau nhưng TH True Milk được người Việt nhắc đến với
đầy niềm tự hào. Đây là thương hiệu sữa có trang trại bò hiện đại nhất Đông Nam Á,
với tổng vốn đầu tư ban đầu là 350 triệu USD. Với lượng bò ít ỏi ban đầu được nhập
khẩu từ Israel, nay đã đạt khoảng 45.000 con được chăm sóc theo một quy trình sạch.
Bò được ăn cỏ sạch, uống nước sạch, nghe nhạc, massage,… toàn bộ quy trình được
quản lý bằng máy móc đảm bảo cho chất lượng sữa tốt nhất và sạch nhất. Đến năm
2016, TH True Milk đã có khoảng 1000 của hàng bán lẻ chuyên biệt trên cả nước
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, là tiền đề phát triển của mỗi cá
nhân, vì vậy mà TH true milk luôn hướng tới việc phát triển thể lực, tri thức và tâm


hôn của mỗi cá nhân bằng việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất qua từng giọt sữa tươi
nguyên chất, đảm bảo vệ sinh. TH true milk được ra đời với nhiệm vụ mang đến
những sản phẩm sữa sạch với chất lượng hàng đầu, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung các
chất thiết yếu cho hoạt động sống với mỗi ngày của con người. Sữa TH True milk
không chỉ đơn giản là thức uống mà còn mang sứ mệnh đem đến sức khỏe tốt cho
người tiêu dùng
Ngoài ra TH true milk còn có chức năng góp phần tích cực thúc đẩy ngành chăn nuôi
bò sữa và công nghệ chế biến sữa, góp phần thúc đẩy con đường phát tiển nông
nghiệp Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty


3 Công ty thuộc tập đoàn TH làm nên một quy trình khép kín trong quy trình sản xuất
sữa, đảm bảo nguồn nguyên liệu được đáp ứng liên tục để cung cấp cho thị trường những
sản phẩm sữa tươi sạch, đảm bảo chất lượng
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm sản
xuất
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xác định địa điểm
-

Điều kiện giao thông nội vùng


Kaluga là một thành phố ở phía tây nước Nga nằm trên Sông
Oka cách Moskva 188 km về phía tây nam. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh
Kaluga. Dân số: 334.751 (điều tra dân số 2002). Tại đây có sân bay Kaluga
Grabtsevo, Trạm đường sắt: Kaluga-1 và Kaluga-2. Rất thuận lợi cho việc trung
chuyển hàng hóa của TH True Milk
-

Hệ thống cấp thoát nước
Theo số liệu khảo sát, trữ lượng nước ngầm tại khu vực dự án là 15000m3/ngày. Cũng
có trạm xử lý nước ngầm, hệ thống bể nước điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp
nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho mọi doanh
nghiệp trong đó TH True Milk, giai đoạn tới, tỉnh Kaluga có thể sẽ xây dựng thêm
trạm xử lý nước với công suất tương đương trạm ban đầu.

-

Hệ thống cung cấp điện và năng lượng
Khu dự án được cấp điện từ lưới điện Quốc gia qua hai trạm biến áp 110/220kv với
công suất 40MVA và 63MVA. Hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm

bảo cấp điện đẩy đủ và ổn định để hàng rào cho mọi bộ phận có thể lựa chọn điện
trung thế hoặc hạ thế tùy theo nhu cầu, tùy loại máy của từng khâu sản xuất sữa.

-

Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh
Được biết, tỉnh Kaluga đã quy hoạch một khu đất nông nghiệp với diện tích khoảng
100.000ha để triển khai dự án. Với quy mô đầu tư xây dựng 9 tổ hợp chăn nuôi bò sữa
với tổng số đàn bò lên tới 45.000 con, đó là một diễn tích mặt bằng đáp ứng rất tốt
cho sự phát triển của dự án.

-

Điều kiện an toàn, bảo vệ phòng cháy chữa cháy
Khu dự án được quan tâm với hệ thống trang thiết bị cứu hỏa hiện đại, được bố trí
theo tiêu chuẩn của Nga, và TH True Milk cũng tự trang bị thiết bị an toàn cho mình
sao cho linh hoạt nhất, lực lượng cứu hỏa được luyện tập thuần thục và có phương án
phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng.

-

Tình hình an ninh trật tự
Luôn được quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương cùng như cùng đại sứ quán
Việt Nam tại Nga, với cam kết ủng hộ hết long hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo
an ninh, an toàn một cách tốt nhất giúp doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và phân
phối sản phẩm của mình.

-

Các quy định của chính quyền địa phương

Phát biểu tại lễ khởi công, Thống đốc tỉnh Kaluga cho biết, chính quyền tỉnh Kaluga
sẽ hỗ trợ hết sức để dự án được triển khai nhanh chóng và trở thành hiện thực trong 2


năm tới. Thống đốc đánh giá cao sự chuyên nghiệp của Tập đoàn TH True Milk trong
việc triển khai dự án, cũng như tinh thần yêu lao động của nhân dân Việt Nam.
Nhìn chung các quy định chính sách của thành phố Moscow và Kaluga cũng giống
các quy định chính sách của Liên bang Nga đều có tính chất khuyến khích các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất chế biến sữa,
đây cũng là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và TH True
Milk nói riêng
-

Yêu cầu bảo vệ môi trường, bãi đổ chất thải
Xung quanh khu công nghiệp có trên 65000m2 dành để trồng cây xanh tập trung, kết
hợp với cây xanh phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông tạo nên môi trường
không khí trong lành

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xác định vùng
 Điều kiện tự nhiên – Viên ngọc châu của thiên nhiên Nga
-

Về vị trí địa lý
Kaluga nằm ở vùng Trung Nga , trên cả hai bờ sông Oka, ở phần châu Âu của
Nga. Hồ chứa lớn nhất của thành phố là hồ chứa Yachen . Kaluga nằm 88 km về phía
Nam-nam của Trinity Administrative District của Moscow , 161 km từ Moscow và
khoảng 100 km về phía tây của Tula. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế - văn hóa xã hội và giao lưu với bên ngoài, thuận lợi cho việc tiếp cận và trao
đổi mua bán các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nguyên vật liệu sản xuất sữa nói
riêng.


-

Về địa hình
Địa hình hiện đại của vùng Kaluga lặp lại preglacial: đồi với các thung lũng sông,
dầm và khe. Một số hồ băng đã tồn tại cho đến ngày nay, ví dụ như hồ sâu nhất trong
vùng Kaluga - Besdon.
Khu vực này nằm giữa Trung ương và các Smolensk-Moscow đồi. Khu vực này có
mức thấp đồng bằng - 200 m so với mực nước biển, và siêu việt -. Cao hơn 200 m về
phía đông nam của khu vực mất Upland, cực tây bắc - Cứu Demene sườn
núi. Những độ cao tách ra từ mỗi UGRIC-Protvino khác miền xuôi . Trong cùng cực
tây nam của khu vực là Bryansk-Zhizdrinsky rừng và nằm ở trung tâm
của Baryatinsky-Suhinichskaya đồng bằng .
Điểm cao nhất của sự địa hình của khu vực này nằm ở độ cao 279 m bên trong dãy
núi Spas-Demenskaya (đỉnh Zaitseva), điểm thấp nhất - ở thung lũng sông Oka (120
m trên mực nước biển). Như vậy, biên độ của cứu trợ đến 160 m Kaluga khu vực nằm
ở trung tâm của nền tảng Đông Âu. Độ dày của tầng trên (trầm tích) cấu trúc khác
nhau từ 400-500 m ở phía Nam đến 1000-1400 m ở phía bắc. Phần lớn lớp trầm tích


bao gồm các trầm tích Devon . Sự chia sẻ của họ ở phía nam của vùng vượt quá 80%
chiều dày của toàn bộ tầng trầm tích (bao gồm cả các dạng hình Đệ tứ). Trên lãnh thổ
vùng Kaluga, đã xác định được 4 vùng địa lý và kinh tế: Đông Bắc, Trung, Nam và
Bắc-Tây. Từ đó tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển giao thông, sản xuất, nông
nghiệp và chăn nuôi cũng như chăn nuôi bò sữa.
-

Về khí hậu
Khí hậu ôn đới-lục địa, mùa đông có tuyết và lạnh vừa phải, mùa hè ấm và mưa.
Là điều kiện để ngành sản xuất nông nghiệp nói chung, và ngành chăn nuôi nói tiêng

được tổ chức đều đặn, thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển sữa.

 Các điều kiện xã hội
Dân số
Dân số ngày càng giảm do tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên âm, nhiều người ra nước
ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động.
– Dân cư phân bố không đều: Tập trung ở phía Tây, 70% dân số sống ở thành phố.
Nhưng được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Nga, nguồn nhân lực phục vụ cho
công việc sản xuất của TH True Milk vẫn được đảm bảo, với lực lượng lao động chất
lượng cao.
Xã hôi
Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học
lớn có giá trị.
– Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.
– Trình độ học vấn cao
* Thuận lợi cho tỉnh Kaluga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút
đầu tư nước ngoài. Nên Kaluga sẽ còn rất phát triển trong tương lai, là cơ hội để TH True
Milk tại đây mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.


 Nhân tố kinh tế
-

Công nghiệp

Máy soi Ballast RPB-01
Sản xuất KMZ "Kalugaputmash"
Nền kinh tế của thành phố dựa trên nền công nghiệp ô tô, xây dựng máy móc và gia công
kim loại, thực phẩm và công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây
dựng.

Sản xuất công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong cấu trúc khu phức hợp kinh tế của vùng
Kaluga. Thành phố Kaluga được đặc trưng bởi các chức năng của trung tâm khu vực với
tiềm năng công nghiệp cao nhất. Thị phần của thành phố trong khối lượng của các sản
phẩm vận chuyển của khu vực Kaluga chiếm vị trí hàng đầu, chia sẻ trong khu vực là
60,65%.
Các "đối tượng phát triển" chủ yếu của lãnh thổ ở giai đoạn này là các doanh nghiệp mới
có sự tham gia của vốn nước ngoài và các doanh nghiệp công nghiệp cũ gắn với các tổng
công ty nhà nước hoặc làm các đơn đặt hàng của nhà nước.
+ Về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng Kaluga đến năm 2030 (sửa đổi ngày 12
tháng 2 năm 2016
Trong thời kỳ Xô Viết ở Nga đến 90% của các doanh nghiệp công nghiệp của Kaluga làm
việc trong ngành công nghiệp quốc phòng , cung cấp công nghệ cao thiết bị và các sản
phẩm có độ chính xác cao cho lực lượng thiết giáp , lực lượng phòng không , không gian
quân sự và hải quân Lực lượng của Liên Xô .
Trong cơ cấu của tổng khối lượng tổng sản lượng công nghiệp của thành phố Kaluga mất
máy móc thiết bị 46 phần trăm, 35 phần trăm - sản phẩm của ngành công nghiệp thực
phẩm, 13 phần trăm - 1,5 phần trăm và năng lượng - công nghiệp nhẹ. Khối lượng hàng
hóa vận chuyển của sản xuất riêng, công trình và dịch vụ của lực lượng riêng của hoạt
động (đối với các doanh nghiệp lớn và vừa ở Kaluga) cho năm 2009 lên tới 70,43 tỷ rúp
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2015, 4280 doanh nghiệp nhỏ và 54 doanh nghiệp vừa hoạt
động trong thành phố "Thành phố Kaluga" [78] .


-

Nông nghiệp

Cấu trúc của khu phức hợp công nông nghiệp của khu vực Kaluga bao gồm 219 tổ chức
tham gia vào các hoạt động nông nghiệp, 45 doanh nghiệp lớn và vừa của thực phẩm và
công nghiệp chế biến, 750 nông dân (nông dân) trang trại, 101.0 Nghìn. Trang trại tư

nhân.
Số dân thường trú của vùng Kaluga năm 2016 là 1010,5 nghìn người, trong đó dân số
nông thôn là 240,5 nghìn người. chiếm 23,8% tổng số.
Trong cơ cấu của quỹ đất của vùng Kaluga đất nông nghiệp lên đến 1 triệu 817.900 ha,
trong đó đất nông nghiệp:1 triệu 143,0 nghìn ha, trong đó có 854.600 ha đất canh tác
Khối lượng sản xuất nông sản toàn bộ các mặt hàng trong năm 2016 đã vượt quá 37,5 tỷ
rúp.
Từ đầu dự án quốc gia trong khu nông nghiệp Kaluga thu hút 47 tỷ rúp.
Chỉ đạo chính về chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là chăn nuôi bò sữa và thịt. Cùng
với ngành công nghiệp chính, các nhà sản xuất nông nghiệp đang tham gia vào chăn nuôi
gia cầm, trồng ngũ cốc, khoai tây, rau.
-

Chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa trong khu vực là một ngành ưu tiên và là nguồn thu nhập chính cho hầu
hết các trang trại.
Vùng Kaluga đứng thứ nhất ở Liên bang Nga về tăng chỉ số chính của chăn nuôi bò sữa ở
KVK.
Chiến lược phát triển sáng tạo trong những năm gần đây cho kết quả khả quan: khối
lượng sản xuất sữa ở tất cả các loại trang trại tăng 6%, trong các tổ chức nông nghiệp 7,5%. Năm 2015, sự gia tăng của các tổ chức nông nghiệp là 14%. Về tốc độ tăng trưởng
sản lượng năm 2016, khu vực này chiếm vị trí thứ hai trong Quận trung tâm liên bang sau
vùng Voronezh.
Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp sữa có thể gọi là Peremyshlsky, Ferzikovsky,
Zhukovsky, Maloyaroslavets, Kozelsky. Năm 2016 đã đạt được một mức năng suất sữa
mới cho 1 con bò, đạt 6,040 kg sữa.
Kể từ năm 2012 tại khu vực có một chương trình độc đáo "100 trang trại robot", thực
hiện và ngành công nghiệp sữa robot công nghệ hoạt động, đảm bảo sản xuất ổn định và
các thông số chất lượng tuyệt vời ở mức tối thiểu nhu cầu nhân lực. Đã có 114 robot ở 30
trang trại, và sự quan tâm đến công nghệ này đang tăng đà.

Ngoài ra còn các ngành xây dựng, năng lượng, đầu tư, kỹ thuật cao, phát triển hết sức
toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của TH True Milk.


2.3. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm
 Có thể mở rộng trong tương lai:
Trong giai đoạn 1 (2015-2016), TH True Milk đã đầu tư tại tỉnh Moscow 500 triệu USD
xây dựng ba cụm trang trại với quy mô đàn bò 45.000 con (trong đó 21.600 con cho sữa)
trên tổng diện tích dự kiến 20.000 ha và nhà máy chế biến sữa số 1 công suất 800
tấn/ngày.
Giai đoạn 2 (2017-2019): xây dựng sáu cụm trang trại, tổng đàn bò 100.000 con, xây
dựng nhà máy chế biến sữa số 2 công suất 1.700 tấn/ngày.
Giai đoạn 3 (2020-2025): xây dựng 12 cụm trang trại và hoàn thành nhà máy chế biến
sữa Mega, với tổng đàn bò khoảng 200.000 con.
Dựa vào kế hoạch sản xuất được công bố của TH True Milk ta thấy rằng, việc đặt địa
điểm sản xuất tại tỉnh Moscow rất thuận tiện cho việc mở rộng sản xuất trong tương lai.
 Thuận tiện cho nhân viên:
Thành phố Moscow thuộc tỉnh Moscow là thủ đô của Liên bang Nga là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, tài chính, giáo dục và giao thông chính của Nga và thế giới. Thuận
tiện cho nhân viên trong di chuyển đến nơi làm việc, dễ dàng tìm kiếm chỗ ở, cập nhật
thông tin nhanh nhất về những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị,…
 Có sẵn lực lượng lao động:
Tỉnh Moscow là một chủ thể liên bang của Nga được chính thức thành lập ngày 14 tháng
1 năm 1929. Đây là chủ thể liên bang Nga có dân số đông thứ nhì, sau thành
phố Moscow (dân số theo điều tra năm 2010 là 7.095.120 người). Diện tích là
44.300 km², khá nhỏ so với các chủ thể liên bang khác, do đó tỉnh này là một trong những
khu vực có mật độ dân số cao nhất Nga. Lực lượng lao động dồi dào , có chất lượng chi
phí cạnh tranh chính là điểm thu hút của tỉnh Moscow đối với nguồn đầu tư từ nước
ngoài.



 Cơ sở hạ tầng phù hợp:
Chính quyền tỉnh Moscow cam kết sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm
cơ sở hạ tầng cho dự án như cấp đất tại các địa điểm thuận lợi nhất theo lựa chọn của
phía Việt Nam, xây dựng đường giao thông, cung cấp điện, nước và khí đốt... phục vụ dự
án này.
 Thuận tiện cho hệ thống vận chuyển và giao hàng nhanh:
Hệ thống giao thông tại Moscow có một cấu trúc vành đai hướng tâm, luôn hướng vào
trung tâm thành phố. Hơn nữa, vị trí của các dịch vụ hàng hải quan trọng Moscow đã tạo
nên trung tâm thương mại của cả nước và trung tâm phân phối dựa trên cơ sở các trung
tâm giao thông Moscow. Điều này sẽ rất thuận lợi cho TH trong việc cung ứng sữa tươi
đến các trung tâm thương mại.
Giao thông Moscow bao gồm: Giao thông đường không, đường thủy, đường sắt, đường
bộ. Điều kiện thuận lợi về giao thông giúp TH dễ dàng thực hiện được mục tiêu cung ứng
sữa cho toàn nước Nga.
2.4. Các phương pháp lựa chọn
Ngày 18/10, tại huyện Ulianov, tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, tập đoàn TH True Milk đã
làm lễ khởi công dự án thứ hai: tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao Tập đoàn TH lại chọn đầu tư tại Liên bang Nga
(gọi tắt Nga) với dự án có số vốn không nhỏ lên đến 2,7 tỷ USD mà không phải là một
đất nước đang phát triển khác? Và quyết định đó có phải đúng đắn hay không?
Tập đoàn TH True Milk đã sử dụng phương pháp chính là phương pháp đánh giá theo
nhân tố:
Về thị trường: Bao gồm thị trường lao động và thị trường tiêu thụ. Nga là một trong
những thị trường tiêu thụ sữa lớn nhất của châu Âu. 32% số pho mát xuất khẩu và 24%
số bơ xuất khẩu đến Nga. Cấm vận, tức nhu cầu sử dụng sữa người dân lớn nhưng không
được đáp ứng.


Về chính trị:

Năm 2014, Nga tuyên bố cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong đó có bơ sữa
từ châu Âu nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt mà châu Âu và Mỹ nhằm vào Moscow liên
quan đến tình hình ở Ukraine.
Các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ hai nước, sự ủng hộ và tạo điều kiện
của chính quyền tỉnh Mátxcơva về vốn, đất đai, các điều kiện đầu tư… đều rất thuận
lợi.Ông Dmitriy Alexandrovic Stepanenko - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực
tỉnh Mátxcơva cũng cho biết, tỉnh Mátxcơva đang có chính sách hỗ trợ thuế trực tiếp cho
sản xuất sữa với 3 rúp trên mỗi lít sữa.
Về văn hóa: Hai quốc gia, hai dân tộc, hai nền văn hóa Nga - Việt suốt chiều dài lịch sử
65 năm, đó không chỉ là mối quan hệ ngoại giao mà còn sâu nặng ân tình thủy chung son
sắt qua chiến tranh và dựng xây Tổ quốc.
Về địa lý: Nga đang có một diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc chưa
khai thác hiệu quả khu vực xung quanh tỉnh Mátxcơva.
Và khó khan cần khắc phục như Về trở ngại mùa đông băng tuyết khắc nghiệt, bà Thái
Hương cho rằng, khác với dự án chăn nuôi bò sữa khác, dự án chăn nuôi bò sữa và chế
biến sữa tập trung của Tập đoàn TH sẽ ứng dụng công nghệ cao.
2.5. Quy trình lựa chọn địa điểm sản xuất
Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn
TH sẽ trở thành một doanh nghiệp đa quốc gia, vươn tầm thế giới
Thực tế tại Việt Nam, Tập đoàn TH đã thành công vang dội với Dự án sữa tươi sạch TH
(triển khai từ năm 2009), sở hữu trang trại bò sữa lớn nhất Châu Á, nhà máy chế biến sữa
TH lớn nhất Đông Nam Á, tiên phong trong cuộc cách mạng sữa tươi sạch ở Việt Nam và
chiếm tới gần 50% thị phần trong phân khúc sữa tươi. Sản phẩm của TH đã kiêu hãnh
sánh vai với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới tại các Hội chợ thực phẩm hàng đầu quốc


tế, giành nhiều giải thưởng quốc tế uy tín tại Asean, Mỹ, Nga và Dubai (UAE), hội tụ đủ
điều kiện để bước chân ra thế giới.
Với nền tảng này, bà Thái Hương bày tỏ mong muốn được đầu tư vào những dự án nông
nghiệp, để đất lành sẽ được bồi đắp và sinh lợi, phục vụ con người, không chỉ ở Việt

Nam- quê hương bà, mà còn ở nước Nga- là đất nước bà rất ngưỡng mộ: “Từ thực tiễn
triển khai Dự án tại Nghệ An, tôi muốn chia sẻ một đúc kết về kinh nghiệm cốt lõi đã làm
nên thành công ngoài sức tưởng tượng xem như là cẩm nang để tiếp tục thành công ở Dự
án ngày hôm nay trên đất nước Nga: ngoài tiềm lực tài chính, năng lực quản trị và sự nỗ
lực của nhà đầu tư thì nhân tố vô cùng quan trọng là sự quyết liệt vào cuộc của các cấp
chính quyền từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu và hệ
thống cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn.”
 Gần khách hàng mục tiêu
Việc đặt nhà máy sản xuất sữa ở Nga thay vì sản xuất ở một quố gia khác rồi xuất khẩu
sang Nga sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí vận chuyển, bảo quản… Bên cạnh
đó còn tránh được những tác động không mong muốn trong quá trình vận chuyển. Có
được sự yêu mến của người dân Nga khi đầu tư vào đất nước họ.
Diện tích rộng
TH true milk với ý tưởng là sản xuất sữa tươi nguyên chất, vì vậy cần phải có đàn bò để
có nguồn sữa thật. Chăn nuôi bò sữa cần chuồng trại, đồng cỏ, ngồn nước,…nên cần một
diện tích đủ rộng.
Điều kiện tự nhiên phù hợp
Sản xuất sữa không giống với các ngành sản xuất khác, nó cần có điều kiện tự nhiên
thuận lợi để chăm sóc đàn bò tốt nhất, từ đó mới mang lại nguồn sữa chất lượng.
Giá đối với địa điểm không quá cao


Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm sản xuất của doanh
nghiệp
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng
Bà Thái Hương, nước Nga có đất đai rộng lớn, màu mỡ, điều kiện tự nhiên phù hợp để
phát triển nông nghiệp.
Nga đang có một diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc chưa khai thác
hiệu quả khu vực xung quanh tỉnh Mátxcơva.
Tuy nhiên, nước Nga có mùa đông giá lạnh kéo dài không thuận lợi cho chăn nuôi nói

chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng, vì thế TH đã sử dụng công nghệ cao, hiện đại cho
việc chăn nuôi bò sữa.
 Kinh tế
Nga là nước nhập khẩu sữa lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 12 – 15% thương mại sữa
trên toàn thế giới. Liên bang Nga đang thiếu tới 40% sữa do lệnh cấm vận từ Châu Âu.
Riêng tại tỉnh Moscow, tổng đàn bò mới chỉ ở mức là 224 ngàn con, sản xuất 0.637 triệu
tấn sữa, đảm bảo 32% nhu cầu sữa, thiếu hụt khoảng 1.4 triệu tấn. Liên quan đến cấm vận
nhập khẩu sữa từ Mỹ và các nước đồng minh, việc cung ứng sữa tại Nga càng trở nên khó
khăn. Định mức tiêu thụ sữa của người Nga do Bộ Y tế Nga ban hành năm 2010 là
340kg/người/năm. Tuy nhiên,g theo khảo sát của Hiệp hội Sữa quốc tế, người dân Nga
chỉ mới sử dụng 173kg/người/năm.
Các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ hai nước, sự ủng hộ và tạo điều kiện
của chính quyền tỉnh Mátxcơva về vốn, đất đai, các điều kiện đầu tư… đều rất thuận lợi.
Văn hóa xã hội
Nga chịu lệnh cấm vận từ Châu Âu dẫn đến thiếu hụt nguồn cung ứng sữa, vì thế việc đặt
nhà máy sản xuất ở Nga sẽ giải quyết được vấn đề này.


Điều kiện chính trị, xã hội của Nga có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong vòng
20 năm trở lại đây. "Hai quốc gia, hai dân tộc, hai nền văn hóa Nga - Việt suốt chiều dài
lịch sử 65 năm, đó không chỉ là mối quan hệ ngoại giao mà còn sâu nặng ân tình thủy
chung son sắt qua chiến tranh và dựng xây Tổ quốc", bà Thái Hương đánh giá.
Bước 3: Xây dựng các phương án định vị khác nhau
Do bí mật kinh doanh nên công ty không công bố các phương án lựa chọn khác để tránh
gây những dư luận không cần thiết.
Bước 4: Lựa chọn phương án
Sau quá trình tìm hiểu và phân tích, Th true milk đã lựa chọn địa điểm sản xuất ở hai tỉnh
Moskva và Kaluga.
2.6.


Đánh giá công tác xác định địa điểm sản xuất.

2.6.1. Ưu điểm
* Ưu điểm về kinh tế
Nga là thị trường tiêu thị sữa lớn, đầy tiềm năng. Việc TH True milk lựa chọn triển khai
dự án tại tỉnh Moscow góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp của vùng, tạo
thêm công ăn việc làm cho người dân sở tại, cũng như người lao động Việt Nam tại Liên
bang Nga.
Nước Nga hiện nhập khẩu sữa lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 12 – 15% thương mại
sữa trên toàn thế giới. Liên bang Nga đang thiếu tới 40% sữa do lệnh cấm vận từ Châu
Âu. Riêng tại tỉnh Mátxcơva, tổng đàn bò mới chỉ ở mức là 224 ngàn con, sản xuất 0.637
triệu tấn sữa, đảm bảo 32% nhu cầu sữa, thiếu hụt khoảng 1.4 triệu tấn. TH lựa chọn tổ
hợp chế biến sữa tại đây góp phần tạo nguồn cung ứng đầy đủ và kịp thời cho thị trường
sữa tại Nga. Từ đó TH có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường sữa của Nga và dần
khẳng định vị thế của mình trên thị trường Nga.


Thị trường Nga có dư địa kinh doanh trong thời kì cấm vận: thiếu hụt khoảng 50% so với
nhu cầu tiêu thụ sữa nội địa. Chính phủ Liên bang Nga đã ban hành những chính sách hấp
dẫn để phát triển ngành nông nghiệp, lôi kéo các nhà đầu tư vào lĩnh vực vốn đã bị ngủ
quên trong một thời gian dài, đồng thời kích cầu và sản xuất trong nước tạo lợi thế cạnh
tranh nhằm thay thế nhập khẩu. Đây cũng chính là cơ hội cho TH khi lựa chọn tổ hợp chế
biến sữa tại đây.
Cuộc họp gần đây của Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt về thương mại và hợp tác kinh tế,
dự án đầu tư của "TH True Milk" được đưa vào danh mục các dự án ưu tiên. Điều này sẽ
giúp cho dự án này được triển khai nhanh chóng và hiệu quả sẽ rất nhanh được đưa vào
hoạt động.
TH sử dụng công nghệ chăn nuôi bò sữa và nhập khẩu máy móc hiện đại hoàn toàn từ
Israel, khi lựa chọn tổ hợp chế biến sữa tại Nga, việc nhập các máy móc trang thiết bị sẽ
dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, theo thói quen người Nga không thể sống thiếu sữa, từ thời thơ ấu tới lúc
già, người dân sử dụng rất nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa. Với sữa chất lượng cao như
của TH thì sự ủng hộ tăng lên gấp đôi, góp phần tăng vị thế cạnh tranh của TH True Milk
trên thị trường sữa Nga.
Ngoài sự ủng hộ của chính phủ và chính quyền các địa phương ở Nga, chắc chắn dự án
sữa sạch của TH sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn của người Việt tại Nga. Khi sản phẩm
sữa TH true MILK sản xuất tại Nga ra lò thì đây sẽ là thương hiệu Việt giúp người dân
Nga biết về Việt Nam.
Dự án này còn thể hiện khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam với Thị trường thế
giới, mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, tiên tiến của thế giới để tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm. Với những sự kiện đang diễn ra tại Nga, cơ hội để TH đầu tư tại xứ
Bạch Dương đang rộng mở, tạo bước ngoặt đầy tự hào cho ngành nông nghiệp Việt tại thị
trường ngoài nước.


*Ưu điểm về chính trị
Ngoài ý nghĩa kinh tế, dự án này còn mang một ý nghĩa chính trị rất to lớn, góp phần
củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, truyền thống, đồng thời chứng minh rằng quan hệ
đối tác chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam không chỉ gói gọn trong
các vấn đề hợp tác quân sự, giáo dục, đào tạo, văn hóa, mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế.
Chia sẻ quan điểm về sự kiện này, GS.TSKH Nguyễn Mại – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nhận định: Các dự án của doanh nghiệp Việt đầu tư tại Nga như đặc biệt
dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH sẽ nâng tầm
doanh nghiệp Việt và thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước.
Mặt khác cùng với tuyên bố của lãnh đạo hai nước về việc tạo điều kiện tối đã doanh
nghiệp đầu tư, dự án của Tập đoàn TH góp phần nâng tầm doanh nghiệp Việt, thắt chặt
mối quan hệ giữa hai nước và là minh chứng cho sự hợp tác mới giữa Nga và Việt Nam.
Dự án này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự
do Á Âu hiện nay.
2.6.2. Nhược điểm

* Về thị trường
Nga là thị trường tiêu thụ sữa rất lớn nhưng chủ yếu là nhập khẩu sữa từ Châu Âu (tới
40%), người dân Nga có thói quen ăn sâu vào tiềm thức về sử dụng các sản phẩm từ châu
Âu. Do đó, Tập đoàn TH đầu tư vào Nga sẽ đối diện với thách thức, cạnh tranh với các
thương hiệu từ châu Âu. Việc xây dựng thương hiệu TH trở thành một thương hiệu quốc
gia tại Nga, cần nhận được sự hỗ trợ của chính quyền và nhân dân Nga.
Dự án của Tập đoàn TH True Milk là dự án đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực sản
xuất, chế biến sữa tại Nga và là dự án của Việt Nam có vốn đầu tư lớn nhất (với tổng mức
đầu tư 2,7 tỉ USD trong toàn dự án) tính tới thời điểm hiện tại. Dự án được triển khai theo
3 giai đoạn và khi hoàn thành Dự án ở giai đoạn 3, tổng số đàn bò dự kiến là 350.000
con, tổng công suất chế biến sữa là 5.900 tấn/ngày, tương đương gần 1,8 triệu tấn/năm,


tổng diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 140.000 ha. Tập đoàn cũng dự kiến thành lập
chuỗi phân phối với 300 cửa hàng True Mart trên toàn nước Nga. Với quy mô và số
lượng lớn như vậy gây khó khăn cho TH True Milk khi tiến hành thực hiện dự án cả về
nhân công và trang máy móc thiết bị.
*Về khí hậu
Nhiệt độ không khí ở miền Trung nước Nga vào mùa đông không chỉ dừng ở mức dương
7 độ C như ở một số nơi tại miền Bắc Việt Nam mà tụt thấp tới âm 17 độ, thậm chí âm 27
độ C.
Quan trọng nhất, lớp băng tuyết dày phủ kín mặt đất trở thành khó khăn nghiêm trọng
cho mọi hoạt động canh tác trồng cỏ- thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một khó khăn cho TH
Việt Nam phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở Nga.
Điều kiện thổ nhưỡng khí hậu ở Nga và Việt Nam không giống nhau, vì vậy để thích ứng
được ở Nga, dự án tỷ đô la này sẽ phải đáp ứng một số điều chỉnh về công nghệ và
phương pháp chăn nuôi bò sữa để cho ra nguồn nguyên liệu tốt nhất, đạt chuẩn để chế
biến sữa.
2.6.3. Nguyên nhân
Đây là lần đầu tiên TH True Milk lựa chọn thực hiện tổ hợp chế biến sữa tại thị trường

ngoài nước, TH True Milk chưa có kinh nghiệm cũng như sự am hiểu sâu rộng về thị
trường sữa cũng như thị hiếu tiêu dùng sữa tại Nga dẫn đến không thể sản xuất hàng loạt
với số lượng lớn trong thời gian đầu. Tuy nhiên cũng giống như Dự án chăn nuôi bò và
chế biến sữa công nghệ cao tại Nghệ An (Việt Nam), bà Thái Hương cho biết mong muốn
cuối cùng của Tập đoàn TH là đưa công nghệ cao vào nông nghiệp tại Nga. Tập đoàn TH
muốn đưa đến người dân Nga cũng như người dân Việt Nam những ly sữa sạch thơm
ngon, bổ dưỡng.
3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thành công tác lựa chọn địa
điểm sản xuất


3.1.

Mục tiêu và phương hướng sản xuất

Tháng 10 / 2015 TH True Milk đã ký với chính quyền tỉnh Moskva Hợp đồng đầu tư
khoảng 2,7 tỷ USD cho các dự án nông nghiệp tại Nga, khởi đầu bằng dự án "Tổ hợp
chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, công nghệ cao".
Theo đó giai đoạn 1 (2015-2016), TH True Milk sẽ đầu tư tại tỉnh Moskva 500 triệu USD
xây dựng ba cụm trang trại với quy mô đàn bò 45.000 con (trong đó 21.600 con cho sữa)
trên tổng diện tích dự kiến 20.000 ha và nhà máy chế biến sữa số 1 công suất 800
tấn/ngày.
Giai đoạn 2 (2017-2019): xây dựng sáu cụm trang trại, tổng đàn bò 100.000 con, xây
dựng nhà máy chế biến sữa số 2 công suất 1.700 tấn/ngày. Giai đoạn 3 (2020-2025): xây
dựng 12 cụm trang trại và hoàn thành nhà máy chế biến sữa Mega, với tổng đàn bò
khoảng 200.000 con.
Theo chủ tịch tập đoàn TH Truemilk Bà Thái Hương cho biết: "Giai đoạn đầu tiên sẽ xây
dựng nhà máy chế biến công suất 500 nghìn tấn sản phẩm khác nhau/năm. Điều này quan
trọng đối với người dân đang thiếu các sản phẩm sữa do lệnh trừng phạt của phương Tây,
và quan trọng cho các nhà đầu tư chúng tôi. Chúng tôi xin đảm bảo rằng, sau một năm,

các sản phẩm của nhà máy sẽ được cung cấp cho thị trường Nga".
Ngoài ra, tại tỉnh Kaluga sẽ xây dựng 9 trang trại, mỗi trại nuôi 5000 con bò sữa với
nguồn cung cấp thức ăn riêng của TH True Milk. Tỉnh Kaluga cấp 70.000-100.000 ha đất,
những cánh đồng đầu tiên đang được xử lý. Theo kế hoạch, dự án sẽ được thực hiện đầy
đủ cho đến năm 2019.
3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện lựa chọn địa điểm sản xuất

Với dự án đầu tư mang tính chiến lược TH Truemilk và vị trí để xây dựng Tổ hợp chăn
nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, công nghệ cao là vấn đề được
chú trọng hàng đầu. Quy mô của dự án là rất lớn nên việc tìm được địa điểm để xây dựng


là không hề dễ dàng. Sau đây nhóm xin được đề xuất một số ý kiến lựa chọn địa điểm sản
xuất như sau:
-

Ưu tiên lựa chọn các địa điểm có diện tích rộng , dân cư thưa như ở các tỉnh, ngoại
thành và đặc biệt là có chính trị ổn định

-

Lựa chọn các địa điểm có hệ thống giao thông thuận tiện đi lại dễ dàng trong sản
xuất và phân phối

-

Vì đặc thù thời tiết lạnh nên ưu tiên những khu vực có nhiệt độ không quá lạnh để
đảm bảo thuận tiện trong sản xuất và quá trình vận chuyển không bị ảnh hưởng


-

Ưu tiên lựa chọn những nơi có nguồn điện ổn định , có nguồn nước sạch để đảm
bảo sản xuất và đạt được chất lượng sản phẩm tốt nhất


×