Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bàn về chế độ hạch toán khấu hao tài sản cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.87 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Ơ
LỜI NÓI ĐẦU
Tài sản cố định ( TSCĐ) là cơ sở vật chất không thể thiếu trong mỗi doanh
nghiệp, kế toán TSCĐ là một phần hành đóng vai trò quan trọng trong các phần
hành kế toán. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do
chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Do vậy, để thu
hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên cần phải tiến hành trích khấu hao.
Tuy nhiên, do tính chất TSCĐ khác nhau, do việc hạch toán kế toán TSCĐ trong
mỗi doanh nghiệp là khác nhau, do đó mỗi doanh nghiệp sử dụng một phương
pháp tính khấu hao thích hợp tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh
doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng bảo toàn vốn, đổi mới
máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kĩ thuật hiện đại phù
hợp với yêu cầu kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế.
Qua đề tài “ Bàn về chế độ hạch toán khấu hao tài sản cố định” em xin đưa
ra một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành.
Nội dung của đề án môn học gồm 2 phần:
Phần1: Chế độ kế toán hiện hành về khấu hao tài sản cố định
Phần 2: Hoàn thiện chế độ kế toán khấu hao tài sản cố định trong doanh
nghiệp.
1
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nhưng do còn
nhiều hạn chế nên đề án của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất
mong thầy và các bạn góp ý kiến để đề án của em được hoàn thiện tốt hơn.
Phần 1: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHẤU HAO TÁI SẢN CỐ ĐỊNH
1.Khái niệm về hao mòn và khấu hao tài sản cố định:
a. Hao mòn tài sản cố định.


Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính khách quan, muốn xác định giá
trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua
giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của tài sản cũ với TSCĐ mới cùng
loại. Tuy nhiên, TSCĐ được mua sắm là để sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh
doanh , do vậy các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo
phương pháp trên. Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan nên
khi sử dụng TSCĐ , các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng kì hạch
toán.
Trong quá trình sản xuất, tài sản cố đinh của doanh nghiệp bị hao mòn hữu
hình và vô hình và dịch chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm hoàn thành.
Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao
của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài
chính , trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
2
Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng
cho sản xuất kinh doanh được tính bằng:
- Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
- Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự
tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng do tác động về mặt lý,
hoá, khi sử dụng tài sản cố định bị hao mòn, do ma sát, va chạm...Mức độ hao
mòn hữu hình tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ.
Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị của tài sản. Yếu tố tác động đến
hao mòn này là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bởi sau một thời gian máy móc
cũ được thay thế bằng một máy móc thiết bị mới với nhiều ưu điểm về tính năng
kỹ thuật, công suất cao hơn, nhưng chi phí về giá thành sản phẩm mới có thể
thấp hơn hoặc bằng so với máy cũ. Như vậy hao mòn vô hình không phụ thuộc
vào việc sử dụng tài sản lâu hay mau, cường độ nhanh hay chậm, mà phụ thuộc

vào tốc độ của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Như vậy, hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng
của tài sản do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự
nhiên, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật...trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần
bằng cách sử dụng những tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác như sự lạc hậu
về kỹ thuật, sự hao mòn về tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến
sự suy giảm về lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem
lại. Do đó, khi xác đinh thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem
xét các yếu tố sau:
3
- Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ
sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;
- Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử
dụng tài sản như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp
đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong thời kỳ không hoạt động;
- Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công
nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài
sản đó sản xuất ra;
- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn
hợp đồng của tài sản thuê tài chính.
b. Khấu hao tài sản cố định.
Để tính toán hao mòn của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm
thu hồi lại giá trị mà TSCĐ đã dịch chuyển vào sản phẩm, phần giá trị TSCĐ bị
hao mòn khi sử dụng được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra
được gọi là khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao
được trích để bù đắp lại dần dần và tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo mức độ hao mòn tài sản mà người ta vừa
phải đổi mới toàn bộ vừa phải đổi mới từng bộ phận.
Khấu hao TSCĐ thông thường đựơc chia làm hai loại: Khấu hao cơ bản và

khấu hao sửa chữa lớn. Quỹ khấu hao cũng được chia thành quỹ khấu hao cơ bản
và quỹ khấu hao sửa chữa lớn.
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố
4
định. Qua đó việc hao mòn TSCĐ mang tính tất yếu trong quá trình tham gia vào
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn việc khấu hao TSCĐ do nhận thức
của con người qua công việc tính toán sự hao mòn đó theo các phương pháp sao
cho số tiền khấu hao phù hợp với sự hao mòn của tài sản cố định, tức là khi
TSCĐ đã hết hạn sử dụng thì số tiền trích khấu hao đủ để tái tạo TSCĐ đó.
Trong thực tế, việc tính toán của con người thường mang tính chủ quan, do đó
thường xảy ra tình trạng là số tiền khấu hao không tương thích với giá trị hao
mòn của TSCĐ, nên dẫn đến việc có những TSCĐ đã hết thời gian sử dụng
nhưng số tiền trích khấu hao không đủ với nguyên giá và ngược lại, số tiền khấu
hao đã đủ theo nguyên giá nhưng TSCĐ vẫn còn tiếp tục được sử dụng trong
một thời gian nữa.
Việc tính toán khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí sản xuất cấu thành vào
giá thành sản phẩm. Nên có nhiều phương pháp tính khấu hao để thực hiện ý đồ
kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các doanh
nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo
TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Khấu hao
TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan, là con số giả định về sự hao mòn của
TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về phương diện kế toán, giá trị hao mòn của
TSCĐ được tính bằng số khấu hao lũy kế đến thời điểm xác định.
2. Vai trò của khấu hao
Khấu hao TSCĐ phản ánh phần giá trị đã hao mòn của TSCĐ. Việc tính
toán số lập trích qũy khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng . Trong thực tế có những
TSCĐ chỉ trích khấu hao cơ bản, có những TSCĐ chỉ trích khấu hao sửa chữa
5

×