Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY

Đà Nẵng - Năm 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ....................................................................................... 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG ................................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của môi trường............................ 8
1.1.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường ..... 13
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG.................... 18
1.2.1. Hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường ............. 18
1.2.2. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường ............................. 19
1.2.3. Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện bảo vệ môi trường ................ 19
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG ............................................................................................... 20

1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 20
1.3.2. Điều kiện KT-XH .......................................................................... 20
1.3.3. Các công cụ quản lý nhà nước về môi trường ............................... 20
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ............ 21
1.4.1. Kinh nghiệm QLNN về MT ở một số quốc gia trên thế giới ........ 21
1.4.2. Kinh nghiệm QLNN về MT ở các địa phương.............................. 24


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÒA VANG ........................................................ 27
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT- XH CỦA HUYỆN HÒA
VANG ............................................................................................................. 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................... 27
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội................................................................ 31
2.1.3. Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang.............. 38
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN QUA ...................................... 47
2.2.1. Thực trạng công tác hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ
môi trường....................................................................................................... 47
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường............ 52
2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện bảo vệ
môi trường....................................................................................................... 60
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QLNN VỀ MT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÒA VANG ........................................................................... 62
2.3.1. Những thành công.......................................................................... 62
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................... 63
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................... 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA
VANG ............................................................................................................. 68

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QLNN VỀ MÔI TRƯỜNG Ở
HUYỆN HÒA VANG..................................................................................... 68
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng..................................................... 68
3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................... 68
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ MT ..................... 69


3.2.1. Hoàn thiện công tác hoạch định chính sách về quản lý môi
trường .............................................................................................................. 70
3.2.2. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các đề án và các văn bản về
BVMT theo tiêu chí nông thôn mới................................................................ 72
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xử lý các vi phạm về
môi trường....................................................................................................... 74
3.2.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường ..................................... 76
3.2.5. Hoàn thiện các công cụ QLNN về MT.......................................... 80
3.2.6. Tìm kiếm, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường ................... 82
3.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 83
3.3.1. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng, các Sở, Ban ngành .............. 83
3.3.2. Đối với UBND, các ban ngành, đoàn thể huyện Hòa Vang.......... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV


Bảo vệ thực vật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QLMT

Quản lý môi trường

QLNN về MT

Quản lý nhà nước về môi trường

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

2.1

Trang

Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế và
GDP/người giai đoạn 2008-2012 (theo giá thực tế)

32

2.2

Lực lượng lao động phân theo ngành ở Hòa Vang

34

2.3

Mật độ trung bình giao thông trên các tuyến đường tại
Hòa Vang (km/km2)

2.4

43

Kết quả phân tích chất lượng không khí môi trường lao
động và môi trường xung quanh tại vị trí các cột bơm xăng

43

dầu của công ty xăng dầu Ngọc Sơn

2.5

Phân loại đất từ năm 2010-2012 ở huyện Hòa Vang

2.6

Số lượng cán bộ làm công tác QL và BVMT tại huyện Hòa
Vang năm 2012

2.7

Các điểm quan trắc tại huyện Hòa Vang năm 2012

45
50
61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1

Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn 2008-2012

2.2


Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Hòa Vang trong giai
đoạn 2009-2012

2.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức QLMT huyện Hòa Vang

Trang
33
46
52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của
đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước, của dân tộc và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ
gây tác động đáng kể với các hệ sinh thái. Marx cho rằng: “Sự phát triển là
quá trình phát triển tự nhiên vốn có trong lịch sử loài người. Hình thái chính
trị cũng có thể xem là một phần của tự nhiên, là cái có thể thay thế cho môi
trường tự nhiên. Khi đó tự nhiên được con người tác động thông qua khoa
học, kỹ thuật để giá trị vốn có của nó trở thành giá trị sử dụng. Một trong
những nguyên nhân sản xuất, kinh doanh không bền vững là sự suy giảm môi
trường, ô nhiễm môi trường. Suy giảm môi trường sẽ gây hậu quả khôn lường
cho con người và xã hội”.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn dựa
nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp,

công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên
liệu thải ra nhiều chất thải độc hại vào môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên
thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi
trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái
đến mức báo động.
Ngày nay, vấn đề môi trường đã được đề cập nhiều hơn, được nhà nước và
các ban ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành
cùng kinh tế. Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định việc BVMT
và chống biến đổi khí hậu là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
KT-XH. Điều đó được thể hiện thông qua nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính
sách và Luật BVMT được ban hành và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, như
là Nghị Quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường


2

trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước; Luật bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua năm 2005. Hệ thống QLNN về BVMT từ trung
ương đến địa phương và ở các bộ, ngành đã được hình thành ngày càng được
tăng cường và đi vào hoạt động có nề nếp. Nhờ đó mà tình trạng suy thoái và
sự cố môi trường đã giảm bớt, góp phần ngăn chặn ô nhiễm. Tuy nhiên, sự
tăng trưởng nhanh chóng và không bền vững đã làm cho môi trường bị tàn phá
nghiêm trọng, tình hình môi trường nước ta có rất nhiều điều đáng lo ngại. Sự
nóng lên của trái đất, hiện tượng xâm thực là những hậu quả thấy rõ của việc
tàn phá môi trường, Việt Nam đang phải đối mặt với diện tích rừng đang bị
giảm sút rất nhiều qua mỗi năm do nạn chặt phá rừng bừa bãi, ô nhiễm tại các
vùng nông thôn, KCN tập trung, các đô thị...ảnh hưởng đến sức khỏe và đời
sống của người dân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng
trong khuôn khổ nghiên cứu, tôi xin đưa ra một nguyên nhân quan trọng trong
những nguyên nhân đó, nguyên nhân chủ quan mà ta có thể điều chỉnh được,

đó là vấn đề quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là ở các địa phương.
Là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, là “thành phố đáng
sống, thông minh trong cả nước”, Đà Nẵng đã và đang đầu tư vào các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội hòa hợp với môi trường, trong đó phải kể đến
Hòa Vang. Hòa Vang- một huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà
Nẵng, và được coi như là bức bình phong để bảo vệ thành phố Đà Nẵng trước
sự tàn phá của thiên nhiên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Đà Nẵng đang
trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, một mặt góp phần
thay đổi bộ mặt của huyện Hòa Vang một cách đáng kể, mặt khác đã làm nảy
sinh nhiều vấn đề về MT. Từ những vấn đề trên, đề tài : “Quản lý nhà nước về
môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang” đưa ra một cái nhìn chung nhất về
thực trạng cũng như những thành tựu và hạn chế còn tồn tại của công tác
QLNN về MT ở huyện Hòa Vang. Qua đó, đề xuất các kiến nghị và giải pháp


3

nhằm nâng cao hiệu quả công tác BVMT trên địa bàn huyện Hòa Vang nói
riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với môi
trường.
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại huyện Hòa Vang – thành phố Đà
Nẵng
- Nghiên cứu và tìm hiểu bộ máy tổ chức và công tác triển khai các hoạt
động QLNN về BVMT tại huyện Hòa Vang
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BVMT
nhằm cải thiện MT, đảm bảo sự phát triển bền vững
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu QLNN về môi trường tại huyện Hòa Vang chủ
yếu dưới góc độ triển khai thực hiện việc QLNN về lĩnh vực BVMT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà
Nẵng
- Về thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trường và sự quản lý của nhà
nước về môi trường trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 tại Huyện
Hòa Vang – Tp. Đà Nẵng.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Để có thể đánh giá được vấn đề môi trường cũng như hiện trạng quản lý
nhà nước về môi trường đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường là gì?
- Quản lý nhà nước về môi trường gồm có những nội dung nào?


4

- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về môi trường trên
địa bàn huyện?
- Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện trong
giai đoạn 2009-2012 ra sao?
- Cần có những biện pháp gì để huyện có thể giải quyết những hạn chế
và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian tới?
5. Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét vấn đề QLNN về MT một cách khách quan, sát thực tiễn,
luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, các
quan điểm , đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã
hội học như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh…

6. Bố cục đề tài
Phần nội dung của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với môi trường
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường
trên địa bàn huyện Hòa Vang
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự phát
triển của KT-XH: đó là sự ra đời của máy móc, công cụ khoa học kỹ thuật, đó
là sự thông minh và óc sáng tạo của con người….nhưng hơn tất cả đó là môi
trường. Không thể tác rời sự phát triển KT- XH khỏi MT, môi trường và phát
triển có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong phạm vi một quốc gia, cũng
như trên toàn thế giới luôn tồn tại hai hệ thống là : Hệ thống KT-XH và hệ
thống MT, và mối quan hệ mâu thuẫn giữa hai hệ thống được biểu hiện khá rõ


5

ràng. Mục tiêu BVMT luôn được Đảng và nhà nước Việt Nam chú trọng.
Chính vì thế trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề
tài, luận văn đề cập đến MT và sự QLNN về vấn đề này. Thành quả của
những công trình đó đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc
xây dựng, triển khai công tác QLNN về MT ở từng địa phương nói riêng và
của cả nước nói chung.
Có thể lược khảo một số công trình như:
v Th.s Phan Như Thúc, Giáo trình quản lý môi trường, NXB Đại học
nông nghiệp, năm 2007. Tác giả đã đưa ra các định nghĩa về môi trường, các
tiêu chuẩn đánh giá về môi trường, khái niệm về quản lý môi trường. Bên
cạnh đó tác giả giả thích cho độc giả biết các tiêu chuẩn, quy định, phương
pháp trong quản lý môi trưởng biện pháp cụ thể để quản lý cũng như bảo vệ

nguồn tài nguyên dồi dào ở Việt Nam như tài nguyên đất, khoáng sản, quản lý
chất thải rắn.
v “Dự án Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam
(VPEG)”: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Tổ chức Hợp tác phát
triển Quốc tế Canada (CIDA) đồng thực hiện. Mục tiêu của dự án là:
-

Hỗ trợ cho quá trình phát triển bền vững thông qua tăng cường quản

ý nhà nước về môi trường cho các tỉnh Hà Nội , Bắc Ninh, Hải Dương, Đà
Nẵng, Bình Dương, Long An, Quảng Ngãi và Sóc Trăng.
-

Nâng cao năng lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc

nâng cao năng lực các Sở TNMT trong việc tìm ra những giải pháp xử lý
những vấn đề QLMT
-

Đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực QLMT

-

Xây dựng các chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp hiệu quả và

vững chắc.
v Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu KT_XH, QP_AN


6


của phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Hòa Vang năm 2009, 2010,
2011, 2012”. Các báo cáo cho biết các nhiệm vụ thực hiện trên các lĩnh vực
đất đai, khoáng sản, quản lý dự án, môi trường, công tác giải quyết đơn khiếu
nại của Phòng trên đại bàn huyện. Qua thực trạng đã thực hiện, Phòng đưa ra
những biện pháp để giải quyết những hạn chế cũng như những kiến nghị.
v Nguyễn Lệ Quyên , Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố
Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm
2012. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê nghiên cứu đánh giá để cho
thấy hiện trạng môi trường của Thành Phố trong giai đoạn 2005-2011. Tác giả
đưa ra kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và địa phương để so sánh
cũng như có những kinh nghiệm cụ thể cho Thành Phố dựa trên các cơ sở về
triết học, khoa học công nghệ của quản lý môi trường, các cơ sở kinh tế và
luật pháp. Những biện pháp đưa ra để tiếp tục những thành công cùng với đó
là những kiến nghị, biện pháp tích cực để giải quyết những khó khăn, hạn chế
của Thành Phố trong quá trình quản lý nhà nước về môi trường.
v Bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ về vấn đề Quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường. Đay là nguồn tài liệu trình bày rõ các hình thức, cách
thức, khái niệm cụ thể về vấn đề quản lý hành chính nhà nước, quản lý môi
trường, quản lý đất đai, khoáng sản. Bộ tài liệu bổ sung nguồn kiến thức rõ
ràng, cụ thể về các thut tục, trình tự kiểm tra quá trình quản lý tài nguyên và
môi trường, đưa ra những cách xử phạt cho những sai phạm về việc quy
hoạch, khai thác trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên
và môi trường.Bên cạnh những văn bản luật pháp, tài liệu còn đưa ra những
tình huống thực tiễn.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề môi trường nhưng đối với huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề
này. Cũng có các báo cáo đánh giá hàng năm, tổng kết đánh giá từng giai



7

đoạn. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức báo cáo thống kê, đánh giá. Hòa
Vang là huyện ngoài TP, là huyện còn thuần nông, nghèo khó vì vậy vấn đề
quản lý nhà nước về cả kinh tế-xã hội cần có sự kết hợp bền vững với vấn đề
môi trường. Vì vậy, vấn đề “quản lý nhà nước về môi trường huyện Hòa
Vang- Thành Phố Đà Nẵng” là đề tài rất cấp thiết, phù hợp với thực tiến phát
triển chung của toàn Thành Phố Đà Nẵng.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
1.1 . TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG
1.1.1 . Khái niệm, đặc điểm, chức năng của môi trường
a. Khái niệm môi trường
Môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu.
Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật.
Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một
cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một
quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật.

Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung
một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1,
Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993)
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực tiếp


9

hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà
không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi
trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là
môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại.
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái
hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ
thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.
Theo Mục 1, Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29

tháng 11 năm 2005 thì môi trường được định nghĩa là "Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên."
b. Đặc trưng của môi trường
MT mang đầy đủ những đặc trưng của một hệ thổng mở, bao gồm
những đặc trưng cơ bản sau:
· Tính cơ cấu ( cấu trúc) phức tạp
Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử
hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư,
xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.


10

Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và
cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô
số phân hệ. Tương tự như vậy, theo thứ bậc người ta cũng có thể phân ra các
phân hệ từ lớn đến nhỏ. Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ
cấu của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ
thuộc lẫn nhau, làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển.
· Tính động
Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trọng
cấu trúc, trong qun hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử
cơ cấu. Bất kì một sự thay dổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái
cân bằng trước đó và hệ lại có xu hướng lập lại thế cân bằng mới, Đó là bản
chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng
động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống. Đặc
tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn
của con người.

· Tính mở
Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ
thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong
không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và
ngược lại, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối
tiếp, vv...). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên
ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn
cầu, tính lâu dài và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng
đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một
tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
· Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh
Để duy trì trạng thái cân bằng, nếu như một thành phần môi trường thay


11

đổi thì các thành phần khác cũng sẽ thay đổi ở mức độ nào đó, nếu biến đổi
quá nhiều, hệ thống môi trường sẽ bị phá vỡ.
c. Chức năng cơ bản của môi trường
· Môi trường là không gian sống cho con người và các sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không
gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để
sản xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi
không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt
đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh
quan và xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ
khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và
quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính
chất tự cân bằng, nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu

trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.
· Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu
từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ
đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh
dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh
vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên
về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã
hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự
nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh


12

học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện
sinh thái.
- Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi
giải trí và các nguồn thuỷ hải sản.
- Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen
quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức
năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất...
· Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong quá trình sống
Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi

trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi
trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia
vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi
dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm
cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên
liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn
đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi
trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực
nhất định gọi là khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi
lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều
chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất
lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Chức năng
này có thể phân loại chi tiết như sau:


13

- Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp
thụ, tách chiết các vật thải và độc tố)
- Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni
tơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)
- Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn
hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).
· Nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên Trái đất
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho
đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài
như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia
cực tím từ năng lượng mặt trời.

· Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của
vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín
hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái
đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên
và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực
vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị
thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
1.1.2 . Khái niệm, vai trò và đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường
a. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng


14

chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MT
sống và phát triển bền vững nền KT- XH quốc gia
Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi
trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.
b. Vai trò của công tác quản lý nhà nước về môi trường
Vai trò của nhà nươc được thể hiện một cách cụ thể qua các công cụ
quản lý môi trường do nhà nước sử dụng. Trong đó, các công cụ kỹ thuật
quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và
thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi

trường.Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,
monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các
công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền
kinh tế phát triển như thế nào.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, Nhà nước – với vai trò và chức năng xã
hội của mình - cần đứng ra giải quyết mối quan hệ con người, xã hội và môi
trường. Mặt khác, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ
môi trường, đại diện cho nhân dân quản lý và bảo vệ môi trường, đem lại môi
trường trong lành, sạch đẹp
c. Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường
v Cơ sở quản lý môi trường:
Ø Cơ sở kinh tế
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải
vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị. Loại hàng


15

hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó,
loại hàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta
có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng
hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ
thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài
nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản
xuất có sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài
nguyên tái tạo v.v...

Ø Cơ sở khoa học, kỹ thuật- công nghệ
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi
trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các
phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình
thành và phát triển ngành khoa học môi trường.
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong
thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.
Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường,
các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh,
ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường
như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên
thế giới.


16

Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ
thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của
các bộ môn chuyên ngành.
Ø Cơ sở pháp luật
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế
trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc

gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế
về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về
"Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau Hội nghị
thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký
kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường,
trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông
qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị
định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường
và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo
vệ môi trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định
của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một
số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía
cạnh bảo vệ môi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng
sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát
triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê


×