Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại tỉnh hòa bình theo tiếp cận địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

--------------------

ĐỖ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI
TRƢỜNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH THEO
TIẾP CẬN ĐỊA LÝ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2012
--


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

--------------------

ĐỖ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI
TRƢỜNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH THEO
TIẾP CẬN ĐỊA LÝ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường


Mã số: 60 85 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS NGUYỄN CAO HUẦN
HÀ NỘI - 2012

--


MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

4. CƠ SỞ DỮ LIỆU
5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA

Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.

6. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

Error! Bookmark not defined.

1.1.TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hƣớng nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên

và môi trƣờng
4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp

5

1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
1.2.1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường

6
6

1.2.2. Cơ sở luật pháp của QLMT
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.3. Quy trình thực hiện
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý

7
9
12
12
14
15
17
17


2.1.2. Đặc điểm địa chất – địa hình
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
2.1.4. Thổ nhưỡng

17
23
28

2.1.5. Thảm thực vật
2.1.6. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chính

31
32

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Đặc điểm dân cư và áp lực dân số

40
40

2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
2.3. ĐẶC ĐIỂM TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

44
49

2.4. CÁC VÙNG ĐỊA MÔI TRƢỜNG - CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ MÔI
TRƢỜNG THEO KHÔNG GIAN
52
2.4.1. Tiêu chí phân vùng địa môi trường

52
2.4.2. Các vùng địa môi trường

53

3.1. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG TRÊN
CÁC VÙNG ĐỊA MÔI TRƢỜNG CỦA LÃNH THỔ HÒA BÌNH

61
i


3.1.1. Các nguồn gây tác động đến môi trường

61

3.1.2. Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường trên các vùng địa môi trường
65
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG Ở
HÒA BÌNH
93
3.2.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về môi trường
3.2.2. Những bất cập và thách thức trong công tác quản lý môi trường

93
95

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
MÔI TRƢỜNG THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ
101

3.3.1. Nguyên tắc chung
101
3.3.2. Hoạch định không gian quản lý nhà nước về môi trường
102
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

101
a

ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất Lâm nghiệp
33
Bảng 2.2: Nguồn lao động làm việc trong các ngành kinh tế
43
Bảng 2.3: Số lượng các cơ sở công nghiệp phân theo ngành
44
Bảng 2.4: Một số kết quả đạt được của ngành du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 20052010
48
Bảng 2.5: Hoạt đông phát triển ngành thủy sản năm 2010
49
Bảng 2.6: Mối liên hệ giữa đặc điểm đá mẹ, địa hình, địa mạo, các tai biến địa hình –
khí hậu và xói mòn đất ở Hòa Bình
51
Bảng 3.1: Tổng kết lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh
61

Bảng 3.2: Hiện trạng phát thải chất thải y tế tại các bệnh viện
64
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
64
Bảng 3.3: Hiện trạng xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
64
Bảng 3.4: Chất lượng nước ngầm trên lưu vực sông Mã
63
Bảng 3.5: Một số tính chất đất huyện Mai Châu trên lưu vực sông Mã
64
Bảng 3.6: Chất lượng nước thải sinh hoạt trên lưu vực sông Đà
67
Bảng 3.7: Nước thải một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Đà
67
Bảng 3.8: Chất lượng nước ngầm trên lưu vực sông Đà
80
Bảng 3.9: Một số tính chất đất trên lưu vực sông Đà tỉnh Hòa Bình
82
Bảng 3.10: Chất lượng đất lưu vực sông Bưởi
85
Bảng 3.11: Lượng nước thải phát sinh trên địa bàn
86
Bảng 3.12: Một số tính chất đất trên lưu vực sông Bôi tỉnh Hòa Bình
88
Bảng 3.13: Chất lượng nước thải trên lưu vực sông Bùi
90
Bảng 3.14: Nồng độ Coliform trong chất lượng nước ngầm trên lưu vực sông Bùi 91
Bảng 3.15: Một số tính chất đất huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
92


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công tác QLNN về MT Việt Nam sau năm 2003 11
Hình 1.2: Sơ đồ quản lý nhà nước và mối tương tác với tiếp cận địa lý
14
Hình 1.3: Quy trình thực hiện luận văn
16
Hình 2.1: Bản đồ địa chất tỉnh Hòa Bình
Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2: Bản đồ phân bậc độ cao tỉnh Hòa Bình
19
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo tỉnh Hòa Bình
22
Hình 2.4: Bản đồ lưu vực các sông của tỉnh Hòa Bình
27
Hình 2.5: Bản đồ đất tỉnh Hòa Bình
30
Hình 2.6: Bản đồ thảm thực vật tỉnh Hòa Bình
35
Hình 2.7: Bản đồ đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình
36
Hình 2.8: Dân số và tỷ lệ tăng tự nhiên từ 2005-2009
40
Hình 2.9: Nguồn lao động làm việc trong các ngành kinh tế theo
43
thành phần kinh tế
43
Hình 2.10: Số lượng các cơ sở công nghiệp phân theo ngành

44
Hình 2.11: Giá trị vận tải của ngành giao thông từ năm 2005-2009
47
Hình 2.12 : Bản đồ tai biến trượt lở trên lãnh thổ tỉnh Hòa Bình
50
Hình 2.13 : Bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở tỉnh Hòa Bình
52
Hình 2.14 : Bản đồ phân vùng địa môi trường tỉnh Hòa Bình
54
Hình 3.1: Hàm lượng BOD5, NO3 trong nước mặt lưu vực sông Mã
65
Hình 3.2. Diễn biến chất lượng tiếng ồn và SO2 trên lưu vực sông Mã
64
Hình 3.3: Chất lượng BOD5,TSS trong nước mặt lưu vực sông Đà
66
Hình 3.4: Hàm lượng BOD5, Coliform trong nước thải sinh hoạt lưu vực sông Đà 67
Hình 3.5: Diễn biến chất lượng tiếng ồn huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn
81
Hình 3.6 Diễn biến chất lượng tiếng ồn và bụi TP. Hòa Bình
81
Hình 3.7: Bãi rác dốc Búng, phường Tân Hòa
85
Hình 3.8: Diễn biến chất lượng tiếng ồn huyện Lạc Sơn
85
Hình 3.8: Nồng độ BOD5 trong nước mặt lưu vực sông Bôi
86
Hình 3.9: Nồng độ Nitrit trong nước mặt lưu vực sông Bôi
86
Hình 3.10: Diễn biến chất lượng tiếng ồn huyện Lạc Thủy
88

Hình 3.11: Hàm lượng TSS trong nước mặt huyện Lương Sơn
89
3Hình 3.12: Hàm lượng PO4 trong nước mặt lưu vực sông Bùi
90
Hình 3.13: Diễn biến chất lượng tiếng ồn và bụi Lưu vực sông Bùi
92

iv


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân loại đất phát sinh tỉnh Hoà Bình

a

Phụ lục 2: Dân số trung bình và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính tỉnh Hòa
Bình năm 2009

b

Phụ lục 3: Dân số, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số

b

Phụ lục 4: Danh sách các dự án thủy điện nhỏ IPP đang triển khai tỉnh Hòa Bình

b

Phụ lục 5: Các loại hình tai biến ngoại sinh tiềm năng trên các dạng địa hình


c

Phụ lục 6: Chất lượng nước mặt tại các điểm phía hạ nguồn của lưu vực sông Đà thuộc
TP Hòa Bình

d

Phụ lục 7: Chất lượng nước mặt tại các điểm phía hạ nguồn của lưu vực sông Đà thuộc
huyện Kỳ Sơn

d

Phụ lục 8: Chất lượng nước mặt lưu vực sông Bôi

e

Phụ lục 9: Chất lượng không khí trên lưu vực sông Bùi

e

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN

:

Bảo tồn thiên nhiên


BTMT

:

Bộ Tài nguyên và môi trường

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CLNN

:

Chất lượng nước ngầm

CTNH

:

Chất thải nguy hại


ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

ĐMT-TCLT :

Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ

KTXH

:

Kinh tế xã hội

KTTV

:

Khí tượng thủy văn

MT

:

Môi trường

PCB


:

Hợp chất khó phân hủy

QLMT

:

Quản lý môi trường

QCCP

:

Quy chuẩn cho phép

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

ONMT

:

Ô nhiễm môi trường

UBND


:

Ủy ban nhân dân

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường

STNMT


:

Sở tài nguyên và môi trường

vi


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong những thập niên gần đây, môi trường trở thành vấn đề cấp bách mang
tính toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ và từng địa
phương.
Nằm phía tây bắc của đất nước, Hòa Bình là tỉnh miền núi có cấu trúc địa chất,
địa hình và cảnh quan phân hóa rất phức tạp. Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú như tài nguyên đất, nước, rừng, … Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu dựa vào
việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nhiều tộc người, trong đó đông
nhất là người Mường, Kinh, Thái, Dao, Mông. Địa hình núi trong tỉnh bị chia cắt mạnh,
độ dốc lớn cùng với lượng mưa tập trung và những tác động tiêu cực của con người là
nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai biến thiên nhiên như đổ lở, trượt lở đất đá, xói mòn
đất, sạt lở sông suối, lũ quét, lũ bùn đá, bồi lắng lòng hồ.
Các số liệu nghiên cứu, quan trắc và đo đạc về môi trường ở tỉnh Hòa Bình trong
thời gian qua cho diện tích rừng thu hẹp, mức độ đa dạng sinh học giảm, các tai biến và
thảm họa thiên nhiên, sự cố môi trường ngày một gia tăng gây thiệt hại về người và tài
sản cũng như ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, ô nhiễm môiác đô thị, khu công
nghiệp và khu vực khai thác khoáng sản. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, công tác
quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Hòa Bình thời gian qua đã có bước chuyển biến,
góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường trên địa bàn. Tuy vậy,
công tác quản lý môi trường của địa phương còn bộc lộ nhiều điểm yếu như: nguồn
nhân lực còn thiếu, năng lực quản lý của cán bộ còn yếu; công cụ quản lý vừa thiếu
vừa yếu, các văn bản còn chồng chéo, nội dung văn bản còn chung chung chưa phù

hợp với thực tế của địa phương; nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường
còn rất hạn chế; các chế tài chưa có đủ sức răn đe giáo dục, …. Hơn nữa do đặc thù
của lãnh thổ và thực trạng chất lượng môi trường ở từng khu vực không giống nhau
nên công tác quản lý môi trường ở các khu vực này cũng cần có sự khác nhau.
Như vậy, do tính phân hóa về điều kiện tự nhiên, con người và hiện trạng môi
trường cũng như công tác quản lý môi trường địa phương còn nhiều bất cập. Trên cơ
sở đó tác giả lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về môi trường tại tình Hòa Bình theo tiếp cận địa lý” là hết sức thiết thực.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
 Mục tiêu:
1


Xác lập các căn cứ địa lý về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
môi trường theo không gian tại tỉnh Hòa Bình.
 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu
sau:
- Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội
và sự phân hóa theo không gian của chúng ở tỉnh Hòa Bình;
- Thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên từng vùng lãnh thổ
của tỉnh;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên các
vùng lãnh thổ của tỉnh Hòa Bình.
3. PHẠM VI NGHIÊN NGHIÊN CỨU

 Phạm vi lãnh thổ:
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu tỉnh Hòa Bình

 Phạm vi khoa học:

Đề tài tập trung nghiên cứu: i: các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã
hội; ii: hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và công tác quản lý nhà nước về
môi trường trong thời gian qua làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước hợp lý về bảo vệ môi trường.
4. CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn có liên quan
đến hướng nghiên cứu của đề tài.
- Các tài liệu, công trình trên lãnh thổ tỉnh Hòa Bình: Các số liệu thống kê của
thành phố Hòa Bình, các huyện; Các tài liệu về điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên
nhiên; Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2010 tỉnh Hòa Bình; Báo cáo hiện
trạng môi trường 5năm từ 2005-2010 tỉnh Hòa Bình của Sở Tài nguyên & Môi trường
tỉnh Hòa Bình; Báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Hoà Bình đến năm 2010 và tầm
nhìn tới 2020; Báo cáo hiện trạng môi trường đất và đa dạng sinh học tỉnh Hoà Bình
năm 2009; Báo cáo Điều tra, thống kê đánh giá các chỉ tiêu về Tài nguyên - Môi
trường và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình 2009, …
- Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các tư liệu bản đồ: bản đồ Địa
mạo, bản đồ tai biến trượt lở, bản đồ dự báo khả năng trượt lở của tỉnh Hòa Bình thuộc
đề tài “Áp dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) để nghiên cứu và dự báo tai
biến thiên nhiên ở tỉnh Hòa Bình” (Nguyễn Ngọc Thạch, 2002); bản đồ phân bậc độ
cao, bản đồ địa chất, bản đồ đất, bản đồ rừng, bản đồ phân bố mưa của tỉnh Hòa Bình
thuộc nghiên cứu của Dự án “Đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt đất gây suy giảm
2


chất lượng đất trên một số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hòa Bình, đề xuất
giải pháp khắc phục, 2011” (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình);
- Kết quả khảo sát thực địa của tác giả về điề u kiê ̣n tự nhiên , kinh tế xã hô ̣i và
hiê ̣n tra ̣ng môi trường của tỉnh Hòa Bình.
5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA
a) Kết quả

- Tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ
đất, bản đồ rừng, bản đồ phân vùng môi trường, bản đồ tổ chức không gian quản lý
môi trường.
- Phân tích hiện trạng, diễn biến môi trường thông qua các chỉ tiêu về chất
lượng môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, chất thải rắn và sự suy
giảm đa dạng sinh học; và hiện trạng tai biến thiên nhiên và rủi ro môi trường
- Dự báo được xu hướng biến đổi các vấn đề môi trường trên lãnh thổ tỉnh Hòa
Bình
- Phân vùng địa môi trường và phân vùng quản lý môi trường tỉnh Hòa Bình;
- Đưa ra một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Hòa Bình.
b) Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học: Phát triển cách tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường cho việc quản lý và bảo vệ môi
trường tỉnh Hòa Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các nội dung nghiên cứu là những đóng góp quan trọng của
đề tài về cả mặt lý luận khoa học và triển khai thực tiễn. Những kết quả của đề tài có
thể sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về tài
nguyên, môi trường trên lãnh thổ Hòa Bình.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm sự phân hóa và vai trò điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với
quản lý môi trường ở Hòa Bình
Chƣơng 3: Thực trạng môi trường, tình hình quản lý môi trường và các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Hòa Bình

3


CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hƣớng nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên
và môi trƣờng
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và
môi trường trên lãnh thổ tỉnh Hòa Bình, cụ thể các nghiên cứu
- Nghiên cứu về khí hậu - thủy văn: được đề cập một cách chung nhất trong các
nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1975) về khí hậu Việt Nam. Sau
đó, đặc điểm khí hậu tỉnh Hòa Bình được đề cập rõ hơn trong nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hiền, 2007 [12];
- Nghiên cứu về địa chất, địa mạo và các tai biến: được nghiên cứu từ rất sớm
trong các công trình nghiên cứu về những nét cơ bản địa chất cấu trúc của phần Bắc,
Trung và Nam Đông Dương của các nhà địa chất Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX.
Sau năm 1975, công tác điều tra địa chất và khoáng sản được tiến hành có hệ thống
trên cả nước có thể kể đến các công trình của Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao
(bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000, 1981 - 1985). Do đặc điểm địa chất, địa
mạo và các điều kiện tự nhiên khác ảnh hưởng đến các tai biến thiên nhiên trên lãnh
thổ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ở đây, một số công trình như: Đánh
giá dự báo các quá trình tai biến thiên nhiên và môi trường miền núi Tây Bắc Việt
Nam (Nguyễn Quang Mỹ (chủ trì), Nguyễn Vi Dân, Lại Huy Anh, 1997); Xói mòn đất
và tai biến thiên nhiên ở Tây Bắc (Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, 1998); Kết hợp
viễn thám và hệ thông tin địa lý để dự báo tai biến trượt trọng lực ở tỉnh Hoà Bình
(Nguyễn Ngọc Thạch, 2002). Do hoạt động tai biến của tỉnh diễn ra khá phức tạp nên
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, các Sở ban ngành cơ đã sớm phối hợp với các đơn vị
có chức năng thực hiện các đề tài như:
+ Nghiên cứu, đánh giá, xác định các vùng có nguy cơ hoang mạc hóa ở tỉnh
Hòa Bình theo các chỉ tiêu khí hậu (Nguyễn Thị Hiền, 2008)
+ Đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt đất gây suy giảm chất lượng đất trên một
số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hòa Bình, đề xuất giải pháp khắc phục (Sở
Khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình 2011)
- Nghiên cứu về đất: Sử dụng đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ rừng (Kỷ yếu

Hội nghị khoa học, 1994); Tài nguyên và môi trường đất hoang mạc hóa tỉnh Hòa
Bình và các giải pháp ngăn chặn (Nguyễn Bá Nhuận, 2008);
- Nghiên cứu về thảm thực vật: Hòa Bình có một thảm thực vật tự nhiên đa
dạng, phong phú với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Những nghiên
cứu về thực vật của khu vực được đề cập chung nhất trong các công trình nghiên cứu
về một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật và những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt
4


Nam (Trần Ngũ Phương, 1970; Lê Trần Chấn và nnk, 1999; Thái Văn Trừng, 1999;
Phan Nguyên Hồng, 1999, [20]). Và được nghiên cứu cụ thể hơn trong Thảm thực vật
tỉnh Hòa Bình trong nghiên cứu hoang mạc hóa (Lê Trần Chấn, 2008);
- Nghiên cứu về môi trường: Là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, tuy nhiên do đặc điểm sử dụng các nguồn tài nguyên đã gây áp lực tới môi
trường. Trong các nghiên cứu đã nói rõ: Tài nguyên và hiện trạng môi trường nước
tỉnh Hòa Bình (Phan Thị Thanh Hằng, 2007); Nghiên cứu và dự báo biến động của
môi trường và đề xuất các định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng thượng và hạ du
thủy điện Hòa Bình (Nguyễn Thượng Hùng, 1995);
Ngoài ra, còn có các đề tài nhiệm vụ các sở ban ngành cũng đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh như:
+ Xây dựng báo cáo Hiện trạng môi trường Đất và Đa dạng sinh học tỉnh Hoà
Bình năm 2009 (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình). Đề tài đã tập trung vào
phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất của các loại hình sử dụng đất
khác nhau; nguồn tài nguyên sinh vật để đưa ra các giải pháp bảo vệ và bảo tồn các
nguồn tài nguyên này.
+ Điều tra, thống kê đánh giá các chỉ tiêu về Tài nguyên - Môi trường và phát triển bền
vững tỉnh Hoà Bình (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình, 2009). Đề tài đã tập
trung thống kê, đánh giá các chỉ tiêu cơ bản và có vai trò quan trọng về tài nguyên –
môi trường với mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Hòa Bình.
+ Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường hàng năm (Sở Tài nguyên và môi trường

2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo môi trường 5 năm 2006-2010 của tỉnh
(Sở Tài nguyên và môi trường, 2010), Báo cáo kết quả điều tra và phân tích nước thải
trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và
môi trường, 2008). Các báo cáo không chỉ đưa ra các kết quả phân tích hiện trạng chất
lượng môi trường mà còn có giá trị đánh giá diễn biến biến đổi môi trường và tìm hiểu
các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
trong việc quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu theo hƣớng nghiên cứu, đánh giá tổng hợp
- Nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
ngành: mang tính chất định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế.
Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đều thực hiện dựa vào
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (UBND
tỉnh Hòa Bình, 2005); báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hòa Bình thời kỳ 20002010 (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2001). Các quy hoạch ngành cũng được chú
trọng, tập trung vào phát triển: ngành nông nghiệp; công nghiệp chung của tỉnh và của
các huyện, thành phố;
5


- Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường: được đề cập đến trong Báo cáo quy
hoạch môi trường tỉnh Hòa Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Sở Tài
nguyên và môi trường, 2008).
Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhưng trong lĩnh vực điều tra, đánh giá tài
nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn một số tồn tại như: Phần lớn các đề
tài là các nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành, nội dung nghiên cứu chỉ chuyên
sâu theo từng lĩnh vực riêng biệt mà chưa có được nghiên cứu một cách hệ thống đồng
bộ theo quan điểm tổng hợp, liên ngành, phát triển bền vững.
Để giải quyết được các hạn chế nêu trên, trong đề tài của luận văn, tác giả đã
tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung những yếu
tố tài nguyên, môi trường, liên kết tổng hợp các tài liệu để có được một bộ cơ sở dữ
liệu về tài nguyên, môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa

bàn tỉnh Hòa Bình.
Các nghiên cứu chuyên ngành, các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cùng với thực
tế địa phương đã định hướng cho đề tài luận văn của tác giả.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
1.2.1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
Cơ sở khoa học là cầu nối giữa khoa học với hệ thống tự nhiên - con người - xã hội
bao gồm:
1. Cơ sở triết học của Quản lý môi trường (QLMT): Nguyên lý về tính thống nhất vật
chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên,
con người và xã hội trong đó yếu tố con người giữ vai trò quan trọng.
Tính thống nhất của hệ thống "tự nhiên - con người – xã hội" đòi hỏi giải quyết
vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ
thống. Con người nắm bắt cuội nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách
thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Vì chính con người
đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự
nhiên - con người – xã hội. Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ
phát triển của xã hội loài người. Với sự xuất hiện nền văn minh trí tuệ, sự thống nhất
giữa quan hệ con người - tự nhiên và con người - xã hội được bảo đảm bởi hoạt động
trí tuệ con người. Môi trường tự nhiên và hoạt động xã hội được bảo đảm bởi hoạt
động trí tuệ con người. Môi trường tự nhiên và hoạt động xã hội sẽ được duy trì cân
bằng một cách hợp lý. Như vậy, để bảo vệ MT sống cần giữ hài hoà quan hệ con người
- tự nhiên và con người – xã hội bằng cách đưa thêm vào nền sản xuất vật chất của con
người chức năng tái sản xuất tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác cần tạo công nghệ mới,
công nghệ sạch để chuyển sản xuất của con người thành mắt xích của tự nhiên và xã
hội. Để đánh giá chất lượng môi trường sống, cần phải xét đến tiêu chuẩn môi trường
trạng thái các hệ sinh thái tự nhiên và sức khoẻ của dân cư sống trong khu vực. Như
6


vậy, phải kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu môi trường trong việc hoạch định các

chính sách kinh tế.
2. Cơ sở kinh tế của QLMT: được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường
và thực hiện điều tiết xã hội của cải vật chất điều diễn ra với sức ép của sự trao đổi
hàng hoá theo giá trị. Loại hàng hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ
nhanh và ngược lại. Vì vậy, có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh
giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác BVMT. Các công
cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí, lệ phí, Cota ô nhiễm.….
3. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của QLMT
QLMT là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế,
luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng MT, các phương
pháp xử lý MT ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển ngành khoa
học MT. Có nhiều tài liệu cơ sở, số liệu tài liệu nghiên cứu về MT đã được tổng kết và
soạn thảo thành các giáo trình, chuyên khảo. Nhờ kỹ thuật và công nghệ MT các vấn
đề ô nhiễm do con người gây ra đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kỹ thuật phân tích đo đạc, giám sát chất lượng MT đang được phát triển
nhằm dự báo các vùng ô nhiễm trên thế giới.
4. Cơ sở văn hóa - xã hội trong QLMT
Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và cải
thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, một mình Nhà nước không thể hoàn thành
được công việc khó khăn này. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia tích cực và
nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân, của mọi thành phần kinh tế, các cộng đồng dân
cư là điều kiện cần thiết bảo đảm sự thành công của sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Hiệu quả của QLMT phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng quản lý - con người: trình độ,
nhận thức của đối tượng quản lý. Ngoài ra, yếu tố tập tục, tập quán của các dân tộc
cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý như: Văn hóa sử dụng tài nguyên của các dân
tộc; văn hóa xả thải; kiến thức bản địa … Vì vậy khi đưa ra các chính sách QLMT cần
quan tâm đến cơ sở văn hóa của cộng đồng để công tác quản lý có hiệu quả.
1.2.2. Cơ sở luật pháp của QLMT
Tài nguyên môi trường Trái đất xét về chủ quyền quản lý được chia ra làm 2

loại: Tài nguyên môi trường thuộc quyền quản lý của quốc gia và ngoài quyền tài phán
của quốc gia. Việc quản lý tài nguyên môi trường trong phạm vi quốc gia được thực
hiện theo quy định của Luật BVMT và các luật khác có liên quan của quốc gia đó.
Việc quản lý tài nguyên MT nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia được thực hiện
nhờ các quy định của Luật quốc tế về môi trường.
Cơ sở luật pháp của Quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật
quốc gia trong lĩnh vực MT
7


Luật quốc tế về MT bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn
chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho MT của từng quốc gia.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một số điều ước song phương và đa
phương về một số khía cạnh của MT quốc tế như: các điều ước về nguồn nước liên
quan đến sông, hồ, biên giới; quyền đánh cá ở sông hồ quốc tế như sông Ranh và các
sông có giá trị quốc tế khác ở châu Âu.
Đến đầu thế kỷ XX, một số điều ước về BVMT các loài động vật có giá trị
thương mại ra đời như: Công ước 1902 về bảo vệ các loại chim hữu ích cho nông
nghiệp, hiệp ước 1911 về giữ gìn và bảo vệ loài hải cẩu có lông, công ước London
1933 về gìn giữ hệ thống động vật, thực vật trong trạng thái tự nhiên, công ước
Washington 1940 về bảo vệ tự nhiên và đời sống sa mạc ở Tây bán cầu, … Từ Hội
nghị quốc tế về "MT con người" tổ chức 1972 và 1992 đến nay có 840 văn bản pháp lý
quốc tế về BVMT hoặc liên quan đến môi trường được soạn thảo và ký kết, trong đó
có nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết. Hiện nay trên thế giới
có gần 200 công ước, Việt Nam đã tham gia 20 công ước.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề MT được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó
luật BVMT được Quốc hội (QH) nước CHXHCNVN thông qua ngày 27/12/1993 là
văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ra nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về
hướng dẫn thi hành, và nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt hành chính về MT.

Đến 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật
BVMT Việt Nam năm 2005. Hàng loạt các văn bản như: thông tư, nghị định, quy
định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật bảo vệ MT đã được ban
hành. Một số tiêu chuẩn MT chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Ngoài ra còn nhiều
khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn bản khác như: luật khoáng sản, luật dầu
khí, luật lao động, luật hàng hải, luật phát triển và bảo vệ rừng…
Bên cạnh các văn bản pháp quy của Chính phủ, Đảng cộng sản Việt Nam cũng
có nhiều văn kiện quan trọng đề cập đến vấn đề QLMT nước ta. Hai văn kiện quan
trọng nhất là: Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về Tăng cường công tác BVMT
trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước và Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/112004 về Đẩy
mạnh công tác BVMT trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước của Bộ Chính trị Banh
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn bản này thể hiện rõ đường
lối, chính sách thực hiện công tác BVMT đất nước nói chung và các hoạt động QLMT
trong giai đoạn hiện nay
Các văn bản quốc gia trên đây cùng với các văn bản về luật quốc tế được Nhà nước
Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về
môi trường.

8


Tính đến nay đã có tới hàng trăm văn bản luật về môi trường cấp trung ương đã
được ban hành cùng với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra các địa
phương tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương mình cũng ban hành rất nhiều
văn bản quy định trong lĩnh vực môi trường.
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Sở TN&MT tỉnh Hòa
Bình đã ban hành nhiều quyết định, quy định, chỉ thị nhằm triển khai các văn bản luật
của trung ương cũng như có những quy định riêng tại địa phương trong lĩnh vực
QLMT như:
- Quyết định số 07 /2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 Quyết định

Ban hành Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước
thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định số 33/ 2008/ QĐ-UBND ngày 29/ 12/ 2008 của UBND tỉnh Hòa
Bình phê duyệt đề án Quy hoạch khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản chủ yếu
(đồng, sắt, chì, kẽm, than đá) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 – 2010, có xét đến 2020;
- Quyết định số 1734/ QĐ-UBND ngày 06/ 8/ 2008 của UBND tỉnh Hòa Bình
về việc phê duyệt dự án Quy hoạch môi trường tỉnh Hòa Bình đến năm 2010 và định
hướng đến 2020;
- Quyết định 09/2008/QĐ-UBND Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư
đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến cho các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy
ban nhân dân tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định 04/2010/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc quản lý môi
trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình ban hành;
- Nghị quyết số 122/ NQ-HĐND ngày 10/ 12/ 2008 của UBND tỉnh Hòa Bình
về việc thông qua Quy hoạch khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản chủ yếu (đồng,
sắt, chì, kẽm, than đá) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 – 2010, có xét đến 2020;
- Nghị quyết số 123/ NQ-HĐND ngày 10/ 12/ 2008 của UBND tỉnh Hòa Bình
về việc thông qua Quy hoạch khu vực thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 – 2010, có xét
đến 2020; …
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
1.2.3.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
Quản lý nhà nước về môi trường (QLNNMT) là hoạt động quản lý, giám sát và
điều chỉnh của ngành TNMT nhằm hạn chế tối đa các tác động có hại tới môi trường
do các hoạt động phát triển gây nên, đảm bảo cân bằng sinh thái nhằm PTBV (Theo
Cục BVMT)
9



Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của nước ta được trình bày
trong điều 37 luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 1993 gồm các điểm sau:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban
hành các hệ thống tiêu chuẩn Môi trường;
- Xây dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT; kế hoạch phòng
chống, khắc phục suy thoái MT, ô nhiễm MT và sự cố MT;
- Xây dựng, quản lý các công trình BVMT và các công trình có liên quan đến
BVMT;
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng
MT, dự báo diễn biến MT;
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ
sở sản xuất, kinh doanh;
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Đào tạo cán bộ về khoa hoạc và QLMT;
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT;
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT;
Công tác quản lý môi trường có thể phân loại theo phạm vi thành QLMT khu
vực, QLMT theo ngành và quản lý tài nguyên. Theo tính chất quản lý có thể phân ra:
quản lý chất lượng MT, quản lý kỹ thuật môi trường, quản lý kế hoạch MT. Trong quá
trình thực hiện, các nội dung quản lý trên đan xen lẫn nhau.
Trong luật bảo vệ môi trường năm 2005 nội dung quản lý nhà nước về môi
trường thể hiện cụ thể trong từng vấn đề môi trường: chính sách môi trường, tiêu
chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánh giá chiến lược môi trường; bảo
tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
BVMT đô thị và khu dân cư, BVMT biển, BVMT nước sông, BVMT các nguồn nước
khác; quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô
nhiễm và phục hồi môi trường; thuế và phí môi trường; ký quỹ môi trường, xử lý vi
phạm và giải quyết khiếu nại về môi trường, bồi thường thiệt hại môi trường.
1.2.3.2. Mục tiêu và chức năng của quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng

Mục tiêu của quản lý nhà nước về môi trường nói riêng và của quản lý môi
trường nói chung là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và BVMT. Nói cách khác, phát triển kinh tế - xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để
BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, hệ thống pháp lý và mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, địa phương,
mục tiêu QLMT có thể có những ưu tiên riêng.
10


Theo chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường Việt Nam
có đề cập tới việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường như:
- Khắc phục phòng chông suy thoái ô nhiễm MT phát sinh trong các hoạt động
sống của con người;
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp BVMT, ban hành các chính sách phát
triển kinh tế xã hội phải gắn với BVMT, nghiêm chỉnh thi hành luật BVMT;
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo cán bộ về MT từ
trung ương đến địa phương:
+ Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đủ sức thực hiện tốt các
nhiệm vụ chung của đất nước;
+ Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ và gắn
chúng với hệ thống các trạm quan trắc MT toàn cầu và khu vực. Hệ thống này có chức
năng phản ánh trung thực chất lượng MT quốc gia và các vùng lãnh thổ;
+ Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu MT quốc gia, quy chế thu thập trao đổi
thông tin môi trường quốc gia và quốc tế;
+ Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ, chuyên gia về khoa
học và công nghệ MT đồng bộ, đáp ứng công tác BVMT của quốc gia và từng ngành;
+ Kế hoạch hóa công tác BVMT từ trung ương đến địa phương, các bộ, các ngành.
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc PTBV.
1.2.3.3. Tổ chức công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng

Công tác quản lý nhà nước về môi trường được thực hiện đồng bộ từ trên xuống
dưới, từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh các cơ quan QLNN về môi trường còn
có nhiều cơ quan khác như các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ (NGO) tham gia thực hiện công tác đào tạo, giám sát và nghiên cứu MT.
UBND tỉnh

Các Sở khác

Sở TN&MT

Chi cục BVMT

Bộ Tài nguyên và MT

Cục BVMT

Vụ TĐ&KSON

Các Bộ khác

Vụ KHCN&MT

Các Vụ khác

Các phòng chức năng khác

Phòng TNMT huyện, TP

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công tác QLNN về MT Việt Nam sau năm 2003
11



Nhìn chung, việc QLNN về môi trường mới tập trung chủ yếu vào việc quản lý
theo ngành và quản lý theo lĩnh vực, theo tính chất quản lý chưa chú trọng quản lý
theo không gian lãnh thổ của từng vùng. Vì vậy, tiếp cận địa lý trong quản lý nhà
nước về môi trường sẽ khắc phục được phần nào những hạn chế của các cách quản lý
thông thường.
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
a) Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống coi lãnh thổ Hòa Bình như một địa hệ thống được hình
thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu,
thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) với các yếu tố xã hội, các hình thức sử dụng, quản lý
tài nguyên và tình hình phát triển kinh tế của địa phương.
Theo quan điểm này, các yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và thực trạng môi trường cũng như công tác QLNN về môi trường trên lãnh thổ phải
đặt trong hệ thống tương tác với các mối liên hệ liên ngành, liên vùng, trên cơ sở định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch môi trường chung của khu vực. Trên cơ
sở đó xác lập được tiêu chí, yêu cầu nhiệm vụ với từng vùng lãnh thổ trong công tác
bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
b) Quan điểm tổng hợp
Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đều phải tiến hành nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội. Từ
đó đưa ra các định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ được sử dụng như một công cụ phục vụ đắc
lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Với quan điểm tổng hợp, tác giả xem xét tất cả các yếu tố trong hệ thống kinh
tế - xã hội - môi trường lãnh thổ tỉnh Hòa Bình trong mối liên hệ với các yếu tố khác
trong hệ thống. Ví dụ, công tác quản lý môi trường của địa phương còn yếu kém được
xét đến do rất nhiều nguyên nhân: nguồn lực cán bộ thiếu và yếu, thể chế chính sách

pháp luật chưa phù hợp, do đặc thù về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ rộng, địa hình hiểm
trở), do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, giữa các ngành quản lý,
chưa phát huy được vai trò của cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường, ... Như
vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về môi trường của địa phương.
Vì vậy khi xác định vấn đề cần phải có cái nhìn tổng hợp và xét đến tất cả các hướng.
Đây là tiếp cận đa chiều và tổng hợp khi xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh
trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc quyết định đúng đắn.
c) Quan điểm phát triển bền vững

12


Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con
người đang sống, nhưng phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài
nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay.
Trên mỗi lưu vực thường có nhiều phụ lưu vực, tuy độc lập phát triển nhưng có
mối quan hệ tương tác lẫn nhau, đảm bảo lưu vực hoạt động như một hệ thống hoàn
chỉnh. Tính độc lập tương đối tạo nên những đặc điểm riêng giữa các cảnh quan tồn tại
trên mỗi lưu vực. Những thay đổi nhỏ của các phụ lưu ở thượng nguồn thường gây nên
những ảnh hưởng đáng kể ở hạ lưu. Mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi từ không đáng
kể đến rất mạnh, thậm chí thay đổi cục bộ một số yếu tố tự nhiên, đặc biệt là khi có sự
can thiệp thô bạo của con người.
Như vậy, phát triển bền vững lưu vực là sự phát triển đảm bảo sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phù hợp với các quy luật tự nhiên. Quản lý và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững là một quá trình bao gồm sự phối hợp chặt chẽ giữa
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách về sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
d) Quan điểm tiếp cận địa lý trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
Tiếp cận địa lý (quan điểm địa lý) bao gồm tính không gian (tính lãnh thổ), tính

thời gian, tính tổng hợp và quan hệ tương hỗ, tính cụ thể và ngôn ngữ bản đồ (Từ điển
bách khoa địa lý - 1988. Tr. 57; Nguyễn Cao Huần). Tiếp cận này rất đặc thù cho
hoạch định không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là cơ sở để giúp các nhà
quản lý có thể thực hiện tốt vai trò của mình, đặc biệt với một tỉnh miền núi có địa
hình vô cùng phức tạp, rộng lớn và công tác quản lý nhà nước về môi trường đang còn
hạn chế như Hòa Bình.
Theo tiếp cận địa lý thì các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động khai thác
sử dụng tài nguyên trên mỗi vùng lãnh thổ đã làm suy giảm chất lượng môi trường và
cũng là tác nhân gây các tai biến ngoại sinh như hoạt động làm đường giao thông phải
xẻ núi dẫn đến đổ lở, trượt lở; làm hồ thủy điện gây ngập úng phải di dân; hoạt động
canh tác đất dốc gây xói mòn đất. Hiện nay một số khu công nghiệp của tỉnh đang ảnh
hưởng đến môi trường trên các lưu vực sông do xả thải. Như vậy, trên từng vùng lãnh
thổ sẽ có những hoạt động kinh tế đặc trưng nên sẽ tác động tới môi trường không
giống nhau. Hơn nữa do địa bàn lãnh thổ của tỉnh Hòa Bình rộng lớn nên công tác
quản lý môi trường của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy Quản lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường không chỉ dừng lại ở các thành
phần đối tượng mà còn mang tính không gian để lựa chọn được các phương thức quản
lý phù hợp cho cấp cơ sở. Như vậy nghiên cứu quản lý môi trường theo tiếp cận bao
gồm cả yếu tố không gian (vùng, phân vùng) và yếu tố thời gian (diễn biến biến đổi
môi trường). Các kết quả nghiên cứu được thể hiện khá rõ và dễ hiểu trên bản đồ tạo
13


cho người đọc không khó khăn và dễ nhận biết các đặc điểm và tính đặc thù phân bố
của các đối tượng.
QUẢN LÝ NN VỀ

TIẾP CẬN ĐỊA

MT




Ban hành các

QL thành phần

ĐK

VB pháp quy

MT

KT-XH

tự

nhiên,

Formatted: Font color: Auto

Con người và
phát triển KT

BVMT
XDchính sách,
chiến lược, kế
hoạch BVMT
GS, KT, các
HĐ để BVMT

Tăng

cường

QLNN về MT

QLMT
QLMT
theo
không
gian và
thời gian

các

ngành
Xác

định

vùng quản lý

các

Vấn

đề

MT


TBTN

Bảo
tồn
DDSH, nước,
rừng, …
QLMT
SDTN

Formatted: Font: 9 pt

trong
Formatted: Font: 9 pt

Hình 1.2: Sơ đồ quản lý nhà nước và mối tương tác với tiếp cận địa lý
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (phương pháp kế thừa)
Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng giúp làm rõ hơn cơ sở
lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở
khu vực nghiên cứu. Việc phân tích và tổng hợp, tổng luận các tài liệu và các công
trình nghiên cứu trước đó mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp trong
nghiên cứu; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó; biết được các thiếu xót của các
nghiên cứu trước đó và định hướng được các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn.
Trong suốt thời gian làm luận văn tác giả đã thu thập rất nhiều tài liệu tham
khảo, trong đó có nhiều tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt gắn kết trực tiếp với các nội
dung nghiên cứu và nhiều bản đồ, ảnh vệ tinh. Các tài liệu này liên tục được cập nhật,
bổ sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp và cần
thiết cho luận văn. Trên cơ sở phân tích các tài liệu ở trên, tác giả đã nhận thấy cần có
các số liệu khảo sát thực tế về thực trạng môi trường và công tác quản lý tại địa
phương. Thực sự đó là các số liệu bổ sung cần thiết và hữu ích, đảm bảo đầy đủ dữ

liệu cho các bước phân tích tiếp theo.
b) Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp quan trọng và cần thiết, các số liệu thống kê và điều tra
thực địa sẽ là cơ sở để đánh giá chính xác được thực trạng môi trường, công tác quản
lý môi trường tại địa phương để xây dựng các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường.
14


Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và các
chương trình, kế hoạch quản lý môi trường ở địa phương. Đây là cơ sở chỉnh sửa, điều
chỉnh những sai sót và thiếu xót của các tài liệu được thực hiện ở giai đoạn trong phòng.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã thực hiện 2 đợt
nghiên cứu, khảo sát tổng hợp hiện trạng và công tác quản lý về môi trường trên, lấy ý
kiến trực tiếp từ chính những cán bộ trong ngành. Đợt 1 vào tháng 4/2011, đợt 2 vào
tháng 10/2011.
Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đó đã giúp làm rõ hơn về các đặc điểm
điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường của
vùng theo cách tiếp cận từ dưới lên. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo được tính logic
về khoa học và áp dụng được ngay trong điều kiện thực tiễn của địa phương.
c) Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS
Tác giả đã sử dụng các loại bản đồ địa hình, địa mạo, địa chất, bản đồ rừng, bản
đồ phân bố mưa được cập nhật thời gian gần đây nhất (năm 2009, 2011), các bản đồ
đều có tỷ lệ 1:100000. Ngoài ra có các bản đồ về tai biến trượt lở, dự báo tai biến trượt
lở, bản đồ đa dạng sinh học thuộc các nghiên cứu 2002, 2009.
Tác giả đã sử dụng các phần mềm GIS và phần mềm thành lập, biên tập bản đồ
chuyên dụng như:
- Phần mềm ArcGIS 9.2: dùng để phân tích không gian và phân tích biến động
đa thời gian
- Phần mềm Mapinfo 9.5: xây dựng và biên tập các bản đồ thành phần và tổng
hợp như bản đồ địa mạo, bản đồ đất, bản đồ lưu vực sông suối, bản đồ phân vùng địa

môi trường, bản đồ định hướng không gian quản lý môi trường
Qua các số liệu thống kê, điều tra thực địa thì tác giả có thể phân tích một cách
chi tiết về thực trạng quản lý môi trường địa phương, nêu ra được những điểm mạnh
điểm yếu, những tồn tại bất cập. Từ đó có thể tổng hợp, hệ thống lại để đưa ra những đề
xuất, phương hướng nâng cao công tác QLNN về môi trường. Trong đó, công tác quản
lý nhà nước về môi trường được coi là yếu tố cơ bản nhất trong bảo vệ môi trường.

1.3.3. Quy trình thực hiện
1 - Bƣớc 1: Tiến hành thu thập tài liệu và dữ liệu cho đề tài theo 03 nhóm lớn:
i) các nghiên cứu, lý thuyết về bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về môi trường
theo tiếp cận địa lý; ii) các số liệu, công trình, bản đồ, tư liệu về khu vực tỉnh Hòa
Bình đã được công bố; iii) số liệu khảo sát thực địa, đo đạc thông số môi trường từ các

15


đề tài, dự án có liên quan đến lãnh thổ Hòa Bình. Các tài liệu là cơ sở để tổng luận các
vấn đề lý luận thực tiễn theo nội dung nghiên cứu của đề tài.
2 - Bƣớc 2: Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tai
biến tự nhiên; kinh tế - xã hội và phân vùng địa môi trường trên lãnh thổ Hòa Bình.
3- Bƣớc 3 : i) Phân tích hiện trạng, diễn biến môi trường và công tác quản lý
môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu; ii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về môi trường theo các vùng địa lý môi trường.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định nhu cầu và thu thập dữ liệu

Bƣớc 1

Cơ sở lý luận QLNN về

MT

Điều kiện tự nhiên, KT –
XH, tai biến thiên nhiên

Formatted: Font: Bold

Các vùng địa môi trường

Bƣớc 2

Bƣớc 3

Formatted: Font: Bold

Thực trạng, diễn biến môi trường
và công tác quản lý môi trường

Formatted: Font: Bold

Các giải pháp QLNN về môi
trường theo không gian

Hình 1.3: Quy trình thực hiện luận văn

16


CHƢƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM SỰ PHÂN HÓA VÀ VAI TRÕ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ MÔI

TRƢỜNG Ở TỈNH HÕA BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, lãnh thổ chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông
Hồng lên vùng Tây Bắc. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách Hà nội khoảng 73 km.
Nằm trong không gian từ 200 17' 00'' - 21008'00'' Vĩ độ bắc và từ 1040 48' 00'' 105040'00'' Kinh độ đông, tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với các tỉnh/thành như sau: Phía bắc
giáp tỉnh Phú Thọ; phía đông giáp Hà Nội, Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Sơn La; phía
nam, đông nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình; phía tây nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Hòa Bình có diện tích tự nhiên khoảng 459.635 ha (chiếm 1,41% diện tích Việt
Nam) gồm 10 huyện, 1 thành phố; trong đó có 197 xã, 11 thị trấn, 6 phường, với 63
xã vùng cao thuộc các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và Cao
Phong.
2.1.2. Đặc điểm địa chất – địa hình
 Đặc điểm địa chất
Lãnh thổ tỉnh Hoà Bình có cấu trúc địa chất rất phức tạp, bao gồm các thành tạo
địa chất là phần đông nam của cấu trúc Tây Bắc – Bắc Bộ có các đới Phan Xi Păng ở
phần tây bắc, đới Sơn La ở phần tây nam, sông Mã và phần lớn hơn còn lại thuộc đới
Ninh Bình thuộc miền uốn nếp Tây Bắc của nước ta. Hoạt động địa chất tạo ra hệ
thống đứt gẫy và hàng loạt yếu tố cấu trúc như các nếp lồi, nếp lõm, địa hào và địa luỹ
như: nếp lồi sông Mã và võng phức Pà Cò, võng phức Bình Thanh ở huyện Mai Châu;
các võng phức Phăng Xi Păng (huyện Đà Bắc); võng phức Thái Bình (phía đông thành
phố Hoà Bình); ... Đặc điểm đó đã tạo nên tính đa dạng về các loại khoáng sản và tạo
nên các dạng địa hình đặc trưng cho vùng.

17


×