Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII-XVIII với sự phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.87 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ LAN

SỰ ĐỐI LẬP GIỮA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM
VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ THẾ KỈ XVII - XVIII
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN NHẬN THỨC
DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Chuyên ngành: Triết học
Mã số:

60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Lan



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
5. Bố cục luận văn.......................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ –
NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỐI LẬP VỀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC ................... 7
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VỀ BẢN CHẤT VÀ
CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC CHÂN LÝ. ........................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về chủ nghĩa kinh nghiệm. ................................................. 7
1.1.2. Quan niệm cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm thế kỉ XVII – XVIII
về bản chất và con đường nhận thức. ............................................................ 8
1.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ VỀ BẢN CHẤT VÀ CON
ĐƯỜNG NHẬN THỨC CHÂN LÝ. ...................................................................22
1.2.1. Khái niệm về chủ nghĩa duy lý. .........................................................22
1.2.2. Những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy lý thế kỉ XVII - XVIII
về bản chất và con đường nhận thức. ..........................................................23
1.3. SỰ ĐỐI LẬP, NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA
KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ THẾ KỈ XVII – XVIII. ..............32
1.3.1. Thực chất của sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
duy lý thế kỉ XVII – XVIII. .........................................................................32
1.3.2. Những đóng góp và hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ
nghĩa duy lý thế kỉ XVII – XVIII. ...............................................................35


CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ CHỦ

NGHĨA DUY LÝ THẾ KỈ XVII – XVIII TRONG SỰ PHÁT TRIỂN LÝ
LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG...........................................39
2.1. QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ
BẢN CHẤT VÀ CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC. ................................................39
2.1.1. Quan điểm của lý luận nhận thức duy vật biện chứng về bản chất
của nhận thức. ..............................................................................................39
2.1.2. Quan điểm lý luận nhận thức duy vật biện chứng về con đường
nhận thức chân lý. ........................................................................................44
2.2. NHỮNG KẾ THỪA HỢP LÝ TỪ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ
CHỦ NGHĨA DUY LÝ THẾ KỈ XVII – XVIII TRONG PHÁT TRIỂN LÝ
LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG. ............................................59
2.3. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG
KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ CHỦ
NGHĨA DUY LÝ THẾ KỈ XVII - XVIII ............................................................61
2.3.1. Sự phê phán những hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ
nghĩa duy lý thế kỉ XVII – XVIII. ...............................................................61
2.3.2. Sự khắc phục mặt hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
duy lý thế kỉ XVII - XVIII trong việc phát triển lý luận nhận thức duy vật
biện chứng....................................................................................................64
2.3.3. Đấu tranh khắc phục những biểu hiện sai lầm của chủ nghĩa duy lý
và chủ nghĩa kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta..........................................................................................................84
KẾT LUẬN .........................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................91
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Vấn đề bản chất, con đường nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý là một
trong những đề tài tranh luận gay gắt trong suốt lịch sử phát triển của tư duy
nhân loại. Ngoài những quan niệm duy tâm tôn giáo quy bản chất của nhận
thức về sự “hòa nhập” của cái tôi với vũ trụ, sự “hồi tưởng” của linh hồn về
kiếp trước, sự “mặc khải” những tri thức của Thượng đế cho con người, còn
có hai khuynh hướng đối lập nhau là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy
lý. Tuy có mầm mống từ thời cổ đại, nhưng hai trào lưu này nở rộ và phát
triển gay gắt từ thời cận đại và vẫn còn có ảnh hưởng lớn trong nhiều trào lưu
triết học đương đại.
Tiếp thu những thành quả tư tưởng của nhân loại qua nhiều thời đại mà
trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, tư duy biện chứng Mácxít được xây
dựng, vạch ra những quy luật vận động và phát triển phổ biến của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Vì thế, tư duy biện chứng Mácxít với tư cách là chìa khóa giúp
cho con người nhận thức và cải tạo thế giới một cách khoa học. Lý luận nhận
thức duy vật biện chứng đã chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa kinh nghiệm
và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII - XVIII và khắc phục những đối lập của hai
trào lưu này bằng việc đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức.
Nghiên cứu vấn đề nhận thức luận trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII
- XVIII có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đến giai đoạn này, nhận thức
luận đã trở thành một nội dung trọng yếu của triết học. Những vấn đề cơ bản
của nhận thức, của tư duy đúng đắn được đem ra bàn cãi, tranh luận sôi nổi và
toàn bộ những tìm tòi, thành quả cũng như những khó khăn, bế tắc mà triết
học thời này gặp phải đã có một ảnh hưởng to lớn và để lại một dấu ấn đậm
nét trong sự hình thành nhận thức luận duy vật của Mác – Ăngghen.


2

Tuy vậy, đây là một vấn đề rất tế nhị và phức tạp cho nên nhiều bộ óc

vĩ đại trong triết học đương đại vẫn còn chưa thoát khỏi những sai lầm hạn
chế của quá khứ, như chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic của trường phái Vienna,
chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Raimund Popper. Nếu không hiểu rõ sự
đối lập giữa hai trào lưu này về nhận thức luận, những hạn chế của mỗi trào
lưu và cách khắc phục chúng trong lý luận nhận thức duy vật biện chứng,
chúng ta vẫn có thể rơi vào sai lầm này một cách không tự giác.
Trong phần mở đầu của cuốn sách giáo khoa triết học ở Mỹ “Từ
Socrates đến Sarrtre: Sự đi tìm triết học” cũng nêu lên những câu hỏi còn
nóng hổi trong lý luận nhận thức: “Tri thức chân thực có nguồn gốc trong sự
tri giác bằng giác quan hay trong lý trí của con người, hay ở một tồn tại siêu
tự nhiên. Chân lý là cố định, vĩnh cữu, tuyệt đối, hay chân lý biến đổi, tương
đối? Có những giới hạn của sự nhận thức của chúng ta không? Đó là những
câu hỏi của một ngành triết học gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức
luận”[37].
Triết học Mác - Lênin tuy đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
cảm giác và tư duy, giữa kinh nghiệm và lý tính bằng việc chỉ ra mối quan hệ
biện chứng giữa hai giai đoạn, hai trình độ nhận thức này và đưa vai trò của
thực tiễn vào trong quá trình nhận thức, tuy nhiên trong quá trình vận dụng
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô trước đây và các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay, trong rất
nhiều trường hợp, các đảng cộng sản vẫn còn vấp phải những sai lầm, hạn chế
của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý.
Với mong muốn giải quyết sự hoài nghi bấy lâu về câu trả lời của “The
philosophic Quest” sự đi tìm triết học về nguồn gốc, bản chất và con đường
nhận thức, để nhấn mạnh một lần nữa tính đúng đắn của quan điểm lý luận


3

nhận thức duy vật biện chứng và đồng thời nhằm góp phần khắc phục triệt để

những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
cho luận văn triết học của mình: “Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và
chủ nghĩa duy lý thế kỉ XVII - XVIII với sự phát triển lý luận nhận thức
duy vật biện chứng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu khái quát sự đối lập giữa chủ nghĩa
kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII – XVIII về bản chất và con
đường nhận thức, về tiêu chuẩn của chân lý trên cơ sở đó làm rõ sự kế thừa
của chủ nghĩa duy vật biện chứng về những mặt tích cực và khắc phục những
mặt hạn chế của hai trào lưu nhận thức luận này trong phát triển lý luận nhận
thức duy vật biện chứng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ lịch sử triết học mà chủ yếu là tập trung
vào sự đối lập về quan điểm, xoay quanh vấn đề lý luận nhận thức bản chất
và con đường nhận thức, vấn đề chân lý của các trường phái và đại biểu khác
nhau của hai khuynh hướng chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm thế
kỷ XVII – XVIII, dưới ánh sáng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng,
qua đó chỉ ra được sự kế thừa và sự khắc phục hạn chế đối với hai trào lưu
nhận thức này và làm rõ tính đúng đắn của lý luận nhận thức duy vật biện
chứng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp những nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó chú trọng sử
dụng các nhóm phương pháp: Trìu tượng hóa, khái quát hóa; phân tích - tổng


4

hợp; lịch sử - lôgic; so sánh - đối chiếu; tổng kết, đánh giá mục đích làm rõ

vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm
hai chương 06 tiết
Chương 1. Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý – những quan
điểm đối lập về lý luận nhận thức.
Chương 2. Vai trò của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thế kỉ
XVII – XVIII trong sự phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
6. Tổng quan tài liệu
Trong triết học cổ đại, hầu hết các nhà triết học đã đề cập đến vấn đề
bản chất và con đường nhận thức; có nhà triết học tuyệt đối hóa vai trò của lý
tính, có nhà triết học nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm. Tuy nhiên, chưa có
những công trình nghiên cứu làm rõ sự đối lập này.
Thế kỉ XVII chứng kiến sự nở rộ của chủ nghĩa duy lý với ba đại biểu
xuất sắc: René Descartes Pháp , Baruch Spinoza Hà Lan và G. Leibniz
Đức . Các nhà triết học thời kì này tuy có đóng góp lớn là đánh giá cao vai
trò của tư duy khoa học, tư duy lý luận, chống lại niềm tin mù quáng và giáo
điều tôn giáo, nhưng lại rơi vào một cực đoan trong lý luận nhận thức.
Chủ nghĩa kinh nghiệm có truyền thống ở nước Anh với ông tổ của nó
là Francis Bacon và phát triển mạnh ở cuối thế kỉ XVII – XVIII với ba đại
biểu xuất sắc là John Locke, George Berkeley và David Hume. Chủ nghĩa
kinh nghiệm của John Locke còn nằm trong phạm vi của chủ nghĩa duy vật,
cho rằng vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác, kinh nghiệm của
chúng ta. Tuy nhiên, trong triết học George Berkeley và David Hume chủ


5

nghĩa kinh nghiệm Anh chuyển sang một hướng khác – chủ nghĩa duy tâm
chủ quan, như vậy đã rơi vào một cực đoan khác trong lý luận nhận thức.

Các nhà sáng lập triết học Mác - Lênin đã nghiên cứu sự đối lập giữa
chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý, chỉ ra và tìm cách khắc phục
những hạn chế và sự đối lập cứng nhắc giữa hai trào lưu này bằng cách đưa
thực tiễn vào con đường nhận thức chân lý và đã thực sự đưa lý luận nhận
thức lên một trình độ phát triển mới.
Tuy nhiên, thế kỉ XX vẫn còn tiếp tục chứng kiến sự phát triển chủ
nghĩa kinh nghiệm với các đại biểu là Bertrand Russell và trường phái
Vienna, chủ nghĩa duy lý với Karl R. Popper. Chủ nghĩa kinh nghiệm phát
triển ở Mỹ cuối thế kỷ XIX – thế kỷ XX ở trào lưu chủ nghĩa thực dụng với
các đại biểu Charles S. Peirce, William James và John Dewey. Cuộc đấu tranh
về lý luận giữa hai khuynh hướng nhận thức luận này góp phần làm sáng tỏ
những đóng góp và hạn chế của hai khuynh hướng nhận thức này.
Hiện nay trên thế giới, nghiên cứu về sự đối lập giữa hai trào này đã lôi
kéo rất nhiều nhà triết học tham gia bằng các sách, các bài viết, như bài “chủ
nghĩa duy lý chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm” (Rationalism vs. Empiricism)
của Peter Markie đăng trên The Stanford Encyclopedia of Philosophy; các bài
về Chủ nghĩa kinh nghiệm Empiricism và Chủ nghĩa duy lý (rationalism)
trên Wikipedia, the Free Encyclopedia.
Ở Việt Nam, trước 1975, nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh có một số
công trình dịch và chú giải các tác phẩm của Descartes. Trong công trình này,
tác giả đã dịch và đưa ra nhiều bình luận, đánh giá, chú giải về triết học
Descartes nói chung và triết học duy lý của ông nói riêng.


6

Trong cuốn Các nhà toán học – triết học của Nguyễn Cang Nxb. Đại
Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 , tác giả chỉ ra ảnh hưởng của
toán học đến phương pháp luận triết học của Descartes và Leibniz.
Nghiên cứu về Descartes còn có công trình của Trần Đỗ Dũng:

“Descartes: Con người, Cuộc đời và tư tưởng” Lửa thiêng, Sài Gòn, 1974),
của Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn với tác phẩm “R. Descartes” (Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1995 .
Ở nước ta, trong những năm gần đây trên Tạp chí Triết học xuất hiện
nhiều công trình nghiên cứu chung quanh đề tài này: Về ranh giới giữa kinh
nghiệm và lý luận trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn của Bùi
Đình Luận Tạp chí Triết học số 2, 1992 ; Kinh nghiệm - thực chất và ý nghĩa
của Vũ Anh Tuấn Tạp chí Triết học, số 4, 1993 ; Vấn đề kết hợp các phư ng
pháp nhận thức trong quá trình nhận thức bản chất sự vật của Phạm Thị
Hồng Yến Tạp chí Triết học, số 2, 2000 ; Về vai trò của lôgic quy nạp trong
nhận thức khoa học của Nguyễn Gia Thơ Tạp chí Triết học số 6, 2000 ;
Những quan niệm khác nhau trong lịch sử triết học về bản chất, con đường
nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý của Nguyễn Tấn Hùng Tạp chí Triết
học, số 3, 2006 .
Ngoài ra còn có một số luận văn triết học nghiên cứu về đề tài này, như
luận văn của Phan Huy Chính, trong đó tác giả đã dành chương 1 để phân tích
sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy cảm trong triết học Tây Âu
thế kỉ XVII - XVIII và những vấn đề đặt ra với nhận thức luận của Kant.
Tuy nhiên, nhìn chung, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu
đầy đủ và có hệ thống để chỉ ra những đóng góp và hạn chế, và nhất là những
ảnh hưởng tiêu cực của hai trào lưu nhận thức luận quan trọng này trong giai
đoạn hiện nay và biện pháp khắc phục chúng.


7

CHƯƠNG 1
CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ –
NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỐI LẬP VỀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC
Nhận thức có nguồn gốc từ sự quan sát bằng giác quan hay từ sự suy

đoán của tư duy? Thế nào là chân lý, con đường đạt đến chân lý và tiêu chuẩn
của chân lý? Hai trào lưu lớn trong lý luận nhận thức đã trả lời những câu hỏi
này bằng những cách khác nhau, đó là chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
duy lý.
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM VỀ BẢN CHẤT
VÀ CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC CHÂN LÝ.
1.1.1. Khái niệm về chủ nghĩa kinh nghiệm.
Thuật ngữ “chủ nghĩa kinh nghiệm” tiếng Anh: empiricism bắt nguồn
từ tiếng Hy lạp “ἐμπειρία” (Latinh: experientia, Anh: experience, dịch ra tiếng
Việt: kinh nghiệm). Chủ nghĩa kinh nghiệm là khuynh hướng triết học cho
rằng kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm cảm tính những gì chúng ta quan
sát được bằng giác quan , là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức.
Chủ nghĩa kinh nghiệm có thể là duy vật chủ nghĩa kinh nghiệm của
John Locke hoặc duy tâm chủ nghĩa kinh nghiệm của George Berkeley và
David Hume).
Người sáng lập chủ nghĩa kinh nghiệm là John Locke (1632-1704),
nhà triết học Anh thế kỉ XVII. Tuy nhiên, chủ nghĩa kinh nghiệm có nguồn
gốc xa xưa từ thời cổ đại với quan niệm về vai trò quan trọng của kinh
nghiệm trong triết học Aristotle. Chủ nghĩa kinh nghiệm ở John Locke còn
nằm trong khuôn khổ chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên, đến George Berkeley và


8

David Hume, chủ nghĩa kinh nghiệm đã chuyển sang hình thức duy tâm chủ
quan.
Các nhà ngụy biện là những nhà kinh nghiệm đầu tiên trong triết học
Tây Âu cổ đại khi họ phủ nhận các suy đoán duy lý về bản chất của thế giới,
khẳng định vai trò của nhận thức giác quan. Tiếp sau đó là Aristote khi ông
đưa ra nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa duy kinh nghiệm “không có gì trong

lý tính mà nó lại không đến đầu tiên từ các giác quan”. Nguyên lý này đã
được Thomas Aquino tiếp thu vào xây dựng học thuyết triết học của mình và
ông được coi là một đại diện của chủ nghĩa duy kinh nghiệm Trung cổ cùng
với các đại biểu của chủ nghĩa duy danh. Đến thời Phục hưng với sự phát
triển mạnh mẽ của các khoa học thực nghiệm, các nhà triết học Teledio,
Bruno… đều nhấn mạnh vai trò của tri thức kinh nghiệm trong nhận thức.
1.1.2. Quan niệm cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm thế kỉ XVII –
XVIII về bản chất và con đường nhận thức.
Các khái niệm sơ khai về sự tồn tại của "các ý niệm bẩm sinh" đã là
chủ đề của cuộc tranh luận giữa các nhà duy lý lục địa và các nhà kinh
nghiệm chủ nghĩa Anh trong suốt thời gian từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ
XVIII. John Locke, George Berkeley, và David Hume đã là những người diễn
giải chính của chủ nghĩa kinh nghiệm.
Có lẽ, các nhà triết học kinh nghiệm đầu tiên của triết học phương Tây
là các nhà Sophist, mà đại biểu xuất sắc là Protagoras khoảng 500 - 428 tr.
CN ; họ đã phủ nhận các suy đoán duy lý về bản chất của thế giới để tập trung
vào “những thực thể tương đối cụ thể hơn chẳng hạn như con người và xã
hội”.
Aristotle (384–322 TCN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy
nạp dựa trên kinh nghiệm. Phản ứng chống lại cách tiếp cận duy lý của Plato


9

(427–347 TCN , trong những năm cuối đời Aristotle đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của những gì các giác quan thu nhận được, nghĩa là nhấn mạnh vào các
quan sát hậu nghiệm. Aristotle dùng thuật ngữ triết học tự nhiên để gọi nhiệm
vụ tìm hiểu thế giới tự nhiên, sử dụng cái mà sau này đã được biết với tên lập
luận quy nạp để đi đến các phạm trù và nguyên lý dựa trên dữ liệu giác quan.
Cách tiếp cận này đã đối ngược sâu sắc với lý thuyết hình thức của Plato - lý

thuyết phụ thuộc rất lớn vào các giả thuyết tiên nghiệm.
“Không có gì trong trí tuệ mà trước đó không có trong cảm giác” là một
nguyên tắc căn bản đối với Aristotle cũng như đối với học trò của ông sau
này.
Một thế hệ sau Aristotle, cả các nhà triết học phái Khắc kỷ (Stoic) và
chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa Epicurus đều thiết lập các giải thích tường
minh hơn theo kiểu kinh nghiệm về sự hình thành của các ý niệm và khái
niệm.
Thomas Aquinas lập luận rằng sự tồn tại của Thượng đế có thể được
chứng minh bằng lập luận từ dữ liệu giác quan. Ông sử dụng một biến thể
khái niệm của Aristotle về “trí tuệ chủ động” active intellect mà ông giải
nghĩa là khả năng trừu tượng hóa ý nghĩa phổ quát từ dữ liệu kinh nghiệm cụ
thể.
Đến thế kỉ XVII – XVIII, do sự phát triển của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa và nhu cầu của cuộc cách mạng tư sản, các học giả của giai cấp
tư sản đang lên dựa vào thành tựu của khoa học thực nghiệm để bác bỏ con
đường nhận thức bằng niềm tin. Một số nhà triết học, như Ph. Bêcơn Francis
Bacon , R. Đêcáctơ René Descartes đã lấy nghi ngờ làm nguyên tắc xuất
phát cho nhận thức khoa học. Các nhà triết học Anh, như Francis Bacon,
Thomas Hobbes T. Hôpxơ , John Locke Giôn Lôccơ coi quan sát, thực


10

nghiệm khoa học và phương pháp quy nạp là con đường duy nhất để đạt được
tri thức khoa học, từ đó hình thành một truyền thống trong triết học Anh: chủ
nghĩa kinh nghiệm.
Phản ứng lại "chủ nghĩa duy lý" lục địa mà người bảo vệ xuất sắc nhất
là René Descartes, nhà triết học Anh John Locke (1632-1704 , trong cuốn
Luận về hiểu biết của con người, năm 1689 , ở tác phẩm này John Locke đã

nghiên cứu vấn đề bản chất nhận thức con người và quá trình con người nhận
thức thế giới. Ông bác bỏ học thuyết truyền thống về tư tưởng bẩm sinh và
ông tin rằng đầu óc con người khi sinh ra là một “tấm bảng trắng”, từ đó ông
đã đề xuất một quan điểm mới mẻ và có tầm ảnh hưởng rất lớn, trong đó nói
rằng tri trức duy nhất mà con người có thể có là tri thức hậu nghiệm, nghĩa là
dựa trên các kinh nghiệm.
Người ta ghi nhận Locke với khẳng định của ông rằng tâm thức con
người là một tabula rasa, tức một “tấm bảng trắng”, trong lời của Locke là
“trang giấy trắng”, mà viết trên đó là các kinh nghiệm rút ra từ các ấn tượng
giác quan khi cuộc đời của một con người tiến triển.
Theo John Locke có hai nguồn cho các ý niệm của chúng ta: cảm giác
và suy tưởng. Trong cả hai trường hợp, ông phân biệt giữa các ý niệm đơn và
các ý niệm phức. Các ý niệm đơn không thể phân tích được, và được phân ra
thành các tính chất sơ cấp và thứ cấp. Các ý niệm phức là kết hợp của các ý
niệm đơn giản hơn và được chia thành các chất, các dạng thức và các quan hệ.
Vấn đề trung tâm trong hệ thống triết học của John Locke là sự tiếp tục
phát triển quan điểm của F. Bacon. Theo ông, nguồn gốc của tri thức là từ
kinh nghiệm; thông qua sự tác động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan vào các giác quan của con người mà hình thành nên những tài liệu
cảm tính.


11

Để thể hiện lập trường duy giác luận của mình John Locke đã có những
khẳng định có tính chất kết luận: thứ nhất, ông cho rằng không có tư tưởng
bẩm sinh, mọi nhận thức của con người đều được sinh ra từ trong kinh
nghiệm. Với khẳng định này John Locke đã nhấn mạnh sự đối lập với quan
điểm của Descartes về khẳng định: có tư tưởng bẩm sinh.
Nếu Descartes xem các tiên đề toán học, các quy luật lôgic hay những

tri thức sơ đẳng là những tư tưởng vốn sẵn có trong tư duy của con người thì
John Locke lại giải thích đó là điều không thể có. Theo ông, tất cả những tri
thức mà con người có là kết quả của quá trình nhận thức do giác quan đưa lại
vì thế, nhận thức trước hết phải là nhận thức cảm tính.
Khẳng định thứ hai, ông nhấn mạnh, lý tính của con người khởi đầu
như một “tấm bảng trắng” [38, Book 2, ch.1]. Khẳng định này của John
Locke đã thể hiện tư tưởng về sự phụ thuộc của tâm lý, của ý thức trong quá
trình phát triển với môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa, mỗi chúng ta
khi mới sinh ra giống như tấm bảng sạch trơn, không một chút tì vết, ký hiệu
hay một ý niệm nào cả, chỉ khi, thông qua các giác quan của mình con người
mới tạo ra được những cửa sổ để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Khi đó, các
tài liệu cảm tính mà các giác quan con người thu nhận được trở thành những
nét vẽ đầu tiên lên “trang giấy trắng”. Đó là thời điểm đánh dấu đã đến lúc
con người lớn lên và hoạt động.
Khẳng định thứ ba của John Locke rằng, trong lý tính không có cái gì
mà trước đó lại không có trong cảm giác. Khẳng định của John Locke không
chỉ thể hiện tính chất khái quát cao mà còn thể hiện quan điểm dứt khoát
khẳng định lập trường duy cảm của mình, đồng thời, chứng minh tính chất
siêu hình trong lý luận nhận thức của ông.


12

John Locke gọi tổng thể những tri thức mà con người có được thông
qua các giác quan là ý niệm và ông chia kinh nghiệm làm hai loại là: kinh
nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong. Hai loại kinh nghiệm mà Locke
phân chia thực chất là hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
của một quá trình nhận thức.
Nếu kinh nghiệm bên ngoài cho những ý niệm giản đơn về các đặc tính
của sự vật bên ngoài dưới dạng đơn lẻ thì kinh nghiệm bên trong lại cho

những ý niệm phức tạp, diễn tả sự suy ngẫm, ý thức hướng vào bản thân bên
trong của linh hồn, thông qua quá trình đối chiếu, so sánh, phân tích, liên kết
để tạo ra các khái niệm, phạm trù phản ánh lên bản chất của một nhóm sự vật,
hiện tượng nhất định thông qua những tài liệu kinh nghiệm bên ngoài cung
cấp.
John Locke đã lý giải: “Tất cả mọi ý niệm khác nhau của chúng ta về
vật chất không phải là cái gì khác ngoài sự tập hợp các ý niệm giản đơn cùng
với giả dụ một cái gì đó mà nó thuộc về tồn tại trong đó, mặc dù chúng ta
không có một ý niệm riêng biệt, rõ ràng nào về cái gì đó được giả dụ ấy” [3,
tr. 285].
Nghiên cứu về con đường nhận thức, John Locke đã không nhìn thấy
sự khác nhau về chất cũng như mối quan hệ biện chứng vốn có của một quá
trình thống nhất, xem lý tính như một dạng của kinh nghiệm. Tuyệt đối hóa
vai trò của kinh nghiệm, ông cho rằng: kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất
của tri thức.
Locke hiểu quá trình hình thành tri thức chỉ là quá trình lắp ghép, kết
hợp những “mảnh” tri thức nhỏ lại với nhau. Đây là hạn chế trong lý luận
nhận thức của ông.


13

Không chỉ phân chia cấu trúc kinh nghiệm Locke còn tiến hành phân
chia tính chất của các sự vật thành chất có trước và chất có sau. Theo ông, cả
hai loại chất này đều là những năng lượng tạo nên những cảm giác của chúng
ta. Tuy nhiên, những tư tưởng tạo nên bởi chất có trước thì giống với đối
tượng còn tư tưởng tạo bởi chất có sau thì không giống [3, tr.287].
John Locke cho rằng chất có trước bao gồm: vận động, đứng im, không
gian, thời gian, hình dáng, quảng tính, số lượng... Những cái biểu hiện bằng
số lượng toán học bề ngoài là chất có trước bởi, sự vật có thay đổi thế nào thì

chúng vẫn còn tồn tại. Chất có sau, theo Locke giải thích là những chất không
có chính trong bản thân sự vật, dùng để chỉ những đặc tính dể biến đổi nhưng
lại có khả năng tạo ra những cảm giác khác nhau trong chúng ta do xuất phát
từ chất có trước của chúng. Thí dụ, nước có cảm giác nóng ở bàn tay này
nhưng lại có thể lạnh ở bàn tay kia và không thể xãy ra trường hợp cùng một
thứ nước và trong cùng một lúc lại vừa lạnh, vừa ấm [ 38, tr. 9-10].
Trong quan điểm về chất có trước và chất có sau, Locke đã thể hiện
tính chất không triệt để, theo ông, sự khác nhau giữa chất có trước và chất có
sau ở chỗ những tri thức của chất có trước về sự vật là gần đúng với sự vật,
phản ánh đúng như sự vật đang tồn tại. Còn các chất có sau không giống các
sự vật.
Mặt khác, khi bàn về chất có sau ông đã không thể hiện một lập trường
nhất nguyên, có lúc ông giải thích nguồn gốc của chất có sau là do sự tác
động khách quan của sự vật, hiện tượng vào giác quan con người nhưng khi
khác lại cho rằng chúng hoàn toàn là sản phẩm mang tính chủ quan của con
người. Chính hạn chế này của Locke, sau này đã bị chủ nghĩa duy tâm chủ
quan lợi dụng.


14

Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng Locke vẫn được xem là nhà
triết học đầu tiên đã đi phân tích tỉ mỉ về hệ thống hóa năng lực nhận thức của
con người, ông đã tạo được những tiền đề duy vật nhận thức cho nhiều nhà
triết học sau này tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
Một thế hệ sau, mục sư người Ireland là George Berkeley (1685-1753);
bàn về vấn đề lý luận nhận thức ông có viết một số tác phẩm: Kinh nghiệm về
lý thuyết thị giác mới, năm 1709 trong đó ông đưa ra luận điểm nổ tiếng “Esse
est percipi” Tồn tại là được tri giác ; đặc biệt tác phẩm "Luận về các nguyên
lý của tri thức con người” năm 1710, ông đã đề xuất một hình thức khác rất

cực đoan của chủ nghĩa kinh nghiệm, trong đó sự vật chỉ tồn tại do chúng
đang được tri giác hoặc bởi thực tế rằng chúng là các thực thể đang thực hiện
việc tri giác. Sau này, cách tiếp cận của Berkeley đối với chủ nghĩa kinh
nghiệm đã được gọi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Đứng trước sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, hệ thống triết học của
George Berkeley ra đời với mong muốn là đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy
vật đang thịnh hành lúc bấy giờ, đồng thời khôi phục trên toàn thế giới “cái
tinh thần đức hạnh đã bị xuyên tạc” thông qua luận điểm xuất phát “ tồn tại là
được cảm nhận”.
Là nhà triết học duy tâm chủ quan George Berkeley đã phủ nhận sự tồn
tại khách quan của sự vật và cho rằng “tồn tại là được tri giác”, trong quan
niệm của ông, vật chất không tồn tại. Chỉ có những sự vật cụ thể tồn tại với
tính cách là “tập hợp các cảm giác” hay “tập hợp các ý niệm” trong đầu óc
con người, chúng vốn dĩ là tinh thần.
Theo George Berkeley, kinh nghiệm là tổng hợp những cảm giác, tư
tưởng, biểu tượng từ phía chủ thể, là cái tạo nên thế giới. vì vậy, sự vật chỉ là


15

sự tổng hợp của những biểu tượng được bao bọc trong một cái tên và sự vật sẽ
mất đi khi những cảm giác của chủ thể không còn nữa.
Trong cuốn "Luận về các nguyên lý của tri thức con người” George
Berkeley đã viết: “Bằng thị giác tôi có ý niệm ánh sáng với những mức độ
khác nhau. Với xúc giác tôi cảm nhận được cứng, mềm, nóng lạnh, vận động
và trở lực…Khứu giác cho tôi biết về mùi, vòm miệng cho tôi biết về vị và
thính giác truyền tải âm thanh đến đầu óc với tất cả sự đa dạng về âm điệu và
kết cấu” [35, tr.1].
Ông viết: “Tôi nhìn thấy quả anh đào này, sờ thấy nó, nếm nó… có nó
thật. Gạt bỏ cảm giác mềm dịu, mát, đắng, màu đỏ đi tức là tiêu diệt quả anh

đào… Tôi khẳng định quả anh đào chẳng qua chỉ là sự kết hợp những ấn
tượng hay biểu tượng cảm tính do các giác quan biết được, những biểu tượng
ấy được lý trí kết hợp thành một sự vật”[3, tr.290].
Giữ vững lập trường trên, George Berkeley đã đưa ra quan điểm có tính
chất kết luận chung: cái giang sơn của nhà trời và tất cả bộ mặt đẹp đẽ của trái
đất, tóm lại, tất cả các sự vật họp thành vũ trụ, đều không tồn tại ở ngoài tinh
thần…sự tồn tại của chúng là ở chỗ được tri giác hay được nhận thức, và do
đó, nếu trong hiện thực chúng không được tôi tri giác hay không có ở một trí
óc tinh thần nào khác, thì tức là chúng không tồn tại, hoặc là chúng tồn tại
trong trí óc một linh hồn vĩnh viễn nào đó.
Để giải thích rõ luận điểm “tồn tại là được tri giác” George Berkeley
khẳng định: “Tôi nói cái bàn mà tôi đang ngồi viết là tồn tại, bởi vì tôi đang
thấy và cảm nhận nó …một cái mùi tồn tại nghĩa là nó dược ngửi thấy, một
màu sắc hay một hình thù tồn tại nghĩa là được cảm nhận bằng thị giác hoặc
xúc giác… Do vậy, nói về sự tồn tại tuyệt đối của những sự vật mà không liên
quan gì đến việc chúng được tri giác thì hình như đối với tôi là hoàn toàn


16

không thể hiểu được. Tồn tại là được tri giác, ngoài ra không có sự tồn tại
ngoài ý thức hoặc ngoài những thực thể có ý thức đang tri giác chúng.” [35,
tr. 1-3]
Luận điểm của Berkeley về bản chất của nhận thức còn tồn tại nhiều sai
lầm, hạn chế, ông không thấy rằng những cảm giác, ý niệm chẳng qua chỉ là
“hình ảnh”, “cái phản ánh” của sự vật, hiện tượng khách quan, tồn tại bên
ngoài, không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Cảm giác, ý niệm không thể tồn
tại ngoài đầu óc con người nhưng, những sự vật hiện tượng mà chúng phản
ánh thì lại tồn tại khách quan, ngoài cảm giác, ý thức của chúng ta và được
cảm giác của chúng ta phản ánh.

Trong quan điểm về chất có trước và chất có sau, George Berkeley
không đồng nhất với quan điểm của Locke, ông cho rằng việc chia thành chất
có trước và chất có sau là không thể chấp nhận được. Nếu Locke cho rằng,
các chất có trước như quảng tính, hình dạng…là khách quan thì Berkeley lại
quan niệm ngược lại, những thuộc tính này không thuộc về bản thân sự vật,
thị giác sẽ không cho ta độ chính xác về hình dáng của sự vật, cùng một sự
vật khi thì ta cảm thấy nhỏ có lúc ta lại cảm thấy to. Cái gọi là chất có trước,
chẳng qua là những thuộc tính chung, là tổng thể liên kết cảm giác con người
tạo nên. Bởi vậy, theo ông cả hai đều thuộc về chủ quan của con người, vì thế,
cho dù là chất có trước hay chất có sau thì đều có chung nguồn gốc.
Từ lập trường duy ngã về sau George Berkeley chuyển sang lập trường
duy tâm khách quan với việc thừa nhận “tinh thần vĩnh cửu là Thượng đế”,
thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế, ông phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật
chất; phủ nhận tính khách quan của không gian, thời gian; phủ nhận nội dung
khách quan của chân lý. Theo ông, to và nhỏ, nhanh và chậm không thể tồn


17

tại ở đâu ngoài ý thức, chúng hoàn toàn có tính tương đối và thay đổi cùng
với sự thay đổi của cái khung và vị trí của những giác quan.
Quan niệm về con đường nhận thức, George Berkeley không phủ nhận
khái niệm trìu tượng, nhưng theo ông, tư duy trừu tượng chỉ có khả năng chia
tách, lắp ghép, tưởng tượng mà thôi. Ông viết:
“Thật ra tôi có thể chia tách trong tư tưởng của tôi hoặc cảm nhận được
kiểu tách rời như vậy, bằng cách đó tôi tưởng tượng một thân người không có
tứ chi, cảm nhận mùi thơm hoa hồng mà không nghĩ đến bản thân cái hoa
hồng… năng lực cảm nhận và tưởng tượng của tôi không thể vượt ra ngoài
khả năng của sự tồn tại thực tế hoặc của cảm giác, do đó tôi không thể tưởng
tượng trong tư tưởng của mình bất kỳ một sự vật hay đồ vật cảm tính nào

khác biệt với cảm giác hay tri giác về nó.” [35, tr.5]
Phủ nhận nội dung khách quan của chân lý, ông cho rằng: chân lý chỉ là
sự phù hợp giữa suy diễn của chủ thể với sự vật đang tồn tại trên thực tế. Tiêu
chuẩn để thẩm định tri thức không gì khác ngoài tính rõ ràng của tri giác cảm
tính, tính tương đồng của nhiều cảm giác, tính thừa nhận của nhiều chủ thể và
sự phù hợp tuân theo ý chúa. Sự phù hợp tuân theo ý chúa là tiêu chí được đặt
lên hàng đầu.
Tiếp nối lập trường triết học của George Berkeley, nhà triết học người
Scotland là David Hume (1711-1776 đã bổ sung vào quan điểm của chủ
nghĩa kinh nghiệm một chủ nghĩa hoài nghi cực đoan. David Hume cho rằng,
khởi điểm của triết học là cảm giác hay là những ấn tượng chủ quan của chủ
thể. Vì thế mọi tri thức là con đẻ của kinh nghiệm về những đối tượng do liên
kết cảm giác tạo ra. Cảm giác, theo David Hume là nguồn gốc của nhận thức,
cả thế giới bên ngoài cũng do cảm giác tạo thành nhưng ông không giải thích
được vì sao chủ thể lại có cảm giác.


18

Theo, David Hume thực chất của quá trình nhận thức không phải nhận
thức thế giới mà nhận thức về những cảm xúc tâm lý xãy ra trong con người
và gọi bằng cái tên những cảm xúc ấn tượng. Những cảm xúc ấn tượng ông
chia làm hai loại: một loại là những ấn tượng về màu sắc, nhiệt độ, âm
thanh…và gọi gọi loại này là những ấn tượng cảm tính. Một loại khác theo
ông, là những ấn tượng về sự kích thích, tình yêu, hy vọng…là những ấn
tượng tự nó. D. Hume xem các ý niệm là kết quả của giai đoạn nhận thức cao
hơn so với với các ấn tượng do nhận thức cảm tính đưa lại.
Trong quan niệm của D. Hume, sự tồn tại của thế giới bên ngoài là một
câu hỏi lớn và nếu không có con người liệu có thế giới hay không? Việc
không tin vào thế giới bên ngoài đã dẫn D. Hume tới chủ nghĩa hoài nghi.

D. Hume tin rằng mọi tri thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và rằng ý
thức bao gồm không có gì khác hơn là một tập hợp các tri giác. Ông chia tri
giác thành hai loại: những cảm xúc impressions và những ý niệm (ideas).
Cảm xúc là những cảm giác trực tiếp, những ham muốn, xúc động, những cứ
liệu trực tiếp của thị giác, thính giác, xúc giác, sự thèm muốn, yêu thích, chán
ghét. Ý niệm là những bản sao hình ảnh mờ nhạt của những cảm xúc, đó là
những suy nghĩ hoặc nhớ lại của chúng ta về những cảm xúc trực tiếp này. [9,
tr. 388].
Tuy nhiên, theo D. Hume, “Mặc dù tư tưởng của chúng ta hình như có
một sự tự do không có giới hạn, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy chúng thực sự
bị giới hạn trong những phạm vi rất hạn hẹp, và mọi sức mạnh sáng tạo của trí
óc đều không vượt quá năng lực lắp ghép, hoán vị, tăng lên hay giảm xuống
những tư liệu do cảm giác và kinh nghiệm đem lại.” [36, tr. 13].
Ngoài sự phân chia tri giác thành hai loại mà ông đã trình bày, D.
Hume còn nhấn mạnh thêm: còn có một sự phân chia nữa về tri giác của


19

chúng ta… Đó là sự phân chia thành cái đơn giản và cái phức tạp. Theo ông,
tri giác hay cảm xúc, ý niệm đơn giản là những cái không thể phân chia được
nữa; ngược lại, còn những tri giác phức hợp lại có thể phân chia thành những
bộ phận nhỏ khác nhau.
Thực chất, trong cách phân biệt trên của D. Hume, chính là sự phân
biệt giữa cảm giác và tri giác, bởi vì, nếu cảm giác thường phản ánh những
thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của đối tượng như: màu sắc, âm thanh, mùi vị thì tri
giác lại cho kết quả mang tổng hợp nhiều cảm giác, cho ta hình ảnh tương đối
toàn vẹn về đối tượng. Thí dụ, nhờ khứu giác ta nhận biết mùi thơm của quả
táo, đó là một cảm giác nhưng khi ta phức hợp nhiều cảm giác lại với nhau ta
không chỉ nhận biết được mùi mà còn biết được vị, hình thù, màu sắc quả táo

như thế nào. Đó là quá trình chúng ta tri giác nó.
Cũng giống Berkeley, D. Hume đã đề cao vai trò của cảm giác nhưng
quan điểm của ông có khác với Berkeley là ông đã tách biệt cảm giác của con
người với thế giới bên ngoài, coi chỉ riêng cảm giác là nguồn gốc của nhận
thức.
Ông kết luận: chúng ta không biết gì về thế giới cả, thậm chí không biết
thế giới có thực hay không. Như vậy, theo ông, quá trình nhận thức không
phải là nhận thức thế giới, mà là nhận thức những quá trình tâm lý xãy ra
trong con người có thể là xúc cảm hay những ấn tượng .
Phân biệt ý niệm giản đơn và ý niệm phức hợp, D. Hume có viết:
“Những ý niệm phức hợp chẳng qua chỉ là sự liệt kê những bộ phận hay ý
niệm đơn giản tạo nên chúng”[36].
Qua các luận cứ hoài nghi, Hume đã khẳng định rằng tất cả các tri thức,
ngay cả các niềm tin cơ bản nhất về thế giới tự nhiên, không thể được thiết lập
một cách chắc chắn bởi lý tính. Thay vào đó, ông khẳng định rằng, các niềm


20

tin của ta chẳng qua là kết quả của các thói quen tích lũy, chúng được phát
triển để đáp ứng với các trải nghiệm giác quan được tích lũy. Bên cạnh nhiều
luận cứ của mình, Hume còn bổ sung một thiên kiến quan trọng cho cuộc
tranh luận về phương pháp khoa học: đó là vấn đề quy nạp.
Hume lý luận rằng ta cần đến lập luận quy nạp để đi đến các tiền đề cho
nguyên lý của lập luận quy nạp. Một trong các kết luận của Hume về vấn đề
quy nạp là: không có sự chắc chắn rằng tương lai sẽ giống quá khứ. Do đó,
một ví dụ của Hume, ta không thể dùng lập luận quy nạp để biết chắc chắn
rằng mặt trời sẽ tiếp tục mọc, mà thay vào đó, ta trông đợi nó sẽ như vậy bởi
vì trong quá khứ nó đã liên tục như vậy.
David Hume kết luận rằng những thứ như niềm tin vào một thế giới

bên ngoài và niềm tin vào sự tồn tại của bản thân không thể được chứng minh
bằng lý luận.
Trong quan niệm về nhận thức luận, D. Hume đã đi từ duy tâm chủ
quan đến hoài nghi và bất khả tri. Với ông, nhận thức là quá trình nhận thức
các hiện tượng tâm lý xãy ra trong con người, mặc dù con người tồn tại trong
thế giới nhưng nhận thức con người lại trở nên xa lạ với xung quanh.
Lý luận nhận thức của Hume được xây dựng dựa trên kết quả cải biến
chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Berkeley theo tinh thần của thuyết không thể
biết và hiện tượng luận. Đây là học thuyết cho rằng, con người chỉ nhận thức
được những hiện tượng bề ngoài mà không thể xâm nhập vào được bản chất
bên trong của chúng, đã tách rời hiện tượng và bản chất.
Hạn chế lớn nhất của D. Hume chính là ông đã phủ nhận sự phân biệt
về chất giữa những cảm xúc là sản phẩm của tri giác cảm tính với tư tưởng là
sản phẩm của tư duy. Theo ông, cảm giác là tất cả, tư tưởng chỉ là bản sao mờ
nhạt của cảm giác hoặc là sự kết hợp của các ý niệm đơn giản.


21

Vấn đề trung tâm trong lý luận nhận thức của D. Hume là học thuyết về
tính nhân quả. Ông quan niệm tính nhân quả không phải là một quy luật của
tự nhiên mà chỉ là thói quen tâm lý. Mặt khác, khi đứng trên lập trường quyết
định luận tâm lý D. Hume đã bác bỏ sự tự do ý chí. Ông phê phán khái niệm
thực thể tinh thần, phủ nhận cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý – ý thức.
Về sau, ở phương Tây đương đại, truyền thống kinh nghiệm chủ nghĩa
cũng được các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa thực chứng mới, như
Bertrand Russell (1872 - 1970), Ludwig Wittgenstein (1889 - 1951) và Rudolf
Carnap (1891 - 1970 … phát triển và vận dụng. Trong Tri thức của chúng ta
về thế giới bên ngoài (1926) và Tìm hiểu về ý nghĩa và chân lý (1962),
Russell giải thích rằng: mọi tri thức thực sự của chúng ta đều được xây dựng

từ những kinh nghiệm trực tiếp.
Các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ cũng là
những người vận dụng chủ nghĩa kinh nghiệm trong lý luận nhận thức.
William James đã gọi hệ thống triết học của mình là chủ nghĩa kinh nghiệm
triệt để và John Dewey gọi triết học của mình là chủ nghĩa kinh nghiệm trực
tiếp.
Liên quan tới nội dung lý luận nhận thức, ngoài việc đề cập vấn đề bản
chất và con đường nhận thức thì các nhà triết học còn trình bày về vấn đề
chân lý và tiêu chuẩn của chân lý. Đối lập với các nhà duy lý khi bàn về vấn
đề chân lý và tiêu chuẩn của chân lý, Berke-ley đã trình bày quan điểm của
chủ nghĩa kinh nghiệm về vấn đề này.
Từ chỗ phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, Berke-ley đi phủ nhận
nội dung khách quan của chân lý và nhấn mạnh chân lý là sự phù hợp giữa
suy diễn của chủ thể với sự vật đang tồn tại trên thực tế. Tiêu chuẩn để thẩm
định tri thức là tính rõ ràng của tri giác cảm tính, tính đơn giản và dễ hiểu,


×