Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thép Thái Bình Dương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 133 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả đề tài

Huỳnh Quốc Nam


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................. 4
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ...................................................... 9
1.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT.....................9
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....................... 10
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ........................... 10
1.2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động .................................. 10
1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................. 11


1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ĐIỀU
KIỆN ÁP DỤNG............................................................................................. 15
1.3.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ..................... 15
1.3.2 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp ................... 20
1.3.3 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí mục tiêu....... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI BÌNH DƯƠNG ............. 30


iii

2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY.............................................................................................. 30
2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty................................... 30
2.1.2 Tổ chức quản lý của Công ty ......................................................... 34
2.2 ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA
CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ...................... 35
2.2.1 Đặc điểm quản trị chi phí sản xuất ở Công ty................................ 35
2.2.2 Vai trò của công tác giá thành sản phẩm ở Công ty ...................... 36
2.3 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY .................................. 38
2.3.1 Khái quát về cơ cấu sản phẩm của Công ty ................................... 38
2.3.2 Phân loại chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành........... 38
2.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty............................... 40
2.3.4 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ở Công ty ............................ 42
2.3.5 Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty.......................................... 52
2.3.6 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm ở Công ty ..................... 52
2.3.7 Tính giá thành sản phẩm ở Công ty ............................................... 53
2.3.8 Báo cáo giá thành sản phẩm ở Công ty.......................................... 60
2.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY................................................................................................ 62
2.4.1 Ưu điểm.......................................................................................... 62
2.4.2 Tồn tại ............................................................................................ 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 66
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI BÌNH DƯƠNG........... 67
3.1 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY................................................... 67


iv

3.2 ĐỀ XUẤT VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH MỤC
TIÊU.....................................................................................................................77
3.2.1 Đặt vấn đề ...................................................................................... 77
3.2.2 Mục tiêu của giải pháp................................................................... 78
3.2.3 Vận dụng phương pháp tính giá thành mục tiêu ở Công ty........... 78
3.2.4 Kết quả thực hiện giải pháp ........................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 92
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Ý nghĩa

BTP

Bán thành phẩm

CPBH

Chi phí bán hàng

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPSX

Chi phí sản xuất

CPSXC

Chi phí sản xuất chung


SLHTTĐ

Sản lượng hoàn thành tương đương

SPDD

Sản phẩm dở dang

TSCĐ

Tài sản cố định


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất phôi thép

43

2.2


Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Phôi thép

44

2.3

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp - Phôi thép

45

2.4

Tập hợp chi phí sản xuất chung - Phôi thép

45

2.5

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất thép cuộn

46

2.6

Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-Thép cuộn

47

2.7


Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp-Thép cuộn

47

2.8

Tổng hợp chi phí sản xuất chung-Thép cuộn

47

2.9

Tổng hợp tiền lương phân xưởng

49

2.10

Phân bổ chi phí tiền lương cho các phân xưởng

49

2.11

Tổng hợp chi phí sản xuất chung-PX Cơ khí

50

2.12


Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng

51

2.13

Hệ số phân bổ chi phí sản xuất nhóm sản phẩm phôi thép

54

2.14

Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-Phôi thép

55

2.15

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp-Phôi thép

55

2.16

Phân bổ chi phí sản xuất chung-Phôi thép

56

2.17


Giá thành sản phẩm phôi thép

56


vii

2.18

Hệ số phân bổ chi phí sản xuất nhóm sản phẩm thép cuộn

57

2.19

Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp-Thép cuộn

57

2.20

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp-Thép cuộn

57

2.21

Phân bổ chi phí sản xuất chung-Thép cuộn


58

2.22

Giá thành sản phẩm thép cuộn

58

3.1

Giá bán ước tính sản phẩm

79

3.2

Lợi nhuận mục tiêu

80

3.3

Chi phí mục tiêu

80

3.4

Giá thành mục tiêu


82

3.5

Xây dựng giá thành mục tiêu sản xuất phôi thép

82

3.6

Bảng tỷ trọng chi phí mục tiêu

85

3.7

Bảng so sánh giá thành

88


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang


1.1

Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến

12

1.2

Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc

13

1.3

Dạng phi tuyến và phạm phi phù hợp

13

1.4

Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến

14

1.5

Dòng chi phí trong hệ thống tính giá thành theo quá trình

16


sản xuất
1.6

Trình tự tập hợp chi phí trong hệ thống tính giá thành theo
quy trình sản xuất

19

1.7

Quản trị chi phí sản xuất theo Sakurai

24

1.8

Chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất sản phẩm

25

1.9

Phương pháp chi phí mục tiêu ở Toyota được trình bày bởi
Sakurai

26

2.1


Quy trình cán thép

32

2.2

Quy trình công nghệ sản xuất

33

2.3

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

34

2.4

Mẫu báo cáo tổng hợp chi phí phát sinh ở phân xưởng

60

2.5

Mẫu bảng phân bổ chi phí sản xuất chung

61

2.6


Mẫu bảng tính giá thành

61


ix

3.1

Sổ nhật ký hoạt động thiết bị cơ giới

68

3.2

Mẫu bảng hệ số sắt phế liệu và phế liệu thu hồi

69

3.3

Mẫu sổ nhật ký lao động của bộ phận phụ trợ

72

3.4

Mẫu bảng định mức sản phẩm

73


3.5

Mẫu báo cáo khoản mục chi phí của các bộ phận

74

3.6

Mẫu báo cáo tỷ trọng chi phí của các sản phẩm

74

3.7

Mẫu báo cáo chi phí kế hoạch-thực tế

75

3.8

Mẫu báo cáo khối lượng nguyên liệu phân xưởng luyện

76

3.9

Mẫu báo cáo khối lượng phế liệu thu hồi

76


3.10

Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giá thành mục tiêu

86

3.11

Mẫu báo cáo tình hình biến động định mức chi phí

86

3.12

Mẫu báo cáo tình hình biến động định mức tỷ trọng chi phí

87


x

DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC
Số hiệu

Tên công thức

Trang

1.1


Sản lượng hoàn thành tương đương

17

1.2

Sản lượng hoàn thành tương đương bình quân gia quyền

18

1.3

Sản lượng hoàn thành tương đương nhập trước - xuất trước

18

1.4

Sản lượng hoàn thành tương đương nhập trước - xuất trước

19

1.5

Tính giá thành với SLHTTĐ bình quân gia quyền

20

1.6


Tính giá thành với SLHTTĐ nhập trước-xuất trước

20

1.7

Tính giá thành theo quy trình sản xuất

20

1.8

Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp

21

1.9

Tính giá thành theo phương pháp chi phí mục tiêu

23

3.1

Trị giá phế liệu thu hồi

70

3.2


Giá thành sản phẩm phụ trợ sản xuất

71

3.3

Chi phí mục tiêu

80

3.4

Giá thành mục tiêu

81


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường bất động sản ảm đạm trong hai năm gần đây, nhu cầu xây dựng
giảm mạnh. Bên cạnh đó, đòi hỏi của khách hàng ngày càng khắt khe về chất
lượng, giá cả, mẫu mã, tính năng...của vật liệu xây dựng. Đó là áp lực, là khó
khăn khách quan mà các công ty hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng đang phải đối mặt. Vì vậy, nâng cao chất lượng, tính năng,
... của sản phẩm là điều kiện cần trong cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm có
thể xem là điều kiện đủ. Hạ giá thành sản phẩm, đó là một trong những lời
giải của bài toán: tồn tại, có lợi nhuận và tái sản xuất trong bối cảnh hiện nay.

Giá thành sản phẩm chính là thước đo mức tiêu hao chi phí sản xuất cần
phải bù đắp sau mỗi kỳ sản xuất. Tiết kiệm chi phí sản xuất trở thành nhiệm
vụ cấp bách để đạt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, công tác tổ chức
và giám sát việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm là rất quan trọng,
giúp cho công tác quản trị chi phí sản xuất hữu hiệu hơn và giúp đạt được
mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm còn giúp ích cho nhà
quản trị trong trường hợp xem xét các quyết định mở rộng quy mô sản xuất
hay sản xuất một sản phẩm mới trong bối cảnh sự cạnh tranh khốc liệt của thị
trường hiện nay. Có thể khẳng định, giá thành sản phẩm là yếu tố được xem
xét đầu tiên trong cạnh tranh.
Trước đây, trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đã có rất nhiều tác giả
thực hiện nghiên cứu đề tài về hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm.
Phần lớn các tác giả, sau khi nhận diện các tồn tại qua nghiên cứu thực trạng
tại công ty đều vận dụng cơ sở lý luận để đề xuất các phương án, giải pháp
truyền thống nên chưa trả giải quyết trọn vẹn việc hạ giá thành sản phẩm.
Riêng tại Công ty cổ phần thép Thái Bình Dương thì chưa có nghiên cứu nào
về chủ đề này.


2

Qua tìm hiểu thực tế tại công ty cho thấy công tác kế toán tính giá thành
sản phẩm còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, bất cập như
- Công ty đã có sự đánh đồng về mặt giá trị giữa phế liệu tham gia từ đầu
vào quá trình sản xuất và xỉ (kết quả sản xuất của phân xưởng luyện), phế liệu
đầu mẫu (kết quả sản xuất của phân xưởng cán). Nguyên nhân là do Công ty
chưa có quy trình kiểm soát số lượng phế liệu đưa vào lò nấu, chỉ ước tính số
lượng phế liệu sử dụng cho sản xuất theo định mức tiêu hao sắt phế liệu. Dẫn
đến việc tính giá thành sản phẩm chưa hợp lý.
- Công ty chưa tách biệt chi phí phát sinh chung cho sản xuất và kinh

doanh trong việc sử dụng máy móc thiết bị phụ trợ mà xem toàn bộ loại chi
phí này phục vụ cho hoạt động sản xuất. Điều này dẫn đến phản ánh chưa
đúng chi phí sản xuất, từ đó tính giá thành sản phẩm chưa hợp lý.
- Đối với đặc thù của sản phẩm thép, hàm lượng kỹ thuật là một tiêu chí
gắn liền với sự hao phí nguồn lực sản xuất cấu thành nên sản phẩm. Tuy
nhiên, sự khó khăn trong đánh giá, phân loại sản phẩm, dẫn đến Công ty
đánh đồng các sản phẩm khi xây dựng hệ số phân bổ chi phí sản xuất từng
sản phẩm trong nhóm sản phẩm mặc dù các sản phẩm có cơ cấu nguyên liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, chất phụ gia khác nhau (ví dụ: phôi
thép BCT3, BCT5), dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm chưa hợp lý.
- Phương pháp tính giá thành mà Công ty đang áp dụng chưa phục vụ
quản trị chi phí hiệu quả để đạt được lợi nhuận mục tiêu, chưa quan tâm
đến nhận diện những cơ hội để cải tiến trong các giai đoạn sản xuất dựa
trên các điều kiện sản xuất hiện có để cắt giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm.
Nhận thấy những bất cập trên, việc thực hiện đề tài này nhằm hoàn thiện
công tác tính giá thành ở Công ty, qua đó giúp cho công tác quản trị chi phí
sản xuất ở công ty hữu hiệu hơn.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm đạt được hai mục tiêu sau
- Tìm hiểu và nhận diện những bất cập trong công tác tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ Phần Thép Thái Bình Dương;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ Phần Thép Thái Bình Dương.
Để đạt được các m ục tiêu này, đề tài cần tr ả lời các câu h ỏi nghiên cứu


sau đây
- Thực trạng về công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần
Thép Thái Bình Dương?
- Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Cổ Phần Thép Thái Bình Dương?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán tính giá thành sản phẩm
của công ty sản xuất. Cụ thể đề tài nghiên cứu công tác kế toán tính giá
thành sản phẩm phôi thép và thép cuộn tại Công ty Cổ Phần Thép Thái Bình
Dương. Số liệu thu thập phục vụ cho phân tích, đánh giá là số liệu ở tháng
12/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng cách tiếp cận mô tả, giải thích, suy luận logic để đánh giá
thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Phương pháp quan sát, khám phá được vận dụng nhằm tìm hiểu thực trạng
công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty. Phương pháp giải thích được vận
dụng để giải thích hiện tượng quan sát được, dựa vào cơ sở lý thuyết có liên
quan. Qua đó giúp đánh giá những ưu điểm, bất cập về công tác tính giá thành
sản phẩm ở công ty.
Thông tin, số liệu thu thập là nguồn thông tin có liên quan đến công tác tính


4

giá thành sản phẩm, từ quy trình sản xuất, tổ chức sản xuất đến công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các số liệu về chi phí, giá
thành sản phẩm được thu thập từ sổ kế toán chi tiết, tổng hợp của công ty
được trích xuất cơ sở dữ liệu từ phần mềm kế toán.
Phương pháp suy luận được vận dụng nhằm đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty. Việc suy diễn dựa vào

cơ sở lý thuyết về tính giá thành sản phẩm, đối chiếu với thực trạng tính giá
thành sản phẩm tại công ty.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp hình thành kỹ thuật tính giá thành sản phẩm
nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản trị chi phí sản xuất ở công
ty. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể nhân rộng để áp dụng cho các công ty
khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ
Phần Thép Thái Bình Dương.
Chương 3: Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ
Phần Thép Thái Bình Dương.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vật liệu xây dựng là yếu tố đầu vào của ngành xây dựng, một nhân tố
của cơ sở hạ tầng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện mục tiêu hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy,
công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại các công ty sản xuất vật liệu xây
dựng nói riêng cũng như mọi lĩnh vực sản xuất nói chung được nhiều tác giả


5

quan tâm nghiên cứu. Đối với chủ đề này, không chỉ trong đề tài mà còn
nhiều tạp chí kế toán, bài viết chuyên ngành cũng đã đề cập đến.
Đối với đề tài, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu tính giá thành sản
phẩm thép, loại vật tư xây dựng chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong giá thành
công trình xây dựng. Hầu hết trong các nghiên cứu đều tập trung trong ba nội

dung bao gồm: cơ sở lý thuyết về tính giá thành sản phẩm đối với loại hình
công ty sản xuất, thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty rồi
nhận diện các khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại để đưa ra các đề xuất hoàn
thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm phù hợp với mỗi công ty.
Đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu hoàn thiện công tác tính giá thành sản
phẩm của tác giả Nguyễn Thị Lan (2010) tại nhà máy cán thép Thái
Nguyên[5]. Trong nghiên cứu, mục tiêu của tác giả là tập trung phân tích, đánh
giá thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty bằng phương pháp
quan sát, khám phá, giải thích. Qua đó, đã chỉ ra được sự thiếu hợp lý khi áp
dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho vật tư trong khi
phôi thép trong nước và phôi thép nhập khẩu có thời điểm chênh lệch 8 triệu
đồng/tấn, dẫn đến ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chưa hợp lý, làm
sai lệch giá thành sản phẩm. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp tính giá xuất
vật tư xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh để giúp hoàn thiện công
tác tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Tiếp theo cũng trong lĩnh vực này, nghiên cứu của Trần Bích Thủy
(2010) tại Công ty Liên doanh sản xuất thép Việt-Úc[8] với mục tiêu đánh giá
thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm. Qua nghiên cứu với nguồn dữ
liệu thứ cấp “Luận chứng kinh tế kỹ thuật” tiếp cận được do công ty cung cấp
và đối chiếu với thực tế sản xuất thông qua phương pháp quan sát, khám phá.
Tác giả nhận thấy đã có sự “cào bằng” chi phí sản xuất cho tất cả các chủng
loại thép trong khi định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu cho mỗi chủng


6

loại thép là khác nhau. Từ đó, tác giả vận dụng phương pháp suy diễn đề xuất
phân nhóm chủng loại thép để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Đối với các loại vật tư xây dựng khác, có thể kể đến nghiên cứu hoàn

thiện công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng của
Nguyễn Hải Yến (2011)[9]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đạt được
mục tiêu thông qua đánh giá thực trạng tính giá thành sản phẩm bằng cách
vận dụng phương pháp quan sát, khám phá, giải thích. Bên cạnh việc nhận
thấy các ưu điểm, tác giả đã chỉ ra sự bất cập trong phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm chưa hợp lý. Bằng
phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát nhân viên trực tiếp
sản xuất, tác giả đã đi sâu nghiên cứu đặc thù của sản phẩm dở dang của quy
trình sản xuất xi măng. Đây là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất giải pháp xây
dựng hệ số đối với từng loại sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất giúp
hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm.
Đối với các lĩnh vực sản xuất khác, có thể kể đến nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mai Phương (2004) về đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà[7].
Trong nghiên cứu của mình, bằng phương pháp quan sát, khám phá thực tiễn
sản xuất, tác giả đã phân tích sâu sắc sự khác biệt giữa thực trạng kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty so với cơ sở lý luận. Qua
đó, tác giả dùng phương pháp giải thích để chỉ ra sự bất cập trong việc lựa
chọn tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất cũng như chưa nhận diện đúng vai
trò của hoạt động sản xuất phụ trợ trong việc tính giá thành sản phẩm. Cuối
cùng, tác giả vận dụng phương pháp suy diễn dựa trên cơ sở lý luận kết hợp
với điều kiện sản xuất thực tế của công ty để đề xuất giải pháp tách biệt hoạt
động sản xuất phụ trợ và tính giá thành riêng cho bộ phận này giúp hoàn thiện


7

công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ngoài các đề tài được đề cập trên, còn có nhiều tạp chí kế toán đã trình
bày quan điểm xoay quanh vấn đề giá thành sản phẩm. Trong đó có bài viết

được đăng trên tạp chí kế toán của tác giả Quang Khải (2006) với đề tài “ Chi
phí biên ”. Nội dung của bài viết mang lại một cái nhìn mới khi đặt ra và trả
lời câu hỏi “Việc mở rộng quy mô sản xuất và thay đổi cấu trúc tài sản cố
định có ảnh hưởng như thế nào đối giá thành sản phẩm?”. Từ đó có thể cung
cấp kiến thức hữu ích cho các nhà quản trị công ty để có định hướng sản xuất
và nhận diện sự ảnh hưởng của các yếu tố được đề cập trong bài viết đến giá
thành sản phẩm.
Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trước đây đã đi sâu vào việc phân
tích thực trạng rồi nhận diện các khuyết điểm còn tồn tại trong công tác kế
toán tính giá thành sản phẩm trong những công ty sản xuất vật liệu xây dựng.
Các tác giả đi trước cũng đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện kế toán tính
giá thành sản phẩm. Tuy nhiên phần lớn các giải pháp này dựa trên cơ sở lý
luận của kế toán truyền thống nên chưa giải quyết trọn vẹn các yêu cầu trong
công tác quản trị chi phí sản xuất và giám sát việc thực hiện kế hoạch giá
thành sản phẩm.
Thực tiễn, cho thấy kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo các
phương pháp truyền thống đã bộc lộ những hạn chế trước sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ, của môi trường kinh tế, tổ chức sản xuất và quản
lý và yêu cầu quản trị ngày càng cao. Vì vậy sự phát triển của kế toán chi phí
từ phương pháp truyền thống thành những phương pháp hiện đại, được biết là
phương pháp chi phí mục tiêu (target costing)[4], phương pháp chi phí theo
hoạt động (Activity Based Costing, viết tắt là ABC) là một tất yếu khách
quan. Nhiều bài viết chuyên ngành đã đề cập, giới thiệu các phương pháp tính
giá thành mới. Trong đó, bài viết PGS.TS Trương Bá Thanh, Trường Đại học


8

Kinh tế, Đại học Đà Nẵng với bài viết kế toán chi phí theo phương pháp “Chi
phí mục tiêu”. Qua bài viết, tác giả giới thiệu mô hình phương pháp chi phí

mục tiêu và nêu ra tính ưu việt của phương pháp này. Theo tác giả, phương
pháp này cung cấp một công cụ quản trị hữu hiệu chi phí sản xuất nhằm đạt
được mục tiêu lợi nhuận trong chu kỳ sống của sản phẩm. Bài viết này, là gợi
ý một hướng tiếp cận hiện đại trong công tác tính giá thành sản phẩm.
Vì vậy, góp phần tiếp tục hoàn thiện vào chủ đề nghiên cứu này, tác giả
tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ Phần Thép Thái Bình Dương với cách tiếp cận mới khi vận dụng
phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí mục tiêu.


9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Quản trị chi phí sản xuất là nhu cầu bức thiết trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Để công tác quản trị chi phí sản xuất phát
huy hiệu quả cao nhất thì vai trò của thông tin kế toán chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm là rất quan trọng và hữu ích.
Vậy kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cung cấp những
thông tin gì phục vụ quản trị chi phí sản xuất? Đây là một câu hỏi rất rộng
nhưng tựu chung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải
cung cấp cho nhà quản trị các thông tin sau: cần nguồn lực gì để sản xuất,
sản xuất ra sản phẩm gì và mức hao phí để làm ra sản phẩm đó là bao
nhiêu?, … Để từ đó phục vụ việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát, đánh giá
và ra quyết định. Theo tác giả Trương Bá Thanh [2, tr.13-27], "hệ thống
thông tin kế toán là một hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nó bao gồm: hệ

thống quyết định, hệ thống tác nghiệp và hệ thống thông tin, trong đó hệ
thống thông tin thực hiện mối liên hệ giữa hệ thống tác nghiệp và hệ
thống quyết định, đảm bảo chúng vận hành một cách thuận tiện để đạt
được các mục tiêu đề ra".
Đối với quản trị chi phí sản xuất thông tin kế toán nói chung và
thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng giúp
- Phân tích cách ứng xử của chi phí;
- Lập dự toán và truyền đạt thông tin;
- Kiểm tra, đánh giá;
- Hỗ trợ ra quyết định.


10

1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này thì những chi phí sản xuất trong công ty có
chung tính chất kinh tế sẽ được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể
chi phí đó chi ra ở đâu và dùng vào mục đích gì (trực tiếp sản xuất hay phục
vụ quản lý). Có 5 loại nội dung chi phí dưới đây
1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật
liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, ...
2. Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động
(thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp,
trợ cấp có tính chất lương, …
3. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của
công ty dùng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo;
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp
dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh;

5. Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí không thuộc các loại trên
như chi phí tiếp khách, hội nghị, quảng cáo, ...
Cách phân loại này giúp cho nhà quản trị biết được trong quá trình
sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để lập, kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí sản xuất [3, tr.11].
1.2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo tác giả Trương Bá Thanh [2, tr.40-41], cách phân loại này các chi
phí được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Đề tài này chỉ
đề cập đến các chi phí sản xuất.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân chia thành những
khoản mục chi phí theo chức năng. Những chi phí có chung công dụng được


11

xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí
đó như thế nào. Cụ thể
1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, ... tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm;
2. Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh
toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền công, tiền lương và
các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất;
3. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trên phạm vi phân
xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng; chi phí
công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất; khấu hao
TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất; các chi phí dịch vụ, lao vụ mua
ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng.
Cách phân loại này phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp toàn bộ. Cách phân loại này có tác dụng hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, tính toán chính xác giá

thành thực tế của sản phẩm, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
khác nhau đến giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ cho công tác phân tích và
giám sát việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo tác giả Trương Bá Thanh [2, tr.45-54], xét theo cách ứng xử, chi phí
sản xuất được chia thành: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
a. Chi phí khả biến: là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỷ lệ
với các mức độ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt
động xảy ra. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với tăng
(hoặc giảm) của mức độ hoạt động nhưng chi phí khả biến tính theo đơn vị
của mức độ hoạt động thì không thay đổi. Trong các công ty sản xuất, chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, ... thể hiện rõ nhất đặc trưng loại chi phí này.


12

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của chi phí khả biến (y) theo mức độ hoạt
động như Hình 1.1
Y (Biến phí)
y = ax

x (Mức độ hoạt động)

0

Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến
Trong đó
y: Tổng chi phí khả biến.
a: Giá trị chi phí khả biến tính theo 1 đơn vị hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được

Trong thực tế, không phải tất cả các chi phí khả biến đều có cách ứng
xử giống nhau theo mức độ hoạt động. Xét theo các thức ứng xử khác
nhau đó, chi phí khả biến được chia thành: chi phí khả biến thực thụ và
chi phí khả biến cấp bậc.
Chi phí khả biến thực thụ là các chi phí khả biến có sự biến đổi tỷ lệ
với mức độ hoạt động. Đa số các chi phí khả biến thường thuộc loại này,
ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí khả biến cấp bậc là các chi phí khả biến không có sự biến
động liên tục theo sự thay đổi liên tục của mức độ hoạt động. Các chi phí
này chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi và đạt đến một mức
độ cụ thể nào đó. Ví dụ: chi phí tiền lương của công nhân bảo trì dây
chuyền sản xuất.


13

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của chi phí khả biến (y) theo mức độ hoạt
động như Hình 1.2
Y (Chi phí khả biến cấp bậc)

x (Mức độ hoạt động)

0

Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc
Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều loại chi phí khả biến không có mối
quan hệ tuyến tính mà biến đổi theo các đường cong phức tạp, người ta xác
định các "phạm phi phù hợp" để nhận dạng cách biến đổi của chúng theo dạng
tuyến tính. Phạm vi phù hợp là một khoảng giới hạn của các hoạt động mà
trong khoảng đó, quan hệ giữa chi phí biến đổi với mức độ hoạt động có thể

quy về dạng tuyến tính. Khi phạm vi phù hợp được xác định càng nhỏ thì
đường biểu diễn chi phí khả biến càng tiến dần về dạng đường thẳng, do vậy
mức độ tuyến tính càng cao.
Y (Chi phí khả biến)

Phạm vi hoạt động
0

x (Mức độ hoạt động)
Hình 1.3: Dạng phi tuyến và phạm phi phù hợp


14

b. Chi phí bất biến: là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự thay
đổi theo các mức độ hoạt động. Vì tổng số chi phí bất biến là không thay đổi,
cho nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các
mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Nếu ta gọi b là tổng số chi phí bất biến thì đường biểu diễn chi phí bất
biến là một đường thẳng có dạng y = b như Hình 1.4
Chi phí bất biến

y

y=b
x (Mức độ hoạt động)

0

Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến

Trong các công ty sản xuất, chi phí bất biến thường gặp là chi phí khấu
hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, ...
Xét ở khía cạnh quản lý, chi phí bất biến được chia thành: chi phí bất
biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
Chi phí bất biến bắt buộc là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng
lực hoạt động cơ bản của công ty. Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ, ...
Chi phí bất biến không bắt buộc gồm chi phi quảng cáo, chi phí nghiên
cứu phát triển, ...
c. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu
tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ nào đó, chi phí hỗn hợp
mang đặc điểm của chi phí bất biến, khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí
hỗn hợp sẽ biến đổi và mang đặc điểm của chi phí khả biến như chi phí điện
thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị, …


15

Cách phân loại này phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp trực tiếp. Bên cạnh đó còn giúp cho nhà quản trị nhận diện
được mối quan hệ giữa chi phí sản xuất-giá thành đơn vị của sản phẩm với
mức độ, phạm vi hoạt động và năng lực hoạt động tối đa các tài nguyên của
công ty. Điều này đặc biệt có ý nghĩa cho việc ra quyết định trong trường hợp
xem xét mở rộng quy mô sản xuất hoặc sản xuất một sản phẩm mới, ...
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ĐIỀU
KIỆN ÁP DỤNG
1.3.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ
Theo tác giả Trương Bá Thanh [2, tr.79-80], tính giá thành sản phẩm
theo phương pháp toàn bộ là phương pháp mà toàn toàn bộ các chi phí liên
quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được tính vào giá thành của sản

phẩm hoàn thành. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sản phẩm của quá
trình sản xuất là sự kết hợp lao động với các loại tư liệu sản xuất để biến
nguyên liệu thành sản phẩm. Vì vậy, giá thành của sản phẩm tạo ra từ quá
trình sản xuất phải dựa trên toàn bộ các chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.
Với phương pháp tính giá thành sản phẩm toàn bộ, giá thành sản phẩm
hoàn thành bao gồm 3 loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cơ sở để tính các khoản mục chi
phí sản xuất này vào giá thành được chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho
chấp nhận như là một nguyên tắc khi xác định giá gốc của thành phẩm ở
công ty sản xuất.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ giúp
- Tính đầy đủ các chi phí sản xuất, đảm bảo tính chính xác giá thành
sản phẩm, giúp kiểm soát chi phí sản xuất theo từng trung tâm chi phí;
- Tính giá tạm tính để ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt
hàng hoặc giá định mức để lập kế hoạch.


×