Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG RÚT GỌN HỌC PHẦN CÁC THỂ LOẠI CHẤT LIỆU CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.55 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG RÚT GỌN HỌC PHẦN
CÁC THỂ LOẠI CHẤT LIỆU CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

1.
2.
3.
4.

Mã số học phần: MTTL 510.
Tên học phần: Các thể loại và chất liệu của nghệ thuật tạo hình
Số ĐVHT: 2 TC
Ngành đào tạo: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc).

5. Mô tả học phần:
Với vị trí là một môn học tự chọn thuộc chương trình đào tạo thạc sỹ mỹ
thuật chuyên ngành Mỹ thuật tạo hình (Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc), học phần
này có vai trò cung cấp bổ sung các kiến thức sâu hơn về các thể loại chính của
Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc cùng các chất liệu, kỹ thuật thể hiện của mỗi thể
loại. Nội dung học phần giúp người học có cái nhìn bao quát về các thể loại để
vận dụng vào sáng tác và nghiên cứu các vấn đề sẽ phải giải quyết trong khuôn
khổ luận văn tốt nghiệp.
6. Mục tiêu của học phần:
6.1. Kiến thức
Một phần kiến thức của học phần này đã được người học tiếp cận trong học
phần “Mỹ thuật học” thuộc chương trình đào tạo hệ đại học chính quy của các
ngành Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc. Chính vì vậy, ở chương trình đào tạo trình
độ thạc sỹ, học viên sẽ được đi sâu tìm hiểu về khái niệm, lịch sử và xu hướng
phát triển của các thể loại; các chất liệu, kỹ thuật phổ biến được sử dụng để
sáng tác các tác phẩm thuộc các thể loại của nghệ thuật tạo hình.
Tuy là học phần tự chọn, nhưng đây là một phần cần thiết để người học
có được kiến thức tổng hợp, đầy đủ về nghệ thuật tạo hình, đáp ứng các yêu cầu


về đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ mỹ thuật chuyên ngành Mỹ thuật tạo
hình.
6.2. Kỹ năng


học phần nhằm giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các
nhiệm vụ nghiên cứu, sáng tác, giảng dạy về các bọ môn của chuyên ngành Mỹ
thuật tạo hình; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tại các cơ sở nghiên
cứu mỹ thuật; tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động mỹ thuật tại các cơ
quan, đoàn thể xã hội ở trong và ngoài nước.
6.3. Thái độ
Sinh viên dự lớp đầy đủ số tiết quy định, tham gia đầy đủ các đợt tham quan
bảo tàng. Đồng thời, sinh viên có ý thức yêu quý và trân trọng những giá trị văn
hóa nghệ thuật Việt.
6. Nội dung học phần:
STT
Tên bài
1 Những vấn đề cơ bản của thể loại, chất liệu và
2
3
4

Số tiết
15

kỹ thuật trong nghệ thuật tạo hình
Các thể loại và chất liệu của Hội họa
Các thể loại và chất liệu, kỹ thuật của Đồ họa
Các thể loại và chất liệu, kỹ thuật của Điêu


10
10
10

khắc
Tổng

45

7. Tài liệu học tập, tham khảo chính
7.1. Tài liệu học tập
1. Bùi Thị Thanh Mai (2015), Giáo trình Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Tài
liệu của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
7.2. Tài liệu tham khảo chính
1. Phạm Thị Chỉnh (2008), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Nghĩa Duyện (1992), Giáo trình đồ họa. Trường ĐH Mỹ thuật Hà
3.
4.
5.
6.

Nội
Nguyễn Thị Hiên (2008), Điêu khắc, NXB Giáo dục.
Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình mỹ thuật học, NXB Giáo dục.
Vương Hoàng Lực (2002), Nguyên lý hội họa đen trắng, NXB Mỹ thuật
Đặng Thị Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, NXB

Giáo dục.
7. Nguyễn Xuân Phong (2002), Cơ sở lý thuyết đồ họa, NXB Bến tre



8. Nguyễn Quân (2000), Con mắt nhìn cái đẹp, NXB Mỹ thuật
9. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ họa, NXB Mỹ thuật, Hà Nôi.
10. Nguyễn Trân (2005), Các loại hình và thể loại của mỹ thuật, NXB Mỹ thuật
11. Nguyễn Trân (1993), Lịch sử mỹ thuật thé giới, NXB Mỹ thuật
12. Nguyễn Thụ (1994), Giáo trình tranh lụa, Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội
8. Đánh giá học phần
Số kiểm tra giữa học phần: 01
Số bài thi: 01
Nội dung kiểm tra
Điểm tích cực học tập
Điểm kiểm tra giữa học phần
Điểm thi kết thúc học phần
Cộng
Thang điểm đánh giá 10/10.

Trọng số
0,1
0,3
0,6
1,0



×