Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA HOẶC NHÁNH VĂN HÓA TỚI HÀNH VI NGƯÒI TIÊU DÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
Phần câu hỏi................................................................................................1
Phần chủ đề.................................................................................................3
Chương I: Tìm hiểu về văn hóa và nhánh văn hóa......................................3
I.Khái niệm và các đặc trưng của văn hóa...................................................4
1.Khái niệm văn hóa....................................................................................4
2.Các đặc trưng của văn hóa.......................................................................5
II.Nhánh văn hóa.........................................................................................8
Chương II: Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng.....8
I.Người tiêu dùng........................................................................................8


II.Hành vi người tiêu dùng..........................................................................9
III.Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng...................9
1.Giá trị văn hóa..........................................................................................9
2.Chuẩn mực văn hóa..................................................................................9
3.Phong tục tập quán...................................................................................10
4.Biểu tượng văn hóa..................................................................................11
Chương III: Ảnh hưởng của văn hóa hoặc nhánh văn hóa tới hành vi
người tiêu dùng............................................................................................12
1.Văn hóa là nguyên nhân căn bản dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng..12
2.Văn hóa ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng........14
3.Văn hóa ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng...........16
4.Văn hóa ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng..........18
Kết luận.......................................................................................................20
Tài liệu tham khảo.......................................................................................20



Chủ đề 3: Ảnh hưởng của văn hóa hoặc nhánh văn hóa tới hành vi người
tiêu dùng


Chương I: Tìm hiểu về văn hóa và nhánh văn hóa
Đối với những người làm marketing, việc nghiên cứu khách hàng là điều vô
cùng cần thiết để có thể đưa sản phẩm, hàng hóa của mình đến gần với khách hàng
và nhận được sự chấp nhận từ phía họ. Nghiên cứu khách hàng giúp trả lời các câu
hỏi: Họ là ai? Đặc điểm nhóm khách hàng này là gì? Hành vi tiêu dùng của họ chịu
ảnh hưởng của những yếu tố nào?,… Thực tế cho thấy có 4 nhóm yếu tố cơ bản
ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng, đó là: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.
Các yếu tố này đều có những điểm chung như:
- Thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể
kiểm soát được.
- Là tác nhân đóng vai trò hình thành và tạo ra những biến đổi về các
đặc tính trong hành vi người tiêu dùng
- Dựa vào các yếu tố này, các kích thích marketing có thể tác động tới
hành vi người tiêu dùng.
Khi nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, chúng ta nhận thấy các yếu tố này
đều tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến quyết định mua hàng của họ.
Trong đó, văn hóa được coi là yếu tố then chốt và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
I.Khái niệm và các đặc trưng của văn hóa
1.Khái niệm văn hóa

1


Văn hóa là một phạm trù rộng lớn và có không ít khái niệm về văn hóa được
đưa ra. Theo W.I.Thomas: “Văn hóa là các giá trị vật chất và xã họi của bất kỳ
nhóm người nào đã được thể hiện qua: các thiết chế, tập tục, phản ứng, cư xử”.
Một khái niệm khác cho hay: “Văn hóa là tổng thể các giá trị, nghi thức, biểu
tượng, niềm tin và quá trình tư duy được học hỏi và chia sẻ trong một nhóm người,
sau đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này, văn hóa bao gồm ba bộ

phận: văn hóa vật thể, văn hóa tinh thần, thành phần văn hóa hành vi.
Trong phạm vi marketing, văn hóa được hiểu là “hệ thống những giá trị, niềm
tin, truyền thống và chuẩn mực được dùng để hướng dẫn các hành vi tiêu dùng
trong xã hội. Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định đến nhu cầu và
hành vi của con người”. Do vậy, nếu một công ty tiến hành kinh doanh mà bỏ qua
yếu tố văn hóa thì sản phẩm của họ có thể sẽ khó được chấp nhận, thậm chí là bị
tẩy chay.
2.Các đặc trưng của văn hóa
Khi bàn về văn hóa, không thể không nhắc đến các đặc trưng cơ bản của yếu
tố này.
 Văn hóa được học hỏi và di truyền: Văn hóa là quá trình học hỏi, lĩnh hội
của các thành viên trong xã hội. Cộng đồng quyết định hành vi của các cá
2


nhân và các cá nhân phải học hỏi, tuân thủ các quy tắc hành vi của cộng
đồng để đảm bảo sự hòa nhập và phát triển.

 Các nền văn hóa vừa có những điểm tương đồng, vừa có những điểm
khác biệt: Nền văn hóa giữa các khu vực trong một quốc gia hoặc giữa quốc
gia này với quốc gia khác luôn tồn tại những điểm tương đồng và những
điểm khác biệt.
Ví dụ: Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đều cùng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của nền văn hóa phương Đông (Nho giáo, Tết Nguyên Đán,… ),…

3


Mặt khác, tại các nước phương Tây, việc các cặp đôi thể hiện tình cảm
nơi công cộng (ôm, hôn,… ) hoặc đơn giản chỉ là những người quen biết gặp

nhau và trao cho nhau một số cử chỉ thân mật điều vô cùng dễ hiểu. Tuy
nhiên, điều này dường như vẫn còn “khó được chấp nhận” tại các nước
phương Đông, cụ thể là Việt Nam.
Chính những điểm tương đồng và khác biệt trong nền văn hóa giữa các
quốc gia đã góp phần tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng.
 Văn hóa vừa có tính lâu bền, vừa có tính thích nghi: Tính lâu bền của văn
hóa thể hiện rõ ràng thông qua việc văn hóa được học hỏi, chia sẻ và truyền
từ đời này sang đời khác.
Bên cạnh đó, văn hóa còn có tính thích nghi. Cụ thể, trong quá trình
đấu tranh, phát triển luôn có sự giao lưu giữa các nền văn hóa giữa các vùng
miền, quốc gia và một bộ phận nên văn hóa sẽ biến đổi để thích nghi với
từng thời kỳ.

4


II.Nhánh văn hóa
Mỗi văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hơn được gọi là nhánh văn hóa. Nếu
nền văn hóa được ví như một mạch chung thì nhánh văn hóa lại tạo ra sự đa dạng
cho mạch chung đó. Nói cách khác, nhánh văn hóa là những yếu tố đa dạng thường
gặp trong một nền văn hóa hay những bộ phận nhỏ hơn của văn hóa.
Nhánh văn hóa được hình thành do những khác biệt về nơi cư trú, dân tộc, tín
ngưỡng, nghề nghiệp, học vấn,… của một cộng đồng có cùng nền văn hóa và giữa
các nhánh văn hóa luôn tồn tại sự khác biệt. Cụ thể, các nhánh văn hóa khác nhau
có các lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng.
Chương II: Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng
Trước khi đi vào tìm hiểu những yếu tố văn hóa nào ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về “Người tiêu
dùng” và “Hành vi tiêu dùng”.
I.Người tiêu dùng: được hiểu là người mua sắm sản phẩm/dịch vụ nhằm thỏa

mãn nhu cầu cá nhân. Họ là người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, họ mua và trực
tiếp sử dụng sản phẩm, không sử dụng sản phẩm vào bất kỳ mục đích bán lại nào.
Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, các hộ gia đình hoặc một nhóm người.
5


II.Hành vi người tiêu dùng: là hành động của người tiêu dùng liên quan đến
việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ: tìm kiến, lựa chọn, mua sắm, tiêu
dùng sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và sau quá trình sử dụng sẽ đưa ra
những đánh giá cũng như quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch
vụ.
III.Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng
1.Giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa là những niềm tin được kế thừa và được lưu giữ. Những niềm
tin ấy làm cho thái độ và cách ứng xử của cá nhân có tính đặc thù. Hay giá trị văn
hóa là những nguyên tắc, chuẩn mực,… phân biệt quốc gia này với quốc gia khác.
Các giá trị văn hóa ảnh hưởng tới hành vi của thị trường.
Các giá trị văn hóa góp phần tạo nên sự khác biệt về văn hóa. Từ đó, hình
thành hành vì tiêu dùng khác nhau giữa các cá nhân, khu vực. Giá trị văn hóa là
điều có thể thay đổi theo từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của xã hội.

2.Chuẩn mực văn hóa
Chuẩn mực văn hóa là những quy tắc đơn giản chỉ dẫn hoặc ngăn cản hành vi
của con người trong những hoàn cảnh nhất định trên những giá trị văn hóa. Nếu
6


con người thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa thì thường được biểu dương, khen
ngợi. Trái lại, họ sẽ bị phê bình, thậm chí là xử phạt.


Như đã nói ở trên, chuẩn mực văn hóa là hệ thống kiểm soát văn hóa hay
kiểm soát xã hội, dùng để chỉ dẫn hoặc ngăn cản một số hành vi. Tuy nhiên, không
như chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực văn hóa không mang tính ép buộc.
3.Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận,
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Phong tục tập quán không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thứ, nghi lễ,
nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập
quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

7


4.Biểu tượng văn hóa
Biểu tượng văn hóa hay ký hiệu văn hóa là một hình ảnh, màu sắc, ký tự hay
bất kỳ thứ gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình.
Mục đích của biểu tượng văn hóa là để truyền thông điệp ý nghĩa một cách nhanh
chóng, dễ dàng và ngắn gọn, đơn giản.

8


Chương III: Ảnh hưởng của văn hóa hoặc nhánh văn hóa tới hành vi
người tiêu dùng
Những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất luôn mong muốn
mở rộng quy mô hoạt động cũng như thị trường từ khu vực này sang khu vực khác,
từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tuy nhiên, sự thành công hay thất bại của họ
lại chịu sự quyết định bởi mức độ chấp nhận của người dân bản địa.
Khi một doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm đến thị trường mới, dù trong hay

ngoài nước thì yếu tố đầu tiên phải xem xét là sản phẩm có phì hợp với nhu cầu, sở
thích, thị hiếu , tập quán,… hay nói chính xác hơn là văn hóa nơi đây hay không.
Nếu không phù hợp, sản phẩm đó sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay hoặc không có
nhu cầu tiêu thụ. Văn hóa là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con
người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Đó chính là văn hóa tiêu dùng.
Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thông
qua tiêu dùng,… đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa.
1.Văn hóa là nguyên nhân căn bản dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng
Khi bàn về hành vi người tiêu dùng, không thể không nhắc đến tháp nhu cầu
của Maslow. Maslow đã phân chia nhu cầu của con người theo 5 giai đoạn. Theo
Maslow, những nhu cầu ở phía dưới của tháp cần được đáp ứng trước những nhu
9


cầu

mức
cao
hơn.

(Tháp nhu cầu của Maslow)
- Giai đoạn đầu tiên là các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống,
duy trì nòi giống,… để đảm bảo sự tồn của con người. Đây là những nhu cầu
cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Những nhu cầu này được xếp vào
bậc thấp nhất. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu
nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn.
- Khi đã thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nêu trên, vấn đề con người
quan tâm lúc này là sự an toàn, an ninh của chính bản thân - Con người cần
sự bảo vệ, an toàn trước những sự đe dọa, mối nguy hiểm về vật chất hay
tinh thần.

- Giai đoạn thứ 3 là nhu cầu giao tiếp, những mối quan hệ và gắn bó
trong xã hội. Nói cách khác, đây là một nhu cầu về tinh thần. Khi con người
mong muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong tổ chức nào đó hay
mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ
trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng.
- Nhu cầu tiếp tục tiến lên đến giai đoạn 4 – Nhu cầu về được tôn trọng
(nhu cầu thừa nhận). Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng
10


trong tổ chức, xã hội để cuối cùng nhu cầu cao nhất là nhu cầu được thể hiện
chính mình – giai đoạn 5.
Ở mỗi giai đoạn và mỗi nền văn hóa khác nhau, sự ảnh hưởng của yếu tố văn
hóa đến hành vi người tiêu dùng cũng được thể hiện một cách riêng biệt. Ví dụ, đối
với nền kinh tế đang phát triển, mọi người sẽ chú trọng nhiều đến điều nhu cầu cơ
bản – nhu cầu tồn tại. Trong khi đó, ở các nước phát triển, đặc biệt là các nước
phương Tây, con người lại đề cao cái tôi, coi trọng giá trị bản thân và luôn có nhu
cầu được xã hội tôn trọng. Không những thế, nhu cầu về sự an ninh, an toàn cũng
không hề bị xem nhẹ. Minh chứng đấy là việc xuất hiện một số dịch vụ: vệ sĩ, bác
sĩ gia đình, luật sư riêng,… và các hình thức vui chơi, giải trí, du lịch.
Để làm rõ luận điểm này, tôi xin đưa thêm một ví dụ: Văn hóa người Việt coi
trọng lễ nghĩa, quan hệ trên – dưới, trước – sau nen vào những dịp lễ, Tết truyền
thống, chúng ta thường có nhu cầu rất lớn trong việc mua sắm các mặt hàng, sản
phẩm: trà, rượu, bánh,… để biếu tặng ông bà, cha mẹ, anh em,… Do vậy, nếu các
doanh nghiệp nắm bắt được điều này thì đây thực sự là một cơ hội để họ thu về
một số lượng lớn lợi nhuận.
2.Văn hóa ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

(Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng)

Như đã nói ở trên, quyết định mua hàng của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng
của rất nhiều yếu tố: Văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong đó, yếu tố văn hóa
đóng vai trò quan trọng nhất. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng ở mỗi nền
11


văn hóa khác nhau sẽ có những điểm khác nhau, thể hiện đặc trưng văn hóa vùng,
miền đó.
Cụ thể, khi so sánh quá trình ra quyết định mua hàng giữa người miền Bắc
(Hà Nội) và người miền Nam (TP HCM) chúng ta nhận thấy tính cá nhân của
người miền Nam cao hơn rất nhiều so với người miền Bắc. Điều này đồng nghĩa
với việc ở miền Nam, quyết định mua hàng của bản thân là chính yếu, ý kiến của
những người xung quanh chỉ mang tính chất tham khảo. Trái lại, ở miền Bắc, ý
kiến của mọi người xung quanh lại có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến suy nghĩ và
hành động của người mua.
Miền Bắc
Khi xuất hiện ý định mua điện
thoại Samsung và có tham khảo ý kiến
của những người xung quanh. Nếu
những người được hỏi cho rằng sản
phẩm của Samsung không tốt và đưa ra
gợi ý về một số thương hiệu khác sẽ
khiến người mua từ bỏ ý định ban đầu

Miền Nam
Khi xuất hiện ý định mua điện
thoại Samsung, người mua đi thẳng tới
cửa hàng hỏi thêm ý kiến của nhân
viên tư vấn hoặc người xung quanh
nhưng chỉ với mục đích để yên tâm

hơn với quyết định của chính mình

Ngoài ra, ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đối với quá trình ra quyết định mua
của người tiêu dùng còn được thể hiện thông qua đặc trưng truyền thông của mỗi
quốc gia. Như chúng ta đã biết, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc. Vì vậy, trong thời điểm diễn ra những tranh chấp trên Biển
Đông giữa Trung Quốc và nước ta mà điển hình là việc hình thành “đường lưỡi bò”
càng khiến người tiêu dùng Việt Nam có thái độ “tẩy chay”, “bài trừ” sản phẩm,
hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc dù trước nay nhà nước đã, đang không ngừng
khuyến khích chủ trương “người Việt dùng hàng Việt”. Vì vậy, trong quá trình tìm
kiếm thông tin về các nhãn hiệu, sản phẩm thì các sản phẩm, nhãn hiệu của Trung
Quốc ngay lập tức bị loại bỏ.

12


Ở một ví dụ khác chúng ta cũng có thể thấy văn hóa có ảnh hưởng vô cùng
lớn đến quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng: Người Việt Nam
sống tình nghĩa, thủy chung và coi trọng các giá trị về đạo nghĩa. Do đó, để sản
phẩm có thể tiếp cận và được người tiêu dùng chấp nhận thì các doanh nghiệp buộc
phải xây dựng những chiến lược marketing, chương trình quảng cáo kèm theo
những thông điệp về tình cảm gia đình, trách nhiệm xã hội,… Một số thương hiệu
đã làm rất tốt điều này như OMO, Vinamilk, Coca Cola,…
Khi một sản phẩm, một thương hiệu, một chiến dịch quảng cáo phù hợp với
các giá trị, chuẩn mực, biểu tượng văn hóa hay phong tục tập quán của một vùng
miền, một quốc gia thì sản phẩm, thương hiệu ấy sẽ dễ dàng thâm nhập và tồn tại
tại đấy.
3.Văn hóa ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng
Văn hóa không chỉ là nguyên nhân căn bản dẫn đến nhu cầu, gây ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quá trình ra quyết định mua hàng mà nó còn tác động không hề nhỏ

đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Bởi thói quen được hình thành từ
những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống của mỗi người từ khi
chúng ta bắt đầu biết nhận thức. Và thói quen nói chung, thói quen mua sắm nói
riêng là điều rất khó để thay đổi.
Thực tế cho thấy, người Việt Nam luôn có tâm lý lo sợ, ngần ngại trước những
cái mới. Đồng thời, với tư duy truyền thống “người thật, việc thật” nên chúng ta
13


luôn có thiên hướng muốn được nhìn tận mắt, sờ tận tay sản phẩm trước khi quyết
định mua. Thậm chí còn nghiên cứu, đắn đo rất nhiều lần trước đó. Do vậy, để có
thể tiếp cận được với khách hàng Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cần hiểu
rõ thói quen này và ứng dụng nhiều hoạt động mang tính trải nghiệm thực tế tại
điểm bán hàng.

Mở rộng ra, khi so sánh thói quen mua sắm giữa người phương Đông (đại
diện là Việt Nam) với các nước phương Tây, chúng ta hoàn toàn nhận thấy sự khác
biệt. Người Việt rất chú trọng về vấn đề danh dự và thể diện và kèm theo đó là tư
tưởng “sính ngoại”, mua sắm theo trào lưu. Vì vậy, không ít người sẵn sàng bỏ ra
một số tiền lớn để mua một sản phẩm, hàng hóa nào đó nhằm nâng cao giá trị bản
thân: điện thoại, túi xách,… Trong khi đấy, người dân tại các nước phương Tây,
điều mà họ quan tâm đấy là giá trị đích thực mà sản phẩm mang lại trong quá trình
họ sử dụng: tính năng, độ bền,… chứ không quá đề cao vấn đề giá tiền.
Thêm vào đó, người phương Đông thường sống theo mô hình gia đình mở
rộng, nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà nên họ sẽ mua các loại sản
phẩm có khối lượng, kích thước lớn, mua theo bộ,… Trái lại, người phương Tây lại
có thiên hướng lựa chọn các sản phẩm cá nhân, khối lượng bé,… bởi phần lớn khi
đến độ tuổi trưởng thành, người dân tại các quốc gia này sẽ dọn ra sống riêng, tự
chủ cuộc sống của mình.


14


4.Văn hóa ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng

Điều này dễ dàng được chứng minh qua một số ví dụ cụ thể. Trước hết, với
người phương Đông, cơm là món ăn truyền thống không thể thiếu hằng ngày. Do
đó, một số thương hiệu đồ ăn nhanh khi muốn mở rộng thị trường vào những quốc
15


gia này buộc phải tiến hành nghiên cứu kỹ thực đơn và khẩu phần ăn của người
dân khu vực đấy để thiết kế menu phù hợp. Cụ thể, khi vào Việt Nam, bên cạnh
những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, KFC đã chế biến thêm một số
món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà
Giòn Không Xương, Bắp Cải Trộn,… đặc biệt là cơm gà bởi cơm là một món
không thể thiếu của người Việt.
Ngoài ra, để hiểu rõ yếu tố văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng tiêu
dùng, chúng ta có thể xem tiếp ví dụ sau đây: Người Hồi giáo, tiêu biểu là hai quốc
gia Malaysia và Indonesia có những luật lệ rất phức tạp và nghiêm khắc trong việc
ăn uống. Họ kiêng ăn thịt lợn, các loại gia cầm có thể bay, những động vật vừa
sống trên cạn, vừa sống dưới nước. Ngoài ra, người theo đạo Hồi thì không uống
rượu bia. Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn thâm nhập vào phân
khúc thị trường này sẽ phải thay thế các sản phẩm kể trên bằng một loạt danh mục
các sản phẩm khác nhằm tránh sự đụng chạm, xâm hại đến tôn giáo, tín ngưỡng
của người bản địa.

Thêm vào đó, theo quan niệm văn hóa phương Đông, màu sắc của sự may
mắn, đoàn viên, ấm áp là màu đỏ. Do đó, khi lựa chọn các sản phẩm thường ngày,
đặc biệt là vào dịp Tết, người dân tại các quốc gia này có xu hướng tìm kiếm và

16


mua các sản phẩm có thiết kế với tông màu chủ đạo kể trên để bày biện, trang tri
trong gia đình cũng như làm quà biếu với mong muốn một năm mới an khang thịnh
vượng, tấn tài tấn lộc.
Kết luận
Từ những phân tích trên có thể thấy rào cản của nền văn hóa đối với việc phát
triển thị trường vô cùng lớn. Để vượt qua rào cản này, đòi hỏi nhà sản xuất và
người kinh doanh phải luôn luôn thấu hiểu văn hóa bản địa và tầm ảnh hưởng của
văn hóa đối với hành vi người tiêu dùng. Khi làm tốt điều này thì chúng ta mới có
thể cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đến đúng đối tượng trong một không gian
và thời gian thích hợp.
Tài liệu tham khảo
/>2. />3. />4. />5. />6. />%E1%BB%A7a_Maslow
7. />1.

17


18



×