Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BTL nông thôn việt nam trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.5 KB, 34 trang )

Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

MỤC LỤ
A PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................2
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu....................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp..............................................................3
4.2 Phương pháp so sánh...................................................................................3
4.3 Phương pháp thống kê – phân loại..............................................................3
5. Đóng góp của đề tài.........................................................................................3
6. Cấu trúc của đề tài..........................................................................................4
B NỘI DUNG........................................................................................................5
Chương 1: Nông thôn Việt Nam trong thơ ca...................................................5
1.1 Nông thôn Việt Nam trong văn học dân gian...........................5
1.2 Nông thôn Việt Nam trong thơ ca trung đại................................................8
1.3 Nông thôn Việt Nam trong thơ ca hiện đại................................................10
Chương 2: Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương
diện nội dung......................................................................................................13
2.1 Cảnh sắc nông thôn trong thơ Nguyễn Bính.............................................13
2.2 Con người nông thôn trong thơ Nguyễn Bính...........................................15
2.3 Tình yêu chân quê trong thơ Nguyễn Bính...............................................18
Chương 3: Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính nhìn từ phương
thức thể hiện.......................................................................................................22
3.1 Hệ thống từ ngữ, hình ảnh.........................................................................22
3.2 Thời gian, không gian nghệ thuật..............................................................22
3.3 Hình thức kết cấu.......................................................................................24
C KẾT LUẬN........................................................................................................26


D TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................27
SVTH: Lê Thị Mai


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước xuất
hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn . Đó là thơ
mới, với nhiều tên tuổi nổi bật như: Phan Khôi, Xuân Diệu, Huy
Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếch … Mỗi nhà thơ như
một gia vị khác nhau góp phần tạo nên món ăn tinh thần thơ mới.
Nguyễn Bính nổi lên như một gia vị đặc biệt không thể thiếu cho
món ăn này, bởi ông không chịu ảnh hưởng của dòng văn học
phương Tây như những nhà thơ khác mà mang màu sắc khác là
mộc mạc, chân quê, bình dị.
Nguyễn Bính như một “thanh âm trong trẻo” vang lên vẻ đẹp
của hồn quê, trong tình cảm dào dạt chân quê mà Hoài Thanh gọi
là “quê mùa như Nguyễn Bính”. Bởi vậy nhắc đến Nguyễn Bính đa
số chúng ta đều nghĩ đến nhà thơ của cuộc sống làng quê, của
nông thôn Việt Nam. Thật đơn giản vì thơ Nguyễn Bính thể hiện
những điều rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống thường ngày của
mỗi người Việt Nam.
Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo,
duyên dáng nhưng không kém phần thiết tha, chân thành. Vậy
nên thơ ông trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bao
thế hệ người đọc. Được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ
phổ thông đến đại học, không chỉ thế thơ ông còn có rất nhiều bài
được phổ nhạc đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người nghe.

Trước đây có rất nhiều nhà nghiên cứu viết về Nguyễn Bính
“thi sĩ của đồng quê” nhưng chưa ai đi thật sâu, tìm hiểu có hệ
thống “Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính”.
SVTH: Lê Thị Mai

1


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Vì những lý do trên chúng tôi đã mạn dạn lựa chọn đề tài
“Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính” để tìm hiểu, nghiên
cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều thập kỷ qua thơ Nguyễn Bính đã trở thành đối
tượng quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình nên số

lượng bài viết về ông rất nhiều. Bên cạnh những bài đã in thành
sách thì còn có các bài ở các báo khác nhau:
Hà Minh Đức với bài “Hình ảnh quê hương – cảnh vật và con
người” đã chứng minh khá rõ ràng đầy đủ về những đóng góp của
Nguyễn Bính cho mảng thơ viết về cảnh vật và quê hương. Có thể
nhận thấy làng quê trong thơ Nguyễn Bính là làng quê của tình
người, tình nghĩa và tình yêu đôi lứa. Tác giả bài viết đã có sự so
sánh với nhiều nhà thơ khác để chứng minh Nguyễn Bính là thi sĩ
của đồng quê.
Hòa Thanh với bài “Nguyễn Bính” đã cho ta thấy được một
con người “nhà quê” của Nguyễn Bính. Nhận định này giúp cho

chúng tôi có cái khu biệt khi đánh giá về thơ Nguyễn Bính. Nhưng
bài viết này cũng có phần hạn chế khi Hoài Thanh cho rằng trong
những bài ca dao lại có chen vào một lời thơ quá mới làm cho bài
thơ trở nên lố lăng.
Đoàn Thị Đặng Hương với bài “Nguyễn Bính nhà thơ chân
quê”, tác giả đặc biệt chứng minh một khía cạnh khá mới mẻ đó
là thi pháp thơ Nguyễn Bính, để thấy được những nét văn hóa
làng quê trong thơ ông. Bài viết đánh giá cao vị trí của Nguyễn
Bính trong nền văn học Việt Nam. Như vậy theo Đoàn Thị Đặng

SVTH: Lê Thị Mai

2


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Hương thì ngoài thi pháp chung của văn học dân gian, Nguyễn
Bính còn là nhà thơ có cá tính riêng, có dấu ấn riêng của mình.
Qua tìm hiểu những bài viết về Nguyễn Bính của các tác giả đi
trước, chúng tôi thấy rằng các tác giả đã có những phát hiện, kiến
giải độc đáo, sâu sắc. Mảng thơ viết về làng quê của Nguyễn
Khuyến được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, được đánh giá
cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Điều đó đã cho chúng ta
thấy được đóng góp của Nguyễn Bính trên thi đàn Việt Nam.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, các tác giả chưa đi sâu
vào các khía cạnh của nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn
Bính. Ở bài viết này trên cơ sở học hỏi, kế thừa chúng tôi muốn
nghiên cứu sâu về nông thôn Việt Nam trong thơ ông.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn
Bính”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn trong một bài tập lớn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu “Nông thôn Việt
Nam trong thơ Nguyễn Bính” Qua một số bài thơ tiêu biểu viết trong giai đoạn từ
năm 1930 – 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài, nhằm phân tích
“Nông Thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính”, từ đây tổng hợp và đi đến kết luận
chung.
4.2 Phương pháp so sánh

SVTH: Lê Thị Mai

3


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Để làm rõ “Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính”, chúng tôi tiến hành
so sánh điểm khác biệt của ông với các nhà thơ cùng thời hoặc trong các sáng tác
của Nguyễn Bính làm tăng tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu này.
4.3 Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này sẽ giúp cho việc tổng hợp, phân loại từ đây làm tăng tính
thuyết phục cho đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài này góp phần vào việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách có hệ
thống nông thôn của Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính, đồng thời là một tài liệu
nghiên cứu, học tập khi tìm hiểu về Nguyễn Bính.


SVTH: Lê Thị Mai

4


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
6. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Nông thôn Việt Nam trong thơ ca.
Chương 2: Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính nhìn từ phương diện
nội dung.
Chương 3: Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính nhìn từ phương thức
thể hiện.

SVTH: Lê Thị Mai

5


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

B NỘI DUNG
Chương 1: Nông thôn Việt Nam trong thơ ca
Với người Việt Nam, nông thôn trong tiềm thức có cái gì đó rất
đỗi gần gũi, thân thương và yên lành. Mỗi người được sinh ra ngay
chính ở chốn thôn quê hay chỉ biết qua từng trang sách, khi
hướng về nơi ấy thường có những cảm nhận, cảm xúc riêng. Cảnh
quê, người quê trong tình cảm và nhận thức của mỗi chúng ta
thật muôn hình vạn trạng khó diễn tả trọn lòng mình. Dù đứng ở
nhiều góc độ khác nhau nhưng có lẽ trong tâm hồn mỗi người
dân, nông thôn Việt Nam luôn có những nét riêng không hòa lẫn,

điều này đã được thể hiện rõ trong thơ ca bao đời.
1.1 Nông thôn Việt Nam trong văn học dân gian
Từ bao đời nay, nông thôn đã trở thành một đề tài quen thuộc
trong thơ văn Việt Nam. Trong văn học dân gian ca dao, dân ca là
tiếng nói trực tiếp của người lao động, họ dùng nó để diễn tả cuộc
sống của mình. Đó là cuộc sống của những người lao động chân
tay, đó là những người đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để làm ra hạt
ngô, hạt lúa, củ khoai, củ sắn.
Cuộc sống của những người dân là cuộc sống gắn với ruộng
vườn. Đằng sau lũy tre xanh, con đê làng là những con người sớm
chiều in bóng trên cánh đồng, trong vườn nhà. Họ không quản
mưa nắng, sớm trưa dù mùa hè có oi bức, mùa đông có lạnh cóng
thì công việc của họ vẫn diễn ra hằng ngày. Vì lẽ đó mà người
nông dân đi vào thơ ca với tất cả sự nhọc nhằn, tần tảo:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Ca dao
SVTH: Lê Thị Mai

6


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân đã được cha ông ta
đúc kết vào trong bài ca dao. Có được bát cơm ăn, manh áo mặc
họ phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt của mình. Những trưa nắng
cánh đồng như lửa thiêu, người lao động vẫn không ngưng trễ
công việc, họ luôn gắng gượng cho kịp thời vụ. Dường như họ

đang gắng công chinh phục thiên nhiên, giành giật miếng cơm với
mẹ thiên nhiên.
Dù công việc đồng áng vất vả là thế nhưng những con người
chất phác hiền lành, chịu thương chịu khó vẫn không hề nản chí,
mất niềm tin, bỏ bê hay than vãn mà ngược lại họ càng tin yêu
cuộc sống và đặt niềm tin vào ngày mai:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Ca dao
Nông thôn Việt Nam trong văn học dân gian không chỉ là
phương tiện để diễn tả cuộc sống của người nông dân mà nó còn
là tiếng nói miêu tả vẻ đẹp của quê hương, đất nước hùng vĩ.
Vẻ đẹp đó là cảnh sắc hiền hòa nên thơ, nên mỗi người dân
dù đi đâu thì vẫn luôn nhớ về làng quê yêu dấu của mình – một
làng quê với những ngôi nhà ẩn hiện trong lũy tre, bờ rào, dậu
mồng tơi. Không ồn ào náo nhiệt nên con người sẽ được tận
hưởng sự trong lành, thanh tĩnh của thiên nhiên:
Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Ca dao
“Phong cảnh hữu tình” đó là phong cảnh của làng quê. Một sự
hài hào mà dường như không có sự sắp đặt của bàn tay con
người. Bức tranh mềm mại, yển chuyển này không thể thiếu lũy
tre làng. Lũy tre là nơi để con người nghỉ ngơi sau những buổi làm
SVTH: Lê Thị Mai


7


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
đồng vất vả, là nơi để các cô, các bác ngồi hàn huyên tâm sự, là
nơi tự tình của đôi lứa và còn là nơi để chim chóc ríu rít hoan ca …
lũy tre là nơi luôn hiển diện con người và trở thành niềm tự hào
của những người dân quê:
Làng tôi bé nhỏ xinh xinh
Xung quanh có lũy tre làng vươn ra
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Ca dao
Cùng với lũy tre, dòng sông đã đưa đến cho nông thôn Việt
Nam sự mát lành, tạo nên bức tranh quê mượt mà, uyển chuyển
hơn:
Làng em nằm ở ven sông
Dân làng cày cấy nghề nông chuyên cần
Trải qua bao tháng bao lần
Sông làng dẫn nước giúp dân hiền hòa
Ca dao
Con sông quê hương hiền hòa, nước trong xanh ngọt ngào
không chỉ in dấu bao kỷ niệm của tuổi thơ mà còn tắm mát cho
từng gốc lúa, làm cho cánh đồng thêm khởi sắc, tốt tươi:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bê tê đồng ngó bên ni đồng nát ngát mênh mông
Ca dao
Dường như hiện trước mắt ta là cả cánh đồng tít tắp, bao la,
choáng ngợp, thẳng cánh cò bay. Cái mênh mông bát ngát của
đồng làng ẩn chứa cả sức sống ngồn ngột của ruộng lúa. Ta như

lạc giữa một không gian thoáng đãng yên lành, phóng tầm mắt đi
đâu cũng chỉ thấy bát ngát, mênh mông.
Dòng sông, cánh đồng gợi lên trong ta cái đẹp hiền hòa,
thanh tĩnh của nông thôn Việt Nam. Bức tranh nên thơ ấy được vẽ
bằng cả tấm lòng yêu quê hương đất nước, bằng cả niềm tin yêu
cuộc sống của cha ông ta.
Ca dao viết về nông thôn Việt Nam cũng thường đề cập đến
đặc sản ở mỗi vùng quê. Món ăn nói lên những đặc sắc của mỗi
SVTH: Lê Thị Mai

8


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
địa phương mang ít nhiều vết tích của tập quán, phong tục, lễ
nghi của vùng đất đó.Bên cạnh đó nó còn thể hiện một phần tình
yêu quê hương, nghĩa đồng bào sâu nặng. Bởi vậy mà có người
phải bùi ngùi nhớ thương khi tha hương vẫn mong được nếm lại
mùi vị món ăn của quê hương.
Con người ai cũng có quê hương, khi xa quê ai mà không
thương nhớ. Niềm nhớ thương đó lại càng khôn nguôi khi ta luôn
chạnh lòng nhớ đến, thèm được ăn những món ăn dân dã:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Ca dao
Canh rau muống, cà dẫm tương những món ăn rất gần gũi,
chúng không phải là sơn hào hải vị nhưng đủ làm ai đi xa cũng
phải nhớ về. Đọc bài ca dao ta cũng cảm thấy nao lòng, đồng cảm

với người ra đi, nỗi nhớ ấy như in hằn trong tâm trí, nỗi nhớ gắn
liền với tình yêu thương và niềm tự hào vô bến.
Như vậy thông thôn Việt Nam đã được các tác giả dân gian sử
dụng những hình ảnh gần gũi, thân quen của nhịp sống nông thôn
cùng với chất liệu ngôn từ tạo nên được một bức tranh xinh đẹp,
yên bình hiếm nơi nào có được.
1.2 Nông thôn Việt Nam trong thơ ca trung đại
Cũng như văn học dân gian, nông thôn Việt Nam trong thơ ca
trung đại đầy ắp những hình ảnh tươi đẹp về quê hương, đất
nước.
Thiên nhiên được phác họa nhiều nhất trong thơ ca trung đại
nhưng không chỉ là thiên nhiên ước lệ mà nó còn là bức tranh
sống động của nông thôn Việt Nam. Một trong những tiếng thơ
khắc họa được vẻ giản dị, thanh nhàn ấy chính là Nguyễn Trãi. Dù

SVTH: Lê Thị Mai

9


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
xuất thân trong gia đình hoàng tộc nhưng thiên nhiên trong thơ
ông vẫn thuần khiết, trắc ẩn lòng yêu nước, thương dân:
…Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương…
Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi
Khi nói về thiên nhiên trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi
trong “Ức trai thi tập” PGS.TS Lã Nhâm Thìn khẳng định: “đó là
một thiên nhiên kỳ vĩ, hoành tráng nhưng cũng đồng thời mỹ lệ,
thi vị; thiên nhiên gắn với những địa danh như một cuốn nhật kí

gắn với cuộc đời phong phú từng trải của Nguyễn Trãi; qua đó ta
nhận ra một tâm hồn cao rộng, khoáng đạt, phong tình và tinh
tế”.
Đến Nguyễn Đình Chiểu hình ảnh nông thôn trong thơ ông
không phải là cuộc sống thanh bình vốn có mà là hình ảnh cả một
vùng sông nước bỗng mịt mù khói lửa:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất tổ đàn chim giáo giác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu
Làng quê yên bình giờ đây chỉ toàn màu khói màu của tang
thương. Nhà thơ cảm nhận nỗi đau của chính quê hương mình,
cũng đau đớn khi thấy từng tấc đất lần lượt rơi vào tay giặc.
Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nhà thơ Nguyễn Khuyến
được Xuân Diệu nhận xét “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” đã
SVTH: Lê Thị Mai

10


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
khắc họa bức tranh thiên nhiên thôn dã trong lành yên ả qua bức
họa chùm thơ thu:
… Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo …
Thu điếu – Nguyễn Khuyến
Theo nhận xét của Xuân Diệu, bài “Thu vịnh” mang cái hồn

của cảnh vật mùa thu nông thôn Việt hơn cả, cái thanh, cái trong,
cái nhẹ, cái cao. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm,
đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng đã thể hiện rõ nỗi
lòng tha thiết của nhà thơ với quê hương:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vàng…
Thu vịnh – Nguyễn Khuyến
Cùng với những hình ảnh, những tình cảm yêu thương gắn bó
các nhà thơ trung đại đã khắc họa được bức tranh nông thôn Việt
Nam từ yên binh cho tới mịt mù khói lửa. Cho người đọc thấy được
những nét khác nhau về vùng nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.
1.3 Nông thôn Việt Nam trong thơ ca hiện đại
Viết về nông thôn Việt Nam các nhà thơ hiện đại khắc họa rõ
bức tranh với đầy đủ đường nét, màu sắc. Trần Đăng Khoa đã vẽ
lên một bức tranh thiên nhiên đầy khắc nghiệt:
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy

SVTH: Lê Thị Mai

11


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Hạt gạo làng ta – Trần Đăng

Khoa
Mùa hè với cái nắng chói chang y như thấm vào trong từng
câu chữ. Đâu còn nữa cảnh vật đầy sức sống. Nắng hè khắc
nghiệt không buông tha cả những sinh linh nhỏ bé như con cá,
con cua.
Phải chăng vì lẽ đó mà nông thôn Việt Nam khi vào hè cũng
có những nét riêng:
Dưới gốc đa già trong vũng bóng
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai
Ve ve rung cánh ruồi say nắng
Gà gáy trong thôn những tiếng dài
Trưa hè – Bàng Bá Lân
Ở đây ta lại gặp hình ảnh cây đa đã từng xuất hiện trong ca
dao, một hình ảnh được coi là biểu trưng cho nông thôn Việt. Gốc
đa tỏa bóng mát ấy vẫn không sao xóa nổi ấn tượng của mùa hè
“ve ve rung cánh ruồi say nắng”. Chỉ mấy câu thôi mà nhà thơ đã
khắc họa được nông thôn Việt ngày hè với cái nắng như thiêu đốt,
với tiếng gà gáy, tiếng ve kêu ran càng tăng thêm cái bức bối, oi
nóng.
Nông thôn trong thơ ca Việt Nam hiện đại còn có cả sự đìu
hiu, tĩnh lặng:
Lá vàng
Như lá vàng
Rụng !
SVTH: Lê Thị Mai

12


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

Ôi ! Đìu hiu
Cảnh chiều
Đông ! Ruộng ngập mênh mông
Nước phẳng …
Mùa đông – Nam Trân
Một chiều lá vàng rơi rụng trong cảnh mùa đông sao mà buồn
đến thế. Nó cứ chạm vào nỗi cô đơn trống vắng nơi lòng người.
Nỗi buồn dường như thấm vào cảnh vật. Trước mắt tác giả là hình
ảnh ruộng ngập mênh mông, nước phẳng đến não lòng.
Qua đây ta nhận thấy rằng cảnh vật thiên nhiên nơi nông
thôn hiện lên với tất cả những màu sắc tươi sáng, ảm đạm.
Dù làng quê có là nơi “bùn lầy, nước đọng”, nơi thiên nhiên
khắc nghiệt thì người dân cũng tìm mọi cách khắc phục, không vì
khó khăm mà bỏ làng đi. Nơi nông thôn dù nghèo khó đến đâu thì
con người vẫn luôn tự hào về nó, coi đó là phần máu xương của
mình. Người lính nơi chiến trường, nơi cái chết và sự sống cách
nhau chỉ trong gang tấc họ cũng chưa nghĩ đến số phận của mình
mà nghĩ về nơi chôn rau cắt rốn. Nơi đó là một vùng nông thôn
yên bình:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Đồng chí – Chính Hữu
Trong đời sống hằng ngày một người không thể đắp một con
đường làng, một con đê chính vì vậy con người nơi đây luôn coi
trọng tính cộng đồng. Từ trong lợi ích chung họ gắn bó, đoàn kết
SVTH: Lê Thị Mai

13



Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
thương yêu nhau, cùng nhau san sẻ những niềm vui, nỗi buồn.
Tình làng nghĩa xóm là điều mà con người ở đây luôn đặt lên hàng
đầu “bán anh em xa mua láng giềng gần” để hiểu nhau những
con người nơi đây không chỉ bằng công việc hay hành động mà
còn bằng cả lời nói.
Cùng với cảnh vật đất trời là cuộc sống con người đã tạo nên
một sự hòa quện khó tách rời, đó là hình ảnh nông thôn Việt Nam
hiện đại đẹp đẽ, gần gũi, thân thương.

SVTH: Lê Thị Mai

14


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

Chương 2: Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn
Khuyến nhìn từ phương diện nội dung
Vốn là một dân tộc hàng ngàn năm gắn bó với đồng ruộng,
sống chan hòa giữa thiên nhiên, người lao động thì “một nắng hai
sương” nên nông thôn trở thành một đề tài quen thuộc đã tạo nên
cảm hứng cho nhiều nhà thơ.
Vào giai đoạn 1930 – 1945 với sức lôi cuốn của làn sóng thị
thành và những chủ đề lạ trong khuynh hướng lãng mạn phương
Tây nhưng mảng đề tài giàu sức sống, giàu hương vị này vẫn luôn
luôn cuốn các nhà thơ, đặc biệt Nguyễn Bính.
2.1 Cảnh sắc nông thôn trong thơ Nguyễn Bính
Khi nói về Nguyễn Bính, “Từ điển văn học” có câu: “Thơ
Nguyễn Bính đã đem lại cho Phong trào Thơ mới ít nhiều màu sắc,

hình ảnh, hương vị quê xa xưa”. Đọc thơ Nguyễn Bính tâm hồn ta
như được thả nơi “giếng ngọc trong veo”. Bởi bầu trời nơi đây có
một không khí trong lành và mang đầy hương sắc cây cối, vườn
tược. Quang cảnh đó không chỉ gây ấn tượng với người đọc, đi vào
lòng người mà ngay cả với tác giả. Dù ông có chút “si tình” với
mắt nhung thì vẫn không sao nguôi nỗi nhớ quê nhà thơ – nơi đã
nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ.
Cảnh sắc nông thôn trong thơ Nguyễn Bính là phong cảnh hữu
tình của thiên nhiên, cảnh sắc tươi sáng của đất trời của tình yêu
và cuộc sống người dân.
Đó là cảnh tươi sáng ấm áp. Chúng ta tìm về với những gì
dung dị, nguyên sơ, vẻ đẹp nơi nông thôn mà con người thời hiện
đại khó có thể hình dung được:
Lá nỏn nhành non ai tráng bạc
SVTH: Lê Thị Mai

15


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Gió về, từng trận, gió bay đi
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng
Xuân về - Nguyễn Bính
Mùa xuân ở đây gắn với sự tinh khiết nơi đồng quê, cái ấm áp
nơi ngõ xóm, cái dìu dịu của hương bưởi hương cam, của ánh
nắng đồng nội, của bướm vàng, lộc non, mạ xanh … Có lẽ khó ai
vẽ được cảnh xuân nơi nông thôn đặc sắc như trong bài thơ này

của ông.
Đoàn Văn Cừ và Anh Thơ cũng rất có duyên với mùa
xuân,nhưng hai tác giả này miêu tả rất cụ thể bằng hàng loạt các
chi tiết, hình ảnh chứ không như Nguyễn Bính – ông chỉ điểm
xuyến bằng một vài nét của cảnh.
Cũng là cảnh sắc nông thôn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được
Nguyễn Khuyến viết với bút pháp tả thực thì Nguyễn Bính lại khai
thác một phương diện khác, cảnh sắc nông thôn trong thơ ông
không tù túng, bức bối mà thoáng đãng trong lành:
Nhà tôi có một vườn dâu,
Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần.
Hoa đỗ ván nở mùa xuân,
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm.
Nhà tôi

SVTH: Lê Thị Mai

16


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Thật hài hòa nên thơ, dường như bao nhiêu vẻ đẹp màu sắc
của sự sống đều ngưng đọng nơi miền quê của tác giả. Cảnh vật
hòa quyện đan cài lẫn nhau dệt nên một bức tranh đầy gam màu,
bên cạnh đó còn toát lên sự sung mãn đầy đủ của đời sống.
Không chỉ đầy đủ ấm mo về vật chất: có vườn dâu, có giàn đỗ
ván, có lúa … mà còn là sự đầy đủ về tinh thần.
Cảnh sắc nông thôn ám ảnh và lặp đi, lặp lại rất nhiều lần
trong thơ Nguyễn Bính, đó là cảnh sắc của vườn tược: Vườn dâu,
vườn trầu, vườn chanh, vườn chanh, vườn chè ….

… Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
… Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
… Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Vườn cũng là một đặc trưng của gia đình ở nông thôn, mỗi gia
đình thường có một mảnh vườn, vườn để trồng rau, trồng cải,
trồng cà.
Nếu dậu mồng tơi, nụ tầm xuân bao bộc quanh vườn nhà thì
lũy tre lại bao bọc quanh làng. Đây là một nét văn hóa lâu đời của
nông thôn Việt Nam. Lũy tre mang tính biểu tượng cho tinh thần
tự trị, rặng tre bao kín làng trở thành một thành lũy kiên cố .
Nguyễn Bính đã khai thác và thể hiện nó theo cách riêng của
mình. Ông cảm nhận được một vẻ đẹp thanh khiết, một nét yên
bình thanh thoát từ ngàn xưa của chốn thôn quê Việt Nam.
Còn nhớ năm xưa đuổi bướm vàng
Mà vui quên cả nắng chang chang
Tuổi thơ ngây sống trong như mông
Trong lũy tre xanh: Giới hạn làng
SVTH: Lê Thị Mai

17


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Sống lại
Lũy tre đã tạo được sự lắng đọng sâu đậm trong ký ức mỗi
người, nôi lớn bao tâm hồn trẻ thơ, đã tiếp sức cho tâm hồn vẻ
đẹp của làng quê.
Như vậy cảnh sắc nông thôn trong thơ Nguyễn Bính vừa đẹp
đẽ, vừa mộc mạc chân chất chứ không đìu hiu vắng lặng như cảnh
sắc trong thơ Nguyễn Khuyến giai đoạn trước. Tất cả đó đã góp

phần đưa bao tâm hồn người Việt về với những vùng đất yên bình
êm ả, gìn giữ những giá trị truyền thống mà người xưa đã khơi
nguồn.
2.2 Con người nông thôn trong thơ Nguyễn Bính
Những con người ở nông thôn luôn lam lũ, tất bật nơi ruộng
đồng. Vì thế trong thơ Nguyễn Khuyến đó là hình ảnh của những
người lao động mà cha ông ta đã đúc kết trong văn học dân gian:
Mấy năm cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Chốn quê – Nguyễn Khuyến
Thế nhưng nhà thơ Nguyễn Bính – luôn đi tìm cái đẹp trong
cuộc sống đã đưa ta đến với những con người nhàn nhã, thong
dong ở quê nhà. Họ không còn những buổi làm đồng vất vả mà họ
dệt đay, dệt vải trong vườn nhà. Những bàn tay lướt trên xe sợi đó
là bàn tay người mẹ, người chị … những con người gắn bó cuộc
đời với chúng ta.
Nguyễn Bính đặc biệt chú trong đến công việc và tâm tư, tình
cảm của người phụ nữ trong đời sống hằng ngày.

SVTH: Lê Thị Mai

18


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Hình ảnh người mẹ quê nghèo trong thơ Nguyễn Bính hiện lên
thật chân thực, giản dị và xúc động. Đó là những bà mẹ nông thôn
Việt Nam nhân hậu, đảm đang, nhận hết về mình những khó
nhọc, lo toan vì chồng, vì con, vì những người thân yêu nhất:
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều

Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều
Sân gạch, tường hoa người quét lại
Vẽ cây trừ quỷ, giồng cây nêu.
Nuôi hai con lợn từ ngày xưa
Mẹ tôi đã tính “tết thì vừa”
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bánh
Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.
Tết của mẹ tôi – Nguyễn Bính
Những công việc tưởng như đơn giản nhưng sẽ buồn biết mấy
khi không có bàn tay người mẹ, không có sự lo toan, tính toán của
mẹ. Đảm đương công việc nhà không có ai hơn mẹ, công việc dù
vất nhưng mẹ cũng không buồn, không than khổ, bởi vì tình
thương con.
Thương con lại nhớ lời chồng
Lấy thân làm bức thành đồng che con
Trưa hè
Đến với con người nông thôn trong thơ Nguyễn Bính, còn đến
với những sinh hoạt, những công việc thường ngày của những cô
gái quê. Phải chăng cũng như các bà mẹ, họ là hình ảnh của quê
hương. Nhớ tới nông thôn xưa là nhớ tới những cô thôn nữ chăm
SVTH: Lê Thị Mai

19


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
tằm, dệt vải; những người con gái ấy chăm chỉ, cần cù và cũng
duyên dáng.
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Mưa xuân
Người chị trong thơ Nguyễn Bính cũng xuất hiện khá nhiều.
Trong văn học không ít nhà văn viết về chị: Nguyễn Tuân gửi gắm
tâm sự cho “Chị Hoài”, Thế Lữ cũng có người rủ áo phong sương
trên gác trọ, Lưu Trọng Lư có người chị nửa đời phiêu lãng và đến
với Nguyễn Bính không chỉ có một chị mà có rất nhiều bài thơ nói
về chị. Bởi chị chính mà một chút hồn quê, tình quê nơi nông dã.
Chính điều đó đã làm nên sự quen thuộc, tha thiết trong thơ ông.
Chị luôn là người quan tâm chăm sóc cho đàn em, nên chị
cũng là người làm những công việc thường nhật “Chị đan tấm áo
len hồng cho tôi” (Gió lạnh).
Đọc thơ Nguyễn Bính ta còn thấy có sự xuất hiện của những
người em, với công việc thường ngày:
Em tôi là gái mười lăm,
Quét sân, chạy chợ, chăn tằm sớm trưa.
Nhà tôi
Bức tranh cuộc sống con người trong thơ Nguyễn Bính ngoài
những sinh hoạt thường ngày còn có những sinh hoạt khác, đó là
nếp sống lối sống và quan niệm, tập quán của nông thôn Việt
Nam.
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bánh
SVTH: Lê Thị Mai

20


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.
Tết của mẹ tôi
Đó là phong tục ngày tết của người dân vùng nông thôn nói

riêng và người dân Việt nói chung, họ chắt chiu, giành giụm chuẩn
bị để có những ngày xuân trọn vẹn bên gia đình. Tết của ta ngày
trước bao giờ cũng có pháo vì tiếng pháo như tiếng cười hoan hỉ
đón một năm mới tốt lành nên mẹ “chỉ mua pháo chuột”.
Như vậy Nguyễn Bính đã khắc họa rõ nét cuộc sống, phong
tục của những người dân nông thôn Việt Nam.
2.3 Tình yêu chân quê trong thơ Nguyễn Bính
Văn học Việt Nam đã có rất nhiều nhà thơ viết về tình yêu
nam nữ nhưng nổi bật hơn cả là Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Cùng
thể hiện tình yêu “loạn nhịp” của con người nhưng ở họ lại có sự
khác nhau. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây
mà cụ thể là thơ ca Pháp, tình yêu trong thơ ông là sự cuồng nhiệt
si mê. Tình yêu đi với giao hòa, mảnh liệt và không có khoảng
cách. Ngược lại Nguyễn Bính với hồn thơ dân tộc, đậm đà chất ca
dao, dân ca. Tình yêu trong thơ ông rụt rè, bẽn lẽn như một người
con gái quê dịu dàng duyên dáng. Đó là tình yêu chân quê, dù rất
thắm thiết nhưng ở họ luôn có sự nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị, sâu
lắng. Đó chính là sức hấp dẫn của thơ tình Nguyễn Bính.
Tình yêu của những người nông thôn trong thơ Nguyễn Bính
được gieo mần ở lũy tre, giếng nước, con đê làng… Tình yêu được
nảy sinh trong không gian vùng nông thôn vào từng thời điểm cụ
thể:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

SVTH: Lê Thị Mai

21


Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Tương tư
Và tình yêu đó là tình yêu của những anh lái đò, cô hàng xóm
… Chỉ trong môi trường của cuộc sống vùng nông thôn đã làm cho
họ có những ước mơ về nhau:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn
Người hàng xóm
Tình yêu của những con người dân quê bắt đầu từ lúc:
Hai người sống giữa cô đơn
Nhà nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Người hàng xóm
Từ khi chú ý cô hàng xóm cho đến lúc chàng trai tự nhận ra
nàng “sống giữa cô đơn”. Tình yêu của chàng bắt đầu từ cái hình
như, mầm sống bắt đầu tình yêu. Điều này đã dẫn đến một sự
ngộ nhận, đó chính là tình yêu đơn phương.
Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là tình yêu đơn phương. Một
tình yêu chưa được gặp gỡ chia sẻ đã có nhiều ngăn cách: Sự rụt
rè, gia đình, khoảng cách không gian … đã làm cho họ thêm xốn
xang. Đó là trạng thái tương tư. Đối với tình yêu đơn phương trại
thái này lại càng thêm dữ dội bởi sự dồn nén của con tim, của
cảm xúc. Ca dao xưa có câu:
Tương tư không ốm cũng sầu
Thuốc đâu mà chữa cho người tương tư
Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng từng viết:
SVTH: Lê Thị Mai

22



Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Tương tư có nghĩa đôi bờ ngóng
Anh một mình thôi cũng đợi chờ
Và đến Nguyễn Bính thì tương tư đã là một căn bệnh:
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Tương tư
Căn bệnh này mang tính phổ biến khi đã bước vào ngưỡng
cửa của tình yêu. Nói là bệnh nhưng thực chất đó là trạng thái
tâm lý quen thuộc của con tim. Mượn quy luật của đất trời để nói
lên quy luật của tình cảm con người. Khi yêu ai mà không một lần
tương tư, không một lần tự nói với chính mình. Mà đã yêu là phải
nhớ, nỗi nhớ không được chia sẻ dẫn đến oán trách, trách người
không hiểu được lòng mình. Cách trách ở đây cũng rất duyên
dáng, rất nhẹ nhàng và rất thôn dã:
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi…
Tương tư
Trước đây tưởng là cách thôn cách đò, còn bây giờ hai bên chỉ
cách nhau một đầu đình. Một đầu đình chỉ nhìn cũng đã đến vậy
mà nàng không đến để cho chàng phải vò võ trông chờ, rõ ràng
đây không phải là lỗi do không gian mà là lỗi của nàng, nàng
không quan tâm đến tình cảm của chàng.

SVTH: Lê Thị Mai

23



Nông thôn Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
Gắn với tình yêu là hôn nhân. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính
luôn gắn với hôn nhân, không như Xuân Diệu “tình chỉ đẹp khi còn
dang dở” … Vì là tình yêu của những con người nông thôn nên
ông đặc biệt đề cao lòng thủy chung, khao khát hôn nhân:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau.
Tương tư
Khao khát một gia đình nhỏ, ấm áp, hạnh phúc:
Anh và em sẽ sống
Trong một mái nhà tranh
Lòng yêu thương
Đến với thơ Nguyễn Bính ta còn bắt gặp những nỗi lòng, mà
bao thế hệ bạn đọc khóc cùng ông, khóc cho số phận ngang trái
của những người con gái quê. Vượt khỏi tình yêu “sang ngang”.
Cái “lỡ bước sang ngang” là số phận chung của nhiều cô gái sau
lũy tre làng bị gia đình ép gả, bị xã hội ràng buộc đẩy họ vào cuộc
đời cô đơn, lạc lõng. Cái lỡ lầm của cô gái làm cho chúng ta cảm
động, cảm thông, chia sẻ:
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời giông bão giữa tràng giang lật thuyền
Xuôi dòng nước chảy liên miên
Đưa thân phận chị tới miền đau thương
Lỡ bước sang ngang
Ta khó có thể nói hết những lời hay, ý đẹp về những mối tình
trong sáng, đằm thắm mà ý nhị trong tình yêu của những con
SVTH: Lê Thị Mai

24



×