Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn cải tạo sông, kênh, rạch ở thành phố Hồ Chí Minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.12 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN VĂN BẮC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ
THỰC TIỄN CẢI TẠO SÔNG, KÊNH, RẠCH Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:

60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Minh Tuấn

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại: Học viện Khoa học xã hội vào 10h ngày 3 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với những vấn đề liên quan đến môi trường luôn là chủ đề nóng
trên các diễn đàn và cuộc họp quốc hội thời gian qua. Đặc biệt, các
đô thị lớn, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở S-K-R lại trở nên nóng hơn
bao giờ hết vì nơi đây tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu đô thị
với tần suất hoạt động cao. TP.HCM cũng là điểm đến của rất nhiều
đợt di cư, trong đó di cư tự phát chiếm phần lớn làm cho vấn đề ô
nhiễm ở các dòng S-K-R trở nên nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, một nền kinh tế mở, phong phú, đa dạng chiếm 21,3%
tổng sản phẩm (DGP) và 29,38% tổng thu ngân sách. Nước thải sinh
hoạt chiếm hơn 60% tổng lưu lượng nước thải ra hệ thống S-K-R tại
TP.HCM, nhưng mới chỉ 20% tổng lượng nước thải sinh hoạt được
xử lý, nên sức ép về giải quyết chất thải, nước thải ra nguồn nước ở
S-K-R là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì những yêu cầu
cấp thiết như đã nêu trên mà tôi đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường từ thực tiễn cải tạo sông, kênh, rạch ở thành phố
Hồ Chí Minh” để làm luận văn Thạc sỹ. Thông qua việc nghiên cứu,
đánh giá, phân tích khoa học để đề xuất giải pháp nhằm góp phần
xây dựng cơ sở lý luận cho CSBVMT trong cải tạo S-K-R của thành
phố được hoàn chỉnh hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua theo dõi tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề
tài nói trên cho thấy đây là vấn đề mới mẻ, một số nhà khoa học đã
1


có các công trình nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí, luận văn thạc

sỹ cùng nhiều văn bản Quyết định đã quan tâm, với nhiều cách tiếp
cận ở những cấp độ khác nhau như:
Bài viết “Vai trò của hoạt động tuyên truyền trong quản lý
nhà nước và tài nguyên môi trường” của Tiến sỹ Lương Hồng Hải;
Tạp chí Khoa học công nghệ, số 02, năm 2013, Đại học tài nguyên
và môi trường, Đà Nẵng. Mai Lan Oanh, “Quảng Ninh phát triển
kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường”, Tạp chí Khoa học
và công nghệ, số 01, năm 2011. Đặng Thị Hà, “Chính sách thu gom,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc
sỹ, ngành Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội, 2014....
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện CSBVMT trong cải tạo SK-R; Phân tích, đánh giá thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R ở
TP.HCM và trên cơ sở đó xác định các vấn đề đặt ra trong thực hiện
chính sách này; Đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện
CSBVMT trong cải tạo S-K-R ở TP.HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện CSBVMT trong cải
tạo S-K-R ở Việt Nam; Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện
CSBVMT trong cải tạo S-K-R ở TP.HCM; Đề xuất giải pháp tăng
cường thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R ở TP.HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
2


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực hiện CSBVMT
trong cải tạo S-K-R.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian nghiên cứu: từ 2010 đến nay (2017).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư
tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu các chủ thể và đối tượng
CSBVMT từ thực tiễn cải tạo S-K-R. Luận văn sử dụng cách tiếp
cận từ trên xuống (đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển, …) kết
hợp với tiếp cận từ dưới lên (huy động sự tham gia của cộng đồng,
quản lý dựa vào cộng đồng, …).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Về mặt lý luận
Cung cấp luận cứ khoa học cho việc tổ chức thực hiện
CSBVMT trong cải tạo S-K-R làm cơ sở cho việc tăng cường hiểu
biết, nhận thức và quán triệt sâu rộng chủ trương, quan điểm, mục
tiêu BVMT nói chung và cải tạo S-K-R nói riêng ở nước ta.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc đánh giá thực hiện CSBVMT từ thực tiễn cải
tạo S-K-R ở TP.HCM, cung cấp các căn cứ thực tiễn và các giải pháp
phù hợp với đường lối CSBVMT của Đảng và Nhà nước nhằm tổ
chức thực hiện có hiệu quả tốt trong cải tạo S-K-R.
7. Cơ cấu

3


Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cơ cấu luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường trong cải tạo sông, kênh, rạch ở Việt Nam.
Chương 2. Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trong cải
tạo sông, kênh, rạch ở thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường trong cải tạo sông, kênh, rạch từ thực tiễn thành phố Hồ
Chí Minh

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG CẢI TẠO SÔNG, KÊNH, RẠCH Ở
VIỆT NAM
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Sông, kênh, rạch và cải tạo sông, kênh, rạch
- Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn
cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ
hơn nơi có độ cao hơn. - Kênh là dòng dẫn nước trên mặt đất do con
người tạo ra. - Rạch là đường dẫn từ nước sông vào đồng
ruộng, thuyền bè có thể đi lại.
- Cải tạo là “làm cho chất lượng thay đổi về căn bản, theo
hướng tốt“ [Từ điển tiếng Việt, 2003, trang 104].
- Cải tạo sông, kênh, rạch là hoạt động có chủ ý của con người
làm cho chất lượng S-K-R thay đổi về căn bản, theo hướng tốt lên,
đáp ứng yêu cầu về môi trường nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt.
1.1.1.
SBVMT và thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R
- Chính sách bảo vệ môi trường là chính sách công, đây là công

cụ quản lý được Nhà nước dùng làm nền tảng định hướng cho các
công cụ khác. - Chính sách bảo vệ môi trường trong cải tạo sông,
kênh, rạch là CSBVMT nhằm vào cải tạo S-K-R, làm cho chất lượng
S-K-R thay đổi về căn bản, theo hướng tốt lên, đáp ứng yêu cầu về
môi trường nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt...
5


- Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trong cải tạo sông, kênh,
rạch là việc đưa chính sách này vào thực hiện trong cuộc sống với
kết quả, hiệu quả cụ thể.
1.2. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện CSBVMT trong cải
tạo S-K-R
1.2.1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường
a. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường
BVMT là yêu cầu sống còn của nhân loại, là bộ phận cấu
thành không tách rời của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, chiến
lược phát triển bền vững; BVMT hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ
được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; Đầu tư cho BVMT
là đầu tư cho phát triển bền vững.
b. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với sông, kênh, rạch
Nguồn nước S-K-R phải được điều tra, đánh giá trữ lượng,
chất lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước. S-K-R trong đô thị,
khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo, bảo vệ; Tổ chức, cá nhân
không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên mặt
nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước S-K-R.
1.2.2. Các yếu tố đảm bảo thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R
a. Yếu tố khách quan- Điều kiện tự nhiên: là điều kiện về địa
hình, địa mạo, là một trong những yếu tố cấu thành nên một

lãnh thổ, trong đó quy định hệ thống S-K-R.

6


- Hệ thống kinh tế: Kinh tế luôn giữ vai trò quyết định đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, sự gắn kết giữa kinh
tế và S-K-R đó là mối quan hệ tác động 2 chiều.
- Công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Quá trình CNH – HĐH
diễn ra mạnh mẽ trên đất nước ta, gắn liền với sự phát triển về kinh
tế thì các chất thải vào S-K-R cũng gia tăng, tạo nguy cơ làm cho
môi trường nước S-K-R bị ô nhiễm.
- Hệ thống chính trị: là một chỉnh thể các tổ chức chính trị
trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống
tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để
củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích
của chủ thể giai cấp cầm quyền;
- Văn hóa chính trị của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến hệ thống
chính trị của đất nước đó. Việt Nam có nền chính trị ổn định với kết
cấu chặt chẽ ở các cấp tạo nên mối tương quan và liên kết giữa các
cấp chính quyền.
- Hệ thống luật pháp và CSBVMT: Hiến pháp là đạo luật cao
nhất, trong đó hiến định “Mọi người có quyền được sống trong môi
trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT” (Điều 43).
- Hệ thống các giá trị xã hội: Hệ thống các giá trị xã hội là
tổng hợp các giá trị về đạo đức, văn hóa, lợi ích trong các quan hệ xã
hội. Năng lực của bộ máy quản lý: Trong thực thi chính sách thì trình
độ, năng lực của bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố then chốt nhất.
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

7


1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
1.3.4. Duy trì chính sách
1.3.5. Điều chỉnh chính sách
1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm chính sách
1.4. Chủ thể và khách thể thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R
1.4.1.Chủ thể thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R
Chủ thể của CSBVMT trong cải tạo S-K-R là người tổ chức
thực hiện chính sách, là những cơ quan tham gia quản lý, thực hiện
ban hành luật và các văn bản liên quan trực tiếp đến chính sách. Mỗi
cơ quan có mức độ tác động riêng, mối liên hệ qua lại trong thực thi
chính sách.
1.4.2. Khách thể thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R
Đối với doanh nghiệp: Lập kế hoạch quản lý môi trường và
niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có hoạt động sản xuất, kinh
doanh sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chấp hành các quy định
của pháp luật về BVMT, tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về BVMT tại cơ sở và cam kết của cơ sở; chấp hành chế độ
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, lập báo cáo về BVMT.
Mặt trận Tổ quốc: Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức
của mỗi người dân, từng gia đình, cộng đồng dân cư, các tổ chức tôn
giáo, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nắm vững,
8



thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Các tổ chức xã hội dân sự khác:
+ Đoàn thanh niên: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn
viên, thanh thiếu nhi về ứng phó với biến đổi khí hậu và BVMT; chủ
động tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xung kích
phòng chống xả nước thải, rác thải ra S-K-R...
+ Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Tổ chức phi
chính phủ , …Ban hành các văn bản quản lý và quy chế phối hợp,
xây dựng các kế hoạch phối hợp cụ thể trong công tác kiểm tra, ngăn
chặn kịp thời và không để xảy ra các sai phạm lớn về pháp luật
BVMT; chủ động thông tin trao đổi với các đơn vị và thống nhất giải
pháp khắc phục.
Cộng đồng dân cư: cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác
động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền
yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin
về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản.
1.5. CSBVMT trong cải tạo S-K-R của Việt Nam
1.5.1. Mục tiêu BVMT trong cải tạo S-K-R
Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phát
triển hệ thống thoát nước theo từng giai đoạn; Phát triển hệ thống
thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu
gom, chuyên tải và nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau: Đối với nước thải: Mở rộng
phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên
9


70% diện tích bao phủ dịch vụ; 15% đến 20% tổng lượng nước thải

tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật trước khi xả ra môi trường; 100% nước thải bệnh viện và nước
thải các khu công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc xả ra môi
trường; 30% đến 50% lượng rác thải các làng nghề được thu gom và
xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả vào hệ thống
thoát nước đô thị hoặc ra môi trường.
1.5.2. Các CSBVMT quốc gia trong cải tạo S-K-R
Luật BVMT được ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014.
Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách được thể
hiện dưới các văn bản sau: Luật tài nguyên nước ban hành ngày 21
tháng 6 năm 2012; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11
năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật tài nguyên nước; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số
80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;...
Kết luận chương 1
Với cơ sở lý luận về BVMT từ thực tiễn cải tạo S-K-R và
các khái niệm được đưa ra đã tổng quan về sự ảnh hưởng và sức tác
động của hệ thống S-K-R ở nước ta đối với phát triển của cả nước
nói chung và TP.HCM nói riêng. Việc xác định được đối tượng của
10


chính sách giúp chúng ta đi thẳng vào vấn đề nghiên cứu trên cơ sở
tiếp thu, học hỏi những công trình nghiên cứu của các tác giả và nhà
khoa học trước đó về lĩnh vực S-K-R. Những yếu tố ảnh hưởng đến
CSBVMT từ thực tiễn cải tạo S-K-R luôn được chú trọng đối với quá

trình thực hiện chính sách vì xã hội ngày càng phát triển. Bài học
kinh nghiệm được rút ra từ một số địa phương sẽ có những thuận lợi
là kế thừa những cái mới, cái phù hợp từ các tỉnh, thành khác.

11


Chương 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
CẢI TẠO SÔNG, KÊNH, RẠCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1. Chủ trương và CSBVMT trong cải tạo S-K-R của TP.HCM
2.1.1. Chủ trương BVMT của TP.HCM nói chung và đối với cải
tạo S-K-R
a. Chủ trương BVMT của TP.HCM nói chung
Nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị theo hướng xã
hội hóa. Chủ động phối hợp với các bộ - ngành Trung ương và các
địa phương liên quan xây dựng hệ thống đường sông; cấp nước,
thoát nước, chống ngập, xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng...
b. Chủ trương BVMT của TP.HCM đối với cải tạo S-K-R
Chương trình giảm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước
ngầm, chất thải thông thường, chất thải nguy hại; khắc phục những
nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng; tăng cường cây xanh, vườn hoa, thảm
cỏ, công viên;… xây dựng thành phố xanh, sạch, có môi trường sống
tốt; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học; nâng cao
ý thức BVMT của cộng đồng.
2.1.2 Các chính sách về BVMT trong cải tạo S-K-R ở TP.HCM
UBND TP.HCM đã ban hành quyết định số 08/2010/QĐ-UB
về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn
TP.HCM để xây dựng những quy định chung về khai thác nguồn

nước, sử dụng các công trình thủy lợi, quản lý và bảo vệ một cách có
hiệu quả, đảm bảo hạn chế ô nhiễm nguồn nước; Chỉ thị số
12


09/2010/CT-UB về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
sông, suối, kênh, rạch, hồ công cộng và trật tự an toàn giao thông
đường thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM.
a. Chính sách quản lý chất thải
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 13/2007/TT-BXD
ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn; Căn cứ thông tư số 24/2010/TT-BXD ngày
24/12/2010 của Bộ xây dựng về hướng dẫn việc tổ chức triển khai
đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh...
b. Chính sách quản lý nước thải
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13; Căn cứ
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên
nước; Căn cứ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Căn cứ Nghị định số
80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;...
2.1.3. Hệ thống tổ chức thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R
của TP.HCM
a. Tổ chức thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R của TP.HCM
Ở TP.HCM do đặc thù của đô thị lớn nên khác với các địa
phương khác, trong thành phần tổ chức của Sở TNMT có riêng

13


Phòng Quản lý chất thải rắn, Phòng Tài nguyên nước và Chi cục
BVMT trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và giúp Sở thực hiện chức
năng, nhiệm vụ chuyên biệt này. Cấp quận/huyện của thành phố thì
nhiệm vụ này do Phòng TNMT đảm nhiệm. Ở cấp xã/phường thì
nhiệm vụ này được giao cho các cán bộ trật tự đô thị hoặc địa chính
kiêm nhiệm.
b. Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý chất thải của
TP.HCM
TP.HCM có hai phòng thuộc Sở TNMT thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Đó là phòng Quản lý
Môi trường và phòng Quản lý Chất thải rắn thực hiện công tác quản
lý chính sách, quản lý điều hành, cũng như giải quyết các sự vụ, sự
cố về môi trường thuộc lĩnh vực nước thải.
c. Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý nước thải của
thành phố
Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND
cấp huyện, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản
tài nguyên nước của thành phố, trình UBND thành phố báo cáo Bộ
TNMT; UBND cấp huyện: Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố
trong việc quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của
pháp luật. Chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
và UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước.
2.2. Tổ chức thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R ở
TP.HCM thời gian qua
2.2.1. Đặc điểm S-K-R ở TP.HCM
14



TP.HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn,
TP.HCM có mạng lưới sông, ngòi, kênh, rạch rất đa dạng. Nhờ hệ
thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông
ở phần nội thành mở rộng.
2.2.2. Thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-K-R ở TP.HCM
a. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện : Sở TNMT: Là cơ
quan đầu mối thực hiện Luật BVMT, thực hiện vai trò quản lý Nhà
nước thống nhất về BVMT trên phạm vi toàn thành phố. Phối hợp
với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương trong toàn thành
phố phổ biến rộng rãi nội dung CSBVMT về cải tạo S-K-R...
b. Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Chương trình truyền
thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT trong cải tạo S-KR của doanh nghiệp: ...
c. Phân công phối hợp thực hiện chính sách :Kiểm soát chặt
chẽ việc tuân thủ các quy định về BVMT theo quy chuẩn kỹ thuật về
xây dựng tại các khu đô thị mới, các công trình công cộng các cơ sở
hoạt động kinh doanh, sản xuất;...
d. Duy trì chính sách: Trong thời gian thực hiện chính sách,
TP.HCM đã sử dụng hệ thống các công cụ: Công cụ quyền lực;
Công cụ tổ chức; Công cụ tài chính; Công cụ thông tin, tuyên truyền.
e. Điều chỉnh (cụ thể hóa) chính sách : Sở TNMT kết hợp với
các chuyên gia đã đề ra một số giải pháp để điều chỉnh chính sách
phù hợp hơn với tình hình của TP.HCM trong vấn đề BVMT từ cải
tạo S-K-R.

15


f. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách: UBND
thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành tăng cường công tác thanh,

kiểm tra BVMT trong công tác cải tạo S-K-R.
g. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm chính sách: Năm 2011 – 2014:
Hoàn thành công tác giám sát chất lượng nước mặt 2 đợt/năm tại 07
kênh rạch khu vực ngoại thành TP. HCM.
2.2.3. Kết quả đạt được và đánh giá
a. Kết quả đã đạt được.
+ Cải tạo sông, kênh, rạch ( nạo vét, khơi thông ): Trong giai
đoạn từ 2010 đến nay một số S-K-R đã được cải tạo, nạo vét, khơi
thông trong đó có những con kênh, rạch lớn bị ô nhiễm đã được cải
tạo như: Công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; Công trình
cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên; Công trình
nạo vét, cải tạo dòng kênh Tân Hóa-Lò Gốm...Ngoài các công trình
cải tạo, nạo vét ở các dòng kênh lớn, thành phố đã hoàn thành quá
trình cải tạo, nạo vét ở một số rạch, điển hình như: Rạch Cầu Sa;
Rạch Bà Tiếng; Rạch Cầu Dừa; Rạch Bến Ngựa; Rạch Nhảy...
+ Tổ chức thu gom, xử lý các chất thải ra S K-R: Hiện nay,
công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn đang tồn tại song
song hai hệ thống : Đã thu gom khoảng 40% khối lượng rác thải
phát sinh thu gom tại các hộ mặt tiền đường, đơn vị kinh doanh,
sản xuất,…
+ Chất lượng nguồn nước S-K-R sau cải tạo, nạo vét, khơi
thông: Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước từ năm 2010

16


đến nay cho thấy diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn TP.HCM đã
có sự thay đổi theo hướng tích cực.
b. Đánh giá:
+ Những mặt được: Tính đến cuối năm 2014, tổng số hộ

dân được cấp nước sạch đạt tỷ lệ hơn 82%, nguồn nước dùng để sản
xuất và cung cấp nước sạch từ hai nguồn chính là nước bề mặt ở
sông Sài Gòn và nước ngầm (nước giếng khoan).
+ Tồn tại: Về phía quản lý nhà nước; Về phía doanh nghiệp
và người dân
+ Nguyên nhân: Việc triển khai và chỉ đạo thực hiện một số
nhiệm vụ chưa tạo được sự đột phá, giải pháp tiến hành chưa tạo
chuyển biến rõ rệt, căn bản trong nhận thức và hành vi của nhân dân
và doanh nghiệp về BVMT;...
2.2.4. Những vấn đề đặt ra về thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-KR ở TP.HCM
Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc vận động,
tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về BVMT trong xã hội về
cải tạo S-K-R chưa thật sự hiệu quả; Chưa có sự tham gia của Chính
phủ, cộng đồng, các tổ chức khoa học, công nghệ và tổ chức phi chính
phủ cùng vào cuộc để từng bước cải thiện những ao hồ nhỏ, từ đó, tạo
ra sự lan tỏa rộng rãi trên cả nước.
Kết luận chương 2
Tóm lại, tổ chức thực hiện chính sách BVMT trong cải tạo SK-R được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị thành phố, thực hiện
theo luật với các chủ thể tham gia. Thành phố đã ban hành nhiều văn
17


bản về CSBVMT trong cải tạo S-K-R và giao nhiệm vụ cho từng cơ
quan. Với quyết tâm đó, công tác BVMT trong cải tạo S-K-R đã đạt
được một số kết quả . Một số tuyến S-K-R đã trở lại trong xanh,
nguồn nước được cải thiện.

18



Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CẢI TẠO SÔNG, KÊNH,
RẠCH TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.Quan điểm và mục tiêu BVMT trong cải tạo S-K-R
3.1.1. Quan điểm
Quan điểm của thành phố là phát triển kinh tế - xã hội phải đi
đôi với vấn đề BVMT nhất là bảo vệ nguồn nước sạch, trong đó có
nguồn nước S-K-R góp phần nâng cao chất lượng đời sống của
người dân thành phố.
3.1.2. Các mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020
Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020
đã xác định mục tiêu về BVMT trong cải tạo S-K-R giai đoạn 2016
– 2020 là: giảm ô nhiễm môi trường do nước thải thải ra S-K-R,
trong đó 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng, có hệ thống xử lý
nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động; 80%
tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý tập trung đạt quy
chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường (S-K-R).
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện CSBVMT trong cải tạo S-KR ở TP.HCM trong thời gian tới
3.2.1. Cụ thể hóa CSBVMT trong cải tạo S-K-R
Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua Chương
trình hành động số 13-CTrHĐ và tiếp đó, ngày 11/11/2016 UBND
thành phố đã ban hành kế hoạch kèm theo Quyết định số 5927/QĐ19


UBND về triển khai thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm giai đoạn
2016-2020.
3.2.2. Hoàn thiện các công cụ thực hiện CSBVMT trong cải tạo SK-R
a. Công cụ chính sách, pháp luật

b. Công cụ tổ chức
c. Công cụ kinh tế
d. Công cụ tuyên truyền
e. Công cụ kỹ thuật
3.2.3. Nâng cao năng lực các chủ thể thực hiện CSBVMT trong
cải tạo S-K-R
a. Quản lý nhà nước trong BVMT
Đối với Sở, Phòng TNMT: Phối hợp giữa các cơ quan ban
ngành trong việc vận động, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp
luật về BVMT nước trong xã hội; đa dạng hóa thành phần kinh tế
tham gia vào đầu tư lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Đối với các cơ quan quản lý khác: UBND cấp huyện/quận:
xác định rõ trách nhiệm quản lý tổng thể về đảm bảo nguồn nước
sạch cho sản xuất và đời sống trên địa bàn được phân công phụ
trách.UBND cấp xã/phường: xác định rõ trách nhiệm quản lý về đảm
bảo nguồn nước sạch cho sản xuất và đời sống trên địa bàn được
phân công phụ trách, trong đó có cải tạo S-K-R đáp ứng yêu cầu
BVMT nước.

20


b. Các tổ chức, đoàn thể

- Mặt trận tổ quốc: Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ
và các tổ chức chính trị, xã hội thành viên trong thực hiện vai trò
giám sát cộng đồng trên lĩnh vực này.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (CS HCM) và
các tổ chức chính trị - xã hội khác (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh): Trong thực hiện BVMT trong cải tạo S-K-R

Đoàn thanh niên CS HCM có vai trò xung kích và thường được các
cấp chính quyền địa phương tin tưởng giao thực hiện vai trò xung
kích, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội khác.
3.2.4. Tăng cường nguồn lực cho thực hiện CSBVMT trong cải
tạo S-K-R
a. Nguồn lực con người (nhân lực): Tăng cường quyền hạn
và chức năng của các đơn vị BVMT cấp quận/huyện và phường/xã,
trong đó bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý môi trường cấp
phường/xã (hiện nay ở cấp phường/xã/ không có cán bộ chuyên
trách về môi trường).
b. Nguồn lực thể chế, luật pháp: Tăng cường soạn thảo và
ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể hóa các quy định pháp
luật liên quan đến BVMT trong cải tạo S-K-R.
c. Nguồn lực tài chính, đầu tư: HĐND TP.HCM đã quyết
nghị thông qua nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016-2020 là 171.895.758 tỉ đồng, dành cho các công trình
hạ tầng cấp bách.
21


d. Mạng lưới và sự tham gia của cộng đồng: Tăng cường
vai trò của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng nguồn nước.
3.2.5. Một số giải pháp khác thực hiện CSBVMT trong cải tạo SK-R
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách ở lĩnh vực S-K-R
được bài bản, có trình độ chuyên môn cao để đảm nhận những vị
trí quan trọng về cải tạo S-K-R.; Đánh giá, phân tích, báo cáo tình
hình quan trắc ở hệ thống S-K-R và nguồn nước thải một cách
chính xác để nhận thấy những vấn đề cấp bách cần phải làm nhằm
kịp thời nâng cao chất lượng nguồn nước cho người dân trên toàn
thành phố; Có chế tài, biện pháp xử lý mạnh để răn đe, hạn chế

những hành vi xả thải ra nguồn nước gây ô nhiễm;...
Kết luận chương 3
Với việc đánh giá tình hình thực tế của địa phương, Đảng,
Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố đã
xác định được quan điểm rõ ràng, nhất quán ở địa phương về cải
tạo hệ thống S-K-R. Bên cạnh đó, toàn hệ thống chính trị của thành
phố trong đó nòng cốt là Sở TNMT đã xây dựng mục tiêu trong
chính sách về cải tạo S-K-R ở các giai đoạn khác nhau với các giải
pháp để định hướng hoàn thiện chính sách và công cụ thực hiện
chính sách. Các định hướng, quan điểm và giải pháp về chính sách
cải tạo S-K-R sẽ là cơ sở về mặt lý luận để chính sách đi vào thực
tiễn đời sống một cách thấu tình đạt lý, hướng đến thành phố phát
triển bền vững trong tương lai.
22


KẾT LUẬN
BVMT luôn là vấn đề mà trong phát triển kinh tế của tất cả
các nước quan tâm. Làm sao phát triển kinh tế nhưng hạn chế đến
mức thấp nhất ô nhiễm là bài toán mà các địa phương ở nước ta
cần phải giải đáp. “Thực hiện chính sách BVMT từ thực tiễn cải
tạo sông, kênh, rạch ở TP.HCM” mà tác giả luận văn nghiên cứu
không chỉ nhận thức về mặt lý luận trong quá trình thực hiện chính
sách của địa phương như xác định các bước tổ chức thực hiện
chính sách Thành phố đã xây dựng chủ trương và tổ chức thực hiện
chính sách BVMT trong cải tạo S-K-R với sự thống nhất và phối
hợp của cả hệ thống chính trị nhằm từng bước cải thiện chất lượng
nguồn nước ở các dòng S-K-R. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung
của thành phố về chính sách BVMT trong cải tạo S-K-R vẫn còn
nhiều việc phải làm để thời gian tới thực hiện tốt hơn.

Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn còn có
những hạn chế. Tác giả luận văn mong nhận được những ý kiến
đóng góp chân thành của quý thầy cô./.

23


×