VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THU HIỀN
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số : 60 31 03 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ
HÀ NỘI, 2017
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THU HIỀN
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số : 60 31 03 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ
HÀ NỘI, 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............9
1. 1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................9
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...........................................................................12
Chương 2. HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ NINH LAI TRƯỚC ĐỔI
MỚI (1986) ..................................................................................................................20
2.1. Quan niệm về hôn nhân ........................................................................................20
2.2. Nguyên tắc hôn nhân.............................................................................................20
2.3. Nguyên tắc và hình thức kết hôn ..........................................................................24
2.4. Nghi lễ trong hôn nhân .........................................................................................30
CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU TỪ NĂM
1986 ĐẾN NAY ...........................................................................................................57
3.1. Biến đổi trong đặc điểm và quan niệm hôn nhân của người Sán Dìu ..................57
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi ................................................................................66
3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân ..............................................................71
KẾT LUẬN ......................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
GS
Giáo sư
H
Hà Nội
KHXH
Khoa học Xã hội
NXB
Nhà xuất bản
PGS
Phó Giáo sư
Ths
Thạc sĩ
TS
Tiến sĩ
VHDT
Văn hóa dân tộc
UBND
Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam đã hình
thành và phát triển, thông qua các hoạt động lao động sáng tạo, nhân dân ta đã xây
đắp, tạo dựng nên một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, minh chứng cho
sức sống mãnh liệt và trường tồn của dân tộc qua hàng nghìn năm. Do vậy, bảo tồn
phát huy những giá trị văn hóa luôn là một chiến lược quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung cũng như vùng đồng bào dân
tộc thiểu số nói riêng.
Người Sán Dìu là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, cư trú lâu đời và sinh
sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, người Sán Dìu ở Việt Nam có dân số 146.821 người. Địa bàn cư trú chủ yếu là tập
trung tại các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải
Dương... Ở Tuyên Quang, người Sán Dìu sống tập trung đông nhất ở các xã Hợp Thành,
Sơn Nam, Ninh Lai của huyện Sơn Dương và Sán Dìu là một trong 22 dân tộc các dân
tộc thiểu số nói chung, người Sán Dìu ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng sinh sống từ rất lâu
đời, và gắn bó với mảnh đất Tuyên Quang. Trong quá trình phát triển, đồng bào đã hình
thành các cách ứng xử hài hòa với con người, xã hội và thiên nhiên, thực hành nhiều sinh
hoạt văn hóa và phong tục tập, quán độc đáo, góp phần tạo nên nền văn hóa riêng của tộc
người và nền văn hóa chung của quốc gia đa dân tộc.
Khi nói đến hôn nhân là đề cập tới những lĩnh vực liên quan như: Đặc điểm lịch
sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, nghi lễ của các dân
tộc. Tùy theo từng tộc người mà có những đặc trưng chung và riêng, phản ánh đậm nét
nhiều mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của tộc người. Với người Sán Dìu ở xã
Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, từ lâu hôn nhân đã trở thành một nét
đẹp văn hóa, những nghi lễ trong hôn nhân cũng rất được coi trọng, bởi nó chứa đựng
các giá trị văn hóa cội nguồn của tộc người Sán Dìu. Với người Sán Dìu, hôn nhân
không chỉ gắn liền với đời sống tâm linh mà còn đánh dấu một sự kiện quan trọng trong
bước đường đời của mỗi dân tộc. Từ trước đến nay có rất nhiều học giả quan tâm nghiên
cứu về hôn nhân của người Sán Dìu, song do người Sán Dìu sống ở từng vùng miền khác
nhau trong cả nước nên văn hóa, nghi lễ trong hôn nhân cũng có những nét khác nhau.
1
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã tác
động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các tộc người trong đó có hôn
nhân của người Sán Dìu, họ phải tự mình thay đổi để bắt kịp với xu hướng của thời
đại mới. Nhưng sự biến đổi không đồng nghĩa với việc đánh mất hay bị lãng quên đi
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Do đó, nghiên cứu về hôn nhân
để có giải pháp bảo tồn, gìn giữ những tập quán mang giá trị nhân văn cao đẹp góp
phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là việc hết sức cần thiết
trong bối cảnh hiện nay.
Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tuyên Quang, hiện đang công
tác tại Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc, nghiên cứu, tìm hiểu
phong tục tập quán của người Sán Dìu, song những hiểu biết về văn hóa truyền thống
của người Sán Dìu vẫn còn hạn chế, đặc biệt mình là cán bộ làm công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của 22 dân tộc sinh sống trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang nên tôi quyết định chọn đề tài luận văn: “Hôn nhân của
người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” để làm đề tài
tốt nghiệp thạc sĩ, với mong muốn nghiên cứu và tìm hiểu về hôn nhân của tộc người
Sán Dìu, giúp tôi bổ sung thêm kiến thức về phong tục, tập quán, nghi thức, nghi lễ
cưới xin của dân tộc Sán Dìu một cách có hệ thống. Đồng thời, qua đó có những đề
xuất và giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc
người, để hôn nhân của người Sán Dìu vừa mang màu sắc tiên tiến vừa đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hóa đặc sắc,
mang giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhất là qua các phong
tục, tập quán, nghi lễ của tộc người. Do vậy, đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu dân
tộc học, nhà khoa học quan tâm và dày công nghiên cứu về tộc người này. Các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học, kể cả sách báo cũng như các tạp chí đã nêu
bật được tổng tổng thể bức tranh văn hóa của người Sán Dìu trên các vùng miền của
cả nước, trong đó có hôn nhân của người Sán Dìu.
2.1. Tình hình nghiên cứu các tác giả nước ngoài
Vấn đề hôn nhân của con người từ lâu đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lê nin đề cập đến tong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và
2
của nhà nước” [2]. Trong tác phẩm này, F. Ăng ghen đã khái quát hôn nhân gắn với các
giai đoạn lịch sử của nhân loại, từ thời kỳ tiền sử đến thời kỳ bộ lạc, thời kỳ phát sinh nhà
nước đầu tiên cho đến khi hình thành nhà nước hoàn chỉnh. Qua sự phân tích và khái
quát của F. Ăng ghen về hôn nhân và gia đình gắn liền với sự biến đổi và phát triển của
các giai đoạn lịch sử cho thấy, có ba thời kỳ gắn với ba hình thức đó là: Thời kỳ mông
muội là chế độ quần hôn; thời đại dã man là chế độ hôn nhân đối ngẫu; và thời đại văn
minh là hôn nhân một vợ một chồng. Có thể nói, đây là một tác phẩm nghiên cứu về hôn
nhân tổng quan nhất, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về hôn nhân.
2.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước về văn hóa của người Sán Dìu
2.2.1. Các nghiên cứu về văn hóa, gia đình của người Sán Dìu
Một trong những công trình nghiên cứu sớm nhất có đề cập đến người Sán Dìu
là Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1723-1782). Trong công trình này
tác giả có nhắc đến các tộc người ở xứ Tuyên Quang. Trong 07 chủng tộc người Man,
có chủng tộc Sơn Man1, được các nhà khoa học lý giải rằng: “Man tức là Dao, và như
vậy Sơn Man tức là Sơn Dao hay cũng chính là Sán Dìu2".
Cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) được Viện
Dân tộc học xuất bản năm 1979 đã trình bày cơ bản một cách khái quát về bức tranh
tộc người Sán Dìu ở Việt Nam như: Lịch sử tộc người, văn hóa mưu sinh, văn hóa vật
chất qua nhà ở, trang phục, ẩm thực và văn hóa tinh thần: Cưới xin, ma chay...
Năm 2003, tác giả Ngô Văn Trụ và Nguyễn Xuân Cần đã (Chủ biên) cho xuất
bản cuốn sách Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang. Cuốn sách này bước đầu đã mô tả một
bức tranh toàn cảnh về người Sán Dìu ở Bắc Giang: Từ nguồn gốc, tên gọi, địa bàn cư
trú đến các hoạt động kinh tế truyền thống, ẩm thực, trang phục truyền thống, các
phong tục nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người.
Tác giả Diệp Trung Bình với Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người
Sán Dìu ở Việt Nam (2005) đã mô tả một cách toàn diện các nghi lễ trong chu kỳ đời
người người Sán Dìu nói chung từ khi sinh ra đến khi mất đi. Đồng thời tác giả cũng
đã có những ý kiến đánh giá về giá trị văn hóa và những biến đổi về văn hóa của tộc
người Sán Dìu được thể hiện qua nghi lễ vòng đời người.
Trên tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 89, năm 2006, hai tác giả Đàm Thị Uyên
và Nguyễn Thị Hải đã có bài viết Tín ngưỡng trong cư trú của người Sán Dìu ở Thái
1
2
Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn Tiểu lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.335.
Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.9.
3
Nguyên. Bài báo đề cập đến các vấn đề tổ chức xã hội và những quan niệm ý thức và
niềm tin, các nghi lễ thực hành tín ngưỡng của người Sán Dìu trong tập quán cư trú
gắn với môi trường, cảnh quan cư trú của họ.
Trong cuốn Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người Sán Dìu ở Việt Nam, tác
giả Diệp Trung Bình (2011) đã giới thiệu những đặc trưng văn hóa của tộc người Sán
Dìu ở Việt Nam qua hệ thống những tri thức dân gian của đồng bào liên quan đến
sinh đẻ, nuôi dạy con cái và sự trưởng thành, cưới xin, tang ma. Tác giả cũng đưa ra
những so sánh và những giá trị truyền thống và hiện đại, những biến đổi lớn trong bản
sắc văn hóa của người Sán Dìu ở nước ta hiện nay. Diệp Trung Bình cũng đã sưu tầm
và biên dịch những làn điệu dân ca của tộc người Sán Dìu trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày và những lời hát đối đáp trong đám cưới.
Cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Ma Khánh Bằng, xuất bản năm
1983 là một bức tranh toàn cảnh về người Sán Dìu ở Việt Nam. Tác giả đã nghiên
cứu và trình bày một cách khái quát tổng thể về dân tộc Sán Dìu: Từ tên gọi, lịch sử
hình thành và phát triển đến cách tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh
thần cùng các phong tục tập quán làm nên các giá trị văn hóa riêng của tộc người Sán
Dìu ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định tộc người Sán Dìu là “Một tộc người với dân
số ít, tiếp thu văn hóa của nhiều dân tộc khác, song vẫn luôn ý thức được mình là một
dân tộc”.
Trong cuốn “Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc” (2009) của tác giả Lâm
Quý, đã khảo cứu dân tộc học về lịch sử dân cư, tập quán sản xuất, sinh hoạt xã hội,
ngôn ngữ, chữ viết, kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc dân gian, phong tục, lễ hội... nhằm
giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về văn hóa các dân tộc ở Vĩnh Phúc với bản sắc
truyền thống riêng. Đồng thời, tác giả cũng cảnh báo những nguy cơ làm mai một bản
sắc các dân tộc thiểu số. Từ đó, đưa ra một vài khuyến nghị về vấn đề về giữ gìn, bảo
tồn, khai thác, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc: Sán Dìu, Cao Lan
và Dao ở Vĩnh Phúc.
Năm 2011, tác giả Chu Thái Sơn đã xuất bản cuốn sách Dân tộc Sán Dìu, giới
thiệu sơ lược lịch sử dân tộc, cuộc sống lao động, tập quán sinh hoạt, phong tục cổ
truyền, đời sống tâm linh và cuộc sống hiện nay của dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Quế Loan cũng đã dày công nghiên cứu một khía cạnh
văn hóa của người Sán Dìu Thái Nguyên trong luận án tiến sĩ Tập quán ăn uống của
người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Luận án đã trình bày về nguồn gốc lương thực và thực
4
phẩm truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, cách chế biến các món ăn, đồ
uống, đồ hút truyền thống, sự tiếp thu các món ăn, đồ uống, đồ hút của các dân tộc
khác, các yếu tố xã hội trong ăn uống, những biến đổi trong tập quán ăn uống của
người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cùng một vấn đề trên, tác giả Nguyễn
Thị Quế Loan còn có bài viết Biến đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu
tỉnh Thái Nguyên trên Tạp chí Dân tộc học, số 2, trang 13, năm 2008. Lê Minh Chính
cũng có công trình nghiên cứu về người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
dưới góc độ y học: Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai
tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của biện pháp can thiệp. Trên cơ
sơ đó, các bài viết của Nguyễn Thị Quế Loan và Lê Minh Chính đã cung cấp cho
người đọc những sắc thái văn hóa của tộc người.
2.2.2. Các nghiên cứu về gia đình và hôn nhân của người Sán Dìu ở Tuyên Quang
Năm 2007, Sở Văn hóa - Thông tin Tuyên Quang đã xuất bản cuốn sách Bước
đầu tìm hiểu dân ca dân tộc Tày, Sán Dìu và Cao Lan. Trong cuốn sách này đã đề cập
tới những làn điệu hát Soọng cô của tộc người Sán Dìu trong đời sống sinh hoạt, lao
động sản xuất và những lời hát đối đáp trong lễ cưới để từ đó đưa ra những khuyến
nghị về việc bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Cuốn sách này cũng là một nguồn tư liệu quan trọng để tác giả tham khảo, hoàn thiện
bản luận văn này.
Năm 2016, tác giả Hoàng Phương Mai cũng đã dày công nghiên cứu một khía
cạnh gia đình của người Sán Dìu ở vùng chân núi Tam Đảo, trong luận án tiến sĩ nhân
học Gia đình của người Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo; các bài viết đăng trên tạp
chí Dân tộc học: Các chức năng cơ bản của gia đình người Sán Dìu ở huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang (2012), Tạp chí Dân tộc học, Số 5&6; Truyền thống và
những biến đổi trong nghi lễ cưới xin của người Sán Dìu ở tỉnh Tuyên Quang (2013),
Tạp chí Văn hóa học, số 2; Phân loại cấu trúc, quy mô của gia đình người Sán Dìu
(Nghiên cứu tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, 2015), Tạp chí
Dân tộc học, Số 1&2. Thông qua bài viết của mình, tác giả đã trình bày về gia đình
truyền thống và những biến đổi của người Sán Dìu ở vùng chân núi Tam Đảo, chỉ rõ
những biến đổi của gia đình người Sán Dìu, đồng thời phân tích những nguyên nhân
dẫn đến biến đổi; làm rõ vai trò của gia đình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
tộc người Sán Dìu.
5
Có thể nói, tất cả các công trình đã đề cập nêu trên là nguồn tư liệu có giá trị
để luận văn này tham khảo, song vấn đề đặt ra là các công trình nêu trên chủ yếu chỉ
là những mô tả dân tộc học, đã có ít nhiều công trình chú ý phân tích để làm rõ đặc
trưng văn hóa của tộc người Sán Dìu, những vấn đề biến đổi đang đặt ra trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa song nghiên cứu về hôn nhân của người Sán Dìu tại
một địa bàn cụ thể là xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để thấy được
các giá trị văn hóa tộc người, truyền thống và biến đổi; và những vấn đề đặt ra của
hôn nhân đối với Luật Hôn nhân và gia đình; công cuộc xây dựng đời sống nông thôn
mới mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện thì chưa được quan tâm và nghiên cứu
một cách sâu sắc, triệt để.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tương đối toàn diện, đầy đủ và có hệ thống những đặc điểm và
nghi lễ trong hôn nhân truyền thống và biến đổi của người Sán Dìu xã Ninh Lai,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trước và sau khi đất nước ta thực hiện công
cuộc đổi mới (1986), để từ đó thấy được đặc trưng văn hóa của tộc người.
- Nêu lên những biến đổi và một số yếu tố tác động đến sự biến đổi trong hôn
nhân của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu, đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của người Sán Dìu xã Ninh Lai,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hôn nhân của người Sán Dìu ở xã
Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, các đối tượng cụ thể được
quan tâm hơn là những người trong độ tuổi hôn nhân, những người cao tuổi hiểu biết
rõ về các phong tục, tập quán, nghi lễ trong hôn nhân và các nhà tuyên truyền, thực
hiện và hoạch định chính sách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu chính của luận văn là tập trung nghiên cứu các vấn đề về
đặc điểm, nghi thức, phong tục, tập quán kiêng kị, nghi lễ truyền thống và hiện nay,
xu hướng biến đổi liên quan đến hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
6
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full