Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12, thành phố hồ chí minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.15 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUỲNH NHƯ

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Dương

Phản biện 1:

PGS.TS. Trần Đình Nhã

Phản biện 2:

TS. Đặng Quang Phương

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học xã hội lúc 11 giờ 30, ngày 09 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng ngừa tội
phạm trên địa bàn Quận 12 ngày càng được tăng cường mạnh mẽ
trên cả hai phương diện đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, hạn
chế nhất định.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, cần thiết phải nghiên cứu lý
luận phòng ngừa tình hình tội phạm, tìm hiểu về thực trạng nhận
thức, thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội
phạm. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng
ngừa một cách toàn diện, có hệ thống, đem lại hiệu quả cao trong
hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm cho Công an quận 12 cũng
như toàn bộ người dân đang sinh sống tại địa phương là vấn đề mang
ý nghĩa cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình
tội phạm trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về
phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ
Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, đề ra giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
trên địa bàn là rất cần thiết. Đây là một đề tài mới, không trùng lắp
với các công trình đã công bố và phù hợp với tình hình đấu tranh
phòng, chống tội phạm tại quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cả nước nói chung.


1


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn đề xuất một số biện pháp
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình
tội phạm này trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích để làm rõ những vấn đề lý
luận về phòng ngừa tình hình tội phạm; Thực trạng hoạt động phòng
ngừa tình hình tội phạm; làm rõ những hạn chế trong hoạt động
phòng ngừa tình hình tội phạm và dự báo cũng như đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình phạm
trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiển hoạt
động phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12, Thành phố
Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: các vấn đề lý luận chung về thực tiển
hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm; thực trạng phòng ngừa
tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 12, từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về phòng ngừa
tội phạm .
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, các cơ quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và ngành
Công an về phòng, chống tội phạm.và phương pháp nghiên cứu cụ
thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, tọa đàm trao đổi,


2


tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê số liệu, phương pháp điều
tra xã hội học...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về
phòng ngừa tình hình tội phạm.
- Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra những biện pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Quận
12 và có thể được dùng làm tài liệu trong việc nghiên cứu về phòng
ngừa tình hình tội phạm phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập,
nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội nói riêng và các cơ sở đào
tạo Luật nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể
như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội
phạm.
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn Quận 12.
Chương 3: Tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn Quận 12.

3


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm
1.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm
Phòng ngừa tình hình tội phạm bao gồm trước hết là việc làm
rõ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trên phạm vi toàn xã hội
từ đó áp dụng các biện pháp nhằm xoá bỏ nguyên nhân và điều kiện
dẫn đến phạm tội, xoá bỏ nguồn gốc phát sinh tội phạm. Đồng thời
tiến hành quản lý giáo dục đối với những người có điều kiện khả
năng phạm tội nhằm không để họ tiếp tục thực hiện tội phạm, làm
giảm tình hình tội phạm tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã
hội.
Việc xây dựng chương trình phòng ngừa tình hình tội phạm
cũng cần phải thực hiện trên cơ sở các đặc điểm kinh tế, tâm lý, xã
hội và các đặc điểm truyền thống của từng địa phương; cần mang
tính kế hoạch, thường xuyên có sự chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước,
Đảng và các tổ chức xã hội khác.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội
phạm
Phòng ngừa tình hình tội phạm nhằm loại bỏ các tác động tiêu
cực của nó đối với xã hội và hạn chế làm giảm tới mức thấp nhất xảy
ra tội phạm trong xã hội.
Phòng ngừa tình hình tội phạm tốt còn góp phần huy động sức
mạnh tổng thể, đồng bộ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm
giảm sự gia tăng của tội phạm và vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt phòng ngừa tình hình tội phạm góp phần nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tác động đến các đối tượng
4



thành viên trong gia đình, lôi cuốn mọi người tham gia phòng ngừa
tình hình tội phạm và các tội phạm khác.
Phòng ngừa tình hình tội phạm mang đậm ý nghĩa chính trị xã
hội
Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế
sâu sắc.
Thông qua hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói
chung và tình hình tội phạm nói riêng, Nhà nước có thể kiểm soát
được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó nâng
cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời tăng hiệu quả
trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp
luật.
1.2. Mục đích, các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội
phạm
1.2.1. Mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm
- Xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp
của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của
toàn dân, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn
thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa,
phát hiện đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Thông qua thực hiện công tác phòng ngừa, phát huy chức
năng của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp,… xây dựng
chương trình hành động, gắn việc thực hiện các kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội với phòng ngừa tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã
hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra và xử
lý nghiêm đối với các loại tội phạm.
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức
tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phục vụ kịp thời,
5



có hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm trước
mắt và lâu dài.
- Bốn là, tiếp tục phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân,
xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố
giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
1.2.2. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm
- Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Nguyên tắc dân chủ Xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc nhân đạo Xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc khoa học và tiến bộ của hoạt động phòng ngừa
tình hình tội phạm .
- Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ hoạt động phòng ngừa tình
hình tội phạm giữa các chủ thể.
- Nguyên tắc phân hóa hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm.
1.3. Nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm
- Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình
trạng phạm tội
- Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ trương, giải pháp, biện
pháp thích hợp nhằm từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm
1.4. Các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm:
1.4.1. Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm

6



1.4.2. Chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình
tội phạm
- Chủ thể ban hành pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm
gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
- Chủ thể triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tình hình
tội phạm bao gồm Chính phủ, UBND các cấp, các cơ quan hành
chính nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức và các cá
nhân, công dân.
1.5. Các loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm
- Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp phòng ngừa
tình hình tội phạm :
+ Biện pháp kinh tế xã hội
+ Biện pháp chính trị xã hội
+ Biện pháp tâm lý – văn hóa xã hội
+ Biện pháp tổ chức, quản lý xã hội
+ Biện pháp pháp luật
+ Biện pháp phát hiện, xử lý tội phạm
- Căn cứ vào chủ thể chịu tác động của biện pháp phòng ngừa
tình hình tội phạm :
+ Biện pháp áp dụng chung cho tất cả mọi người trong xã
hội.
+ Biện pháp phòng ngừa những người có đặc điểm nhân thân
xấu, dễ phạm tội phạm, như những người tái phạm, phạm tội chuyên
nghiệp, có quan hệ với các tệ nạn xã hội,…
+ Biện pháp phòng ngừa đối với những người đã phạm tội.
+ Biện pháp phòng ngừa đối với cán bộ, công chức – viên
chức.
+ Biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thành niên.

7


- Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực cần phòng ngừa tình hình tội
phạm :
+ Biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm áp dụng chung
trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
+ Biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm áp dụng riêng
cho địa phương, vùng, miền.
+Biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm áp dụng riêng cho
ngành, lĩnh vực hoạt động.
Kết luận Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã đề cập những vấn đề có tính chất
nền móng để giải quyết các vấn đề l ý luận và thực tiễn khác có liên
quan đến “Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Việc phân tích các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội
phạm, các chủ thể trực tiếp phòng ngừa tình hình tội phạm, cơ chế
phối hợp của các chủ thể. Từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa
tình hình phạm.
- Phòng ngừa tình hình tội phạm cần tiến hành đồng bộ các
biện pháp nhằm nghiên cứu cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội,
phát hiện ngăn chặn, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh
tội phạm, bên cạnh đó, phải phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý kịp
thời khi có tội phạm xảy ra và giáo dục kẻ phạm tội thành người có
ích cho xã hội.
Những kết luận trong chương 1 sẽ làm căn cứ lý luận để đánh
giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2016 ở Chương 2.


8


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm, tình hình có liên quan đến hoạt động phòng
ngừa
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế xã hội: Quận 12 nằm
phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được tách ra từ một phần của
huyện Hóc Môn từ ngày 01/4/1997; diện tích tự nhiên là 5.274,89 ha
được chia làm 11 phường.
2.1.2. Về tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12, TP HCM:
- Về tình hình tội phạm hình sự: Diễn biến phức tạp, hàng
năm số vụ xảy ra luôn ở mức cao, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tội
phạm ở nước ta.
- Tình hình tội phạm về ma túy: cơ bản được giải quyết.
- Tệ nạn mại dâm, cờ bạc : Không có điểm tổ chức hoạt động
mại dâm chuyên nghiệp, các điểm cờ bạc trên địa bàn chủ yếu là hoạt
động cờ bạc truyền thống .
-Về tình hình tai nạn giao thông: luôn tăng giảm bất thường.
2.1.3. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm
- Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường cùng với những
lạc hậu, trì trệ kém phát triển của nền kinh tế nước ta, lại chịu hậu
quả của chiến tranh... Vì vậy chưa đủ khả năng giải quyết triệt để
những vấn đề xã hội mới phát sinh.
- Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý trong thời gian
qua có những vấn đề nảy sinh nhưng chưa được giải quyết triệt để
xảy ra tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn.


9


- Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ANTT có lúc có
nơi còn bất cập, chưa theo kịp với tình hình, chưa chủ động và thiếu
một cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất.
2.1.4. Đặc điểm, nhân thân của người phạm tội
- Đối với tội phạm về hình sự
- Đối với tội phạm về Ma túy
- Đối với nạn mại dâm
- Đối với tội phạm vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ .
2.2. Thực trạng nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các
nguyên tắc, nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận
12, thành phố Hồ Chí Minh chưa thật sự đầy đủ.
2.3. Thực trạng về tổ chức các chủ thể phòng ngừa tình
hình tội phạm trên địa bàn quận 12 , Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Về đội ngũ trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ
phòng ngừa tình hình tội phạm: gồm có các lực lượng tuyên truyền
pháp luật, hiện nay theo thống kê của Phòng Tư pháp quận 12, lực
lượng cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm,
kiểm sát viên, Thẩm phán. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có 13.460
Đoàn viên Thanh niên, 07 mô hình nhân dân tự quản.
2.3.2. Những hạn chế trong đội ngũ phòng ngừa tình hình
tội phạm
+ Trình độ chuyên môn của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
không đồng đều .
+ Có sự “quá tải” trong công việc của chủ thể phát hiện và xử
lý tội phạm và sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động phòng

ngừa tình hình tội của các chủ thể trên địa bàn thể hiện.
10


2.3.3. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình
hình tội phạm đã đạt được những kết quả
- Trong hoạt động phối hợp giữa các chủ thể tuyên truyền
phòng ngừa tình hình tội phạm.
- Trong hoạt động phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình
hình tội phạm.
2.3.4. Những hạn chế trong cơ chế phối hợp phòng ngừa
tình ngừa tình hình tội phạm
- Còn mang tính hình thức trong chỉ đạo và tổ chức triển khai
thực hiện.
- Hoạt động phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình
tội phạm trên địa bàn quận 12 chưa được diễn ra thường xuyên, chưa
dựa vào quy chế nhất định .
- Còn tồn tại tình trạng hồ sơ trễ hạn làm chậm quá trình tiến
hành tố tụng ảnh hưởng đến chức năng phòng ngừa xã hội.
2.4. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình
hình tội phạm trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Các biện pháp kinh tế - xã hội: đã có nhiều biện pháp
thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện điều kiện sống của người dân.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, quan tâm chăm lo
các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Những hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp kinh tế xã hội: Đặc điểm tình hình dân cư ở quận 12 có mật độ dân số đông;
Các biện pháp kinh tế - xã hội quận chưa giải quyết triệt để vấn đề
cung ứng lao động vào đào tạo nghề trên địa bàn
- Nguyên nhân tồn tại: do tình trạng thất nghiệp; một số quy
định của pháp luật đề ra còn bất cập.


11


2.4.2 Các biện pháp văn hóa – giáo dục: chính quyền quận
chú trọng việc giáo dục tuyên truyền pháp luật đến từng lớp học sinh,
sinh viên; tập huấn và tổ chức giới thiệu việc làm hoặc học nghề
miễn phí cho người hồi gia và các đối tượng xã hội khác
- Những hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp văn hóa giáo dục: đa số người phạm tội hiện nay trên địa bàn quận chủ yếu
tập trung ở nhóm trình độ thấp; Hoạt động tuyên truyền pháp luật
phòng ngừa tình hình tội phạm không mang tính thường xuyên, đôi
khi được thực hiện mang tính phong trào; chưa có những chương
trình hướng đến các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao …
- Nguyên nhân tồn tại: Sự ảnh hưởng của văn hóa, tâm lý đề
cao sự hưởng thụ cá nhân; Sự buông lỏng của chính quyền; Chất
lượng đội ngũ giảng dạy pháp luật tại các trường chưa đạt yêu cầu;
Các cơ sở dạy nghề đang hoạt động trên địa bàn quận chưa đáp ứng
nhu cầu tạo nghề ngày càng tăng của thị trường lao động quận.
2.4.3 Các biện pháp tổ chức, quản lý xã hội: công tác tổ
chức, quản lý người có nguy cơ phạm tội cao tương đối tốt, các biện
pháp tổ chức quản lý xã hội các khu vực, địa bàn phạm tội xảy ra
thường xuyên; làm tốt biện pháp tổ chức, quản lý các cơ sở kinh
doanh có thể là nơi tiêu thụ tài sản phạm tội mà có của các đối tượng
phạm tội.
- Những hạn chế trong áp dụng các biện pháp tổ chức, quản
lý xã hội: công tác tổ chức, quản lý người có nguy cơ phạm tội cao
đó là người có tiền án, tiền sự, người có nhân thân xấu và người
nghiện ma túy chưa thực sự có khoa học và thường xuyên; việc
chuyển hóa địa bàn chưa có biện pháp cương quyết và khả thi hơn;
Công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh có thể là nơi tiêu thụ tài sản

phạm tội mà có của các đối tượng chưa có biện pháp tích cực…
12


- Nguyên nhân tồn tại: Do tác động của những vấn đề xã hội
phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự
xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng
tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu
kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng
ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo
toàn diện công tác phòng, chống tội phạm. Tổ chức bộ máy, phân
công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn
bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý
và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ
phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên
trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút.
Kết luận Chương 2
Trong Chương 2, trên cơ sở vận dụng lý luận về phòng ngừa
tình hình tội phạm đã khảo sát, Luận văn tập trung phân tích để làm


thực tiễn tình hình tội phạm và thực trạng phòng ngừa loại tội

này trên địa bàn Quận 12 từ năm 2012 đến năm 2016.
Về đặc điểm, tình hình có liên quan đến hoạt động phòng
ngừa, tác giả đã nêu đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế xã hội của quận
12 để làm cơ sở cho việc nhận xét tình hình tội phạm ở quận 12 có
đặc điểm gì khác biệt so với địa bàn khác.

Về tình hình tội phạm, trên cơ sở phân tích tình hình an ninh
chính trị, PPHS, tình hình tệ nạn xã hội.., cơ cấu và tính chất của tình
hình tội phạm xảy ra ở địa bàn quận 12 để rút ra nhận xét chung

13


đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng
phạm tội đó cũng như rút ra đặc điểm nhân thân của người phạm tội.
Về thực trạng của các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn quận 12, tác giả đã nêu thực trạng đội ngũ trực tiếp thực
hiện chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tình hình tội phạm. Trên cơ sở
đó đưa ra nhận xét về ưu điểm kết quả đạt được, những tồn tại thiếu
sót và nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót đó.
Về thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội
phạm, tác giả đã nêu các biện pháp tiến hành và kết quả đạt được.
Những dữ liệu thu thập này là cơ sở, căn cứ cho việc hoàn thiện hệ
thống các biện pháp phòng ngừa hiện nay nhằm kiểm soát tình hình
tội phạm, ngăn chặn động thái gia tăng về số lượng cũng như tính
chất nguy hiểm cho xã hội, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh, phát triển
của đất nước.

14


Chương 3
TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Dự báo một số tình hình có liên quan đến hoạt động
phòng ngừa tội phạm
Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21 tình hình thế giới và
trong khu vực tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, chứa
đựng những nhân tố có thể mất ổn định.
Đối với nước ta, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đã
tạo ra thế và lực mới, thời cơ đang mở ra song vẫn còn những nguy
cơ thách thức, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đen xen lẫn
nhau tác động đến tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.2. Dự báo tình hình tội phạm ở địa bàn quận 12 trong
thời gian tới
- Về tội phạm hình sự: vẫn xảy ra phổ biến bởi những mâu
thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân tiếp tục có những phức tạp
chủ yếu liên quan đến các vấn đề đất đai, nhà cửa, khách hàng, thừa
kế... Tình trạng bãi công, biểu tình cũng sẽ xuất hiện từ những mâu
thuẫn, tranh chấp này; Tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật có xu
hướng gia tăng với phương thức hoạt động trắng trợn, táo bạo đang
là vấn đề bức xúc tại các địa bàn dân cư;
- Tội phạm về ma tuý đang diễn biến phức tạp, chưa giảm
trong những năm tới đây.
- Tổ chức hoạt động mại dâm, cờ bạc cũng sẽ diễn ra với
phạm vi rộng, có sự câu kết chặt chẽ với nhau bằng nhiều thủ đoạn.- Tính chất, hậu quả các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng
nhìn chung chưa có xu hướng giảm mà vẫn có chiều hướng gia tăng.
15


3.2. Tăng cường nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các
nguyên tắc, nội dung trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên
địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
- Cần phải xây dựng tốt chương trình, kế hoạch phòng ngừa

tình hình tội phạm phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và mỗi
loại chủ thể trong những điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội cụ thể.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo
Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ quận, phường .
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về phòng, chống tội phạm; đảm bảo nội dung, hình thức tuyên
truyền phải phong phú, thiết thực, phù họp với từng ngành, từng
giới...
- Củng cố và nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự;
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân
tham gia phòng, chống tội phạm .
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh
trật tự. Rà soát lại việc cấp phép, kiểm tra chặt chẽ việc kinh doanh
tiền chất thuốc nổ và hóa chất nguy hiểm.
- Nắm chắc tình hình, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền
thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội; giải quyết kịp thời
những vấn đề mới phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra
tình trạng phức tạp về an ninh trật tự kéo dài.
- Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an trong công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã
hội quận tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, nghị
quyết liên tịch tại cơ sở.

16


- Ban Tuyên giáo Quận ủy phối hợp Ủy ban nhân dân quận chỉ
đạo, định hướng các cơ quan đơn vị làm nhiệm vụ tuyên truyền tăng

cường đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền.
- Ủy ban Kiểm tra Quận ủy chủ trì cùng Đảng ủy Công an
quận tổ chức theo dõi giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị 48CT/TW của Bộ Chính trị và chương trình hành động số 04-CTr/QU
của Ban Thường vụ Quận ủy tại các cơ quan, đơn vị.
3.3. Hoàn thiện biện pháp phòng ngừa tội phạm trên địa
bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Những biện pháp phòng ngừa chung tình hình tội
phạm
3.3.1.1. Các biện pháp về kinh tế - xã hội
- Tạo điều kiện cho người dân có việc làm, xây dựng các chính
sách ưu đãi về vốn vay để người dân có điều kiện kinh doanh, lao
động để sinh sống.
- Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan hành chính Nhà
nước trên địa bàn quận 12 đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì hoạt động
và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất bằng nhiều biện pháp.
- Tăng cường công tác quản lý cư trú.
3.3.1.2. Các biện pháp về văn hóa – giáo dục
- Các biện pháp về văn hóa
+ Đầu tư thích đáng về nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị tư
tưởng, nghệ thuật.
+ Phát huy hơn nữa các phong trào do Đảng và Nhà nước ta
phát động .

17


- Các biện pháp về giáo dục

+ Đảng và Nhà nước cần nâng cao trách nhiệm, quán triệt sâu
sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính
trị. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường trong việc giáo dục học sinh để hình thành và phát triển nhân
cách tốt ở các em.
+ Nhà trường cần tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên.
3.3.1.3. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục ý
thức cảnh giác cho quần chúng nhân dân, vận động quần chúng
nhân dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
- Vận động tuyên truyền để người dân tự bảo vệ tài sản.
- Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức
tố giác tội phạm, loại trừ tư tưởng “đèn nhà ai nấy rạng”.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp
hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
- Thành lập các Ban chỉ đạo tuyên truyền giáo dục pháp luật
về tình hình tội phạm.
3.3.1.4. Biện pháp về quản lý trật tự xã hội
- Cần tăng cường hiệu lực về quản lý cư trú.
- Cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự.
- Tăng cường sự quản lý của các cơ quan văn hoá.
- Tăng cường quản lý các phương tiện giao thông, cả trên bộ
và trên sông .
- Cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và
phát hiện kịp thời những địa điểm, những người chuyên tiêu thụ tài
sản do người phạm tội mà có.
- Quản lý đối với những nghề lưu động như buôn bán, sửa
chữa dạo.
18



- Trong công tác quản lý, CQCA cần thu nhập đầy đủ thông
tin về các đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng là thanh thiếu
niên hư hỏng không có việc làm đang lang thang, các đối tượng
nghiện hút, nghiện game, nghiện cờ bạc, thường xuyên gây rối…để
có biện pháp quản lý, theo dõi. Vì đây là những đối tượng có nguy cơ
cao phạm tội phạm.
- Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác
quản lý cư trú.
- Tăng cường tuần tra giám sát các tuyến đường, tuyến phố,
khu dân cư.
3.3.2. Những biện pháp phòng ngừa riêng tình hình tội
phạm trên địa bàn quận 12
3.3.2.1. Những biện pháp ngăn chặn tội phạm
- Những biện pháp ngăn chặn tội phạm xảy ra
+ Quản lý người phạm tội tiềm tàng của tội phạm
+Tác động vào nạn nhân tiềm tàng của tội phạm
- Những biện pháp ngăn chặn tội phạm thực hiện đến cùng
3.3.2.2. Biện pháp phòng ngừa tái phạm tội phạm: Đây là
những biện pháp được thiết kế trên cơ sở tội phạm đã được xử lý
theo pháp luật hình sự, người phạm tội đã thi hành xong bản án, gồm
cả người phạm tội lần đầu và người tái phạm và tái phạm nguy hiểm,
những biện pháp này rất đa đạng.
3.3.2.3. Biện pháp tuần tra, kiểm soát: Đây là biện pháp tổng
hợp và toàn diện, vừa mang tính chất hành chính trên cơ sở các quy
định của pháp luật, vừa thể hiện tính vũ trang để ngăn ngừa, phát
hiện tội phạm, ngăn chặn các hành vi phạm tội có thể xảy ra.
3.4. Hoàn thiện tổ chức phòng ngừa tội phạm trên địa bàn
quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh


19


3.4.1. Đối với cơ quan Công an
- Đẩy mạnh công tác tuần tra để quản lý, kiểm soát các tuyến
đường, địa bàn trọng điểm.
- Tăng cường hoạt động của lực lượng an ninh cơ sở.
- Thực hiện nhiều hình thức tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác
tội phạm để tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện việc báo tin tội
phạm.
- Tăng cường và nâng cao công tác áp dụng khoa học kỹ thuật
vào đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm .
3.4.2. Đối với Viện kiểm sát nhân dân
- Tăng cường kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, đảm bảo việc tố giác, tin báo về tội phạm kịp thời, đúng pháp
luật.
- Ngành kiểm sát cần chú trọng công tác xây dựng ngành trong
sạch, vững mạnh, từng bước kiện toàn củng cố tổ chức, rèn luyện,
giáo dục phẩm chất đạo đức người cán bộ kiểm sát.
- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động của ngành Kiểm sát
xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần thực hiện tốt các Quy
chế phối hợp liên ngành với cơ quan bảo vệ pháp luật.
3.4.3 Đối với Tòa án nhân dân
- Coi trọng và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí
công vô tư” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”.
- Tiếp tục nghiên cứu thực hiện tốt “Cải cách mạnh mẽ các thủ

tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh
bạch, chặt chẽ.
- Chủ động phối hợp với CQCA, VKS và các cơ quan hữu
quan để mở các phiên tòa xét xử lưu động đối với các vụ án trộm cắp
20


tài sản nhằm tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân, nâng cao ý
thức phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản.
- Thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự.
3.5 Tăng cường nguồn lực phòng ngừa tội phạm trên địa
bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3.5.1. Tăng cường về số lượng
- Tăng cường lực lượng trực tiếp chiến đấu .
- Bồi dưỡng lực lượng Công an đủ phẩm chất chính trị và năng
lực công tác đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ PNTP ở địa bàn dân cư.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn tri thức
nghiệp vụ cho lực lượng Công an, nhanh chóng khắc phục tình trạng
chưa được đào tạo cơ bản hoặc mới đào tạo ở trình độ thấp.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính
sách khác cho lực lượng Công an .
3.5.2. Tăng cường về chất lượng
- Cần tiếp tục kiện toàn và củng cố lực lượng CSKV, Công an
phường
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo
cho hoạt động PNTP của lực lượng chức năng là vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả của hoạt động
này.
- Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm để phát hiện những

văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo trái với quy
định của Hiến pháp, luật, Pháp lệnh hoặc ban hành sai thẩm quyền để
kịp thời hủy bỏ, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phòng
chống tội phạm hiện nay.
- Trên cơ sở rà soát sửa đổi bổ sung hệ thống hóa các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống tội phạm tiến hành
phân loại công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật về phòng
21


chống tội phạm nói chung và PNTP ở địa bàn cơ sở của lực lượng
Công an nói riêng. Xuất bản các tập hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật còn hiệu lực về PNTP, PNTP tại địa bàn cơ sở của lực
lượng Công an để áp dụng thống nhất.
- Sau khi hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến hoạt động PNTP. Cần tăng cường tổ chức tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm nâng cao ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong
phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm giữ vững ANTT trên địa bàn
cơ sở.
- Về lâu dài: Theo quan điểm của chúng tôi những quy phạm
pháp luật này cần được hệ thống hóa trong một văn bản pháp luật và
đề nghị xây dựng thành luật PNTP. Có như vậy mới tạo cơ sở pháp
lý cho PNTP nói chung và hoạt động PNTP của lực lượng Công an
nói riêng.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn Quận 12 từ năm 2012 đến năm 2016, định hướng cải cách tư
pháp, thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm hiện nay, tác giả đã
đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình

tội phạm trên địa bàn quận 12 trong thời gian tới.
Tại chương này, tác giả nêu ra giải pháp cụ thể về các mặt
như: tăng cường nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc, nội
dung trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12 gắn
với các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Từ đó, tác giả cũng đã mạnh
dạn đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức phòng ngừa tội phạm
và tăng cường nguồn lực phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh.

22


KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình tội phạm nói chung và
tội phạm nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng,
chiếm tỷ lệ cao so với tội phạm hình sự. Tội phạm không chỉ gây
thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an
toàn xã hội, gây bức xúc lo lắng cho quần chúng nhân dân. Chính vì
vậy, đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm là yêu cầu cấp thiết
hiện nay, hiệu quả của công tác này góp phần quan trọng bảo vệ tài
sản, quyền sở hữu, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và góp phần đảm bảo
nền kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Quận 12 nói riêng phát
triển một cách bền vững.
Với yêu cầu đó, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã khái
quát được những vấn đề lý luận chung, thực trạng và tăng cường
thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm. Cụ thể như
sau:
Ở Chương 1: đề tài làm rõ những vấn đề lý luận chung về
phòng ngừa tình hình tội phạm: khái niệm, ý nghĩa, mục đích của
việc phòng ngừa; làm rõ các nguyên tắc, các chủ thể, các biện pháp

phòng ngừa tình hình tội phạm.
Ở Chương 2: trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề lý
luận chung, luận văn đã phân tích thực trạng nhận thức phòng ngừa
tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 12 từ năm 2012 đến năm 2016
thông qua các đặc điểm định tính và định lượng tình tình tội phạm;
Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm
trên địa bàn Quận 12, từ đó đánh giá thực trạng nhận thức, thực trạng
áp dụng các biện pháp phòng ngừa, rút ra những hạn chế, tồn tại
trong hoạt động phòng ngừa cũng như nguyên nhân của thực trạng
đó.
23


×