BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
: NGUYỄN ĐÌNH BẢO
: 04124002
: ĐH04QL
: 2004-2008
: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2008-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
NGUYỄN ĐÌNH BẢO
TÌNH HÌNH GIAO ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Quang Khánh
(Địa chỉ cơ quan: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Nam)
Ký tên:
-
Tháng 8 năm 2008 –
Em xin chân thành cảm ơn Quí Thầy Cô Khoa Quản
Lý Đất Đai và Bất Động Sản, những người đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quí giá cho em
trong suốt những năm học qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy-Tiến sĩ Phạm
Quang Khánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn tất luận văn này.
Thành thật cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND
quận 9, Phòng Tài nguyên & Môi trường Quận 9, các cô
chú, anh chị hiện đang công tác tại Phòng Tài nguyên &
Môi trường đã cung cấp số liệu cũng như đưa ra những ý
kiến đóng góp quý báo.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn đã cùng trao dồi kiến
thức và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và đặc
biệt là trong quá trình thực hiện luận văn này .
Trân trọng cảm ơn
Nguyễn Đình Bảo
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Bảo, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Tình hình giao đất trên địa bàn Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Quang Khánh Phân viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp Miền Nam
Trong những năm gần đây, với đà phát triển của một Thành Phố lớn nhất nước
thì việc sử dụng hợp lý quỹ đất là vấn đề bức thiết hiện nay. Chính vì vậy mà trong
thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hàng loạt dự án được phê duyệt.
Quận 9 với ưu thế là một Quận mới thành lập, có điều kiện tư nhiên thuận lợi, quỹ đất
còn nhiều nên việc ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút sự đầu tư phát
triển là cần thiết.
Với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận đã đạt được những kết quả nhất định.
Việc quản lý sử dụng đất theo quy định của pháp luật đang dần dần đi vào nề nếp, tạo
nên một tiền lệ tốt cho việc sử dụng đất.
Tình hình đầu tư sử dụng đất trên địa bàn Quận từ khi thành lập đến nay là
không được khả quan. Số lượng dự án trên địa bàn Quận là tương đối lớn. Tổng số 420
dự án với diện tích 7.056,43 ha bằng với 62,30% diện tích tự nhiên của toàn Quận.
Trong số các dự án thì chiếm số lượng lớn nhất là nhóm dự án xây dựng khu ở và kết
cấu hạ tầng khu ở 204 dự án, với diện tích 3.436,21 ha bằng 48,69% tổng diện tích
của các dự án xin được giao đất. Tiếp theo là nhóm dự án xây dựng công trình công
cộng 144 dự án với 1.877,05 ha bằng 26,61% tổng diện tích các dự án xin được giao
đất. Cuối cùng là nhóm dự án các công trình sản xuất kinh doanh 72 dự án với diện
tích 1.743,17 ha bằng 24,70% tổng diện tích các dự án xin được giao đất.
Tuy nhiên các dự án được giao đất để thực hiện dự án đầu tư là khá thấp chỉ có
224 dự án, đạt 53,33%.
Trong quá trình thực hiện, đề tài có áp dụng một số phương pháp như: phương
pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh…, ngoài ra còn tham
khảo một số các tài liệu có liên quan. Qua đó, đánh giá được một cách tổng quát tình
hình giao đất trên địa bàn Quận, đồng thời cũng đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình giao đất cũng như đưa ra được một số giải pháp nhằm tháo gỡ những
vướng mắc trong việc giao đất trên địa bàn Quận.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................Trang 1
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.........................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học.....................................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................................3
I.1.2.1 Giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác sử dụng...........4
I.1.2.2 Căn cứ để Quyết định giao đất........................................................................4
I.1.2.3 Thẩm quyền giao đất.......................................................................................4
I.1.2.4 Các hình thức giao đất.....................................................................................5
I.1.2.5 Tính tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất............6
I.1.2.6 Thời hạn sử dụng đất.......................................................................................7
I.1.2.7 Trình tự thủ tục giao đất..................................................................................7
I.2. Khái quát địa bàn nghiên ...........................................................................................8
I.2.1 Điều kiện Tự nhiên – Tài nguyên Thiên nhiên......................................................8
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội....................................................................12
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện....................................19
PHẦN II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai...................................................................20
II.1.1.Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
đai....................................................................................................................................21
II.1.2.Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.....................................................21
II.1.3. Công tác quản lý Quy hoạch Kế hoạch sử dụng đất........................................21
II.1.4. Công tác kiểm kê thống kê đất đai...................................................................23
II.1.5 Công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại trong phạm vi quản lý và sử dụng đất
đai....................................................................................................................................27
II.1.6 Công tác quản lý dịch vụ công về đất đai.........................................................28
II.2 Tình hình giao đất trên địa bàn quận 9 từ khi thành lập cho đến nay.....................28
......................................................................................................................................28
II.2.1 Giai đoạn từ 1997 đến 07/01/2003.....................................................................32
II.2.2 Giai đoạn từ 07/01/2003 đến 21/03/2008..........................................................38
II.2.3 Thống kê tình hình giao đất trên địa bàn Quận 9
II..2.4 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình giao đất...................................41
II.2.4.1 Một số chính sách pháp luật ảnh hưởngđến việc giao đất..........................42
II.2.4.2 Các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết.....................................................43
II.2.4.3 Các nguyên nhân khác.................................................................................43
II.2.4.4 Một số giải pháp khắc phục.........................................................................43
KẾT LUẬN................................................................................................................. 46
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................48
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng I.1. Các phường và diện tích các phường trên địa bàn Quận 9.....................trang 8
Bảng I.2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận 9.............................12
Bảng I.3. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận 9..........................................13
Bảng I.4. Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính đến cuốI năm 2007......................15
Bảng I.5. Hiện trạng về trường lớp trên địa bàn Quận 9................................................19
Bảng II.1. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính mới năm 2003...........................................21
Bảng II.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2007.......................................................................23
Bảng II.3. Hiện trạng các loại đất nông nghiệp 2007.....................................................24
Bảng II.4. Hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp 2007..............................................26
Bảng II.5. Tổng hợp các dự án chưa được giao đất trên địa bàn Quận 9......................29
Bảng II.6. Tổng hợp các dự án đã được giao đất giai đoạn từ năm 1997-07/01/2003. .31
Bảng II.7. Tình hình giao đất giai đoạn từ năm 1997-07/01/2003.................................35
Bảng II.8. Tổng hợp các dự án xin giao đất giai đoạn từ 07/01/2003-21/03/2008........36
Bảng II.9. Tổng hợp các dự án đã được giao đất giai đoạn từ 07/01/2003-21/03/200836
Bảng II.10. Tổng hợp các dự án xin giao đất trên địa bàn Quận 9................................38
Bảng II.11. Tổng hợp các dự án đã được giao đất trên địa bàn Quận 9........................39
Bảng II.12. Tình hình giao đất giai đoạn từ 07/01/2003-21/03/2008............................40
Biểu đồ II.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2007...................................................................23
Biểu đồ II.2: Cơ cấu diện tích đất của các dự án xin giao đất giai đoạn từ năm 199707/01/2003.......................................................................................................................30
Biểu đồ II.3: Tổng hợp các dự án xin giao đất giai đoạn từ năm 1997-07/01/2003.....32
Biểu đồ II.4: Cơ cấu diện tích đất của các dự án xin giao đất giai đoạn từ 07/01/200321/03/2008.......................................................................................................................35
Biểu đồ II.5: Tổng hợp các dự án xin giao đất giai đoạn từ 07/01/2003-21/03/2008...37
Biểu đồ II.6: Cơ cấu diện tích đất được giao cho các dự án......................................... 40
Biểu đồ II.7: Cơ cấu diện tích đất của các dự án chưa được giao đất ...........................41
Sơ đồ 1: Quy trình giao đất theo Nghị định 181/NĐ-CP.................................................7
Sơ đồ 2: Quy trình giao đất theo Quyết định 1295/QĐ-UB..........................................32
Sơ đồ 3: Quy trình giao đất theo Quyết định 138/QĐ-UB.............................................36
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, đồng thời là nơi xây dựng các công trình xây dựng đáp ứng nhu cầu về đất đai để
phát triển kinh tế – xã hội, dân sinh, an ninh quốc phòng.
Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình sản xuất và phát
triển của xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những
năm gần đây vấn đề phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ
cả về số lượng và chất lượng, điều đó đang gây một sức ép rất lớn đến vấn đề quản lý
và sử dụng đất đai. Để quản lý, sử dụng đất đai một cách có hiệu quả kinh tế cao nhất,
đòi hỏi phải có một định hướng, có kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nhu cầu sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp sản xuất về đất ở và đất
phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiện tại rất cao. Với những áp lực và hiện trạng sử
dụng đất như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai của nước ta ngày càng khan
hiếm. Vấn đề sử dụng quỹ đất như thế nào để vừa hiệu quả tiết kiệm, lại vừa đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.
Thành Phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp lớn nhất nước, trong thời
gian qua đã có rất nhiều dự án được triển khai thực hiện, mang lại cho thành phố sự
phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh đó là sự tương tác giữa các nhu cầu sử dụng
đất diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Để tạo được sự phát triển đồng đều giữa các khu
vực, giảm bớt sự tương tác giữa các nhu cầu sử dụng đất, lãnh đạo UBND thành phố
đã ưu tiên tạo điều kiện cho các quận ven, đặc biệt là các quận mới thành lập phát triển
cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội. Quận 9 là quận mới thành lập và được định hướng là một
trong những quận được đầu tư phát triển theo phía đông của thành phố. Trong thời
gian qua trên địa bàn Quận 9 có rất nhiều dự án đầu tư phát triển đặc biệt là các dự án
nhà ở. Việc giao đất cho các tổ chức quản lý sử dụng là việc cần thiết để phát triển
kinh tế xã hội. Nhằm tìm hiểu tình hình giao đất trên địa bàn Quận và góp phần hoàn
thiện công tác giao đất chúng tôi thực hiện đề tài: "Tình hình giao đất trên địa bàn
Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh".
Trang 1
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu tình hình giao đất trên địa bàn quận 9.
- Xác định những khó khăn, thuận lợi góp phần hoàn thiện công tác giao đất trên địa
bàn quận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các dự án xin được giao đất trên địa bàn quận 9 từ khi thành lập cho đến nay bao
gồm:
+ Dự án xây dựng kinh doanh khu nhà ở.
+ Dự án xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
+ Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh.
- Chỉ nghiên cứu việc giao đất cho các tổ chức, không nghiên cứu việc giao đất cho
hộ gia đình cá nhân sử dụng đất.
Trang 2
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học :
Khái niệm :
Giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho
đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2003 được Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2003 đã quy định
quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai. Theo đó, đất đai thuộc sở hữu
toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý.
Điều 5 luật đất đai 2003 quy định: Nhà nước đại diện chủ sở hữu đất đai và thực hiện
quyền định đoạt đối với đất đai bao gồm:
- Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định và xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Quy định hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng ổn định.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Như vậy người sử dụng đất không được sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất
đai khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hay giao đất. Việc Nhà nước giao
đất cho người sử dụng đất thể hiện quyền định đoạt của nhà nước đối với đất đai.
I.1.2 Cơ sở pháp lý:
Những quy định của Nhà nước về việc giao đất:
I.1.2.1 Giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác:
Việc quyết định giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ
được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó (điều 32 luật đất đai 2003).
I.1.2.2 Căn cứ để quyết định giao đất:
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về thi hành luật đất đai và Nghị định
17/2006/NĐ-CP ngày 27-01-2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định
hướng dẫn thi hành luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty
nhà nước thành công ty cổ phần đã nêu rõ căn cứ để giao đất cụ thể như sau:
a. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:
- Dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.
- Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư của tổ chức
kinh tế không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải là dự án có vốn đầu tư
nước ngoài. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên
Trang 3
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
quan thẩm định về nhu cầu sử dụng đất trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật về đầu tư.
- Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xét duyệt.
- Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác
nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với
trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở.
- Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất.
b. Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với
trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó
để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trên cơ sở bản tự kê khai của
người xin giao đất, thuê đất về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà
nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về chấp hành pháp luật về đất đai, Sở Tài
nguyên và Môi trường nơi có đất đang làm thủ tục giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm
liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã giao, đã cho thuê để xác minh mức
độ chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất trong quá trình thực hiện các dự
án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Trường hợp người xin giao đất, thuê đất là tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu nhà
nước thì phải kê khai tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã
cho thuê đối với tổ chức kinh tế đó và các tổ chức kinh tế khác có cùng chủ sở hữu.
c. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng
đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi
tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
d. Suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất được tính bằng tổng số vốn
đầu tư trên đất chia cho tổng diện tích đất của dự án. Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương
để quy định suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích đất phù hợp với
từng loại dự án và từng địa bàn đầu tư làm căn cứ cho việc thẩm định dự án
và thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án đầu tư.
I.1.2.3 Thẩm quyền giao đất:
Theo điều 37 luật đất đai 2003:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở
tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê
đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Trang 4
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối
với cộng đồng dân cư.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền.
I.1.2.4 Các hình thức giao đất:
Có hai hình thức giao đất là: giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu
tiền sử dụng đất:
Giao đất không thu tiền sử dụng đất: điều 33 Luật đất đai 2003 quy định các trường
hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức.
- Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
- Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh.
- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà
nước.
- Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân
phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan,
xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao
thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục
đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông
nghiệp.
Giao đất có thu tiền sử dụng đất: điều 34 luật đất đai 2003 Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.
- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc
cho thuê.
- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở
sản xuất, kinh doanh.
Trang 5
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công
cộng có mục đích kinh doanh.
- Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu
tư.
I.1.2.5 Tính tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất:
Theo Nghị định 198/NĐ-CP ngày 03/12/2004 thì căn cứ tính thu tiền sử dụng đất là
diện tích đất, giá đất và thời hạn sử dụng đất:
- Diện tích đất tính thu tiền sử dụng đất là diện tích đất được Nhà nước giao, được
phép chuyển mục đích sử dụng, được chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu
tiền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao tại
thời điểm giao đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ban hành
theo quy định của Chính phủ.
- Giá đất tính thu tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án
có sử dụng đất là giá đất trúng đấu giá.
- Thời hạn sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, quyết định cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định gia hạn sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Trường hợp, người nộp tiền sử dụng đất, mà trước đó phải bồi thường về đất hoặc
bồi thường chi phí đầu tư vào đất (gọi chung là bồi thường về đất), hỗ trợ về đất cho
người bị thu hồi đất thì được trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất phải
nộp theo quy định tại pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhưng mức được trừ
không vượt quá tiền sử dụng đất phải nộp
Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số
17/2006/NĐ-CP. Việc xác định lại giá đất khi chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường được thực hiện như sau:
Sở Tài chính chủ trì cùng các đơn vị liên quan xác định giá đất cụ thể trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định; trường hợp thuê tổ chức
có chức năng thẩm định giá, tổ chức tư vấn về giá đất xác định thì Sở Tài chính có trách
nhiệm thẩm định và trình UBND cấp tỉnh quyết định đảm bảo giá đất tính thu tiền sử
dụng đất của thửa (lô) đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị
trường trong điều kiện bình thường.
- Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất được thực hiện theo
phương pháp xác định giá đất quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất và Nghị
định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và các thông tư hướng dẫn thực hiện
Nghị định này.
Trang 6
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
I.1.2.6 Thời hạn sử dụng đất:
- Đất do Nhà nước giao thì thời hạn sử dụng đất tính từ ngày có quyết định giao của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp đất đã được giao trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà trong quyết định
giao đất hoặc trong hợp đồng thuê đất không ghi rõ thời hạn giao thì thời hạn giao đất, được
thực hiện theo quy định và được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.
- Người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng trong thời hạn còn lại của thời hạn ghi
trong quyết định giao đất hoặc trong hợp đồng thuê đất.
- Thời hạn giao đất cho tổ chức thực hiện dự án đầu tư được xem xét, quyết định
trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất nhưng không quá 50 năm. Đối với dự án có
vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã
hội khó khăn thì thời hạn tối đa là không quá 70 năm.
I.1.2.7 Trình tự thủ tục giao đất:
Thủ tục giao đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt
bằng đối với tổ chức được quy định tại điều 125 nghị định 181/2004/NĐ-CP như sau:
Tổ chức có nhu cầu sử dụng đất
Cơ quan có
thẩm quyền
Cơ quan thuế
Sở TN-MT
UBND
Thành Phố
Văn Phòng
ĐKQSDĐ
Sơ đồ 1: Quy trình giao đất theo Nghị định 181/NĐ-CP
Theo đó người có nhu cầu sử dụng đất liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để
thuận vị trí khu đất (cơ quan có thẩm quyền có thể là Trung tâm phát triển quỹ đất hay cơ
quan được giao nhiệm vụ thỏa thuận vị trí).
Sau khi có văn bản thuận vị trí, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất nộp hai (02) bộ
hồ sơ tại sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và chỉ đạo cho
văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất làm trích lục hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính
đến cơ quan thuế.
Trang 7
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm tra hồ sơ địa chính sau đó trình
UBND Thành phố kí quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi cơ
quan thuế xác nhận đã đóng đủ tiền sử dụng đất.
Thời gian làm việc tại sở Tài nguyên và Môi trường là không quá 20 ngày làm
việc kể từ khi sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trình tự giao đất chưa được giải phóng mặt bằng cũng thực hiện giống như trên.
Tuy nhiên, việc giao đất chỉ được thực hiện sau khi đất được thu hồi và tổ chức bồi
thường cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
I.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý:
Nằm ở phía Đông - Đông Bắc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Quận
9 là một trong năm quận đô thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh, được thành
lập theo Nghị định 03/NĐ - CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Với tổng diện
tích tự nhiên 11.389,62 ha, toàn Quận có 13 phường: Long Bình, Long Phước,
Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Trường Thạnh, Phú Hữu, Tăng
Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Hiệp Phú, Phước Long A, Phước Long B và
Phước Bình.
Bảng I.1. Các phường và diện tích các phường trên địa bàn quận 9
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Diện tích
(ha)
Phường
Tân Phú
Phú Hữu
Phước Long A
Phước Long B
Long Phước
Long Thạnh Mỹ
Long Bình
Long Trường
Phước Bình
Hiệp Phú
Tăng Nhơn Phú A
Tăng Nhơn Phú B
Trường Thạnh
TỔNG CỘNG
445,11
1188,00
236,53
587,55
2444,00
1205,67
1761,27
1266,36
98,32
224,61
418,98
528,29
984,91
11389,62
(Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 9)
Quận 9 có vị trí địa lý như sau:
- Ranh giới hành chính:
Trang 8
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
+ Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai;
+ Tây giáp Quận 2;
+ Nam giáp huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai;
+ Bắc giáp quận Thủ Đức và huyện Dĩ An- Bình Dương;
- Tọa độ địa lý: Từ 10045’ đến 10054’ vĩ Bắc và 106043’- 106058’ kinh Đông.
Quận 9 có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thành phố, có
đầu mối giao thông đường bộ (Quốc lộ 1A) là con đường huyết mạch Bắc Nam, nối liền
TP. Hồ Chí Minh với khu công nghiệp Biên Hòa, khu công nghiêp, du lịch Bà Rịa –
Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc. Phía Đông của Quận giáp với sông Đồng Nai là con sông
lớn nhất Đông Nam Bộ chạy từ Bắc xuống Nam thông với sông Sài Gòn và sông Nhà Bè
có ý nghĩa quan trọng bậc nhất về giao thông thủy, tạo ra mối giao lưu kinh tế - văn hóa
xã hội giữa Quận với thành phố và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, với diện tích tự nhiên
tương đối rộng (11.389,62 ha, bằng khoảng 81% diện tích các Quận nội thành của Thành
phố Hồ Chí Minh), diện tích đất nông nghiệp còn tương đối nhiều (5.195,79 ha), nên
Quận 9 có vị trí có ý nghĩa lớn là vùng đệm sinh thái của Thành phố Hồ Chí Minh - Bình
Dương - Đồng Nai (các khu vực xung quanh: Quận Thủ Đức, Bình Dương, Đồng Nai
đều là những khu vực phát triển công nghiệp). Do vậy, Quận 9 là một địa bàn rất quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng bảo vệ Thành phố.
2. Địa hình – địa mạo:
Địa hình quận 9 được chia làm hai vùng chính:
- Vùng đồi gò và triền gò có cao độ từ 8 – 30m có nơi cao tới 32m (khu đồi Long
Bình), tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng
Nhơn Phú A với tổng diện tích khoảng 3.400 ha chiếm khoảng 30% diện tích toàn Quận.
- Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, đại bộ phận nằm ở phía Đông Nam của
quận và ven các kênh rạch, cao độ từ 0,8m-2m có những khu vực rất trũng cao độ dưới
1m như khu vực phường Phú Hữu, Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh... chiếm
khoảng 65% diện tích tự nhiên toàn Quận.
Do đặc trưng địa hình của Quận phần gò và sườn gò có độ cao thích hợp với việc
xây dựng các công trình lớn. Bên cạnh đó còn có vùng địa hình thấp trũng đất bị phèn
mặn và ngập úng, chiếm khoảng 65 % diện tích toàn quận, nên cần phải có biện pháp
phòng chống ngập úng và xây dựng hệ thống thủy lợi thích hợp.
3. Khí hậu:
Quận 9 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và
ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa
mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô
ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 oC, biên độ nhiệt tại đây ít thay đổi,
nhiệt độ cao nhất vào tháng 3,4 khoảng 40oC.
Chế độ gió: khu vực này chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa cận xích đạo với 2
hướng gió chính:
Trang 9
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
+ Hướng gió Bắc - Đông Bắc từ tháng 10-12.
+ Hướng gió Nam - Tây Nam từ tháng 5-11.
Chế độ mưa: lượng mưa biến động bình quân năm khoảng 1800-2000 mm/năm.
Mùa mưa lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 8 đến tháng 10, phân bố tương đối đều
giữa các khu vực
4. Mạng lưới thủy văn
Quận 9 có hệ thống sông rạch khá chằng chịt, gồm các hệ thống chính sau:
- Sông Đồng Nai: đây là con sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, bắt đầu từ cao
nguyên Lâm Đồng đổ về biển Đông đi qua địa giới Quận 9 tới phường Long Phước. Đây
là con sông giúp đẩy mặn, cũng như là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn địa bàn Quận,
bao gồm cả nông nghiệp và sinh hoạt.
- Hệ thống Rạch Chiếc – Trao Trảo là hệ thống nối 2 con sông lớn, sông Sài Gòn và
sông Đồng Nai chảy qua huyện Thủ Đức cũ, nay nằm trên địa bàn Quận 9.
- Sông Tắc và hệ thống sông rạch phía Nam của Quận: sông Tắc là nhánh sông tách
dòng của sông Đồng Nai, nằm trong địa phận 2 phường Long Trường và Long Phước với
chiều dài 13km, rộng 150m. Đây là sông cung cấp nước ngọt cho 2 phường trên.
- Rạch Ông Nhiêu dài 12,5 km, rộng 80m, vào mùa khô con sông này là nơi dẫn mặn
xâm nhập vào nội đồng gây cản trở cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rạch Bà Cua – Ông Cày (nằm trên ranh giới của Quận 9 và Quận 2) dài 4,2km,
rộng 80m cung cấp nước cho các phường Phú Hữu, Long Trường và dẫn nước từ nội
đồng ra sông Đồng Nai. Về mùa khô các con rạch này chịu ảnh hưởng mặn 0,4%.
I.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.Tài nguyên đất:
Toàn Quận có tổng diện tích tự nhiên là 11.389,62 ha chiếm tỷ trọng 5,4% diện tích
toàn Thành Phố và bằng 81% diện tích khu vực nội thành. Xét theo hệ thống phân loại
Việt Nam thì đất Quận 9 thuộc 5 nhóm đất trong 9 nhóm đất của thành phố, bao gồm:
- Đất vàng đỏ và vàng xám: tập trung khu đồi Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng
Nhơn Phú A, Tân Phú, diện tích khoảng 1.576,52ha, chiếm 13,84% diện tích toàn Quận,
có tầng đất dày, nghèo các chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém.
- Đất xám: phân bổ ở vùng gò Ích Thạnh - phường Trường Thạnh, phường Long
Trường, một phần ấp Tây Hòa - phường Phước Long A, với diện tích 1.234,23ha, chiếm
10,92% diện tích toàn Quận. Đây là loại đất xám trên phù sa cổ nên có tầng đất dày, cơ
giới nhẹ, dễ thoát nước, nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ
thích nghi thì đất này phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền
móng tương đối ổn định.
- Đất phù sa: phân bổ ở phía Tây các phường Long Phước, Long Bình với diện tích
196,95 ha, chiếm 2,08% diện tích toàn Quận. Đất phù sa phân bố ở địa phương là loại đất
phù sa loang lổ đỏ vàng, gley, dưới có tầng sinh phèn. Đây là loại đất chua, trị số pH xấp
xỉ với đất phèn (3,2-3,7); cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca ++ và Mg++, Na+, riêng K+
rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số lý tưởng cho việc trồng lúa.
Trang 10
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
- Đất phèn: phân bổ ở các khu Trường Lưu, Phước Lai - phường Long Trường, Phú
Hữu, vùng bưng Long Thạnh Mỹ, phần lớn Long Phước với diện tích 6.451,94 ha chiếm
56,65% diện tích toàn Quận gồm hai nhóm phụ sau:
+ Đất phèn phát triển: có diện tích 307,73 ha. Đây là loại đất với đặc tính phèn
nhiều, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, jarosite xuất hiện nhỏ hơn 50cm.
+ Đất phèn tiềm tàng: có diện tích 6.144,21 ha. Đây là loại đất có mức độ
nhiễm phèn từ trung bình đến nhiều nhưng ở dạng tiềm tàng, do đã được canh tác lúa
nhiều năm nên lượng chất độc trong đất đã được giảm đáng kể. Đất này sản xuất lúa nước
vẫn có năng suất tương đối cao, do trong điều kiện được tướí nước và vào mùa mưa pH sẽ
tăng nhanh và các hàm lượng độc tố giảm nhanh.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 83,32ha, chiếm 0,88% diện tích toàn Quận,
phân bố ở khu vực phía bắc phường Long Bình. Đất được hình thành là hậu quả của một
quá trình xói mòn, rửa trôi rất mãnh liệt trong một thời gian dài. Đất sói mòn trơ sỏi đá
không có khả năng sản xuất, có thể sử dụng cho việc khai thác làm vật liệu xây dựng.
Đồng thời có thể trồng và bảo vệ rừng nhằm khôi phục hệ sinh thái tự nhiên hoặc đưa vào
sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp.
2.Tài nguyên nước:
* Tài nguyên nước mặt
Diện tích đất có mặt nước của Quận chiếm đến 16,86% tổng diện tích tự nhiên của
Quận, với 1.920,97 ha. Trên địa bàn Quận có con sông Đồng Nai là con sông lớn nhất và
là nguồn nước chính cung cấp cho Thành Phố với diện tích lưu vực khoảng 45000km 2,
hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước.
* Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển KT-XH Quận
và cả ở Thành Phố. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực
vùng gò và triền gò độ sâu từ 5-50m và có nơi từ 50-100m, đối với vùng đất phù sa và đất
phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước không đảm bảo; trữ lượng
khai thác ước tính 100-200m3/ngày.
Nhìn chung: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Quận khá dồi dào. Tuy
nhiên, hiện nay việc khai thác nước ngầm còn tùy tiện và thiếu quy hoạch nên Thành Phố
cần có biện pháp để hướng dẫn công tác khai thác nước ngầm. Việc sử dụng phải có quy
hoạch và có sự quản lý chặt chẽ sao cho hợp lý và có hiệu quả, đồng thời ngăn chặn việc
xả nước sản xuất và sinh hoạt trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nguồn nước.
3.Tài nguyên về cảnh quan phục vụ du lịch:
Do đặc điểm phân dị về địa hình, cùng với hệ thống sông rạch phát triển, tạo nên
nhiều phong cảnh đẹp, có thể tái tạo thành các khu vui chơi tham quan du lịch quy mô
lớn, đủ sức phục vụ cho nhu cầu của dân cư thành phố và các vùng lân cận: khu đồi gò độ
cao 32m, diện tích rộng 1.000 ha có thể bố trí khu thể thao, vui chơi, kết hợp khôi phục lại
những công trình lịch sử. Bên cạnh đó, Quận còn có vùng đồng bằng ven các hệ thống
sông rạch diện tích 6.500 ha có nhiều cảnh quan thiên nhiên về sông nước cây cảnh. Đặc
biệt có hai cù lao trên sông Đồng Nai: cù lao Long Phước, cù lao Bà Sang là những vùng
Trang 11
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
đất phù sa màu mỡ có thể trồng các loại cây ăn trái đặc trưng cho vùng Nam Bộ kết hợp
với du lịch sông nước…
Trên địa bàn đã có một số tài nguyên cảnh quan được cải tạo trở thành các khu vui
chơi giải trí rất thu hút khách du lịch, như khu du lịch Suối Tiên, Vườn Cò…
I.2.2 Thực trạng kinh tế - xã hội:
I.2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế:
Quận 9 là một quận mới được thành lập năm 1997, nằm trong hành lang công
nghiệp TP.Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai, Quận có tốc độ tăng trưởng kinh
tế lớn, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế của Quận.
Theo thống kê năm 2007, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của Quận đạt 9.476,887
tỷ đồng. Trong đó:
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 65,04%.
- Nông nghiệp chiếm 0,59%.
- Thương mại dịch vụ chiếm 34,37% .
Hiện nay, nền kinh tế của Quận đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển, đời
sống các khu dân cư không ngừng được tăng lên. Song cho đến nay nguồn tài nguyên đất
đai của Quận vẫn chưa được khai thác hết cho mục tiêu phát triển KT-XH. Thế mạnh
trong cơ cấu kinh tế của Quận là công nghiệp, nên cần phải có quy hoạch sử dụng đất cụ
thể nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và
sức khỏe của nhân dân.
Bảng I.2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận
(Tính theo giá cố định 1994)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
Nông nghiệp
2004
2005
2006
2007
70,69
65,36
67,07
54,54
56,23
CN-TTCN
3.208,25
3.977,85
4.913,40
5.326,60
6.164,50
TM - DV
1.097,65
1.484,20
1.939,68
2.869,56
3.256,15
(Nguồn phòng thống kê quận 9)
Trang 12
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
1. Công nghiệp – TTCN:
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chú trọng đầu tư vốn thay
đổi công nghệ, máy móc, nâng cao chất lượng, đổi mới trong công tác quản lý, tiếp cận
thị trường, nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo
Quận đã góp phần làm tăng giá trị sản lượng CN - TTCN toàn Quận.
Bảng I.3. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận
(Tính theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Hạng Mục
2003
2004
2005
2006
2007
1. Doanh nghiệp nhà nước
2. Hợp tác xã
3. Công ty cổ phần
4. Công ty TNHH - DNTN
5. Hộ cá thể
6. Có vốn đầu tư nước ngoài
991.187
10.083
72.368
481.448
89.821
1.563.34
0
1.328.177
6.962
95.222
599.535
102.342
1.845.613
1.451.814
2.935
106.694
698.839
158.060
2.495.060
1.605.890
3.090
150.708
773.440
167.890
2.625.490
1.754.530
3.595
160.755
850.630
190.890
3.204.100
Tổng cộng
3.208.24
7
3.977.851
4.913.402
5.326.603
6.164.500
(Nguồn phòng thống kê quận 9)
Tổng sản lượng CN – TTCN năm 2007 đạt : 6.164.500 tỷ đồng (tính theo giá cố định
năm 1994). Giá trị tổng sản lượng ngành với cùng kì tăng 6,74%.
Nhìn chung, tình hình sản xuất CN-TTCN trong những năm qua ổn định và có chiều
hướng phát triển tốt, bình quân hàng năm tăng 14,2%. Tăng nhanh nhất ở khu vực công ty
cổ phần, TNHH và doanh nghiệp tư nhân nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp có
kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, nắm bắt được thị trường tiêu thụ, chủ động cải tiến kĩ
thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh. Khối cá thể, HTX tăng nhưng thấp do quản lí điều
hành chưa chuyên nghiệp, chưa thích ứng với điều kiện mới. Hơn nữa việc di dời các
doanh nghiệp gây ô nhiễm cũng gây ảnh hưởng lớn đến giá trị chung của ngành.
2. Thương mại - dịch vụ:
Số lượng các cơ sở kinh doanh trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể, họat
động dịch vụ đa dạng không ngừng nâng cao cung cách phục vụ và tiếp thị. Bên cạnh đó,
Quận còn nhanh chóng triển khai quy hoạch ngành Thương mại - dịch vụ, quy hoạch
mạng lưới chợ, tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán ổn định. Doanh thu năm 2007 là
3.256,155 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm 15-18%.
Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận trong những năm qua đang được
đầu tư và có xu hướng phát triển khá, hòa nhập, thích ứng với cơ chế thị trường. Một số
Trang 13
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
tồn tại cần được giải quyết để đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ là:
- Cần tạo ra mặt hàng truyền thống, khai thác thị trường.
- Xây dựng một chợ đầu mối cấp Quận buôn bán hàng hoá.
- Lao động trong ngành thương mại cần được đào tạo thêm .
- Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, cần đầu tư thêm về vốn và kinh nghiệm kinh
doanh.
3. Sản xuất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận trong những năm qua có chiều hướng
luôn giảm, do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Quận thời gian qua diễn ra nhanh chóng. Tuy
nhiên, Quận đang tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các hộ dân
cải tạo vườn tạp, lập vườn mới, tránh bỏ hoang, đến nay toàn Quận đã có 1.042 ha vườn
mới lập.
Tổng sản lượng nông nghiệp thực hiện trong năm 2007 đạt 56,232 tỷ đồng. Trong
đó: trồng trọt chiếm gần 70% tổng giá trị toàn ngành; chăn nuôi chiếm 30%.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các
ngành kinh tế chủ yếu, hiện có xu thế giảm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Tuy nhiên,
sản phẩm của ngành nông nghiệp đã góp phần để ổn định đời sống của một bộ phận dân
cư trong Quận.
So với các Quận mới thành lập, Quận 9 có quỹ đất nông nghiệp khá lớn, điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, nguồn nước của sông Đồng Nai với
mạng lưới kênh phân bố rộng khắp các cánh đồng, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Tuy nhiên
có thể nói sản xuất nông nghiệp của Quận 9 chưa được phát triển so với tiềm năng, cơ cấu
cây trồng chủ yếu vẫn là cây lúa, năng suất lại không cao và hiện đang gặp nhiều cản trở
trong việc tiếp cận với các mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ngoài ra, vấn đề sang
nhượng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép (đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng đất
từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), góp thêm phần gia tăng hoang hoá đất nông
nghiệp.
Để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng và vật nuôi là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc chuyển đổi còn chậm và người dân
còn lúng túng giữa việc chuyển đổi từ các cây ngắn ngày sang cây dài ngày. Khó khăn
chung của ngành nông nghiệp hiện nay là giá cả biến động, không dự báo được nhất là
sản phẩm chăn nuôi thường ảnh hưởng bởi nạn dịch.
I.2.2.2 Thực trạng xã hội - Cơ sở hạ tầng:
1. Dân số - Thu nhập bình quân:
Theo thống kê đến tháng 12/2007, toàn Quận có 218.434 nhân khẩu với khoảng
40.330 hộ. Mật độ dân số toàn Quận là 1.917 người/km 2, mật độ dân số như vậy tương
đối thấp so với toàn Thành phố nói chung (3.067 người/km 2) và so với khu vực các quận
đô thị hoá nói riêng.
Trang 14
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
Dân số phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các phường đô thị hóa như Phước
Bình (18.862 người/km2), Hiệp Phú (10.231 người/km2), Phước Long A (7.325
người/km2), Tăng Nhơn Phú A (6.827 người/km 2)… Ở các vùng còn lại dân cư thưa hơn,
đặc biệt là ở các vùng bưng có mật độ dân số rất thấp như: Long Phước (313 người/km 2),
Phú Hữu (529 người/km2)…
Bảng I.4. Hiện trạng dân số theo đơn vị hành chính đến cuối năm 2007
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Phường
Tân Phú
Phú Hữu
Phước Long A
Phước Long B
Long Phước
Long Thạnh Mỹ
Long Bình
Long Trường
Phước Bình
Hiệp Phú
Tăng Nhơn Phú A
Tăng Nhơn Phú B
Trường Thạnh
TỔNG CỘNG
Diện tích
(km2)
4,4511
11,8800
2,3653
5,8755
24,4400
12,0567
17,6270
12,6636
0,9832
2,2461
4,1898
5,2829
9,8491
113,8962
Dân số
Dân số bình quân
(người)
(người/km2)
17.138
3.850
6.280
529
17.328
7.325
30.350
5.165
7.649
313
17.418
1.444
19.996
1.135
7.478
591
18.546
18.862
22.981
10.231
28.606
6.827
15.476
2.929
9.179
931
218.434
1.917
(Theo phòng thống kê Quận 9)
Đời sống người dân trong vùng đã được cải thiện rất nhiều so với những năm trước
đây do người dân đã chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, TM-DV,
đồng thời sản xuất nông nghiệp cũng đang dần chuyển hướng sang nông nghiệp sạch kết
hợp với du lịch sinh thái. Đây là một dấu hiệu rất khả quan trên con đường đô thị hóa của
Quận. Các cơ sở phục vụ đời sống tinh thần của người dân đang từng bước được xây
dựng và hoàn thiện.
Thu nhập bình quân hiện nay là 17,58 triệu đồng/người/năm, so với thu nhập của
thành phố (18,64 triệu đồng/người/năm) là ở mức trung bình. Không có phường nào trong
Quận thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, trên địa bàn Quận vẫn còn một số hộ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn cần được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương.
2. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật:
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn Quận chưa phát triển, toàn Quận có 367,6km
đường các loại. Trong đó:
- Đường thuộc cấp Trung Ương quản lý (xa lộ Hà Nội) chiều dài đi qua Quận
17,6km, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng cao.
Trang 15
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
- Đường cấp Thành phố quản lý (Lê Văn Việt, Nguyễn Xiễn, Nguyễn Duy Trinh,
Hoàng Hữu Nam, Đỗ Xuân Hợp, Lã Xuân Oai...) có chiều dài 35,7km, mặt đường rộng
8m đã xuống cấp.
- Các tuyến đường do Quận quản lý có chiều dài 314,3 km, trong đó đường nhựa
50,14km; mặt đường có chiều rộng từ 5 – 6m, chất lượng nhựa xấu, đường cấp phối
84km; đường đất (kể cả đường mòn) dài 180,16km, mặt đường rộng từ 4 – 5m. Trong các
năm qua, Quận đã kết hợp với các phường nâng cấp, sửa chữa và làm mới các con đường
như đường 18 phường Phước Bình, đường liên ấp phường Hiệp Phú và phường Tăng
Nhơn Phú B, đường Long Thuận phường Long Phước…
Tính đến nay, mạng lưới giao thông của Quận tuy đã được Quận quan tâm chú ý đầu
tư kết hợp đóng góp của nhân dân, nhưng do nguồn vốn eo hẹp nên nhìn chung chất
lượng đường giao thông của Quận chưa cao, chỉ đã đáp ứng được tương đối nhu cầu đi lại
của nhân dân, mật độ đường toàn Quận đạt 0,42 km/km 2, còn rất thấp so với tiêu chuẩn
đường của đô thị (2 km/km2). Các tuyến đường thường xuyên bị ngập khi trời mưa do
không có hệ thống thoát nước; các tuyến đường: Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp… thường
xuyên bị kẹt xe do độ rộng đường không đảm bảo cho lưu lượng xe cộ lưu thông…
Về giao thông đường thuỷ: Với lợi thế Quận có 18 km sông Đồng Nai chảy qua,
ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch với tổng chiều dài 51 km, vừa phục vụ giao thông
đường thuỷ vừa là hệ thống tiêu thoát nước. Trên hệ thống sông rạch này đã hình thành
các bến phát triển tự phát theo yêu cầu giao lưu hàng hoá, chủ yếu là nguyên vật liệu xây
dựng (cát, đá, gạch, ngói, gốm sứ...) vận chuyển đến các tỉnh miền Tây và các khu vực lân
cận.
b. Hệ thống lưới điện
Do Quận 9 được hình thành từ huyện Thủ Đức nên hệ thống cấp điện của Quận chịu
sự chi phối trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống cấp điện chung thuộc địa bàn quận
Thủ Đức. Nguồn điện Quận 9 được cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố và trực
tiếp nhận điện từ trạm biến áp chính. Lưới điện của Quận gồm có 3 cấp:
- Lưới truyền tải (cao thế) gồm có 2 tuyến:
+ Tuyến 220KV đi qua địa bàn Quận một đoạn khoảng 3,4km (tuyến 220KV Đa
Nhim - Thủ Đức).
+ Tuyến 110KV: hiện có 2 tuyến 110KV (Thủ Đức - Biên Hòa) đi qua địa bàn Quận
9 khoảng 11km; tuyến Thủ Đức đi trạm xa lộ, rẽ nhánh về nhà máy xi măng Sao Mai, Cát
Lái qua Quận 9 khoảng 7,5km.
- Lưới điện trung thế: tổng chiều dài lưới 110KV trung thế phân phối trên địa bàn
Quận 9 khoảng 127,5km. Mạng lưới điện trung thế 15KV đã khép kín trong 13 phường.
- Lưới điện hạ thế: tổng chiều dài là 151,75km, hiện có 403 trạm hạ thế với tổng
dung lượng là 85.703KW.
Mặc dầu trạm hạ thế và đường dây hạ thế đã được đầu tư hàng loạt nhưng do dân cư
phát triển không theo quy hoạch nên mạng lưới hạ thế chưa đảm bảo an toàn.
c. Hệ thống cấp nước
Trang 16
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
Hệ thống cấp nước của Quận khá phát triển, với hai nguồn chủ yếu là nước máy và
nước ngầm. Nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức công suất 650.000
m3/ngày đêm, tuy nhiên chủ yếu cung cấp cho các khu dân cư các phường Tân Phú, Hiệp
Phú, Long Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B.
Còn lại các phường khác đa số người dân sử dụng nước ngầm được cung cấp bởi các trạm
xử lý nước do Trung tâm nước của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ
Chí Minh quản lý.
Toàn Quận chưa có hệ thống thoát nước đô thị cũng như chưa có hệ thống thu và xử
lý nước thải. Một số phường có khu dân cư tập trung thì có tuyến thoát nước cục bộ, phần
còn lại thoát nước tự nhiên theo sông rạch.
d. Hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của Quận trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn
thông trong những năm qua đã có những bước phát triển. Số hộ có máy điện thoại ngày
càng tăng cao, mạng lưới đưa thư được mở rộng, đã có xe chuyên dùng.
Mạng lưới truyền thanh, phát hành báo chí cũng phát triển khá nhanh trong thời gian
qua, tạo nên cuộc sống tinh thần khá phong phú cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ
nhỏ người dân còn chưa được tiếp cận nhiều với những sự phát triển này do ở những vùng
khó khăn ở xa trung tâm.
3. Cơ sở hạ tầng xã hội:
a. Giáo dục:
Về cơ bản, cơ sở trường lớp và giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho con
em của nhân dân trong Quận. Hệ thống trường lớp rất được quan tâm đầu tư xây dựng,
chất lượng đào tạo cũng từng bước được nâng cao nên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp
năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ trẻ đúng tuổi vào lớp 1 và lớp 6 đạt 100%. Đến nay toàn
Quận đã hoàn thành công tác phổ cập tiểu học và 13/13 phường được công nhận phổ cập
Trung học Cơ sở và đang thực hiện kế hoạch phổ cập Trung học Phổ thông, việc thực
hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp (công lập, dân lập) đã được thực
hiện ở mô hình các trường cấp III. Tuy nhiên, so với các Quận nội thành khác thì mặt
bằng học vấn của Quận 9 vẫn còn chênh lệch rất lớn.
Bảng I.5. Hiện trạng về trường lớp trên địa bàn Quận 9
STT
Cấp học,
bậc học
Số trường
(trường)
Số cơ sở
(cơ sở)
Số phòng
(phòng)
1.
Mầm non
14
28
192
5,0632
6.319
2.
Tiểu học
15
31
334
13,9372
12.629
3.
THCS
11
11
245
12,6257
10.589
4.
THPT
3
3
90
8,9934
4.434
Tổng cộng
43
73
851
40,6195
33.134
Trang 17
DT khuôn
viên (ha)
Số học
sinh
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Nguyễn Đình Bảo
(Theo phòng thống kê quận 9)
Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có 1 trường đại học, 2 học viện, 2 trường cao đẳng
và 4 trường trung cấp, 1 trung tâm dạy nghề và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
b. Y tế
Trên địa bàn Quận có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế của Quận và 13 trạm y tế trên 13
phường và có thêm 35 phòng khám tư nhân với 395 cán bộ y tế (trong đó có 110 bác sĩ,
nha sĩ; 97 dược sĩ) . Nhìn chung, công tác khám chữa bệnh trong Quận đã được bảo đảm,
trong vòng 5 năm qua, trung bình mỗi năm khám chữa bệnh cho 337.555 lượt người.
Quận đang tiếp tục xây dựng củng cố Trung tâm Y tế, các Trạm Y tế nhằm đạt được theo
quy chuẩn của Bộ Y tế.
c. Văn hóa - Thể dục thể thao
Do đời sống được cải thiện nên các hộ đều có tivi nên điều kiện cập nhật, tiếp cận
thông tin của người dân rất dễ dàng, các nhà văn hóa ở các phường đang được xây dựng.
Tuy nhiên, ở phường vùng bưng như Long Phước, Long Thạnh Mỹ người dân ít tiếp cận
với thông tin trên báo chí nên kiến thức có phần bị hạn chế.
d. Vệ sinh môi trường
Môi trường trên địa bàn Quận cần được quan tâm: Rác thải trên sông rạch cần được
nạo vét, khai thông dòng chảy nhằm tránh gây ngập úng trong mùa mưa. Đặc biệt cần chú
ý đến nước thải công nghiệp trên địa bàn Quận được thải ra từ khu công nghiệp Bắc Thủ
Đức, công ty dệt Phước Long, Phong Phú, bột giặt Viso và hàng loạt các cơ sở sản xuất
gạch ngói bằng phương pháp thủ công được thải thẳng ra môi trường, chưa có hệ thống
lọc xử lý. Khói bụi công nghiệp cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị. Rác
thải từ các cơ sở sản xuất lớn đã được thu gom phân loại chuyển đến bãi rác thành phố,
các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công chưa được quản lý chặt chẽ, còn tình trạng xả rác bừa bãi
xung quanh khu vực.
Các phường đã có bô rác công cộng. Các khu dân cư tập trung đã có bộ phận thu
gom rác hàng ngày tương đối vệ sinh; một bộ phận dân cư còn tự xử lý như đào hố chôn,
đổ xuống sông rạch đã gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
I.3.Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
I.3.1 Nội dung nghiên cứu:
- Một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan đến quá trình đầu tư sử dụng
đất trên địa bàn quận 9 như:
+ Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất
+ Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
+ Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
+ Công tác thống kê kiểm kê đất đai
+ Công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo trong việc quản lý và sử dụng đất
+ Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Trang 18