Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản nuôi tại trại Tuấn Hà xã Bình Xuyên huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương và áp dụng quy trình phòng trị. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.71 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT
\

Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI
TẠI TRẠI TUẤN HÀ XÃ BÌNH XUYÊN, HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƢƠNG VÀ ÁP DỤNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------


NGUYỄN THỊ TUYẾT
\

Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI
TẠI TRẠI TUẤN HÀ XÃ BÌNH XUYÊN, HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƢƠNG VÀ ÁP DỤNG QUY TRÌNH PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
K45 - CNTY - N02
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017
PGS.TS. Đặng Xuân Bình

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp ngoài cố gắng nỗ lực của bản
thân, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của cá nhân và tập thể. Nhân
dịp cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân tới:
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa chăn nuôi thú y cùng
các thầy cô đã giảng dạy, truyền tải kiến thức khoa học cho em trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Trang trại lợn nái sinh sản Tuấn Hà thôn Dinh Như, xã Bình Xuyên,
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em để em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đặng
Xuân Bình – là người hướng dẫn trực tiếp, tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, ủng hộ em suốt
quãng thời gian em học tập tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và để
em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập, bản thân em không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô để khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết

năm 2017


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 3 năm gần đây ............................ 7

Bảng 2.2: Các tiêu chí chẩn đoán phân biệt viêm tử cung .............................. 25
Bảng 4.1. Lịch sử dụng vắc xin trong trang trại ............................................. 40
Bảng 4.3: Tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái sinh sản ............................................ 45
Bảng 4.4. Tỷ lệ và mức độ viêm tử cung theo lứa đẻ ..................................... 47
Bảng 4.5. Tỷ lệ và mức độ viêm tử cung ở lợn nái theo tháng

trong

năm 2016 ......................................................................................... 48
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp can thiệp bằng tay đối với tình trạng
viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ ......................................................... 49
Bảng 4.7. Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ................................................ 50
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ................................................ 51
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phác đồ điều trị đến khả năng động dục trở lại của
lợn nái sau điều trị........................................................................... 52
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phác đồ điều trị đến tỷ lệ thụ thai của lợn sau điều
trị ..................................................................................................... 52


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP:

Thu nhập bình quân theo đầu người

FSH:

Follicle Stimulating hoocmôn


LH:

Luteing hoocmôn

LA:

Tác dụng kéo dài

VTC:

Viêm tử cung

NXB:

Nhà xuất bản

Cs:

Cộng sự


iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iv

Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất của trại Tuấn Hà xã Bình Xuyên, huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương ............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất ....................................................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất .......................................................... 7
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề ................................................ 9
2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 9
2.2.2 Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái ........................................ 10
2.2.3 Chu kỳ tính ............................................................................................. 11
2.2.4. Sinh lý quá trình sinh đẻ........................................................................ 14
2.2.5. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. ................................................................ 18
2.2.6 Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên lợn .................................................. 23
2.2.7 Điều trị.................................................................................................... 26
2.2.8 Hai loại thuốc kháng sinh sử dụng điều trị bênh viêm tử cung ............. 26
Vetrimoxin LA ................................................................................................ 26
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 27
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 27


v

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 28
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 30
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30

3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................... 30
3.4.1 các chỉ tiêu theo dõi................................................................................ 30
3.4.2 Phương pháp theo dõi ............................................................................ 30
3.5. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 31
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 32
4.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất ............................................................ 32
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 32
4.3. Tình trạng viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ ................................................ 45
4.4. Tỷ lệ và mức độ mắc viêm tử cung ở lợn nái theo lứa đẻ........................ 47
4.5. Tỷ lệ và mức độ viêm tử cung ở lợn nái theo tháng trong năm 2016 ..................48
4.6. Ảnh hưởng của biện pháp can thiệp bằng tay đối với tình trạng viêm tử
cung ở lợn nái sau đẻ ....................................................................................... 49
4.8. Kết quả điều trị ......................................................................................... 50
4.9. Ảnh hưởng của phác đồ điều trị đến khả năng động dục trở lại của lợn nái
sau điều trị ....................................................................................................... 51
4.10. Ảnh hưởng của phác đồ điều trị đến tỷ lệ thụ thai của lợn sau điều trị ....... 52
Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, chăn nuôi lợn nước ta đã có bước phát triển như: tổng đàn

tăng, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất, chất lượng cao…chăn nuôi theo hộ
gia đình ngày càng giảm, thay vào đó là các trang trại có quy mô nhỏ và vừa
ngày càng tăng…
Cùng với xu thế phát triển kinh tế, xã hội, đất nước theo hướng giao
lưu, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp như giao đất, giao rừng,
khuyến khích nông dân làm kinh tế từ đó các mô hình kinh tế ở vườn, ao,
chuồng đang dần phát triển mạnh tại các vùng nông thôn và các vùng miền
trên cả nước nhờ vậy mà nông nghiệp tại các vùng miền trên đất nước đã và
đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã chiếm một vị
trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần thúc đẩy GDP
đất nước đi lên, cung cấp thực phẩm nguyên liệu cho các ngành công nghệ
thực phẩm,thực phẩm người tiêu dùng, cung cấp nguồn giống cho chăn nuôi
và giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động trong xã hội.
Hải Dương nói chung và huyện Bình Giang nói riêng có những điều
kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi, có nhiều trang trại được đầu tư
quy mô lớn. Nhờ vào chăn nuôi lợn mà nhiều hộ gia đình trong huyện đã có
cuộc sống phát triển và vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn đặc biệt là
chăn nuôi lợn nái sinh sản, trong nhiều năm qua dịch bệnh vẫn là yếu tố gây


2

hại đáng kể cho ngành kinh tế này. Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm thường
gặp gây hại cho lợn nái thường gặp như: Tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, còn
phải kể đến những bệnh sinh sản khác đặc biệt là bệnh viêm tử cung trên lợn
nái sinh sản, hậu quả của nó thường dẫn đến việc kéo dài thời gian động dục,
giảm số lượng con sinh ra, giảm khối lượng lợn con cai sữa. Nếu không điều

trị kịp thời có thể kế phát viêm vú, mất sữa, nặng có thể dẫn đển rối loạn sinh
sản, chậm sinh, vô sinh và chết hàng loạt.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đồng thời bổ sung thêm tư liệu về lĩnh
vực sinh sản của giống lợn nái tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản nuôi tại trại Tuấn
Hà xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và áp dụng quy
trình phòng trị”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm tử cung ở lợn sinh sản (nái
ngoại) nuôi tại xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Xác định hiệu lực của một số loại kháng sinh sử dụng trong việc phòng
và trị bệnh viêm tử cung cho lợn.
Thông qua việc xác định tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh
sản và hiệu lực điều trị của hai loại thuốc trên, để khuyến cáo người chăn nuôi
về biện pháp phòng trị bệnh viêm tử cung.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất của trại Tuấn Hà xã Bình Xuyên,
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất
- Vị trí địa lý:
Bình Giang là một trong 10 huyện thuộc tỉnh Hải Dương.
Bình Giang nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, diện tích tự
nhiên là 104,7 km2. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện
Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và
Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên

Bốn mặt huyện Bình Giang đều có sông: sông Kẻ Sặt ở phía Bắc, sông
Đình Hào ở phía Đông, sông Cửu An ở phía Tây, sông Cầu Lâm, Cầu Cốc ở
phía Nam. Trong đó sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan,
qua cầu Lực Điền, cầu của đường 39A, nối quốc lộ 5A với thành phố Hưng
Yên, tiếp cận với huyện Bình Giang tại vị trí sát làng Tranh Ngoài, xã Thúc
Kháng. Đến đây sông có nhánh chạy dọc theo phía Tây huyện, gọi là sông
Cửu An, một nhánh chạy dọc phía Bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt, thông với
sông Thái Bình, qua Âu Thuyền, thành phố Hải Dương.
- Kinh tế:
Bình Giang là một huyện chủ yếu là công nghiệp, đang phát triển mạnh
dịch vụ, thương mại.
Năm 2006 tổng GDP huyện đạt 1200 tỷ đồng, trong đó: nông nghiệp
(8,06%), công nghiệp (60,88%), tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại
dịch vụ (31,06%).
Bình Giang đang được phát triển thành một đô thị phía tây tỉnh Hải Dương.


Khóa luận đầy đủ ở file: khóa luận full

















×