Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.25 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI XÃ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2014 – 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI XÃ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2014 – 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: K45- ĐCMT-N01

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 - 2017


Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập đi đôi với học hành, lí thuyết gắn liền với
thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình
học tập của mỗi sinh viên, nhằm tổng hợp củng cố lại những kiến thức đã học để áp
dụng vào thực tiễn, phát huy tính sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng
nhu cầu cần thiết của xã hội.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên em được về thực tập tại UBND
xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Đến nay luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành và thời gian thực tập tốt nghiệp
cũng kết thúc.
Để có được như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài
nguyên, các thầy cô giáo bộ môn, cùng các thầy cô giáo trong khoa đã quan tâm
giúp đỡ em trong thời gian học tập và rèn luyện trong trường. Đặc biệt, em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy đã tận tình, ân cần chỉ
bảo,hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Tiên Phong đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè những người luôn bên
em động viên giúp đỡ em trong toàn khóa học.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản luận văn của em
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng

góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo và bạn bè để bản luận văn của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thu Trang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong năm 2016 ............................ 29
Bảng 4.2: Kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong từ năm
2014 - 2016 .................................................................................31
Bảng 4.3: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong từ năm
2014 - 2016 .......................................................................................... 32
Bảng 4.4: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong từ năm
2014 - 2016 ............................................................................. 34
Bảng 4.5: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong từ năm 2014 - 2016 ... 35
Bảng 4.6: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về các hình thức chuyển quyền
sử dụng đất ........................................................................................... 37
Bảng 4.7: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về chuyển đổi quyền sử
dụng đất ......................................................................................39
Bảng 4.8: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ................................................................................................ 40
Bảng 4.9: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về cho thuê và cho thuê lại
quyền sử dụng đất ................................................................................. 42
Bảng 4.10: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về tặng cho quyền sử
dụng đất ......................................................................................43
Bảng 4.11: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về thừa kế quyền sử dụng đất ... 44

Bảng 4.12: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về thế chấp bằng giá trị
quyền sử dụng đất ................................................................................. 45
Bảng 4.13: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất ........................................................................................... 46


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu thị tỷ lệ các nhóm đất ........................................................ 30
Hình 4.2: Kết quả chuyển quyền sử dụng đất của xã Tiên Phong từ 2014- 2016 .... 36
Hình 4.3: Sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về các hình thức chuyển quyền
sử dụng đất ........................................................................................... 47


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH

: Kế hoạch

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình


QSD đất

: Quyền sử dụng đất

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

THCS

: Trung học cơ sở

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

SXPNN

: Sản xuất phi nông nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.............................................................................. 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................... 4
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................ 6
2.2. Khái quát về chuyển quyền sử dụng đất ........................................................ 7
2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất ................................................ 7
2.2.2. Một số quy định chung về chuyển quyền sử dụng đất ........................... 11
2.2.3. Những quy định về trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo cơ
chế một cửa tại xã, phường, thị trấn ................................................................ 14
2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đê tài ....................................................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến nghiên cứu ......................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 20
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20


vi


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tiên Phong................................ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tiên Phong .................................................. 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Tiên Phong .......................................... 25
4.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã
hội của xã Tiên Phong .................................................................................... 27
4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Tiên Phong ......................................................... 28
4.3. Đánh giá kết quả các hình thức chuyển QSD đất tại xã Tiên Phong ............. 30
4.3.1. Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất của xã Tiên Phong giai
đoạn 2014-2016 .............................................................................................. 30
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về các hình thức chuyển
quyền sử dụng đất .............................................................................................. 37
4.4.1. Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về chuyển quyền sử
dụng đất ......................................................................................................... 37
4.4.2. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về chuyển quyền sử
dụng đất ......................................................................................................... 47
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để nâng cao hiệu quả công
tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tiên Phong.................................. 48
4.5.1. Thuận lợi .............................................................................................. 48
4.5.2. Khó khăn .............................................................................................. 48
4.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử
dụng đất tại địa phương .................................................................................. 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 50
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của người sử
dụng đất. Trên thực tế, hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là một hoạt động diễn
ra từ xưa đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến
Luật Đất đai năm 1993 chuyển quyền sử dụng đất mới được quy định một cách có
hệ thống về các hình thức chuyển quyền, cũng như trình tự thủ tục thực hiện các
quyền đó. Theo Luật Đất đai 1993, người sử dụng đất có thể tham gia 5 hình thức
chuyển quyền sử dụng đất đó là: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và
thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện và sau 2 lần sửa đổi, bổ sung
vào năm 1998, 2001 hoạt động chuyển quyền sử dụng đất thu được những thành tự
đáng kể góp phần hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về đất đai, thúc đẩy nền
kinh tế Việt Nam phát triển. Khi Nhà nước chuyển hướng kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa làm cho nhu cầu về hàng hóa, xây dựng, đất đai để phục vụ
kinh tế ngày càng nhiều vì vậy để quản lý nhà nước được thuận lợi Luật Đất đai
2003 ra đời với 13 nội dung và chuyển quyền sử dụng đất là một trong những nội
dung quan trọng, các hình thức chuyển quyền sử dụng đất được hoàn thiện chặt chẽ
và bổ sung thêm 3 hình thức mới. Khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thì người sử
dụng đất được tham gia 8 hình thức chuyển quyền sử dụng đất: chuyển đổi; chuyển
nhượng; cho thuê, cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp; bảo lãnh; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất. Kinh tế ngày càng phát triển nhất là trong lĩnh vực đất đai diễn
ra ngày càng sôi động hơn và đa dạng mà Luật Đất đai 2003 vẫn còn nhiều điểm
không phù hợp. Chính vì vậy, Luật Đất đai 2013 ra đời nhằm khắc phục những tồn
tại của Luật Đất đai 2003. Về vấn đề chuyển quyền sử dụng đất của Luật Đất đai
2013 thì những nội dung chuyển quyền sử dụng đất vẫn được giữ nguyên nhưng chỉ
gộp 2 nội dung thế chấp và bảo lãnh thành một hình thức nên Luật Đất đai 2013
khi có hiệu lực người sử dụng đất chỉ còn 7 hình thức chuyển quyền sử dụng đất với

những thủ tục và quyền hạn khác nhau.
Tiên Phong là một xã của thị xã Phổ Yên. Trong những năm qua, hoạt động
chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn cũng đạt được một số kết quả nhất định,
song vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Do vậy để thấy


2

được những mặt tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói
chung và trong việc chuyển quyền sử dụng đất nói riêng, ta cần đánh giá một cách
khách quan những kết quả đạt được từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và
sử dụng đất đai một cách có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo TS .Vũ Thị Thanh Thủy, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác chuyển QSD đất tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 – 2016 nhằm đưa ra những thành tựu
đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác chuyển QSD đất tại địa bàn xã
Tiên Phong và đề xuất các phương hướng giải quyết các tồn tại đó.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất
trên địa bàn xã Tiên Phong để biết được những thuận lợi và khăn trong công tác
chuyển quyền sử dụng đất tại đây.
- Đánh giá được kết quả của từng hình thức chuyển quyền được thực hiện tại
địa phương giai đoạn 2014- 2016
- Điều tra sự hiểu biết của người dân xã Tiên Phong về chuyển QSD đất.

- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử
dụng đất
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức đã
học vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả chuyển QSD đất sẽ giúp
sinh viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó
có thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp theo.


Khóa luận đầy đủ ở file: khóa luận full
















×