Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư sản xuất VLXD Sao Việt Nhật Miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG THỊ THANH MINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
SAO VIỆT NHẬT MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG THỊ THANH MINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
SAO VIỆT NHẬT MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Quỳnh Nga



Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đặng Thị Thanh Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 4
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .......................................................... 5
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 10
1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH ........................................... 10
1.1.1. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh..................................................... 10
1.1.2. Khái niệm về Năng lực cạnh tranh ................................................ 12
1.2. ĐO LƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP ............ 15
1.3. CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ......................................................................... 19

1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh truyền thống................................................. 20
1.3.2. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp ................................................ 22
1.3.3. Lý thuyết năng lực động của doanh nghiệp................................... 24
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THEO
LÝ THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG ................................................................ 26
1.4.1. Năng lực Marketing ....................................................................... 29
1.4.2. Năng lực sáng tạo .......................................................................... 31
1.4.3. Định hƣớng kinh doanh ................................................................. 31
1.4.4. Định hƣớng học hỏi ....................................................................... 32
1.4.5. Danh tiếng Doanh nghiệp .............................................................. 33


1.4.6. Năng lực nhận thức ........................................................................ 34
1.4.7. Năng lực tiếp thu ........................................................................... 34
1.4.8. Năng lực thích nghi ....................................................................... 35
1.5. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH THEO LÝ THUYẾT NĂNG
LỰC ĐỘNG .................................................................................................... 35
1.5.1. Mô hình nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
Việt Nam” – Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2008 ............ 35
1.5.2. Mô hình “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của công ty
TNHH Siemens” – Huỳnh thị Thúy Hoa, 2009 ...................................... 37
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 40
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VLXD SAO
VIỆT NHẬT MIỀN TRUNG.......................................................................... 40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 40
2.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của công ty ............................ 40
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, thị trƣờng công ty......................................... 41
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty ..................................................... 45
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ................................ 47

2.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ ĐO LƢỜNG CÁC NHÂN TỐ ................. 49
2.2.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 49
2.2.2. Thang đo các nhân tố ..................................................................... 53
2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................... 56
2.3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 56
2.3.2. Kết quả nghiên cứu thăm đo .......................................................... 58
2.3.3. Thang đo chính thức của nghiên cứu............................................. 59
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ........................................... 62
2.4.1. Phƣơng pháp chọn mẫu và kích thƣớc mẫu .................................. 62
2.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo ................................................. 63


2.5. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ............. 64
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 71
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ........................................ 71
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ....................................... 72
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .. 72
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................. 74
3.3. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 77
3.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA) VÀ HỆ SỐ TIN CẬY TỔNG HỢP ....... 78
3.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT BẰNG SEM .................... 81
3.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức ....................................... 81
3.5.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................ 83
3.5.3. Kiểm định ƣớc lƣợng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap. ............. 84
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY CP
ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VLXD SAO VIỆT NHẬT MIỀN TRUNG ........... 86
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TY SJVC .............................. 86
4.1.1. Hàm ý chính sách cho việc nuôi dƣỡng phát triển năng lực sáng tạo
của công ty ............................................................................................... 86

4.1.2. Hàm ý chính sách cho việc duy trì phát triển định hƣớng kinh
doanh công ty ........................................................................................... 87
4.1.3. Hàm ý chính sách cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu .. 88
4.2. KẾT LUẬN .............................................................................................. 90
4.3. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 91
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
VLXD

Vật liệu xây dựng

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

NLCT


Năng lực cạnh tranh

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

KH

Khách hàng

EFA

Exploratory Factor Analysis

CFA

Confirmatory Factor Analysis

SEM

Structural Equation Modeling


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

1.1

Các yếu tạo nên lợi thế cạnh tranh

10

1.2

Chuỗi giá trị của Micheal E.Porter

11

1.3

Quá trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh

19

1.4

Mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh Michael Porter, 1980

20

1.5

Mô hình Kim cƣơng của M. Porter (1990, tr.78)


21

1.6

Tam giác năng lực cạnh tranh

22

1.7

1.8

Mô hình năng lực cạnh tranh động của Doanh nghiệp
Việt Nam
Mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH
Siemens

36

38

2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty SJVC

45

2.2

Mô hình nghiên cứu đề xuất


52

2.3

Quy trình nghiên cứu

57

3.1

Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh (Hiệu chỉnh từ mô hình
2.2)

78

3.2

Kết quả CFA mô hình đo lƣờng tới hạn lần 1 (chuẩn hóa)

79

3.3

Kết quả CFA mô hình đo lƣờng tới hạn lần 3 (chuẩn hóa)

80

3.4


Kết quả SEM (Chuẩn hóa)

82


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1
1.2

Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
Một số nghiên cứu về nguồn lực động ảnh hƣởng đến
NLCT

Trang
17
27

2.1

Đặc điểm sản phẩm Ngói màu Việt Nhật - SJVC

42

2.2


Tổng hợp ngói phụ kiện

43

2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh công ty SJVC 3 năm
2013-2014-2015 (ĐVT: triệu đồng)

48

2.4

Các giả thuyết nghiên cứu

52

2.5

Nguồn gốc các nhân tố

53

2.6

Chi tiết các thang đo đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi

64

3.1


Phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập và biến
phụ thuộc

72

3.2

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 4

76

3.3

Các giả thuyết nghiên cứu theo mô hình hiệu chỉnh

78

3.4

Kết quả độ tin cậy của các thang đo

81

3.5

3.6
3.7

Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái

niệm trong mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa)
Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong
mô hình nghiên cứu
Kết quả ƣớc lƣợng Bootstrap so với ƣớc lƣợng ML

83

84
85


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cùng với xu hƣớng toàn
cầu hóa mạnh mẽ đã làm thay đổi đáng kể môi trƣờng cạnh tranh và đem đến
cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Thách thức lớn
nhất mà các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt là mức độ cạnh tranh trên
thị trƣờng ngày càng gây gắt hơn. Việc phát hiện và nâng cao năng lực cạnh
tranh là nền tảng và là chìa khóa giúp các doanh nghiệp tồn tại và đạt đƣợc
thành công. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xác
định đƣợc các nguồn lực ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó nuôi
dƣỡng và phát triển các nguồn lực đó nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
cho mình, để có thể thích nghi với môi trƣờng thay đổi nhanh chóng và giúp
Doanh nghiệp đứng vững trƣớc sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh.
Là Doanh nghiệp còn non trẻ trong lĩnh vực sản xuất Vật Việt Xây dựng
tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất
VLXD Sao Việt Nhật Miền Trung đã đặt ra cho mình câu hỏi làm sao để tồn
tại và phát triển trong tƣơng lai? Mặc dù, có những lợi thế riêng khi tham gia

vào thi trƣờng nhƣng nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho công ty SJVC là phải nhận
diện và nuôi dƣỡng các nguồn lực mà mình đang có và biến nó thật sự trở
thành những nguồn lực riêng biệt làm nền tảng để xây dựng năng lực cạnh
tranh và phục vụ cho mục đích kinh doanh và phát triển bền vững của công ty
trong tƣơng lai.
Trên thế giới, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đã trở thành khu vực
nghiên cứu sôi động, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị chiến lƣợc, nhiều học giả
bắt đầu dành sự quan tâm vấn đề năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. Tại
Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,


2
hiện tại có một vài nghiên cứu tiêu biểu nhƣ nghiên cứu “Năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung
bộ” của Võ Thị Quỳnh Nga (2014), nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh động
của doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị
Mai Trang (2008), “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công
ty TNHH Siemens Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hoa (2009),
nghiên cứu của Bùi Quang Tuyển (2015) “Nhận diện năng lực động của tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel”.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư sản xuất
VLXD Sao Việt Nhật Miền Trung” nhằm giúp Công ty nhận diễn rõ ràng
nguồn gốc về các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh của mình, từ đó
giành đƣợc lợi thế cạnh tranh bền vững trong tƣơng lai, giúp công ty đứng
vững trên thị trƣờng nội địa, từng bƣớc xâm nhập thị trƣờng quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu và nắm bắt các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lƣợng cạnh tranh
của Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật miền

Trung (SJVC), từ đó định hƣớng và đƣa ra hàm ý giải pháp nhằm nuôi dƣỡng
và phát triển các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh nhằm đem lại lợi thế
cạnh tranh bền vững cho công ty trên thị trƣờng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Xác định các nhân tố, xây dựng thang đo lƣợng hóa cho các nhân tố
cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mô hình năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật
miền Trung.


3
- Khảo sát thực tế, đo lƣờng và đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố
đến đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất VLXD Sao
Việt Nhật Miền Trung.
- Đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm nuôi dƣỡng và phát triển các
nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất vật
liệu xây dựng Sao Việt Nhật miền Trung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong suốt quá trình phát triển, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
đƣợc thực hiện trên 3 cấp độ: cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp doanh
nghiệp. Trong nghiên cứu này năng lực cạnh tranh được xem xét dưới cấp độ
doanh nghiệp, cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu vào Năng lực cạnh tranh và
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan, sách báo, tạp chí
và các nguồn thông tin thứ cấp hỗ trợ cho nghiên cứu. Khách khàng, nhân
viên và một số cán bộ lãnh đạo của công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất vật liệu
xây dựng Sao Việt Nhật miền Trung là đối tƣợng chính trong khảo sát thực tế
để thu thập dữ liệu sơ cấp của nghiên cứu này.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần
đầu tƣ sản xuất vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật miền Trung.
- Phạm vi không gian: Giới hạn tại thị trừơng Miền Trung và Tây
Nguyên, thị trƣờng chính của công ty cổ phẩn đầu tƣ sản xuất vật liệu xây
dựng Sao Việt Nhật miền Trung
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tiến hành từ 15/12/2015 đến
30/6/2016 hàm ý chính sách đƣợc đƣa ra cho công ty SJVC trong năm 2017.


4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu gồm hai bƣớc chính:
+ Phƣơng pháp định tính: tiếp cận các mô hình, nghiên cứu đi trƣớc
nhằm đƣa ra định hƣớng nghiên cứu cho đề tài kết hợp kỹ thuật thảo luận
nhóm với lãnh đạo công ty nhằm khám phá các nhân tố ảnh hƣởng đến năng
lực cạnh tranh động của công ty SJVC và phát triển những thang đo những
nhân tố này.
+ Phƣơng pháp định lƣợng: đƣợc thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế
mẫu nghiên cứu thu thập thông tin từ mẫu quan sát, phân tích dữ liệu bằng
phần mềm SPSS20 và AMOS 20 nhằm khẳng định các nhân tố và độ tin cậy
của thang đo của các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
Cổ phần đầu tƣ sản xuất VLXD Sao Việt Nhật Miền Trung, kiểm định độ
phù hợp mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đƣợc thiết kế và đề xuất
trong nghiên cứu định tính.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu xem xét đến mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp với các nhân tố tác động lên nó. Các mối quan hệ này mô tả
đƣợc nền tảng của năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do đó, các
doanh nghiệp, đặc biệt là công ty Cổ phần đầu tƣ sản xuất VLXD Sao Việt

Nhật Miền Trung có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để đƣa ra những giải
pháp nhằm gia tăng và củng cố vị thế của mình so với đối thủ và giành thắng
lợi trong bối thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gây gắt.
Nghiên cứu là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết khoa học và số liệu
điều tra, phân tích thực tế, nên có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên Chuyên ngành Quản trị kinh
doanh và những ngƣời muốn nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh tại các
doanh nghiệp, tổ chức.


5
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài:
* Nghiên cứu Ajitabh Ambastha & K. Momaya (2004)
Nghiên cứu xem xét các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh, bằng cách
phân loại nó thành ba cấp độ và chỉ rõ tầm quan trọng của các cấp độ doanh
nghiệp. Trọng tâm của nghiên cứu là xem xét lý thuyết ở cấp công ty và
nghiên cứu các khuôn khổ liên quan cạnh tranh và các mô hình. Nghiên cứu
đƣợc phân loại xa hơn dựa vào mô hình Tài sản - Quy trình - Hiệu suất
(APP). Tiêu chí chính và các nguồn lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
đƣợc tổng hợp và mô tả đồ họa nhƣ nghĩa rộng của năng lực cạnh tranh. Một
ma trận mẫu có thể giúp chọn các khuôn khổ và các mô hình đƣợc thể hiện.
Tiện ích của các khuôn khổ APP nhƣ một công cụ để tích hợp cạnh tranh và
chiến lƣợc.
* Nghiên cứu của Roger Flanangan, Carol Fewell, Stenfan Ericsson &
Patrick Henricsson (2005)
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành xây dựng
Vƣơng quốc Anh với các nƣớc nhƣ Thụy Điển, Phần Lan và để xác định
những điểm mạnh và điểm yếu của ngành xây dựng trong nƣớc ảnh hƣởng
đến khả năng cạnh tranh bền vững. Nghiên cứu đã trả lời cho bốn câu hỏi

quan trọng:
(1). Các yếu tố ảnh hƣởng nào ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh của ngành
xây dựng?
(2). Làm thế nào cạnh tranh quốc gia có thể đƣợc đo lƣờng cho ngành
xây dựng?
(3). Làm thế nào để cạnh tranh của các bậc ngành xây dựng Anh khi so
sánh với các nƣớc khác?


6
(4). Làm thế nào các ngành xây dựng tại Anh, Thụy Điển và Phần Lan
có thể duy trì khả năng cạnh tranh?
Nhóm nghiên cứu đã thu thập đƣợc một số lƣợng lớn các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh từ việc thảo luận nhóm tập trung, các cuộc phỏng
vấn và nghiên cứu tài liệu. Sự khác biệt tiềm năng trong tầm quan trọng giữa
các yếu tố đã đƣợc thừa nhận. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên các doanh
nghiệp trong toàn bộ chuỗi giá trị (các nhà cung cấp vật liệu, thiết kế, tƣ vấn
kỹ thuật và nhà thầu) và cả các DNVVN và các doanh nghiệp lớn hơn. Dữ
liệu đƣợc thu thập từ bảng câu hỏi và các nguồn đƣợc công bố và các cuộc
phỏng vấn có cấu trúc.
* Nghiên cứu Ambrosini, V.Bowmam, C. & Collier (2009)
Nghiên cứu này mở rộng các khái niệm về năng lực động. Dựa trên
nghiên cứu trƣớc đó, nghiên cứu này cho rằng có ba cấp độ của năng lực động
có liên quan đến nhận thức quản lý trong môi trƣờng biến động. Ở cấp độ đầu
tiên, sự gia tăng năng lực động: khả năng này liên quan đến việc cải tiến liên
tục của nguồn lực của doanh nghiệp. Cấp độ thứ hai, sự hồi phụ năng lực
động, điều này nghĩa là làm mới, thích nghi và tăng thêm các tài nguyên. Hai
mức độ này đƣợc hiểu nhƣ những gì đƣợc trình bày trong các lý thuyết về
năng lực động. Ở cấp độ thứ ba là sự tái tạo năng lực động, tức là những gì
ảnh hƣởng hoặc không ảnh hƣởng đến nguồn lực của doanh. Cấp độ này nhƣ

là một ví dụ minh họa và kết luận rằng sự tái tạo năng lực động có thể đến từ
bên trong công ty hoặc nhập công ty từ bên ngoài, thông qua những thay đổi
trong lãnh đạo hoặc sự can thiệp những thay đổi bên ngoài các tổ chức.
6.2. Nghiên cứu trong nƣớc:
* Nghiên cứu của Võ Thị Quỳnh Nga (2014)
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa
bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại các


7
doanh nghiệp may trong phạm vi vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, với
các tiếp cận trên góc độ doanh nghiệp. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên phạm
vi rộng vừa có tính bao quát vừa có tính cụ thể đặc biệt có sự so sánh tham
chiếu. Nghiên cứu xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may và làm rõ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung. Từ đó, xác định trạng thái năng lực cạnh tranh hiện
tại cả các doanh nghiệp trong vùng và so sánh với các doanh nghiệp may
ngoài vùng.
* Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008)
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Việt Nam”
đƣợc thực hiện nhằm mục đích khám phá ra các yêu tố vô hình có khả năng
tạo ra năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh và đƣa ra các kiến nghị nuôi dƣỡng và phát triển nguồn năng lực
động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu
đƣợc kiểm định với kích thƣớc mẫu n = 323 doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh thông qua kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Thứ nhất, năng lực Marketing tác động cùng chiều vào kết quả kinh
doanh và năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Năng lực sáng tạo lại có tác

động cùng chiều với kết quả kinh doanh.
+ Thứ hai, định hƣớng kinh doanh tác động vào năng lực sáng tạo,
năng lực Marketing, định hƣớng học hỏi và kỳ vọng cơ hội WTO của Doanh
nghiệp.
+ Thứ ba, định hƣớng học hỏi tác động cùng chiều vào năng lực
Marketing của Doanh nghiệp, từ đó làm tăng năng lực sáng tạo và kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp.


8
+ Thứ tƣ, kỳ vọng cơ hội WTO tác động cùng chiều với định hƣớng học
hỏi và năng lực Marketing, đồng nghĩa với việc nó tác động gián tiếp và kết
quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
* Nghiên cứu Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009)
Luận văn “Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty
TNHH Siemens Việt Nam” đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng với
kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính. Tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy
tuyến tính ban đầu gồm 5 nhân tố: Năng lực Marketing, định hƣớng kinh
doanh năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng danh nghiệp
có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghệp.
Từ kết quả phân tích khám phá, mô hình ban đầu đƣợc điều chỉnh lại
gồm sáu nhân tố: Định hƣớng kinh doanh, năng lực đáp ứng khách hàng, năng
lực tổ chức dịch vụ, định hƣớng trong cạnh tranh, năng lực phản ứng đối thủ
cạnh tranh, năng lực tiếp cận khách hàng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy
có 5 nhân tố có ý nghĩa thống kê, trong đó các nhân tố: Năng lực đáp ứng
khách hàng, định hƣớng kinh doanh, năng lực tổ chức dịch vụ là ba nhân tố
ảnh hƣởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, và hai
nhân tố còn lại là: định hƣớng trong cạnh tranh và năng lực tiếp cận khách
hàng với cƣờng độ thấp hơn.
* Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyển (2015)

Nghiên cứu “Nhận diện năng lực động của tập đoàn viễn thông quân đội
Viettel” đƣợc thực hiện năm 2015 bằng phƣơng pháp định tính. Đối chiếu với
khung lý thuyết khoa học với thực tiễn phát triển của Viettel tác giả nhận diện
các năng lực động của tập đoàn Viettel. Kết quả chỉ 6 nhóm nhân tố cấu thành
nên năng lực động của Viettel, bao gồm: Năng lực Marketing, năng lực thích
nghi, năng lực sáng tạo và đổi mới, danh tiếng và thƣơng hiệu của doanh
nghiệp, định hƣớng kinh doanh, định hƣớng học hỏi.


9
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh động
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết luận và hàm ý giải pháp cho Công ty CP Đầu tƣ Sản xuất
VLXD Sao Việt Nhật Miền Trung


10
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh
Một doanh nghiệp đƣợc xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận
của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Và doanh nghiệp có một lợi thế
cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời
gian dài.

Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất luợng, sự cải
tiến và sự đáp ứng khách hàng.

(Nguồn: Micheal E.Porter,1985)

Hình 1.1: Các yếu tạo nên lợi thế cạnh tranh
Mỗi yếu tố đều có sự ảnh huởng dến việc tạo ra sự khác biệt. Bốn yếu tố
này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn thông qua việc hạ thấp chi phí
hay tạo sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có
thể làm tốt hơn đối thủ và có lợi thế cạnh tranh.


11
Theo Porter, Doanh nghiệp có đƣợc lợi thế cạnh tranh nếu có thể tạo ra
giá trị vuợt trội cho khách hàng. Giá trị này là mức ngƣời mua sẵn sàng
thanh toán và một giá trị cao hơn xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán các
tiện ích tƣơng đƣơng với một mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, hoặc cung
cấp những tiện ích độc đáo khiến ngƣời mua vẫn hài lòng với mức giá cao
hơn bình thƣờng. Rõ ràng ta thấy nguồn gốc của lợi thế canh tranh là giá trị,
vậy giá trị đƣợc tạo ra từ đâu?

(Nguồn: Micheal E.Porter,1985, trang 76)

Hình 1.2: Chuỗi giá trị của Micheal E.Porter
Theo Micheal, mỗi doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động bao gồm các
hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ, mỗi hoạt động đầu tham gia vào quy
trình chuyển hóa yếu tố đầu vào thành đầu ra và tạo ra một giá trị cho khách
hàng. Mỗi hoạt động đƣợc thực hiện đều tiêu hao một lƣợng chi phí nhất định.
Từ Hình 1.2, ta có thể dễ dàng thấy rằng tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra
đƣợc đo bằng diện tích hình ABCGD, giá trị doanh nghiệp tạo ra đƣợc xác

định bằng số tiền mà khách hàng sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm và dịch
vụ mà doanh nghiệp cung cấp, đó chính là phần diện tích hình ABFHE, lợi
nhuận doanh nghiệp nhận đƣợc chính là phần chênh lệch giữa ABFHE với
ABCGD đƣợc biểu thị bởi diện tích DGCHFE.


12
Vậy, sẽ có hai cách để doanh nghiệp có đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị
trƣờng. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ cố gắng tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách
hàng bằng cách tạo ra những tiện ích độc đáo nhờ vào sự khác biệt hóa. Khi
đó khách hàng chấp nhận trả một giá cao hơn và vƣợt trội so với chi phí tăng
thêm. Tức là đƣờng EFH và CGD đều dịch sang phải nhƣng tốc độ dịch
chuyển của EHF cao hơn CGD và phần diện tích DGCHFE tăng lên. Thứ hai,
doanh nghiệp có thể cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mình để hạ thấp chi phí. Khi đó đƣờng CGD sẽ dịch chuyển sang trái nên
dịch tích phần chênh lệch (diện tích hình DGCHFE) cũng tăng lên. (Bùi Thị
Thanh, TS. Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, tr 37 – 38)
1.1.2. Khái niệm về Năng lực cạnh tranh
Nhƣ đã đề cập trong phần đối tƣợng nghiên cứu, Năng lực cạnh tranh
trong đề tài đƣợc xem xét dƣới cấp độ doanh nghiệp. Do đó, những khái niệm
đƣợc trình bày trong đề tài này là khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Năng cạnh tranh đƣợc đề cập lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1980. Tuy
nhiên, đến nay khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc hiểu theo một
cách thống nhất, một số quan niệm về năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập tới
nhƣ sau:
(1) Theo Sách trắng về cạnh tranh của Anh (1994) “Một công ty có
năng lực cạnh tranh nếu nó sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng cao hơn và chi phí thấp hơn các đối thủ trong và ngoài nước”
(2) Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế trích dẫn khái niệm năng lực

cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thƣơng mại (1997), theo đó,
năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh
nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan điểm về năng lực cạnh
tranh trên mang tính chất định tính, khó có thể định luợng.


13
(3) “Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với sự hoạt động mang lại lợi
nhuận dài hạn của một công ty và khả năng của nó trong việc đảm bảo thu
nhập cho người lao động và mang lại một khoản sinh lời cao hơn cho những
chủ DN”- (Báo cáo về hoạt động thƣơng mại ở hải ngoại của một số chi
nhánh của Loyds, 1985, trích trong Flanagan và cộng sự, 2005, tr. 20).
(4) Năng lực cạnh tranh của DN có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là “khả
năng của DN trong việc thiết kế, sản xuất và Marketing các sản phẩm vượt
trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh, xét cả về khía cạnh giá cả lẫn các
khía cạnh phi giá”- (D’Cruz 1992, trích trong Ambastha & Momaya, 2004,
tr. 47).
(5) Theo Uỷ ban Cộng đồng châu Âu, năng lực cạnh tranh của DN có
thể được hiểu là khả năng của nó trong việc đương đầu với cạnh tranh để
đảm bảo một mức thu nhập tương đối cho các yếu tố đầu vào và một mức
việc làm tương đối cao trên một nền tảng bền vững. (EU, 1994, trích trong
Flanagan và cộng sự, 2005, tr. 20)
(6) Năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng cơ bản trong việc
nhận thức được những thay đổi từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong và
khả năng thích nghi với những thay đổi đó và tạo lợi nhuận dài hạn cho công
ty” (Chikan, 2001, trích trong Dr. Nicolae Bibu và cộng sự, 2008 tr.2)
(7) “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty đứng vững trong
kinh doanh và đạt được những kết quả mong đợi trên khía cạnh lợi nhuận,
giá, tỷ suất sinh lời hay chất lượng sản phẩm và có năng lực trong việc khai
thác các thị trường hiện tại và tạo ra thị trường mới” – (Asian Development

Outlook, 2003, tr. 219).
(8) “Năng lực cạnh tranh của DN thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy
trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của DN nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt được các


14
mục tiêu của DN trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế” (Vũ
Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn và cộng sự, 2006, tr. 24)
(9) Theo tác giả Lê Ðăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp đuợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho
doanh nghiệp trong môi truờng cạnh tranh trong nuớc và ngoài nuớc”.(Đặng
Đức Thành, Đoàn Duy Khƣơng, Lê Đăng Doanh, 2010, trg 28)
Từ các quan điểm về năng lực cạnh tranh ở trên cho thấy đƣợc rằng:
+ Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa nghĩa
Các khái niệm đƣợc phân theo hai hƣớng cụ thể, hƣớng thứ nhất cho
rằng năng lực cạnh tranh là các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động của
DN nhƣ thiết kế tốt, chất lƣợng đảm bảo, chi phí thấp…Trong khi đó, quan
điểm thứ hai cho rằng biểu hiện của năng lực cạnh tranh chính là ở kết quả
mà DN có đƣợc từ lợi thế cạnh tranh: tăng trƣởng lợi nhuận, thị phần, hiệu
quả sử dụng vốn…
+ Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa trị
Do cách quan niệm khác nhau nên năng lực cạnh tranh cũng có nhiều
cách đo lƣờng, tức là có nhiều chỉ báo cho năng lực cạnh tranh. Có khi năng
lực cạnh tranh đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu nhƣ thị phần, lợi nhuận.
Trong trƣờng hợp khác, nó đƣợc đánh giá thông qua năng suất, giá sản
phẩm, chi phí sản xuất… (Võ Thị Quỳnh Nga, 2014, trg 2).
+ Năng lực cạnh tranh là một khái niệm có tính phụ thuộc
Các khái niệm về năng lực cạnh tranh đƣợc đƣa ra dƣới nhiều góc nhìn

khác nhau có thể là từ Doanh nghiệp, ngƣời lao động hoặc thậm chí năng lực
cạnh tranh đôi khi đề cập dƣới góc nhìn của Khách hàng. Do đó, nghĩa của
khái niệm phụ thuộc vào những đối tƣợng liên quan. (Võ Thị Quỳnh Nga,
2014, trg 2)


15
+ Năng lực cạnh tranh là một khái niệm có tính tương đối.
Việc đo lƣờng năng lực cạnh tranh đều có tính tƣơng đối. Một DN có thể
đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh cao hơn khi so sánh với một tập hợp các
DN trong một phạm vi không gian nào đó nhƣng lại thấp hơn khi so trong
một phạm vi không gian khác. Vì vậy, khi đánh giá năng lực cạnh tranh, một
trong những vấn đề quan trọng nhất là xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá
cũng nhƣ phạm vi không gian và thời gian. (Võ Thị Quỳnh Nga, 2014, trg 3)
+ Năng lực cạnh tranh là một khái niệm có tính động
Ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh có nhiều nhân tố: các nhân tố vĩ mô,
các nhân tố vi mô; các nhân tố bên trong DN, các nhân tố bên ngoài DN…
Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh thay đổi theo thời gian và
không gian. Sự tác động của những nhân tố này sẽ khác nhau qua những giai
đoạn khác nhau, ở các nƣớc khác nhau và trong phạm vi toàn cầu thì sự ảnh
hƣởng đó lại càng thay đổi. (Võ Thị Quỳnh Nga, 2014, trg 3)
Trong đề tài này, khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc
hiểu là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng các lợi thế cạnh tranh của mình
để đương đầu với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu của Doanh
nghiệp.
1.2. ĐO LƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
Các quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đƣợc phân chia làm 3
nhóm. Nhóm thứ nhất đi theo quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa
trên hiệu quả hoạt động (Performance). Theo nhóm nghiên cứu này, năng lực
cạnh tranh của một DN thể hiện ở những chỉ báo về hiệu quả hoạt động.

Nhóm nghiên cứu thứ hai lại có quan điểm cho rằng một DN có năng lực
cạnh tranh cao khi nắm trong tay các tài sản/nguồn lực (Asset) dồi dào. Nhóm
thứ ba lại cho rằng các quá trình (Process) khai thác nguồn lực mới là chỉ báo
tốt cho năng lực cạnh tranh. (Võ Thị Quỳnh Nga, 2014, trg 10)


16
Mặc dù tồn tại 3 quan điểm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh. Tuy
nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đi theo trƣờng phái tích hợp cả ba quan điểm.
Xét trên khía cạnh đánh giá năng lực cạnh tranh, quan điểm nghiên cứu năng
lực cạnh tranh dựa trên hiệu quả hoạt động (Performance) vẫn có nhiều ƣu
điểm nhƣ:
+ Phản ánh năng lực cạnh tranh một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất.
Nhìn chung, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với sự thành công của DN mà sự
thành công đó, một cách đơn giản, đƣợc hiểu là việc đạt đƣợc các mục tiêu
của DN. Vì vậy, các đánh giá về hiệu quả hoạt động, dù phần nhiều mang tính
bề mặt và hƣớng về quá khứ nhiều hơn, vẫn đƣợc sử dụng phổ biến.
+ Phần lớn các chỉ tiêu đánh giá có giá trị rõ ràng, đo lƣờng dễ dàng và
mang tính khách quan.
+ Dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá cũng không quá khó thu thập
Nhƣ đã trình bày ở trên, tồn tại ba quan điểm nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh. Tuy nhiên, quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa trên
hiệu quả hoạt động có những ƣu điểm. Do đó, để đo lường năng lực cạnh
tranh của công ty SJVC trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đo lường năng lực
cạnh tranh dựa trên những biểu hiện trực tiếp nhất của năng lực cạnh tranh.
Nói cách khác, dựa trên những gì công ty đạt được được trong quá trình cạnh
tranh (theo quan điểm hiệu quả hoạt động).
Hơn nữa, năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa trị nhƣ đã đề cập
trong phần 1.1.2, tức là năng lực cạnh tranh đƣợc biểu hiện trên nhiều khía
cạnh, yếu tố khác nhau. Do đó, việc đo lƣờng nó không thể sử dụng một chỉ

tiêu (biến đo lƣờng) mà nên đƣợc đo lƣờng trên nhiều chỉ tiêu để có thể đạt
đƣợc tính bao quát và hệ thống.
Kế thừa từ nghiên cứu có trƣớc, cụ thể trong nghiên cứu này tác giả kế
thừa thang đo về kết quả năng cạnh tranh từ nghiên cứu của Võ Thị Quỳnh


×