Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN PHƢƠNG

\

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN Ở CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng- Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN PHƢƠNG

\

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC
LẬP DỰ TOÁN Ở CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH



Ðà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................. 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN TRONG CÁC DN ............... 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN TỔNG THỂ TRONG DN ...................... 10
1.1.1 Khái niệm về dự toán ..................................................................... 10
1.1.2 Phân loại dự toán ............................................................................ 10
1.1.3. Tầm quan trọng của lập dự toán tổng thể DN ............................... 12
1.1.4. Nội dung dự toán tổng thể DN ...................................................... 15
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC LẬP DỰ TOÁN ................ 28
1.2.1. Qui mô DN .................................................................................... 28
1.2.2. Thời gian hoạt động của DN ......................................................... 29
1.2.3. Cạnh tranh ..................................................................................... 29
1.2.4. Phân cấp quản lý trong DN ........................................................... 29
1.2.5. Công nghệ sản xuất ....................................................................... 30
1.2.6. Giáo dục ........................................................................................ 30
1.2.7. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................... 31
1.2.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lập dự toán ......................... 31

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 33


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 34
2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ
THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................... 34
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 34
2.1.2. Xây dựng giả thuyết ...................................................................... 34
2.1.3 Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 38
2.2. ĐO LƢỜNG NHÂN TỐ .......................................................................... 39
2.2.1 Mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ........................................... 40
2.2.2 Quy mô DN .................................................................................... 40
2.2.3. Thời gian hoạt động ...................................................................... 41
2.2.4. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................... 41
2.2.5. Cạnh tranh ..................................................................................... 41
2.2.6. Sự phân cấp quản lý ...................................................................... 42
2.2.7. Trình độ của nhân viên kế toán ..................................................... 42
2.2.8. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập dự toán .......... 42
2.2.9. Công nghệ sản xuất ....................................................................... 42
2.3. THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................. 43
2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ...................................................... 43
2.3.2. Thu thập dữ liệu ............................................................................ 43
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................ 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 50
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 51
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................... 51
3.1.1. Số lƣợng, quy mô DN ................................................................... 51
3.1.2. Phân bố DN theo ngành nghề, địa bàn .......................................... 52
3.1.3. Đóng góp của các DN ................................................................... 52



3.2. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÔNG CỤ LẬP DỰ TOÁN Ở CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ................................................... 53
3.2.1. Mức độ vận dụng công cụ lập dự toán theo quy mô của DN ....... 54
3.2.2. Mức độ vận dụng công cụ lập dự toán xét theo thời gian hoạt động
của DN..................................................................................................... 56
3.2.3. Mức độ vận dụng công cụ lập dự toán xét theo lĩnh vực hoạt động
................................................................................................................. 59
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC LẬP DỰ TOÁN ................ 62
3.3.1 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha....................................... 62
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................. 64
3.3.3 Phân tích tƣơng quan và hồi qui tuyến tính bội ............................. 66
3.3.4. Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết ................................... 73
3.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 73
3.4.1. Mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN trên địa bàn tỉnh
Gia Lai ..................................................................................................... 73
3.4.2. Các nhân tố tác động đến việc lập dự toán ................................... 74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 79
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................... 80
4.1. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 80
4.1.1. Kết luận ......................................................................................... 80
4.1.2. Hàm ý chính sách .......................................................................... 82
4.2. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG
PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .................................................................................... 83
4.2.1. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................. 83
4.2.2. Hạn chế và phƣơng hƣớng phát triển đề tài .................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KTQT

Kế toán quản trị

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

QLDN

Quản lý doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18

Tên bảng
Tóm lƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận
dụng công cụ lập dự toán
Mô hình nghiên cứu
Phân loại doanh nghiệp
Thống kê mẫu nghiên cứu
Kiểm định Levene theo quy mô
Mức độ vận dụng công cụ lập dự toán
Kiểm định Anova theo quy mô DN

Kết quả kiếm định sự khác biệt về vận dụng công
cụ lập dự toán theo số năm hoạt động
Trung bình giữa các yếu tố
Kiểm định Levene theo lĩnh vực hoạt động
Kiểm định Anova theo lĩnh vực hoạt động
Hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha của các nhân tố
Tổng hợp kết quả phân tích EFA lần 1
Tổng hợp kết quả phân tích EFA lần 2
Kết quả phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hƣởng
đến mức độ vận dụng công cụ lập dự toán
Ma trận tƣơng quan Pearson
Tóm tắt mô hình
ANOVAb
Kết quả hồi qui
Ma trận tƣơng quan Spearman giữa phần dƣ với
các biến độc lập
Kết quả kiểm định các giả thuyết

Trang
32
39
40
53
54
55
56
58
59
60
61

63
64
65
66
67
68
69
69
71
73


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
Hình 3.1
Hình 3.2

Tên bảng
Biểu đồ phân tán phần dƣ
Biểu đồ tần số Histogram

Trang
70
72


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã và đang đặt ra cho
các DN nói chung và DN tỉnh Gia Lai nói riêng nhiều cơ hội song cũng xuất
hiện nhiều khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới,
đòi hỏi các DN Gia Lai cần cải tiến, đổi mới phƣơng thức quản lý, sử dụng có
hiệu quả các công cụ quản trị, giúp cho nhà quản trị thực hiện chiến lƣợc kinh
doanh, mở rộng thị trƣờng phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững.
Kế toán nói chung và KTQT nói riêng là một trong những công cụ quan trọng
trong cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đƣa ra các quyết
định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN. Trong các chức năng
của quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng không thể thiếu đối với
mọi DN. Kế hoạch là xây dựng mục tiêu của DN và vạch ra các bƣớc thực
hiện để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Dự toán cũng là một loại kế hoạch nhằm
liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự
tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo.
Hiện nay, KTQT trong các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai chƣa đƣợc
thực hiện một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống. Bên cạnh đó, chƣa có một
nghiên cứu nào liên quan đến thực trạng vận dụng công cụ lập dự toán trong
các DN trên địa bàn tỉnh. Chính điều này đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ở các DN trên địa
bàn tỉnh Gia Lai”, từ đó giúp nhà quản trị trong việc đề ra các chính sách kế
toán thúc đẩy việc vận dụng công cụ này, nâng cao năng lực quản trị của DN
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hƣớng đến các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về dự toán tổng thể trong DN, các nhân


2


tố ảnh hƣởng đến việc lập dự toán trong các DN.
- Thứ hai, thông qua kết quả điều tra thực nghiệm, xác định mức độ áp
dụng công cụ lập dự toán ở các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Thứ ba, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lập dự toán ở các
DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai, qua đó đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp
góp phần thúc đẩy việc vận dụng công cụ lập dự toán trong các DN trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công cụ lập dự toán và các nhân tố ảnh hƣởng
đến việc vận dụng công cụ này trong các DN.
Phạm vi nghiên cứu: Các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
trên địa bàn tỉnh Gia Lai, không khảo sát các DN hoạt động ở các lĩnh vực
nhƣ: tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, các DN siêu nhỏ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định
lƣợng. Phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng
câu hỏi. Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu
thập thông tin đƣợc thu thập dựa trên phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp thông
qua bảng câu hỏi bằng giấy gửi đến đối tƣợng trả lời là kế toán của DN, thông
tin thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS16.0. Thang đo đƣợc sử dụng là
thang đo định danh và thang đo điểm Likert. Thang đo định danh dùng để
đánh giá về thông tin của DN. Thang đo điểm Likert dùng để đánh giá mức độ
sử dụng công cụ lập dự toán, các nhân tố ảnh hƣởng đến lập dự toán ở các
DN. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để so sánh mức độ vận dụng công cụ lập
dự toán cũng nhƣ mức độ hữu ích của công cụ lập dự toán. Kiểm định T-test
và ANOVA đƣợc sử dụng để kiểm định sự khác biệt trong việc vận dụng công
cụ lập dự toán của các nhóm đối tƣợng khác nhau. Mô hình hồi quy tuyến tính


3


bội đƣợc sử dụng để đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng
công cụ lập dự toán.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc sử dụng công
cụ dự toán trong các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đồng thời nghiên cứu này
sẽ đóng góp vào việc bổ sung những nhân tố ảnh hƣởng đến lập dự toán của
các DN trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hiện nay, đây là đóng góp quan trọng
vì chƣa có một nghiên cứu nào về việc đánh giá các nhân tố tác động đến việc
lập dự toán của các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Các nhà quản lý trong các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của công cụ lập dự toán nhƣ là phƣơng tiện để cải thiện
thành quả hoạt động và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Đồng
thời, kết quả của nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong việc
hoạch định chính sách bao gồm mức độ vận dụng công cụ lập dự toán trong
các DN trên địa bàn và các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng này để
UBND tỉnh, các tổ chức tài chính, các đối tƣợng quan tâm đến các DN trên
địa bàn có các quyết định chính sách trong tƣơng lai.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lập dự toán và các nhân tố ảnh hƣởng tới
việc lập dự toán trong các DN
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách


4


7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT:
Đã có một số nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị nói chung
trong các DN, trong đó công cụ lập dự toán nhƣ nghiên cứu của Joshi (2001)
ở 60 DN vừa và lớn ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ áp dụng các
công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện đại.
Công cụ liên quan đến việc lập dự toán theo cách truyền thống và hệ thống
đánh giá thành quả đƣợc áp dụng rộng rãi, trong khi đó các công cụ KTQT
hiện đại đƣợc áp dụng với tỷ lệ khá thấp và tỷ lệ áp dụng tăng lên khá chậm.
[33]
El-Ebaishi và cộng sự (2003) tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng
KTQT ở 121 DN vừa và lớn ở Saudi. 15 công cụ đƣợc đƣa vào khảo sát gồm
phân bổ chi phí bộ phận, phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí tiêu chuẩn,
dự toán sản xuất, dự toán vốn bằng tiền, dự toán doanh thu, dự toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí
sản xuất chung, dự toán vốn, chu kỳ sống sản phẩm, quản trị hàng tồn kho kịp
thời, tính giá dựa trên hoạt động và sử dụng công cụ dự toán hồi quy. Kết quả
khảo sát cho thấy các DN cho rằng các công cụ KTQT truyền thống đƣợc
xem là hữu dụng và quan trọng đối với DN, các công cụ KTQT hiện đại nhƣ
ABC chỉ đƣợc áp dụng trong một số DN. [22]
Wu và cộng sự (2007) tiến hành khảo sát ở 64 DN liên doanh và 115
DN nhà nƣớc ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy, các DN Trung Quốc chủ yếu
sử dụng các công cụ KTQT truyền thống. Cụ thể, các nhà quản trị DN nhà
nƣớc cho rằng họ sẽ tập trung vào các công cụ KTQT truyền thống, ngƣợc lại,
các nhà quản trị DN liên doanh có xu hƣớng sử dụng công cụ KTQT hiện đại.
[54]
Horngen và cộng sự (2008) trong nghiên cứu “tầm quan trọng của



5

KTQT chi phí”, đã đề cập đến việc lập dự toán tổng quát trong DN. Xuất phát
từ chiến lƣợc chung của DN kế toán quản trị sẽ lập dự toán tổng quát, sau đó
từ dự toán tổng quát sẽ lập các dự toán cụ thể, bao gồm: (1) Dự toán hoạt
động (Dự toán sản xuất, dự toán doanh thu, dự toán mua vào, dự toán giá vốn,
dự toán chi phí hoạt động, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh); (2) Dự toán
vốn; (3) Dự toán tài chính (Dự toán dòng tiền, dự toán bảng cân đối, dự toán
báo cáo lƣu chuyển tiền). Nghiên cứu cũng chỉ rõ dự toán có thể lập chung
cho các hoạt động hoặc dự toán riêng cho các bộ phận tùy thuộc vào nhà quản
trị DN. Bên cạnh việc xây dựng dự toán linh hoạt trong các DN sản xuất,
Horngen và các cộng sự còn đề cập đến dự toán linh hoạt và vai trò của dự
toán linh hoạt trong các DN dịch vụ. [31]
Catapan và cộng sự (2012) nghiên cứu việc áp dụng các công cụ KTQT
trong 14 DNVVN kinh doanh trong ngành vật liệu xây dựng ở miền Nam
Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 37,73% số công ty có đội ngũ kế
toán nội bộ, trong số đó 35,72% số công ty đƣợc khảo sát sử dụng công cụ lập
dự toán và 64,28% sử dụng công cụ lƣu chuyển tiền tệ. [16]
Kamilah Ahmad (2012) cũng tiến hành nghiên cứu “việc áp dụng trong
các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất ở Malaysia”. Kết quả nghiên cứu từ 160
DN cho thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với
các công cụ KTQT hiện đại. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, 4 nhân tố ảnh
hƣởng đến mức độ vận dụng KTQT ở DNVVN ở Malaysia gồm: quy mô DN,
mức cạnh tranh trên thị trƣờng, sƣ tham gia của nhà quản lý và công nghệ sản
xuất. [34]
Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), nghiên cứu “về mức độ vận dụng và các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN Việt Nam”, bao
gồm các nhân tố mang đặc tính của DN nhƣ hình thức sở hữu của DN, quy
mô DN, thời gian hoạt động, định hƣớng thị trƣờng, lĩnh vực hoạt động và



6

nhân tố ngữ cảnh nhƣ nhân tố cạnh tranh, phân cấp quản lý. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng các công cụ KTQT truyền thống đƣợc áp dụng nhiều hơn các công
cụ KTQT hiện đại, cụ thể là dự toán doanh thu, dự toán lợi nhuận, dự toán sản
xuất, tính giá theo phƣơng pháp toàn bộ có tỷ lệ áp dụng khá cao so với các
công cụ liên quan đến chức năng chiến lƣợc, đánh giá thành quả. [1]
Nguyễn Phú Giang (2013), nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán
quản trị chi phí trong các DN sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”,
cho rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của DN, cụ thể: (1) Đối với DN
thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với DN thép quy mô nhỏ nên lập
dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3) Đối với
DN có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp dụng
các mô hình dự toán: mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dƣới
lên và mô hình kết hợp. Tuy nhiên tác giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết
cho các đơn vị kể cả DN siêu nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuất phát
từ nhu cầu quản trị DN trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của DN. [3]
Các nghiên cứu về công cụ lập dự toán:
Bên cạnh các nghiên cứu về việc vận dụng công cụ kế toán quản trị,
cũng đã có những nghiên cứu chuyên biệt về công cụ lập dự toán. Moolchand
Raghunandan và cộng sự (2012) trong bài báo “Xem xét các khía cạnh hành
vi lập dự toán, chú trọng đặc biệt vào khu vực công/dự toán Dịch vụ”, nhóm
tác giả đã đƣa ra nhận định rằng: Lập dự toán là một khâu của kế toán quản
trị, chất lƣợng của dự toán không chỉ phụ thuộc vào phƣơng pháp lập dự toán
mà còn ảnh hƣởng bởi hành vi của những ngƣời lập dự toán. Việc lập dự toán
gắn liền với mục tiêu của DN, chính thức hóa các mục tiêu của DN. Quá trình
lập dự toán thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận với những thông
tin liên quan nhằm đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, có 3 mô hình
lập dự toán ngân sách: (1) mô hình lập dự toán từ trên xuống; (2) mô hình lập



7

dự toán từ dƣới lên; (3) mô hình thỏa thuận. Nhóm tác giả khẳng định việc lập
dự toán còn là kênh kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của từng
bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai lệch giữa thực tế và dự toán để
kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ để cập đến việc lập dự toán ở lĩnh vực
dịch vụ công mà chƣa đề cập đến các ngành sản xuất công nghiệp. Bên cạnh
đó bài báo đề cập đến dự toán tĩnh mà chƣa đề cập đến dự toán linh hoạt. [42]
Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012), “Hoàn thiện kế toán quản trị
chi phí vận tải tại các DN vận tải đƣờng sắt Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế”, đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan
trọng và cần thiết trong các DN vận tải đƣờng sắt. Theo đó mô hình lập dự
toán trong các DN này là mô hình từ dƣới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với
các loại dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí
nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý
DN. Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đƣờng
sắt hiện nay là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản
trị xác định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động đến nhƣ thế nào đến chi
phí cũng nhƣ đánh giá đƣợc kết quả hoạt động. [2]
Barrett, M. E. và cộng sự (1977) trong nghiên cứu về “vai trò tác động
của việc lập dự toán ngân sách cho các hoạt động”, cho thấy dự toán có thể là
những công cụ hữu ích để đánh giá hiệu suất của các nhà quản lý và nhân viên
thông qua kết quả của họ trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của dự toán. Nói
cách khác, dự toán có thể đƣợc xem là thƣớc đo đánh giá hiệu quả công việc
của các nhà quản lý và các nhân viên trong DN. [13]
Uyar, A. và cộng sự (2011) trong nghiên cứu “Vận dụng dự toán trong
ngành khách sạn Thổ Nhĩ Kỳ” cho thấy chức năng kiểm soát là một trong
những lý do chính của việc lập dự toán chứ không phải là mục đích khác. [50]

Trần Thị Thủy Vân (2015) trong nghiên cứu “vận dụng lập dự toán ở


8

Việt Nam” khảo sát thực hiện tại Đà nẵng cho thấy việc áp dụng các kế hoạch
dài hạn ở Việt Nam thấp hơn nhiều. Hiện nay, dự toán hoạt động và dự toán
tiền là dự toán thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong các DN đƣợc khảo sát.
Ngƣợc lại, dự toán đầu tƣ và dự toán linh hoạt dƣờng nhƣ ít sử dụng. Có lẽ,
lập dự toán trong các DN Việt Nam chủ yếu phục vụ vào hoạt động hàng ngày
nhiều hơn về chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn. Ngoài ra, các DN có xu hƣớng sử
dụng dự toán truyền thống hơn so với dự toán hiện đại. [51]
Lê Thị Quyên (2015) nghiên cứu “các nhân tố ảnh hƣởng đến việc việc
lập dự toán ở các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” bao gồm các nhân tố
mang đặc tính của DN nhƣ quy mô DN; lĩnh vực hoạt động; thời gian hoạt
động và nhân tố ngữ cảnh nhƣ nhân tố cạnh tranh; phân cấp quản lý; trình độ
nhân viên kế toán; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập dự toán.
Nghiên cứu cho thấy nhân tố cạnh tranh; phân cấp quản lý; trình độ nhân viên
kế toán; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập dự toán có tác động
mạnh đến việc vận dụng công cụ lập dự toán. Cụ thể, khi yếu tố cạnh tranh
càng cao các DN cần có nhiều thông tin để có thể ứng phó, trong đó các DN
có sử dụng thông tin dự toán nhƣ là nguồn thông tin đáng tin cậy để phục vụ
cho các mục đích quản trị khác nhau. Tƣơng tự, khi phân cấp quản lý càng
lớn, đòi hỏi việc kiểm soát quản lý phải đƣợc thực hiện tốt hơn; dự toán đƣợc
xem nhƣ công cụ giúp đo lƣờng trách nhiệm của các cấp quản trị khác nhau
trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi trình độ nhân viên kế toán càng cao sẽ
thúc đẩy việc vận dụng kế toán quản trị, do đó công cụ lập dự toán cũng sẽ
đƣợc sử dụng rộng rãi để cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Ngoài ra, việc
vận dụng công cụ lập dự toán cũng sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn khi
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin; nói cách khác, ứng dụng công

nghệ thông tin sẽ thúc đẩy việc lập và sử dụng công cụ dự toán trong doanh
nghiệp. [5]


9

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
vận dụng KTQT cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng về công cụ lập dự toán đã
đƣợc các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau từ tổng quát đến từng
lĩnh vực, từng phƣơng pháp vận dụng cụ thể. Qua phần tổng quan ở trên, ta
thấy rằng còn nhiều khoảng trống trong các nghiên cứu ở trong nƣớc và trên
thế giới. Trong nghiên cứu của tác giả Kamilah Ahmad (2012) đã đánh giá về
mức độ vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ vận dụng ở DN
nhỏ và vừa ở lĩnh vực sản xuất ở Malaysia, nhƣng chƣa đề cập đến lĩnh vực
khác nhƣ thƣơng mại, dịch vụ. Trong các nghiên cứu về dự toán ở trong nƣớc,
chỉ tập trung nghiên cứu tại một DN cụ thể, nội dung nghiên cứu chỉ mới khái
quát đƣợc nội dung và phƣơng pháp lập dự toán nhƣ một số đề xuất giải pháp
hoàn thiện cho chính đơn vị đó. Còn quá ít các nghiên cứu về các nhân tố tác
động hay kiềm hãm sự vận dụng công cụ lập dự toán ở Việt Nam nói chung
và trong một địa bàn cụ thể nói riêng, đặc biệt chƣa có một nghiên cứu nào về
công tác lập dự toán ở các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các nghiên cứu trƣớc
đây chỉ khảo sát từ các DN vừa và lớn, do đó kết quả của nghiên cứu không
khái quát đƣợc cho tất cả các DN, đặt biệt là cho các DN nhỏ. Trong nghiên
cứu KTQT của tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) đã đánh giá về công cụ dự
toán và các công cụ KTQT khác trong các DN vừa và lớn ở Việt Nam, không
tiến hành khảo sát ở các DN nhỏ. [1]; [34].


10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN TRONG CÁC DN
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN TỔNG THỂ TRONG DN
1.1.1 Khái niệm về dự toán
Theo Marginson và Ogden (2005), dự toán là một biểu thức định lƣợng
của một kế hoạch cho một thời gian xác định. Dự toán có thể bao gồm: doanh
số bán hàng theo kế hoạch và các khoản thu, số lƣợng tài nguyên, biến phí và
định phí, tài sản, công nợ và dòng tiền. Lập dự toán bị ảnh hƣởng bởi phong
cách quản lý của DN và có thể thay đổi đáng kể, nhƣng về mặt lý thuyết là
chung cho tất cả [40].
1.1.2 Phân loại dự toán
Tuỳ theo nhu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lý cũng nhƣ mục
đích phát triển của DN trong tƣơng lai, khi xây dựng dự toán các nhà quản trị
có thể lựa chọn các loại dự toán khác nhau. Căn cứ vào từng tiêu thức phân
loại cụ thể, dự toán có thể đƣợc phân thành các nhóm khác nhau:
a. Phân loại theo chức năng
Theo tiêu thức này thì dự toán gồm 2 loại: đó là dự toán hoạt động và
dự toán tài chính.
Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi hỏi
để đạt mục tiêu lợi nhuận. Dự toán tài chính là dự toán phản ánh tình hình tài
chính theo dự kiến và cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự
toán. Mỗi loại dự toán trên gồm nhiều dự toán bộ phận liên quan [7].
Trong một DN sản xuất, dự toán tổng thể thƣờng bao gồm những nội
dung sau:
- Dự toán hoạt động, bao gồm:
Dự toán sản xuất


11


Dự toán chi phí vật tƣ và cung ứng vật tƣ cho sản xuất
Dự toán chi phí nhân công rực tiếp
Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán giá vốn hàng bán
Dự toán chi phí bán hàng
Dự toán chi phí quản lý DN
Dự toán chi phí tài chính
- Dự toán tài chính, bao gồm:
Dự toán vốn (dự toán đầu tƣ)
Dự toán vốn bằng tiền
Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán
Bảng cân đối kế toán dự toán
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ dự toán
b. Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo cách phân loại này thì dự toán gồm 2 loại: dự toán tĩnh và dự toán
linh hoạt.
- Dự toán tĩnh: là dự toán đƣợc lập theo một mức độ hoạt động nhất
định. Dự toán tĩnh sẽ không bị điều chỉnh hay thay đổi kể từ khi đƣợc lập ra;
bất kể có sự thay đổi về doanh thu tiêu thụ, các điều kiện kinh doanh xảy ra
trong kỳ dự toán. Nhƣng trong thực tế, sự biến động của các yếu tố chủ quan
và khách quan thƣờng xuyên nhƣ: sự lên xuống của giá cả thị trƣờng, biến
động về sản lƣợng tiêu thụ, thay đổi các chính sách kinh tế…Do đó, dự toán
tĩnh thƣờng phù hợp với những DN sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, tình
hình sản xuất kinh doanh ổn định.
- Dự toán linh hoạt: là dự toán đƣợc lập với nhiều mức độ hoạt động
nhất định trong cùng một phạm vi hoạt động. Dự toán linh hoạt giúp nhà quản
trị thấy đƣợc sự biến động chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Do đó, nó



12

có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí thực tế của DN và
phù hợp với những DN sản xuất theo nhu cầu của thì trƣờng.
c. Phân loại theo thời gian
Bao gồm dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn:
- Dự toán ngắn hạn: là dự toán chủ đạo đƣợc lập trong một năm tài
chính hoặc dƣới 1 năm, và đƣợc chia thành từng kỳ ngắn hơn là từng quý,
tháng, từng tuần phù hợp với kỳ kế toán của DN nhằm thuận tiện cho việc
đánh giá giữa kết quả thực hiện và kế hoạch. Dự toán ngắn hạn thƣờng liên
quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhƣ: tiêu thụ, sản xuất,
bán hàng, thu, chi… Dự toán này thƣờng đƣợc lập hàng năm trƣớc khi kết
thúc niên độ kế toán nhằm hoạch định kế hoạch kinh doanh của DN trong
năm kế hoạch tiếp theo. Nhƣ vậy, để cung cấp thông tin đáng tin cậy cho việc
lập dự toán ở các kỳ tiếp theo đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn luôn đánh giá
đúng tình hình thực hiện dự toán.
- Dự toán dài hạn: còn đƣợc gọi là dự toán vốn hoặc dự toán đầu tƣ, dự
toán này liên quan đến tài sản cố định. Dự toán vốn là việc sắp xếp các nguồn
lực về tiền để thu đƣợc số lợi nhuận dự kiến trong tƣơng lai trung hoặc dài
hạn. Dự toán vốn liên quan đến việc ra quyết định đầu tƣ dài hạn nên cần phải
có một sự phân tích, thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tƣ một cách khoa
học [7].
1.1.3. Tầm quan trọng của lập dự toán tổng thể DN
a. Mục đích lập dự toán
Mục đích cơ bản của dự toán tổng thể DN là phục vụ cho việc hoạch
định và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Thông qua đó mà ngƣời quản lý đạt
đƣợc mục tiêu của các tổ chức kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận.
 Hoạch định
Dự toán ngân sách buộc ngƣời quản lý phải dự tính những gì sẽ xảy ra



13

trong tƣơng lai. Chẳng hạn nhƣ, thay vì chờ đợi việc bán hàng xảy ra, ngƣời
quản lý cần biết trƣớc vấn đề, giải quyết vấn đề trƣớc khi có những biến cố
xảy ra.
 Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch và đánh
giá việc thực hiện đó. Kiểm tra phụ thuộc vào kế hoạch, không có kế hoạch
thì không có cơ sở để so sánh kết quả và đánh giá việc thực hiện. Nếu không
có kiểm tra, dự toán ngân sách sẽ không phát huy hết tác dụng vốn có của nó.
Việc đánh giá các mục tiêu đề ra đƣợc cung cấp bởi báo cáo thực hiện. Báo
cáo thực hiện là tài liệu trình bày số liệu dự toán và kết quả thực hiện, so sánh
để thấy đƣợc sự thay đổi giữa thực hiện và dự toán. Nếu sự thay đổi đó lớn,
vƣợt quá mức cho phép, ngƣời quản lý sẽ điều tra nguyên nhân của sự thay
đổi, thấy đƣợc những hoạt động đúng đắn cần phải phát huy và những hoạt
động sai lầm cần loại bỏ.
Báo cáo thực hiện thông tin cho ngƣời quản lý thấy đƣợc những mặt
hoạt động không xảy ra theo kế hoạch. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp, sai
lầm nằm ngay trong dự toán, do dự toán không sát thực tế.
Tóm lại, so sánh kết quả thực hiện với dự toán ngân sách đƣợc xem là
kỹ thuật kiểm soát trong quản lý. Ngƣời quản lý không chỉ biết dự tính cái gì
mà còn phải biết những dự tính đó đƣợc hoàn thành nhƣ thế nào. Nếu kết quả
xảy ra không theo dự tính, ngƣời quản lý phải có những biện pháp để điều
chỉnh hoạt động ngày càng tốt hơn.
b. Vai trò
Dự toán là cơ sở định hƣớng và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh cũng
nhƣ phối hợp các chƣơng trình hành động ở các bộ phận, là cơ sở để kiểm tra
kiểm soát các nội dung chi phí cũng nhƣ nhiệm vụ từng bộ phận. Thực hiện
chức năng này, KTQT phải tổ chức việc thu thập các thông tin cần thiết để lập



14

dự toán bao gồm thông tin về tổ chức, về định mức, về chi phí tiêu chuẩn, các
thông tin kế toán tài chính, thống kê cũng nhƣ kỹ thuật tính toán, ƣớc tính
phục vụ cho việc lập dự toán ở DN. Qua các dự toán này, nhà quản trị dự tính
đƣợc những gì sẽ xảy ra trong tƣơng lai, kể cả những điều bất lợi, thuận lợi
cho các DN trong quá trình thực hiện dự toán. Các dự toán này đóng vai trò
hạt nhân quan trọng trong việc thực hiện các chức năng hoạch định, kiểm tra,
kiểm soát của quản trị. Thực hiện mục tiêu này, KTQT phải đảm bảo truyền
đạt các thông tin dự toán và thông tin khác cho bọ phận liên quan trong nội bộ
DN. Dự toán này phải đƣợc lập một cách toàn diện, đầy đủ tất cả các bộ phận
bao gồm cả dự toán tổng thể và dự toán đầu tƣ.
c. Sự hữu ích của công cụ lập dự toán
Trong các nghiên cứu trƣớc đây, sự hữu ích của công cụ lập dự toán
đƣợc đo lƣờng thông qua nhận thức của ngƣời sử dụng, tức là nó đƣợc đo dựa
trên cảm nhận của ngƣời đƣợc phỏng vấn về việc lập dự toán hỗ trợ trong
hoạt động của mình [19]. Lợi ích dựa trên nhận thức trong những nghiên cứu
này đƣợc đo lƣờng dựa trên thang đo Likert từ không có ích đến rất có ích.
Kết quả các nghiên cứu này cho thấy rằng các công cụ KTQT truyền thống
đƣợc nhận thức là đem lại nhiều lợi ích hơn các công cụ hiện đại ở Úc. Kết
quả tƣơng tự nhƣ vậy trong nghiên cứu của Joshi (2001) tại Ấn Độ. [33]
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác lại đƣa ra những kết luận khác
về sự hữu ích của công cụ lập dự toán. Họ cho rằng việc lập dự toán có thể
dẫn đến những hành vi bất thƣờng phục vụ cho lợi ích nhóm hoặc cá nhân, và
tốn một lƣợng lớn thời gian quản lý. Ngoài ra, chúng còn cản trở DN về sƣ
linh động và thích nghi trong môi trƣờng ngày càng khó lƣờng, do đó không
đồng bộ với yêu cầu cạnh tranh. [28]
Trong một cuộc khảo sát nghiên cứu về sự hữu ích của việc lập dự toán

ở Malaysia (Nik Ahmad và cộng sự, 2003), tác giả đã đƣa ra kết luận rằng


15

nhiều công ty ở nƣớc này sử dụng công cụ lập dự toán. Nó là một phần quan
trọng trong khâu lập kế hoạch và kiểm soát. Theo nghiên cứu này thì dự toán
sẽ trở nên không còn có ý nghĩa quan trọng nữa khi DN ở trong môi trƣờng
hoạt động có sự thay đổi nhanh chóng. [43]
1.1.4. Nội dung dự toán tổng thể DN
Dự toán tổng thể là tổ hợp của nhiều dự án của mọi hoạt động của DN,
có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó. Dự toán tổng thể có thể lập cho
nhiều thời kỳ nhƣ tháng, quý, năm. Hình thức và số lƣợng các dự toán thuộc
dự toán tổng thể tuỳ thuộc từng loại hình DN.
Dự toán đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở của dự báo. Kết quả của quá
trình xây dựng dự toán là các báo cáo nội bộ và các báo cáo đó không thể
cung cấp cho ngƣời ngoài DN. Dự toán tổng thể chính là kỳ vọng hoặc mong
muốn của nhà quản lý về những công việc mà DN dự tính hành động cũng
nhƣ kết quả tài chính của các hoạt động đó.
Do hoạt động của DN sản xuất thƣờng đa dạng và phức tạp nhất nên
trình tự xây dựng dự toán tổng thể ở DNSX đƣợc xét đến nội dung này.
a. Dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể DN, vì dự toán này sẽ
xác lập mục tiêu của DN so với thị trƣờng , với môi trƣờng. Tiêu thụ đƣợc
đánh giá là khâu thể hiện chất lƣợng hoạt động của DN. Hơn nữa, về mặt lý
thuyết tất cả các dự toán khác của DN suy cho cùng đều dựa vào loại dự toán
tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ chi phối đến các hoạt động khác, nếu xây dựng
không phù hợp sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng dự toán tổng thể DN. Dự toán
tiêu thụ đƣợc lập dựa trên dự báo tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ bao gồm những
thông tin về chủng loại, số lƣợng hàng bán, giá bán và cơ cấu sản phẩm tiêu

thụ.


×