Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÂM THỊ TRÚC QUYÊN

NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÂM THỊ TRÚC QUYÊN

NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

c : TS. VÕ QUANG TRÍ

Đà Nẵng - Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lâm Thị Trúc Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................... 1
2. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu ............................................................... 4
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN......................................................................... 7
1.1. HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG ............................................................................ 7
1.1.1. Định nghĩa hành vi đám đông ............................................................. 7
1.1.2. Sự hiện diện của đám đông trong đời sống......................................... 8
1.1.3. Tâm lý của đám đông ........................................................................ 10
1.1.4. Đặc điểm của đám đông .................................................................... 11
1.2. HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN. ..... 14
1.2.1. Định nghĩa hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán ............. 14
1.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................... 16
1.2.3. Phân loại ............................................................................................ 17
1.2.4. Hậu quả của hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán........... 18
1.2.5. Hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .............. 20

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ....................................................... 25
1.4. THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ........................ 36
1.4.1. Thông tin thị trƣờng chứng khoán .................................................... 36
1.4.2. Phân loại thông tin trên thị trƣờng chứng khoán .............................. 36
1.4.3. Vai trò của thông tin trên thị trƣờng chứng khoán ........................... 38
1.4.4. Cách thông tin gây ra hành vi đám đông .......................................... 38


1.4.5. Thông tin bất cân xứng ..................................................................... 39
1.4.6. Hệ quả của thông tin bất cân xứng.................................................... 40
1.4.7. Thực trạng tình hình bất cân xứng thông tin ở thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam ............................................................................................. 41
1.4.8. Nguyên nhân của những bất cập trên TTCK Việt Nam ................... 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 45
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 46
2.1. CÁC MÔ HÌNH CHÍNH ĐO LƢỜNG HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ................................................................. 46
2.1.1. Mô hình Christie và Huang (1995) ................................................... 46
2.1.2. Mô hình Chang, Cheng và Khorana (2000)...................................... 48
2.1.3. Mô hình Huang, Salmon (2004) ....................................................... 50
2.1.4. Lựa chọn mô hình. ............................................................................ 55
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 55
2.2.1. Tiến trình nghiên cứu ....................................................................................55
2.2.2. Lý do sử dụng dữ liệu khách quan .............................................................57
2.2.3. Chọn mẫu .......................................................................................... 57
2.2.4. Dữ liệu ............................................................................................... 58
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................ 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 64
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 65
3.1. HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

NAM ................................................................................................................ 65
3.1.1. Kết quả kiểm định chung cho cả thời kỳ. ......................................... 66
3.1.2. Kết quả kiểm định hành vi đám đông tồn tại khi thị trƣờng tăng
điểm và giảm điểm ........................................................................................ 68
3.1.2. Kết quả kiểm định hành vi đám đông theo tháng ............................. 70


3.2. THÔNG TIN VÀ SỰ TỒN TẠI HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG THEO THÁNG. 73
3.2.1. Không tồn tại hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam................................................................................................................ 74
3.2.2. Tồn tại hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .. 75
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 79
4.1. TÓM TẮT KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 79
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 80
4.2.1. Đóng góp về lý thuyết ....................................................................... 80
4.2.2. Đóng góp về quản trị......................................................................... 81
4.2.3. Đối với Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc ............................................ 81
4.2.2. Đối với nhà đầu tƣ: ........................................................................... 84
4.2.3. Đối với công ty niêm yết................................................................... 85
4.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT. ............................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

CSSD

Sai số chuẩn chéo


CSAD

Sai số chuẩn chéo tuyệt đối

NĐT

Nhà đầu tƣ

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

UBCK

Ủy ban chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu
1.1

Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây


Trang
30

Ƣu điểm, nhƣợc điểm của các mô hình dùng để đo lƣờng
2.1

hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán.

54

3.1

Kết quả mô hình CSAD theo ngày

66

3.2

Kết quả sau khi đã khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan.

67

Kết quả sau khi đã khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai sai số
3.3

thay đổi.

67


3.4

Thị trƣờng chứng khoán tăng điểm và giảm điểm

69

3.5

Kết quả CSAD theo tháng

70

Thông tin trong những tháng không tồn tại hành vi đám
3.6

đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

74

Thông tin trong những tháng tồn tại hành vi đám đông trên
3.7

thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số


Tên hình

hiệu

Trang

2.1

Tiến trình nghiên cứu

56

2.2

Dữ liệu giá cổ phiếu theo ngày.

59

2.3

Dữ liệu giá cổ phiếu theo tháng

60

2.4

Chon lọc thông tin tại trang web vntrades.com

60


2.5

Tóm tắt thông tin chính

61

2.6

Dữ liệu giá cổ phiếu theo tháng

62


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số

Tên biểu đồ

hiệu

Trang

3.1

Hành vi đám đông giai đoạn 2008 - 2015

72

3.2


Hành vi đám đông giai đoạn 2008 - 2015

72

3.3

Hành vi đám đông và thông tin từ tháng 1/2009 đến
4/2009

77


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Hành vi đám đông là một hiện tƣợng tâm lý học chi phối quyết định của
con ngƣời trong mọi mặt đời sống. Hành vi đám đông cũng đƣợc ghi nhận
nhƣ một kết quả của “tâm lý bầy đàn” đã hình thành trong lịch sử hàng triệu
năm của con ngƣời. Những suy nghĩ và hành động của một cá thể ở trong đám
đông khác hoàn toàn khi độc lập. Nhờ có đám đông mà mỗi cá nhân cảm thấy
mình có một sức mạnh vô địch và nhận thức đó cho phép họ ngã theo một số
bản năng mà khi có một mình phải kiềm chế. Cũng nhƣ vậy, ý thức trách
nhiệm vốn luôn là cơ chế kiềm hãm các cá nhân riêng lẽ thì đã biến mất hoàn
toàn trong đám đông.
Theo lý thuyết định giá tài sản tài chính cho thấy tài sản tài chính trên thị
trƣờng phụ thuộc vào mức lợi suất chiết khấu. Trong điều kiện thị trƣờng hiệu
quả và cân bằng, lợi suất thực có thể mang lại trên việc đầu tƣ vào tài sản
công ty sẽ bằng với lợi suất yêu cầu. Lúc này tài sản đƣợc định giá hợp lý (giá
cân bằng). Nhƣng thực tế tại các thị trƣờng, nhất là thị trƣờng mới nổi nhƣ

Việt Nam thì mức hiệu quả trên không xảy ra. Và chúng ta không thể quan sát
đƣợc mức lợi suất cân bằng mà chỉ có thể quan sát đƣợc mức lợi suất thực
hiện sai lệch so với mức lợi suất cân bằng trong lý thuyết với điều kiện thị
trƣờng hiệu quả. Khi lợi suất thực hiện lớn hơn lợi suất cân bằng thì giá tài
sản tài chính đƣợc định giá cao hơn so với giá trị hợp lý. Sau một thời gian
đƣợc định giá cao, tài sản sẽ có xu hƣớng quay trở lại giá cân bằng và xuống
thấp hơn giá cân bằng. Nhƣ vậy lợi suất thực hiện lại thấp hơn lợi suất cân
bằng và quá trình này tiếp tục cho đến khi hiện tƣợng đảo chiều xuất hiện .
Lúc này giá sẽ có xu hƣớng trở lại giá cân bằng và theo đà sẽ tăng cao hơn giá
cân bằng. Các quá trình này sẽ lặp lại theo chu kỳ tăng trƣởng rồi giảm sút.


2

Nhƣng có những khi nhà đầu tƣ đƣợc cảnh báo rằng giá chứng khoán đã
vƣợt quá giá trị thật hơn 30%, họ vẫn tiếp tục mua mặc dù rủi ro rất cao.
Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, lý thuyết thị trƣờng hiệu quả không thể giải thích
đƣợc, phải áp dụng lý thuyết tài chính hành vi dựa trên những lý thuyết tâm lý
học có thể giúp ta hiểu đƣợc. Lý thuyết tài chính hành vi cho thấy: việc không
xử lý đƣợc lƣợng thông tin quá lớn hoặc không có thông tin đầy đủ khiến một
nhà đầu tƣ vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể đƣa ra mức giá không hợp lý.
Khi các thông tin trên thị trƣờng không đầy đủ dẫn đến nhiều nhà đầu tƣ đƣa
ra các mức giá không hợp lý có tính hệ thống vì ai cũng chọn cách hành động
theo số đông trên thị trƣờng. Vì vậy mức giá hình thành trên thị trƣờng do cân
bằng cung – cầu sẽ sai lệch so với mức giá hợp lý. Sự định giá sai lệch có thể
kéo dài dẫn đến giá cổ phiếu ngày càng sai khác với giá trị thực (giá hợp lý)
của nó. Các hành vi định giá sai lệch có tính hệ thống này thƣờng gọi là hành
vi theo đám đông.
Tại thị trƣờng tài chính, hành vi đám đông là xu hƣớng hành vi của nhà
đầu tƣ theo gót nhà đầu tƣ khác. Họ quyết định theo ngƣời khác mà không

cần có đầy đủ thông tin, hay sự đánh giá chính xác đánh đổi giữa lợi nhuận và
rủi ro. Hành vi đám đông tồn tại trên thị trƣờng chứng khoán vì tính không
chắc chắn trong thông tin của thị trƣờng chứng khoán, giới hạn trong việc sở
hữu thông tin và quan tâm đến danh tiếng, thù lao – 2 điều này đều ảnh hƣởng
trực tiếp đến lợi ích của họ. Hành vi đám đông có thể giúp nhà đầu tƣ tiết
kiệm đƣợc chi phí cho việc ra quyết định đầu tƣ, giúp nhà đầu tƣ tự tin và yên
tâm hơn quyết định của mình. Nhƣng hành vi đám đông của nhà đầu tƣ trên
thị trƣờng chứng khoán có thể đƣa đến giá trị vƣợt quá xa giá trị thực, do đó
làm tăng mức độ biến động đột ngột, mất ổn định thị trƣờng và làm tăng khả
năng đổ vỡ của thị trƣờng tài chính. Những dòng vốn đổ vào mà không quan
tâm rằng tiền bỏ ra có xứng đáng với giá trị nhận đƣợc hay không, làm cho


3

các tài sản tài chính vƣợt quá xa giá trị vốn có. Đầu tƣ vào một tài sản không
đúng giá trị thực của nó khi đó bong bóng dần xuất hiện trên thị trƣờng. Khi
bong bóng vỡ, họ lại đua nhau bán tháo khiến giá trị toàn thị trƣờng giảm
mạnh. Hành vi đám đông cả khi mua và bán khiến thị trƣờng bất ổn, không
thể hiện đƣợc giá trị thực. Sự tăng giảm quá mạnh của các cổ phiếu một cách
đồng loạt sẽ dẫn đến sự phát triển quá nóng hoặc sụt giảm quá mức của toàn
thị trƣờng. Sự đầu tƣ sai lệch không hiệu quả sẽ làm các nhà đầu tƣ đứng
trƣớc nguy cơ thua lỗ nặng nề trong tƣơng lai, các doanh nghiệp sẽ lâm vào
tình trạng khó khăn, các nguồn vốn không đƣợc đầu tƣ hiệu quả.
Thông tin đƣợc cho là yếu tố quan trọng để giúp nhà đầu tƣ đƣa ra quyết
định của mình một cách hợp lý cũng nhƣ bảo vệ duy trì trạng thái ổn định của
thị trƣờng. Nhƣng trên thực tế có thể thấy là không phải lúc nào thông tin
cũng đƣợc cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời, đặc biệt là các thị trƣờng
non trẻ. Nhà đầu tƣ là những ngƣời sử dụng thông tin để đƣa ra quyết định
đầu tƣ của mình nên một khi có sự bất cân xứng thông tin xảy ra trên thị

trƣờng thì họ là ngƣời gánh chịu hậu quả nhiều nhất.
Thông tin không đƣợc công bố một cách đầy đủ và kịp thời, sự thiếu
minh bạch trong thị trƣờng tài chính làm cho nhà đầu tƣ không thể nắm bắt
đƣợc tình hình kinh doanh, tình trạng tài chính cũng nhƣ nội bộ điều hành
công ty. Hay việc chƣa có sự phân loại thông tin rõ ràng cũng nhƣ việc diễn
đạt thông tin còn mang tính mập mờ, khó hiểu của các tổ chức phát hành. Bên
cạnh những thông tin vi mô của doanh nghiệp thì những thông tin vĩ mô về
ngành, nền kinh tế còn thiếu và chƣa chính xác. Từ đó việc định giá cổ phiếu,
tính toán tỷ suất sinh lợi và rủi ro của việc đầu tƣ là không chính xác, ảnh
hƣởng đến quá trình phân tích của nhà đầu tƣ khi họ không có cơ sở để so
sánh và dự báo mang tín vĩ mô. Những quyết định đầu tƣ sai lầm sẽ gây thiệt
hại cho họ.


4

Chính vì vậy, cần có một cái nhìn tổng thể hơn về hành vi đám đông trên
thị trƣờng chứng khoán nói chung và thị trƣớng chứng khoán Việt Nam nói
riêng. Nghiên cứu hành vi đám đông có thể giúp hiểu rõ hơn về hành vi đầu tƣ
của các chủ thể trên thị trƣờng chứng khoán. Đồng thời nghiên cứu sâu về
thông tin tác động đến hành vi đám đông của nhà đầu tƣ nhƣ thế nào, loại
thông tin nào dễ tạo ra đám đông nhất. Khi các nhà đầu tƣ hiểu rõ hơn về
hành vi đám đông và nguyên nhân gây ra hành vi đám đông, họ sẽ cân nhắc
quyết định đầu tƣ của mình kỹ càng hơn. Bên cạnh đó, hiểu biết về hành vi
đám đông còn có thể giúp cho thị trƣờng tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng.
2. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sử dụng mô hình của Chang, Cheng và Khorana (2000) và mô
hình của Christie, Huang (1995) để đo lƣờng hành vi đám đông trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cùng với đó, Nghiên cứu những loại thông tin

nào gây ra hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, đề xuất
những chính sách quản lý, minh bạch hóa thông tin cũng nhƣ giảm thiểu sự
biến động và khả năng đổ vỡ của thị trƣờng tài chính.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này đặt ra các câu hỏi sau:
- Hành vi đám đông có tồn tại trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
không? Nguyên nhân nào gây ra hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam?
- Sự ảnh hƣởng của thông tin đến hành vi đám đông?
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tôi sử dụng các lý thuyết của
Bikhchandani và Sharma (2001) và kiểm chứng dựa trên mô hình của Christie,
Hwang (1995); Chang, Cheng và Khorana (2000).


5

Christie và Huang (1995) đề xuất phƣơng pháp tiếp cận sử dụng sai số
chuẩn chéo giữa lợi tức của các loại cố phiếu (cross sectional standard
deviation of return, CSSD). CSSD biểu thị mức độ phân tán của các cổ phiếu
thành phần xung quanh lợi suất thị trƣờng. Christie và Huang (1995) chỉ ra
rằng, khi xuất hiện hiện tƣợng đám đông, từng nhà đầu tƣ riêng lẻ đều ra
quyết định mua, bán giống nhau và khi đó lợi suất của từng cổ phiếu riêng rẽ
không sai khác nhiều lợi suất của thị trƣờng, dẫn đến CSSD khi đó rất nhỏ.
Chang, Cheng và Khorana (2000) đề xuất phƣơng pháp sai số chuẩn
chéo tuyệt đối (cross sectional absolute standard deviation, CSAD) thay thế
cho CSSD. Chang, Cheng và Khorana (2000) cho rằng trong những thời điểm
bình thƣờng mức độ đám đông của nhà đầu tƣ hiện diện trên thị trƣờng và
trong thị trƣờng biến động thì mức độ đám đông mạnh mẽ hơn sẽ làm gia tăng
sự biến động lợi suất thị trƣờng và mối quan hệ sẽ dịch chuyển từ tuyến tính

sang phi tuyến tính.
Trong nghiên cứu này, biến nghiên cứu là hành vi đám đông. Phạm vi
nghiên cứu là hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Số
liệu sử dụng là giá của các cổ phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí
Minh (Hose) từ ngày 1/1/2007 đến 31/12/2015.
4. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán.
Trong chƣơng này đƣa ra các lý thuyết tổng quan về hành vi đám đông, hành
vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán, các nghiên cứu trƣớc đây và các mô
hình chính.
Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày
phƣơng pháp nghiên cứu (lựa chọn mô hình, biến số, phân tích số liệu).


6

Chướng 3: Kết quả nghiên cứu.Trình bày các kết quả của mô hình và kết
hợp với kết quả thông tin đã thu thập đƣợc để nhận diện sự ảnh hƣởng của
loại thông tin đến hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán.
Chương 4: Hàm ý và kiến nghị. Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp và hƣớng nghiến cứu tiếp theo
5. Ý nghĩa của đề tài
Khi quyết định đầu tƣ các nhà đầu tƣ dựa vào thông tin tập thể hơn là
thông tin cá nhân, làm giá trị thực khác xa giá trị cơ bản của cổ phiếu. Nên
hành vi đám đông là tín hiệu của thị trƣờng kém hiệu quả. Sự tồn tại của hành
vi đám đông làm cho độ chính xác của việc định giá cổ phiếu sai khác so với
mô hình định giá tài sản hợp lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hành vi đám
đông giúp các chủ thể có cái nhìn rõ ràng hơn về hành vi đám đông trên thị
trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, nghiên cứu hành vi đám dông cho phép chúng
ta hiểu hơn về quá trình suy nghĩ của nhà đầu tƣ và hiệu quả khi quyết định

đầu tƣ của họ. Việc phân tích các nguyên nhân gây ra hành vi đám đông trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cụ thể là các loại thông tin, giúp nhà đầu tƣ
giảm thiểu hành vi đám đông, những nhà phân tích có dự báo chính xác hơn.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG
1.1.1. Định nghĩa hành vi đám đông
Hành vi đám đông là hiện tƣợng tâm lý học chi hối quyết định của con
ngƣời trong mọi mặt đời sống. Ví dụ nhƣ, việc lựa chọn quán ăn, trang phục,
màu sắc, mua điện thoại, lựa chọn ngành học, hay việc lựa chọn đầu tƣ vào cổ
phiếu nào,... Có nhiều lúc chúng ta buộc phải từ bỏ cá tính của mình để chạy
theo phong trào, bởi mỗi chúng ta không thể hiểu đƣợc tƣờng tận mọi sự việc,
đối với những sự việc không hiểu, không chắc chắn, chúng ta thƣờng hành
động theo số đông.
Chính vì sự tồn tại lâu đời, phổ biến và hiệu quả ảnh hƣởng lớn nên hành
vi đám đông rất đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý. Hành vi đám đông đƣợc
nghiên cứu từ rất lâu và có rất nhiều định nghĩa về hành vi đám đông nhƣ sau:
o Theo Banerjee (1992) “ Hành vi đám đông – mọi ngƣời hành động
theo những gì mà những ngƣời khác đang làm, thậm chí ngay cả khi thông tin
riêng của họ cho thấy nên hành động một cách khác đi”.
o Trong nghiên cứu của mình, Lu (1995) giải thích rằng hiện tƣợng xuất
hiện hành vi đám đông diễn ra nhƣ sự lây lan của cảm giác.
o Đối với Devenow và Welch (1996), các ý chí của ngƣời khác và cảm
giác bất an có thể cũng là nguồn gốc của một hành vi đám đông.

o Theo Hirshleifer và Teoh (2003), hành vi đám đông là thuật ngữ dùng
để chỉ sự điều chỉnh tƣơng thích với một phƣơng thức thực hiện và đƣợc thực
hiện nhƣ là một sự tƣơng đồng trong hành vi theo sau các quan sát tƣơng tác
về hành động và kết quả phát sinh từ những hành động này giữa các cá nhân.


8

o Theo Bikhchandani and Sharma (2001), hành vi đám đông xuất hiện
khi một ngƣời nhận thức và bị ảnh hƣởng bởi hành động của ngƣời khác.
Bằng trực giác, một cá nhân sẽ đầu tƣ khi không biết quyết định của các nhà
đầu tƣ khác, nhƣng không đầu tƣ khi phát hiện ra rằng những ngƣời khác đã
quyết định không làm nhƣ vậy.
Có thể hiểu một cách khái quát nhƣ sau: hành vi đám đông là một hiện
tượng tâm lí học chi phối quyết định của con người và mang tính dây chuyền.
Người ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng
suốt nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Thông thƣờng
hệ quả của hành vi đám đông là ngƣời chịu tác động của hiệu ứng này sẽ hành
xử giống nhƣ những gì đang xảy hoặc chí ít cũng có khuynh hƣớng hành
động nhƣ vậy. Cứ nhƣ vậy, số lƣợng ngƣời tham gia vào hiệu ứng càng nhiều
và kết quả của hiệu ứng càng lớn hơn.
1.1.2. Sự hiện diện của đám đông trong đời sống
Hành vi đám đông luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta:
- Trên các trang mạng xã hội, khi có một bài viết hay một status trên
facebok sẽ có hàng nghìn những lời bình luận (comments), không phải tất cả
đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy ngƣời ta phê
phán, chê bai, hay khen ngợi, họ cũng vào hùa khen ngợi hay chê bai. Không
ít ngƣời khen, chê dựa vào thái độ của những ngƣời trƣớc đó. Có nhiều
trƣờng hợp xảy ra tranh cải giữa các nhóm thanh niên vì những lời nhận xét
khác nhau, hay nặng nề hơn là việc ngƣời liên quan không thể chịu đựng áp

lực từ những lời bình luận theo đám đông này phải tự tử.
- Đối với thị trƣờng việc làm, các bạn trẻ đang trong độ tuổi xin việc,
cũng thƣờng hay xuất hiện hiệu ứng đám đông. Khi thấy công việc ngành
công nghệ thông tin kiếm đƣợc nhiều tiền, mọi ngƣời đều lao vào học nghành
công nghệ thông tin. Học tài chính, ngân hàng dễ xin việc, mọi ngƣời liền đổ


9

xô đi học kinh tế, tài chính… và cuối cùng mang lại hiệu quả ngƣợc. Khi thấy
một công ty làm ăn gì đó kiếm đƣợc tiền, các công ty khác liền hùa theo cho
đến khi cung vƣợt quá cầu, thị trƣờng bão hoà, quan hệ cung - cầu mất cân
bằng. Việc chạy theo xu hƣớng đám đông này làm hạn chế tầm nhìn chiến
lƣợc lâu dài.
- Trong lĩnh vực Marketing, hiệu ứng đám đông là một kỹ xảo khá tốt có
thể áp dụng. Nhân viên tiếp thị ứng dụng khéo léo tâm lý chạy theo đám đông
của khách hàng, để xóa bỏ sự nghi ngờ, lo ngại của khách hàng, giúp khách
hàng cảm thấy yên tâm hơn, có thể khiến khách hàng nảy sinh tâm lý cấp
bách, lôi kéo những ngƣời khác cùng mua, tạo nên phản ứng dây chuyền. Tuy
nhiên, biện pháp này cũng có thể khiến khách hàng mua sản phẩm một cách
mù quáng, chỉ vì thấy nhiều ngƣời mua mà coi nhẹ việc nghiên cứu bản thân
sản phẩm. Hành vi mua này rất dễ khiến khách hàng cảm thấy hối hận sau khi
bình tĩnh trở lại, điều này khó tránh khỏi việc gây ra những rắc rối không cần
thiết cho công ty và nhân viên tiếp thị.
- Trong giáo dục, nếu biết vận dụng tâm lý đám đông, ta sẽ có những
cuộc thi đua, các cuộc vận động, các phong trào tốt. Bên cạnh đó còn giúp
những nhà làm giáo dục cũng biết cách ngăn chặn sự lây lan của một hiện
tƣợng tiêu cực nào đó.
- Đối với thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng vàng và thị trƣờng bất động sản
cũng tồn tại hành vi đám đông một cách rõ rệt. Tâm lý đám đông làm cho

ngƣời ngƣời đi săn lùng đổi USD khiến tỷ giá trên thị trƣờng tự do tăng vọt
đến 6 - 8% chỉ trong vài giờ. Hay sau khi chứng khoán thoái trào thì bất động
sản phất lên nhƣ một thị trƣờng tiềm năng mới nổi. Không ít nhà đầu tƣ trở
thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Nhiều ngƣời còn nguồn tiền nhàn rỗi
đã chọn bất động sản nhƣ một kênh đầu tƣ an toàn. Sự hấp dẫn của bất động
sản giống nhƣ thời kỳ đầu của vàng hay chứng khoán. Vì vậy khi giá đất tăng,


10

thấy những ngƣời xung quanh mua đất họ cũng hùa theo. Chính vì tâm lý này
nên giá đất bỗng chốc tăng 100 – 200%, và ngƣời ta vẫn mua để chờ đất lên
giá. Hậu quả là thị trƣờng bất động sản trở nên ảm đạm, nhiều nhà đầu tƣ bị
chôn vốn, nhiều công trình bị ngƣng trệ,... Vào ngày 19/8/2011, khi giá vàng
bán ra tại các cửa hàng vàng tƣ nhân đã chạm mức kỷ lục, 47,4 triệu đồng/1
lƣợng – mức giá cao chƣa từng có trong lịch sử trƣớc đó. Trƣớc đó 1 ngày,
giá vàng vẫn đang ở mức ổn định giao dịch khá trầm lắng thì sang ngày hôm
sau chạy theo tâm lý đám đông, khách hàng đổ xô đến các tiệm vàng mua bán
làm giá vàng liên tục nhảy giá.
1.1.3. Tâm lý của đám đông
Tâm lý đám đông sẽ khiến suy nghĩ, hành động của cá thế khác hoàn
toàn khi riêng lẻ. Khi ở trong một đám đông họ không cần phải kiềm chế một
số bản năng hoặc ý thức trách nhiệm. Quan sát đƣợc trong một đám đông, tâm
lí là nhƣ sau: dù các cá nhân có là ai đi chăng nữa, bất kể cuộc sống của họ,
công việc của họ, tính cách hay trí tuệ của họ có thế nào đi chăng nữa thì việc
tham gia của họ vào đám đông đã đủ để tạo ra một dạng linh hồn tập thể, buộc
họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động khác hẳn lúc họ đứng riêng một mình.
Một số tƣ tƣởng và tình cảm chỉ xuất hiện và biến thành hành động khi ngƣời
ta tụ tập thành đám đông. Do đó, đám đông tâm lí đƣợc coi nhƣ là một cơ thể
lâm thời, đƣợc tạo ra từ những thành phần khác nhau, nhất thời gắn kết với

nhau giống nhƣ các tế bào trong một cơ thể sống và bằng cách liên kết đó tạo
ra một thực thể mới có những tính chất hoàn toàn khác với tính chất của các tế
bào riêng lẻ. Nhờ có đông ngƣời mà mỗi cá nhân cảm thấy mình có một sức
mạnh vô địch và nhận thức đó cho phép họ ngả theo một số bản năng mà khi
có một mình phải kiềm chế. Ngƣời ta giảm hẳn xu hƣớng chế ngự bản năng
còn vì đám đông là vô danh nên không phải chịu trách nhiệm một cách đơn
độc. Trong đám đông, ý thức trách nhiệm vốn luôn luôn là cái cơ chế kìm


11

hãm các cá nhân riêng lẻ, đã biến mất hoàn toàn. Theo ý kiến của Mc Dougall,
khó có điều kiện nào để cảm xúc của một ngƣời lại đạt đến mức nhƣ khi nằm
trong đám đông và nhƣ thế từng ngƣời một đều cảm thấy khoan khoái, không
còn cảm giác cô đơn.
Bản thân tâm lý đám đông là một hiện tƣợng tâm lý khách quan, nó
không xấu cũng không tốt. Tâm lý đám đông là tích cực hay tiêu cực phụ
thuộc vào việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì.
Le Bon công nhận rằng trong một số hoàn cảnh, đạo đức của đám đông có thể
cao hơn đạo đức của từng cá nhân hợp thành và chỉ có đám đông mới có khả
năng làm những hành động bất vụ lợi và hi sinh cao cả. Mặc dù vậy, nhƣ
Raph Waldo Emerson – một tác giả ngƣời Mỹ đã nói: “Khó khăn lớn nhất là
con ngƣời thƣờng không suy nghĩ thấu đáo về bản thân mình, khi thì không
biết suy xét xem họ đang hy sinh cái gì, khi thì chạy theo số đông”. Nếu sử
dụng tâm lý đám đông để khuyến khích mọi ngƣời tham gia làm việc thiện,
việc có ích cho cộng đồng, xã hội, thì nó là tốt. Ngƣợc lại, lợi dụng nó để lôi
kéo mọi ngƣời trong đám đông làm vịêc xấu, thì nó trở nên xấu. Chính nhờ có
đặc điểm tâm lý xã hội này mà một cộng đồng ngƣời cụ thể (từ một nhóm nhỏ,
đến một tổ chức, một khu vực dân cƣ, đến một quốc gia…) có thể thực hiện
đƣợc nhiều điều lớn lao hay vĩ đại mà một vài ngƣời riêng lẻ không thể thực

hiện đƣợc.
1.1.4. Đặc điểm của đám đông
Theo Gustave Le Bon đám đông có 5 đặc điểm: tính bốc đồng, tính dễ
thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông; tính dễ bị tác động và nhẹ dạ của
đám đông; tính thái quá và phiến diện của đám đông; tính khoan dung, tính
độc đoán và tính bảo thủ của đám đông; đạo đức của đám đông.


12

a.Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông
Đám đông chịu ảnh hƣởng của tất cả các kích thích từ ngoài vào. Do
đám đông hầu nhƣ bị điều khiển bởi vô thức nên không có khả năng chế ngự
sự cảm tính của nó. Những kích thích tác động vào đám đông thay đổi liên tục
và họ luôn tuân theo chúng nên dám đông cũng rất dễ biến đổi. Dƣới ảnh
hƣởng của những kích động trong giây phút họ có thể trãi qua hàng loạt các
trạng thái tình cảm trái ngƣợc nhau.
b. Tính dễ bị tác động và nhẹ dạ của đám đông
Một trong những đặc tính của đám đông đó là tính đặc biệt dễ bị tác
động và tính chất này lây lan rất mạnh ở mọi chỗ có đông ngƣời tụ tập. Bởi vì
trong một đám đông tồn tại sự định hƣớng cực nhanh của tâm tƣ tình cảm
theo một chiều nào đó. Đám đông luôn bị lạc trong các ranh giới của sự vô
thức, luôn ngã theo mọi ảnh hƣởng và bị tình cảm chi phối.
Đám đông có tính nhẹ dạ vì đám đông thƣờng mất đi khả năng nhìn
đúng sự vật và thay thế những cái thực bằng những ảo ảnh. Những quan sát
tập thể đều thuộc vào các loại có nhiều sai lầm nhất, nó đơn giản chỉ là ảo
giác của một cá nhân, qua lây nhiễm tác động đến tất cả những ngƣời khác.
Đám đông tƣ duy bằng hình ảnh. Đám đông không có khả năng phân biệt
đƣợc giữa cái chủ quan và cái khách quan. Nó luôn coi những hình ảnh xuất
hiện trong tâm thức là sự thực nhƣng những hình ảnh đó lại không giống với

thực tại quan sát đƣợc.
c. Tính thái quá và phiến diện của đám đông
Khi ở trong đám đông họ bỏ qua những suy nghĩ cá nhân, không kiềm
chế nhƣ khi riêng rẻ vì vậy sự thái quá càng trở nên mạnh mẽ. Khi ở trong
một đám đông năng lực lý trí bị suy giảm một cách đáng kể. Bên cạnh đó, sự
thái quá càng trở nên mạnh mẽ bởi nó lan truyền rất nhanh do sự kích hoạt,
lây nhiễm và do sự thán phục


13

Tính phiến diện của đám đông đƣợc thấy rõ khi có một tác động nhỏ vào
đám đông, những việc đáng nghi, tức khắc trở thành điều chắc chắn không thể
lay chuyển. Tính phiến diện của đám đông đã bảo vệ nó tránh khỏi nghi ngờ
và lƣỡng lự.
d. Tính khoan dung, tính độc đoán và tính bảo thủ của đám đông
Tính độc đoán và không khoan dung có ở hầu hết các đám đông nhƣng
với mức độ khác nhau. Đám đông không hề có chút nghi ngờ đối với những
gì mà họ đã coi đó là sự thật hoặc giả dối, cho nên nó rất tùy tiện và không
khoan dung. Tính độc đoán và không khoan dung đối với đám đông là một
tính chất hết sức rõ ràng, họ dễ dàng chấp nhận nó cũng nhƣ dễ dàng biến nó
thành hành động. Đám đông tôn sùng quyền lực, đồng thời những cái tốt lại
thƣờng bị họ cho là dấu hiệu yếu đuối nên có tác động rất ít vào họ.
Tính bảo thủ của đám đông thấy đƣợc thông qua việc một ngƣời độc lập
có thể sẽ chấp nhận đối kháng và tranh cải, nhƣng đám đông không bao giờ
cho phép nhƣ vậy.
e. Đạo đức của đám đông
Nếu coi khái niệm đạo đức đồng nghĩa với sự tôn trọng những tập tục xã
hội nào đó và với sự kiềm chế thƣờng xuyên những tham vọng cá nhân, thì rõ
ràng rằng, đám đông quá bản năng và quá không chín chắn để có thể tiếp

nhận đạo lý. Thế nhƣng nếu ta hiểu khái niệm đạo đức là những tính cách
nhất định xuất hiện trong khoảnh khắc nhƣ sự hy sinh, sự tận tâm, lòng vị tha,
sự xả thân, sự công tâm thì ta có thể nói: đám đông thƣờng có thể có một tƣ
cách đạo đức rất cao. Sự tha hóa đạo đức của một cá nhân bởi đám đông chắc
chắn không phải là một quy luật cứng nhắc, nhƣng nó là điều ngƣời ta liên tục
quan sát thấy. Đám đông thƣờng tuân theo những bản năng thấp hèn, tuy
nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những hành động cực kỳ cao thƣợng. Nếu nói
rằng lòng vị tha, sự hy sinh, sự dâng hiến một cách vô điều kiện cho một lý


14

tƣởng, hão huyền hoặc thực tế, là những nhân cách đạo đức, thì ta có thể nói
rằng, đám đông thƣờng có một nhân cách nhƣ vậy ở mức độ rất cao mà ngay
cả những triết gia thông thái nhất cũng hiếm khi đạt đến đƣợc. Dĩ nhiên họ thể
hiện những tính cách đó một cách vô thức. Giả nhƣ đám đông cũng suy tính
thiệt hơn, thì có lẽ không hề có một nền văn hóa nào có thể nảy nở trên hành
tinh của chúng ta và loài ngƣời sẽ mãi không bao giờ có lịch sử.
1.2. HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.2.1. Định nghĩa hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là nơi mà mọi ngƣời nghĩ rằng chỉ có những suy
tính định lƣợng tồn tại thì hành vi đám đông lại hiện hữu một cách rất rõ ràng.
Hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán xảy ra khi một nhà đầu tƣ
hành động theo quyết định của nhà đầu tƣ khác và bỏ qua những thông tin
riêng của mình. Do không nắm bắt đƣợc đầy đủ thông tin, nhà đầu tƣ rất khó
đƣa ra lời dự đoán hợp lý về tính bất xác định của thị trƣờng trong tƣơng lai.
Chính vì thế, họ thƣờng thông qua việc quan sát hành vi của mọi ngƣời xung
quanh để chắt lọc thông tin và hành động theo. Khi ngƣời ta mua vào, mình
cũng mua vào, khi ngƣời ta bán ra mình cũng bán ra. Hành vi đám đông thể
hiện ở cả các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ và cả các nhà đầu tƣ tổ chức. Hành vi đám

đông này rất rủi ro vì nhà đầu tƣ ko có thông tin đầy đủ, chính xác, cũng nhƣ
không có những đánh giá về thu nhập và rủi ro trƣớc khi ra quyết định.
Thị trƣờng chứng khoán luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi.
Bất cứ khi nào bạn bán cổ phiếu thì ngƣời mua nó cũng sẽ nghĩ khác về
những triển vọng tƣơng lai của cổ phiếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, ngƣời mua
nghĩ nó sẽ tăng. Thông qua sự tƣơng tác của những thái độ khác nhau nhƣ vậy
thì thị trƣờng mới nhộn nhịp. Có những khi nhà đầu tƣ đƣợc cảnh báo rằng
giá chứng khoán đã vƣợt quá giá trị thật hơn 30%. Trong những trƣờng hợp
nhƣ vậy, lý thuyết thị trƣờng hiệu quả không thể giải thích, nhƣng nghiên cứu


15

của tài chính học hành vi dựa trên những lý thuyết cơ bản về tâm lý học có thể
giúp chúng ta hiểu đƣợc, hay cụ thể hơn là đƣợc giải thích bởi sự chi phối bởi
lòng tham và sự sợ hãi.
Quyết định nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán thƣờng hay bị ảnh
hƣởng bởi yếu tố cảm xúc. Tâm lý đám đông xuất hiện trong hai trƣờng hợp:
một là, các nhà đầu tƣ quá hƣng phấn; hai là các nhà đầu tƣ quá sợ hãi. Cả hai
trƣờng hợp trên đều nguy hiểm nhƣ nhau. Quá hƣng phấn sẽ dễ tạo ra giá ảo,
không thực chất, còn quá sợ hãi thì bán tháo tất cả để cắt lỗ. Thậm chí cắt lỗ
cả nhƣng mã cổ phiếu tốt, có cơ hội hồi phục trong tƣơng lai. Do vậy, trong
các quyết định đầu tƣ thông minh thì cảm xúc chính là kẻ thù số một. Cảm
xúc khiến chúng ta hành động trái với những gì mà chúng ta nên làm. Cảm
xúc khiến chúng ta mua trong khi chúng ta nên bán, cảm xúc khiến chúng ta
bán trong khi chúng ta nên mua. Bình thƣờng, các nhà đầu tƣ cá nhân có thể
rất bình tĩnh và sáng suốt, nhƣng cũng có lúc họ bị áp đảo bởi những cảm xúc
tiêu cực khi các nhà đầu tƣ khác hành động theo một cách thức phổ biến nào
đó.
Vì vậy, khi thị trƣờng có những biến động mạnh, để không bị cuốn vào

cơn hoảng loạn, nhà đầu tƣ phải tự tìm cho mình lối đi riêng, tránh phụ thuộc
vào tâm lý đám đông. Các nhà đầu tƣ nên đi theo đám đông khi ý kiến của nó
phù hợp với những phân tích của riêng bạn và nhanh chóng rời bỏ đám đông
khi đám đông suy nghĩ ngƣợc với bạn. Khi rời bỏ đám đông, nhà đầu tƣ nên
kiếm lợi hoặc nhận ra các khoản lỗ và đứng ngoài đợi cho đến khi thị trƣờng
có dấu hiệu khả quan trở lại. Thà từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là
mất một khoản vốn trƣớc mắt.


×