Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN TRỌNG VƢỢNG

PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành:
60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Trọng Vƣợng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1


2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU ....... 11
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU .................... 11
1.1.1. Cây cao su và đặc điểm nó............................................................ 11
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây cao su .................................... 14
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU .................... 15
1.2.1. Nội dung phát triển cây cao su...................................................... 15
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cây cao su ................................... 16
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
......................................................................................................................... 30
1.3.1. Các chính sách của chính quyền về phát triển cây cao su ............ 30
1.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội .................................... 31
1.3.3. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU
TẠI QUẢNG BÌNH....................................................................................... 39
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 39


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 45
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ........... 47
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI TỈNH QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 48

2.2.1. Chính sách phát triển cây cao su của tỉnh ..................................... 48
2.2.2. Quỹ đất phát triển cao su .............................................................. 50
2.2.3. Tổ chức sản xuất ........................................................................... 51
2.2.4. Giống, năng suất, sản lượng cao su .............................................. 53
2.2.5. Về bảo vệ môi trường ................................................................... 56
2.2.6. Đào tạo và sử dụng lao động......................................................... 56
2.2.7. Máy móc, thiết bị .......................................................................... 56
2.2.8. Vườn ươm giống cao su ................................................................ 57
2.2.9. Tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...................... 57
2.2.10. Các cơ sở chế biến mủ cao su ..................................................... 58
2.2.11. Thị trường tiêu thụ ...................................................................... 58
2.2.12. Lợi ích thu được từ sản xuất cao su ............................................ 59
2.2.13. Đánh giá chung ......................................................................... 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 63
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 63
3.1.1. Quan điểm phát triển..................................................................... 63
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 63
3.1.3. Định hướng phát triển ................................................................... 63
3.1.4. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng ..................................................... 65
3.1.5. Dự báo nhu cầu sản phẩm ............................................................. 66
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU ................................... 69


3.2.1. Giải pháp sử dụng quỹ đất ............................................................ 69
3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất ....................................................... 71
3.2.3. Kỹ thuật canh tác .......................................................................... 72
3.2.4. Khuyến nông - khuyến lâm ........................................................... 74
3.2.5. Về bảo vệ môi trường ................................................................... 75
3.2.6. Đào tạo và sử dụng lao động......................................................... 75

3.2.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 76
3.2.8. Về nguồn vốn đầu tư ..................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 79
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTB

Bắc Trung bộ

CN

Công nghiệp

CNH,HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DSCR

Hệ số an toàn trả

ĐT


Đồ thị

HCM

Hồ Chí Minh

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTGT

Hạ tầng giao thông

Ha

Héc ta

IRR

Suất sinh lời nội tại

MTV

Một thành viên

NPV

Giá trị hiện tại ròng


TDĐT

Tín dụng đầu tư

TT

Thông tin

TU

Tỉnh ủy

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

WACC

Chi phí vốn bình quân trọng số


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

2.1

Tổng hợp một số yếu tố khí tượng thủy văn

41

2.2

Diện tích cao su hiện trạng qua các năm

50

2.3

Năng suất, sản lượng cao su hiện trạng qua các năm

55

3.1

3.2

Tổng hợp hiện trạng đất quy hoạch trồng cao su theo
địa phương
Tổng hợp hiện trạng đất quy hoạch trồng cao su theo
đơn vị sử dụng


69

69

3.3

Quy hoạch trồng cao su đến năm 2015

70

3.4

Quy hoạch trồng cao su tầm nhìn đến 2020

70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1

Diện tích cao su kinh doanh từ 2005-2012

55


2.2

Sản lượng mủ khô từ 2005 - 2012

55

2.3

2.4

3.1

3.2

Giá cao su xuất khẩu trung bình theo tháng của Việt Nam
năm 2009-2010
Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam từ 1/20127/2013
Sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên của thế giới 20002012
Sản lượng khai thác và tiêu thụ cao su trong nước 2008 –
2012

59

60

67

68



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Cao su được du nhập vào nước ta năm 1897, trải qua hơn 100 năm
cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh
tế lớn, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển
chăn nuôi dưới tán rừng, vv...
Với giá trị kinh tế lớn, lại có đặc điểm sinh thái phù hợp với nhiều vùng
đất của nước ta, chính vì vậy cây cao su được xem là cây chiến lược để phát
triển kinh tế của Việt Nam. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới
ngày càng được khẳng định, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích
trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu và thứ ba về năng
suất vườn cây.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã định hướng phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị trên đơn vị diện tích.
Trong đó vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng quy hoạch,
bố trí các vùng sản xuất cây, con theo lợi thế và tiềm năng của từng vùng sinh
thái nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Cây cao su đã trở thành cây trồng chiến
lược trên vùng gò đồi của tỉnh, đây thực sự là cây trồng đem lại hiệu quả kinh
tế cao, góp phần làm giàu cho người dân Quảng Bình.
Tuy nhiên, quá trình phát triên cây cao su trong thời gian qua còn nhiều
hạn chế, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, diện tích cao su tăng nhanh
nhưng năng suất và chất lượng thấp do kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống còn
chậm đổi mới, khâu thu hoạch và chế biến hiệu quả chưa cao; tiềm năng đất
đai chưa được phát huy hiệu quả.
Để phát huy lợi thế về đất đai, bảo đảm phát triển cao su bền vững, có
căn cứ áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng



2

suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thì
việc có một nghiên cứu tổng thể về phát triển cây cao su ở Quảng Bình là hết
sức cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát
triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây cao su.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng xây dựng các cơ chế
chính sách trong tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển cây cao su gắn
với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển cây cao su ở Quảng Bình?
- Những giải pháp gì để phát triển cây cao su ở Quảng Bình?
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học lý luận về sự phát triển cây cao su
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên của Quảng Bình: Bao gồm các yếu tố
về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai tài nguyên rừng liên quan
đến cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội: Bao gồm đối tượng liên quan đến
sản xuất và phát triển cao su; các thông tin dự báo có liên quan; định hướng
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của ngành; các thông tin khoa học, kỹ thuật,
công nghệ liên quan đến định hướng phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển cây cao su chủ yếu

tập trung vào giai đoạn 2005-2012, có đề cập đến thời điểm hiện tại và định


3

hướng đến năm 2015
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tư liệu, tài liệu có liên
quan tới nội dung phát triển cao su Tỉnh Quảng Bình. Các thông tin cụ thể
như: Quy hoạch phát triển cao su Tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
và các Huyện, Thành phố; Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh đến năm
2020; Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020; Hệ thống
các số liệu thống kê của Tỉnh và các Huyện, Thành phố.
- Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây cao su.
- Phương pháp đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây cao su.
- Đánh giá đúng thực trạng và định hướng phát triển cây cao su trên địa
bàn Quảng Bình
- Là cơ sở để so sánh và đánh giá sự phù hợp, tính hiệu quả của các dự
án phát triển cao su của các thành phần kinh tế trong thời gian tới.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cây cao su đã du nhập vào Việt Nam hơn một trăm năm nay, đây là
loại cây chiến lược góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chính vì vậy, loại cây này được rất nhiều ngành và nhiều nhà khoa học
nghiên cứu. Các nghiên cứu khoa học đã tạo ra khối kiến thức sâu rộng về

loại cây này, tạo điều kiện cho việc ứng dụng phát triển loại cây này ngày
càng tăng về diện tích và tăng về năng suất, chất lượng.
Năm 1997, kỹ niệm 100 năm ngày cây cao su du nhập vào Việt Nam


4

(1897-1997), Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển cao su Quốc tế (IRDB) lần
đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học về cao su thiên nhiên tại Thành phố Hồ
Chí Minh ( từ 13-14/10/1997). Tại hội nghị này Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam, là thành viên của hiệp hội đã trình bày 18 bản báo cáo khoa học nhằm
giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học của Viện về các lĩnh vực Nông
học, chất lượng cao su và công nghệ chế biến cao su thiên nhiên, các vấn đề
liên quan đến bảo vệ môi trường. Đây là những công trình đã góp phần vào sự
phát triển của ngành cao su Việt Nam. Các nghiên cứu khoa học của Viện
nghiên cứu cao su Việt Nam là những công trình nghiên cứu khoa học kết hợp
cơ sở lý luận khoa học với thực nghiệm, các kết luận khoa học này đã cung
cấp những kiến thức về cây cao su một cách toàn diện và sâu sắc, từ các
nghiên cứu cấu tạo gen, quỹ gen, di truyền, lai tạo giống… các đặc tính sinh
học của từng giống cao su, khả năng thích ứng của từng giống cao su trên
từng loại đất, khả năng chống sâu bệnh, chu kỳ sinh trưởng, thời điểm bón
phân và các loại phân bón thích ứng hiệu quả nhất cho sự phát triển của cây
cao su…Tóm lại các nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam đã là bộ “từ điển” khá đầy đủ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến
mủ của cây cao su.
Tác giả Anh Trung có bài “Phát triển cây cao su ở Việt Nam” đăng trên
tạp chí STINFO số 3/2013.
Bài viết của tác giả Anh Trung đã khái quát một cách toàn diện và sâu
sắc về sự phát triển của cây cao su ở Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các số liệu
thống kê và đồ thị minh hoạ để phản ánh một cách khoa học về các khía cạnh

của tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam. Qua bài nghiên cứu của Anh
Trung chúng ta thấy được nguồn gốc của cây cao su và thời điểm du nhập của
cây cao su vào Việt Nam; Ngành tiêu thụ chính mủ cao su là ngành công
nghiệp ô tô; Tỷ trọng sử dụng giữa cao su tự nhiên và cao su nhân tạo; Sự
tăng trưởng diện tích trồng cao su ở Việt Nam qua các năm (từ 2005-2011);


5

Sự phân bổ diện tích trồng cao su ở Việt Nam; Sản lượng khai thác, năng suất
và tiêu thụ cao su tự nhiên ở Việt Nam qua các năm (2002-2011); Sự đóng
góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su qua các năm (2004-2012);cơ
cấu thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam năm 2011; Giá xuất khẩu bình
quân của cao su Việt Nam qua các năm gần đây (2010-2012): Một số doanh
nghiệp cao su lớn và việc trồng, khai thác cao su của các công ty này trong
năm 2011.
“Báo cáo nghiên cứu ngành cao su” của Công ty Cổ phần chứng khoán
Phú Gia ngày 30/9/2010 đã phân tích thị trường cung cầu cao su thế giới và
khu vực Đông Nam Á. Bằng phương pháp phân tích mô hình 5 nhân tố ngành
cho thấy ngành cao su thiên nhiên đặc trưng bởi sức cạnh tranh không quá lớn
do nguồn cung không thể tăng nhanh trong ngắn hạn trong khi nhu cầu tiêu
thụ vẫn ổn định và có chiều hướng tăng trưởng tốt. Yêu cầu quỹ đất cho cây
cao su hạn chế nguồn cung ở các nước trồng cao su truyền thống (như
Malaysia, Thái lan). Ngoài ra các yếu tố chính trị, xã hội ở Mianma, Sri lan ca
hay Châu Phi cũng là lực cản đối với ngành cao su thiên nhiên ở các quốc gia
này. Lợi thế về chi phí nhân công tạo ra năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp cao su Việt Nam so với các nước khác.
Các thuận lợi trên đã giúp các công ty cao su thiên nhiên nội địa duy trì
được đà tăng trưởng sản lượng tiêu thụ qua các năm (dù giá biến động theo
tình hình chung của thế giới). Nhìn chung, các công ty cao su thiên nhiên chịu

ảnh hưởng chủ yếu bởi giá bán, còn sản lượng tiêu thụ đều được đảm bảo,
không có tình trạng cắt giảm sản lượng khai thác cũng như sản lượng tiêu thụ.
Báo cáo đã đánh giá triển vọng của ngành cao su: “Nhu cầu cao su –
chịu tác động từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Tăng trưởng kinh tế thế
giới - đặc biệt là từ những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và
Ấn Độ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên. Tuy
hiện nay Ấn Độ chỉ chiếm 5% tổng sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên (con số


6

này của Trung Quốc là 25%) nhưng cùng với Trung Quốc, Ấn Độ được đánh
giá sẽ là nhân tố tác động chính đến giá cao su vì ngành công nghiệp ô tô của
nước này cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh như Trung Quốc. Trong
tương lai, sản lượng cao su tự nhiên trong nước không thể đáp ứng nhu cầu
và Ấn Độ buộc phải nhập khẩu. Còn Trung Quốc, hiện nay quốc gia này đã là
nước chi phối giá cao su thế giới. Theo IRSG dự báo, đến năm 2020, tiêu thụ
cao su tự nhiên của Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 30% toàn thế giới. Cơ sở để
IRSG đưa ra dự đoán này là vì ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đạt tốc độ
tăng trưởng 20% mỗi năm và dự đoán tiếp tục duy trì đến năm 2020.
Hiện nay, nhu cầu từ Bắc Mỹ cũng như châu Âu vẫn đóng vai trò đáng
kể, tuy nhiên tăng trưởng từ 2 nhóm này trong tương lai sẽ yếu dần đi và giảm
bớt ảnh hưởng đến giá cao su thế giới.
Tác giả Trần Đức Viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có bài viết
“Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập Kinh tế quốc tế”
bài viết đã đánh giá tổng quan ngành cao su Việt Nam gồm những thông tin
về tình hình sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam và thị trường cao su
trong nước và quốc tế; những chính sách hiện hành có liên quan đến ngành
cao su Việt Nam; những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế và gia nhập WTO
đến ngành cao su Việt Nam; Những định hướng và giải pháp phát triển bền

vững ngành cao su Việt Nam. Trên cơ sở các nghiên cứu tổng quát trên, tác
giả đã đưa ra một số kiến nghị về giải pháp để phát triển bền vững ngành sản
xuất cao su như sau:
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cao su là hướng phấn đấu cả
hiện tại và tương lai. Muốn đạt được điều này thì Chính phủ và Bộ Nông
nghiệp và PTNT cần:
•Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ngành cao su; Ổn định tổ
chức của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;
•Xây dựng chính sách thúc đẩy đầu tư các ngành công nghệ mũi nhọn


7

sử dụng sản phẩm cao su;
•Khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư bằng cách xã hội hóa
lĩnh vực trồng cao su, huy động nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế;
khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực trồng, khai
thác và chế biến mủ cao su;
•Đầu tư vào công tác dự báo cung cầu cao su trong nước và thế giới;
•Cần có các chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp trong
và ngoài địa phương đầu tư công nghệ nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm
cao su; khuyến cáo các đơn vị sản xuất, trồng cao su, nhất là các nông hộ nhỏ
trồng cao su dạng tiểu điền không phát triển tự phát (trồng) cây cao su mà nên
theo qui hoạch vùng sản xuất của địa phương
Với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
•Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su, tránh dồn quá nhiều vào
một thị trường (Trung Quốc) như hiện nay
•Hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến, thay đổi công nghệ, khuyến cáo
nông hộ nhanh chóng thay giống cây mới.
Với các doanh nghiệp và hộ nông dân

•Cần đa dang hóa hoạt động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi giá
cao su xuống thấp;
•Không nên trồng/phát triển tự phát và quá nhanh diện tích cao su, cần
thực hiện theo qui hoạch của địa phương.
Về chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2015,
tầm nhìn đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Mai Phương
trường Đại học Kinh tế quốc dân đã trình bày một cách khoa học về định
hướng phát triển của ngành cao su Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận khoa học
đã được công nhận kết hợp với việc đánh giá nhìn nhận thực tiễn ngành cao
su Việt Nam, thấy rõ được những cơ hội và thách thức đối với ngành cao su
để từ đó xây dựng một chiến lược đúng đắn về phát triển cao su của Việt


8

Nam. Tác giả đã nhìn nhận về cơ hội và thách thức đối với ngành cao su:
+ Cơ hội:
- Nhu cầu tiêu dùng mủ cao su trên thị trường thế giới đang tăng
trưởng đều.
- Các đối thủ cạnh tranh là các quốc gia sản xuất mủ cao su nguyên liệu
lớn như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc đã đạt đến diện
tích đất tối đa và đang ở trong tình trạng thiếu hụt lao động.
- Thị trường tiêu thụ trong nước tăng nhanh.
- Về phương diện địa lý, Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc là một thị
trường nhập khẩu lớn của thế giới.
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam để phát triển cây cao su còn cao:
trong thực tế các yêu cầu về điều kiện tự nhiên và khí hậu để phát triển cây
cao su là rất lý tưởng, qua kinh nghiệm phát triển cao su tại Việt Nam và các
nước khác nhất là các nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Ấn Độ,
Trung Quốc cây cao su có khả năng phát triển tốt trong các điều kiện xấu hơn

rất nhiều. Do vậy, cây cao su rất thích hợp với điều kiện đất đai khí hậu nước
ta, đặc biệt ở Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số vùng thuộc duyên hải
miền Trung, khả năng bố trí cây cao su trên các vùng sinh thái còn rất lớn.
- Các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến đều là các
ngành được ư-u đãi đầu tư của Nhà nước.
- Nhà nước đang có chính sách khuyến khích phát triển cao su thông
qua các ưu đãi về vốn vay, quy định về giao đất.
- Có mối quan hệ tốt đẹp với Lào và Campuchia. Mối quan hệ này tạo
điều kiện thuận lợi để đầu tư trồng cây cao su sang các nước này.
+ Thách thức:
- Giá biến động theo mùa, Việt Nam chưa có quỹ dự trữ và thiếu vốn để
thực hiện dự trữ.
- Thị trường trên thế giới đã hình thành các mối quan hệ mua bán, Việt


9

Nam còn là “người xa lạ trong các mối quan hệ này” nên chưa tìm được
khách hàng mục tiêu và ổn định.
- Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ:
Tuy đã có chủ trương phát triển nhưng chưa có chính sách nâng đỡ cho
đầu tư công nghiệp cao su, là ngành sản xuất còn non trẻ và chưa đủ sức cạnh
tranh cả về công nghệ lẫn thị trường.
Các thủ tục để nhận vốn vay ưu đãi còn khá phức tạp dẫn đến các chi
phí giải ngân lớn và thường chậm trể, làm phát sinh các chi phí tín dụng ngắn
hạn, làm tăng chi phí đầu tư. Đối với nguồn Ngân sách, dù các vùng phát triển
cao su đều nằm trong các diện tích ưu tiên sử dụng vốn Ngân sách trong đầu
tư cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế ngành cao su được hỗ trợ rất ít từ nguồn này
(chỉ đáp ứng không quá 20% nhu cầu hằng năm). Trong khi đó, đối với các
địa phương đã hình thành một luật bất thành văn là khu vực nào cao su phát

triển thì hầu như điạ phương đó giao việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các
công ty cao su, điều này cũng góp phần làm tăng các chi phí đầu tư không
sinh lợi cho ngành cao su Việt Nam.
Thiếu sự triển khai các chính sách phù hợp và đồng bộ với đặc điểm
của từng ngành, từng vùng.
Tính thực thi pháp luật còn kém, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất, ăn
cắp mủ cao su nguyên liệu
- Trừ các doanh nghiêp nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm có thể
tận dụng được cơ sở hạ tầng, các khu vực vùng sâu, vùng xa chưa có hạ tầng
cơ sở phát triển và ngành cao su phải đầu tư phục vụ cho nhu cầu phát triển
của mình.
Ngoài việc đánh giá các thuận lợi và khó khăn do các yếu tố mang tính
vĩ mô, tác giả còn đi sâu nghiên cứu mô hình tổ chức các loại hình đơn vị sản
xuất cao su, đánh giá tính ưu điểm và nhược điểm của các loại mô hình, để từ
đó đưa ra được các đề xuất cải tổ nhằm phát huy hiệu quả mô hình sản xuất


10

kinh doanh. Trên cơ sở các kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những
thuận lợi khó khăn của ngành cao su Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải
pháp chiến lược bao gồm:
- Chiến lược phát triển thị trường quốc tế, mở rộng thị trường nội địa
- Chiến lược huy động vốn
- Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển
- Chiến lược marketing, thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm
Từ các chiến lược này, tác giả cũng đưa ra các nhóm giải pháp để thực
hiện các chiến lược trên. Đồng thời cũng có các kiến nghị đối với Nhà Nước
để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ngành cao su Việt Nam có thể thực hiện
được các mục tiêu và chiến lược đề ra.

Mặc dầu là một nghiên cứu có tính tổng quát, sâu sắc và có những giải
pháp kiến nghị có cơ sở lý luận và giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, để được áp
dụng vào thực tiễn thì còn là cả vấn đề nan giải, do cơ chế tiếp cận của Nhà
nước đối với các nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về cây cao su và sự phát triển của
ngành cao su ở Việt Nam là hết sức nhiều, phong phú về nội dung và khá đầy
đủ về tất cả các khía cạnh của lĩnh vực cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, đối với
vùng đất Quảng Bình thì chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ và toàn diện về
việc phát triển cây cao su.


11

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
1.1.1. Cây cao su và đặc điểm của nó
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiacea, có nguồn gốc từ Brazil. Thân cây có thể cao đến 30 m, rễ ăn
sâu 3-5m nếu đất tốt rễ có thể ăn sâu tới 10m. Lá cao su là lá kép lông chim.
Hoa cao su là loại hoa đơn tính, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thụ phấn
chéo do hoa đực nở sớm hơn hoa cái. Quả nang gồm ba buồng mỗi buồng có
một hạt.
Khi cắt ngang thân cây có thể thấy rõ ràng 3 phần là gỗ, vỏ và tượng
tầng. Mủ cao su chỉ thấy xuất hiện nhiều trong phần vỏ nên vỏ sẽ được xem
xét chi tiết hơn các phần khác.
Vỏ gồm 4 lớp:
- Lớp mộc thiềm: Lớp này dưới một năm tuổi thường mỏng và không

đáng kể làm nhiệm vụ bảo vệ các lớp bên trong
- Lớp gia cát thô: Lớp này có hoạt động sinh lý kém. Đây là lớp dày nhất,
có thưa thớt những tế bào ống nhựa mủ đã già, mất khả năng sản xuất mủ
- Lớp gia cát tinh: Lớp này tương đối dày,mật độ tế bào ống mủ nhiều
hơn so với lớp trước.
- Lớp da cát lụa: Có độ dày khá mỏng, nhưng ở đây tập trung chủ yếu các
tế bào ống mủ hoạt động sinh lý mạnh (90% ống nhựa mủ tập trung ở đây).
- Tượng tầng: Là nơi sản xuất ra tế bào gỗ và tế bào libe trong đó có hệ
thống ống mủ cao su. Bên cạnh đó trượng tầng còn hoạt động có tính chu kỳ.
Để khai thác mủ có hiệu quả phải cạo đúng độ sâu. Nếu cạo quá cạn thì cho
mủ ít, nếu cạo sâu thì cho mủ nhiều nhưng hàm lượng mủ quy khô thấp, ảnh
hưởng đến tượng tầng, vỏ sau khi tái sinh sẽ có hiện tượng u lồi và không thể


12

khai thác tiếp trên lớp vỏ tái sinh đó. Bên cạnh đó còn gây nên bệnh xì mủ,
loét sọc miệng cạo…
Đặc điểm sinh thái của cây cao su
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở
vùng nhiệt đới ẩm, Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương
đối thấp: dưới 200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của
gió càng mạnh không thuận lợi cho cây cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến
cáo để trồng cao su là:Vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao
su ở độ cao đến 500–600m.
Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn
8%. Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp
chống xói mòn. Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì
xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp
đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập

các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường
đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều
khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về
nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy
nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 -2m thì vẫn có thể trồng
được, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất
có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở
lớp đất mặt (0- 30cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu
là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30 - 40%.
Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20–25% (đất cát pha sét) được
xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50%
trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành
phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng
bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.


13

Khí hậu Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh
trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối
thích là 26-28oC (Nhiệt độ 25oC là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức
tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ –
5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên
thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-28oC.
Nhiệt độ thấp hơn 18oC, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh
trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10oC, hạt mất sức nảy mầm
hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và
chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 5oC, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy
mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 30oC,

sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ.
Nhiệt độ mà cao hơn 40oC, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến
cây chết.
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những
vùng có lượng mưa 1800- 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 –
150ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời ẩm độ không khí cũng thể
hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng
mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai
thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều
thì năng suất càng giảm.
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số
cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6
tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ,
cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su
trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 - 5 tháng.


14

Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng
tốt. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo
mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số
còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và boong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
Gió: Gió nhẹ 1-2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây
thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp vỏ cây mau khô sau khi mưa. Trồng
cây cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại
cho cây cao su, làm gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển
sâu và rộng được.
Giờ chiếu sáng, sương mù: Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến

cường độ quang hợp của cây và như thế sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và
sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và
sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là
1.800-2800 giờ/ năm.
Sương mù nhiều tạo nên sự ẩm ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh
phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng…
1.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây cao su
Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao,
ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ,
đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi
dưới tán rừng,vv...
Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,2
tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,5-1,8 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có
thể đạt tới 50-60 triệu đồng/tấn, thậm chí có những thời điểm giá cao su lên
đến 120 triệu đồng/tấn (giai đoạn 2009-2011). Cây cao su có chu kỳ kinh
doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công nghiệp chế biến, giá hiện
tại đang xuất khẩu bình quân đạt 1.300-2.000 USD/m3 gỗ thành khí .
Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc,


15

hoá chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun, lá cao su
dùng làm phân bón khi phân huỷ.
Giá trị về môi trường, sinh thái. Cây cao su trồng tập trung có khả năng
giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị
cảnh quan sinh thái du lịch.
Phát triển sản xuất cây cao su quyết định tới sự phát triển của ngành
công nghiệp chế biến đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu kinh tế của
địa phương hay vùng lãnh thổ. Việc phát triển cây cao su sẽ phát huy những

lợi thế về đất đai, khí hậu của các vùng, qua đó hình thành những vùng
chuyên canh lớn, tạo ra các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn từ đó thúc đẩy
công nghiệp chế biến phát triển. Hình thành vùng chuyên canh cây cao su góp
phần phân bố sức sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn, giải quyết được nhiều việc
làm và thu nhập cho nhiều lao động. Phát triển cây cao su đối với nhiều địa
phương là một trong những giải pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu.
Nhưng quan trọng nhất là vai trò xuất khẩu của sản phẩm cây cao su.
Ngành cao su đã và đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam, góp phần bảo đảm cân đối vĩ mô cho phát triển kinh tế.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
1.2.1. Nội dung phát triển cây cao su
Phát triển cây cao su là một phần của phát triển nông nghiệp. Từ quan
điểm chung về phát triển kinh tế và các mô hình lý thuyết phát triển nông
nghiệp có thể thấy phát triển cao su là quá trình vận động đi lên không ngừng
theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, cả về phân bổ khai thác nguồn lực, tổ
chức sản xuất, năng suất để sản lượng có thể gia tăng và duy trì ở mức tiềm
năng. Đó là sự vận động lớn lên về quy mô sản xuất cây cao su như phát triển
cả về số lượng cây cao su, gia tăng huy động và sử dụng tốt các nguồn lực;
phát triển về chất lượng cây cao su (chất lượng giống, sản phẩm, năng suất),
hoàn thiện tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định và bảo đảm sự phát


16

triển bền vững. Sự phát triển phải gắn liền với bảo đảm việc làm ổn định và
nâng cao thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư trong khu vực
phát triển cao su. Đồng thời hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tới môi trường sống
của con người.
Nội dung phát triển cây cao su bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và
chất lượng.

- Sự phát triển về mặt lượng trong sản xuất cao su là việc làm gia tăng
khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia
tăng sản hượng hàng hóa cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ... điều đó được
thực hiện thông qua sự gia tăng các yếu tố đầu vào như: gia tăng quy mô diện
tích cây trồng (thông qua khai hoang, phục hóa)
- Sự phát triển sản xuất cao su về mặt chất là nâng cao hiệu quả của
hoạt động sản xuất cao su và gia tăng sự đóng góp sản xuất cao su cho kinh tế
xã hội của địa phương. Điều này có nghĩa phải không ngừng nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm cây cao su trên mỗi đơn vị diện tích. Ngoài ra
phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến phù hợp, tạo ra nhiều sản phẩm
giá trị gia tăng của cây cao su. Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm từ cây
cao su.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cây cao su
a. Gia tăng diện tích và sản lượng cây cao su
Sản xuất cây cao su là hoạt động sản xuất nông nghiệp với đặc điểm cơ
bản của quá trình này là hoạt động gắn liền với đất nên việc gia tăng về mặt
lượng trước hết phải bắt đầu từ việc gia tăng diện tích đất canh tác cây cao su.
Sự gia tăng về quy mô sản xuất cao su thể hiện ở quy mô diện tích trồng cây
cao su cũng như số lượng và quy mô các nhà sản xuất cao su. Gia tăng diện
tích cây cao su phải huy động và sử dụng quỹ đất hiện có của địa phương một
cách hợp lý trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Hạn chế tối đa
tình trạng phát triển tự phát, nhất là phát triển cao su tiểu điền, phá vỡ quy


17

hoạch, phát triển trên những diện tích đất có điều kiện tự nhiên không phù
hợp với đặc tính sinh lý phát triển của cây cao su dẫn đến sự đầu tư kém hiệu
quả về mọi mặt.
Các tiêu chí phản ảnh sự gia tăng sản lượng và diện tích:

+ Diện tích tăng thêm và tỷ lệ tăng diện tích trồng cao su;
+ Số lượng và mức tăng nhà sản xuất cao su;
+ Sản lượng và mức tăng sản lượng cao su;
+ Giá trị sản lượng và mức tăng giá trị sản lượng cao su;
+ Diện tích đất được quy hoạch tăng thêm cho sản xuất cao su.
b. Gia tăng về năng suất và chất lượng sản phẩm cây cao su
Mở rộng quy mô diện tích không phải là yếu tố vô tận mà nó bị hạn chế
bởi các yếu tố tự nhiên của từng địa phương, bao gồm sự hạn chế về mặt diện
tích, tính phù hợp của đất đai cho sự phát triển của cây cao su…chính vì vậy
muốn phát triển về mặt giá trị sản lượng thì phải tập trung nâng cao năng suất
cây cao su. Năng suất cây cao su phản ảnh mức sản lượng mủ cao su trên mỗi
đơn vị diện tích gieo trồng (tấn/ha). Năng suất cây cao su chịu ảnh hưởng từ
nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, giống và kỹ thuật canh tác, chăm bón và
thu hoạch… Nâng cao năng suất cây cao su là quá trình không ngừng áp dụng
kỹ thuật và công nghệ để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng tốt trong
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng sản xuất và cho sản phẩm ngày
càng tăng về năng suất và bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm tốt nhất đáp ứng
được nhu cầu thị trường. Để nâng cao năng suất cây cao su phải bắt đầu từ
khâu giống (yếu tố đất đai và điều kiện tự nhiên được xem là cố định) trên cơ
sở nghiên cứu chọn giống mới phù hợp với điều kiện thực tế thỏa mãn những
tiêu chuẩn của sản phẩm và có năng suất cao nhất trên không gian đã quy
hoạch phát triển cây cao su của địa phương. Tiếp theo là phải không ngừng áp
dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ trong trồng, chăm sóc, phòng trừ
sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm. Trong tất cả các khâu


×