ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ HÀ GIANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHỐ CÒ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2013 – 2017
Thái Nguyên, năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ HÀ GIANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHỐ CÒ THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012-2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Lớp
: K45 - ĐCMT - N01
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng.
Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã giảng
dạy những kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học
tập, rèn luyện. Tất cả là những hành trang quý báu của mỗi sinh viên sau khi ra
trường. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, anh chị ở phường Phố Cò đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và
phương pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
tháng
Sinh viên
Lê Hà Giang
năm 2017
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2013 .......................................... 22
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của phường Phố Cò ........................... 44
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của phường Phố Cò ........................... 45
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của phường Phố Cò ........................... 47
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của phường Phố Cò ........................... 48
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của phường Phố Cò ........................... 50
Bảng 4.6. Tình hình biến động sử dụng đất của của phường Phố Cò giai đoạn 2012 2016 ..................................................................................................... 51
Bảng 4.7. Biến động cơ cấu sử dụng đất so với diện tích tự nhiên của phường Phố
Cò 2012 - 2016 ..................................................................................... 54
Bảng 4.8: Tình hình biến động đất đai của phường Phố Cò từ năm 2012 đến năm
2016 ..................................................................................................... 55
Bảng 4.9. Cơ cấu dân số của phường Phố Cò giai đoạn 2012 – 2016 ..................... 57
Bảng 4.10. Kết quả công tác thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường
Phố Cò giai đoạn ( 2012 – 2016 ).......................................................... 58
Bảng 4.11. Phân kỳ quy hoạch diện tích các loại đất phân bổ theo các mục đích ... 59
Bảng 4.12. Tình hình xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân tại phường Phố Cò giai đoạn 2012 – 2016 ....................... 60
Bảng 4.13. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ ............................. 61
Bảng 4.14. Ý kiến các hộ điều tra về mức độ tác động của chuyển mục đích ......... 62
Bảng 4.15. Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong tương lai ........................ 63
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTH
: Đô thị hóa
GPMB
: Giải phóng mặt bằng
QLNN
: Quản lý nhà nước
SDĐ
: Sử dụng đất
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
Phần 1. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.............................................................................. 5
2.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 7
2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam............................... 13
2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới ............................................. 13
2.2.2. Khái quát chính sách đất đai của Việt Nam ........................................... 18
2.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước ...................................... 20
2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới ...................................................... 20
2.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước ......................................................... 21
2.4. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế
giới và ở Việt Nam............................................................................................. 23
2.4.1. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên
Thế giới .......................................................................................................... 23
2.4.2. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt
Nam ............................................................................................................... 26
v
2.4.3. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành
phố Sông Công ............................................................................................... 30
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 33
3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ............................................... 33
3.1.1. Địa điểm ............................................................................................... 33
3.1.2. Thời gian .............................................................................................. 33
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 33
3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phường
Phố Cò ........................................................................................................... 33
3.2.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường Phố Cò
giai đoạn 2012 – 2016 .................................................................................... 33
3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn
phường Phố Cò giai đoạn 2012– 2016 ............................................................ 33
3.2.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp
khi bị chuyển mục đích sử dụng đất................................................................ 34
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34
3.3.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ................................................. 34
3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 34
3.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 34
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 35
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 36
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của phường
Phố Cò ....................................................................................................36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 36
4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường Phố Cò
giai đoạn 2012 – 2016 ........................................................................................ 43
4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn phường Phố Cò giai đoạn
2012 – 2016 ................................................................................................... 43
vi
4.2.2. Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn của
phường Phố Cò, giai đoạn 2012 – 2016 .......................................................... 51
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn phường
Phố Cò giai đoạn 2012 – 2016 ........................................................................... 56
4.3.1. Yếu tố gia tăng dân số và việc làm ........................................................ 56
4.3.2. Yếu tố đô thị hoá .................................................................................. 57
4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị
chuyển mục đích sử dụng đất ............................................................................. 64
4.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước .................................................................. 64
4.4.2. Giải pháp cho các hộ nông dân ............................................................. 74
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 75
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 75
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người,
đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Nó có vai trò quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc
phòng điều đó thể hiện rõ tầm quan trọng của đất đai trong cuộc sống xã hội. Đất
đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo được, có vị trí cố định trong
không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người nhưng lại vô
hạn về mặt thời gian nếu sử dụng hợp lý, cải tạo bồi bổ thường xuyên thì giá trị mà
đất mang lại càng tăng, đối với mỗi quốc gia nếu xét về mặt diện tích thì nó bị giới
hạn bởi đường biên giới giữa các quốc gia, là vấn đề liên quan đến tình hình ổn định
chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy
hiện nay ở nhiều nước trên Thế giới đã ghi nhận vấn đề đất đai vào hiến pháp của
Nhà nước.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân trong điều kiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, các công trình đô thị, công trình
dân cư phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đòi hỏi công tác quản lý đất
đai phải thực hiện tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với
người sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường bất động sản công khai
và lành mạnh trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Từ những năm đầu thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ
nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã
và đang thu được những thành công về kinh tế đáng kể, đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh
tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Vào những năm gần đây kinh tế nước ta
có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là từ khi chúng ta ra nhập tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng nhanh, chất lượng
2
cuộc sống từng bước được nâng cao…. Tuy nhiên,1 bên cạnh sự phát triển về kinh
tế là sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, hình thành các khu đô
thị, các khu công nghiệp lớn gây biến động đất đai tại các địa phương.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hóa của thành phố
Sông Công diễn ra khá mạnh trong giai đoạn 2012 - 2016. Là một thành phố trẻ
năng động là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội
phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng
bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối
với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, là điều kiện
rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội,
phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc mà Trung tâm là thành phố Thái
Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi
thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là
đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.
Phường Phố Cò là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc thành phố Sông
Công, tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 4,65 km². Phường Phố Cò nằm ở phía
Nam thành phố Sông Công, phía Bắc giáp phường Cải Đan và phường Thắng Lợi,
phía Đông, phía Nam và phía Tây giáp thị xã Phổ Yên. Dân số phường Phố Cò là
12.530 người, chủ yếu là công nhân, học sinh, cán bộ, viên chức. Mật độ dân số đạt
2.695 người/km²
Quá trình đô thị hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử
dụng và đối tượng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay
vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc
mua bán, trao đổi, chuyển mục đích trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà
nước. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường thường tăng cao và có những biến động
phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lượng lao động lớn
từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội như: giải quyết việc làm, nhu cầu đất
ở, ô nhiễm môi trường….
Khóa luận đầy đủ ở file: khóa luận full