Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.87 KB, 148 trang )


0

đại học quốc gia hà nội
khoa luật





nguyễn thị vân





hợp đồng nh-ợng quyền th-ơng mại theo
pháp luật việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế




luận văn thạc sĩ luật học






Hà nội - 2011




1

đại học quốc gia hà nội
khoa luật



nguyễn thị vân




hợp đồng nh-ợng quyền th-ơng mại theo pháp luật
việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 60 38 60


luận văn thạc sĩ luật học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nông Quốc Bình










Hà nội - 2011


4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

8
1.1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại
8
1.1.1.Định nghĩa về nhượng quyền thương mại
8
1.1.2. Các đặc điểm của nhượng quyền thương mại
14
1.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại
19
1.2. Vai trò của nhượng quyền thương mại
24
1.2.1.Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền
27

1.2.2. Vai trò của nhượng quyền thương mại đối với bên nhận quyền
29
1.2.3. Vai trò của nhượng quyền thương mại trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam

31
1.3. Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại
36
1.3.1.Định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại
36
1.3.2.Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại
39
1.3.3. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại
45
1.3.4. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại
48
1.3.5. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
50
1.3.6. Gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại
51
1.3.7. Chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền thương mại
52
1.3.8. Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
53
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

58
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền
58

2.1.1. Quyền của bên nhượng quyền
58
2.1.2. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền
61
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền
72

5
2.2.1. Quyền của bên nhận quyền
72
2.2.2. Nghĩa vụ của bên nhận quyền
73
2.3. Quyền và nghĩa vụ khác
84
2.3.1. Bên nhượng quyền có các quyền và nghĩa vụ
84
2.3.2. Bên nhận quyền có các quyền và nghĩa vụ:
86
2.4. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với một số hợp
đồng khác

87
2.4.1. Phân biệt với hợp đồng đại lý thương mại
88
2.4.2. Phân biệt với hợp đồng phân phối
89
2.4.3. Phân biệt với hợp đồng chuyển giao công nghệ
91
2.4.4. Phân biệt với hợp đồng li-xăng quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp


91
2.5. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về HĐNQTM………
93
2.5.1. Khái niệm xung đột pháp luật về HĐNQTM…………………….
93
2.5.2 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại……………………………………………………….

98
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

113
3.1. Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
113
3.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh HĐNQTM ở Việt Nam
117
3.2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh HĐNQTM ở Việt Nam………
117
3.2.2. Pháp luật của một số nước và các điều ước quốc tế về nhượng
quyền thương mại………………………………………………………

126
3.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh HĐNQTM
128
3.3.1. Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
128
3.3.2. Hoàn thiện các quy định về thời hạn và chấm dứt hợp đồng
132

3.3.3. Hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ điều chỉnh hoạt động
nhượng quyền thương mại

133
KẾT LUẬN
135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
139



3
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDSVN 2005
Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11do Quốc
Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua vào
ngày 14/6/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2006
Luật Thương mại 2005
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do
Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7
thông qua vào ngày 14/6/2005 có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2006
NĐ số 35/2006/NĐ-CP
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 31/03/2006 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thương mại

2005
HĐNQTM
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
NQTM
Nhượng quyền thương mại

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Franchise (nhượng quyền thương mại) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có
nghĩa là đặc quyền, ưu đãi là là một hình thức nhân rộng thương hiệu, nhân
rộng mô hình kinh doanh đã được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới (WTO). Tuy nhiên, với nhiều quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là Mỹ, đất nước có nền kinh tế phát triển cao thì nhượng quyền
thương mại đã xuất hiện từ lâu. Người đầu tiên thực hiện hoạt động nhượng
quyền thương mại là Robert Fulton (quốc tịch Mỹ) với đối tượng kinh doanh
là giấy phép sản xuất tàu thủy chạy bằng hơi nước. Robert Fulton đã gặt hái
được khá nhiều thành công đặc biệt là vào những năm 50, sau khi Đại chiến
thế giới lần thứ 2 kết thúc. Hoạt động nhượng quyền thương mại bùng nổ trên
thế giới vào những năm 60, phát triển ổn định vào những năm 70 và chín
muồi vào thập kỷ 80 và 90. Ngày nay, nhượng quyền thương mại trở thành
một trong những ngành dịch vụ có doanh số rất lớn, tập trung nhiều trong lĩnh
vực kinh doanh đồ uống, đồ ăn nhanh, giáo dục đào tạo, thời trang, bất động
sản, với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như KFC, McDonald’s, Qualitea,
Starbuck Cafe, Lotteria, Jollibee, Aptech [33] [34] Đơn giản vì đây là
những lĩnh vực có tiềm năng thu được lợi nhuận cao.
Theo Biểu CLX – Việt Nam Phần II- Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ
Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II thì Dịch vụ nhượng
quyền thương mại khi các nhà đầu tư tiếp cận thị trường sẽ không hạn chế,

ngoại trừ phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của
phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế
vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ 1/1/2009, không hạn chế. Sau ba năm kể
từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh. Như vậy, tại thời điểm

2
hiện nay, các công ty nước ngoài đã có thể thành lập liên doanh, 100% vốn
nước ngoài ở Việt Nam để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
thương mại.
Có thể nói những biểu hiện thực tế của hoạt động nhượng quyền
thương mại tuy đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nay, song kinh nghiệm
về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều hạn chế cả về lý luận và
thực tiễn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, không thể phủ nhận được
rằng hệ thống pháp luật về thương mại của Việt Nam đã từng bước được hoàn
thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động thương
mại, trong đó có nhượng quyền thương mại, tuy nhiên cơ sở pháp lý cho hoạt
động nhượng quyền thương mại còn khá nhiều bất cập, chưa theo kịp đòi hỏi
của thực tiễn kinh doanh.
Quan hệ nhượng quyền thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực như:
quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bản thân quyền thương mại lại được hình
thành từ một gói các quyền liên quan đến nhiều đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ, vì vậy việc kiểm soát sở hữu đối với loại tài sản này không dễ dàng.
Do bên nhận quyền cũng độc lập về hoạt động kinh doanh, thường không phải
là công ty con hoặc công ty bị chi phối bởi bên nhượng quyền nên có xu
hướng muốn được thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập,
không muốn chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Trong khi đó, bên
nhượng quyền thông qua thỏa thuận với bên nhận quyền trên cơ sở
HĐNQTM luôn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và thực hiện việc giám
sát chặt chẽ đối với toàn hệ thống nhượng quyền mà cụ thể là các bên nhận
quyền. Chính vì vậy, mối quan hệ tưởng chừng như được kết nối bởi sự hợp

tác giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền lại là mối quan hệ chứa đựng
những khả năng phát sinh tranh chấp. Các tranh chấp cũng có thể phát sinh do
các bên đã không hiểu được hết bản chất của quan hệ, không hiểu được hết

3
nội dung của hợp đồng khi ký kết dẫn đến việc không và không thể thực hiện
được đúng các cam kết. Thêm vào đó, thực tiễn của hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam cho thấy, có nhiều tác động tiêu cực, bắt nguồn từ
việc thực hiện nhượng quyền thương mại, tới các bên chủ thể của quan hệ
nhượng quyền thương mại, người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung, ví dụ
như các vấn đề về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hạn chế cạnh tranh.
Xuất phát từ thực tế nói trên, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia
nhập WTO, đề tài “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tác giả chọn để nghiên cứu
là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết. Việc nghiên cứu, đánh giá có hệ
thống và toàn diện quy định pháp luật về HĐNQTM, đề ra những giải pháp cụ
thể nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
HĐNQTM là cần thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật về thương mại tại Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Trên thế giới các công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại đã
được thực hiện gắn liền với suốt quá trình hình thành và phát triển nhượng quyền
thương mại ở mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, pháp luật về HĐNQTM là một phần của pháp luật về
nhượng quyền thương mại và là nội dung quan trọng của pháp luật thương
mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng như ngày nay. Vấn đề này
đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên
cứu. Với từng phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình đã được
công bố, đề cập đến một vài khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động

nhượng quyền thương mại như: một số công trình nghiên cứu đề cập khái niệm
về nhượng quyền thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng

4
quyền thương mại với một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả
Phạm Thị Thu Hà với tên gọi: Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp Việt
Nam, đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 – 2005; từ khía cạnh
pháp lý như bài viết của tác giả Bùi Ngọc Cường: Các điều khoản độc quyền
trong HĐNQTM (tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2007); Hoàn thiện khung
pháp lý về nhượng quyền thương mại (tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 8/2007).
Nhìn nhận hoạt động nhượng quyền thương mại đơn thuần dưới góc độ thương
mại và coi nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả Lý Quý
Trung có bài viết với tên gọi: Franchise – Bí quyết thành công bằng mô hình
nhượng quyền kinh doanh (Nhà Xuất bản Trẻ, Hà Nội, 2005). Nội dung của sách
chủ yếu tập trung vào các vấn đề thương mại của nhượng quyền hơn là các
vấn đề pháp lý. Ngoài ra, do tác giả là giám đốc điều hành của một bên
nhượng quyền nên nội dung sách cũng nói nhiều đến các vấn đề của bên
nhượng quyền hơn là bên nhận quyền. Với tư cách là một bên trong
HĐNQTM, bên nhận quyền luôn là bên có nhu cầu cần tìm hiểu thông tin hơn
bên nhượng quyền. Ngoài ra, với cuốn sách Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
HĐNQTM, của Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
2009, tác giả Hằng Nga nghiên cứu nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp
luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, một số công trình tiếp cận nghiên cứu một số nội dung
cụ thể của pháp luật về nhượng quyền thương mại, như: luận văn Thạc sỹ
Luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ với đề tài Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Trường Đại học
Luật Hà nội - 2005).
Tuy nhiên, những công trình kể trên dừng lại ở việc nghiên cứu
nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế và những ảnh hưởng của

hoạt động thương mại này tới đời sống xã hội. Luận văn này sẽ là công

5
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn
đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng về nhượng quyền thương mại và pháp luật
về HĐNQTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở
khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
HĐNQTM ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau,
như phương pháp tổng hợp và phân tích để phân tích các quy định của pháp
luật Việt Nam trong HĐNQTM để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả khi áp
dụng các quy định đó trên thực tiễn áp dụng của các bên trong hợp đồng;
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu các quy đinh của
các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các
nước, từ đó rút ra những điểm đã đạt được và những điểm cần phải sửa đổi,
bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐNQTM; phương pháp kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu trong Luận
văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật
biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài này tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định cụ thể về
HĐNQTM theo pháp luật Việt Nam, cụ thể ở đây là HĐNQTM theo Luật
Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong phần nội dung, tác giả sẽ phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản về
HĐNQTM bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, việc
gia hạn, chấm dứt và thời hạn của hợp đồng v.v từ đó giúp các bên khi tham
gia quan hệ hợp đồng hiểu được bản chất của loại hợp đồng này cũng như đưa
ra nhận định về quy định của pháp luật Việt Nam trong từng trường hợp liên


6
quan. Qua đó, tác giả sẽ nêu lên những kiến nghị có thể được áp dụng trong
việc hoàn thiện pháp luật về HĐNQTM một cách hợp lý, khoa học và phù
hợp với thông lệ quốc tế.
5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn:
Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về
HĐNQTM ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn cung cấp
cho người đọc một cái nhìn sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của
quan hệ nhượng quyền thương mại, từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản
chất của quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại. Với những phân tích
đối với các điều khoản của HĐNQTM, luận văn sẽ giúp cho những chủ thể có
ý định tham gia ký kết HĐNQTM hiểu rõ hơn về các vấn đề cần đàm phán,
thương lượng trước khi ký kết hợp đồng, đặc biệt hiểu rõ hơn về quyền và
nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Ngoài ra từ sự đánh giá về thực trạng việc thực hiện các hợp đồng nhượng
quyền thượng mại diễn ra trên thị trường Việt Nam, sự điều chỉnh của pháp luật
có liên quan đến nhượng quyền thương mại, HĐNQTM trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và với những đề xuất, kiến nghị, luận văn có thể là tài liệu tham khảo
cho các nhà lập pháp, đặc biệt là các nhà kinh doanh muốn mở rộng mạng lưới
kinh doanh của mình thông qua hệ thống nhượng quyền thương mại và ngược lại
với các nhà đầu tư nhỏ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm khi tham gia vào các hệ
thống franchise sẽ giúp họ tiết kiệm được tiền bạc, thời gian và giảm thiểu rủi ro
nhanh chóng trở thành những người chủ doanh nghiệp.
6. Cơ cấu luận văn:
Luận văn này được bố cục như sau:
Phần mở đầu
Chương 1 Khái quát chung về nhượng quyền thương mại và hợp đồng
nhượng quyền thương mại


7
Chương 2. Những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng nhượng quyền
thương mại
Chương 3 Thực trạng việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương
mại và giải pháp hoàn thiện
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.


8
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ HỢP
ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
1.1 . Khái quát chung về nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.1. Định nghĩa về nhượng quyền thương mại
Để thấy được bản chất của quan hệ HĐNQTM, chúng ta cùng tìm hiểu
và phân tích các định nghĩa/khái niệm nhượng quyền dưới lăng kính pháp lý.
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ
thống, mô hình kinh doanh của thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền
thương mại, quy trình, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Các
bên trong quan hệ nhượng quyền này, căn cứ trên hệ thống pháp luật điều
chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại, sẽ ràng buộc với nhau bằng các
thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa ít nhất là hai thương nhân, trong đó, bên
nhượng quyền đồng ý trao cho bên nhận quyền một “quyền thương mại” bao
gồm quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng mô hình, kỹ thuật
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại của mình để nhận lại một
khoản phí hay phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định đã
được thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra bên nhận quyền phải tuyệt đối tuân
thủ các kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng v.v. do bên
nhượng quyền đưa ra.

Hiện nay, ở các nước, các tổ chức thương mại quốc tế khác nhau đã có
nhiều định nghĩa về nhượng quyền thương mại, được ghi nhận như là một
phần quan trọng điều chỉnh hệ thống pháp luật thương mại đối với từng tổ
chức quốc tế hay quốc gia đó.
Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế (The International
Franchise Association), một tổ chức được thành lập từ năm 1960 với nhiều
thành viên đến từ hàng trăm quốc gia trên thế giới đã định nghĩa nhượng

9
quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo
hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó, bên nhượng
quyền đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của
bên nhận quyền trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân
viên; bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hoá, phương thức,
phương pháp kinh doanh do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát và bên
nhận quyền đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp của mình
bằng các nguồn lực của mình.” [20].
Định nghĩa này không đi sâu vào bản chất của nhượng quyền thương
mại mà chỉ khái quát vai trò của các bên trong quan hệ HĐNQTM.
Theo Hiệp Hội Nhượng Quyền Thương Mại Quốc Tế của Hoa Kỳ thì
“Nhượng quyền thương mại là một mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền, theo đó bên nhượng quyền cung cấp và có nghĩa vụ
duy trì sự quan tâm liên tục đến việc kinh doanh của bên nhận quyền trên các
lĩnh vực như bí quyết kinh doanh và đào tạo; bên nhận quyền sẽ hoạt động
dưới tên thương mại chung, phương thức và/hoặc cách thức kinh doanh do
bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát; và theo đó bên nhận quyền đang
hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào việc kinh doanh của mình bằng các
nguồn lực riêng của mình.” [21].
Chương 54, Bộ Luật Dân Sự Nga ban hành năm 1996 định nghĩa
nhượng quyền thương mại như sau: “Theo HĐNQTM, một bên (bên có quyền)

cấp cho bên kia (bên nhận quyền) với một khoản thù lao, theo một thời hạn
hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của
bên nhận quyền một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm
quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, các quyền đối với bí mật kinh
doanh và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như
nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, v.v…” [22].

10
Thông qua định nghĩa của Nga chúng ta có thể nhận thấy được một số
vấn đề quan trọng đối với nhượng quyền thương mại như: hình thức pháp lý
thể hiện nội dung việc nhượng quyền thương mại; các đối tượng của nhượng
quyền thương mại, thời hạn và phí của nhượng quyền thương mại.
Để đánh giá về tính toàn diện và đầy đủ của khái niệm nhượng quyền
thương mại, chúng ta cùng tham khảo định nghĩa của Hiệp Hội Nhượng
Quyền Thương Mại Châu Âu cũng đã có định nghĩa về nhượng quyền thương
mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là một hệ thống tiếp thị (marketing)
hàng hóa và/hoặc dịch vụ và/hoặc công nghệ dựa trên sự cộng tác gần gũi và
thường xuyên giữa các bên độc lập và riêng biệt về mặt pháp lý và tài chính,
bên nhượng quyền (Franchisor) và bên nhận quyền (Individual Franchisee),
theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền và áp đặt nghĩa vụ
thực hiện việc kinh doanh phù hợp với ý tưởng (concept) của bên nhượng
quyền. Để đổi lại việc phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính trực tiếp hay
gián tiếp, bên nhận quyền có quyền và có nghĩa vụ sử dụng tên thương mại,
và/hoặc nhãn hiệu hàng hóa và/hoặc nhãn hiệu dịch vụ, bí quyết, phương
pháp kỹ thuật và kinh doanh, hệ thống quy trình và các quyền sở hữu trí tuệ
và công nghiệp khác của bên nhượng quyền, được hỗ trợ bằng việc được
cung cấp liên tục các trợ giúp kỹ thuật và thương mại, trong phạm vi và thời
hạn quy định tại văn bản HĐNQTM do các bên quyết định cho mục đích
này.”[23].
Điều 5 Bộ luật về nhượng quyền thương mại của Australia định nghĩa

như sau: “Nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận, theo đó một bên (bên
nhượng quyền) cấp cho một bên khác (bên nhận quyền) quyền thực hiện hoạt
động đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp hoặc phân phối hàng hóa hoặc
dịch vụ trong lãnh thổ Australia theo hệ thống hoặc kế hoạch kinh doanh mà
cơ bản được xác định, kiểm soát hoặc đề xuất bởi Bên nhượng quyền hoặc

11
Hiệp hội của những bên nhượng quyền; và (i) theo đó việc tiến hành hoạt
động kinh doanh được chủ yếu gắn liền với thương hiệu, hoạt động quảng cáo
hoặc biểu tượng thương mại của Bên nhượng quyền, (ii) Bên nhận quyền
được sở hữu, được sử dụng hoặc được cấp giấy phép bởi Bên nhượng quyền
hoặc hiệp hội của Bên nhượng quyền. Trước khi bắt đầu hoạt động kinh
doanh và trong quá trình kinh doanh, Bên nhận quyền phải thanh toán cho
Bên nhượng quyền hoặc hiệp hội Bên nhượng quyền một khoản phí nhượng
quyền thương mại”.[24]
Hai định nghĩa trên tương đối toàn diện về nhượng quyền thương mại,
không những chỉ ra được các đặc điểm khái quát của bản chất nhượng quyền
thương mại mà còn chỉ ra được quy trình khá chi tiết và đầy đủ của việc
nhượng quyền thượng mại trên thực tế.
Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 đã lần đầu tiên trong hệ thống
pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa về nhượng quyền thương mại như sau:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.” [02]

Định nghĩa trên đã nêu lên những nét chính, đặc trưng của nhượng
quyền thương mại. Tuy nhiên, định nghĩa đã bỏ qua một yếu tố chính của
nhượng quyền là phí nhượng quyền. Do hai bên tham gia quan hệ nhượng
quyền là hai bên độc lập không có quan hệ về vốn với nhau và hoạt động

12
nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại do các thương nhân
thực hiện nên việc quy định về phí là cần thiết. Ngoài ra, việc quy định cụ thể
các đối tượng mà việc kinh doanh gắn với như nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo là không cần thiết vì trên thực tế việc kinh doanh có thể chỉ
gắn liền với một trong hoặc một vài các đối tượng trên và ngược lại cũng có
thể gắn với các đối tượng khác ngoài các đối tượng trên. Thêm nữa, việc quy
định các nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền là không phù hợp
vì có trường hợp bên nhượng quyền không phải là bên sở hữu các nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh mà họ chỉ là bên kiểm soát, nắm giữ và có quyền cấp cho
bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng đó mà thôi, nhất là trong các
HĐNQTM thứ cấp.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về nhượng quyền thương mại
dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi quốc gia. Nhưng có
thể thấy rằng quan điểm chung của tất cả các khái niệm trên là việc một bên
độc lập (bên nhận quyền) phân phối, kinh doanh sản phẩm dịch vụ dưới nhãn
hiệu và các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác cũng như hệ thống kinh
doanh đồng bộ do một bên khác (bên nhượng quyền) phát triển và sở hữu; để
được phép làm điều này, bên nhận quyền phải trả một khoản phí và chấp nhận
một số điều kiện hạn chế do bên nhượng quyền quy định. Về bản chất hoạt
động nhượng quyền thương mại là:
Là loại thỏa thuận mà theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận

quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ và quyền thương mại của
mình (như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết, biển hiệu) trong hoạt
động bán hàng hóa và dịch vụ.

13
Bên nhận quyền phải tuân thủ phương pháp kinh doanh của bên
nhượng quyền.
Trong suốt thời hạn của HĐNQTM, bên nhượng quyền có trách nhiệm
trợ giúp kỹ thuật, kinh doanh và tiếp thị cho bên nhận quyền.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì nhượng quyền thương mại là một
phương thức kinh doanh mà theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận
quyền sử dụng một hệ thống các đối tượng sở hữu trí tuệ và phương thức kinh
doanh do mình phát triển và sở hữu hoặc kiểm soát để bên nhận quyền thực
hiện việc kinh doanh trên cơ sở của các quyền sở hữu trí tuệ và phương thức
kinh doanh đó. Đáp lại, bên nhận quyền sẽ trả cho bên nhượng quyền một
khoản phí.
Tổng thể hơn, nhượng quyền thương mại là một phương pháp phân
phối hàng hóa và dịch vụ mà trong đó, bên nhượng quyền với một khoản thù
lao được trả cho mình, cho phép bên nhận quyền độc lập tiến hành kinh doanh
bằng cách sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, dấu hiệu, chỉ dẫn
thương mại, cũng như phương pháp, bí quyết kinh doanh của bên nhượng
quyền, và dưới sự hướng dẫn, trợ giúp và kiểm soát chất lượng thường xuyên
của bên nhượng quyền. Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên
nhượng quyền có thể trong cùng một thời gian cho phép nhiều bên nhận
quyền khác nhau cùng sử dụng “quyền kinh doanh” của mình. Bằng cách đó,
bên nhượng quyền có thể xây dựng một mạng lưới, hệ thống phân phối hàng
hóa và dịch vụ rộng lớn và nhờ đó, tối đa hóa được lợi nhuận.
Do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
giữa các quốc gia, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về nhượng quyền thương
mại. Có thể thấy rằng các định nghĩa trên dù được thể hiện một cách khác

nhau nhưng đều chứa đựng những nội dung giống nhau đó là:

14
Một bên (bên nhượng quyền) sở hữu hoặc kiểm soát các quyền sở hữu
trí tuệ hoặc công nghiệp và phương thức kinh doanh
Một bên độc lập (bên nhận quyền) tiến hành kinh doanh trong đó sử
dụng các quyền sở hữu trí tuệ hoặc công nghiệp và phương thức kinh
doanh của bên nhượng quyền
Có một hợp đồng cấp quyền giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền ràng buộc hai bên trong việc cấp quyền và sử dụng các quyền
được cấp
Bên nhận quyền phải trả phí cho việc được nhận quyền
Giao dịch giữa hai bên không phải là giao dịch một lần mà là giao dịch
mang tính thường xuyên và liên tục trong suốt thời hạn của hợp đồng
nhượng quyền.
Theo quan điểm của tác giả thì nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
nên được định nghĩa như sau:
“Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại theo đó
thông qua một hợp đồng bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền độc lập
tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo một phương thức
kinh doanh và gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ do bên nhượng quyền
sở hữu hoặc kiểm soát, bên nhượng quyền sẽ tiến hành việc hỗ trợ và kiểm
soát thường xuyên đối với việc kinh doanh của bên nhận quyền, đổi lại, bên
nhận quyền sẽ trả cho bên nhượng quyền một khoản phí”.
1.1.2. Các đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mang những đặc
điểm, tính chất tổng hợp của một số loại hoạt động thương mại khác, đặc biệt
là quan hệ chuyển giao công nghệ, li-xăng và hoạt động phân phối thương
mại. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại cũng mang những đặc điểm riêng


15
biệt giúp chúng ta có thể phân biệt rõ ràng hoạt động này với các hoạt động
thương mại khác:
1.1.2.1.Đối tượng của nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”
Việc xác định đây là một hoạt động thương mại có ý nghĩa trong việc
xác định pháp luật áp dụng và xác định cơ quan tài phán trong trường hợp có
tranh chấp. Theo NĐ số 35/2006/ND-CP thì “quyền thương mại” được hiểu
bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền
tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với
nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền
thương mại chung. Bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền
thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu;
Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp (là thương nhân có quyền cấp
lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu
cho Bên nhận quyền thứ cấp) cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp (là
thương nhân nhận lại quyền thương mại) theo HĐNQTM chung.
Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương
mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Hiểu một cách khái quát thì “quyền thương mại” là quyền tiến hành
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định
cùng với đó là việc sử dụng các nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Trong
quan hệ nhượng quyền, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho
phép bên nhận quyền sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh.

16

Đó cũng chính là đặc điểm để phân biệt nhượng quyền thương mại với lixăng
hoặc chuyển giao công nghệ. Trong quan hệ lixăng các bên chỉ thỏa thuận về
nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm
xác định hình thức, nội dung sản phẩm thì trong nhượng quyền thương mại
mục tiêu mà bên nhận quyền hướng tới là nắm giữ và vận hành một hệ thống
kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa và các đối tượng khác của quyền sở
hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận.
Tương tự như vậy trong quan hệ về sở hữu công nghiệp các bên cũng
chỉ thỏa thuận các nội dung liên quan đến bí quyết, know-how, kèm theo các
kiến thức tổng hợp của công nghệ là máy móc, thiết bị, quy trình đào tạo, có
thể hiểu là chỉ chủ yếu tập trung vào công nghệ sản xuất ra sản phẩm. Trong
khi đó, đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại không chỉ là quy
trình sản xuất mà còn là quy trình quản lý, vận hành chuỗi hệ thống cơ sở
kinh doanh, chính sách kinh doanh, tiêu chuẩn thiết kế cơ sở kinh doanh, nhà
hàng v.v.
1.1.2.2. Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải
tuân thủ các quy định của mô hình nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là việc nhiều chủ thể tiến hành kinh doanh
với một tên gọi, cách thức thống nhất. Do vậy, yêu cầu của hoạt động này là
phải đảm bảo được tính đồng nhất về các yêu tố liên quan đến quy trình kinh
doanh như thống nhất về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phương thức phục vụ,
cách thức bài trí cơ sở kinh doanh và để thực hiện được điều đó thì bên
nhượng quyền luôn yêu cầu các bên bên nhận quyền phải có nghĩa vụ tuân thủ
theo mô hình kinh doanh của mình, cụ thể là:
Các bên nhận quyền phải sử dụng “quyền thương mại” một cách thống
nhất trong toàn hệ thống nhượng quyền. Trong kinh doanh, hệ thống
nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh trong đó một doanh

17
nghiệp có sản phẩm hoặc mạng lưới kinh doanh cho phép doanh

nghiệp khác quyền tự do khai thác dưới tên thương hiệu của doanh
nghiệp mình và thu phí.
Quy định này là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên nhận quyền. Bên
nhận quyền có nghĩa vụ áp dụng toàn bộ bí quyết của bên nhượng
quyền như: bên nhận quyền buộc phải thực hiện việc bố trí theo tiêu
chuẩn tại các địa điểm bán hàng; hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương
mại tại địa phương phải theo chỉ đạo của bên nhượng quyền nhằm tạo
ra sự thống nhất, đồng bộ của mô hình kinh doanh.
Khoản 1 Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định: “Việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định ”
Đây là điểm khác biệt giữa hoạt động nhượng quyền thương mại với
chuyển giao công nghệ, trong chuyển giao công nghệ bên nhận quyền có
quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ thương
hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ muốn. Trong khi đó, đối với hoạt
động nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng “quyền
thương mại” mà mình đã nhận cung ứng dịch vụ, hàng hóa có cùng chất
lượng, hình thức và dưới tên thương mại của bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong việc tuân
thủ mô hình nhượng quyền thương mại.
Kiểm soát việc tuân thủ mô hình nhượng quyền thương mại là quyền,
đồng thời là trách nhiệm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có thể
định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của bên
nhận quyền. Đặc điểm này thể hiện sự khác hiện giữa hoạt động nhượng
quyền thương mại và hoạt động chuyển giao công nghệ, trong nhượng quyền
thương mại thì đây là nội dung quan trọng và không thể thiếu được nhằm đảm

18
bảo tính thống nhất của cả hệ thống, còn trong hoạt động chuyển giao công
nghệ thì về nguyên tắc, sau khi chuyển giao xong thì bên chuyển quyền sẽ

không hỗ trợ thêm cho bên nhận quyền và đồng thời bên chuyển quyền cũng
không có quyền kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền.
1.1.2.3. Bên nhận quyền là bên độc lập so với bên nhượng quyền.
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, giữa bên nhượng quyền
và bên nhận quyền luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết được hình thành
ngay sau khi các bên ký kết HĐNQTM. Sau thời điểm ký kết hợp đồng, Bên
nhượng quyền phải tiến hành cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên đồng thời
cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, bên nhượng
quyền cũng phải thường xuyên hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho bên nhận quyền
nhưng điều đó không có nghĩa là bên nhượng quyền sẽ kinh doanh thay cho
bên nhận quyền mà bên nhận quyền phải tự mình tiến hành các hoạt động
kinh doanh dưới tên gọi, bí quyết của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là
chủ doanh nghiệp của mình và được hưởng lợi nhuận kinh doanh, về vấn đề
này, Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định: “ bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc ” Đây là đặc điểm
làm nên nét đặc trưng riêng của nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền
không có quan hệ về sở hữu vốn đối với bên nhượng quyền. Không giống như
quan hệ giữa công ty với chi nhánh, trong quan hệ này chi nhánh cũng kinh
doanh dưới cùng một tên thương mại, cùng công nghệ của công ty nhưng mọi
hoạt động của chi nhánh không độc lập mà phải phụ thuộc vào hoạt động và
lợi ích của công ty, điều này xuất phát từ quan hệ về vốn, do công ty sở hữu
mọi phần vốn của chi nhánh. Còn trong quan hệ nhượng quyền là quan hệ hợp
đồng thương mại, bên nhận quyền cũng tiến hành kinh doan và bên nhận
quyền phải trả phí cho những dịch vụ được bên nhượng quyền cung cấp.
Ngoài ra, cũng do tính chất độc lập này, bên nhận quyền tự chịu trách nhiệm
về hoạt động kinh doanh của mình.

19
1.1.2.4. Tính đồng bộ và tính hệ thống của quan hệ nhượng quyền thương mại.
Mục đích chính của bên nhượng quyền, khi chấp nhận nhượng lại “quyền

thương mại” của mình cho người khác, sau đó tiếp tục cũng kinh doanh với
“quyền thương mại” ấy là để mở rộng hệ thống sản xuất, phân phối hàng hoá
hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Tại sao chúng ta lại có thể gọi đó là hệ thống,
bởi vì hầu hết các cơ sở nhượng quyền - dù ở bất kỳ vị trí địa lý nào - đều phải
đạt tiêu chuẩn theo một mô hình đã được thiết kế theo ý tưởng của bên nhượng
quyền. Sự giống nhau trong chất lượng và hình thức của hàng hoá, dịch vụ, cách
thức phục vụ của nhân viên khi cung ứng các sản phẩm trên thị trường tạo nên
tính hệ thống của quan hệ nhượng quyền thương mại. Bằng cách này hay cách
khác, những đặc trưng cơ bản nhất của hàng hoá, dịch vụ và cách thức cung ứng
của bên nhượng quyền phải được bên nhận quyền lặp lại. Mọi sự phát triển và
sáng tạo không xuất phát từ ý chí của bên nhượng quyền hoặc không có sự cho
phép hoặc thỏa thuận trước với bên nhượng quyền sẽ phá hỏng tính hệ thống của
mạng lưới cung cấp dịch vụ, hàng hóa sản phẩm được tạo ra từ quan hệ nhượng
quyền thương mại. Hậu quả, mục đích chính của quan hệ nhượng quyền thương
mại là hướng tới sự đồng bộ và phát triển hệ thống nhượng quyền sẽ không được
thoả mãn ý chí ban đầu của bên nhượng quyền, trong khi từng bên chủ thể riêng
lẻ trong quan hệ nhượng quyền thương mại vẫn có thể thu về lợi nhuận. Vì vậy,
tính đồng bộ, hệ thống chính là đặc điểm cơ bản và quan trọng trong quan hệ
nhượng quyền thương mại và đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất mà các bên, nhất là bên nhượng quyền hướng tới trong khi ký kết
HĐNQTM.
1.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội và hoạt động này cũng được phân loại theo từng tiêu chí khác
nhau:

20
1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích của việc kinh doanh nhượng quyền ta có thể
phân nhượng quyền thương mại thành ba dạng cơ bản sau đây:
Nhượng quyền bán sản phẩm (product franchise). Theo hình thức này

thì nhà sản xuất cấp cho bên nhận quyền quyền được bán sản phẩm của
mình. Bên nhận quyền hành động với tư cách như là một bên phân phối
của bên nhượng quyền. Đây là hình thức cơ bản nhất của nhượng
quyền thương mại.
Nhượng quyền gia công (process franchise). Phương thức này cho phép
bên nhận quyền sử dụng một tiến trình, một công thức đặc biệt, một bí
quyết và sử dụng tên của bên nhượng quyền trong việc sản xuất, gia
công của mình.
Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise).
Đây là phương thức mà chúng ta đang nói đến. Theo đó, bên nhượng
quyền không chỉ cấp cho bên nhận quyền quyền sử dụng tên và bán sản
phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền mà còn chuyển giao cho bên
nhận quyền toàn bộ cách thức kinh doanh độc đáo và riêng biệt mà bên
nhượng quyền đã thiết lập và phát triển. Cụ thể, bên nhượng quyền
chuyển giao hệ thống hoạt động, chuyên môn kỹ thuật, hệ thống tiếp
thị, hệ thống đào tạo, phương thức quản lý, quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu trí tuệ và tất cả các thông tin liên quan cho bên nhận
quyền. Ngoài ra bên nhượng quyền còn cung cấp đào tạo và hỗ trợ
thường xuyên cho bên nhận quyền.
1.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng được cơ sở kinh doanh nhượng quyền cung cấp:
Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (Service Franchise)
tức là bên nhượng quyền giao cho bên nhận quyền quyền để cung cấp
các dịch vụ theo phương thức kinh doanh và nhãn hiệu dịch vụ của bên
nhượng quyền. Loại nhượng quyền này thường được áp dụng trong các

×