Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tuyển dụng công chức của học viện ngân hàng thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.21 KB, 12 trang )

Tuyển dụng công chức của Học viện Ngân
hàng Thực trạng và giải pháp.

I. TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.
Học viện Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chịu sự quản
lý về đào tạo của Bộ giáo dục & Đào tạo, có trụ sở chính tại Hà Nội, 2 phân viện
tại Bắc ninh và Phú Yên, 1 cơ sở đào tạo tại Hà Tây.
Học viện Ngân hàng được thành lập từ năm 1961, có bề dày gần 50 mươi
năm trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành tài chính Ngân
hàng với đội ngũ hơn 600 cán bộ giáo viên kinh nghiệm và nhiệt tình. Học viện
Ngân hàng là trường đại học thực hiện đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực kinh tế ứng dụng với trọng tâm là lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Học viện
Ngân hàng là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học
hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam. Hiện nay Học viện
ngân hàng đang đào tạo ở nhiều trình độ, hình thức và với 5 ngành học là Tài
chính- ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh và Hệ thống thông

Trang 1 - 12


tin quản lý với lưu lượng khoảng 20.000 sinh viên theo học mỗi năm. Ngoài ra, các
khoá học ngắn hạn theo chuyên đề được tổ chức thường xuyên cho hệ thống ngân
hàng nhằm cập nhật kiến thức và nghiệp vụ chuyên ngành.
Về hoạt động đào tạo, Học viện Ngân hàng có 9 khoa đào tạo và quản lý đào
tạo: Khoa Ngân hàng, Khoa Kế toán- Kiểm toán, Khoa Tài chính, Khoa Quản trị
kinh doanh, Khoa Hệ thống thông tin, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Lý luận chính trị,
Khoa Sau đại học, Khoa Tại chức; 3 bộ môn: Bộ môn Kinh tế, Bộ môn Luật, Bộ
môn Giáo dục thể chất và quốc phòng.
Tương tự như các tổ chức khác, để có được đội ngũ cán bộ như trên Đảng
uỷ, Ban giám đốc đã luôn quan tâm và thực hiện tuyển dụng công chức- viên chức


theo đúng quy định và yêu cầu công việc. Tuy nhiên, với đặc thù là cơ sở giáo dục
đại học, nhiệm vụ tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên luôn là hoạt động
trọng tâm của Học viện Ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi sẽ tập trung
chủ yếu đề cập thực trạng để từ đó có những đề xuất nhằm không ngừng nâng cao
hiệu quả và thành công trong công tác tuyển dụng giảng viên tại Học viện Ngân
hàng.
II. QUY ĐỊNH CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG VỀ TUYỂN DỤNG GIẢNG
VIÊN
2.1. Những nhiệm vụ giảng viên
Công tác tuyển dụng giảng viên của Học viện Ngân hàng cần được nhìn
nhận trên các góc độ xong phải đặc biệt quan tâm tới việc lựa chọn và bồi dưỡng

Trang 2 - 12


gắn liền với nhiệm vụ chính của họ. Công tác tuyển dụng phải gắn liền với bồi
dưỡng và thực hiện trong khoảng thời gian (quá trình) cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bao gồm những nhiệm vụ chính:
+ Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của
môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của
người học;
+ Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học
liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học
kỹ năng học tập, nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận khoa học, thực
tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống.
+ Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án,
khóa luận tốt nghiệp đại học.
+ Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.
+ Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công

tác đào tạo, bồi dưỡng.
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bao
gồm những nhiệm vụ chính:
+ Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án,
dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Nghiên cứu khoa học và
công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo

Trang 3 - 12


trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và
kiểm tra, đánh giá môn học.
+ Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
+ Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.
Thực hiện các nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt
động khoa học và công nghệ theo phân công.
Thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Học tập, bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuẩn đã được đào tạo theo quy định đối với giảng
viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào tạo được phân công đảm nhiệm;
Học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ,
phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.
2.2. Quy định điều kiện tuyển dụng đối với giảng viên
Công tác tuyển dụng giảng viên tại Học viện Ngân hàng bám sát các quy
định của Nhà nước cũng như đòi hỏi cụ thể của cơ sở giáo dục đại học. Các điều
kiện tuyển dụng của Học viện Ngân hàng đưa ra tập trung vào những ứng viên có
thành tích học tập tốt, làm cơ sở cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Đối với những ứng viên thuộc diện xét tuyển: là những cán bộ thuộc biên
chế Nhà nước hiện đang làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan
Nhà nước có năng lực nghiên cứu và giảng dạy; những sinh viên tốt nghiệp loại


Trang 4 - 12


xuất sắc hoặc loại giỏi phải có thành tích nghiên cứu khoa học được giải của Học
viện Ngân hàng.
Đối với những ứng viên thuộc diện thi tuyển:
- Sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi của các trường đại học công lập.
- Khả năng ngoại ngữ và tin học phục vụ tốt nhiệm vụ.
- Các điều kiện chung về hình thức và sức khoẻ.
III. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN CỦA HỌC VIÊN NGÂN
HÀNG
3.1. Mục đích của quy trình tuyển dụng
- Nhằm xác định khi nào phải tuyển dụng; quá trình tìm kiếm, lựa chọn đúng
người vào đúng vị trí và đúng lúc được thực hiện như thế nào?
- Nâng cao tính hiệu quả của quá trình tuyển dụng (nâng cao số nhân viên
được ký hợp đồng lao động có thời hạn sau thời gian thử việc)
- Xác định tính ưu tiên cho nguồn nhân lực có chất lượng cao muốn gia nhập
công ty và nguồn nhân lực nội bộ có nguyện vọng thuyên chuyển, thăng tiến; tạo
động lực cho nhân viên không ngừng phát triển và đa dạng hóa nghề nghiệp
chuyên môn;
- Là một trong những cơ sở cho việc cải tiến hệ thống quản lý và điều hành
của Học viện.
3.2. Nội dung quy trình tuyển dụng:

Trang 5 - 12


Quản lý việc tuyển dụng nhân viên được thực hiện theo quy định của Học
viện và cụ thể hóa như sau:

Bước 1: Các khoa, bộ môn đề xuất nhu cầu với phòng TCCB
Bước 2: Phòng TCCB xem xét trình Thường vụ và Ban Giám đốc xem xét.
Bước 3: Trên cơ sở phê duyệt của Ban thường vụ và Ban Giám đốc, phòng
TCCB phối hợp với các khoa và phòng ban thực hiện việc tuyển dụng. Cụ thể như
sau:
- Thứ nhất: Kết hợp với các khoa và phòng ban lập kế hoạch tuyển dụng:
Tiêu chí tuyển dụng, thời gian tuyển dụng, nội dung các bài thi (Tiếng Anh, Tin
học, Chuyên môn), nội dung các bài phòng vấn, xác định nguồn tuyển dụng,
phương pháp tuyển dụng.
- Thứ hai: Tiến hành thông báo tuyển dụng: Kết hợp với phòng kỹ thuật và
thiết kế đăng thông tin tuyển dụng lên website và báo. Nếu cần có thể đăng thông
tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Thứ ba: Việc nhận và xử lý hồ sơ
Tất cả hồ sơ xin tuyển dụng về trường công tác gửi trực tiếp về phòng Tổ
chức cán bộ và do chuyên viên phụ trách công tác cán bộ xử lý. Trường chỉ nhận
hồ sơ đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định. Trước khi thi hay xét tuyển chọn,
lãnh đạo có nhu cầu tuyển dụng cán bộ đến xem xét hồ sơ tại phòng Tổ chức cán
bộ, nếu hồ sơ gốc không đủ điều kiện và có sai sót với hồ sơ đăng ký, nhà trường

Trang 6 - 12


sẽ không tiếp nhận. Phòng TCCB đánh giá và lựa chọn ứng viên. Ứng viên chính
thức sẽ qua các vòng tuyển chọn sau:
+ Vòng 1: Sàng lọc qua hồ sơ xin việc
+ Vòng 2: Kiểm tra kiến thức
+ Vòng 3: Phỏng vấn, giảng thử - Có sự tham gia của trưởng bộ phận
quản lý vị trí tuyển dụng. (Đối với cán bộ quản lý cấp cao, nhân viên trình độ cao
có thể không phải qua bước này nhưng phải có sự đồng ý của Ban giám đốc)
- Thứ tư, Thành lập hội đồng thi tuyển:

+ Chủ tịch hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được uỷ quyền
+ Phó chủ tịch hội đồng: Trưởng phòng tổ chức cán bộ
+ Uỷ viên: Đại diện lãnh đạo các đơn vị trong trường có ứng viên đăng ký
tuyển dụng
+ Uỷ viên thư ký: Chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ theo dõi công tác
tuyển dụng
Các ban ra đề thi, chấm thi do Giám đốc quyết định thành lập và thực hiện
theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển dụng,
sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Riêng Ban giáo khảo thi vấn đáp phải có các thành phần sau:
+

Hiệu

trưởng

hoặc

phó

Hiệu

Trưởng ban

Trang 7 - 12

trưởng

được


uỷ

quyền:


+

Trưởng

phòng

tổ

chức

cán

bộ:

Uỷ viện
+

Trưởng

khoa



ứng


viên

dự

tuyển:

Uỷ viện
+

Trưởng

bộ

môn



ứng

viên

dự

tuyển:

Uỷ viên
+ 02 Chuyên viên chính có cùng chuyên ngành với ứng viên dự tuyển:
Uỷ viện
+ Chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ theo dõi công tác tuyển dụng:


Uỷ

viên thư ký
Nội dung và hình thức thi tuyển: Thực hiện theo Nghị định
116/2003116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và tuỳ
theo mục đích yêu cầu của từng việc cụ thể, Hiệu trưởng sẽ có quyết định riêng,
Đối với cán bộ giảng dạy: Ứng viên dự thi phải soạn giáo án nội dung của chuyên
ngành dự tuyển, phân chia theo tiết giảng quy định (tối thiểu là 1 đơn vị học trình,
tương đương 15 tiết lý thuyết). Chủ tịch Hội đồng tổ chức cho ứng viên rút thăm
tại buổi thi, rút trúng tiết nào sẽ giảng nội dung của tiết đó
Trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng:

Trang 8 - 12


- Chủ tịch hội đồng: Phê duyệt lịch thi tuyển, thành lập Hội đồng thi tuyển
và Hội đồng xét tuyển, số cán bộ ra đề thi, coi thi, bảo quản đề thi, phách và kết
quả thi.
- Nhiệm vụ của các uỷ viên Hội đồng do chủ tịch hội đồng phân công.
- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ: Lên kế hoạch thi tuyển, chuẩn bị nội dung
thi tuyển, đề nghị danh sách cán bộ ra đề thi, coi thi, chấm thi, tập hợp kết quả thi
tuyển trình Hội đồng và báo cáo Bộ; Kiểm tra xử lý hồ sơ để trình Hội đồng thi
tuyển, lên danh sách phòng thi, lịch thi, phân công cán bộ coi thi, chấm thi, ghi kết
quả thi tuyển, thông báo kết quả thi tuyển.
Phòng TCCB đánh giá và lựa chọn ứng viên. Ứng viên chính thức sẽ qua các
vòng tuyển chọn sau:
+ Vòng 1: Sàng lọc qua hồ sơ xin việc
+ Vòng 2: Kiểm tra kiến thức
+ Vòng 3: Phỏng vấn, giảng thử - Có sự tham gia của trưởng bộ phận

quản lý vị trí tuyển dụng. (Đối với cán bộ quản lý cấp cao, nhân viên trình độ cao
có thể không phải qua bước này nhưng phải có sự đồng ý của Ban giám đốc)
- Thứ năm: Phòng TCCB tiến hành ký kết hợp đồng với ứng viên trúng
tuyển.
Nếu là hợp đồng thử việc, sau khi hết hợp đồng thử việc, căn cứ trên kết quả
thử việc và ý kiến của các đơn vị, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ trình Giám đốc- Chủ

Trang 9 - 12


tịch hội đồng quyết định kí hoặc không ký hợp đồng chính thức với giảng viên thử
việc.
Trong thời gian qua, việc thực hiện quy trình trên đã góp phần không nhỏ
cho việc hình thành đội ngũ giảng viên được đánh giá cao tại Học viện Ngân hàng.

3.3. Những hạn chế của quy trình tuyển dụng:
Nhìn chung, việc đổi mới cơ chế tuyển dụng giảng viên hiện nay diễn ra còn
chậm, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra, quy trình tuyển dụng còn một số
hạn chế:
- Một là: Quy trình tuyển dụng nói trên tiến hành kiểm tra kiến thức của các
ứng viên ngay sau công đoạn sàng lọc hồ sơ mà không có bước phỏng vấn lần đầu.
Bước phỏng vấn lần đầu là rất quan trọng, nó là lần tiếp xúc đầu tiên của nhà tuyển
dụng với các ứng viên. Thông qua buổi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể đánh
giá được sự phù hợp của ứng viên về ngoại hình, về phong thái đối với vị trí mà
ứng viên dự tuyển. Ngoài ra còn giúp nhà tuyển dụng thanh lọc hồ sơ một cách tốt
hơn sau khi nghiên cứu hồ sơ dự xin việc. Bỏ qua bước này, sẽ khiến số lượng ứng
viên dự tuyển vòng kiểm tra kiến thức đông, dẫn đến sự tốn kém không cần thiết
về mặt thời gian và chi phí cho nhà tuyển dụng trong khâu tổ chức.
- Hai là: Việc bồi dưỡng và đánh giá giảng viên thử nghiệm chưa thực sự
bám sát yêu cầu nhiệm vụ của giảng viên. Các bảng đánh giá giảng viên thử việc

chưa được thực hiện theo quy chuẩn nội dung thống nhất.
- Ba là: Tuyển dụng giáo viên theo phương thức xét tuyển chưa tiến hành
Trang 10 - 12


công khai về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển.
3.4. Giải pháp khắc phục cho quy trình tuyển dụng:
- Như đã đề cập ở trên, quy trình tuyển dụng này cần phải có thêm vòng
phỏng vấn lần 1 để thanh lọc các ứng viên một cách đúng đắn hơn. Như vậy các
ứng viên sẽ qua các vòng tuyển chọn như sau:
+ Vòng 1: Sàng lọc qua hồ sơ xin việc
+ Vòng 2: Phỏng vấn lần 1
+ Vòng 3: Kiểm tra kiến thức
+ Vòng 4: Phỏng vấn lần 2
- Khi tuyển dụng giáo viên theo phương thức xét tuyển, cần tiến hành công
khai về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ứng
viên, tránh kẽ hở phát sinh tiêu cực. Hội đồng giám khảo chấm tuyển (cả phần lý
thuyết và thực hành) phải là những người có năng lực, kinh nghiệm và thực sự
công tâm. Trước kỳ thi tuyển, không nhất thiết phải tiết lộ danh tính của các thành
viên trong hội đồng giám khảo nhằm ngăn ngừa tiêu cực.
- Đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng và đánh giá giảng viên thử việc. Mỗi
ứng viên được chấp thuận là giảng viên thử việc cần có một kế hoạch hành động
phù hợp trong 1 năm theo mẫu chung của Học viện Ngân hàng và đảm bảo được
bồi dưỡng, thử nghiệm đầy đủ các nhiệm vụ của giảng viên. Việc đánh giá giảng
viên thử việc và phải dựa trên các tiêu chí thống nhất tương ứng với kế hoạch hành
động của họ cũng như các điều kiện quy chuẩn.

Trang 11 - 12



VI. KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết công tác tuyển dụng và quy trình tuyển dụng đóng
một vai trò rất quan trọng trong quản trị nhân lực đối với sự ổn định và phát triển
của một tổ chức và càng đặc biệt đối với các trường đại học mà trong đó có Học
viện Ngân hàng, bởi vì cái đích cuối cùng của việc tuyển dụng giáo viên là lựa
chọn cho được những người thực sự xứng đáng đảm nhận trách nhiệm “trồng
người”. Do đó, cần phải hết sức cẩn trọng và có phương thức tuyển dụng phù hợp.
Việc đổi mới cơ chế tuyển dụng giáo viên chỉ phát huy hiệu quả tác dụng khi nó
được bắt nguồn từ tinh thần cầu thị và mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng
giáo dục của mỗi đơn vị trường học và các nhà lãnh đạo phải thấy hết được vai trò
quan trọng của quản trị nhân lực đối với sự phát triển của tổ chức, cơ quan mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Slide bài giảng: Môn học Quản trị sản nhân lực - Chương trình đào tạo thạc
sĩ quản trị kinh doanh Quốc tế.
2. Số liệu quản lý cán bộ, giáo viên của phòng tổ chức Học viên ngân hàng.
3. Tài liệu tham khảo môn học Quản trị nhân lực ()
4. />
Trang 12 - 12



×