Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM MỘC TẠI NHÀ MÁY LATITUDE TREE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.96 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
 

ĐẶNG HUY PHÚC

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC
BỀ MẶT SẢN PHẨM MỘC TẠI NHÀ MÁY
LATITUDE TREE

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 8 - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
 

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC
BỀ MẶT SẢN PHẨM MỘC TẠI NHÀ MÁY
LATITUDE TREE

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Thanh Hương
Sinh viên thực hiện: Đặng Huy Phúc

Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 8- 2007


i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp, Bộ
môn Chế biến bâm sản đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học.
Đặc biệt là cảm ơn TS. Hoàng Thị Thanh Hương đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể các anh
chị công ty TNHH LATITUDE TREE giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Trân trọng gửi lời cảm ơn bạn bè thân hữu đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Sinh viên
Đặng Huy Phúc
Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 8 - 2007

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


iv


TÓM TẮT
Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp gỗ phát triển rất mạnh mẽ trong
những năm gần đây, quy trình công nghệ chế biến gỗ cũng đã và đang được cải tiến
nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng cho các sản phẩm gỗ. Ngoài việc tạo ra một sản
phẩm bền chắc thì yếu tố thẩm mỹ cũng rất được quan tâm, vì vậy việc trang sức
cho sản phẩm mộc hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: Khảo sát quy trình công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm mộc tại nhà máy
Latitude Tree, số 29 đường dt 743, khu công nghiệp Sóng Thần II, Dĩ An, Bình
Dương, Việt Nam. Với thời gian thực hiện từ ngày 2/3/2007 đến ngày 30/6/2007.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất tại nhà máy, đề tài đã tiến hành
nghiên cứu khảo sát tìm hiểu và đánh giá tỷ lệ khuyết tật qua từng khâu công nghệ
trong công đoạn trang sức sơn phủ bề mặt gỗ tự nhiên của sản phẩm mộc. Phương
pháp khảo sát được tiến hành rút mẫu một cách ngẫu nhiên, độc lập, để đảm bảo
tính khách quan ở mỗi khâu công nghệ tôi tiến hành khảo sát lặp lại 3 lần, mỗi lần
30 mẫu, thời gian bố trí cho mỗi lần khảo sát được chia đều trong ngày tùy vào tình
trạng làm việc của công nhân vào các buổi sáng, gần trưa và buổi chiều khác nhau.
Kết quả nghiên cứu khảo sát là căn cứ cơ sở quan trọng phục vụ cho việc trang sức
bề mặt của sản phẩm tại nhà máy.

v


SUMMARY
We know about timber and timbers products processing industry has
continuously developed on this years. Timbers products processing industry has
been developing to improve the best quality for wood product.This do not only a

strength product, but also beautiful element is very interesting , so adorning wood
product is important. For all of above reasons I chose this topic: Examination wood
products surface adorning processing industry in Latitude Tree company, No.2,
DT743 street, Song Than residential area, Di An dist., Binh Duong prov., Viet Nam.
From 2/3/2007 to 30/6/2007. To improve operation production in company, topic
sweethearts and evaluate percent aberration in overall rooms industry. Method of
Examination was observed accidentally assume, self-sufficient, to avouch for crossbench so I observe be examinational three repetitive, whenever thirty specimen,
disposal time for whenever examinational was halved in aday to turn on state of
worker health in the morning, near noon,afternoon different. Examination aftermath
is base important service for produce surface adorning in company.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................. i
Cảm tạ .................................................................................................................... ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ iii
Nhận xét của giáo viên phản biện ......................................................................... iv
Tóm tắt ................................................................................................................... v
Mục lục................................................................................................................. vii
Danh sách các hình và biểu đồ .............................................................................. ix
Danh sách các bảng ................................................................................................ x
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 2
I.1- Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 2
I.2- Mục tiêu – mục đích nghiên cứu ..................................................................... 2
I.2.1 - Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
I.2.2- Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2

I.3-Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3
I.4 Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 3
I.5 Giới hạn đề tài ................................................................................................... 4
Chương II: TỔNG QUAN ..................................................................................... 5
II.1. Tình hình trang sức bề mặt của các sản phẩm gỗ.............................. 5
II.2.Vài nét khái quát về công ty TNHH Latitde Tree : ............................ 6
II.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty: ........................................ 6
II.2.2 Tình hình nhân sự: ........................................................................... 6
II.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:.............................................. 7
II.3. Tình hình nguyên, vật liệu – thiết bị dây chuyền: ............................. 7

vii


II.4. Phương pháp công nghệ: ................................................................... 9
II.5. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 9
II.6.Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm mộc: .................... 10
II.6.1 Những yêu cầu đối với ván nền:.................................................... 10
II.6.2. Những yêu cầu đối với chất phủ tạo màng ................................... 10
II.6.3. Quá trình hình thành màng trang sức: .......................................... 11
Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 13
III.1. Nguyên, vật liệu sản xuất sản phẩm C – 117 – 021 ...................... 13
III.2. Thiết bị trang sức bề mặt ............................................................... 14
III.3. Quy trình trang sức bề mặt sản phẩm tại nhà máy ......................... 16
III.3.1 Công nghệ xử lý bề mặt ván nền ................................................. 17
III.3.2 Công nghệ stain màu 1 và stain màu 2 ........................................ 19
III.3.3 Công nghệ sơn washcoat ............................................................. 19
III.3.4 Công nghệ chà nhám washcoat ................................................... 22
III.3.5 Công nghệ phun lau màu glaze ................................................... 24
III.3.6 Công nghệ sơn sealer lần 1.......................................................... 26

III.3.7 Công nghệ chà nhám sealer lần 1 ................................................ 29
III.3.8 Công nghệ sơn sealer lần 2.......................................................... 31
III.3.9 Công nghệ chà nhám sealer lần 2 ................................................ 33
III.3.10 Công nghệ sơn Topcoat............................................................. 36
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 39
IV.1 Nguyên liệu ván nền ...................................................................... 39
IV.2 Vật liệu trang sức bề mặt ván nền.................................................. 39
IV.3 Thiết bị sơn tại nhà máy................................................................. 40
IV.4 Khuyết tật ở từng khâu công nghệ ................................................. 41
IV.5 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục khuyết tật ........................... 42
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 51
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Dây chuyền phun sơn treo.
Hình 2.2: Dây chuyền phun sơn lăn.
Hình 2.3: Dây chuyền phun sơn nằm.
Hình 2.4: Quá trình bay hơi của dung môi.
Hình 3.1: Mẫu khảo sát C – 117 – 021.
Hình 3.2: Cấu tạo súng phun sơn
Hình 3.3: Chi tiết bị móp cạnh.
Hình 3.4: Chi tiết bị dính keo.
Hình 3.5: Chi tiết chà không sạch washcoat.
Hình 3.6: Chi tiết phun lau Glaze không đều.
Hình 3.7: Chi tiết bị dính dấu tay.
Hình 3.8: Chi tiết bị xù lông.

Hình 3.9: Chi tiết bị dợn sóng.
Hình 3.10: Chi tiết chà không sạch sealer.
Hình 3.11: Chi tiết sơn sai màu.
Biểu đồ 3.1: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu xử lý phôi ).
Biểu đồ 3.2: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu sơn washcoat ).
Biểu đồ 3.3: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu chà washcoat ).
Biểu đồ 3.4: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu phun lau glaze ).
Biểu đồ 3.5: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu sơn sealer lần 1 ).
Biểu đồ 3.6: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu chà sealer lần 1 ).
Biểu đồ 3.7: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu sơn sealer lân 2).
Biểu đồ 3.8: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu chà sealer lần 2).
Biểu đồ 3.9: Trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ( khâu sơn topcoat ).
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ khuyết tật qua từng khâu công nghệ

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng liệt kê tên chi tiết của sản phẩm khảo sát.
Bảng 3.2: Bảng theo dõi thông số kỷ thuật sơn.
Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu xử lý bề mặt ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.4: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu xử lý bề mặt ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.5: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu xử lý bề mặt ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.6: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu xử lý bề mặt .
Bảng 3.7: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn washcoat ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.8: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn washcoat ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.9: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn washcoat ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.10: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu sơn washcoat .
Bảng 3.11: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà washcoat ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.12: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà washcoat ( Khảo sát lần 2).

Bảng 3.13: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà washcoat ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.14: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu chà washcoat.
Bảng 3.15: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu phun sơn Glaze ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.16: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu phun sơn Glaze ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.17: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu phun sơn Glaze ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.18: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu phun sơn Glaze.
Bảng 3.19: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 1 ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.20: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 1 ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.21: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 1 ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.22: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu phun sơn sealer lần 1.
Bảng 3.23: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 1 ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.24: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 1 ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.25: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 1 ( Khảo sát lần 3).

x


Bảng 3.26: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 1.
Bảng 3.27: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 2 ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.28: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 2 ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.29: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 2 ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.30: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu sơn sealer lần 2.
Bảng 3.31: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 2 ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.32: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 2 ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.33: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 2 ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.34: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu chà nhám sealer lần 2.
Bảng 3.35: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn bóng topcoat ( Khảo sát lần 1).
Bảng 3.36: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn bóng topcoat ( Khảo sát lần 2).
Bảng 3.37: Bảng tỷ lệ khuyết tật khâu sơn bóng topcoat ( Khảo sát lần 3).
Bảng 3.38: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật khâu sơn bóng topcoat.

Bảng 4.1: Bảng quy cách nguyên liệu chi tiết của sản phẩm
Bảng 4.2: Bảng theo dõi tỷ lệ thành phầnh pha sơn NC cho mã hàng C – 117 – 021
Bảng 4.3:Thông số các thiết bị sơn
Bảng 4.4: Bảng tỷ lệ trung bình khuyết tật ở mỗi khâu công nghệ.

xi


LỜI NÓI ĐẦU

Trong tình hình phát triển của xã hội ngày càng cao thì nhu cầu con người về
vấn đề ăn mặc ở không chỉ đơn giản là ăn no mặc ấm, mà còn phải ăn ngon mặc
đẹp, nhà ở cũng phải được cải thiện, nhu cầu trang trí nội ngoại thất nhà cửa cũng
tăng cao. Dẫn đến nhiều ngành công nghiệp ra đời không ngoài mục đích nhằm thỏa
mãn những nhu cầu trên của con người. Trong đó ngành công nghiệp chế biến gỗ
đóng vai trò hết sức quan trọng đáp ứng cho con người những nhu cầu về xây dựng,
nhu cầu về nhà ở, nhu cầu về trang trí nội ngoại thất.
Hiện nay, trên thế giới với sự tìm tòi nghiên cứu con người đã tạo ra những
loại nguyên liệu mới nhằm thay thế cho những sản phẩm gỗ, trong bối cảnh tình
hình nguyên liệu gỗ đang khan hiếm như hiện nay. Mặc dù ngành công nghiệp
nguyên liệu mới đang phát triển mạnh mẽ nhưng không có một loại vật liệu nào có
thể thay thế được những hiệu quả như : màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp và đặc biệt
thân thiện với môi trường …mà do sản phẩm gỗ mang lại.
Để tạo ra một sản phẩm mộc hoàn thiện có giá trị cao thì cần đặc biệt quan
tâm đến từng khâu công nghệ sản xuất ra nó, trong đó khâu trang sức bề mặt đóng
vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm ( nhất là
những sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Eu, Nhật…). Do đó để
tạo ra một sản phẩm đạt chất lượng cao và xuất khẩu có hiệu quả thì việc tồn tại các
dạng khuyết tật trên bề mặt sản phẩm trong quá trình trang sức là không cho phép.
Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm TP.

Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Ts. Hoàng Thị Thanh Hương tôi tiến hành
thực hiện đề tài : “ Khảo sát quy trình công nghệ sơn bề mặt sản phẩm mộc tại nhà
máy Latitude Tree” với hy vọng tìm ra ưu, nhược điểm và các dạng khuyết tật hình
thành trong quá trình trang sức để đưa ra biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất
lượng bề mặt góp phần tăng năng suất.

1


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa kinh tế để hợp tác với
các nước trên thế giới. Với sự kiện Việt Nam gia nhập thành công vào thị trường
thương mại thế giới (WTO), đó là một cơ hội lớn để nền kinh tế nước ta có thể phát
triển manh mẽ, song bên cạnh đó có những khó khăn và thách thức cũng không nhỏ.
Để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề về chất
lượng, kiểu dáng đẹp của sản phẩm đang trở thành vấn để mà các nhà sản xuất và
người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Với vị trí là nhà cung cấp nên đòi hỏi nhà sản
xuất khi tạo ra sản phẩm phải đạt được ba tiêu chí cơ bản “ bền, đẹp, giá cả phải
chăng “. Một sản phẩm tốt đạt yêu cầu thì ngoài việc cấu tạo vật liệu tốt cần phải có
tính thẩm mỹ cao, đẹp cả về hình dáng lẫn về màu sắc.
Chính vì những yêu cầu đó nên việc trang sức bề mặt cho sản phẩm gỗ hiện
nay là rất cần thiết.
I.2 Mục tiêu – mục đích nghiên cứu
I.2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài là khảo sát nguyên, vật liệu và thiết bị trang sức bề mặt
sản phẩm tại nhà máy, các dạng khuyết tật qua từng khâu công nghệ trang sức bề
mặt, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các dạng khuyết tật. Từ đó đề xuất những giải
pháp công nghệ nhằm khắc phục những khuyết tật xảy ra trong quá trình sản xuất.

I.2.2. Mục đích:
Góp phần giúp nhà máy giảm tỷ lệ tái chế, giảm bớt thời gian sữa chữa chi
tiết hỏng ở từng khâu công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi trang sức,
tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

2


I.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài thông qua những mục tiêu đã đề
ra, đồng thời để thuận lợi cho việc bố trí thời gian, công việc thực hiện hoàn thành
tốt đề tài, tôi tiến hành liệt kê nội dung cần phải nghiên cứu trong quá trình khảo sát
tại nhà máy như sau :
- Khảo sát nguyên, vật liệu và thiết bị, công nghệ trang sức tại nhà máy.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu chà nhám xử lý ván nền.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu Washcoat.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu chà nhám washcoat.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu sơn Glaze.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu sơn sealer lần 1.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu chà nhám sealer lần 1.
- khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu sơn sealer lần 2.
- khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu chà nhám sealer lần 2.
- Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu sơn bóng Topcoat.
- Đề xuất những giải pháp công nghệ.
I.4 Phương pháp khảo sát
 Đối với nguyên, vật liệu và thiết bị dây chuyền sản xuất:
Thu thập các thông số tiêu chuẩn của nguyên, vật liệu và trên các thiết bị
 Đối với kiểm tra khuyết tật qua từng khâu công nghệ:
Do sử dụng phương pháp khảo sát cụ thể, tổng hợp số liệu tiến hành rút mẫu
một cách ngẫu nhiên, độc lập ( với độ chính xác  = 0.05), nên ở mỗi khâu công

nghệ tôi tiến hành khảo sát lập lại 3 lần, mỗi lần 30 mẫu nhằm mục đích là đảm bảo
tính khách quan. Cùng với kiểm thành phẩm, tôi sắp xếp các sản phẩm hỏng theo
hình dạng khuyết tật, tổng cộng lại và lấy giá trị trung bình ở mỗi khâu khảo sát.
Tập trung các số liệu đã thu thập ( số liệu thô) chỉnh lý, lập bảng thống kê để thấy rõ
mức độ hư hại ở từng khâu công nghệ. Vận dụng những kiến thức đã học, khảo sát
toàn bộ dây chuyền công nghệ, tìm ra nguyên nhân và lập phương án khắc phục.

3


Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình khảo sát tôi tiến hành
kiểm tra lại theo công thức xác định tỷ lệ hỏng cho 30 chi tiết theo dõi
.

P = h n  100%

(1)

Với h: số chi tiết hỏng
n: số chi tiết theo dõi
Để đảm bảo độ tin cậy, tôi kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài toán
nct  t 2  s 2 e 2

xác định cở mẫu. Số chi tiết cần theo dõi:

(2)

Trong đó : - n: số chi tiết cần theo dõi
- t: hệ số tin cậy = 1,96 ( độ tin cậy 95%)
- S: phương sai mẫu

S tính theo công thức: s  px

q
n

(3)

Trong đó : -q = 1-p
- n: số chi tiết cần theo dõi
- e :sai số tương đối với độ chính xác 97% (e =0.03)
Nhận xét: nct tính được so sánh với n đã theo dõi:
Nếu nct ≤ n thì phép tính đảm bảo độ tin cậy
Nếu nct ≥ n thì phép tính không đảm bảo độ tin cậy
I.5 Giới hạn đề tài
Hiện nay nhà máy đang ký hợp đồng gia công các loại sản phẩm cho các
khách hàng Mỹ, Châu Âu, Nội Địa với nhiều loại hình sản phẩm được sản xuất bởi
từ những nguyên, vật liệu khác nhau. Đồng thời do phương pháp dây chuyền công
nghệ trang sức bề mặt tại nhà máy được dùng cụ thể cho từng loại hình sản phẩm,
nên để đảm bảo tính chính xác và thuận lợi dễ dàng trong khi khảo sát, tôi giới hạn
nội dung nghiên cứu tập trung ở dây chuyền sơn treo thông qua chọn sản phẩm
khảo sát là bộ ghế có mã số C – 117 – 0 21 được sản xuất liên tục và nhiều nhất
trong số các sản phẩm ghế được trang sức tại dây chuyền sơn treo, đại diện cho các
loại sản phẩm hiện đang sản suất tại nhà máy.

4


Chương II
TỔNG QUAN
II.1 Tình hình trang sức bề mặt của các sản phẩm gỗ

Ngay từ xa xưa con người đã biết sử dụng kỹ thuật bảo quản các công trình
nhà cửa và các vật dụng khác làm từ gỗ bằng những chất tạo màng được lấy từ vật
liệu thiên nhiên có sẵn, sự có mặt của chúng góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt
cho con người trước khi công nghiệp hóa tham gia vào công việc này.
Từ thế kỷ XVIII cánh kiến vẫn còn thô, đến đầu thế kỷ XIX mới phát triển chế
biến vernis cánh kiến. Giữa thế kỷ XIX việc trang sức bề mặt gỗ bằng loại sơn dầu
bóng dẫn xuất từ celluloz đã chiếm địa vị thống trị. Trong những năm cuối thế kỷ
XX các chất phủ acrylic phân tán trong nước được phát triển, thay thế cho các dung
môi hữu cơ và là những vật liệu cạnh tranh chủ yếu trong ngành kỷ thuật trang sức
bề mặt gỗ. Cho đến thời điểm này thì thị trường có rất nhiều loại sơn, vernis như :
NC, AC, PU, PE…Bên chạnh đó thì thiết bị hiện đại, công nghệ mới và các loại vật
liệu mơi khác cũng phát triển đa dạng và phong phú.
Trong tương lai những chất tạo màng mới không dùng dung môi đã được
nghiên cứu và được đưa vào sử dụng, chính vì công chúng ngày càng ý thức sâu
hơn và việc sử dụng các sản phẩm không ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh
không phụ thuộc vào hóa chất dung môi.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chính ngành kỷ
thuật trang sức bề mặt gỗ bằng các loại chất phủ là bước thử thách mới về các loại
vật liệu thiết bị và công nghệ. Việc trang sức bề mặt gỗ vừa là kỷ thuật vừa là nghệ
thuật, nó đòi hỏi người làm công tác phải hiểu rõ được bản chất của loại vật liệu bề
mặt gốc cần trang sức là gỗ tự nhiên hay nhân tạo…, hiểu rõ bản chất của vật liệu
trang sức, vật liệu sử lý, bề mặt gốc. Ngoài ra còn phải am hiểu thiết bị, công nghệ

5


đối với từng loại vật liệu và yêu cầu của bề mặt cần trang sức. Do nhu cầu thẩm mỹ
ngày càng cao nên con người ta thường nói sơn chính là hoạt động làm đẹp cho gỗ.
Vậy có thể cho rằng sơn cũng chính là một dạng mỹ phẩm trang sức lên bề mặt gỗ.
II.2 Vài nét khái quát về công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam )

Công ty TNHH Latitude Tree ( Việt Nam ) có tổng công ty TNHH Latitude
Tree sdn.bhd (Malaysia). Công ty mẹ của cả tập đoàn Latitude Holdings Berhad.
Ngày 21/12/2000 trưởng ban quản lý các công nhiệp bình dương cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh với thời gian 45 năm theo giấy phép đầu tư số 90/gpkcn-bd cho công ty TNHH Latitude Tree ( Việt Nam ). Tên giao dịch là Latitude
Tree( Việt Nam) co.ltd.Trụ sở tại số 29 đường dt 743, khu công nghiệp Sóng Thần
II, Dĩ An, Bình Dương. Tháng 5/2005 công ty mới chính thức đi vào hoạt động sản
xuất thương mại, với số vốn đầu tư của công ty là 7000000 USD, vốn pháp định của
công ty là 1800000 USD
Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam ) là doanh nghiệp 100% là vốn nước
ngoài với hoạt động chính là: Sản xuất gia công và kinh doanh hàng mộc gia dụng
như :bàn, nghế, tủ, giường và các vật dụng bằng gỗ khác…Phần lớn các sản phẩm
của công ty làm ra đều được phục vụ xuất khẩu.
II.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý:
Tổng Giám Đốc
(Nước ngoài)
Giám Đốc Điều Hành

phòng
nhân sự

phòng
thu mua

phòng
kế toán

phòng
maketing


Phòng
xuất nhập
khẩu

II.2.2 Tinh hình nhân sự:
Tình hình nhân sự qua các năm gần đây rất là ổn định. Tính đến năm nay công
ty đã có số lượng đông đảo công nhân lành nghề, đảm bảo tính ổn định cho sản

6


xuất. Đội ngủ cán bộ công ty có độ tuổi trung bình trẻ, năng động, sáng tạo là lợi
thế lớn trong cơ chế thị trường như hiện nay.

Tính đến năm 2007 toàn bộ số

công nhân viên trong toàn bộ công ty là 2.461 người
Trong đó:

Nhân viên văn phòng:

48 người

Nhân viên văn phòng xưởng

35 người

Chuyên gia người nước ngoài

13 người


Còn lại là công nhân

2.365 người

II.2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
QUẢN LÝ
Bộ phận sản
xuất trực tiếp

Bộ phận sản xuất
chung

Xưởng
PRC

Bộ
phận
cưa

Bộ
phận
hàng
trắng

Bộ
phận
chà
nhám


Bộ phận
nghiên cưu
và phát triển

Bộ
phận
lắp
ráp

Bộ phận phục vụ sản
xuất

Bộ phận
bảo trì

Bộ
phận
phun
sơn

Bộ
phận
đóng
gói

Bộ phận
KCS

Kho

thành
phẩm

Kho
NVL

Phòng y
tế và
nhà ăn

II.3 Tình hình nguyên, vật liệu – thiết bị dây chuyền
II.3.1 Nguyên liệu:
Do sự đa dạng của các loại hình sản phẩm sản xuất ở nhà máy vì thế nguyên
liệu mà hiện nay nhà máy nhập về có rất nhiều loại và được xuất sứ từ nhiều nước.
Đối với Gỗ tự nhiên gồm có:
- Gỗ Cao Su (RW): nhập về từ các nước Campuchia, Thái Lan và Nội Địa.
- Gỗ Thông (pine): nhập từ Trung Quốc và một số nước ở Bắc Âu
- Gỗ Bặch Dương (poplar): nhập về từ Mỹ, Đài Loan.
- Gỗ Merpauh, gỗ Melawis, gỗ Gerutu, gỗ Agathis được đưa về từ công ty mẹ.
Đối với ván nhân tạo gồm có: MDF, Ván dăm(PB), plywood:được nhập từ các nước

7


Malaysia, Thái Lan, Đài Loan…Tuỳ theo yêu cầu của từng mặt hàng hay yêu cầu
của khách hàng mà sử dụng loại nguyên liệu nào cho hợp lý.
II.3.2 Vật liệu trang sức:
Hiện nay nhà máy sử dụng 3 loại sơn để sơn phủ bề mặt gỗ như: sơn NC, PU,
AC do 3 hãng sơn Dehfu, Akzonobel, Valspar cung cấp. Tùy theo yêu cầu mỗi loại
sản phẩm mà sử dụng các loại sơn khác nhau.

II.3.3 Dây chuyền công nghệ sơn
Trong xưởng phun sơn, dây chuyền phun sơn có thể là một dây chuyền khép
kín hoặc hở. Độ dài của dây chuyền phụ thuộc vào diện tích xưởng, loại sơn. Xưởng
sơn tại nhà máy được trang bị 3 loại dây chuyền. Mỗi loại dây chuyền đảm nhiệm
từng công việc riêng:
- Chuyền treo chuyên dùng trang sức sản phẩm ghế và những chi tiết nhỏ. Hình 2.1
- Chuyền lăn chuyên dùng trang sức loại sản phẩm Giường. Hình 2.2
- Chuyền nằm chuyên dùng trang sức sản phẩm Tủ, Bàn, Kệ… Hình 2.3

Hình 2.1: Dây chuyền phun sơn treo

Hình 2.2: Dây chuyền phun sơn lăn

8


Hình 2.3: Dây chuyền phun sơn nằm
II.4 Phương pháp công nghệ sơn
Trang sức bề mặt chất phủ tạo màng có nhiều phương pháp công nghệ khác
nhau và thiết bị khác nhau. Dựa vào đặc điểm tính chất của từng loại sơn phủ và yêu
cầu của bề mặt trang sức, hình thành chi tiết sản phẩm cần trang sức để lựa chọn
phương pháp công nghệ cho phù hợp. Với cách lựa chọn hợp lý sẽ đem lại chất
lượng màng sơn và năng suất cao đồng thời tiết kiệm được vật liệu trang sức. Hiện
tại nhà máy chỉ sử dụng phương pháp sơn chủ yếu là phương pháp phun sơn bằng
súng. Đây là phương pháp đem lại năng suất cao hơn hẳn so với các phương pháp
khác, với cùng một thời gian một thợ phun sơn phun được diện tích bằng mười hai
lần thợ quét sơn, đồng thời chất lượng màng sơn phun cao hơn, chiều dày màng sơn
đồng đều, phẳng và độ bám dính cao. Việc trang sức bề mặt bằng phương pháp
phun sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng và đảm bảo kinh tế nhất để phân
bố các loại vật liệu tạo màng lên bề mặt sản phẩm cần trang sức.

II.5 Cơ sở lý luận
Để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng sản phẩm mộc thì các sản phẩm
mộc cần phải đựơc gia công bề mặt bằng công nghệ trang sức bề mặt. Khác với các
vật liệu khác như kim loại hay nhựa …, vật liệu gỗ là một sản phẩm sống của thế
giới tự nhiên. Chúng có một số tính chất không hoàn hảo như là dễ cháy, dễ co rút,
mục nát, bị côn trùng cắn phá. Nhưng bên cạnh đó thì cũng không có một vật liệu
nào mà có vân thớ đẹp tự nhiên như vật liệu gỗ. Do đó việc giải quyết khắc phục
những khuyết tật trên đồng thời vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của bề mặt sản phẩm

9


gỗ là một nhiệm vụ quan trọng của việc trang sức bảo vệ bề mặt. Vì vậy mục đích
của việc sơn phủ là để nâng cao giá trị của sản phẩm mộc, nó có tác dụng vừa bảo
vệ vừa làm đẹp cho sản phẩm, làm cho sản phẩm mộc có tính bền chắc hơn, chống
được mối mọt, chịu được những thay đổi của thời tiết, tạo ra độ bóng về màu sắc,
giữ được vẻ đẹp sẵn có của vân gỗ để có thể sử dụng lâu dài hơn. Để tạo ra một mặt
sơn bền và đẹp trên sản phẩm mộc thì điểm mấu chốt trong kỷ thuật sơn phủ cho vật
liệu gỗ là hiểu rõ đặc tính của phôi gỗ và chọn đúng loại sơn thích hợp rồi áp dụng
chính xác kỷ thuật sơn phù hợp với loại vật liệu gỗ đó. Tuy nhiên trong quá trình
trang sức sơn phủ cho các sản phẩm, thì các sản phẩm thường bị xảy ra hư hỏng là
điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là cần phải phát hiện ra những khuyết tật đó, xem
tỷ lệ khuyết tật là bao nhiêu? Các nhân tố ảnh hưởng và gây nên những khuyết tật
đó?...để rồi từ đó đưa ra những biện pháp hạn chế và khắc phục.
II.6 Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm mộc.
II.6.1 Những yêu cầu của ván nền (gỗ tự nhiên )
II.6.1.1 Độ ẩm ván nền:
Đối với gỗ tự nhiên tiến hành trang sức bằng chất phủ tạo màng, độ ẩm từ 8 –
12%( gỗ mềm = 8%, gỗ cứng = 12%). Nếu độ ẩm của bề mặt gỗ quá thấp việc tạo
màng và bám dính sẽ khó khăn do dung môi thấm nhanh vào gỗ, độ ẩm ván nền cao

mặt dưới ( mặt tiếp xúc bề mặt gỗ ) sẽ có bọt khí, bong rộp bề mặt dẫn đến khả năng
bám dính kém.
II.6.1.2 Chủng loại nguyên liệu :
Do đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý, hóa của mỗi loại gỗ khác nhau, thậm chí
các vị trí trong thân cây, độ tuổi, hoặc các vùng sinh trưởng khác nhau dấn đến khả
năng bám dính và tạo màng của chất phủ khác nhau (Chẵng hạn gỗ có tinh dầu,
nhựa sẽ làm giảm sự thấm ướt, bám dính …). Đặc biệt gỗ có dầu nhựa có thể gây “
hiệu ứng ” giữa dầu, nhựa với sơn phủ.
II.6.1.3 Khuyết tật của bề mặt ván nền:
Các dạng khuyết tật do gỗ như: chéo thớ, mắt gỗ, túi gôm, vết nhựa, lỗ mọt,
nấm mốc, vết nứt, lỗ đinh, sợi lông gỗ, sai số gia công do các khâu gia công trước

10


để lại ảnh hưởng đến độ bám dính của cất phủ và làm giảm tính thẩm mỹ của bề
mặt trang sức. Chính vì vậy trước khi đưa chất phủ lên bề mặt gỗ cần được xử lý bề
mặt gốc đúng yêu cầu kỹ thuật.
II.6.1.4 Độ nhẵn bề mặt :
Độ nhẵn bề mặt ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của màng chất phủ, ảnh
hưởng đến mỹ quan, kinh tế và đặc biệt là độ bóng của sản phẩm hoàn chỉnh. Độ
nhẵn bề mặt gốc phù hợp trang sức chất phủ tạo màng là:  G8 -  G12. Độ nhấp
nhô trên bề mặt: Rmin = 16 μm, Rmax = 60μm.
II.6.2 Yêu cầu đối với chất phủ tạo màng:
Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng cho sản phẩm khi
được trang sức là đặc tính của chất phủ tạo màng. Một chất phủ tạo màng tốt là một
chất phủ có khả năng tạo màng mỏng tốt, trải đều lên bề mặt với độ phủ kín và khả
ngăng bám dính cao không có hiện tượng loang trên bề mặt, để bám dính tốt, dễ
phun khi dùng súng thì độ nhớt của sơn khoảng 13 – 50 giây. Đồng thời yêu cầu
màng sơn có độ cứng cao, độ bền uốn và co giãn thích hợp, sẽ làm tăng tuổi thọ cho

màng sơn. Bên cạnh đó, màu sắc của sơn phải đồng đều, đúng sắc màu quy định,
bền màu, có độ trong suốt cao không lẫn tạp chất chống được ẩm nhiệt, hoá chất.
trong quá trình sản xuất một trong những yếu tố để tăng năng suất đó là thời gian, vì
vậy mà thời gian khô của màng chất phủ rất quan được quan tâm, tuy nhiên yếu tố
đó phụ thuộc vào chiều dày màng sơn và dung môi pha sơn không nhanh quá hoặc
chậm quá
II.6.3 Quá trình hình thành màng trang sức:
Quá trình tạo màng do bay hơi của dung môi chuyển từ pha lỏng sang pha rắn.
Yêu cầu dung môi phải hoà tan được các chất phủ và dung môi phải dễ bay
hơi.Thời gian chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn phụ thuộc rất lớn vào sự
bay hơi của dung môi. Nếu tốc độ bay hơi quá nhanh sẽ gây rạn nứt trên bề mặt
hoặc làm đọng hơi nước trên bề mặt làm ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn phủ.
Ngược lại tốc độ bay hơi chậm quá thì cản trở việc hình thành màng cứng của chất
phủ, không giữ được độ bóng nhẵn bề mặt. Mặt khác kéo dài chu kỳ sản xuất. Quá

11


trình bay hơi của dung môi trong màng lỏng rắn được mô tả bởi 3 giai đoạn dưới
hình 2.4.
* Giai đoạn I: Hình thành màng lỏng
Dung dịch chất phủ được phủ lên bề mặt của sản phẩm đồng thời với sự bay hơi của
dung môi. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh chóng, sự bay hơi tạo nên nồng độ của
màng lỏng tăng lên rõ rệt. Dung môi bay hơi nhanh, chiều dày màng lỏng (s) giảm
nhanh.
* Giai đoạn II: Bắt đầu hình thành màng rắn
Nồng độ của chất phủ trên bề mặt tăng nhanh tạo thành màng rắn rất mỏng trên bề
mặt. Có thể nói rằng màng này được hình thành từ một mạng đơn phân tử. Trên bề
mặt sản phẩm cùng song song tồn tại màng lỏng và rắn. Tốc độ bay hơi của dung
môi chậm lại và màng rắn hình thành.

* Giai đoạn III: Màng rắn hoàn thành
Dung môi vẫn tiếp tục bay hơi. Màng rắn đơn phân tử hình thành, bắt đầu có sự cản
trở sự bay hơi của dung môi. Vì vậy tốc độ bay hơi chậm lại, thời gian kết thúc sự
bay hơi kéo dài ra. Kết thúc sự bay hơi của màng lỏng cũng chính là màng rắn hoàn
toàn. Nhưng ở giai đoạn này cần lưu ý đến sự phát triển mạng tinh thể đồng thời với
sự sắp xếp của nó sẽ cản trở sự bay hơi của dung môi rất đáng kể

Hình 2.4 Quá trình bay hơi của dung môi

12


Chương III
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Qua quá trình khảo sát nắm bắt tình hình sản xuất tại nhà máy thì các sản phẩm
mà nhà máy đang sản xuất không có gì thay đổi đáng kể về loại hình cũng như kiểu
dáng của sản phẩm, hiện nhà máy đang thực hiện gia công các sản phẩm nội thất
như : Giường, Tủ và Ghế. Trong đó sản phẩm ghế với mã ký hiệu C – 117 – 021 là
loại sản phẩm được sản xuất đều đặn và nhiều nhất trong số các sản phẩm sản xuất
tại nhà máy. Vì vậy, tôi thực hiện nội dung nghiên cứu thông qua việc khảo sát quá
trình trang sức bề mặt cho sản phẩm này.
III.1 Nguyên ,vật liệu sản xuất sản phâm C – 117 – 021
Đây là sản phẩm được làm từ gỗ Cao Su là chủ yếu với độ ẩm 8 – 12% và
một số chi tiết được làm từ ván dán. Đặc điểm của Gỗ cao su : có màu trắng vàng,
vân thớ mịn, vòng năm khá rõ nét màu sắc đẹp tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho sản
phẩm, tuy nhiên đây là loại gỗ mềm dễ bị mọt nấm mốc, lỗ mạch khá lớn gây khó
khăn trong quá trình trang sức bề mặt. Sản phẩm được sử dụng trong nhà, yêu cầu
về thẩm mỹ tương đối cao, vì vậy mà yêu cầu về trang sức cho sản phẩm rất được
quan tâm về màu sắc và khuyết tật cho phép trên sản phẩm. Do đó, cần phải xử lý
bề mặt phôi nguyên liệu trước khi sơn phủ nhằm giảm khuyết tật, đồng thời cần

chọn loại sơn và tỷ lệ thành phần pha sơn cho đúng để đạt được màu sắc độ bóng
mà sản phẩm yêu cầu. Hiện tại, nhà máy sử dụng nhiều loại giấy nhám khác nhau
có số hiệu: #150, #180 #240, #320 và các loại bột trét dùng để xử lý ván nền như là
bột trét trắng, bột trét vàng…Riêng đối với mã hàng C – 117 – 021 được làm từ
nguyên liệu gỗ cao su , đây là loại gỗ mềm nên khi xử lý bề mặt gốc nhà máy sử
dụng loại giấy nhám #180, #240 để chà nhám bề mặt và keo 502 để xử lý các vết

13


×