Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN U6 (Eucalyptus europhylla dòng 6) TẠI TT LÂM NGHIỆP NHIỆT ĐỚI TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.74 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

ĐINH LÊ HỒNG NGUYÊN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH
ĐÀN U6 (Eucalyptus europhylla dòng 6) TẠI TT LÂM NGHIỆP
NHIỆT ĐỚI TỈNH GIA LAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP.HCM 07/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH
ĐÀN U6 (Eucalyptus europhylla dòng 6) TẠI TT LÂM NGHIỆP
NHIỆT ĐỚI TỈNH GIA LAI

GVHD: Tiến sĩ GIANG VĂN THẮNG
SVTH : Đinh Lê Hồng Nguyên
Niên Khoá: 2003-2007



TP.HCM 07/2007

2


LỜI CẢM ƠN
Mỗi người con được sinh ra, lớn lên, học tập và trưởng thành dù là ai trong
cuộc sống này vẫn luôn khắc ghi trong mình lòng tri ân sâu sắc đến Mẹ Cha, gia đình
và Thầy Cô, những người đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu để chúng ta có được ngày hôm này. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến tất cả các Thầy Cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã dìu dắt tôi trong
những năm học vừa qua.
¾ Xin chân thành cảm ơn bộ môn Điều Chế Rừng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, đặc biệt Thầy TS.
Giang Văn Thắng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
¾ Xin cảm ơn Ban Giám Đốc TT Lâm Nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai, đặc biệt các
Anh thuộc phòng Kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu
và thực hiện đề tài đạt kết quả tốt.
¾ Cảm ơn tập thể lớp Lâm Nghiệp 29 và những người bạn thân đã sát cánh cùng tôi
trong quá trình sinh hoạt và học tập.
¾ Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ba Mẹ và gia đình đã luôn động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được học tập và hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp
này.
Tp. Hồ Chí Minh
Đinh Lê Hồng Nguyên

3



TÓM TẮT
Đề tài “ Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng
rừng trồng Bạch đàn U6 (Eucalyptus europhylla dòng 6) tại TT Lâm Nghiệp Nhiệt
Đới tỉnh Gia Lai” được nghiên cứu từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2007. Đối tượng
nghiên cứu là lâm phần Bạch đàn U6 được trồng thuần loài trên đất bazan thoái hoá tại
tỉnh Gia Lai, đây là một giống mới đang được trồng thử nghiệm tại khu vực nghiên
cứu. Phương pháp điều tra thu thập số liệu được sử dụng chủ yếu là phương pháp điều
tra mẫu. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá chung về tình hình sinh trưởng, phát
triển của rừng trồng Bạch đàn U6 và tìm hiểu các quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của
đối tượng này. Các kết quả đạt được của đề tài như sau:
¾ Về quy luật phân bố chiều cao (Hvn), đường kính (D1,3) và đường kính tán (Dt) ở
rừng trồng năm 1999 và 2005 đều có dạng một đỉnh lệch phải, còn ở rừng trồng
năm 2006 có dạng một đỉnh lệch trái:
- Chiều cao bình quân của rừng trồng năm 1999, 2005 và 2006 lần lượt là: 15,47m;
4,55m và 0,87m với hệ số biến động: 8,4%; 18,46% và 35,6%.
- Đường kính bình quân của rừng trồng năm 1999, 2005 và 2006 lần lượt là:
14,28cm; 4,76cm và 1,24cm với hệ số biến động: 26,5%; 26,3% và 44,35%.
- Đường kính tán bình quân của rừng trồng năm 1999, 2005 và 2006 lần lượt
là:2,28m; 1,78m và 0,42m với hệ số biến động: 18,86%; 24,16: và 50%.
¾ Về quy luật sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn U6:
- Các quy luật sinh trưởng giữa Hvn, D1,3, V với tuổi (A) và giữa Hvn với D1,3 được
mô tả và thể hiện tốt bằng các phương trình tương quan như sau:
LnH vn = 4, 434 − 3,606 / A 0 , 4

với r = 0,999

SY-X = 0,022

LnD 1, 3 = 2 ,809 − 2 ,17 / A


với r = 0,995

SY-X = 0,06

logHvn = 0,028+ 1,035.logD1,3

với r = 0,997

SY-X = 0,02

- Hình số thân cây của loài Bạch đàn U6 tại khu vực nghiên cứu là f = 0,53.
- Thể tích thân cây Bạch đàn U6 tăng dần theo thời gian, tăng mạnh từ tuổi 5.
- Sự tăng trưởng về đường kính và chiều cao tăng mạnh ở giai đoạn rừng còn non,
từ khi mới trồng đến 2 tuổi và chậm dần ở giai đoạn sau.
4


- Khi bước vào tuổi 2, rừng trồng bạch đàn U6 đã bắt đầu có sự giao tán, cây có xu
hướng phát triển mạnh về chiều cao, đường kính và đường kính tán. Sau khi rừng
đã bước vào giai đoạn khép tán, sự phát triển về đường kính tán diễn ra mạnh, làm
gia tăng độ tàn che của rừng.
Với những kết quả đạt được của đề tài nêu trên, chúng tôi rút ra một số kiến
nghị như sau:
- Cần kiểm tra kỹ chất lượng nguồn hạt giống Bạch đàn U6 trước khi đem đi trồng
rừng
- Cần có kế hoạch chuẩn bị cho tỉa thưa rừng này
- Trong công đoạn trồng rừng cần chú ý quan tâm đến chất lượng cây con để có chế
độ chăm sóc đặc biệt và thường xuyên hơn.


5


SUMMARY
Study on: “Initial study on growth and increment of Bach dan U6 stands
(Eucalyptus europhylla, 6 race) is established in Tropical zone Forestry Centre of
Gia Lai province”
The study was carried out at Tropical zone Forestry Centre of Gia Lai province
from March to June in 2007. The subject of study is Bach dan U6 artificial forest areas
were cultivated purely in degenerate bazan soil type in Gia Lai province. This is the
new race is being trial cultivated here.
In this study, tree measurements and stem analyses were used as the main
methods. Base on this study, it apprises the growth and increament of Bach dan U6
artificial forest and their rule in growth. The results are as follows:
¾ The heigh, diameter and leaf canopy distributive regulation of man-made forest in
1999 and 2005 are one right top slanting form. In 2006, it is one left top slanting
form:
- The average height of artificial forest in 1999, 2005 and 2006 are 15,47m; 4,55m
and 0,87m in turn. And the evolve coefficients are: 8,4%; 18,46% and 35,6% in
turn.
- The average diameter of artificial forest in 1999, 2005 and 2006 are 14,28cm;
4,76cm and 1,24cm in turn. The evolve coefficients are 26,5%; 26,3%; 44,35%.
- The average leaf canopy are: 2,28m; 1,78m and 0,42m in turn. The evolve
coefficients are: 18,86%, 24,16% and 50%.
¾ The growth regulation:
- The growth regulation between the the top height (Hvn), diameter (D1,3), volume
with the age (A) and between the top height (Hvn) with the diameter (D1,3) are
described and showed by these correlative equation:
LnH vn = 4, 434 − 3,606 / A 0 , 4


với r = 0,999

SY-X = 0,022

LnD 1, 3 = 2 ,809 − 2 ,17 / A

với r = 0,995

SY-X = 0,06

logHvn = 0,028+ 1,035.logD1,3

với r = 0,997

SY-X = 0,02

- The form of stem: f = 0,53
6


- The volume increase time by time. At 5 years, the volume begin increases
powerful
- The growth of height and diameter increases powerful in the first stage, from
planting to 2 years old and increase slower in next stage.
- At 2 years, Bach dan U6 artificial forest begin serves. The height, diameter and
leaf canopy begin increas powerful.. After the serves stage, the coverof forest
increase also.
With that results, we have recommened some silvicultures as follows:
- Retesting seed origin of Bach dan U6 before it has cultivated.
- Building the plan of pruning for this foest.

- In stage of cultivate, have to interested in nurseling quality to build a care system
more unusual and permament.

7


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Summary
Mục lục
Những chữ viết tắt và ký hiệu
Danh sách các bảng
Danh sách các hình
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................ 15
2.1. Khái niệm về sinh trưởng của cây và của rừng ............................................... 15
2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới .................. 16
2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam ................. 18
2.4. Những nghiên cứu riêng cho loài Bạch đàn .................................................... 20
2.4.1. Thế giới......................................................................................................... 20
2.4.2. Việt nam ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................................... 22
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình..................................................................................... 22
3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn ......................................................................................... 22
3.1.3. Đá mẹ và thổ nhưỡng .................................................................................. 23
3.1.4. Thảm thực vật ............................................................................................... 24
3.1.5. Điều kiện kinh tế – xã hội............................................................................. 25
3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 25

3.2.1. Đặc điểm chung của cây Bạch đàn ............................................................... 26
3.2.2. Công dụng của cây Bạch đàn ....................................................................... 26
3.3. Kỹ thuật trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu ............................................ 27
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 28
4.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 28

8


4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28
4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ........................................................................... 28
4.2.2. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................... 29
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 32
5.1. Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng ........................................... 32
5.1.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn) ..................................... 33
5.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính ( N/D1,3) ............................... 35
5.1.3. Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán ( N/Dtán) ............................... 38
5.2. Quy luật sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn U6 tại TT Lâm nghiệp Nhiệt Đới
tỉnh Gia Lai. .................................................................................................... 40
5.2.1. Quy luật sinh trưởng về chiều cao (Hvn)....................................................... 41
5.2.2. Quy luật sinh trưởng về đường kính (D1,3) ................................................... 42
5.2.3. Tương quan giữa chiều cao và đường kính Hvn/D1,3 .................................... 44
5.3. Hình số và sự phát triển về thể tích của rừng trồng Bạch đàn U6 tại TT
Lâm nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai................................................................. 45
5.3.1 Hình số của loài Bạch đàn U6 ....................................................................... 45
5.3.2 Sự phát triển về thể tích của cây Bạch đàn U6 theo tuổi............................... 46
5.4 Quy luật tăng trưởng rừng trồng Bạch đàn U6 tại TT Lâm nghiệp Nhiệt Đới
tỉnh Gia Lai. ..................................................................................................... 48
5.4.1 Quy luật tăng trưởng về đường kính (id1,3) ................................................... 48
5.4.2 Quy luật tăng trưởng về chiều cao (ih) .......................................................... 49

5.4.3 Quy luật tăng trưởng về thể tích (V) ............................................................. 50
5.5. Độ tàn che của rừng trồng Bạch đàn U6 tại TT Lâm nghiệp Nhiệt Đới tỉnh
Gia Lai. ............................................................................................................ 51
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 55
6.1 Kết luận............................................................................................................. 55
6.2 Tồn tại ............................................................................................................... 57
6.3. Kiến nghị ......................................................................................................... 57
Tài liệu tham khảo
Phụ biểu

9


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3m (cm)

D1,3_tn

Đường kính 1,3m thực nghiệm (cm)

D1,3_lt

Đường kính 1,3m tính theo lý thuyết (cm)

Dt

Đường kính tán của cây (m)


f1,3

Hình số thân cây tuyệt đối

H

Chiều cao cây (m)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

H_tn

Chiều cao thực nghiệm (m)

H_lt

Chiều cao lý thuyết (m)

id1,3

Lượng tăng trưởng về đường kính (cm)

ih

Lượng tăng trưởng về chiều cao (m)

log


Logarit thập phân (cơ số 10)

ln

Logarir tự nhiên (cơ số e)

N

Số cây trên đơn vị diện tích (ha)

P

Mức ý nghĩa (xác suất)

5.1

Số hiệu của bảng hay hình theo chương

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan


S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

Sk

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

SY-X

Sai số của phương trình hồi quy

V

Thể tích của cây (m3/cây)

10


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 5.1. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê của phân bố chiều cao .................... 33
Bảng 5.2. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê của phân bố đường kính ................. 36
Bảng 5.3. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê của phân bố đường kính tán ........... 38
Bảng 5.4. Số liệu tính toán từ phương trình tương quan Hvn/A ............................. 42
Bảng 5.5. Số liệu tính toán từ phương trình tương quan D1,3/A ............................. 43
Bảng 5.6. Số liệu tính toán từ phương trình tương quan Hvn/D1,3 .......................... 44

Bảng 5.7. Thể tích (V) theo tuổi (A) ...................................................................... 47
Bảng 5.8. Lượng tăng trưởng về đường kính ......................................................... 48
Bảng 5.9. Lượng tăng trưởng về chiều cao ............................................................ 49
Bảng 5.10. Lượng tăng trưởng về thể tích.............................................................. 50
Bảng 5.11. Độ tàn che của lâm phần theo từng cấp tuổi ........................................ 52

11


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 5.1. Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn) ................................ 34
Hình 5.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1,3)............................. 37
Hình 5.3. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dt) .............................. 39
Hình 5.4. Đường biễu diễn tương quan Hvn/A ....................................................... 42
Hình 5.5. Đường biễu diễn tương quan D1,3/A ....................................................... 43
Hình 5.6. Đường biễu diễn tương quan Hvn/D1,3 .................................................... 45
Hình 5.7. Đường biễu diễn sự phát triển thể tích (V) theo tuổi (A) ....................... 47
Hình 5.8. Đường biễu diễn lượng tăng trưởng về đường kính ............................... 48
Hình 5.9. Đường biễu diễn lượng tăng trưởng về chiều cao .................................. 49
Hình 5.10. Đường biễu diễn lượng tăng trưởng về thể tích ................................... 50
Hình 5.11. Trắc đồ David và Richards rừng trồng năm 2005 ................................ 53
Hình 5.12. Trắc đồ David và Richards rừng trồng năm 1999 ................................ 54

12


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng tự nhiên hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng, vì vậy việc cung cấp
lâm sản và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị hạn chế. Theo thống kê của FAO,

diện tích rừng trồng thế giới trong những năm gần đây đang tăng nhanh, từ 1995 có
124 triệu ha đến năm 2000 đạt 187 triệu ha. Tính đến năm 2000, rừng trồng chiếm 5%
diện tích rừng toàn cầu và cung cấp cho nhu cầu xã hội khoảng 22% gỗ tròn.
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, đời sống
của người dân ngày một tăng cao, đặc biệt là đời sống tinh thần. Con người ngày càng
muốn trở về và sống gần gũi với thiên nhiên, kéo theo đó là nhu cầu về gỗ, nhất là
trong lĩnh vực xây dựng và đồ gia dụng đang trở thành trào lưu và phong cách mới.
Nhu cầu về gỗ chế biến trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng nhanh mà rừng tự
nhiên cung cấp hạn chế, và hiện tại rừng trồng của chúng ta sản lượng còn thấp và diện
tích chưa nhiều nên không đáp ứng được nhu cầu.
Xuất phát từ tình hình trên, để nâng cao năng suất và hiệu quả trồng rừng đã có
nhiều nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, nhất là đối với các loài cây mọc
nhanh như Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulesis), Keo tai tượng (Acacia
mangium), Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium)…
Bạch đàn là một loài cây nhập nội, bao gồm trên 700 loài, có phân bố chủ yếu ở
Austraylia song lại được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam do ưu
điểm mọc nhanh, dễ thích nghi, chóng mang lại sản phẩm nên cùng với thời gian, số
lượng loài và diện tích rừng trồng Bạch đàn ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn
trong các loài cây được đem vào trồng rừng.
Bạch đàn U6 (Eucalyptus europhylla dòng 6) là giống nhập nội, được Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật từ năm 2001 và
được Công ty Lâm Nghiệp Gia Lai sử dụng như là giống cây trồng chính của công ty
trong những năm gần đây.

13


Mặc dù Bạch đàn U6 được trồng với diện tích lớn, nhưng cho đến nay những
công trình nghiên cứu về các quy luật sinh trưởng, năng suất, sản lượng cho giống cây
này trong khu vực vẫn còn hạn chế.

Trung Tâm Lâm Nghiệp Nhiệt Đới đã tiến hành trồng rừng Bạch đàn U6 từ
năm 1999 đến nay và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cơ sở khoa học để xây
dựng quy trình nuôi dưỡng và khai thác cho đối tượng rừng này.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với nguyện vọng góp một phần nhỏ vào việc
đánh giá khả năng sinh trưởng, tăng trưởng của rừng trồng Bạch đàn U6 tại TT Lâm
Nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai. Được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại
Học Nông Lâm TP. HCM, Trung Tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai, và với sự
hướng dẫn của Thầy TS. Giang Văn Thắng, trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp
cuối khoá, chúng tôi thực hiện đề tài “ Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh
trưởng và tăng trưởng của rừng trồng Bạch đàn U6 (Eucalyptus europhylla dòng
6) tại TT Lâm Nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai “.
Với mục tiêu:
a. Đánh giá chung về tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Bạch
đàn U6 thông qua quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng như D1,3, Hvn
b. Tìm hiểu quy luật sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu thông qua việc xây
dựng các phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D1,3 với tuổi
(A) và phương trình tương quan giữa Hvn và D1,3.
c. Tìm hiểu đặc điểm tăng trưởng của một số nhân tố sinh trưởng Hvn, D1,3, V

14


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1. Khái niệm về sinh trưởng của cây và của rừng
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng thuộc môn học sản
lượng rừng, là môn khoa học được phát triển đầu tiên ở các nước Châu Âu ngay từ thế
kỷ XIX. Khả năng sinh trưởng của cây rừng là cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất
của lập địa cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động đã áp dụng. Việc xây dựng
các hàm sinh trưởng hay mô hình hoá quá trình sinh trưởng của các nhân tố điều tra

đang là một xu thế phát triển của nền lâm sinh hiện đại. Sinh trưởng và tăng trưởng
của cây rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và quản lý lâm nghiệp,
vì vậy chúng ta cần tìm hiểu sinh trưởng của cây và của rừng là gì.
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hoá những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của những quy luật nội tại cũng như mối quan
hệ giữa các nhân tố nội tại với các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự
nhiên của chúng.
Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần thể cây rừng, có quan hệ
chặt chẽ với điều kiện môi trường và yếu tố lập địa. Sinh trưởng của quần xã thực vật
rừng và cá thể cây rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sinh trưởng cá thể có ảnh
hưởng rất lớn đối với sự phát triển của rừng.
Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của một loại cây và loại hình rừng nào đó
là nắm bắt, tìm hiểu và xác định những quy luật phát triển của chúng thông qua một số
chỉ tiêu sinh trưởng: D1,3, Hvn, Dtán, V,… theo thời gian (hay còn gọi là tuổi của cây
rừng). Những quy luật này được mô tả và trình bày bằng những phương trình toán học
cụ thể, chúng được gọi là các hàm sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng (Giang
Văn Thắng, 2003).
Mục đích cuối cùng của việc mô hình hoá quá trình sinh trưởng của cây rừng là
tìm ra giải pháp tối ưu về mặt kỹ thuật để nâng cao tốc độ sinh trưởng của rừng nhằm
thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.

15


2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Sự phát triển của khoa học sản lượng rừng gắn liền với tên tuổi của những
người khai sinh ra nó như: Baur, Boggreve, Breymann, Cotta, H.Danckelmann, Draut,
Hartig, Weise… Tuy nhiên, những nghiên cứu của họ mới chỉ đi sâu về mặt lý thuyết,
còn thiếu cơ sở thực tế.
Sinh trưởng của cây và lâm phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là biện pháp

tác động và điều kện môi trường. Vì vậy, không có những thực nghiệm khoa học thì
không thể làm sáng tỏ quy luật sinh trưởng và phát triển của lâm phần. Xuất phát từ
vấn đề này, các nhà Lâm nghiệp ở Châu Âu đã kết hợp giữa kiến thức với kinh nghiệm
có được thông qua những thí nghiệm về tỉa thưa đã hình thành môn học về tăng trưởng
và sản lượng rừng.
Nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng chủ yếu dựa trên thống kê toán
học như phân tích phương sai (Analysis of variance), phân tích tương quan hồi quy
(Regression analysis).
Các nhà khoa học như M.Prodan, Meyer (1972), Schumacher(1960)… đã
nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng rừng bằng các mô hình toán học thích hợp và đã
được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học (Giang Văn Thắng, 2004)
Hàm: Gompertz:

Trong đó:

y = m .e

−e

− a0 A
a1

Backmann:

log(Y) = a0 + a1log(A) + a2log2(A)

Korsun:

Y = a 0 .e ( α 1 ln A − a 2 ln


Mirscherlich:

Y = a 0 . 1 − e ( − a1 . A )

Thomasius:

Y = a0 . 1 − e − a1 . A(1−e

[

[

a2

2

A)

]

− a2 . A

)

]

Y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính...
m là giá trị cực đại có được của Y.
a0, a1, a2 là các tham số của phương trình.
A là tuổi cây rừng hay lâm phần.

e là số mũ tự nhiên Neper (e=2,7182…)

16


Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên, có thể coi hàm Gompertz là
hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.
Bên cạnh đó, sinh trưởng cây rừng cũng được thể hiện thông qua mối tương
quan và ảnh hưởng tương hỗ giữa các bộ phận của cây hay giữa các chỉ tiêu sinh
trưởng với nhau. Năm 1961, R.W.J.Keay đã nhận thấy, tương quan giữa đường kính
tán lá (Dtán) và lượng tăng trưởng đường kính thân cây (id) có mối tương quan chặt chẽ
với nhau ở loài cây Sterculiarhiropetala tại Nigeria. (Giang Văn Thắng, 2003)
Prodan (1960) nghiên cứu cho thấy giữa chiều cao và đường kính có mối tương
quan chặt chẽ, chúng có ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận với nhau và được mô tả bằng
phương trình:
y=a0 + a1x + a2 x2.
Trong đó:

y là chiều cao cây (H).
x là đường kính (D1,3).

Assmann (1972) đưa ra một hàm sinh trưởng mô tả mối quan hệ giữa đường
kính (d1,3) và chiều cao (h) của cây như sau:
h = a0 . d1,3
Hay

log(h) = log(a0) + a1 . log(d1,3)
Tốc độ tăng trưởng hay còn gọi là lượng tăng trưởng thường xuyên của cây

rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hoá quá trình tăng

trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
+ Hàm Gompertz:

Y , = a 0 .e − a1 . A

+ Hàm Korf:

Y , = a 0 . A − a1

Trong đó:

Y , là lượng tăng trưởng của nhân tố sinh trưởng nào đó.

A là tuổi cây rừng.
e là so mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
a0, a1 là các tham số của phương trình.
Giữa nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng có mối liên hệ rất chặt
chẽ mang tính nhân quả. Theo Busson, lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên
đến một tuổi nào đó lại giảm xuống. Prodan khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong

17


sinh trưởng và đường cong lượng tăng trưởng thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh
trưởng là điểm cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.( Giang Văn Thắng 2003).
Cho đến ngày nay, việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của
cây rừng về chiều cao (h), đường kính (d1,3), thể tích (v),… đã thu hút sự quan tâm của
rất nhiều nhà nghiên cứu về sinh trưởng trên thế giới. Qua đó đã đưa ra nhiều dạng
hàm toán học khác nhau nhằm mô tả chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây
rừng khác nhau ở từng vùng sinh thái khác nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa

học cho những nghiên cứu khác về sinh trưởng cây rừng trên thế giới.
2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng ở nước ta cho các lâm phần tự nhiên cũng như
nhân tạo thuần loài đều tuổi đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học tiến hành từ
những năm 1960 đến nay. Đã có nhiều biểu cấp đất, biểu sinh trưởng, biểu thể tích ...
cho các loài cây trồng được công bố.
Đồng Sỹ Hiền (1973) trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra một
dạng phương trình toán học bậc đa thức để biểu thị mối quan hệ giữa đường kính và
chiều cao ở các vị trí khác nhau của cây, qua đó đã mô tả được quy luật phát triển hình
dạng thân cây của cây rừng, đặc biệt là cây rừng tự nhiên:
Y = b0 + b1.x1 + b2.x2 + b3.x3 + … + bn.xn
Sau đó, tác giả dùng phương trình này làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và
biểu độ thon cây đứng nhằm để xác định trữ lượng cây rừng theo phương pháp cây tiêu
chuẩn một cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội nghiệp và ngoại nghiệp trong
công tác điều tra rừng (Giang Văn Thắng, 2003).
Vũ Đình Phương và cộng tác viên (1973) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Xuân.
Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) khi nghiên cứu về
quy luật sinh trưởng rừng Bồ đề đã mô tả quan hệ giữa chiều cao bình quân với tuổi
của lâm phần Bồ đề Styrax tonkinensis Piesrre trồng thuần loại đều tuổi bằng phương
trình:
2

AH = a0 + a1.A + a2.A

Trong đó:

A là tuổi của cây hay lâm phần.
H là chiều cao cây hay chiều cao bình quân lâm phần.

a0, a1, a2 là các tham số của phương trình.

18


Theo giáo trình “Điều tra rừng” của Giang Văn Thắng (2003): tăng trưởng là hiệu số
của một nhân tố sinh trưởng nào đó vào các thời điểm khác nhau:

y Δt = yt − yt −Δt
Trong đó:

y là nhân tố sinh trưởng nào đó.
t là thời điểm điều tra.
Δ t là khoảng thời gian từ thời điểm nào đó đến thời điểm điều tra.

Trịnh Đức Huy (1987) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Xuân. Thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) đã dùng các phương pháp toán học để
xác lập quy luật sinh trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng hàm khác nhau (hàm
logarit, hàm mũ) cho các lâm phần Bồ đề thuần loài đều tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc
k

−b / x
Việt Nam. Tác giả nhận thấy rằng, hàm Schumacher Y = a 0 .e
có độ liên hệ rất

cao và ổn định cho cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Trong đó:

Y là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
X là tuổi của cây hay lâm phần.
a0, a1 là các tham số của phương trình.
k là hệ số biểu thị của loài (k = 0,2 – 2).

e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)

Cũng dẫn theo thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
của Nguyễn Thị Thanh Xuân, ta có một số kết quả sau:
Phạm Xuân Hoàn (1996) dùng chiều cao bình quân cộng làm chỉ tiêu phân chia
cấp năng suất cho rừng Quế trồng thuần loài đều tuổi ở Văn Yên – Yên Bái.
Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996) dùng hàm Korf mô phỏng sinh trưởng chiều cao
tầng trội và thay đổi đồng thời hai tham số để xác định đường cong chỉ thị cấp đat cho
rừng Thông đuôi ngựa.
Hoàng Văn Dưỡng (1996) xây dựng mô hình dự đoán sinh trưởng Keo lá tràm
sử dụng các phương trình dưới dạng trữ lượng là hàm của các biến số chiều cao, tuổi
cây và mật độ.
Bảo Huy (1997) ứng dụng phương trình đường sinh thân cây để lập biểu thể
tích cây đứng loài Xoan mộc ở Đăklăk.

19


Các tác giả đã vận dụng sáng tạo các lý thuyết thống kê toán học, phương pháp
mô hình hoá để nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng và lập ra những phương trình toán
học nhằm mô tả quy luật sinh trưởng của một số loại hình rừng ở Việt Nam.
2.4. Những nghiên cứu riêng cho loài Bạch đàn
2.4.1. Thế giới
Các biểu thể tích cho loài Bạch đàn đã được xây dựng ở một số nước, các tài
liệu tham khảo về Bạch đàn trên thế giới trên trang web www.vi.wikipedia.org cho
thấy: về E.grandis tại Uganda (Kingston, 1972), tại Nam Phi (Viện nghiên cứu Wattle,
1972) và tại An Độ (Claturvedi và Panle, 1973; Pande và Jain, 1976), về
E.occidentalis và giống lai của E.trabguatii tại Italia (Ciancio và Hermanin, 1974), về
E.tereticornis (cây lai của Mysore) tại An Độ (Chaturvedi, 1973), về E.camaldulensis
tại Italia (Ciancio, 1966, 1970) và tại Ixaren (Kolar, 1961).

Cũng tại trang web này cho thấy, tất cả các biểu đó cho biết thể tích ước tính
theo chiều cao toàn bộ của cây (h) và đường kính (D1,3) có vỏ cây. Trong trường hợp
sản phẩm để bán là củi được tính bằng ste, người ta dùng một hệ số chuyển đổi( hệ số
xếp đống) là 1,6 đối với E.globulus tại An Độ, 1,54 đối với E.grandis tại Uganda. Tại
Braxin dùng hệ số xếp đống biến đổi từ 1,9 đối với cây đường kính nhỏ (5-7cm) và 1,4
đối với cây có đường kính 30cm (Heinsdifketla, 1965).
Về đánh giá chất lượng lập địa cho Bạch đàn trên thế giới phổ biến dùng quan
hệ chiều cao theo tuổi cây, đặc biệt là dùng chiều cao cây trội (H0) vì đây là nhân tố
điều tra ít bị ảnh hưởng bởi các tác động như tỉa thưa, tỉa cành và mật độ trồng.
Các loài Bạch đàn được khảo nghiệm về tăng trưởng bình quân hàng năm cho
thấy có một khoảng biến động rất lớn theo loài và chất lượng lập địa khoảng từ 1 –
50m3/ha. Ví dụ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Marốc, E.camaldulensis có
năng suất 5,4m3/ha/năm; tại Achentina là 20 – 25 m3/ha/năm. Trên những lập địa
nghèo và khô hơn người ta dự tính năng suất còn thấp hơn nữa.
2.4.2. Việt Nam
Nghiên cứu Bạch đàn trong nước thường chỉ tập trung vào khảo nghiệm loài và
xuất xứ. Kết quả là đã có nhiều loài, xuất xứ Bạch đàn có năng suất cao, thích hợp với
từng vùng sinh thái đã được đưa vào trồng sản xuất.

20


Hoàng Chương (1990) đã khảo nghiệm các xuất xứ của E.camaldulensis,
E.tereticornis và E.exserta tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Đồng Nai và nhiều
vùng sinh thái khác đã đưa ra kết luận: tại các vùng thấp ở Việt Nam thì
E.camaldulensis và E.tereticornic sinh trưởng tốt hơn các loài Bạch đàn khác; ở miền
Bắc thì E.camaldulensis thường có ưu thế hơn E.tereticornic và ở miền Nam thì ngược
lại (dẫn theo Ngô Văn Cầm. Dự đoán sản lượng rừng trồng Bạch đàn U6 (Eucalyptus
europhylla dòng 6) tại Gia Lai).
Cao Quang Nghĩa, Nguyễn Khắc Tưởng (1993) đã trồng khảo nghiệm

Europhylla tại vùng Cầu Hai cho kết quả khả quan hơn so với các giống Bạch đàn
khác được trồng trong vùng (dẫn theo Ngô Văn Cầm. Dự đoán sản lượng rừng trồng
Bạch đàn U6 ( Eucalyptus europhylla dòng 6) tại Gia Lai).
Bạch đàn là loài cây trồng rừng chủ yếu hiện nay, thích hợp với điều kiện trồng
thuần loại ở nhiều nơi, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Ở các nước phát triển, Bạch đàn
đã được nghiên cứu khá đầy đủ, hầu như tất cả các loài đều có biểu chất
lượng lập địa, cấp năng suất, biểu thể tích, biểu sản lượng phục vụ cho điều chế rừng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, các khảo nghiệm để đưa ra các thông số về sinh trưởng,
tăng trưởng còn chưa nhiều và chưa cụ thể cho từng loài. Vì vậy, việc nghiên cứu của
đề tài sẽ đóng góp phần nào cho kế hoạch kinh doanh rừng Bạch đàn U6 ở Gia Lai,
góp phần làm cơ sở cho việc mở rộng vùng trồng, quản lý và chăm sóc rừng đạt hiệu
quả kinh tế.

21


CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Đề tài được thực hiện trên lãnh thổ tỉnh Gia Lai. Khu vực nghiên cứu nằm tại
xã ChưH ‘Drông, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là một vùng đất bazan thoái hoá thuộc
sự quản lý của Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai.
Toạ độ địa lý:
Từ 15058’20’’ đến 14036’36’’ vĩ độ Bắc.
Từ 107027’23’’ đến 108094’40’’ kinh độ Đông.
Ranh giới:
Phía Bắc giáp: tỉnh Kontum.
Phía Nam giáp: tỉnh Đăklăk.
Phía Tây giáp: Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia.

Phía Đông giáp: các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Địa hình:
Gia Lai là một tỉnh cao nguyên miền núi, có độ cao trung bình từ 800 – 900m.
Đỉnh cao nhất là núi Konkaking (huyện Kbang) cao 1.748m, nơi thấp nhất là hạ lưu
sông Ba (100m). Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ
Đông sang Tây, được chia thành 3 dạng địa hình chính: đồi núi, cao nguyên và thung
lũng. Len lỏi giữa cac vùng núi và Cao nguyên là các miền đất trũng , điển hình là các
vùng trũng như An Khê, Ayunpa vì vậy tạo cho Gia Lai một tiềm năng Nông – Lâm
nghiệp rất lớn.
3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Gia Lai là một tỉnh phía bắc Tây Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao nguyên, phân làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
* Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân chiếm 80 –
90% tổng lượng mưa cả năm.

22


* Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vào mùa này hầu như
không có mưa hoặc rất ít mưa.
Nhiệt độ:
Do tỉnh Gia lai có độ cao địa hình đa dạng nên nhiệt độ cũng giảm dần theo độ
cao. Nhiệt độ trung bình từ 21 – 230C, nhiệt độ tối cao là 48,80C, nhiệt độ tối thấp là
5,60C.
Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm: 2100 – 2200mm, nơi có lượng mưa cao nhất
là TP Pleiku (2917mm, đo vào năm 1996), nơi có lượng mưa thấp nhất là Ayunpa (<
1327mm).
Chế độ ẩm:
Ẩm độ không khí trung bình năm là 89 – 94%, tối cao là 92% (vào tháng 7,8),

tối thấp là 62% (vào tháng 1,2).
Gió:
Trong tỉnh có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc (vào mùa khô) và Tây Nam
(vào mùa mưa), vận tốc trung bình là 3,5m/s
3.1.3. Đá mẹ và thổ nhưỡng
Do địa hình phức tạp nên sự phân bố đất đai rất đa dạng và phong phú, Nguyễn
Xuân Quát (1989) đã phân lớp vỏ phong hoá thành 4 nhóm đá mẹ chính, từ đó hình
thành các loại đất feralit, với các đặc tính sử dụng, đặc thù hình thái không giống nhau,
được biểu hiện bằng các màu sắc đặc trưng để phân biệt và nhận biết, trong vùng có
những nhóm như sau:
Nhóm A:
Đất Feralit đỏ nâu hình thành trên đá Macma trung tính, chủ yếu là đá Bazan,
các khoáng nguyên phân giải triệt để tạo nên lớp đất dày trên 3m có khi đến hàng chục
mét, loại đất tầng dày hoặc rất dày này thường gặp ở nhiều nơi. Trên đây là các loại
đất thích hợp với sinh trưởng cây rừng và tạo năng suất sinh học cao.
Nhóm B:
Đất Feralit vàng đỏ, xám vàng hình thành trên đá Phún Xuất biến chất hay trầm
tích chua, chủ yếu là đá Granis, đây là loại đá mà thành phần chủ yếu là Thạch Anh,
các khoáng chất phân giải chủ yếu không triệt để tạo nên các tầng mỏng và không
23


đồng đều thường xen lẫn đá nổi, đá ngầm, gặp ở các dãy núi cao trung bình như An
Khê, Chưpăh, MangYang…
Nhóm C:
Đất Feralit vàng xám hình thành trên đá acid, sạn kết và phù sa cổ có thành
phần khoáng chất khá phức tạp và phần lớn các khoáng chất khó phân giải, có mức độ
phong hoá yếu tạo nên lớp đat tầng dày trung bình, nhóm này có diện tích không lớn,
thường gặp trên các địa hình gợn sóng như An Khê…
Nhóm D:

Đất Feralit- Macgalis xám đen hình thành trên các đá kềm, kềm thổ và tuýp núi
lửa có mức độ phong hoá yếu, nhóm đất này có diện tích nhỏ, ít gặp.
Ngoài các nhóm trên đây còn có đất phù sa bồi tụ ven sông suối, đất lầy thụt và
glay hoá ở các vùng đầm lầy, thung lũng. Nhóm này được quy hoạch chủ yếu cho sản
xuất Nông Nghiệp…
3.1.4. Thảm thực vật
Tương ứng với địa hình, vùng khí hậu và đất đai, thảm thực vật rừng trong khu
vực có các kiểu sau đây:
* Kiểu rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa vùng núi thấp:
Phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 600m, trên các loại đất đỏ nâu, vàng nâu, xám
vàng đá mẹ Bazan, Granis, Macma… tổ thành loài rất phong phú, đa dạng và rất phức
tạp, rừng có nhiều tầng với các loài chủ yếu là họ Ngọc lan như: Giổi xanh, Giổi
nhung…, họ Xoan như: Gội, Xoan mộc, họ Trám như: Trám chim, Trám trắng, họ
Đậu như: Xoay, Cà te, họ 3 mảnh vỏ như: Vạng trứng,…
* Kiểu rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới mưa mùa vùng núi trung bình:
Phân bố chủ yếu ở độ cao từ 700 -1200m, trên các loại đất đỏ nâu, đỏ vàng,…
đá mẹ chủ yếu là Bazan, Granis,… tổ thành loài rất phức tạp, các loài chủ yếu thuộc họ
Long não như các loài Re, họ Sồi giẻ, họ Ngọc lan như: Giổi nhung, Giổi bà, Giổi
lông, Giổi xanh… hiếm gặp các loài thuộc họ Đậu, họ Xoan…
* Kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng núi cao:
Phân bố ở độ cao trên 1200m, tổ thành đơn giản hơn với các loài cây chịu mưa
ẩm và lạnh, thuộc họ Chè như: Chò xót, họ Kim giao như: Thông nàng, Hồng tùng, họ

24


Đỗ quyên… mật độ phân bố rất dày ( trên 600cây/ha), nhưng cây có đường kính nhỏ,
chiều cao thấp, trữ lượng kém hơn.
* Kiểu rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa:
Phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp đất xám vàng pha cát trên các Macma acid, đá

Granis… tổ thành tương đối đơn giản với các loại cây chủ yếu thuộc họ Sao dầu, họ
Bằng lăng, họ Đậu, họ Xoan… đây là loại rừng có phân bố rất nhiều loài quý hiếm
như Cà te, Trắc, Cẩm lai, Lát hoa, Giáng hương.
* Kiểu rừng thưa lá rộng nhiệt đới mưa mùa (Rừng khộp):
Phân bố chủ yếu ở Tây Trường Sơn với các loài cây họ Dầu, họ Đậu,… đề tài
chưa có điều kiện khảo sát.
Ngoài ra còn có các kiểu savan, trảng cỏ và cây bụi, rừng tre nứa xen rừng gỗ,
rừng lá kim… nhưng diện tích không nhiều.
3.1.5. Điều kiện kinh tế – xã hội
Tại khu vực nghiên cứu, các lô rừng không liền khoảnh mà nằm đan xen giữa
các khu dân cư. Tình hình an ninh xã hội trên địa bàn khá phức tạp, dân cư đông đúc
mà đa số các hộ gia đình còn nghèo, kinh tế khó khăn cộng với di dân tự do đến làm
thuê tại các xưởng chế biến gỗ tư doanh, nhà nước, làm rẫy cà phê, đã gây sức ép
không nhỏ đến rừng. Nhu cầu về gỗ, củi, đất canh tác, đất ở trên địa ban rất cao và còn
tăng thêm nữa trong thời gian tới. Mặt khác, cự ly từ rừng đến các khu dân cư rất gần
và các loại cây rừng trồng thường rất phù hợp với việc làm nhà tạm, giàn che,… dẫn
đến các vi phạm của người dân như chặt cây, chăn thả trâu bò, đốt rừng và lấn chiếm
đất đai có nguy cơ xảy ra cao và rất khó quản lý.
3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lâm phần Bạch đàn U6 (Eucalyptus
europhylla dòng 6) được trồng thuần loài trên đất bazan thoái hoá tại Trung tâm Lâm
nghiệp Nhiệt Đới tỉnh Gia Lai.
3.2.1. Đặc điểm chung của cây Bạch đàn
Tên Việt Nam thường gọi là Bạch đàn hay Khuynh diệp. Tên khoa học là
Eucalyptus sp, thuộc họ Sim Myrtaceae

25



×