Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ BÌNH NHÂM, HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.42 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

NGUYỄN LÊ NHUNG

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC HỆ
THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ BÌNH NHÂM,
HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2007


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC HỆ
THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ BÌNH NHÂM,
HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hải Phương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2007



MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
FALCUTY OF FORESTRY

UNDERSTANDING THE PRESENT SITUATION AND
PROPOSING SOME POSSIBLE SOLUTIONS FOR
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF THE
ARGROFORESTRY SYSTEMS AT BINH
NHAM COMMUNE, THUAN AN
DISTRIC, BINH DUONG
PROVINCE

Instructor: MSc. Dang Hai Phuong
Implemented Student: Nguyen Le Nhung

Ho Chi Minh city, August /2007


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Bố mẹ và gia đình – đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày
hôm nay.
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp – đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học
tập và nghiên cứu.
Các thầy, cô trong trường – đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt bốn năm
đại học.
Thầy Đặng Hải Phương – trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Chú Vinh (phó chủ tịch hội nông dân xã Bình Nhâm) – đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ trong thời gian tôi thu thập số liệu.
Ủy Ban Nhân Dân và người dân xã Bình Nhâm – đã tận tình cung
cấp thông tin trong thời gian tôi thực tập tại địa phương.
Bạn bè – đã giúp đỡ và góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

i


MỤC LỤC
TRANG
Cảm tạ ............................................................................................................................. i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Abstract .......................................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ viii
Danh mục các bảng ........................................................................................................ ix
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ ................................................................................. x
Chương 1: Đặt vấn đề
1.1 Lý do nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.2 Mục đích .................................................................................................... 3
1.3 Mục tiêu ..................................................................................................... 3
1.4 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 4
1.6 Kết quả mong đợi ....................................................................................... 4
1.7 Giới hạn của luận văn ................................................................................. 4
Chương 2: Tổng quan
2.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................ 5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NLKH .................................................. 5

2.1.2 NLKH ...................................................................................................... 6
2.1.3 Các đặc điểm của NLKH ........................................................................ 6
2.1.4 Các hệ thống NLKH ............................................................................... 7
2.1.5 Phát triển bền vững ................................................................................. 7
2.1.6 Ma trận SWOT ......................................................................................... 9
2.2 Các nghiên cứu có liên quan vấn đề trên .................................................. 11

ii


2.2.1 Thế giới .................................................................................................. 11
2.2.2 Việt Nam ............................................................................................... 11
2.2.3 Nhận xét ................................................................................................ 13
2.3 Khu vực nghiên cứu .................................................................................. 14
2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ....................................................... 14
2.3.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15
2.3.3 Kinh tế, xã hội ........................................................................................ 18
2.3.4 Nhận xét điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vục nghiên cứu .. 20
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nội dung ................................................................................................... 21
3.2 Phương pháp ............................................................................................. 22
3.2.1 Thu thập thông tin .................................................................................. 22
3.2.2 Xử lý thông tin ...................................................................................... 24
Chương 4: Kết quả và thảo luận
4.1 Sơ lược hiện trạng của các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm, huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dưong ..................................................................... 25
4.2 Các yếu tố tác động đến hệ thống NLKH tại khu vực nghiên cứu ........... 28
4.2.1 Điều kiện tự nhiên, môi trường ............................................................. 28
4.2.2 Đặc điểm các hộ thực hiện hệ thống NLKH .......................................... 30

4.2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện hệ thống NLKH ............................................ 30
4.2.2.2 Trình độ học vấn ................................................................................ 32
4.2.2.3 Tình hình sử dụng lao động ............................................................... 33
4.2.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng .......................................................................... 34
4.2.4 Nguồn vốn ............................................................................................. 41
4.2.5 Chính sách, xã hội .................................................................................. 43
4.2.5.1 Công tác khuyến nông ........................................................................ 43
4.2.5.2 Chính sách phát triển kinh tế .............................................................. 45

iii


4.2.6 Tuổi của các loài cây ăn quả (măng cụt, sầu riêng) ............................... 47
4.3 Xu hướng chuyển đổi của các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm ......... 47
4.4 Phân tích SWOT, một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững
hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương .. 50
4.4.1 Các yếu tố nội lực và ngoại lực............................................................. 50
4.4.1.1 Điểm mạnh (nội lực) .......................................................................... 50
4.4.1.2 Điểm yếu (nội lực) .............................................................................. 51
4.4.1.3 Cơ hội (ngoại lực) ............................................................................... 52
4.4.1.4 Thách thức (ngoại lực) ........................................................................ 53
4.4.2 Phân tích SWOT, một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền
vững hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương ......................................................................................................... 55
4.4.2.1 Tận dụng nguồn lao động tại chỗ có kinh nghiệm để duy trì và phát
triển hệ thống theo quy hoạch của Xã, khắc phục tình trạng phát triển
một cách tự phát của các hệ thống NLKH .............................................. 56
4.4.2.2 Chọn những loài cây, con có khả năng thích nghi với điều kiện khí
hậu, môi trường tại địa phương............................................................... 58
4.4.2.3 Khắc phục tình trạng suy giảm sản lượng của các hệ thống NLKH

để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với chủ trương phát triển
kinh tế của Xã ......................................................................................... 58
4.4.2.4 Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, tăng cường hoạt động có
hiệu quả của cán bộ khuyến nông địa phương để khắc phục tình trạng
sản phẩm bị ép giá khi tiêu thụ ............................................................... 59
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận .................................................................................................... 60
5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 61
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 63
Phụ lục ......................................................................................................................... 65

iv


TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Bình
Nhâm – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương” được thực hiện từ ngày 12/03/2007
đến ngày 12/08/2007.
Luận văn nhằm mục tiêu mô tả hiện trạng của các hệ thống NLKH tại xã
Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, và xu hướng thay đổi của các hệ
thống này dưới những tác động nhiều mặt của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội
trong bối cảnh địa phương đang được đô thị hóa một cách nhanh chóng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn hệ thống NLKH (VAC, vườn cây ăn
quả, vườn cây ăn quả kết hợp với ao và vườn cây ăn quả kết hợp với chuồng) hiện
đang được canh tác ở xã Bình Nhâm. Các hệ thống NLKH này đang chịu sự tác
động tích cực lẫn tiêu cực của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố môi trường
và chính sách phát triển kinh tế có tác động rất lớn. Luận văn đã phát hiện được sự
suy giảm năng suất nghiêm trọng của các hệ thống NLKH trong khu vực nghiên
cứu. Trong số 32 hộ được phỏng vấn có 12 hộ sẽ chuyển sang hoạt động trong

những ngành nghề khác.
Dựa trên những phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức đang ảnh hưởng đến các hệ thống NLKH tại đây, luận văn đã đề xuất một số
giải pháp để duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại khu vực nghiên
cứu.

v


ABSTRACT
The thesis entitled “Understanding the present situation and proposing
some possible solutions for sustainable development of the argroforestry systems
at Binh Nham commune, Thuan An district, Binh Duong province” was
implemented from 12 March 2007 to 12 August 2007.
The objectives of this study are to describe the present situation of the
Agroforestry systems at Binh Nham commune, Thuan An district, Binh Duong
province as well as to figure out the trends of change of these systems under the
multi-dimensions affects of various factor, both natural and socio-economic ones
in the context of rapid urbanization in the study site.
The findings of the study shown that there are four (VAC, orchard
garden, orchard garden combine with fish pond and orchard garden combine with
pig raising) Agroforestry systems being practicing currently at Binh Nham
commune. Those agroforestry systems are affected by various factors, both
positive and negative, of which, environmental factors and economic
development policies are those more significant. Besides, the study also figure
out the decline seriously in terms of harvesting from the systems, which induce
the change in income generation activities of households in the study site. There
are 12 households (of total 32 interviewed households) planning to move to other
income generation activities as a coping strategy.
Based on the analysis of the strengthen, weakness, opportunities and

challenges of the study site, some possible solutions have been proposed in order
to maintain and towards the sustainable development of these Agroforestry
systems.

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Ma trận SWOT ............................................................................................... 8
Bảng 4.1: Số hộ thực hiện các loại hệ thống NLKH..................................................... 25
Bảng 4.2: Mức độ tổn thất của các thành phần trong hệ thống NLKH tại xã Bình
Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương (năm 2006) ............................................... 28
Bảng 4.3: Tuổi, kinh nghiệm của người lao động chính thực hiện hệ thống NLKH.... 31
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của người tham gia thực hiện hệ thống NLKH ................ 33
Bảng 4.5: Số lao động tham gia thực hiện hệ thống NLKH ở các giai đoạn ................ 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ các nông hộ mua phân bón, thuốc bvtv tại các cơ sở cung ứng .......... 36
Bảng 4.7: Tỷ lệ các nông hộ mua thức ăn, thuốc chăn nuôi tại các cơ sở cung ứng .... 37
Bảng 4.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm .......... 40
Bảng 4.9: Tình hình vay vốn đầu tư cho các hệ thống NLKH của các hộ gia đình ..... 42
Bảng 4.10: Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tại xã Bình Nhâm ...................... 44
Bảng 4.11: Xu hướng chuyển đổi của các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm ............ 49
Bảng 4.12: Phân tích SWOT ......................................................................................... 55

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

ƒ Hình

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ............................... 16
ƒ Các biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Số hộ tham gia thực hiện các thành phần trong hệ thống NLKH ........... 26
Biểu đồ 4.2: Số lần thất thu của các thành phần trong hệ thống NLKH tại xã Bình
Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương (2002 – 2006) ..................... 27
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bị ép giá của các thành phần trong hệ thống NLKH ....................... 40
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ các hộ dân tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ........ 44
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ chuyển đổi của các hệ thống NLKH ............................................... 49
ƒ Các sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững..................................................... 9
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ các sản phẩm của hệ thống NLKH từ nông hộ tại xã Bình
Nhâm.......................................................................................................... 39

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BOD

: Biological Oxygen Demand

COD

: Chemical Oxygen Demand


CTV

: Cộng tác viên

DO

: Dissolve Oxygen

HPN

: Hội phụ nữ

ICRAF

: International Center for Research in Agroforestry

KNKL

: Khuyến nông khuyến lâm

NAFES

: The National Agriculture and Forestry Extension Service

NAFRI

: The National Agriculture and Forestry Research Institue

NLKH


: Nông lâm kết hợp

NN

: Nông nghiệp

SALT

: Sloping Agrocultural Land Technology

SWOT

: Strength, Weakness, Opportunity, Threat

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

VAC

: Vườn, ao, chuồng

VACR

: Vườn, ao, chuồng, rừng

WCED

: World Center Environment Development


XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.8 Lý do nghiên cứu
Phương thức sản xuất độc canh một loại hoa màu hay chỉ chăn nuôi đơn
thuần không những không đem lại hiệu quả kinh tế mà còn không bền vững theo
thời gian, thậm chí nó còn gây ra những tác động ngược lại cho con người và môi
trường sinh thái. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phương thức sản xuất kết
hợp nhiều loại hình sản xuất khác nhau sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cả về mặt kinh
tế, môi trường và xã hội so với độc canh một loại hình sản xuất. Phương thức sản
xuất như vậy được gọi là nông lâm kết hợp.
Kỹ thuật NLKH đã được áp dụng thành công ở nhiều nơi trên thế giới
(Philippin, Lào, Thái Lan, …). Ở nước ta, kỹ thuật NLKH đã được áp dụng ở nhiều
khu vực khác nhau và đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế (tăng thu nhập cho
người dân), xã hội (giải quyết công ăn việc làm, cải thiện chất lượng bữa ăn hàng
ngày, …), môi trường (giảm lượng xói mòn đất, cải thiện tính chất của đất, …).
Trong bài viết của tác giả Bùi Huy Giáp đăng trên báo Nhân dân ngày 31/12/1998,
một cơ sở tại vùng Chương Mỹ (Phú Xuyên, Hà Tây) đã mua lại cánh đồng ruộng
trũng (diện tích 10 ha) để áp dụng kỹ thuật NLKH (trồng sen lấy hạt, kết hợp nuôi
cá, nuôi trai lấy vỏ với trồng lúa, trồng bạch đàn rồi nhãn ở bờ được đắp to) và đã
thành công với kỹ thuật này, thu nhập tăng dần qua các năm (năm 1993 là 600 triệu
đồng, năm 1997 là 920 triệu đồng, năm 1998 là hơn một tỷ đồng). Mặc khác, theo
nghiên cứu của tác giả Đậu Cao Lộc và ctv về “Mô hình canh tác trên đất dốc có
người dân tham gia đối với cây sắn ở Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình” trong


1


khoảng thời gian 1995 – 1997, nếu chỉ trồng thuần sắn (mô hình một) thì lượng đất
trôi bình quân là 71.128 kg khô/ha, nhưng khi thiết lập các băng cốt khí từ 6 – 10 m
tùy theo độ dốc và tuân theo nguyên tắc đất càng dốc khoảng cách giữa hai băng
càng ngắn (mô hình hai) thì lượng đất trôi bình quân là 56.053 kg khô/ha. Cũng
theo kết quả của nghiên cứu này, lượng chất dinh dưỡng (N, P2O5, K2O) từ băng cây
xanh trả lại cho đất cũng có sự khác biệt giữa hai mô hình, đối với mô hình hai là 26
kg/ha/ba năm, còn với mô hình một thì lượng chất dinh dưỡng từ băng cây xanh
không được trả lại cho đất.
Bên cạnh đó, hệ thống NLKH còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái
không những tại khu vực thực hiện hệ thống mà còn cho các vùng xung quanh. Một
trong những khu vực đã áp dụng thành công hệ thống NLKH và đem lại hiệu quả là
xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Hệ thống NLKH đã tồn tại khá
lâu đời tại xã Bình Nhâm với các vườn cây ăn quả (trên 70 năm), các hệ thống VAC
(khoảng 10 năm). Các vườn cây ăn quả tại xã Bình Nhâm đã góp phần tạo nên
thương hiệu cho vườn cây ăn quả Lái Thiêu.
Tuy nhiên, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều khu
công nghiệp, khu chế xuất ra đời, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, … đã ảnh hưởng
đến sự tồn tại và phát triển của các hệ thống NLKH. Mặc khác, trong xu thế hội
nhập hiện nay, nhiều cơ hội mở ra cho nước ta nhưng thách thức cũng không ít. Đặc
biệt đối với ngành nông nghiệp còn yếu của nước ta nói chung và xã Bình Nhâm nói
riêng thì thách thức (cạnh tranh chất lượng, giá cả, thị trường, …) là rất lớn. Bên
cạnh đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật khuyến nông của Xã còn thiếu và yếu, … cũng
góp phần ảnh hưởng đến các hệ thống NLKH tại đây.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc tìm hiểu hiện trạng của các hệ thống
NLKH để thấy được những khó khăn cũng như thuận lợi đang tác động đến các hệ
thống NLKH, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội

và môi trường là rất cần thiết. Chính từ lý do đó, luận văn “Tìm hiểu hiện trạng và
đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH

2


tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đã được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của ThS Đặng Hải Phương và sự giúp đỡ của các thầy cô khác, bạn bè,
các cơ quan ban ngành và người dân tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương.
1.9 Mục đích
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu hiện trạng của các hệ
thống NLKH để có cái nhìn đúng về hiện trạng của các hệ thống NLKH, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững hệ thống NLKH góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực nghiên
cứu.
1.10

Mục tiêu
Vấn đề duy trì và phát triển bền vững hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm

trong bối cảnh hiện nay không chỉ là câu hỏi đặt ra cho người nông dân mà nó còn
là câu hỏi dành cho các cơ quan ban ngành tại đây. Xuất phát từ thực tế trên, việc
xác định và phân tích các nhân tố tác động đến các hệ thống NLKH là rất cần thiết,
đó sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững hệ thống
NLKH tại xã Bình Nhâm. Chính vì vậy, luận văn được thực hiện với các mục tiêu
cụ thể như sau:
− Mô tả hiện trạng của các hệ thống NLKH (các hệ thống NLKH đang áp
dụng, tỷ lệ thành công/tổn thất) tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương.

− Phân tích những tác động có lợi và không có lợi của các yếu tố đang tác động
đến hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
− Xác định xu hướng chuyển đổi của các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
− Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống
NLKH tại xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

3


1.11

Địa điểm nghiên cứu
Luận văn được thực hiện tại bốn ấp (Bình Phước, Bình Thuận, Bình Hòa,

Bình Đức) của xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
1.12

Thời gian nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong thời gian bốn tháng từ ngày 12 tháng 03

năm 2007 đến ngày 12 tháng 08 năm 2007.
1.13

Kết quả mong đợi
Luận văn được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin

một cách tổng hợp nhất về hiện trạng cũng như những yếu tố đang tác động đến các
hệ thống NLKH, từ đó hỗ trợ các cơ quan ban ngành trong việc ra các quyết định
giúp duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH. Đồng thời góp phần làm

phong phú thêm trong những nghiên cứu về NLKH. Cụ thể, luận văn sẽ cung cấp
những thông tin liên quan đến hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm như sau:
− Hiện trạng của các hệ thống NLKH.
− Các yếu tố đang tác động đến các hệ thống NLKH.
− Xu hướng chuyển đổi của các hệ thống NLKH.
− Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển hệ thống NLKH.
1.14

Giới hạn của luận văn
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên số liệu chính thức chỉ được thu thập và

đánh giá đối với 32 nông hộ thuộc bốn ấp của xã Bình Nhâm. Đồng thời, luận văn
chưa xác định được thời gian sinh trưởng và phát triển của các loài cây ăn quả (để
đánh giá tuổi của cây có ảnh hưởng đến khả năng cho sản lượng quả), thông tin thu
thập được là do quan sát.
Luận văn chỉ thu thập được những thông tin về mặt định tính đối với những
tác động về mặt điều kiện tự nhiên, môi trường, chưa xác định được những thông
tin định lượng (loại chất thải gây ô nhiễm nguồn nước/không khí, mức độ ô nhiễm,
…).

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.4 Các khái niệm liên quan
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển NLKH
Sản xuất độc canh nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của con
người do áp lực của sự gia tăng dân số đã dẫn đến mâu thuẩn trong quản lý sử dụng
đất, đó là mâu thuẩn giữa nông nghiệp (lấy sản xuất làm chính) và lâm nghiệp (lấy

bảo vệ làm chính). Chính vì vậy đã dẫn đến sự ra đời của kỹ thuật NLKH.
Việc trồng cây thân gỗ kết hợp với cây nông nghiệp trên cùng một đơn vị
diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo King (1987), cho đến thời Trung cổ ở châu Âu vẫn tồn tại một tập quán phổ
biến là “chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp
hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này tồn tại ở Phần Lan cho
đến cuối thế kỷ 19 và vẫn còn tồn tại ở một số vùng của Đức cho đến những năm
1920. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở Châu Á, Châu Phi và khu vực
nhiệt đới Châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp nhằm mục
đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác
(gỗ, củi, …).
Ở Việt Nam, tập quán canh tác theo kiểu NLKH (các hệ thống canh tác
nương rẫy truyền thống của đồng bào dân tộc ít người, các hệ thống vườn hộ ở
nhiều vùng khác nhau trong cả nước) đã có từ rất lâu. Đặc biệt là bắt đầu từ thập
niên 60, kỹ thuật NLKH được áp dụng một cách rộng rãi. Nhiều dự án được quốc tế
tài trợ cũng đã giới thiệu các hệ thống canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức
(SALT) ở một số khu vực miền núi. Bên cạnh đó, trong hai thập niên gần đây, Đảng

5


và Nhà nước đã có chủ trương phát triển nông thôn theo phương thức NLKH ở các
khu vực có tiềm năng. Đồng thời, ngày càng có nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu
về NLKH. Ngoài ra, các thông tin và kỹ thuật NLKH cũng được tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau: Tạp chí, các bài báo khoa học, các ấn
phẩm, thông tin trên internet, ….
Còn đối với huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, các hệ thống NLKH tồn
tại dưới dạng các vườn cây ăn quả và điển hình là vườn cây ăn quả Lái Thiêu (gồm
bốn xã: An Sơn, An Thạnh, Hưng Định và Bình Nhâm). Vườn cây ăn quả Lái Thiêu
nổi tiếng với hai loài cây là măng cụt và sầu riêng, ngoài ra còn có một số loài cây

khác (mít tố nữ, chôm chôm, bòn bon, dâu, …). Măng cụt ở Lái Thiêu đã được các
nhà truyền giáo phương Tây đem về trồng cách đây khoảng 200 năm và hiện nay
vẫn tiếp tục được người dân nơi đây gây trồng và nhân rộng. Riêng đối với các
vườn cây ăn quả tại xã Bình Nhâm, các loài cây được trồng là măng cụt, sầu riêng,
bòn bon, mít tố nữ, …, trong đó măng cụt và sầu riêng là hai loài cây ăn quả chính.
Măng cụt và sầu riêng ở đây đều có nguồn gốc từ Malaixia.
2.4.2 Nông lâm kết hợp
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất có kỹ thuật trong đó
có các cây gỗ đa niên (cây, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, …) được trồng có suy
tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và với gia súc, gia
cầm dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH
có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần
của chúng (Lundgren và Raintree, 1983).
2.4.3 Các đặc điểm của NLKH
Với định nghĩa trên, một hệ thống canh tác sử dụng đất được gọi là NLKH
có các đặc điểm sau:
− Phương thức nông lâm thường bao gồm hai hay nhiều hơn hai loại thực vật
(hay thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ đa niên.
− Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.

6


− Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm.
− Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác
độc canh.
− Cần phải có mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây gỗ và
thành phần khác.
2.4.4 Các hệ thống NLKH
NLKH là kỹ thuật canh tác đã được phát triển từ lâu và được áp dụng rộng

rãi ở nhiều nước trên thế giới. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng dưới nhiều hệ thống
NLKH khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực. Chính vì
vậy, nhiều hệ thống NLKH đã được người dân chấp nhận qua nhiều thế hệ và các hệ
thống NLKH này được gọi là các hệ thống NLKH truyền thống. Bên cạnh những hệ
thống NLKH truyền thống còn có các hệ thống NLKH cải tiến, chúng được phát
triển và giới thiệu cho một khu vực nào đó bởi các nhà kỹ thuật bên ngoài. Đồng
thời, các hệ thống NLKH cải tiến thường đơn giản hơn về số loài cây trồng và mức
độ đa dạng sinh học so với các hệ thống NLKH truyền thống. Như vậy, các hệ
thống NLKH gồm:
− Các hệ thống NLKH truyền thống bao gồm: Hệ thống bỏ hóa/nương rẫy cải
tiến, các hệ thống nhiều tầng truyền thống (hệ thống NLKH rừng và ruộng
bậc thang; Vườn hộ truyền thống: Vườn rừng, vườn cây công nghiệp, vườn
cây ăn quả, hệ thống VAC, hệ thống RVAC, hệ thống rừng – hoa màu – lúa
nước).
− Các hệ thống NLKH cải tiến bao gồm: Hệ thống xen canh, trồng cây ranh
giới/hàng rào cây xanh, hệ thống đai phòng hộ chắn gió, hệ thống Taungya,
các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp, hệ thống lâm ngư kết hợp.
2.4.5 Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các
thế hệ hiện tại, vừa không ảnh hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng
nhu cầu của mình (theo Brundland). Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường

7


và phát triển tổ chức tại Rio de Janiero (Brazil) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh
Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm
2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã
hội, bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế là một quá trình phát triển về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản
lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc
sống tốt đẹp hơn (Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005. Kinh
tế học phát triển. Nhà xuất bản lý luận chính trị).
Phát triển xã hội: Sự phát triển phải tạo ra các phúc lợi (y tế, giáo dục, đời
sống tinh thần, vật chất) cho cá nhân, cộng đồng, xã hội. Đồng thời phải đảm bảo sự
cân bằng phúc lợi giữa cá nhân, cộng đồng ở nông thôn và thành thị nhưng không
làm ảnh hưởng đến phúc lợi chung của toàn xã hội. Bên cạnh đó, phải tạo ra sự bình
đẳng giữa các cá nhân, cộng đồng và sự bình đẳng giữa các thế hệ hiện tại và tương
lai.
Bền vững về môi trường: Bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường
sống. Sự phát triển phải duy trì đa dạng sinh học và luôn có xu hướng cải tạo môi
trường, giảm thiểu tổn hại, hạn chế ô nhiễm về không khí, đất, nước, tiếng ồn, …
tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống vì nhu cầu phát triển của con người.
Trên cơ sở đó, muốn một hệ thống NLKH phát triển bền vững cần phải
đảm bảo ba yêu cầu:
− Hệ thống NLKH phải phát triển đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập,
đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân.
− Hệ thống NLKH phải phát triển tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân,
góp phần xóa đói giảm nghèo, cân bằng lợi ích giữa các thế hệ.

8


− Hệ thống NLKH phải phát triển nhưng không làm tổn hại mà ngược lại phải
góp phần cải tạo môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển cân bằng của hệ
sinh thái nông nghiệp.
Kinh tế


Phát triển
bền vững
Môi Trường

Xã hội

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững
2.4.6 Ma trận SWOT
SWOT là tên viết tắt của bốn từ Strengths, Weaknesses, Opportunities,
Threats. Strengths (điểm mạnh bên trong) là những ưu điểm, ưu thế, sở trường của
đối tượng nghiên cứu. Weaknesses (điểm yếu bên trong) là những khuyết điểm,
nhược điểm của đối tượng nghiên cứu. Opportunities (cơ hội từ bên ngoài) là những
thời cơ, dịp may từ bên ngoài đem lại cho đối tượng nghiên cứu. Threats (thách
thức từ bên ngoài) là những cản trở, rủi ro, thách thức từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng
đến đối tượng nghiên cứu.
SWOT có bốn mảng dùng để phân tích điểm mạnh và điểm yếu bên trong,
cơ hội và nguy cơ bên ngoài của một hoạt động, một tổ chức hay một lĩnh vực nào
đó, từ đó hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn.
Ma trận SWOT là sự kết hợp của từng cặp các yếu tố với nhau tạo nên sự
cộng hưởng giữa bốn yếu tố, từ đó hình thành nên các chiến lược giúp các nhà lãnh
đạo sử dụng những điểm mạnh để tận dụng tốt các cơ hội và khắc phục những yếu
kém của vùng nghiên cứu.
Ma trận SWOT là ma trận chiến lược hai chiều. Trong đó một chiều thể
hiện nguồn lực bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) của đối tượng nghiên cứu, một

9


chiều còn lại thể hiện nguồn lực bên ngoài (cơ hội và thách thức) tác động đến đối
tượng nghiên cứu.

Thông qua phân tích SWOT, nhà nghiên cứu sẽ xác định được vị thế của
đối tượng nghiên cứu, từ đó hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo trong quá trình hoạch định
các chiến lược. Việc hoạch định sẽ dựa trên cơ sở kết hợp giữa cơ hội và điểm mạnh
nhằm khắc phục điểm yếu, dựa vào điểm mạnh để đối phó với thách thức, khắc
phục điểm yếu để tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu để ngăn chặn thách thức từ
bên ngoài. Tuy nhiên, SWOT chỉ đưa ra những phát họa có tính chất gợi ý cho
chiến lược của vùng, bản thân nó chưa phải là yếu tố quyết định cho sự lựa chọn
chiến lược của vùng nghiên cứu.
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
hội Thách thức (Threats)


Ngoại lực
Nội lực

(Opportunities)
O1

T1

O2

T2

O3

T3

Điểm mạnh (Strengths)


Kết hợp S - O

Kết hợp S - T

S1

S/O: Các chiến lược kết S/T: Các chiến lược kết

S2

hợp điểm mạnh để tận hợp điểm mạnh để đối

S3

dụng cơ hội khắc phục phó những thách thức từ
điểm yếu.

bên ngoài.

Điểm yếu (Weaknesses)

Kết hợp W - O

Kết hợp W - T

W1

W/O: Các chiến lược W/C: Các chiến lược kết

W2


khắc phục điểm yếu để hợp khắc phục điểm yếu

W3

tận dụng cơ hội từ bên để giảm thách thức từ bên
ngoài.

ngoài.

2.5 Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Kỹ thuật NLKH đã xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng phổ biến ở nhiều
khu vực khác nhau. Đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên thế giới cũng

10


như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật NLKH ở
tại vùng cao và đồng bằng …. Sau đây là một số nghiên cứu áp dụng kỹ thuật
NLKH có liên quan đến luận văn được tham khảo.
2.5.1 Thế giới
Trong nghiên cứu của các tổ chức (trường đại học quốc gia Lào, NAFRI và
NAFES) về “Cải thiện sinh kế của người dân khu vực vùng cao của Lào” đã đề cập
đến sự thay đổi về chất lượng cuộc sống (thu nhập, chất lượng bữa ăn, …) của
người dân ở vùng cao thuộc Lào trước và sau khi phát triển các hệ thống NLKH.
Nghiên cứu cũng đã giới thiệu những loài cây trồng, vật nuôi được người dân áp
dụng, cách trồng – chăn nuôi, chăm sóc, thu hoạch mùa màng và bảo quản sản
phẩm. Đồng thời nghiên cứu cũng đề cập cách thức để áp dụng và mở rộng các hệ
thống NLKH cũng như làm thế nào để thay đổi những nhận thức của người dân
trong hoạt động sản xuất.

2.5.2 Ở Việt Nam
NLKH được áp dụng rất phổ biến, đem lại hiệu quả ở nhiều vùng trong cả
nước và có nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thống NLKH. Sau đây là một số
nghiên cứu về NLKH có liên quan đến luận văn đã được tham khảo.
Nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Thanh Phương về “Hạn chế thoái hóa đất
và hoang mạc hóa bằng trồng điều thâm canh nông lâm kết hợp trên đất đồi núi
vùng duyên hải Nam Trung Bộ”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã so sánh hiệu quả
kinh tế, môi trường của sáu hệ thống NLKH (điều trồng thuần, điều + dứa, điều +
sắn, điều + sả, điều + đậu đỗ, điều + chuối) sau thời gian thí nghiệm 27 tháng, áp
dụng tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong đó, có ba hệ thống NLKH được
tác giả đề xuất chọn để nhân rộng. Các hệ thống NLKH được tác giả đề xuất là:
Điều + sả (lãi thuần là 7.546,6 đồng, lượng đất mất đi là 4,86 tấn/ha/năm), điều +
đậu đỗ (lãi thuần là 4.623 đồng, lượng đất mất đi là 7,22 tấn/ha/năm), điều + dứa
(lãi thuần là 4.895,2 đồng, lượng đất mất đi là 7,81 tấn/ha/năm). Cả ba hệ thống này

11


đều phù hợp với tập quán sản xuất của người dân và đáp ứng được nhu cầu của thị
trường tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu của tác Đậu Cao Lộc và ctv về “Hiệu quả của các giải pháp kỹ
thuật canh tác trên đất dốc mạnh vùng Hòa Bình”. Trong nghiên cứu này tác giả đã
đánh giá hiệu quả của bốn kỹ thuật NLKH (không băng chắn: T1, mương bờ kết
hợp trồng chè: T2, băng cốt khí + chè: T3, băng cốt khí: T4) áp dụng cho các loài
cây trồng là: Ngô, đậu đen, hồng đáo, lạc. Sau sáu năm nghiên cứu (1992 – 1997),
tác giả đã đề xuất chọn T2 và T4 để nhân rộng. Hiệu quả do hai giải pháp này mang
lại là: T2 (tổng thu/tổng chi là 1,2 USD, lượng đất trôi là 69.104 kg/ha, lượng chất
xanh trả lại cho đất của cành lá băng chắn và phụ phẩm cây trồng là 30.594 kg/ha),
T4 (tổng thu/tổng chi là 1,23 USD, lượng đất trôi là 65.062 kg/ha, lượng chất xanh
trả lại cho đất của cành lá băng chắn và phụ phẩm cây trồng là 45.513 kg/ha).

Tác giả Lương Đức Loan và ctv với công trình “Nghiên cứu các biện pháp
canh tác bảo vệ đất, chống xói mòn cho cà phê và một số cây ngắn ngày trên đất
dốc vùng Tây Nguyên”. Trong nghiên cứu này tác giả đã đánh giá hiệu quả của bảy
biện pháp canh tác: Cà phê không có biện pháp bảo vệ đất (T1), cà phê + mương
giữa hàng (T2), cà phê + tạo bồn quanh gốc (T3), cà phê xen ngô vụ một, lạc vụ hai
(T4), cà phê xen băng muồng hoa vàng lẫn cốt khí (T5), cà phê xen băng hồng đáo
(T6), để đất trống (T7). Sau thời gian nghiên cứu từ năm 1992 – 1997, tác giả đã đề
xuất chọn T3 và T5 để nhân rộng. Trong đó: T3 (lượng nước trôi là 4.313 m3/ha,
lượng đất xói mòn sau bốn năm xây dựng cơ bản là 93,2 tạ/ha, năng suất cà phê
nhân trong năm kinh doanh (1996) là 18,5 tạ nhân/ha), T5 (lượng nước trôi là 9.038
m3/ha, lượng đất xói mòn sau bốn năm xây dựng cơ bản là 180 tạ/ha, năng suất cà
phê nhân trong năm kinh doanh (1996) là 17,6 tạ nhân/ha).
Trong luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích năm 2002 về
“Đánh giá hiệu quả mô hình VAC và biện pháp nhân rộng mô hình tại huyện Chợ
Gạo, tỉnh Tiền Giang” đã so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình VAC với trồng lúa.

12


Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn so với trồng lúa (bảng 2.2).
Bảng 2.2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa VAC và trồng lúa
Chỉ tiêu

VAC/lúa

Giá trị tổng sản lượng/1 đồng chi phí tăng thêm

1,20


Lợi nhuận/1 đồng chi phí tăng thêm

0,20

Thu nhập/1 đồng chi phí tăng thêm

0,24

Đối với luận văn tốt nghiệp của tác giả Lê Văn Tuấn, năm 2002 “So sánh
hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình VAC và VACR tại xã Tịnh Thới, thị xã Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, mô hình VAC đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình VACR (bảng 2.3).
Bảng 2.3: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình VAC và VACR
Chỉ tiêu

VAC

VACR

VAC/VACR

Thu nhập/chi phí

4,99

4,51

10,64

Lợi nhuận/chi phí


4,48

3,53

26,91

Lợi nhuận/thu nhập

0,89

0,78

14,10

2.5.3 Nhận xét
Trong những nghiên cứu được tham khảo, hầu hết các nghiên cứu đều đề
cập đến những lợi ích (kinh tế, môi trường) mà kỹ thuật NLKH đem lại sau khi áp
dụng kỹ thuật này tại một khu vực nào đó, chưa đề cập đến các yếu tố tác động, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các hệ thống NLKH. Tuy nhiên, một
hệ thống NLKH muốn tồn tại và và phát triển phải chịu tác động của rất nhiều yếu
tố khác nhau. Chính từ lý do đó, luận văn “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số
giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại xã Bình
Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện
trạng và các yếu tố đang tác động đến hệ thống NLKH tại đây, đồng thời góp phần
làm phong phú thêm các nghiên cứu về hệ thống NLKH.

13



×