Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TÀN CHE VÀ HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÕ ĐỎ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) 3 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.13 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
===YZ===

NGUYỄN PHÚ CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TÀN CHE VÀ HỖN
HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÕ ĐỎ
(Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib)
3 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM

LUẬN VĂN CUỐI KHĨA KỸ SƯ
CHUN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
===YZ===

NGUYỄN PHÚ CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TÀN CHE VÀ HỖN
HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÕ ĐỎ
(Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib)
3 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM


LUẬN VĂN CUỐI KHĨA KỸ SƯ
CHUN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thêm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phú Cường

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
• Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Lâm
nghiệp đã dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt 4
năm vừa qua.
• Các thầy cô trong bộ môn Lâm sinh, đặc biệt là thầy PGS.TS. Nguyễn Văn
Thêm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
• Chị Vũ Thị Lan đã giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách tốt
đẹp.
• Cha mẹ và gia đình đã dành cho tôi sự hỗ trợ và nguồn cổ vũ lớn lao.
• Tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.

Nguyễn Phú Cường


TÓM TẮT
Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng
của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) 3 tháng tuổi ở vườn ươm”

Nghiên cứu được tiến hành tại vườn ươm số 1, thị trấn Trảng Bom, huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2007.
Mục tiêu của đề tài là xác định độ tàn che, hàm lượng 3 loại phân (super photphat,
NPK và phân hữu cơ) thích hợp cho quá trình sản xuất cây con Gõ đỏ.
Đề tài sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nghiên
(RCBD) với 3 lần lặp lại
Kết quả đạt được như sau:
1. Gõ đỏ là loài cây cần được che bóng trong 3 tháng đầu. Trong 3 tháng đầu Gõ
đỏ cần được che bóng ở mức 50%.
2. Đối với phân super photphat: Trong nghiên cứu này, loại phân được sử dụng là
phân super photphat Long Thành, Đồng Nai với 13,5% P2O5. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng khi gieo ươm Gõ đỏ trên đất xám phù sa cổ hàm lượng phân
super photphat từ 0 – 1% so với trọng lượng bầu là phù hợp nhất.
3. Đối với phân tổng hợp NPK: Lượng phân NPK thích hợp cho sinh trưởng của
Gõ đỏ là 3 – 4% so với trọng lượng ruột bầu. Phân tổng hợp NPK (10 – 10 – 5)
được chia ra tưới cho cây con sau khi cây đạt 1 tháng tuổi.
4. Đối với phân hữu cơ: Lượng phân hữu cơ (phân chuồng hoai) thích hợp cho
sinh trưởng của Gõ đỏ là trên 25% so với trọng lượng ruột bầu.

i


SUMMARY
The thesis title: “Effect of shadow factor and the composition of subtrate mixture on
growth of three-month-old seedlings of Red wood (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) in
nursery”.
The study had been conducted in Trang Bom town, Thong Nhat district, Dong
Nai province from 3/2007 to 6/2007.
The objective of the thesis is to define the degree of shadow, the composition of
substrate mixture for the production of seedlings of Red wood.

The experiment was performed by the Random Complete Block design with
three repetitions.
The results were as follow:Light demand of seedling of Red wood in the
nursery: a high degree of shadow (about 50% of total sun light) is needed in the first
three-month-old. Super phosphate: In this experiment, the fertilizer is produced by
the Long Thanh Fertilizer Company, Dong Nai province. It contains 13,5% P2O5. A
quantity of 0 – 1% of the total pot weight was shown favorably for seedlings Red
wood. The favorable quantity of synthetic NPK mixture for seedlings Red wood
were 3 – 4% of the total pot weight. The NPK mixture (10 – 10 – 5) is watered after
seedlings reach 1-month-old. The favorable quantity of well-composted manure for
seedlings Red wood were over 25% of the total pot weight.

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 4.1. Sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của độ tàn che...... 17
Bảng 4.2. Sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân photpho 22
Bảng 4.3. Sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân NPK ..... 27
Bảng 4.4. Sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của phân hữu cơ .. 32

iii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Tên hình


Trang

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................ 14
Hình 4.1. Đường kính D (mm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che .......... 18
Hình 4.2. Chiều cao H (cm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các độ tàn che ............... 18
Hình 4.3. Quan hệ D (mm) của Gõ đỏ với độ tàn che, % ....................................... 19
Hình 4.4. Quan hệ H (cm) của Gõ đỏ với độ tàn che, % ......................................... 20
Hình 4.5. Đường kính D (mm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các hàm lượng
phân photpho ............................................................................................................ 23
Hình 4.6. Chiều cao H (cm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các hàm lượng phân
photpho ..................................................................................................................... 23
Hình 4.7. Quan hệ D (mm) của Gõ đỏ với hàm lượng phân photpho, % ............... 24
Hình 4.8. Quan hệ H (cm) của Gõ đỏ với hàm lượng phân photpho, % ................. 25
Hình 4.9. Đường kính D (mm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các hàm lượng
phân NPK ................................................................................................................. 28
Hình 4.10. Chiều cao H (cm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các hàm
lượng phân NPK ....................................................................................................... 28
Hình 4.11. Quan hệ D (mm) của Gõ đỏ với hàm lượng phân NPK, % ................... 29
Hình 4.12. Quan hệ H (cm) của Gõ đỏ với hàm lượng phan NPK, % .................... 30
Hình 4.13. Đường kính D (mm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các hàm lượng
phân chuồng ............................................................................................................ 33
Hình 4.14. Chiều cao H (cm) của Gõ đỏ 3 tháng tuổi dưới các hàm lượng
phân chuồng ............................................................................................................. 33
Hình 4.15. Quan hệ D (mm) của Gõ đỏ với hàm lượng phân chuồng, % ............... 34
Hình 4.16. Quan hệ H (cm) của Gõ đỏ với hàm lượng phân chuồng, % ................ 35

iv



MỤC LỤC
Lời cám ơn ............................................................................................................... i
Tóm tắt .................................................................................................................... ii
Summary ................................................................................................................ iii
Danh sách các bảng ................................................................................................ vi
Danh sách các hình ................................................................................................ vii
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................3
2.1.

Những nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ ở Việt Nam ........................3

2.2.

Giới thiệu về cây Gõ đỏ ....................................................................4

2.2.1. Công dụng ...................................................................................4
2.2.2. Phân bố tự nhiên ..........................................................................4
2.2.3. Đặc tính sinh thái.........................................................................4
2.2.4. Đặc tính sinh học .........................................................................5
2.3.

Thảo luận và giới hạn vấn đề nghiên cứu .........................................5

Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................9
3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................9


3.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................9

3.3.

Nội dung nghiên cứu .........................................................................9

3.4.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..............................................10

3.4.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................10
3.4.2. Những chỉ tiêu theo dõi .............................................................10
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................10
3.4.4. Bố trí thí nghiệm .......................................................................12
3.4.5. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................15
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................16

v


Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................17
4.1.

Ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Gõ đỏ ...................17

4.2.

Ảnh hưởng của hàm lượng phân super photphat đến sinh trưởng của


Gõ đỏ .........................................................................................................22
4.3.

Ảnh hưởng của phân tổng hợp NPK đến sinh trưởng của Gõ đỏ ...27

4.4.

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng của Gõ đỏ................32

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................37
5.1.

Kết luận ...........................................................................................37

5.2.

Kiến nghị .........................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 39
PHỤ LỤC

vi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Lâm nghiệp là ngành đặc thù, nếu trước đây nền Lâm nghiệp sơ khai chỉ dừng lại ở
việc cung cấp các sản phẩm thô (gỗ nguyên liệu, chất đốt và các lâm sản khác) thì
hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước Lâm nghiệp đang đóng góp

ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách (giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng liên tục từ
năm 2000 đến năm 2004, từ 5901,6 tỉ lên 6230 tỉ (niên giám thống kê, 2004)). Bằng
cách tạo ra giá trị gia tăng, gỗ Việt Nam cũng có được vị trí tương xứng trên bản đồ
xuất khẩu gỗ thế giới.
Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường trong và ngoài nước cũng
như đảm bảo vai trò môi trường và quốc phòng, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều vạch ra một chiến lược trồng rừng dài hơi, Việt Nam cũng không là trường hợp
ngoại lệ. Để thực hiện nhiệm vụ lớn này, một mặt ngành Lâm nghiệp đang cố đưa
vào gây trồng các giống cây nhập nội có năng suất và hiệu quả cao như Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis), Keo lai (Acacia hybrid), Tếch (Techtona grandis), Bạch
đàn… mặt khác khuyến khích gây trồng những loài cây bản địa có giá trị cao về
kinh tế, môi trường, xây dựng, xuất khẩu và khoa học.
Trong các loài cây bản địa sinh sống ở vùng rừng nhiệt đới Việt Nam, chúng tôi
nhận thấy Gõ đỏ là loài rất đáng quan tâm. Đây là loài đặc hữu của Đông Dương
(Lào, Việt Nam, Campuchia) có giá trị kinh tế rất cao, về giá trị sinh thái đây là loài
có tác dụng cải tạo môi trường đất. Tuy nhiên, hiện nay lượng Gõ đỏ còn lại rất ít,
phân bố rải rác tại một số địa phương và là loài bị đe dọa tuyệt chủng (mức V).
Chúng tôi thấy rằng để trồng rừng thành công bằng cây Gõ đỏ với hy vọng làm tăng
diện tích rừng cây gỗ quý, nhất thiết phải nắm rõ một số đặc tính sinh thái tái sinh
của nó.

1


Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che
và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) 3
tháng tuổi ở vườn ươm”.
Về khoa học: đề tài góp phần làm rõ một vài đặc tính tái sinh của cây Gõ đỏ.
Về thực tiễn: đề tài góp phần chỉ dẫn cách thức gieo ươm cây con Gõ đỏ đạt hiệu
quả.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIEO ƯƠM CÂY GỖ Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực gieo
ươm. Tuy nhiên đối với việc nghiên cứu các loài cây gỗ, những loài được nghiên
cứu vẫn còn rất ít so với số lượng phong phú các loài cây rừng mà chúng ta có.
Trong các nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ, các tác giả đi sâu tìm kiếm các nhân tố
sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố
thường được quan tâm nhiều là đất, hỗn hợp ruột bầu, kích thước bầu, chế độ nước
và ánh sáng. Đồng thời, do nhu cầu lớn về các loài cây dùng trong trồng rừng cũng
như yêu cầu của công tác nghiên cứu bảo tồn đa dạng loài, một số nghiên cứu đã
hướng đến xác định các tiêu chuẩn cây con trước khi xuất vườn nhằm nâng cao tỷ lệ
sống xót của cây trong một điều kiện sinh khí hậu mới.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của thông nhựa
(Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát (1985), đã dùng phương pháp nghiên cứu sinh
thái học thực nghiệm , thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông Latinh hay theo
khối, số cây là 49 (7×7) hoặc 100 (10×10), số lần lặp lại là 3 đến 4 lần.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối
của bần chua ở giai đoạn vườn ươm, Hoàng Công Đăng (2000), cũng dùng phương
pháp sinh thái học thực nghiệm. Tác giả đã bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ
tàn che đến cây con bần chua theo 5 công thức: không che (đối chứng), che 25%,
50%, 75%, 100%. Về phân bón: bón lót super lân, clorua kali, sulphat amon, phân
bò khô với tỉ lệ 1%, 2%, 4%, 6% (tính theo phần trăm so với trọng lượng ruột bầu)
và đối chứng.

3



2.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY GÕ ĐỎ (Theo Nguyễn Thượng Hiền, 2004)
Tên Việt Nam: Gõ đỏ, Cà te, Hổ bì.
Tên khoa học: Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib
Thuộc chi gõ đỏ: Afzelia (Pahudia)
Họ phụ Vang: Caesalpinioideae
Họ Đậu: Fabaceae
Bộ Đậu: Fabales
2.2.1. Công dụng
Gõ đỏ là một trong những loài cây gỗ quý (gỗ thuộc nhóm I), có giá trị kinh tế cao,
gỗ tốt, bền, đẹp, chịu đựng tốt với môi trường và sự tấn công của côn trùng (mối
mọt).
Gỗ dùng để xây dựng các công trình lớn, làm nhà cửa, đóng tàu thưyền, đồ trang trí
nội thất, đồ mộc cao cấp…
Là cây trồng dùng cải tạo rừng và vườn rừng.
2.2.2. Phân bố tự nhiên
Là loài đặc hữu của Đông Dương. Tập trung ở độ cao 500 – 700 m (có khi 1000m)
so với mực nước biển. Tại Việt Nam gõ đỏ phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ: Kontum, Gia Lai (An Khê, Chư Prông – Làng Goòng), Đăklak (Krông
Bông), Khánh Hoà (Ninh Hoà – Núi Vọng Phu), Bình Phước (Phước Long, Đức
Phong), Đồng Nai (Tân Phú, Cát Tiên), Tây Ninh (Sách đỏ Việt Nam).
2.2.3. Đặc tính sinh thái
Cây tái sinh bằng hạt tốt ở nơi có nhiều ánh sáng, nơi có lượng mưa từ 1500 – 2500
mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh 150C, tháng nóng 26 – 290C.(Hạt giống và
gieo ươm một số loài cây rừng - Công ty giống và phục vụ trồng rừng, 1995).

4



2.2.4. Đặc tính sinh học
Cây gỗ lớn, cao 30 – 40 m, thân thẳng tròn, thân non có vỏ màu tro bạc hoặc xám,
già màu nâu xám hoặc tro sáng tróc mảng loang lỗ như da hổ. Thịt vỏ màu nâu
vàng. Lá kép 3 – 5 đôi lá chét hình trứng, đuôi tròn đầu nhọn, mặt trên xanh thẫm
dài 5 – 7 cm, rộng 3 – 4 cm mọc cách, có vị chua.
Hoa đơn tính cùng gốc, hoa tự chùm đến chùm kép, màu trắng xám. Quả to dài 15 –
18 cm, rộng 8 – 10 cm, vỏ quả không hóa gỗ, cứng. Hạt hình bầu dục, ở gốc có tự y
màu trắng nâu rất cứng.
Cây rụng lá vào tháng 12, ra lá non vào tháng 1, có hoa vào tháng 3 – 4, quả chín
vào tháng 10 – 11.

2.3. THẢO LUẬN VÀ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu
đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) 3 tháng tuổi ở vườn
ươm” không nằm ngoài mục đích cung cấp một số thông tin cơ bản cho quá trình
tạo giống cây con Gõ đỏ phục vụ cho trồng rừng. Tuy vậy, để có cơ sở khoa học
chúng tôi nhận thấy cần phải thảo luận một số vấn đề sau:
• Về chế độ chiếu sáng
Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sống của cây không
chỉ ở giai đoạn vườn ươm. Thông qua ánh sáng mà một quá trình sinh học quan
trọng bậc nhất có thể diễn ra – quá trình quang hợp. Dưới dạng chung nhất quang
hợp được coi là quá trình sử dụng năng lượng của lượng tử ánh sáng thấy được (ánh
sáng trắng) để khử CO2 thành gluxit. Nhờ quá trình này mà cây trồng có thể tích lũy
chất hữu cơ. Năng suất của cây trồng cũng phụ thuộc vào quá trình này. Và hoạt
động thực tiễn của các nhà nông – lâm nghiệp là tạo nên những điều kiện tối ưu cho
quá trình quang hợp nhằm tăng nhanh tốc độ cố định CO2. Theo Nguyễn Văn Thêm
tốc độ cố định CO2 của cây trồng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, nghĩa là mỗi
loài cây trồng khác nhau sẽ đòi hỏi một cường độ ánh sáng khác nhau mà tại đó nó
đạt được năng suất tối đa. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu về loài Gõ đỏ này, vấn đề


5


cường độ ánh sáng đã được đặt ra. Ngoài cường độ ánh sáng thì chất lượng ánh
sáng cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. Tuy nhiên, do giới hạn về
khả năng và nguồn lực vấn đề chất lượng ánh sáng không được nghiên cứu trong đề
tài này.
• Về thành phần hỗn hợp ruột bầu
Sinh trưởng của cây con chắc chắn phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng dinh dưỡng của
ruột bầu (thành phần hỗn hợp ruột bầu). Vì vậy, đây là vấn đề được đặt ra. Về lý
thuyết, đạm, lân, kali là những nguyên tố đa lượng (cây trồng cần một lượng lớn các
chất này); sắt, mangan, kẽm, đồng, molipden là các nguyên tố vi lượng (cây chỉ yêu
cầu một lượng bé các chất này) thiết yếu đối với đời sống thực vật.
Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố vi lượng vượt quá giới hạn nghiên
cứu của đề tài, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các nguyên tố đa lượng
đến sinh trưởng của cây con gõ đỏ. Theo lý thuyết, các nguyên tố đa lượng ảnh
hưởng đến thực vật như sau:
- Nitơ tham gia vào quá trình hình thành protein, axit nucleic, diệp lục và các loại
vitamin như B1, B2, B6… Cây chỉ hấp thu được nitơ dưới dạng cation NO3- và
anion NH4+. Nếu cung cấp đủ đạm thì cây phát triển tốt, màu sắc bình thường; quá
nhiều đạm thì cây mọc vồng lên; thiếu đạm thì cây sinh trưởng còi cọc, phiến lá
nhỏ, ít diệp lục, lá màu xanh vàng.
- Photpho là nguyên tố tham gia vào sự trao đổi chất của cây, photpho kiểm soát
quá trình hô hấp,quang hợp và dinh dưỡng chất khoáng. Photpho còn ảnh hưởng
đến tính chống hạn và chống lạnh của cây bằng cách làm giảm việc mất nước, tăng
cường phát triển của bộ rễ, tăng thêm việc hút nước có lợi cho chống hạn. Khi thiếu
lân, cây ngừng sinh trưởng, sau đó phiến lá sẽ ngã sang màu đỏ tía.
- Kali là nguyên tố có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi gluxit, đến trạng thái
nguyên sinh chất trong tế bào, đến tổng hợp vitamin, đến khả năng chống hạn và
tính chống chịu sâu bệnh của cây. Nếu cây đủ kali cây sẽ sinh trưởng cứng cáp hơn,

tránh được gãy đổ. Khi thiếu kali, mép đỉnh lá ngả màu vàng, khô dần đi nhưng hai

6


bên gân và phần giữa vẫn giữ được màu cũ. Triệu chứng này bắt đầu ở các lá phía
dưới sau đó sẽ lan dần lên các lá ở bên trên.
- Trong sản xuất hiện nay ngoài các loại phân cung cấp đạm, lân, kali thì phân
chuồng là loại vẫn được dùng phổ biến trước khi phân hóa học ra đời. Các chất như
phân chuồng hoặc xác động vật chết đã được sử dụng một cách phổ biến hoặc cây
làm phân xanh thì được cày lấp vào đất để làm tăng độ màu mỡ cho đất. Không có
cơ sở để tin rằng, phân hữu cơ bổ sung bất kỳ nguyên tố nào cho cây mà phân vô cơ
không thể cung cấp. Song phân hữu cơ có khả năng tạo lượng mùn cho đất qua đó
làm tăng đặc tính giữ nước và giữ chất dinh dưỡng của đất. Do đó việc sử dụng
phân hữu cơ cho cây có thể cải thiện được điều kiện dinh dưỡng trong đất ở một
mức độ nhất định nào đó (Hoàng Đức Cự, 2006).
Vì những lý do trên việc xác định hàm lượng phân vô cơ và hữu cơ để cải thiện đất
gieo ươm sao cho có hiệu quả đã được đặt ra.
• Về loại đất để gieo ươm gõ đỏ
Đất là tầng ngoài bị phong hóa cao của vỏ trái đất. Nó chứa một hỗn hợp gồm các
thành phần như cát, đá các cỡ khác nhau, sét, bùn, chất mùn, các dạng khoáng, chất
hữu cơ, các khoảng trống chứa nước và không khí tồn tại giữa các hạt đất (Nguyễn
Thị Bình, 2004). Đất là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng nhiều mặt đến cây
trồng, điều này được thể hiện ở chỗ, trước hết đất là giá đỡ cho cây đứng vững và
thứ hai đất cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây để cấu tạo cơ
thể. Ngoài ra, theo Nguyễn Văn Thêm (2001), đất là nhân tố ảnh hưởng không chỉ
đến sự phân bố mà còn ảnh hưởng đến thành phần thực vật có khả năng sống trên
loại đất ấy. Từ đó có thể suy ra mỗi loại đất khác nhau sẽ tỏ ra thích hợp với một
nhóm loài thực vật nào đó hay như nhân gian có câu “đất nào, cây nấy”. Tuy nhiên,
do hạn chế về thời gian nên việc xác định loại đất nào phù hợp cho sinh trưởng của

Gõ đỏ vượt quá giới hạn nghiên cứu của đề tài.

7


• Về lượng nước tưới
Cùng với ánh sáng, nước là nhân tố đóng vai trò quyết định đến đời sống cây rừng.
Theo Nguyễn Văn Sở và Trần Thế Phong (2003), nhu cầu về nước của đa số các
loại cây con trong vườn ươm là cần được cung cấp 6,6 lít nước trên 1 m2 mỗi ngày.
Nhưng để xác định được lượng nước tưới thích hợp cho sinh trưởng của Gõ đỏ
trong giai đoạn vườn ươm đòi hỏi phải bố trí thí nghiệm rất nghiêm ngặt, phải có đủ
phương tiện và kinh phí. Do đó, vấn đề này vượt quá phạm vi nghiên cứu của đề tài.

8


CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là cây Gõ đỏ 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.
Địa điểm nghiên cứu: vườn ươm Số 1 – thị trấn Trảng Bom – huyện Thống Nhất –
tỉnh Đồng Nai. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2007.

3.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được độ tàn che, hàm lượng phân lân, hàm lượng phân tổng hợp NPK,
hàm lượng phân chuồng thích hợp cho sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi trong giai
đoạn vườn ươm.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để làm rõ được mục tiêu nghiên cứu trên. Đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung
sau:
1. Ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi
trong giai đoạn vườn ươm,
2. Ảnh hưởng của hàm lượng phân photpho đến sinh trưởng của Gõ đỏ 3
tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm,
3. Ảnh hưởng của hàm lượng phân NPK đến sinh trưởng của Gõ đỏ 3
tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm,
4. Ảnh hưởng của hàm lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng của Gõ đỏ 3
tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.

9


3.4. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu
- Hạt Gõ đỏ có nguồn gốc từ khu bảo tồn thiên nhiên EASO, huyện Easup, tỉnh
ĐăkLăk.
- Túi bầu là loại túi polyetylen 15×22, có đục 3 hàng lỗ.
- Đất để trộn ruột bầu là loại đất xám trên phù sa cổ, lấy trên tầng đất mặt ở Trảng
Bom, Đồng Nai.
- Phân trộn ruột bầu gồm 3 loại: phân super photphat, phân NPK của nhà máy phân
bón Long Thành, Đồng Nai và phân hữu cơ (phân chuồng hoai). Ngoài hàm lượng
phân ra, ruột bầu còn được trộn thêm sơ dừa để đất được tơi xốp hơn.
- Ngoài ra, một số vật liệu như tre nứa, xà cừ, thép và lưới bằng vật liệu tổng hợp
được sử dụng để làm dàn che.
3.4.2. Những chỉ tiêu theo dõi
• Chiều cao vút ngọn.
• Đường kính cổ rễ.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Cơ sở khoa học
Sinh trưởng và phát triển của của cây rừng luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều
nhân tố sinh thái, trong đó các nhân tố chủ đạo là đặc điểm khí hậu, tính chất đất và
đặc tính loài cây. Ngoại trừ đặc tính của loài là nhân tố khách quan khó có thể thay
đổi trong một khoảng thời gian ngắn thì trong điều kiện gieo ươm các nhân tố: khí
hậu như ánh sáng (độ tàn che), nhiệt độ, độ ẩm; tính chất đất như thành phần hỗn
hợp ruột bầu và loại đất đều có thể dễ dàng tác động bởi con người. Theo quy luật
giới hạn sinh thái của Shelford (1913), cây trồng chỉ có thể sống trong một khoảng
biên độ nhất định của một nhân tố sinh thái nào đó. Vì vậy việc xác định biên độ
cho mỗi nhân tố sinh thái mà ở đó cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là vấn
đề quan trọng trong nghiên cứu không chỉ ở giai đoạn gieo ươm mà còn ở các giai
đoạn khác trong quá trình sống lâu dài của cây rừng.

10


Để xác định được biên độ tác động thích hợp của các nhân tố sinh thái đến Gõ đỏ,
tác giả dùng phương pháp sinh thái học thực nghiệm. Theo Lâm Công Trừng
(1992), ý nghĩa của phương pháp này là thông qua việc trồng thực nghiệm một loài
cây nào đó mà tìm ra những phản ứng sinh thái của nó, mục tiêu của phương pháp
này chủ yếu là nhằm phát hiện ra quy luật sinh thái của loài cây trong mối quan hệ
với những đặc điểm môi trường cụ thể mà trước hết là chế độ sinh khí hậu tại chỗ.
Cụ thể bằng phương pháp này, trước hết xem xét phản ứng sinh trưởng của Gõ đỏ
theo một số cấp biến đổi của nhân tố sinh thái vườn ươm. Sau đó, bằng phương
pháp phân tích đối chiếu đi đến xác định ngưỡng tác động thích hợp của nhân tố
sinh thái đối với sinh trưởng của Gõ đỏ.
b. Bố trí gieo ươm
• Kỹ thuật xử lý hạt
Hạt Gõ đỏ có vỏ rất cứng, thời gian hút nước lâu và chậm. Để thúc đẩy quá trình
nảy mầm của hạt diễn ra nhanh hơn, chúng tôi dùng phương pháp chà xát hạt rồi

ngâm hạt vào nước ấm trong 24 giờ. Sau đó vớt hạt đem gieo vào giá thể sơ dừa
(một lớp sơ dừa + một lớp hạt + một lớp sơ dừa). Hàng ngày đều tưới nước cho
khay gieo một lần bằng bình vòi sen. Sau một thời gian vỏ hạt nứt ra, hạt nào còn tử
y cũng tự rụng và chồi rễ xuất hiện, đến ngày thứ 8 thì 90% số hạt đem gieo đã nảy
mầm.


Kỹ thuật làm đất ruột bầu
™

Lấy đất :

Đất được lấy là đất xám trên phù sa cổ. Trước khi lấy đất, dọn sạch cỏ nơi được
chọn, lấy lớp đất mặt với độ sâu không quá 20 – 30 cm, đập nhỏ và nhặt bỏ đá cục
và các tạp vật thô, sàng đất qua lưới thép mỏng để loại bỏ các hạt đất và tạp vật lớn
hơn 4 – 5 mm.
™

Xử lý đất:

Rải đất ra mặt phẳng ngoài trời. Phơi khô đất ngoài nắng trong 3 – 4 ngày để diệt
hết mầm bệnh và cỏ dại.

11


™

Trộn hỗn hợp ruột bầu:


Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu (đất, sơ dừa, phân bón) theo từng tỉ lệ cần
dùng. Loại nguyên liệu nào nhiều đổ trước ở dưới, loại nguyên liệu nào ít đổ sau ở
trên để tạo thành đống hình nón. Dùng xẻng đảo đều hỗn hợp.
Sau khi chuẩn bị đất xong tiến hành đóng bầu. Đầu tiên ghép mép bầu gập lại
khoảng 2 – 4 cm, sau đó đổ hỗn hợp ruột bầu đã trộn đều vào khoảng hơn 2/3 túi
bầu, ép bầu thật chặt sao cho không còn nếp nhăn ở cuối đáy bầu.
• Kỹ thuật cấy hạt mầm vào túi bầu
Khi chồi rễ đạt chiều dài từ 2 – 3 cm, tiến hành cấy hạt mầm vào túi bầu sẵn có, khi
cấy hạt chú ý chồi rễ hướng âm, chồi mầm hướng dương, đặt chồi rễ ở giữa bầu đất,
một phần chồi mầm ở trên mặt đất. Rồi lấp một lớp đất lên hạt và nén đất nhẹ. Công
việc cấy phải được tiến hành càng nhanh càng tốt và được thực hiện vào buổi sáng
sớm hay chiều tối lúc khí trời mát mẻ. Sau khi cấy hạt xong cần tưới nước ngay để
giữ ẩm túi bầu.
• Các chế độ chăm sóc cây con
™

Chế độ tưới nước: Dùng vòi sen để tưới, ngày tưới hai lần vào buổi

sáng và chiều.
™

Chế độ làm cỏ: cách 10 ngày làm cỏ một lần.

™

Phòng ngừa bệnh cho cây con: phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây

con bằng benlat 0,1%, phun định kỳ 1 tuần 1 lần trong 3 – 4 tuần liền kể
từ khi bắt đầu gieo hạt. Chú ý để thuốc bám đều trên mặt lá, sau khi xịt
thuốc cần tưới rửa cho cây con.

Bố trí thí nghiệm
Việc bố trí thí nghiệm ở vườn ươm phải đảm bảo tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau:
ƒ Nguyên tắc đồng nhất: Ngoài yếu tố cần so sánh thì các yếu tố khác phải
bảo đảm đồng nhất, nghĩa là các điều kiện tự nhiên, các biện pháp kỹ thuật và
xử lý khác phải như nhau.

12


ƒ Nguyên tắc lặp lại: Để đảm bảo hạn chế các sai sót của thí nghiệm, vấn
đề lặp lại là nguyên tắc không thể thiếu của việc bố trí thí nghiệm. Số lần lặp
lại của các thí nghiệm trong đề tài này được xác định là 3 lần.
ƒ Nguyên tắc số lượng (mẫu): Mẫu là tập hợp các phần tử được rút ra từ
tổng thể. Để đánh giá tổng thể một cách xác thực và khách quan, việc chọn
mẫu phải có tính đại diện, ngẫu nhiên cho tổng thể, số lượng mẫu phải đủ lớn.
Trong điều kiện vườn ươm, số cây đo đếm được chọn tối thiểu là 20 cây.
• Thí nghiệm về ảnh hưởng của ánh sáng:
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của Gõ đỏ được nghiên cứu ở 5 cấp độ (5
nghiệm thức): 0%, 25%, 50%, 75%, và 100% ánh sáng. Thí ngiệm được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 36
cây.
• Thí nghiệm về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu:
Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu trên cây Gõ đỏ được nghiên cứu trên 3 loại thí
nghiệm sau:
™

Loại thí nghiệm thứ nhất: Thăm dò mức ảnh hưởng và xác định

hàm lượng phân tổng hợp super photphat của nhà máy phân bón Long Thành Đồng
Nai (13,5% P2O5), thích hợp cho sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi trong giai đoạn

vườn ươm.
Thí nghiệm bao gồm 7 nghiệm thức tương ứng với 7 mức super photphat: (1) đối
chứng (không bón phân), (2) bón 1%, (3) bón 2%, (4) bón 3%, (5) bón 4%, (6) bón
5%, (7) bón 6% so với trọng lượng bầu. Ngoài lượng phân super photphat thí
nghiệm, thành phần ruột bầu của mỗi nghiệm thức còn bón bổ sung thêm 10% phân
chuồng hoai cộng với 2% sơ dừa so với trọng lượng ruột bầu.
- (1) đối chứng (không bón phân) + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 88% đất
- (2) bón 1% super lân + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 87% đất
- (3) bón 2% super lân + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 86% đất
- (4) bón 3% super lân + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 85% đất

13


- (5) bón 4% super lân + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 84% đất
- (6) bón 5% super lân + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 83% đất
- (7) bón 6% super lân + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 82% đất
Đất làm ruột bầu là đất xám trên phù sa cổ được lấy ở tầng đất mặt. Cây con được
cấy vào bầu polyetylen có kích thước 15×22 cm, có 3 hàng lỗ. Thí nghiệm được bố
trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại; mỗi nghiệm thức
gồm 36 cây. Các nghiệm thức đều được che bóng 50%.
Khối 1

1

2

3

4


5

6

7

Khối 2

6

7

4

2

3

1

5

Khối 3

7

6

5


3

4

2

1

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
™

Loại thí nghiệm thứ 2: Thăm dò mức ảnh hưởng và xác định hàm

lượng phân tổng hợp NPK (10 – 10 – 5) (của nhà máy phân bón Đồng Nai), thích
hợp cho sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm bao gồm 7 nghiệm thức tương ứng với 7 mức NPK: (1) đối chứng
(không bón phân), (2) bón 1%, (3) bón 2%, (4) bón 3%, (5) bón 4%, (6) bón 5%, (7)
bón 6% so với trọng lượng ruột bầu. Thành phần ruột bầu của mỗi nghiệm thức
được bổ sung thêm 10% phân chuồng hoai và 2% sơ dừa.
- (1) đối chứng (không bón phân) + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa +
88% đất
- (2) bón 1% NPK + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 87% đất
- (3) bón 2% NPK + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 86% đất
- (4) bón 3% NPK + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 85% đất
- (5) bón 4% NPK + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 84% đất

14



- (6) bón 5% NPK + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 83% đất
- (7) bón 6% NPK + 10% phân chuồng hoai + 2% sơ dừa + 82% đất
Đất được dùng làm ruột bầu là đất xám trên phù sa cổ được lấy ở tầng đất mặt. Cây
con được cấy vào bầu polyetylen có kích thước 15×22 cm, có 3 hàng lỗ. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại; mỗi nghiệm
thức gồm 36 cây. Các nghiệm thức đều được che bóng 50%.
™

Loại thí nghiệm thứ 3: Xác định hàm lượng phân hữu cơ (phân

chuồng hoai) thích hợp cho sinh trưởng của Gõ đỏ 3 tháng tuổi trong giai đoạn
vườn ươm.
Thí nghiệm được thực hiện trên 6 mức phân hữu cơ (6 nghiệm thức): (1) đối chứng
(không bón phân hữu cơ), (2) bón 5%, (3) bón 10%, (4) bón 15%, (5) bón 20%, (6)
bón 25% so với trọng lượng bầu. Ngoài lượng phân hữu cơ thí nghiệm, thành phần
hỗn hợp ruột bầu còn bổ sung thêm 1% super lân và 2% sơ dừa so với trọng lượng
bầu.
- (1) đối chứng (không bón phân) + 1% super lân + 2% sơ dừa + 97% đất
- (2) bón 5% phân hữu cơ + 1% super lân + 2% sơ dừa + 92% đất
- (3) bón 10% phân hữu cơ + 1% super lân + 2% sơ dừa + 87% đất
- (4) bón 15% phân hữu cơ + 1% super lân + 2% sơ dừa + 82% đất
- (5) bón 20% phân hữu cơ + 1% super lân + 2% sơ dừa + 77% đất
- (6) bón 25% phân hữu cơ + 1% super lân + 2% sơ dừa + 72% đất
Đất được dùng làm ruột bầu là đất xám trên phù sa cổ được lấy ở tầng đất mặt. Cây
con được cấy vào bầu polyetylen có kích thước 15×22 cm, có 3 hàng lỗ. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại; mỗi nghiệm
thức gồm 36 cây. Các nghiệm thức đều được che bóng 50%.
Phương pháp thu thập số liệu
Mỗi lô thí nghiệm của một nghiệm thức tiến hành đo đếm 20 cây. Những cây được
đo đếm thuộc hàng thứ hai trở vào. Thời gian đo đếm được thực hiện sau 3 tháng.

Cách thức đo đếm như sau:

15


ƒ Đường kính cổ rễ (D, mm) được đo bằng thước kẹp Palme với độ chính
xác 0,1 mm; đo 2 chiều vuông góc sau đó lấy trị trung bình làm kết quả đo.
ƒ Chiều cao vút ngọn (H, cm) được đo bằng thước kỹ thuật với độ chính
xác 0,1 cm; mỗi cây đo 2 lần, sau đó lấy trị trung bình làm kết quả đo.
Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đo đếm về sinh trưởng đường kính (D, mm), chiều cao (H, cm)
trên các nghiệm thức đều được xử lý bằng phương pháp thống kê. Trước hết tính
toán các đặc trưng thống kê mô tả cho các tham số đường kính, chiều cao. Sau đó,
thực hiện việc so sánh từng chỉ tiêu bằng phương pháp phân tích phương sai. Mô
hình phân tích thống kê có dạng:
Yij = μ + αi + βij + εij
Trong đó:
™

Yij là biến phụ thuộc (H, D..);

™

μ=

™

1 r

n i =1


ni



Yij

i =1

αi là tham số đặc trưng cho ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm, i = 1,
2, … ,a.

™

βij là tham số đặc trưng cho ảnh hưởng của khối, i = 1, 2, … ,r.

™

εij là sai số ngẫu nhiên (εij có phân bố N(0, δ2))

Giả thuyết H0 là các nghiệm thức và khối ảnh hưởng đồng đều đến kết quả thí
nghiệm nghĩa là:
-

H0: α1 = α2 = … = αi = 0 hay μ1= μ2 = … = μi = μ

-

Ha: μ1 ≠ μ2 ≠ … ≠ μi


Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng
phần mềm thống kê Statgraphic 7.0 và bảng tính Excel, sau đó những kết quả tính
toán được tập hợp thành bảng và đồ thị để phân tích.

16


×