Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.63 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
*****************

NGUYỄN XUÂN TOÀN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
PHÙ CÁT - TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
*****************

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CƠ BẢN ĐỂ QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
PHÙ CÁT - TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP



Giáo viên hướng dẫn: ThS. Mạc Văn Chăm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Toàn
Niên khóa: 2003 – 2007

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên con xin gởi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi
nấng con nên người.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, bộ môn Lâm sinh.
Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, tôi vô cùng biết ơn và ghi nhớ
những công lao dạy dỗ của thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn đến bộ môn Lâm sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập tại bộ môn và trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt biết ơn đến Thầy ThS. Mạc Văn Chăm, giảng viên Khoa Lâm
nghiệp, trường Đại học Nông Lâm đã nhiệt tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ
tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cháu xin gởi lời cảm ơn chân thành đến bác Đỗ Tấn Tiên - Phó Giám đốc
Khuyến Nông - Khuyến Lâm, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh
Bình Định đã giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập.
Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của
Ban Giám đốc và các cán bộ công nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát
trong thời gian tôi thực tập tại Ban Quản lý.
Ghi nhớ tập thể lớp Lâm nghiệp 29 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập tại trường.
Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả anh, chị em đã giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nguyễn Xuân Toàn

i


TÓM TẮT
Đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để
quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát tỉnh Bình Định” được nghiên cứu tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát, tỉnh
Bình Định từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2007.
Đề tài nhằm hướng đến những mục tiêu sau: phân tích những mặt mạnh yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã dùng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Kế thừa và đo đếm, thu thập số liệu, thu thập các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
- Tiếp xúc, phỏng vấn để có những thông tin từ Ban Quản lý về công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Điều tra, nghiên cứu một vài chỉ tiêu sinh trưởng của rừng từ các ô tiêu
chuẩn.
- Sử dụng phần mềm Excel (Microsoft Office 2003) và Statgraphics P.lus
3.0 để xử lý số liệu, trình bày một vài đặc điểm lâm học của rừng thông qua các
thông số thống kê và biểu đồ.
Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
- Số cây tập trung nhiều ở các cấp kính, chiều cao nhỏ và giảm dần ở các
cấp lớn hơn tại rừng tự nhiên.
- Số cây tập trung nhiều ở các cấp kính nhỏ hơn đường kính bình quân,

chiều cao gần bằng hoặc lớn hơn đường kính trung bình tại rừng trồng.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng được Ban Quản lý thực hiện tốt trong
những năm qua.

ii


SUMMARY
Theme: “Initial study and put forward some basic solutions to manage,
protective and develop forest at management board of Phu Cat protective forest,
Binh Đinh province” studied at management board of Phu Cat protective forest,
Binh Đinh province from February to June 2007.
Theme directs to targets: analysis about strengths and weaknesses,
advantage, difficulty of managing protective forest. From here to put forward a
great many solution to raise effect of the assignment of managing protective forest
at management board of Phu Cat protective forest.
To get results of reasearch target, theme used reasearch methods:
- To inherit and reckon data, documents related of studing problems up.
- To interview locals to learn about information of managing, protectiving
and devoloping forest of management board.
- To investigave some grown indicators of forest from standard quadrats.
- To use software Excel (Microsoft Office 2003) and Statgraphics P. lus 3.0
to treat data, to express some silvicutural characteristics of forest through statiscal
parameters and charts.
The results are as follows:
- Many concentrate trees are level of diameter, height is small and decrease
at many higher level in natural forest.
- Many concentrate trees in level of diameter are smaller than everage
diameter, height is as or than everage height in artificial forest.
- Managing protective forest is made well by management board in later

years.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................... ii
SUMMARY ......................................................................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
2.1. Tổng quan về Ban quản lý và vấn đề nghiên cứu .................................... 3
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu........................................................... 5
Chương 3. NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 17
4.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng ................................... 17
4.2. Một số đặc điểm các trạng thái rừng ..................................................... 18
4.3. Kết quả tổ chức hoạt động quản lý- bảo vệ ........................................... 29
4.4. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây ........................................ 31
Chương 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ........................................................ 39
5.1. Những căn cứ và mục tiêu ..................................................................... 39
5.2. Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 41
5.3. Kết quả dự kiến ...................................................................................... 49

Chương 6. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 50
6.1. Kết luận .................................................................................................. 50
6.2. Tồn tại .................................................................................................... 51

iv


6.3. Kiến nghị................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC

v


CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN :

Nông nghiệp

PTNT:

Phát triển nông thôn

UBND:

Uỷ ban nhân dân

BQL:

Ban quản lý


BQLRPH:

Ban quản lý rừng phòng hộ

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

KNXTTSTN:

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

GKBVR:

Giao khoán bảo vệ rừng

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

BVR:

Bảo vệ rừng

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1.a. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính (D1,3) của trạng thái rừng
IIA.
Hình 4.1.b. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính (D1,3) của trạng thái rừng
IIB.
Hình 4.2.a. Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn) của trạng thái
rừng IIA.
Hình 4.2.b. Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn) của trạng thái
rừng IIB.
Hình 4.3.a. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái
rừng IIA.
Hình 4.3.b. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất của trạng thái rừng
IIA.
Hình 4.4.a. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái
rừng IIB.
Hình 4.4.b. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất của trạng thái rừng
IIB.
Hình 4.5. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính (D1,3) của rừng keo lá tràm
trồng năm 1996.
Hình 4.6. Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn) của rừng keo lá
tràm trồng năm 1996.
Hình 4.7. Biểu đồ phân bố số cây theo dường kính tán (Dtán) của rừng keo lá
tràm trồng năm 1996.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các loài thực vật thường gặp.
Bảng 4.1. Phân bố số cây theo đường kính (D1,3) của trạng thái rừng IIA và IIB.
Bảng 4.2. Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn ( Hvn) của trạng thái rừng IIA
và IIB.
Bảng 4.3. Phân cấp chiều cao và phẩm chất cây tái sinh của trạng thái rừng IIA.
Bảng 4.4. Phân cấp chiều cao và phẩm chất cây tái sinh của trạng thái rừng IIB.
Bảng 4.5. Phân bố số cây theo đường kính (D1,3) của rừng keo lá tràm trồng
năm 1996.
Bảng 4.6. Phân bố số cây theo chiều cao (Hvn) của rừng keo lá tràm trồng năm
1996.
Bảng 4.7. Phân bố số cây theo đường kính tán (Dtán) của rừng keo lá tràm trồng
năm 1996.
Bảng 4.8. Bộ máy tổ chức quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý.
Bảng 4.9. Trình độ chuyên môn của Ban Quản lý.
Bảng 4.10. Điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
Bảng 4.11. Kết quả trồng rừng trong những năm gần đây.
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động của dự án 661 từ năm 1999 – 2003.
Bảng 4.13. Thống kê tình hình cháy rừng 5 năm gần đây.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
I.1. Đặt vấn đề
Bác Hồ đã nói: “rừng là vàng nếu ta biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất
quí”. Thật vậy, từ thời xa xưa con người đã biết dựa vào rừng để sinh sống thông
qua việc hái lượm và săn bắt. Ngày nay, rừng cũng đóng một vai trò không thể
thiếu đối với sinh vật nói chung và loài người nói riêng. Cuộc sống của chúng ta
không thể trơ trọi những đồi hoang, đất trống, sa mạc nóng bỏng,…mà nhất định

phải có sự tồn tại của rừng. Vì rừng là một lá phổi khổng lồ của nhân loại để thu
hút khí CO2 (150-155 tỷ tấn CO2/năm), làm giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính;
rừng làm trong sạch môi trường không khí, môi trường nước; rừng là một vùng
đệm dự trữ và cung cấp nước cho nông lâm ngư nghiệp; rừng hạn chế thiên tai như
hạn hán, lũ lụt, xói mòn…Ngoài những chức năng bảo vệ môi trường, phòng
chống thiên tai, rừng còn có giá trị rất lớn về mặt kinh tế - xã hội: giải quyết một
lượng lớn lao động cho xã hội, tạo thu nhập ổn định cho người lao động; tạo nguồn
thu ngoại tệ lớn cho quốc gia; tạo đa dạng sản phẩm cho con người,…
Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích rừng tự nhiên đã ngày càng thu
hẹp do những nguyên nhân như: tình trạng khai thác chưa hợp lý, lạm dụng tài
nguyên rừng kéo dài, thêm vào đó là tập quán canh tác nương rẫy của đồng bào
các dân tộc thiểu số, việc khai thác gỗ lậu cùng với đặc điểm của thời tiết khí hậu
khắc nghiệt, mùa khô kéo dài và nắng nóng nên dễ gây cháy rừng. Bên cạnh đó là
sự gia tăng nhanh dân số dẫn đến tình trạng di dân tự do, phá rừng làm nương rẫy
gây cháy rừng làm cho tài nguyên rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng ngày càng cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng.
Rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát đóng một vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi sinh, môi trường cho huyện Phù Cát như: phòng hộ
1


đầu nguồn, phòng hộ ven biển, cung cấp nguồn nước cho các hồ chứa nước vừa và
nhỏ trên địa bàn huyện, phòng hộ các công trình thuỷ lợi, điều tiết dòng chảy trong
mùa mưa, giảm bớt thiên tai lũ lụt, hạn hán, bảo vệ mùa màng và đời sống sinh
hoạt cho người dân trong khu vực. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ, nâng cao độ che
phủ và phát huy chức năng phòng hộ của rừng là nhiệm vụ quan trọng hiện nay
của ngành lâm nghiệp và các ngành các cấp có liên quan tại khu vực.
Trước thực trạng tài nguyên rừng đang suy giảm nghiêm trọng thì công cuộc
quản lý bảo vệ và phát triển rừng cần được thực hiện cấp bách hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ thực trạng như trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Lâm Sinh - Khoa

Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để quản lý bảo vệ
và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát - tỉnh Bình Định” nhằm
góp phần cùng Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát tìm ra những giải pháp hợp lý
để xây dựng phương pháp quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, nhằm ổn
định giải quyết việc làm cho dân cư và phát huy hiệu quả phòng hộ của rừng.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được những mặt mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn trong công tác
quản lý bảo vệ rừng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về Ban Quản lý rừng phòng hộ và vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Những cơ sở để chọn địa điểm nghiên cứu
- Diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát bao gồm cả rừng tự
nhiên và rừng trồng.
- Diện tích rừng trong khu vực có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
môi sinh môi trường, ổn định cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của
người dân.
2.1.2.Giới thiệu chung và cấp quản lý trực tiếp
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, trực
thuộc UBND huyện Phù Cát, có tư cách pháp nhân được sử dụng khuôn dấu riêng,
được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, được nhà nước cấp kinh phí hoạt động
quản lý bảo vệ và phát triển rừng (nguồn kinh tế phí là 100% của nhà nước).
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát được thành lập năm 2002 theo quyết
định số 08/2002/QĐ-UB ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh

Bình Định trên nền tảng là Lâm Trường Phù Cát được thành lập năm 1977.
- Trụ sở chính của Ban Quản lý Rừng Phòng Hộ đóng tại Hòa Hội, xã Cát
Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
- Địa bàn hoạt động của Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát trải dài trên 10
xã, thị trấn, đó là các xã: Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Tài, Cát Thành, Cát Lâm, Cát
Sơn, Cát Hưng, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hải và thị trấn Ngô Mây.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù Cát chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về mặt
nhà nước của UBND huyện Phù Cát, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở NN và PTNT Bình Định và Chi Cục Kiểm Lâm Bình Định.

3


2.1.3. Cơ sở pháp lý để xây dựng
- Quyết định số 638/QĐ-UB ngày 06/04/1977 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh
Nghĩa Bình (nay là Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định) về việc thành lập Lâm
Trường Phù Cát.
- Quyết định số 11/QĐ-UB ngày 14/4/1988 của UBND tỉnh Bình Định về việc
sáp nhập Lâm Trường Phù Cát và Nông Trường Núi Bà thành xí nghiệp Lâm Nông Nghiệp huyện Phù Cát.
- Quyết định số 230/QĐ-UB ngày 14/01/1993 của UBND tỉnh Bình Định về
việc đổi tên xí nghiệp Lâm - Nông Nghiệp huyện Phù Cát thành Lâm Trường Phù
Cát.
- Quyết định số 08/2002/QĐ-UB ngày 17/10/2002 của UBND tỉnh Bình Định
về việc chuyển đổi Lâm Trường Phù Cát thành Ban Quản lý rừng phòng hộ Phù
Cát.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước ban hành ngày 19/08/1991.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ
a) Chức năng:
- Trồng rừng phòng hộ, môi sinh theo kế hoạch nhà nước giao.
- Được nhà nước giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, là chủ rừng chịu trách nhiệm quản lý bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ trên
địa bàn huyện.
- Thực hiện cơ chế giao khoán rừng và đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình để
quản lý bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng phòng hộ trên phần đất được nhà nước giao
quyền sử dụng.
- Đảm bảo quyền và lợi ích giữa chủ rừng với người nhận khoán, làm đầu mối
tổ chức thực hiện các dự án về lâm nghiệp.
b) Nhiệm vụ:
- Hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ và môi sinh của nhà nước giao.
- Nhiệm vụ hàng năm chủ yếu của Ban Quản lý rừng phòng hộ: quản lý và bảo
vệ rừng, thực hiện dự án khoanh nuôi giao khoán, bảo vệ rừng đến từng hộ gia
đình, phòng chống phá rừng và cháy rừng.

4


- Căn cứ dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, BQL rừng phòng hộ chủ động xây dựng kế hoạch các hạng mục
công trình hàng năm trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Định kỳ báo cáo cấp trên về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và hoạt động
quản lý bảo vệ, xây dựng phát triển khu rừng phòng hộ trong khu vực.
- Tiếp nhận vốn đầu tư của nhà nước, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã và
cơ quan, đơn vị có liên quan ở trong khu vực, sử dụng đúng mục đích nguồn kinh
phí vào việc trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo thiết kế dự toán
được phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc tổ chức trồng, chăm sóc, khoanh
nuôi tái sinh, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng (cả phòng hộ đầu nguồn
và ven biển) theo quy định của ngành.
- Tuyên truyền giáo dục nhân dân trên địa bàn xây dựng và bảo vệ rừng phòng
hộ.

- Khi phát hiện có cháy rừng, BQL phải khẩn trương chỉ đạo hộ nhận khoán
phối hợp với UBND xã sở tại cùng Hạt Kiểm Lâm kịp thời huy động người dân cư
trú gần rừng dập tắt ngay không để lửa cháy lan ra diện rộng. Trong trường hợp có
nguy cơ cháy lớn, giám đốc BQL phải báo cáo ngay cho UBND huyện để kịp thời
huy động các cơ quan chức năng và các địa phương tập trung chữa cháy nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
a) Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ.
- Phía Nam giáp các huyện An Nhơn và Tuy Phước.
- Phía Tây giáp các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.
- Phía Đông giáp Biển Đông.

5


b) Toạ độ địa lý:
Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 38 km,
có toạ độ địa lý:
- Từ 13054’ đến 14012’32’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 108055’ đến 1090151’6’’ kinh độ Đông.
2.2.1.2. Diện tích
- Tổng diện tích Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Cát quản lý là 16.203,8 ha.
- Diện tích rừng tự nhiên là 7.341,7 ha.
- Diện tích rừng trồng là 1.008,8 ha.
- Diện tích xác lập khu rừng phòng hộ là 8.350,5 ha.
- Không có diện tích rừng sản xuất.
2.2.1.3. Địa hình

- Vùng địa hình núi cao và trung bình nằm ở phía Tây và Tây Nam của huyện
Phù Cát, chạy dọc ranh giới giữa huyện Phù Cát với các huyện Tây Sơn, Vĩnh
Thạnh. Độ cao trung bình của các dãy núi là 150 m. Vùng địa hình này phân bố
chủ yếu ở hai xã: Cát lâm, Cát Sơn.
- Vùng địa hình thấp chiếm tỉ lệ lớn, ở vùng địa hình này Ban Quản lý rừng
phòng hộ Phù Cát đã và đang tiến hành xây dựng các khu rừng phòng hộ, phân bố
chủ yếu ở các xã: Cát Thành, Cát Tài, Cát Hanh, Cát Trinh.
- Vùng cát biển gồm vùng cát ổn định đã có cây rừng (phi lao), cỏ quắn,…và
vùng cát chưa ổn định (ở sát biển) hình thành các cồn cát, động cát có hình dạng
qui mô biến đổi theo thời gian do tác động của sóng và gió. Diện tích này tập trung
chủ yếu ở các xã Cát Hưng, Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Hải.
2.2.1.4. Khí hậu thuỷ văn
a) Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26,7 0C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất nhiều năm: 30,4 0C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất nhiều năm: 24 0C.
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 42,1 0C.
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 15,2 0C.

6


- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 29,7 0C (tháng 8).
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 23 0C (tháng 1).
- Tổng tích ôn 9700C.
- Số giờ nắng trung bình: 8giờ/ngày.
b) Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa trung bình hàng năm: 1.395 mm.
- Lượng mưa năm cao nhất: 2.973 mm.
- Lượng mưa năm thấp nhất: 850 mm.

- Số ngày mưa trung bình: 150 ngày/năm.
- Phân bố lượng mưa: Lượng mưa phân bố không đều và chia làm 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.
c) Gió: có 3 hướng gió thịnh hành:
- Gió Bấc thổi từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, gió rét và ẩm.
- Gió Đông Nam thổi từ tháng 2 đến tháng 4.
- Gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 8, gió khô và nóng.
d) Thuỷ văn:
Trong diện tích rừng do BQL rừng phòng hộ Phù Cát quản lý chỉ có sông
Latinh được xem là sông lớn nhất trong khu vực. Sông Latinh bắt nguồn từ vùng
núi phía tây huyện Phù Cát, dài 54 km. Ngoài ra, trong khu vực còn có một số
sông, suối nhỏ: suối Chùa, suối Chay, suối Tre…
Dòng chảy các sông suối thường bị đứt quãng trong mùa khô. Để có nước
tưới tiêu cho nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng thì
các hồ chứa nước vừa và nhỏ đã được xây dựng trên địa bàn huyện. Vì vậy, việc
bảo vệ vùng rừng đầu nguồn của các hồ chứa nước là đặc biệt quan trọng trong
nhiệm vụ của BQLRPH Phù Cát.
2.2.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng
Căn cứ vào số liệu do BQL cung cấp thì trong khu vực có các loại đất sau:
- Đất xám trên phù sa cổ: chiếm diện tích lớn trong khu vực, phân bố ở
vùng bậc thềm, có dạng địa hình đồi, gò thấp độ dốc rất thoải, thành phần cơ giới
nhẹ: giàu hạt cát trung bình và cát mịn (74 – 80%), hàm lượng sét rất thấp (8 –

7


14%).
- Đất phù sa cổ: chiếm diện tích nhỏ, phân bố gần các dòng sông, suối. Độ
phì tự nhiên khá cao, giàu các chất khoáng dinh dưỡng cho cây trồng.
- Đất Feralit đỏ: chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu phân bố ở xã Cát Sơn.

- Đất cát và cồn cát ven biển: có địa hình tương đối bằng và thấp, trong
thành phần cơ giới tỷ lệ hạt cát chiếm 95% – 98%, chủ yếu là cát mịn và cát trung
bình, hầu như thiếu hẳn sét.
- Ngoài ra trong khu vực của BQL còn có một số loại đất khác, chỉ chiếm
một diện tích rất nhỏ như: đất dốc ven chân núi, đất nhiễm mặn ven biển, đất bị trơ
mòn sỏi đá.
2.2.1.6. Thực vật rừng
BQL rừng phòng hộ Phù Cát có tổng diện tích rừng trồng là 1.008,8 ha và
tất cả đều được xác lập là rừng phòng hộ, gồm có các loài cây: phi lao, điều, keo lá
tràm, sao đen.
Tổng diện tích của rừng tự nhiên là 7.341,7 ha, tất cả đều được xác lập là
rừng phòng hộ. Diện tích rừng tự nhiên mà BQL đang quản lý chỉ có hai trạng thái
rừng chính là trạng thái rừng IIA và IIB, đây là những trạng thái rừng đang được
phục hồi sau khi đã khai thác kiệt. Hệ thực vật rừng tự nhiên của BQL mang đặc
điểm hệ sinh thái của khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nên rất
đa dạng và phong phú về chủng loại. Loại rừng ở đây là rừng thường xanh nhiệt
đới ẩm với tổ thành loài đa dạng, sinh trưởng và phát triển mạnh. Thực vật rừng ở
đây phân bố tương đối đồng đều, không có hiện tượng tạo thành các ưu hợp.

8


Bảng 2.1. Các loài thực vật thường gặp
STT

Tên Việt Nam

Tên Latinh

1


Bằng lăng ổi

Lagerstroemia calyculata

2

Muồng đen

Casia siamea

3

Lim xẹt

Peltophorum pterocarpum

4

Lành ngạnh

Cratoxylon formosum

5

Xoay

Dialium cochinchinensis

6


Trâm mốc

Syzygium cumini

7

Giẻ trắng

Lythocarpus dealbatus

8

Máu chó lá to

Knema pierrei Warbg

9

Săng mã nguyên

Caralia brachiata

Ngoài ra, trong khu vực còn có các loài cây quí hiếm như: Gõ đỏ, Gõ mật,
Trầm hương… và các loại lâm sản ngoài gỗ khác như: mây, lá nón, tre gai,
dang…
2.2.1.7. Động vật rừng
Trong những diện tích rừng tự nhiên mà BQL đang quản lý, có nhiều loài
động vật sinh sống, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm. Những loài động vật
phổ biến ở đây như: heo rừng, cheo, hươu, chồn hương, nai, mang, voọc,…Theo

thông tin thu thập từ BQL cũng như từ người dân đi rừng thì đến nay số lượng thú
rừng đã giảm đi rất nhiều, không còn nhiều như thời gian trước đây nữa, có nhiều
loài hiện nay khi đi rừng rất ít gặp hoặc không còn gặp nữa. Nguyên nhân của sự
suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng con và loài là vì chính sách cũng như lực
lượng bảo vệ quá mỏng, đã dẫn đến việc quản lý của nhà nước còn chưa thật sự
chặt chẽ, do nhu cầu tiêu dùng và sức hút của đồng tiền khi săn bắt được thú rừng
đem bán, đã làm cho người dân săn bắt quá mức, với nhiều hình thức khác nhau

9


như: đặt bẫy, dùng súng, đào hầm nhử thú,…
2.2.2.Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
2.2.2.1.Dân số, dân tộc, lao động
Phân bố dân cư không đồng đều giữa các nơi trong vùng, tập trung đông
nhất ở thị trấn Ngô Mây với mật độ dân số trung bình là 1.574 người/km2, thấp
nhất ở xã Cát Sơn với mật độ dân số trung bình là 44 người/km2. Thành phần dân
tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, sống bằng nghề đi biển, sản xuất nông nghiệp, buôn
bán, dịch vụ và một số hộ dân cư gần rừng sống bằng nghề rừng….Đời sống vật
chất và tinh thần của người dân trong khu vực không có sự chênh lệch lớn, tương
đối ổn định và ngày càng phát triển.
2.2.2.2.Tình hình sản xuất - đời sống - thu nhập
Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng trong khu vực tương đối tốt. Dân cư
trong khu vực sống bằng nghề đi biển, sản xuất nông nghiệp, hoạt động trong
ngành lâm nghiệp và dịch vụ, trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Dân cư
sống ở đây có thu nhập không cao, cuộc sống của người dân ở các xã xa thị trấn thì
còn nhiều khó khăn, người dân còn nghèo khổ, thu nhập chủ yếu bằng nghề nông,
trong những tháng nông nhàn họ thường đi vào rừng lấy gỗ, đốt than, lấy mây…để
về bán.
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng hiện có

a) Giao thông:
Ban Quản lý rừng phòng hộ nằm trên trục lộ nối trung tâm huyện Phù Cát
với 10 xã, thị trấn, còn lại trong địa bàn là đường liên thôn. Hệ thống đường giao
thông tương đối tốt. Trước đây, hệ thống đường giao thông trong khu vực là các
con đường mòn, đường đất, khó cho việc vận chuyển nông sản. Trong mùa mưa
thường bị hư hỏng, mưa lớn nước chảy mạnh gây sạt lở, do đó gây khó khăn cho
nhu cầu đi lại và vận chuyển nông sản đến khu dân cư cũng như khó khăn trong
giao lưu hàng hoá, tiếp cận thị trường, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi cho lâm tặc trộm cắp lâm sản, vận chuyển
và tiêu thụ lâm sản trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
Trong những năm gần đây, nhờ có sự giúp đỡ của Uỷ Ban Nhân Dân huyện cùng

10


với sự cố gắng của Ban Quản lý nên các tuyến đường từ Ban Quản lý đến các khu
rừng ở các hồ chứa nước phần lớn đã được nâng cấp bê tông hoá và nhựa hoá. Tuy
nhiên, vẫn còn một số tuyến đường ở sâu và xa, tiêu biểu là tuyến từ Ban Quản lý
đến khu vực hồ Hội Sơn (quốc lộ 636) vẫn chưa được bê tông hóa toàn bộ, cầu,
cống vẫn chưa hoàn thành nên vẫn thường bị ngập nước do các con suối chảy qua
và bị ngập úng vào mùa mưa, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển cung
ứng vật tư trồng rừng, chăm sóc rừng,…
b) Hệ thống thuỷ lợi:
Xây dựng hệ thống đập giữ nước như đập Bờ Hàn, đập Mương
Chuông,…nhằm khắc phục điểm yếu thiếu nước trong mùa khô hạn để góp phần
ổn định đời sống nhân dân.
Trong năm 2007, các xã trong khu vực Ban Quản lý sẽ kiên cố hoá hệ
thống kênh, mương, giếng nước từ hệ thống sông Latinh, suối Chay, suối Tre.
c) Mạng lưới điện:
Hệ thống điện lưới 220V được hoàn thiện, phủ khắp các xã trong khu vực,

điện dùng cho mục đích sinh hoạt và thắp sáng đạt 100 % tổng số hộ dân.
d) Y tế, giáo dục:
Hầu hết các xã, thị trấn đều đã có trường học, bệnh viện, trạm xá đầy đủ và
phục vụ có chất lượng, hiệu quả, nhất là ở thị trấn Ngô Mây, nhưng ở những xã xa
thị trấn như Cát Lâm, Cát Sơn còn nhiều thiếu thốn và khó khăn trong mùa mưa
bão.
Theo số liệu thống kê năm 2005 của huyện Phù Cát, toàn khu vực có 1
bệnh viện, 10 trạm xá với 197 cán bộ ngành y tế (trong đó có 110 người là y, bác
sĩ) và 160 giường bệnh.
Hiện trên địa bàn có một số cơ sở vật chất phục vụ cho việc học của con
em trong vùng:
- 10 trường mẫu giáo gồm 27 phòng học, 521 học sinh và 38 giáo viên.
- 12 trường tiểu học gồm 86 phòng học, 2352 học sinh và 132 giáo viên.
- 10 trường trung học cơ sở.
- 5 trường trung học phổ thông.

11


Ngoài ra, phong trào xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cũng được
quan tâm và đạt tiêu chuẩn, được nhà nước công nhận chuẩn quốc gia về công tác
xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
Nhìn chung trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo trên địa
bàn được các cấp chính quyền quan tâm và thực hiện tốt, xoá bỏ tình trạng mù chữ
và nâng cao mặt bằng dân trí.
* Nhận định chung về điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội tại khu
vực nghiên cứu
 Điều kiện tự nhiên
+ Thuận lợi:
- Rừng tự nhiên trong khu vực phân bố ở các đỉnh núi cao và các khu sông

suối, đi lại khó khăn nên ít bị tác động.
- Nhờ nguồn nước của các hồ chứa nước trong khu vực nên đã cung cấp
lượng nước đầy đủ và kịp thời cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa
khô.
+ Khó khăn:
- Do điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, vào mùa khô nắng nóng kéo dài,
làm cho thảm thực vật rừng khô héo nên thường hay xảy ra cháy rừng vào mùa
khô.
- Do địa hình đồi núi phức tạp nên gặp nhiều khó khăn trong công tác lâm
sinh.
- Hệ thống sông suối ngắn, dòng chảy thường đứt quãng trong mùa khô, khó
đáp ứng trong việc cung cấp nước để phòng cháy chữa cháy rừng vào mùa khô.
- BQLRPH Phù Cát nằm trên địa bàn 10 xã, là nơi có vị trí thuận lợi cho lâm
tặc vận chuyển lâm sản trái phép theo nhiều tuyến đường khác nhau trong huyện.
Ngoài ra, BQL còn có quốc lộ 1A chạy qua nên điều đó đã gây rất nhiều khó khăn
cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
 Kinh tế - xã hội
+ Thuận lợi:
- Dân cư trên địa bàn BQL đã cung cấp một lượng lao động dồi dào có thể

12


phối hợp với lực lượng QLBVR của Ban Quản lý để cùng tham gia công tác
QLBVR.
- Hoạt động của Ban Quản lý tương đối thuận lợi vì được nhà nước và chính
quyền địa phương ưu tiên phát triển.
- Đời sống của người dân trong khu vực đã có những bước phát triển mới và
đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được nâng lên đáng kể. Điều đó cũng góp phần không nhỏ vào việc

nâng cao ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường,…
+ Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống giao thông trong khu vực còn gặp
nhiều khó khăn trong mùa mưa bão.
- Lực lượng lao động đáp ứng cho Ban Quản lý chủ yếu là người dân nông
thôn nên trình độ kỹ thuật chưa cao.
- Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức của người dân về việc bảo vệ và phát
triển rừng còn chậm, nên việc giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ rừng là rất
khó khăn.
- Ranh giới giữa rừng và khu dân cư rất gần đã dẫn đến công tác quản lý bảo
vệ và phòng chống cháy rừng gặp nhiều khó khăn.

13


Chương 3
NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực BQL rừng phòng
hộ Phù Cát đang quản lý.
- Tìm hiểu một số đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng tự nhiên và rừng
trồng trong khu vực.
- Tìm hiểu kết quả hoạt động QLBVR của Ban Quản lý trong những năm gần
đây.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu
- Thu thập các văn bản của nhà nước và địa phương có liên quan đến Ban
Quản lý rừng phòng hộ.
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên
cứu qua các nguồn: Ban Quản lý, UBND huyện Phù Cát (phòng kinh tế xã hội,

phòng tài nguyên môi trường, báo cáo của các trạm (đài) khí tượng,…)
- Thu thập số liệu về tài nguyên rừng, đất rừng qua kết quả kiểm kê ở lần gần
đây nhất, bao gồm: các bảng biểu, bản đồ hiện trạng của khu vực.
- Thu thập kết quả hoạt động QLBVR của BQL qua báo cáo trong những năm
gần đây.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các phương án, hồ sơ thiết kế mà BQL rừng tổ chức
thực hiện.
3.2.2. Phương pháp điều tra, đo đếm thu thập số liệu
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA) thông qua phỏng vấn đối thoại trực tiếp để thu thập số liệu.

14


- Đối với rừng trồng Keo lá tràm (trồng năm 1996) tiến hành lập ô tiêu chuẩn
điển hình 500 m2 (20 m x 25 m).
+ Đo chỉ tiêu đường kính D1,3 thông qua đo chu vi bằng thước dây với độ
chính xác 1 cm.
+ Đo chỉ tiêu chiều cao Hvn với độ chính xác 0,5 m với dụng cụ là gậy đo
cao.
- Đối với rừng tự nhiên tiến hành lập ô tiêu chuẩn điển hình 500 m2 (20 m x 25
m).
+ Đo chỉ tiêu đường kính D1,3 thông qua đo chu vi bằng thước dây với độ
chính xác 1 cm.
+ Đo chỉ tiêu chiều cao Hvn với độ chính xác 0,5 m với dụng cụ là gậy đo
cao.
+Tiến hành điều tra cây tái sinh bằng 5 ô dạng bảng, mỗi ô 4 m2 (2 m x 2
m), trong đó 4 ô nằm ở 4 góc và 1 ô nằm ở giao điểm hai đường chéo. Cây tái sinh
được thống kê theo loài và được đánh giá theo tiêu chuẩn: khoẻ, yếu và nghi ngờ.
. Cây khoẻ (A): là cây không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt, thẳng, cành

lá phát triển cân đối.
. Cây yếu (C): là cây bị sâu bệnh hại, gãy ngọn hoặc cành lá bị lệch,
hoặc cây bị chết do đào thải tự nhiên.
. Cây nghi ngờ (B): là cây có đặc tính trung gian giữa hai loại cây trên,
nghĩa là cây chưa biết tốt hay xấu.
+ Ngoài ra cây tái sinh còn được chia làm 3 cấp chiều cao để đánh giá kết
cấu rừng hiện tại và tương lai.
. <1 m
.1m–3m
.>3m
+ Dụng cụ gồm có: la bàn, thước dây, dây nhựa, gậy đo cao, sơn, dao phát.
. La bàn dùng để định hướng và xác định góc vuông khi lập ô.
. Thước dây dùng để đo chu vi tại vị trí 1,3 m.
. Dây nhựa dùng để khoanh diện tích ô cần đo đếm.

15


×